CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ SỬ DỤNG TỪ XƯNG HÔ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA NHÀ VĂN VŨ TRỌNG PHỤNG
2.3. Đặc điểm sử dụng từ xưng hô qua lời thoại nhân vật
2.3.1. Một từ xưng hô được dùng ở các ngôi khác nhau
Trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, hiện tượng một từ được dùng với các ngôi khác nhau là khá phổ biến. Muốn xác định được từ đó dùng với ngôi và số nào thì chúng ta phải căn cứ vào ngữ cảnh giao tiếp. Chính điều đó cũng giúp chúng ta xác định được ý nghĩa của toàn phát ngôn.
Dưới đây là một số ví dụ:
ô Xuõn Túc Đỏ ngẩn mặt ra như người bằng gỗ đến năm phỳt rồi mới hỏi lại:
- Bẩm ông... Ông Típ Phờ Nờ?
- Phải! Chính thế. Ông ấy đâu?
- À, đây không có ai tên là ông Típ Phờ Nờ ạ!
- Có lắm. Chính là ông mỹ thuật Đông Dương, ông cai thợ may, cái ông vẫn ký tên ở các báo mục phụ nữ là TYPN, nghĩa là: Tôi yêu phụ nữ!
Ông cải cách xã hội mà lại còn không biết? Thế ông cải cách từ bao giờ?
- À, bẩm thế thì có. Nhưng mà ông ấy vừa đi đâu...
- Thế thì tôi chờ.
- Vâng, xin bà cứ tự nhiên, cái đó vô hại.
- Ông trông hộ xem quần áo tôi may thế này đã có gì là tân thời chưa?
Xuân Tóc Đỏ nhìn qua cái áo giản dị, cổ áo không thuộc mốt lá sen cũng như không thuộc mốt bánh bẻ, cái quần trắng giản dị kín đáo, đôi giầy nhung đen không cầu kỳ mấy, thì chỉ thấy nó có vẻ đứng đắn thôi. Vì trong óc nó có sẵn thành kiến là cái gì nhố nhăng thì mới là tân thời, nó bèn đáp:
- Bẩm, trông bà chỉ có vẻ lương thiện, đứng đắn thôi chứ không tân thời mấy ạ.
- Có phải thế không, hở ông?
Xuân gật đầu lia lịa:
- Vâng ạ! Vâng ạ! Thế thì cổ lắm, chưa được Âu hoá mấy! Bà là vợ ông Típ Phờ Nờ mà ăn vận thế, e còn là hủ lậu đấy... Thế bà chưa biết rằng ông nhà đã chế ra nhiều kiểu rất tân tiến hay sao? Nào là Ngây thơ, Chinh phục, Lưỡng lự, Chờ một phút, Ỡm ờ, Ngừng tay, nhiều kiểu lịch sự lắm, bà ạ. [26 ; 47 - 48]
Một ví dụ khác:
“- Kính chào ngài! Thưa ngài, tôi, tôi là một người mọc sừng!
Tưởng mình ngủ mê, Xuân Tóc Đỏ dụi mắt một mấy cái. Người kia lại nói một cách thân mật:
- Vâng, chính thế, tôi là một người chồng mọc sừng.
Xuân hoảng hốt:
- Ngài mọc sừng?
- Bẩm đích thị như thế thật đấy ạ.
Xuân Tóc Đỏ sờ lên đỉnh đầu người ấy rồi ngơ ngác:
- Ơ ờ! Ngài chỉ nói đùa chứ ngài có mọc sừng đâu!
Người lạ mặt để tay lên mồm làm một cái suỵt. Rồi thì thào:
- Xin ngài hiểu cho rằng nói thế là nói bóng gió. Còn muốn nói cho dễ hiểu thì thế nghĩa là: vợ tôi đi ngủ với giai.
- Ủa!
- Vâng, Người Pháp bảo những người chồng có vợ ngủ với giai là những người mọc sừng! Thưa ngài, vợ tôi hư hỏng lắm, dễ tôi đến phải tự tử mất.
- Ấy chết!
- Nhưng trước khi tôi tự tử thì tôi phải làm được việc gì oanh liệt đã.
Muốn thế, tôi phải nhờ ngài giúp cho một tay.
- Thưa ngài, thế ngài là ai?
- Tôi là một ông phán dây thép, ngài cứ biết thế. Tôi lại có họ với ông Văn Minh. Tôi được bà Phó Đoan mách rằng ngài là một người thông minh, có học thức, bụng dạ lại hào hiệp, nên trước khi đến sở, tôi vội tạt vào đây, mong ngài giúp cho...[26 ; 51-52].
Ở ví dụ trên, TXH “ngài” được dùng ở ngôi thứ nhất với vai người nói vừa là ông Phán mọc sừng và vừa là Xuân tóc đỏ ở ngôi thứ nhất. Sở dĩ chúng ta xác định được từ xưng hô đó được dùng với ngôi nào chủ yếu căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp của các nhân vật tham gia giao tiếp.
Trong ví dụ dưới đây, từ “bà” vừa được dùng ở ngôi thứ nhất, vừa được dùng ở ngôi thứ hai.
ô Một người đàn bà nạ giũng, phấn sỏp bụi rất vụng, đứng xem ngoài cửa kính ba phút, rồi vào. Bà chủ hiệu chạy ra đon đả.
- Thưa bà, bà muốn mua hàng hay may áo...
Bà khách nghĩ một lúc lâu, đoạn dè dặt nói:
- Tôi muốn... may một bộ áo kiểu mới.
Bà Văn Minh liến thoắng tán:
- Vâng, chính thế, bây giờ ai cũng phải cải cách y phục cho phù hợp thời trang. Cái lối trang điểm cổ làm cho người ta chóng già, ta phải thay đi mới được. Thưa bà, nếu bà không biết những thuật để giữ gìn sắc đẹp, thì khó lòng mà giữ được hạnh phúc gia đình, vì các cô thiếu nữ ngày nay ăn mặc lối mới cả, thật là một sự cạnh tranh ghê gớm...
Bà khách trợn mắt lên sung sướng vì thấy hợp ý, nghĩ ba phút rồi đáp:
- Chao ôi! ối chao ôi! Bà nói đúng quá! Các thiếu nữ bây giờ ăn mặc tợn hơn các me Tây khi xưa! Thật là tân thời, thật là đĩ thoã! Chao ôi! Họ cướp mất hạnh phúc của tôi, họ đẹp hơn tôi, họ quyến rũ ông Hàn nhà tôi, bây giờ tôi biết làm thế nào?
Bà tru tréo như sắp cãi nhau với ai, khiến Văn Minh phải xua tay:
- Ấy chết! Bà đừng nóng nẩy thế!
- Ông Hàn nhà tôi đêm nào cũng đi theo bọn gái mới thì tôi biết làm thế nào kia chứ, hở Giời!
- Thưa bà, cỏi đú rất dễ... Bà chỉ việc... ăn vận như họ... ằ [26 ;37-38]