Từ xưng hô thể hiện ngôn ngữ lịch sử xã hội giai đoạn 1930-1945

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 80 - 86)

CHƯƠNG 3.VAI TRÒ CỦA TỪ XƯNG HÔ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT

3.3. Từ xưng hô thể hiện ngôn ngữ lịch sử xã hội giai đoạn 1930-1945

Có thể thấy, dấu ấn ngôn ngữ lịch sử xã hội nổi bật nhất qua TXH trong Số đỏ chính là hiện tượng ngôn ngữ “lai căng”. Trong hàng loạt những yếu tố dược rầm rộ “Âu hóa”, phải kể đến “Âu hóa” về ngôn ngữ.

Người ta sính tiếng Pháp. Trong lời nói của mình, cố gắng bập bẹ dăm ba câu,

từ tiếng Pháp. Thế mới được coi là sang, là thuộc tầng lớp trên! Đi dọc Số đỏ, khảo sát TXH của các nhân vật, chúng ta có thể nhận thấy rất rõ những biểu hiện của sự ô lai căng ngụn ngữ ằ.

Ta hãy lắng nghe cuộc thoại sau đây :

ô ễng bầu và nhà tài tử tiễn ụng quan to ấy ra đến chỗ xe. Khi chiếc ụ tô đồ sộ có cờ tam tài chạy rồi, Xuân và Văn Minh quay về sung sướng đến không nói được nữa. Cụ Hồng đứng lên, cao lênh khênh giữa sập, tuyên bố:

- Thưa các bà, các ông, ngày hôm nay vui vẻ, tôi xin có lời trân trọng nói để các quý vị biết rằng vợ chồng tôi đã nhận lời gả con gái út chúng tôi là Tuyết cho ông Xuân!

Trừ bà Phó Đoan, ai cũng vỗ tay một cách thành thực. Văn Minh đến bắt tay ông bố một cách thân mật mà rằng:

- Toa tốt lắm. Để tối hôm nay, lên ăn cơm trên quan Giám đốc, moa sẽ xin Chính phủ cho toa cái Long bội tinh.

Cụ cố Hồng bèn bá cổ ông con để hôn, rồi đáp:

- Cảm ơn vô cùng! Hân hạnh đặc biệt! Toa ăn ở đến với moa thì quý hoá lắm. Nhìn thấy mặt bà Phó Đoan sưng sỉa như một vị quả phụ thủ tiết bị bạc tình, Xuân Tóc Đỏ cũng nói với mọi người:

- Còn tôi thì, vì lẽ thấy bà bạn gái của tôi đây kia là người đức hạnh, lại có công xây sân quần để hâm mộ thể thao, và nhất là có cảm tình với chúng tôi, lại đã bấm bụng thủ tiết với hai đời chồng, nên tôi xin nói trước rằng tôi sẽ xin Chính phủ Xiêm cho bà cái bảng Tiết hạnh khả phong Xiêm La. ằ[26 ; 159]

Trong cuộc thoại trên, ta chú ý tới cách xưng hô của hai nhân vật : người đi đầu trong phong trào Âu hóa -Văn Minh và cụ cố Hồng. Xét trong mối quan hệ gia đình, họ là bố-con. Nhưng họ không chọn cách xưng hô thông thường của người Việt mà xưng hô moa, toa – một cách xưng hô sặc mùi Pháp. Trong tác phẩm, đây cũng là cách xưng hô quen thuộc của cả hai nhõn vật. Dấu ấn của ngụn ngữ ô lai căng ằ len lỏi đến tận ngừ ngỏch của gia

đình Việt. Ngay cả mối quan hệ thân tình huyết thống cũng xưng hô với nhau kiểu cách, theo lối học đòi.

Ta hãy xét thêm một cuộc thoại nữa :

ô À, cậu tắm ! cậu của me ngoan. Me đi vắng ở nhà cú đứa nào đỏnh cậu không?

Cậu Phước nguẩy đầu một cái mà rằng:

- Em chã!

- Thôi thế me xin lỗi cậu vậy! Me thơm cậu nhé!

- Em chã!

(…)

- Thế thôi cậu cứ tắm cho ngoan rồi vào ăn cơm với me nhé!

- Em chã!”[26;25]

Đoạn thoại trên ghi lại cuộc trò chuyện của bà Phó Đoan với đứa con cầu tự-cậu Phước! Cả hai sử dụng ngôn ngữ xưng hô nửa mùa, lôm côm nghe mà muốn tức lộn ruột, muốn nôn mửa! Bà Phó Đoan gọi con là cậu và xưng là me. Còn cậu Phước xưng là em. Cách xưng hô ấy không theo một nguyên tắc, một chuẩn mực nào trong giao tiếp của người Việt. Đặc biệt cái dấu ấn lai căng thể hiện rõ trong cách xưng hô của cậu Phước. Nhân vật này cứ mở mồm ra là chỉ có từ “em chã, em chã”. Theo tác giả Thụy Khuê, “Em chã!

Em chã!” thoát thai từ “Em chả! Em chả!” là sự rút ngắn của "em chả (...) đâu!" với ngụ ý: "Em chả (thèm) đâu! Em chả (chơi) đâu! Em chả (ăn) đâu!"... Một câu nói diễn tả thái độ ngúng nguẩy, nửa nạc nửa mỡ, nũng nịu, được chiều, hư, vòi, ỡm ờ, nói vậy mà không phải vậy. Nhưng dấu hỏi ở em chả được Vũ Trọng Phụng biến thành dấu ngã trong em chã, không phải vì nhà văn viết sai (ông là người Bắc không thể nhầm hỏi với ngã như người Trung và Nam) mà do ông cố ý. Sự viết sái cố ý này có nghĩa gì? Nó đồng nghĩa và củng cố tình trạng lai căng trong toàn bộ tác phẩm Số đỏ: con người lai căng, ăn nói lai căng, cư xử lai căng, cái gì cũng sái đi một chút. Lai căng là tình trạng học đòi bắt chước không đúng kiểu, làm sái đi. Hành động lai

căng trong một xã hội lai căng, nửa mùa, không cái gì ra cái gì cả. Vũ Trọng Phụng đã vẽ nên một xã hội lai căng “em chã em chã!” trong tiểu thuyết Số đỏ trên lối xưng hô của nhân vật! Chỉ lấy một hiện tượng để phản ánh cả xã hội đã cho thấy cái kì tài của ông. Người Việt qua cách xưng hô của nhân vật này đã thấy phần cá tính lai căng của dân tộc mình, vì thế mà ngôn ngữ Vũ Trọng Phụng đã có khả năng chiến độc quyền thị trường ngữ nghĩa, bởi tác giả đã nói lên được một phần dân tộc tính của mình qua ngôn ngữ.

Không chỉ có những nhân vật kể trên, trong tác phẩm, nhà văn đã để cho nhiều nhân vật khác xưng hô với nhau, trò chuyện với nhau bằng những cái tên “nửa Tây nửa ta” hết sức nực cười. Chẳng hạn: đốc tờ Trực Ngôn, TYPN (Típ Phờ Nờ), Đốc tờ Xuân/ me sừ Xuân”, Min Đơ, thầy Min Toa/Me sừ Min Toa, Joseph Thiết, Victor Ban,…

Trong Số đỏ, TXH không chỉ phản ánh hiện tượng “lai căng”

ngôn ngữ mà còn in đậm dấu ấn hiện thực xã hội. Có thể nói, tiểu thuyết Số đỏ là một bức tranh thu nhỏ của xã hội Việt Nam vào những năm 30. Từ những suy nghĩ, lời nói, hành động của các nhân vật…Vũ Trọng Phụng đã phơi bày cho người đọc thấy được bộ mặt thật của chế độ đó, làm bật những cái xấu đến cười ra nước mắt của xã hội thực dân nửa phong kiến.

Thông qua TXH, cách xưng hô của các nhân vật, chúng ta nhận ra rất rõ bản chất xã hội. Một xã hội giả dối, đồi bại, lố lăng với hàng loạt thói rởm tật xấu. Một xã hội mà chính tác giả đã gắn cho nó cái mác “chó đểu”.

Xuân Tóc Đỏ, nhân vật chính của tác phẩm, một kẻ vô học, một kẻ ma cà bông chính hiệu. Ngôn ngữ của hắn là thứ ngôn ngữ hạ cấp, bởi cứ mở miệng ra là đính kèm với những “mẹ kiếp”, “nước mẹ gì”, “bỏ mẹ”. Cái “văn hóa, văn minh” của hắn cũng chỉ là thứ “văn minh vỉa hè”. Vậy nhưng, trong tác phẩm, hắn được cả xã hội bấy giờ trọng vọng. Những nhân vật “cao quý”

trong thế giới thượng lưu gọi hắn bằng những cái tên, những danh xưng vô cùng cao quý: “Docter Xuân”, “Nhà cải cách xã hội”, “Giáo sư quần vợt”,

“Nhà chấn hưng Phật giáo”, “Anh hùng cứu quốc”… Đây là lời của Xuân khi diễn thuyết trước quần chúng:

“Hỡi quần chúng, mi không hiểu gì, mi oán ta, ta vẫn yêu quí mi mặc lòng mi chẳng rõ lòng ta…”[26;96].

Hắn ưỡn ngực xưng “ta” và gọi quốc dân đồng bào là mi. Một lối xưng hô đầy trịch thượng, cao ngạo, hống hách. Xuân tự cho mình cái thế ở

“vai trên”, tự tôn vai giao tiếp của mình. Trong cách xưng hô ấy, ta đọc được cả sự ngạo mạn, kiêu căng của Xuân. Nhưng thật kì lạ chính đám đông cuồng nộ kia đã nhất loạt tung hô nó “Xuân Tóc Đỏ vạn tuế!”. Sự ngưỡng mộ, khâm phục đến mụ mẫm của quần chúng đối với Xuân Tóc Đỏ đã đẩy nó lên vị thế của bậc “vĩ nhân”, “anh hùng cứu quốc”. Chính cái lúc một thằng vô học, bịp bợm bước lên đỉnh cao nhất của danh vọng thì cũng là lúc cái hình hài quái gở, nhố nhăng của xã hội đương thời được hiện lên rõ nét nhất!

Đây là ngôn ngữ của sư Tăng Phú: “bần tăng mà kiện tại tòa thì phải thua hộc máu mồm” hay “tín đồ nhà Phật chúng tôi bút chiến nguyền rủa nhau là ghẻ ruồi, ghẻ trâu, ghẻ lào, hắc lào, hóa hủi, cụt tay, cụt chân, thế cơ!”[26; 130]. Ngôn ngữ xưng hô của sư Tăng Phú cũng đậm màu Phật giáo.

Nhưng người đọc không thể ngờ được, từ miệng của nhà chân tu “dốc lòng mộ đạo” này lại có thể “phát” ra những nội dung sao mà độc địa, sao mà tàn bạo đến thế!

Và đây là cuộc thoại giữa vợ chồng ông TYPN:

“- Có phải thế không, anh? Vợ tôi? Chính vợ tôi mà lại ăn mặc tân thời như thế này? Hở Giời? Quần trắng nữa ư? Hở giời? Đường ngôi lệch, bôi môi hình quả tim ư? Hở Giời? Đồ đĩ! Đồ khốn nạn! Đồ…

Bà vợ nhà mĩ thuật lúc ấy tức giận như vợ những nhà mỹ thuật mà rằng:

- Thôi đi, anh là đồ ngu! Anh hô hào đổi mới Âu hóa, anh cổ động phái phụ nữ cải cách y phục theo mốt của anh, phải đánh phấn bôi môi theo cách thức của anh, thì tôi, tôi phải là một phụ nữ mặc dầu tôi chỉ là vợ anh! (…)

- Câm đi, đồ ngu!(…)

Nhà mỹ thuật lại tấm tức nói tiếp:

- Rõ đồ khốn! Tưởng bở! Đòi nay mốt này, mai mốt khác để làm túi cơm giá áo à?”[26; 49-51]

Trong đoạn thoại trên, hai nhân vật tham gia giao tiếp có mối quan hệ:

vợ-chồng. Họ đều là những người có địa vị trong xã hội. Nhưng ngôn ngữ mà họ xưng hô với nhau lại là những ngôn ngữ hạ cấp. Họ gọi nhau là đồ đĩ, đồ khốn nạn, đồ ngu, đồ khốn.. Có thể nói đó là những TXH vô cùng tục tĩu, xúc phạm đến nhau, hạ thấp danh dự của nhau. Không thể ngờ được, những con người có học thức, có địa vị trong xã hội thực dân phong kiến lại sử dụng TXH thô tục, “bẩn thỉu” như vậy!

Qua các TXH mà các nhân vật sử dụng trong các ví dụ vừa dẫn ở trên, chúng ta thấy rằng mọi giá trị đều bị đảo lộn. Kẻ vô học thì xưng hô cao ngạo, trịch thượng như một bậc thức giả. Còn kẻ có học, có vị thế lại xưng hô bằng thứ ngôn ngữ tục tĩu, thứ ngôn ngữ “mất dạy”. Các mối quan hệ trong gia đình truyền thống của người Việt như vợ-chồng, mẹ-con hoàn toàn bị phá vỡ... Việc lẩy ra những sự tương phản, những điều lố bịch chính là để ta thấy rõ hơn cái bản chất băng hoại, suy đồi, sự phá sản hoàn toàn của các giá trị đạo đức truyền thống. Chính cách sử dụng TXH ấy cũng là một thành công trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng.

Có thể nói, TXH được sử dụng trong lời thoại của các nhân vật trong Số đỏ mang đậm dấu ấn ngôn ngữ lịch sử xã hội, mang đậm dấu ấn của hiện thực xã hội. Qua TXH, chúng ta có thể nhận ra được “trào lưu” sử dụng ngôn ngữ của đất nước ta trong giai đoạn 1930-1945; chúng ta có thể nhận ra được cả bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội. Vũ Trọng Phụng phản ánh tinh thần đô thị, phản ánh trào lưu Âu hóa đang vội vã diễn ra chẳng có trật tự gì bằng hệ thống. Điều đáng trân trọng ở tài nghệ của tác giả là: chính những TXH của nhân vật lại có sức “vận hành” vào đời sống với mức độ sâu rộng và hết sức tự nhiên. Và chính những điều “bé nhỏ” lại có “độ lớn” trong việc tạo nên sức sống cho tác phẩm, tạo ra bất ngờ, hấp dẫn đối với người đọc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)