Kết quả thống kê định lượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 37 - 44)

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ SỬ DỤNG TỪ XƯNG HÔ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG SỐ ĐỎ CỦA NHÀ VĂN VŨ TRỌNG PHỤNG

2.2. Đặc điểm cấu tạo từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng

2.2.1. Kết quả thống kê định lượng

Theo kết quả thống kê của chúng tôi, các TXH qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng gồm 120 đơn vị. Về cấu tạo, chúng gồm ba kiểu chính, đó là: từ đơn, từ ghép và các tổ hợp từ (ngữ).

2.2.1.1. Từ đơn

Chúng tôi đã tiến hành thống kê và khảo sát các TXH là từ đơn, kết quả cụ thể trong phụ lục 01. Dưới đây là bảng tổng hợp các TXH qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng có cấu tạo là các từ đơn.

Bảng 2.1: Bảng TXH là từ đơn trong Số đỏ

STT

Kiểu TXH Tiêu chí khảo sát

TXH

chuyên dụng TXH

lâm thời Ghi chú

1 Số lượng 12 14 Tổng TXH: 26

từ

2 Lượt dùng 190 330 Tổng lượt

dùng: 520 lượt Ngôi thứ

nhất x x

Ngôi thứ

hai x x

3 Kiểu ngôi

Ngôi thứ ba x x

Số ít x x

4 Số

Số nhiều x 0

Nhận xét:

Nhìn vào bảng tổng hợp trên, chúng tôi nhận thấy các TXH xuất hiện qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Số đỏ gồm 26 từ với 520 lượt dùng (chiếm 46,15% tổng số các TXH), hệ số sử dụng là 20 lượt / từ.

a) Các TXH đơn tiết chuyên dụng gồm 12 đơn vị với tổng số 190 lượt dùng với hệ số 15.8 lượt /từ (sấp xỉ 16 lượt/ từ).

Các đại từ nhân xưng có số lượt dùng cao là: “tôi”(cao nhất) với 401 lượt dùng; “hắn”: 312 lượt dùng ;“mình”: 67 lượt dùng; “ta”: 31 lượt dùng.

Bên cạnh đó còn có những từ có tần suất dùng thấp như “tớ”: 1 lượt dùng.

Trong nhóm các TXH đơn tiết chuyên dụng có một số ĐTNX dùng ở các ngôi và số khác nhau. Chẳng hạn “mình” dùng ở ngôi thứ nhất số ít và số nhiều, ngôi thứ hai số ít; “ta” dùng ở ngôi thứ nhất số ít và số nhiều.

b) Các TXH đơn tiết lâm thời gồm 330 lượt dùng với 14 từ, hệ số sử dụng là 23,57 lượt/ từ.

Trong nhóm các TXH lâm thời, các TXH là từ thân tộc chiếm số lượng và lượt dùng lớn nhất. Chúng gồm 11 từ với 285 lượt dùng. Các từ đó là: cụ, ông, bà, u, thầy (là biến thể của từ “mẹ” và “bố” phương ngữ Bắc), bác, cậu, mợ, anh, chị, con, cháu. Ví dụ:

– “Phải biết!

Rồi khẽ nói với ông thầy:

…- Ngay như con bé bán mía này thì cũng “nước nôi” đến nơi chứ có không đâu! Cụ đoán đáng đồng tiền lắm.

…- Bẩm tương lai là mai sau, chứ có phải ngay lúc ấy đâu ? Con nghiên cứu mười năm lý số, đoán như Thánh, như Thần,có khi nào lại sai!

Mà con được xem hầu quan lớn bữa nào đâu mà quan lớn đã quở con đoán sai!” [26;22]

“- Thưa bà, bà cho phép cho, nếu bà không trinh tuyết với hai ông chồng như thế thì… bẩm… tôi cũng mạn phép mà… phải lòng bà rồi!

Bà Phó Đoan tủm tỉm cười mắng:

– Ê! Ê! Rõ đồ ê trệ chửa!”.. [26; 103]

Trong đoạn văn trên có từ xưng hô cụ, con là danh từ thân tộc và là từ đơn. Những TXH này đã thể hiện lâm thời vị trí, đẳng cấp của các nhân vật giao tiếp. Các ví dụ: là các TTT được tác giả Vũ Trọng Phụng sử dụng với số lượng khá lớn và mức độ đậm đặc.

Các TTT cũng được dùng ở các ngôi và số khác nhau. Ví dụ:

“…- Cậu đâu ? Cậu làm gì ? - Bẩm... cậu tắm.

- Cậu tắm à? Thế cậu xơi cơm chưa?

Rồi không đợi trả lời bà quay lại sau, bảo:

- Chị Ba ! Sao chị lại để cậu ấy tắm ở đây thế này? Ai lại sềnh sềnh ra thế ! - Bẩm... cậu vòi thế, không chiều thì cậu lại khóc !

… Cậu bé gào thét:

- Cậu vào mí cơ! Cậu vào mí !

- Chị ba ! Mau lên, lau cho cậu rồi cõng cậu…” [26;25-26]

Cách xưng hô “cậu” trong đoạn trích trên đây bao gồm cả ngôi thứ nhất (người nói) và ngôi thứ hai (người nghe). Mặc dù còn ít tuổi, nhưng dùng với TTT cậu, nhân vật em chã con bà Phó Đoan rõ ra là con nhà thuộc tầng lớp “thượng lưu”.

Trong số các TXH đơn tiết lâm thời trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, bên cạnh các TTT còn có những danh từ chỉ tên riêng. Tức là việc xưng và gọi bằng tên của nhân vật. Ví dụ:

“…Kìa anh Xuân! Không vào đi? Tiểu thư đã đến đấy! Không có người anh không vào đi à?

- Tiểu thư à?

- Phải, con Văn Minh có cái thằng chồng ta đặt tên là Cà Kếu ấy mà!

Cả con mẹ Phó Đoan cũng đến xem, lại đòi chơi nữa à!”

… Hồi lâu, Tuyết đánh bạo nói:

- Thưa ngài, cụ lang vu oan, chứ tôi…tôi…tôi khỏi mấy nốt ghẻ đã từ lâu rồi.

Xuân Tóc Đỏ lúng túng ngồi câm làm cho Tuyết phải nghĩ thầm: “ À, dễ người ta làm bộ vì người ta là sinh viên trường thuốc”. Rồi Tuyết ôm mối hận mà về phòng riêng. [26;73]

“Văn Minh vẫn ngồi nguyên chỗ để đánh phấn nốt cái mặt, chỉ đủng đỉnh:

- Ấy bẩm, đã có anh Típ Phờ Nờ trông nom…

- Thế cái ông đốc Xuân ấy đâu?...

- Nghe đâu anh sắp cho con Tuyết học đánh quần thì phải....”

[26;114-115]

Không chỉ có thế, trong các TXH đơn tiết lâm thời còn xuất hiện danh từ là tên gọi của nhân vật gắn với chức danh. Đó là từ “ TPN”, “lang Tỳ”, “ lang Phế” với số lần sử dụng không nhiều.

“Cụ lang TỲ giở gói lá, xem xét một lúc rồi nói:

- Ồ! Rau thài lài! Rau sam! Chỉ có thế này thôi ư?

Cụ lang Phế cầm lọ nước, soi lên bóng đèn điện mà rằng:

- Ơ kìa! Nước quỷ gì thế này? Nước ao à?

Cụ Phế đứng phắt dậy”… [26; 69 - 70]

Như vậy, trong lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, TXH đơn tiết chuyên dụng ít hơn TXH đơn tiết lâm thời nhưng số lượt dùng lại nhiều hơn từ đơn tiết chuyên dụng. Điều đó cho chúng ta thấy rằng, các đại từ có chức năng thường trực là xưng gọi có số lượng hạn chế hơn các từ chức năng xưng gọi chỉ là lâm thời. Chính những yếu tố lâm thời đã làm phong phú thêm vốn từ xưng gọi một cách tự nhiên, để việc giao tiếp diễn biến linh hoạt và đạt hiệu quả giao tiếp cao.

Các TXH đơn tiết chuyên dụng và lâm thời chủ yếu xuất hiện dưới dạng số ít. Việc thể hiện ứng xử với người tham gia giao tiếp và ứng xử với chính bản thân mình của các nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ mang đậm phong cách giao tiếp của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ những năm trước cách mạng.

2.2.1.2. Từ ghép

Ngoài TXH có cấu tạo là từ đơn, các TXH còn được cấu tạo bởi các từ ghép (xem phụ lục 02). Từ kết quả thống kê, chúng tôi đã tổng hợp theo bảng sau :

Bảng 2.2: Các TXH là từ ghép trong Số đỏ

Kiểu ngôi Số

Số lượng

(từ)

Lượt dùng (lượt) Kiểu

TXH 56 458

Ngôi thứ nhất

Ngôi thứ

hai

Ngôi thứ

ba

Số

ít Số nhiều

Ghi chú TXH

chuyên dụng

9 119 x x x x x

TXH lâm

thời 47 330 x x x x x

Nhận xét:

Các TXH có cấu tạo là các từ ghép trong tác phẩm Số đỏ có 56 từ (chiếm 21,4 % tổng số TXH), với số 458 lượt dùng, hệ số sử dụng là 8,17 từ/

lượt. So với TXH đơn tiết, các TXH đa tiết nhiều hơn (nhiều hơn 30 từ) nhưng lại ít hơn về số lượt dùng (ít hơn 71 lượt). Cũng giống như các TXH đơn tiết, các TXH đa tiết cũng bao gồm hai kiểu: TXH chuyên dụng và TXH lâm thời. Ở hai kiểu này cũng có sự chênh lệch khá lớn về số lượng. Cụ thể:

* Các TXH chuyên dụng đa tiết gồm 9 từ với 119 lượt dùng. Hệ số sử dụng là 13,2 lượt / từ. Kết quả đó cho chúng ta thấy các TXH chuyên dụng có số lượt sử dụng cao, điều đó chứng tỏ phạm vi sử dụng của các từ đa tiết chuyên dụng này là rất phổ biến và rộng rãi.

Trong số các TXH đa tiết chuyên dụng, các từ có tần số sử dụng cao là:

“chúng ta”: 31 lượt dùng; “chúng tôi”: 16 lượt dùng. Các từ khác có số lần sử dụng ít hơn: “chúng mình” 2 lần; “chúng nó”: 4 lần. Ví dụ:

“- Vâng, vâng. Bẩm lạy bà lớn, nay mai chúng tôi sẽ đúng hẹn.

Ông thầy cắp ô, chiếu, cháp đi khỏi, thì bà Phó hỏi Xuân:

- Anh này, anh có biết tôi đã làm gì cho anh không?

Hốt hoảng lúng túng mất vài phút, Xuân mới nói:

- Dạ, bẩm bà lớn, nếu không có bà lớn thì chúng tôi phải giam tại bóp...

- Bẩm chưa ạ. Chúng tôi chờ xem bà lớn phán bảo những gì.

-…Bao giờ bọn nghệ sĩ chúng tôi được bỏ tù như thế?

- Chỉ vì trình độ thấp kém của xã hội mà anh em nghệ sĩ chúng tôi phải quay về làm cái việc cải cách y phục phụ nữ là món dễ hiểu nhất.[26;36]

Các từ xưng hô chuyên dụng có tần số sử dụng cao lại thuộc kiểu xưng hô của những người có vai vế, địa vị xã hội và phản ánh rõ nét tính chất xã hội. Điều này chúng tôi sẽ nghiên cứu kĩ hơn trong những phần tiếp theo của luận văn.

* Các TXH đa tiết lâm thời có số lượng lớn (47 từ) nhưng số lần sử dụng lại thấp (330 lượt). Hệ số sử dụng là 7,5 lượt/ từ (thấp hơn số lượt sử dụng của TXH đa tiết chuyên dụng là 6,3 lượt).

Việc các TXH đa tiết lâm thời có số lượng từ lớn có cấu tạo đa dạng và có khả năng tạo sắc thái trong giao tiếp rất cao. Khi chúng tham gia vào hoạt động giao tiếp, chúng góp phần thể hiện thái độ, tình cảm của các nhân vật tham gia cuộc thoại.

Khác với TXH đơn tiết, các TXH đa tiết có mặt ở cả các ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba với số ít và số nhiều khác nhau.

Các TXH là các từ ghép có cấu tạo khác nhau tùy theo cách giao tiếp cho phù hợp với vai giao tiếp của các nhân vật tham gia giao tiếp.

2.2.1.3. Tổ hợp từ/ ngữ

Các TXH là các tổ hợp từ có hai thành tố trở lên, cả tổ hợp từ biểu đạt một ý nghĩa. Qua thống kê, khảo sát, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều TXH có cấu tạo bởi các tổ hợp từ (Phụ lục 03). Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả:

Bảng 2.3: Các TXH là tổ hợp từ trong tác phẩm Số đỏ

Kiểu ngôi Số

Số lượng

(từ)

Lượt dùng (lượt) Kiểu

TXH

38 152

Ngôi thứ nhất

Ngôi thứ

hai

Ngôi thứ

ba Số ít Số nhiều

Ghi chú TXH

chuyên dụng

0 0 0 0 0 0 0

TXH

lâm thời 38 152 x x x x x

Qua bảng trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

Các TXH là tổ hợp từ có 38 đơn vị, chiếm 31,5 % tổng số các TXH. Số lần xuất hiện của các tổ hợp là 152 lần. Như vậy, mỗi tổ hợp từ trung bình xuất hiện 4 lần.

Các TXH có cấu tạo là các tổ hợp từ có số lượt xuất hiện thấp hơn các TXH là từ đơn và từ ghép. So với hai kiểu cấu tạo trên, sự khác biệt cơ bản là 100% các TXH là tổ hợp từ là các TXH lâm thời, không có một trường hợp

nào là TXH chuyên dụng. Chúng thường có sự tham gia của các TTT. Các tổ hợp từ có giá trị biểu đạt rất cao. Kèm theo mỗi cách dùng các tổ hợp từ là những sắc thái ý nghĩa nhất định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đặc điểm từ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)