1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu từ ngữ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Gone with the wind và bản dịch Cuốn theo chiều gió

176 526 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

Vì vậy, việc chuyển dịch các đơn vị từ ngữ xưng hô trong giao tiếp qua lời hội thoại của nhân vật từ tiếng Anh sang tiếng Việt có những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ Anh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ KIM TUYẾN

NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ XƯNG HÔ

QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT

TRONG TÁC PHẨM GONE WITH THE WIND

VÀ BẢN DỊCH CUỐN THEO CHIỀU GIÓ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ KIM TUYẾN

NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ XƯNG HÔ

QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT

TRONG TÁC PHẨM GONE WITH THE WIND

VÀ BẢN DỊCH CUỐN THEO CHIỀU GIÓ

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ

Mã số: 62.22.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

GS TS ĐỖ THỊ KIM LIÊN PGS TS LÊ ĐÌNH TƯỜNG

NGHỆ AN - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ với đề tài “Nghiên cứu từ ngữ xưng hô qua

lời thoại nhân vật trong tác phẩm Gone with the wind và bản dịch Cuốn theo chiều gió”

là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác

Tác giả luận án

Trần Thị Kim Tuyến

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án, chúng tôi được sự hướng dẫn, giúp đỡ đầy nhiệt tình của các thầy cô, các đồng nghiệp, các học sinh - sinh viên và những người thân trong gia đình Với sự trân trọng và biết

ơn sâu sắc, chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:

Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Sư phạm Ngữ văn, Khoa

Sư phạm Anh, trường Đại học Vinh, trường THPT Phan Đăng Lưu Tp HCM đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng tôi đi hết chặng đường của một nghiên cứu sinh

Hai thầy cô hướng dẫn khoa học đáng kính GS.TS Đỗ Thị Kim Liên và PGS.TS Lê Đình Tường luôn động viên, giúp đỡ chúng tôi trên con đường nghiên cứu đầy chông gai, thử thách

Gia đình đã luôn bên cạnh chăm sóc, chia sẽ, giúp đỡ, động viên, tin tưởng chúng tôi sẽ đạt được thành công trong nghiên cứu và hoàn thành được luận án

Cuối cùng, chúng tôi rất trân trọng những góp ý chân thành của quý thầy cô trong hồi đồng chấm luận án để nghiên cứu của chúng tôi được hoàn thiện hơn và bản thân chúng tôi cũng được trưởng thành hơn

Tác giả luận án

Trần Thị Kim Tuyến

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

BẢNG QUI ƯỚC VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ của luận án 2

4 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 3

5 Đóng góp của đề tài luận án 4

6 Cấu trúc của luận án 4

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu từ xưng hô 5

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Anh 5

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Việt 8

1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài 11

1.2.1 Khái quát về từ xưng hô 11

1.2.2 Khái quát về giao tiếp 25

1.2.3 Một số vấn đề liên quan đến đơn vị tương đương trong chuyển dịch 29

1.2.4 Vài nét giới thiệu tác phẩm Gone with the wind và bản dịch Cuốn theo chiều gió 35

1.3 Tiểu kết chương 1 36

Chương 2 ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG BẢN GỐC GONE WITH THE WIND VÀ NHỮNG ĐƠN VỊ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG BẢN DỊCH CUỐN THEO CHIỀU GIÓ 38

2.1 Kết quả tổng hợp về chuyển dịch các đại từ nhân xưng qua lời thoại nhân vật từ [I] sang [II] 38

2.2 Chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất qua lời thoại nhân vật từ [I] sang [II] 41

2.2.1 Chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít I, me 41

2.2.2 Các hình thức chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều we, us 48

Trang 6

2.3 Chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ hai qua lời thoại nhân vật từ [I]

sang [II] 55

2.3.1 Thống kê số lượng 55

2.3.2 Các hình thức chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ hai you xét theo từng ngữ cảnh giao tiếp 55

2.4 Chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ ba qua lời thoại nhân vật từ [I] sang [II] 63

2.4.1 Chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít he, him, she, her 63

2.4.2 Chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số nhiều they, them 70

2.5 Các đại từ nhân xưng được thêm vào trong các cuộc thoại ở bản dịch 74

2.5.1 Thống kê số lượng 74

2.5.2 Biểu hiện các đại từ nhân xưng được thêm vào các cuộc thoại ở bản dịch tiếng Việt 75

2.6 Những điểm tương đồng và khác biệt trong chuyển dịch đại từ nhân xưng 78

2.6.1 Những điểm tương đồng 78

2.6.2 Những điểm khác biệt 78

2.7 Tiểu kết chương 2 81

Chương 3 DANH TỪ DÙNG ĐỂ XƯNG HÔ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG BẢN GỐC GONE WITH THE WIND VÀ NHỮNG ĐƠN VỊ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG BẢN DỊCH CUỐN THEO CHIỀU GIÓ 83

3.1 Kết quả tổng hợp về chuyển dịch các danh từ dùng để xưng hô qua lời thoại nhân vật từ [I] sang [II] 83

3.2 Chuyển dịch các tiểu nhóm danh từ dùng để xưng hô qua lời thoại nhân vật từ [I] sang [II] 86

3.2.1 Chuyển dịch họ và tên 86

3.2.2 Chuyển dịch danh từ thân tộc 89

3.2.3 Chuyển dịch các danh từ chỉ tình cảm 94

3.2.4 Chuyển dịch các danh từ chỉ giới tính 98

3.2.5 Chuyển dịch các danh từ chỉ sự lịch sự 101

3.2.6 Chuyển dịch các danh từ vật hóa 104

3.2.7 Chuyển dịch các danh từ chức nghiệp 109

3.2.8 Chuyển dịch các biểu thức dùng để xưng hô 111

3.3 Các danh từ dùng để xưng hô được thêm vào trong các cuộc thoại ở [II] 112

3.3.1 Thống kê số lượng 112

3.3.2 Về những biểu hiện của các danh từ dùng để xưng hô và các biểu thức dùng để xưng hô được thêm vào [II] 113

Trang 7

3.4 Những điểm tương đồng và khác biệt khi chuyển dịch các danh từ dùng

để xưng hô về ngữ nghĩa, ngữ dụng và văn hóa 115

3.4.1 Những điểm tương đồng 115

3.4.2 Những điểm khác biệt 116

3.5 Tiểu kết chương 3 119

Chương 4 ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC VÀ DỊCH CÁC ĐƠN VỊ TỪ NGỮ XƯNG HÔ 121

4.1 Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động dạy - học và dịch các đơn vị từ ngữ xưng hô qua lời thoại nhân vật từ [I] sang [II] 121

4.1.1 Mô hình từ ngữ xưng hô thể hiện mối quan hệ liên cá nhân 121

4.1.2 Tính tương đương trong dịch các đơn vị từ ngữ xưng hô qua lời thoại nhân vật từ [I] sang [II] và những ứng dụng trong chuyển dịch 123

4.1.3 Tính khác biệt trong dịch các đơn vị từ ngữ xưng hô qua lời thoại nhân vật từ [I] sang [II] 128

4.1.4 Tính sáng tạo trong hoạt động dịch các đơn vị từ ngữ xưng hô qua lời thoại nhân vật từ [I] sang [II] 129

4.1.5 Cách nhận biết từ ngữ xưng hô trong tiếng Anh khi chuyển sang tiếng Việt 130

4.2 Những kết quả nghiên cứu và đề xuất ứng dụng trong hoạt động dịch, các đơn vị từ ngữ xưng hô 135

4.2.1 Kết quả nghiên cứu trong hoạt động dịch các đơn vị từ ngữ xưng hô 135

4.2.2 Kết quả nghiên cứu trong hoạt động dạy - học các đơn vị từ ngữ xưng hô 137

4.2.3 Những đề xuất ứng dụng trong hoạt động dịch các đơn vị từ ngữ xưng hô 138

4.2.4 Những đề xuất ứng dụng trong hoạt động dạy - học các đơn vị từ ngữ xưng hô 142

4.3 Tiểu kết chương 4 146

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 PHỤ LỤC VỀ CÁC NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM

Trang 8

BẢNG QUI ƢỚC VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

1 Biểu thức dùng để xưng hô BTXH

2 Danh từ dùng để xưng hô DTXH

3 Danh từ thân tộc DTTT

4 Đại từ nhân xưng ĐTNX

6 Từ xưng hô và từ ngữ xưng hô TXH và TNXH

7 Chuyển dịch tương đương sang tiếng

Việt từ bản gốc

8 Hoạt động chuyển dịch từ tiếng Anh

sang ngôn tiếng Việt và ngược lại, từ

tiếng Việt sang tiếng Anh ↔

9 Ví dụ trích dẫn nêu trong luận án được đánh theo số thứ tự tăng dần, cụ thể: từ bản gốc tiếng Anh là (1 - n) và bản dịch tiếng Việt của Vũ Kim Thư là (1‟ - n‟), bản dịch tiếng Việt của Dương Tường là (1‟‟ - n‟‟)

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang Bảng 1.1: Các đại từ nhân xưng và các biến thể của chúng trong tiếng Anh 21Bảng 1.2: Các đại từ nhân xưng trong tiếng Việt 21Bảng 2.1: Kết quả tổng hợp về hình thức chuyển dịch các đại từ nhân xưng

qua lời thoại nhân vật từ [I] sang [II] 39

Bảng 2.2: Số lần đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít I, me được sử dụng

trong [I] và các hình thức chuyển dịch tương đương sang [II] 41

Bảng 2.3: Số lần đại từ nhân xưng we, us được sử dụng trong [I] và các

hình thức chuyển dịch tương đương sang [II] 49

Bảng 2.4: Số lần đại từ nhân xưng ngôi thứ hai you được sử dụng trong [I]

và các hình thức chuyển dịch tương đương sang [II] 55

Bảng 2.5: Số lần đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít he, him, she, her được sử

dụng trong [I] và các hình thức chuyển dịch tương đương sang [II] 64

Bảng 2.6: Các hình thức chuyển dịch đại từ nhân xưng they, them từ [I] sang [II] 71

Bảng 2.7: Đại từ nhân xưng được thêm vào các cuộc thoại ở [II] 74Bảng 2.8: Đại từ nhân xưng được sử dụng trong giao tiếp ở [I] và [II] 78Bảng 3.1: Kết quả tổng hợp về hình thức chuyển dịch danh từ dùng để xưng

hô từ [I] sang [II] 85Bảng 3.2: Số lần họ và tên được sử dụng trong [I] và các hình thức chuyển

dịch tương đương sang [II] 86Bảng 3.3: Số lần các danh từ thân tộc được sử dụng trong [I] và các hình

thức chuyển dịch tương đương sang [II] 89Bảng 3.4: Số lần các danh từ chỉ tình cảm được sử dụng trong [I] và các

hình thức chuyển dịch tương đương sang [II] 94Bảng 3.5: Số lần các danh từ chỉ giới tính được sử dụng trong [I] và các hình

thức chuyển dịch tương đương sang [II] 98Bảng 3.6: Số lần các danh từ chỉ sự lịch sự được sử dụng trong [I] và các

hình thức chuyển dịch tương đương sang [II] 101Bảng 3.7: Số lần các danh từ vật hóa được sử dụng trong [I] và các hình

thức chuyển dịch tương đương sang [II] 104Bảng 3.8: Số lần danh từ chức nghiệp được sử dụng trong [I] và các hình

thức chuyển dịch tương đương sang [II] 109Bảng 3.9: Số lần biểu thức dùng để xưng hô được sử dụng trong [I] và các

hình thức chuyển dịch tương đương sang [II] 111Bảng 3.10: Danh từ và biểu thức dùng để xưng hô được thêm vào các cuộc

thoại ở [II] 112

Trang 10

Bảng 3.11: Danh từ dùng để xưng hô được sử dụng trong giao tiếp ở [I] và [II] 116Bảng 4.1: Tần số tương ứng của đại từ nhân xưng trong giao tiếp ở [I] và [II] 127Bảng 4.2: Tần số tương ứng của danh từ dùng để xưng hô trong giao tiếp ở

[I] và [II] 127Bảng 4.3: Cách chuyển dịch đại từ nhân xưng từ tiếng Anh sang tiếng Việt 140Bảng 4.4: Cách chuyển dịch danh từ dùng để xưng hô từ tiếng Anh sang

tiếng Việt 141

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Trang Biểu đồ: Mối quan hệ liên cá nhân là cái biểu đạt và cái được biểu đạt 32

Sơ đồ 4.1: Mô hình từ ngữ xưng hô thê hiện mối quan hệ liên cá nhân giữa

các nhân vật ở [I] 121

Sơ đồ 4.2: Mô hình từ ngữ xưng hô thê hiện mối quan hệ liên cá nhân giữa

các nhân vật ở [II] 122

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Trong ngôn ngữ nói chung, trong tiếng Việt và tiếng Anh nói riêng, từ xưng hô thể hiện mối quan hệ thứ bậc, thái độ và tình cảm giữa các nhân vật tham gia hội thoại Để cuộc hội thoại luôn diễn ra tốt đẹp, người nói bao giờ cũng định vị vai người nghe, đặt họ trong quan hệ với người nói nhằm lựa chọn từ xưng hô cho phù hợp Chính mối quan hệ liên cá nhân này đã góp phần quyết định đến việc lựa chọn và sử dụng từ xưng hô phù hợp với ngữ cảnh, với nội dung, đồng thời cũng ảnh hưởng đến diễn biến của cuộc thoại Việc nghiên cứu biểu hiện tính tương ứng này giữa hai ngôn ngữ (tiếng Anh - tiếng Việt) là việc làm có ý nghĩa, có giá trị quan trọng trong giao tiếp

1.2 Từ xưng hô trong tiếng Việt vô cùng đa dạng và phong phú về vốn từ, về sắc thái ý nghĩa trong từng hoàn cảnh, đặc biệt, trong cùng một vai nhưng lại có thể

có sự thay đổi từ ngữ xưng hô với những sắc thái tình cảm khác nhau Trong khi đó, việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Anh lại có sự khác biệt về số lượng, về từ loại (xưng hô) và kết cấu từ ngữ xưng hô Điều này đã gây khó khăn cho các dịch giả

về cách lựa chọn từ ngữ xưng hô tương ứng, nhất là trong việc dịch tác phẩm từ bản gốc (tiếng Anh) sang bản dịch (tiếng Việt) Việc đi sâu nghiên cứu từ ngữ xưng hô

trong tác phẩm cụ thể từ bản gốc Gone with the wind của tác giả Margaret Mitchell (tái bản 2005), nhà xuất bản Macmillan sang bản dịch Cuốn theo chiều gió của dịch giả Vũ Kim Thư (2009), nhà xuất bản Thời Đại sẽ góp phần giúp chúng ta thấy rõ

hơn về tính hệ thống, tính qui luật trong hoạt động chuyển dịch giữa từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại

1.3 Trong thực tiễn giao tiếp tiếng Anh, đại từ nhân xưng thường được sử

dụng phổ biến hơn danh từ dùng để xưng hô, trong khi đó, ở tiếng Việt, đại từ nhân xưng được sử dụng rất hạn chế so với danh từ dùng để xưng hô, đặc biệt là danh từ thân tộc Vì vậy, việc chuyển dịch các đơn vị từ ngữ xưng hô trong giao tiếp qua lời hội thoại của nhân vật từ tiếng Anh sang tiếng Việt có những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ Anh - Việt về cách sử dụng đại từ nhân xưng, các danh

từ dùng để xưng hô (họ và tên, danh từ chức nghiệp, danh từ thân tộc…), sắc thái tình cảm, văn hóa…

1.4 Trong thực tế, người Việt học tiếng Anh và đặc biệt là người nước ngoài

sử dụng tiếng Anh học tiếng Việt gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong việc học cũng như trong việc chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt hay ngược lại Họ thường mắc nhiều lỗi trong sử dụng do chưa hiểu rõ chức năng, ngữ nghĩa ngữ dụng, văn hóa của từng loại từ (đại từ nhân xưng hay danh từ dùng để xưng hô) của từ ngữ xưng hô Vì vậy, việc “Nghiên cứu từ ngữ xưng hô

Trang 12

qua lời thoại nhân vật từ bản gốc Gone with the wind sang bản dịch Cuốn theo chiều gió” là vấn đề cần thiết, cần được quan tâm nghiên cứu

2 Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi chọn đơn vị từ ngữ xưng hô được sử dụng

trong giao tiếp ở các ngữ cảnh, qua lời thoại nhân vật thể hiện trong tác phẩm Gone with the wind (tiếng Anh) và bản dịch Cuốn theo chiều gió (tiếng Việt) làm đối

tượng nghiên cứu

Tác phẩm này được một số dịch giả dịch sang tiếng Việt, như Dương Tường,

Lê Công Thành Ở đây, chúng tôi chọn bản dịch Cuốn theo chiều gió của Vũ Kim

Thư (năm 2009, nhà xuất bản Thời đại) vì chất văn trong sáng, tự nhiên, giàu tính văn chương, là bản dịch mới nhất và đang được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường sách hiện nay với cách sử dụng từ ngữ xưng hô và được các nhà nghiên cứu đánh giá cao vì bám sát tác phẩm

2.2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài của chúng tôi quan tâm đến từ ngữ xưng hô trong sử dụng như vai

giao tiếp, thái độ… trong hội thoại qua tác phẩm Gone with the wind (tiếng Anh) và bản dịch Cuốn theo chiều gió (tiếng Việt), từ đó bổ sung vào nghiên cứu ngôn ngữ

mà trong đó có thể hiện quan hệ liên cá nhân của các nhân vật tham gia giao tiếp

Xác định các mối quan hệ liên cá nhân cơ bản và các từ ngữ xưng hô tương ứng với các mối quan hệ liên cá nhân này trong tác phẩm (bản gốc)

Tìm ra những tương đương và không tương đương trong biểu đạt quan hệ

liên cá nhân ở bản gôc Gone with the wind (tiếng Anh) và bản dịch Cuốn theo chiều gió (tiếng Việt)

Ứng dụng kết quả nghiên cứu từ ngữ xưng hô trong tác phẩm Gone with the wind (tiếng Anh) và bản dịch Cuốn theo chiều gió (tiếng Việt) vào hoạt động dạy -

học và hoạt động chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt hoặc ngược lại, từ tiếng

Việt sang tiếng Anh

3 Nhiệm vụ của luận án

Thực hiện được đề tài này, luận án đặt ra những nhiệm vụ sau:

a Thống kê, phân loại hệ thống từ ngữ xưng hô (cái biểu đạt và cái được biểu đạt qua các mối quan hệ liên cá nhân của các nhân vật tham gia giao tiếp) được sử dụng qua lời thoại (xét theo quan hệ hai chiều xưng gọi trong ngữ cảnh qua tác

phẩm Gone with the wind của tác giả Margaret Mitchell và bản dịch Cuốn theo chiều gió của dịch giả Vũ Kim Thư)

b So sánh, tổng hợp các từ ngữ xưng hô trong trong tác phẩm Gone with the wind (tiếng Anh) và bản dịch Cuốn theo chiều gió (tiếng Việt), nhằm xác định

những điểm giống nhau và khác nhau của chúng về số lượng từ ngữ xưng hô, về sự

Trang 13

thay đổi từ ngữ xưng hô theo sắc thái tình cảm, tâm lý, văn hóa, những mối quan hệ liên cá nhân trong gia đình và xã hội của các nhân vật

c Xác định nét tương đồng và khác biệt về cách sử dụng từ ngữ xưng hô với các loại mô hình quan hệ liên cá nhân được biểu đạt bằng đại từ nhân xưng, danh từ dùng để xưng hô, biểu thức dùng để xưng hô và dạng từ ngữ xưng hô bị tỉnh lược trong giao tiếp ở bản gốc tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt

d Ứng dụng kết quả nghiên cứu được thể hiện qua các mô hình quan hệ liên

cá nhân đã xác định, từ đó áp dụng vào hoạt động dạy - học và hoạt động chuyển dịch Anh - Việt

4 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Tư liệu nghiên cứu

Các từ ngữ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Gone with the wind của tác giả Margaret Mitchell và bản dịch Cuốn theo chiều gió của dịch giả Vũ

Kim Thư được chúng tôi thống kê làm tư liệu nghiên cứu Ngoài ra chúng tôi cũng

sử dụng bản dịch Cuốn theo chiều gió của dịch giả Dương Tường để so sánh

4.2 Phương pháp nghiên cứu

4.2.1 Phương pháp thống kê, phân loại

Chúng tôi thống kê số lượng từ ngữ xưng hô gồm các đại từ nhân xưng, các tiểu nhóm danh từ và các biểu thức dùng để xưng hô qua lời thoại nhân vật trong từng ngữ cảnh cụ thể, từ đó phân loại các từ ngữ xưng hô thành từng nhóm và tiểu

nhóm để rút ra những nhận xét khái quát

4.2.2 Phương pháp phân tích diễn ngôn

Trên cơ sở số lượng các đơn vị từ ngữ xưng hô thu thập được dựa trên phương pháp diễn ngôn, chúng tôi tiến hành miêu tả tính tương ứng từ bản gốc sang bản dịch dựa trên đặc điểm ngữ nghĩa, nội dung của lời, hệ qui chiếu từ ngữ xưng

hô, đích giao tiếp Bên cạnh đó, chúng tôi đi sâu phân tích, lý giải quan hệ giữa ngôn ngữ với tâm lý, văn hóa, xã hội để miêu tả những đặc điểm, cách thức chuyển dịch các đơn vị từ ngữ xưng hô được sử dụng qua lời thoại nhân vật ở phạm vi này của bản gốc (tiếng Anh) và bản dịch (tiếng Việt)

4.2.3 Phương pháp so sánh

Vận dụng phương pháp so sánh, chúng tôi tiến hành so sánh đặc điểm, cách

sử dụng từ ngữ xưng hô phù hợp với vai giao tiếp, ngữ cảnh và chức năng của các đơn vị từ ngữ xưng hô được sử dụng trong chuyển dịch từ bản gốc (tiếng Anh) sang bản dịch (tiếng Việt), nhằm tìm ra những điểm đồng nhất và khác biệt của chúng trong cách sử dụng từ ngữ xưng hô ở hai ngôn ngữ này

Ngoài những phương pháp nghiên cứu trên, luận án của chúng tôi còn sử dụng một số thủ pháp khác như hệ thống hóa, mô hình hóa cách sử dụng các đơn vị

Trang 14

từ ngữ xưng hô trong hai ngôn ngữ (tiếng Anh và tiếng Việt), kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng để có được kết quả với những nhận xét phù hợp

5 Đóng góp của đề tài luận án

Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu sự chuyển dịch từ ngữ xưng hô trong tác phẩm cụ thể từ bản gốc tiếng Anh sang bản dịch tương ứng trong tiếng Việt xét từ

bình diện ngữ dụng và văn hóa được thể hiện trong cách lựa chọn sử dụng chúng

Từ những kết quả về những tương đương trong chuyển dịch đại từ nhân xưng, danh

từ dùng để xưng hô, chúng tôi đưa ra những ứng dụng chúng vào hoạt động dạy -

học và chuyển dịch trong thời kì hội nhập

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án gồm bốn chương: Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài

Chương 2 Đại từ nhân xưng qua lời thoại nhân vật trong bản gốc Gone

with the wind và những đơn vị tương đương trong bản dịch Cuốn theo chiều gió

Chương 3 Danh từ dùng để xưng hô qua lời thoại nhân vật trong bản gốc

Gone with the wind và những đơn vị tương đương trong bản dịch Cuốn theo chiều gió

Chương 4 Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động dạy - học và

chuyển dịch

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu từ xưng hô

Cho đến nay, nhiều tác giả đi trước đã đề cập đến vấn đề TNXH (từ ngữ xưng hô) nhưng cách quan niệm về phạm trù xưng hô cũng chưa hoàn toàn thống nhất Nhìn chung, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, việc nghiên cứu lớp TXH (từ xưng hô) đã thu được những thành tựu đáng kể

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Anh

Vấn đề TNXH trong tiếng Anh từ rất lâu đã có nhiều tác giả nghiên cứu:

Năm 1961, Brown, Roger W và Marguerite Ford trong bài Address in American English đã phân tích TXH trong cuộc hội thoại giữa hai người trong

nhiều ngữ cảnh khác nhau với sự tác động từ yếu tố tâm lí xã hội dựa trên mối quan

hệ mật thiết của 3 loại TXH (tên hoặc họ để xưng gọi, danh xưng, xưng gọi cho người vắng mặt (tên hoặc họ) [127, tr.371] Năm 1968, Hanning, Robert W đã đề cập đến những cách sử dụng TXH trong văn hóa học thời trung cổ [135, tr.325] Năm 1973, Eliason Norman E đã nói đến TXH và những tham chiếu [133, tr.137] Năm 1985, Lou Quangquinh đã viết về xã hội và văn hóa trong quy tắc gọi tên [138, tr.3] Năm 1988, Braun, F đã có bài viết nghiên cứu về những vấn đề về mô hình và cách sử dụng của đa ngôn ngữ, đa văn hóa trong TXH [126] Cũng trong năm 1988,

tác giả Thái Duy Bảo trong Đối chiếu nghi thức lời nói đối thoại Anh - Việt [5] đã

đề cập đến ĐTNX và các DTXH trong tiếng Anh Tác giả viết: “Trong đối thoại tiếng Anh, hình thức sử dụng các ĐTNX được coi là bắt buộc, truyền thống như

ĐTNX I, we dùng cho ngôi thứ nhất, chủ thể phát ngôn (xưng) và ĐTNX you dùng

cho ngôi thứ hai, đối tượng tiếp nhận là người cùng giao tiếp (gọi) Các ĐTNX này xuất hiện trong mọi tình huống giáo tế, trong mọi quan hệ xã hội có những khác biệt địa vị cao thấp, tuổi tác và mức độ thân sơ xa gần Nói cách khác, nó là sự biểu thị mối quan hệ giữa các nhân vật tham gia giao tiếp, giữa người nói và người nghe…” [5, tr.45-46] Ngoài ra, tác giả còn nêu rõ đặc điểm các hình thức xưng hô trong tiếng Anh có thể hiện ngôi thứ nhưng không chứa đựng phạm trù lịch sự, cũng như không bị ảnh hưởng bởi những sắc thái giao tiếp khác nhau trong những tình huống giao tiếp khác nhau… Mặc dù, những hình thức xưng hô tiếng Anh thể hiện sự bình đẳng ở các ĐTNX, không thể thay thế bằng các từ hô gọi khác, nhưng trong những bối cảnh hàm súc, căn cứ trên thái độ, tình cảm các nhân vật phát ngôn, ta còn bắt

gặp các biến thể tự do của các từ hô gọi lâm thời như gọi tên hoặc các hô ngữ (my love, my pet…) Bên cạnh đó, tác giả cũng nói rõ “Hình thức xưng gọi giữa người

Trang 16

nói và người nghe trong tiếng Anh không có nhiều biến thể, có sắc thái trung hòa,

có hình thức hô gọi lâm thời căn cứ vào địa vị, vai trò tâm lí giao tiếp của người nói

Dù tính ước lệ nghiêm ngặt của giao tế xã hội thể hiện trong nghi thức nói năng những hành vi ngôn ngữ xã hội trong tiếng Anh không trói buộc người phát ngôn phải tuân theo những qui tắc tâm lí xã hội phức tạp, cầu kì, tế nhị như trong tiếng

Việt” [5, tr.53] Năm 1991, Shin Ja J Hwang trong bài Terms of address in Korean and American cultures, đã phân tích những điểm giống nhau và khác nhau

được dựa trên những yếu tố văn hóa trong hai ngôn ngữ Hàn Quốc và tiếng Anh

Mỹ [149, tr.117] Năm 1996, Allerton D đã nghiên cứu về tên và các cách miêu tả

có cùng tham chiếu qua cách sử dụng ngữ dụng học của người sử dụng ngôn ngữ Đây là cách tiếp cận mới khi nghiên cứu TXH [125, tr.1] Năm 1997, Eleanor Dickey đã bàn về TXH và các hình thức qui chiếu của chúng dựa trên mối quan hệ giữa việc dùng tên người và các từ khác trong cách xưng hô và điểm quy chiếu: cách người A xưng hô với người B khác với cách người A nói tới người B như thế nào và yếu tố nào tác động đến sự khác biệt đó Việc nghiên cứu được dựa trên sự quan sát và phỏng vấn với mục đích giải quyết vấn đề TXH trong ngữ dụng đã giúp các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cũng như các đối tượng độc giả quan tâm

về tính tham chiếu trong việc sử dụng các cách xưng hô và ngược lại [132, tr.255] Năm 1999, tác giả Sanae Tsuda cho ra đời bài viết về vị trí của TXH trong tiếng Anh và tiếng Nhật, tác giả đã khẳng định vị trí của TXH trong hội thoại ở cả hai ngôn ngữ được sử dụng theo từng mục đích của nhân vật và giữa chúng có sự khác biệt nổi bật về vị trí của chúng trong câu Trong tiếng Anh, các TXH thường được đặt ở vị trí cuối câu trong khi trong tiếng Nhật thường ở vị trí đầu câu [147, tr.33] Năm 2003, Chunming Gao đã nghiên cứu về đối chiếu các TXH giữa tiếng Hán và tiếng Anh Tác giả đã cho rằng hình thức xưng hô có vai trò quan trọng giúp cho toàn bộ quá trình giao tiếp được diễn ra suôn sẻ Trong tiếng Hán và tiếng Anh, hình thức xưng hô có cả sự tương đồng và dị biệt Tác giả trình bày kết quả nghiên cứu đối sánh về cách thức xưng hô giữa hai ngôn ngữ Hán - Việt và khẳng định ý nghĩa của đề tài được dựa trên bốn khía cạnh: tên gọi, danh từ thân tộc, chức danh

và ĐTNX với những nét văn hóa khắc biệt của chúng [131, tr.190] Năm 2006, nhóm tác giả Bull, Peter, Fetzer, Anita lại đề cập về chiến lược sử dụng các TXH trong các cuộc phỏng vấn công chức lãnh đạo mà điển hình là những vấn đề xung quanh câu hỏi [128, tr.1]

Đặc biệt năm 2010, Chunli Yang với bài viết về vấn đề dịch TXH từ tiếng Anh sang tiếng Trung Quốc trong lĩnh vực văn hóa [130, tr.738] Xiaomei Yang đã viết về những qui tắc chung trong cách sử dụng và một loạt các yếu tố xã hội làm ảnh hưởng đến TXH, cùng những điểm khác biệt của TXH trong những tình huống

Trang 17

sử dụng khác nhau [150, tr.143] Còn Lillian A Parrott trong bài viết về nghiên cứu đối chiếu các hô ngữ và hình thức xưng hô trực tiếp khác, đã phân tích các hình thức xưng hô trực tiếp trong tiếng Nga đối với các hình thức xưng hô tỉnh lược và xưng hô theo danh tính Đồng thời, tác giả cũng đã đối chiếu những hạn chế về mặt hình thức và chức năng đối với trường hợp xưng hô tỉnh lược với các từ chỉ xưng hô trong các ngôn ngữ khác (ví dụ tiếng Cộng Hòa Czech và tiếng Ba Lan), và so sánh cách thêm các hình thức xưng hô trực tiếp vào phát ngôn theo tình huống trong tiếng Anh Mặc dù có những tương đồng về hình thức và cách sử dụng các hình thức xưng hô trực tiếp giữa tiếng Nga và các ngôn ngữ khác, nhưng những chi phối

về ngôn điệu và cú pháp trong tiếng Anh tỏ ra lớn hơn so với tiếng Nga Cuối cùng tác giả đã khẳng định là trong nghiên cứu đối chiếu về chức năng ngắt câu của các hình thức xưng hô trực tiếp trong tiếng Nga uyển chuyển hơn tiếng Anh [139, tr.211-226] Qian Chen đã viết về sự khác biệt về văn hóa trong các hô ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Anh Tác giả đã nêu ra những nét khác biệt về đặc tính và loại hình của các hô ngữ trong tiếng Hán và tiếng Anh Ngoài ra, tác giả còn khẳng định cách xưng hô trong tiếng Hán phức tạp hơn nhiều so với tiếng Anh với nhiều từ dùng để xưng hô và phạm vi sử dụng cũng rộng hơn Sự khác biệt mang tính văn hóa trong hệ giá trị và ý nghĩa tầng bậc trên dưới, ý nghĩa bình đẳng và thái độ khác nhau đối với vai trò của gia đình có tác động lớn đến cách dùng các từ xưng hô trong tiếng Hán và tiếng Anh [146, tr.898] Cornelia Ilie đã có bài viết về những chiến lược xưng hô trong Nghị viện mà ở đây là Nghị viện Vương Quốc Anh và Nghị viện Thụy Điển Tác giả đưa ra mục đích của nghiên cứu này là tìm ra tác động qua lại giữa các cách sử dụng chiến lược từ xưng hô khác nhau trong nghị viện và cách sử dụng diễn ngôn hành chính trong Quốc hội/ Nghị viện Vương quốc Anh và Thụy Điển [129, tr.185]

Năm 2012, tác giả Prihantoro đã đề cập đến sự lựa chọn TXH: TXH thân mật và sự đánh dấu danh tính của nhóm người da đen Nam Phi trong phim

"invictus” Trong bài viết này, tác giả đã tập trung vào việc lựa chọn cách sử dụng

từ xưng hô của những người tham gia qua các cuộc hội thoại Bên cạnh sự đa dạng, bài viết này cũng cho thấy sự lựa chọn của các dạng TXH được sử dụng bởi 'người da đen' và 'người da trắng' Nam Phi là khác nhau Tác giả cho rằng, một số trong nhóm các dấu hiệu nhận dạng trong những người da đen được thực hiện bằng TXH thân mật như biệt danh hoặc từ “đồng tâm, đồng chí” Trong quá khứ, các TXH được biết đến như là các thiết bị để đấu tranh chống lại hệ thống Apartheid [144, tr.29]

Gần đây nhất, năm 2014, tác giả Abdul Khalik đã nghiên cứu về cách sử dụng TXH trong bộ phim “Hitch”, nhằm giải thích những vấn đề liên quan đến việc

Trang 18

sử dụng các hình thức xưng hô và qui mô sử dụng trong xã hội được phản ánh lại từ việc sử dụng các TXH trong giao tiếp Từ đó, tác giả đưa ra kết quả là có 21,4% sử dụng các danh xưng, 21,4% sử dụng tên, 7,2% sử dụng họ, 35,7% sử dụng các biệt danh và 14,3% sử dụng các danh xưng và họ cùng với sự tác động mãnh liệt của các yếu tố như: thể hiện sự lịch sự, nghiêm túc của các đối tượng, sự tôn trọng, sự thân quen, sự yêu thương và sự nhiệt tình với người nói Việc sử dụng các TXH thể hiện các mối quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật tham gia giao tiếp trong ngữ cảnh trang trọng trong giao tiếp, thái độ, tình cảm con người và chức năng của chúng trong giao tiếp [124, tr.1]

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu, bài viết về TXH trong tiếng Anh hay đối chiếu giữa tiếng Anh với tiếng Nga, tiếng Hán, tiếng Thụy Điển, tiếng Nhật, Nam Phi… thì nhiều nhưng chưa có bài viết nào đề cập đến sự chuyển dịch TXH

trong tác phẩm Gone with the wind tiếng Anh sang tiếng Việt

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, từ những trang viết đầu tiên của Alexandre De Rodhes

trong quyển Từ điển Việt - Bồ Đào Nha - La tinh, năm 1651, ông đã đề cập đến ĐTNX, cũng như các DTTT có chức năng xưng hô như ông, bà, chú, bác, cậu…

Tuy nhiên trong từ điển này TXH mà ông nhắc đến còn sơ lược, chưa đầy đủ so với thực tế xưng hô trong giao tiếp Năm 1884, Trương Vĩnh Ký đã dành 30

trang trong quyển Grammare de langueannamite để nói về ĐTNX Theo nhận

xét của Nguyễn Phú Phong thì Trương Vĩnh Ký là người đã cung cấp một bảng ĐTNX sớm nhất và đầy đủ nhất từ trước đến nay Năm 1940, Trần Trọng Kim đã

tiếp bước nghiên cứu TXH trong quyển Việt Nam văn phạm, ông gọi lớp từ này

là đại danh từ Năm 1951, trong công trình nghiên cứu Studies in Vietnamese Grammar, M.B Emeneau đã phân chia hai lớp đại từ: ĐTNX và TXH có nguồn

gốc danh từ Theo ông, ĐTNX có một bộ phận (chỉ rõ người nói và người nghe, nhưng không phong phú về sắc thái tu từ biểu cảm), để bù đắp điều này, trong tiếng Việt đã có sự xuất hiện của từ xưng hô lâm thời, mà ông gọi là đại từ

cương vị Đại từ cương vị bao gồm các từ chỉ họ hàng huyết thống như ông, bà,

cô, chú, bác, anh, chị Và để phân biệt hai nhóm từ trên nhằm biểu thị ý nghĩa

số nhiều, đối với ĐTNX, tác giả cho kết hợp với từ chúng (Chúng + ĐTNX), còn đối với đại từ cương vị, tác giả cho kết hợp với từ các (Các + ông, bà, cô, chú, bác, anh, chị ) Cũng trong công trình này, tác giả đã đưa ra những nhân tố

quyết định cách sử dụng TXH như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, chức vụ… Đây cũng chính là nguồn tư liệu quí báu cho các nhà ngôn ngữ trong nghiên cứu

về TXH sau này Còn L.C.Thompson (1965) trong quyển Vietnamese Grammar,

lại rất chú ý đến các mức độ (levels) biểu cảm của TXH Ông quan niệm một số

Trang 19

ĐTNX: hắn, người ta… là đại từ tuyệt đối với khả năng kết hợp của nó với từ chúng Theo ông, có ba nhân tố tác động đến TXH: tình huống xưng hô, thái độ

của người nói, cương vị của những nhân vật hội thoại Năm 1963, Nguyễn Kim

Thản trong Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt đã có đề cập đến TXH, ông cho đây

là những từ có chức năng trỏ và thay thế Năm 1975, Nguyễn Tài Cẩn trong

quyển Từ loại danh từ tiếng Việt hiện đại đã quan tâm đến khả năng được dùng

lâm thời như đại từ thay thế cho đại từ ở cả ba ngôi của các danh từ như họ và tên, danh từ chỉ giới, danh từ thân tộc và danh từ chức nghiệp Đến năm 1981,

Đỗ Hữu Châu trong quyển Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng đã chú ý đến chức năng chiếu vật của các TNXH trong hội thoại Đặc biệt, trong quyển Đại cương ngôn ngữ học (phần ngữ dụng học) năm 1999 và 2000, ông đề cập đến vấn đề chiếu

vật và chỉ xuất hành vi ngôn ngữ, lí thuyết lập luận, lí thuyết hội thoại và khẳng định yếu tố lời nói, hành động, nhân tố giao tiếp đều liên quan đến xưng

hô Từ năm 1991 đến năm 1993, Nguyễn Văn Chiến đã có các bài viết về Sắc thái địa phương của các danh từ thân tộc trong tiếng Việt [18], Từ xưng hô trong tiếng Việt (Nghiên cứu ngữ dụng học và dân tộc học giao tiếp) [20], Từ xưng hô trong tiếng Việt (Nghiên cứu ngữ dụng học và dân tộc học giao tiếp tt) [21] Tác giả Mai Xuân Huy trong bài viết Thử khảo sát các cung bậc ngôn ngữ trong giao tiếp vợ chồng người Việt đã tìm hiểu sự biến thiên của cách dùng

ngôn ngữ theo sự thay đổi của các cung bậc tình cảm khác nhau giữa hai chồng

vợ trong phạm vi gia đình người Việt [48] Trong Ngữ nghĩa lời hội thoại [58]

và Giáo trình ngữ dụng học [59, tr.191-197], tác giả Đỗ Thị Kim Liên đã đề

cập đến các vấn đề có liên quan đến TXH trong hội thoại hoặc trong giao tiếp giữa các nhân vật tham gia giao tiếp như TXH xuất hiện thành cặp tương tác khi trao và đáp; sự diễn biến và chuyển đổi TXH theo nội dung cuộc thoại; sự diễn biến tâm lý - tình cảm nhân vật chi phối cách sử dụng Còn tác giả Hoàng Kim Ngọc cho rằng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất đa dạng, phong phú nhưng rất phức tạp Chúng thể hiện những nét văn hóa đặc trưng trong chuẩn mực của giao tiếp lịch sự thường xảy ra trong năm môi trường giao tiếp khác nhau: trong gia đình, trong nhà trường; trong nhà chùa, trong công sở, cơ quan tiếp dân, bệnh viện, trên các phương tiện thông tin đại chúng… Các từ ngữ xưng hô này luôn bị ảnh hưởng, bị chi phối bởi vai giao tiếp, mối quan hệ liên nhân, hoàn cảnh giao tiếp và luôn tuân thủ theo các chuẩn mực trong giao tiếp (lịch sự, lễ phép, đúng mực, đúng vai giao tiếp, đúng hoàn cảnh ) trong văn hóa của người Việt [65]

Ngoài ra, còn phải kể đến một loạt bài viết có liên quan đến từ xưng hô của

tác giả Bùi Minh Yến như: Xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình người Việt

Trang 20

[114], Xưng hô giữa anh chị và em trong gia đình người Việt [115]; Xưng hô giữa

ông, bà và cháu trong gia đình người Việt [116], Xưng hô trong gia đình người Việt, ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt [117], Ngôn ngữ xưng hô bạn bè trong nhà trường hiện nay [118], và đặc biệt, trong luận án tiến sĩ Xưng hô trong gia đình đến xưng hô ngoài xã hội của người Việt [119], tác giả đã khảo sát

khá đầy đủ tất cả những từ xưng hô được người Việt sử dụng trong những tình huống giao tiếp khác nhau Năm 2000, Nguyễn Văn Nở đã viết “Ngoài cách sử dụng những cặp từ xưng hô thường thấy trong ca dao nói chung, chúng ta còn thấy những cách nói riêng mang đậm tính địa phương và phản ánh lời ăn, cách nói, nếp

nghĩ của cư dân vùng cực Nam của Tổ quốc Nổi bật nhất là cặp từ xưng hô “qua- bậu” và những biến thể của cặp xưng hô này” [69] Còn tác giả Trương Thị Diễm trong một loạt bài viết như: Nghĩa và sự chi phối cách sử dụng các danh từ thân tộc

kỵ, chắt, chút, vợ, chồng, dâu, rể [28], Cơ sở của việc chuyển hoá danh từ thân tộc thành từ xưng hô trong tiếng Việt [29], Khảo sát nội dung ngữ nghĩa của từ xưng

hô “bác” trong hoạt động giao tiếp [30]; Và đặc biệt, trong Luận án tiến sỹ Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc trong giao tiếp tiếng Việt đã khảo sát, miêu

tả, phân tích một cách kỹ lưỡng, đầy đủ, toàn diện về hoạt động của danh từ thân tộc dùng để xưng hô trong giao tiếp của người Việt [31] Đến năm 2012, tác giả Trương

Thị Diễm đã viết về Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc trong Cộng đồng công giáo Việt [32]

Còn tác giả Mai Xuân Huy đã có các bài viết về từ xưng hô như: Thử khảo sát các cung bậc của ngôn ngữ trong giao tiếp vợ chồng người Việt [48], Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt [49], Về hiện tượng xưng hô trong giao tiếp quảng cáo [50] Tác giả Dương Thị Nụ với các bài viết về đối chiếu từ xưng hô như: Từ chỉ quan hệ thân tộc trong tri nhận của người Anh và người Việt [70], Một số khác biệt cơ bản về nghĩa của từ thân tộc trong tiếng Anh và tiếng Việt nhìn từ góc độ văn hóa [71], Bước đầu tìm hiểu từ thân tộc trong ẩn dụ (Trên cơ sở đối chiếu tương phản Anh - Việt) [72] Tác giả Mai Thị Kiều Phượng có bài viết về

Từ xưng hô và cách xưng hô trong câu hỏi mua bán bằng tiếng Việt [81] Năm

2012, tác giả Trương Thị Minh Phương trong bài viết về Từ xưng hô trong giao tiếp của người Việt [79] đã nhấn mạnh đến một số đặc điểm cơ bản trong việc sử dụng

các lớp TXH trong tiếng Việt và một số ứng dụng thiết thực trong giao tiếp Năm

2013, Vũ Minh Hiền với bài viết bằng tiếng Nhật về Đối chiếu hệ thống từ xưng hô trong tiếng Nhật và tiếng Việt [42] đã đưa ra những điểm tương đồng và khác biệt

giữa những từ chỉ người trong hai ngôn ngữ Nhật và Việt trong cách sử dụng các ĐTNX, các DTXH để chỉ người nói ở ngôi thứ nhất, người đối thoại ở ngôi thứ hai

và người thứ ba được nhắc đến ở ngôi thứ ba

Trang 21

Năm 2014, Lã Thị Thanh Mai trong Luận án tiến sỹ Đặc điểm xưng hô của người Hàn và người Việt [64] đã bàn về điểm giống nhau, khác nhau về cách xưng

hô trong giao tiếp từ trong gia đình đến ngoài xã hội giữa người Hàn và người Việt

Điểm lại lịch sử nghiên cứu lớp từ xưng hô trong tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi thấy chưa có đề tài nào đề cập đến đối chiếu lớp từ từ xưng hô trong giao tiếp từ tiếng Anh sang tiếng Việt, thể hiện qua một tác phẩm cụ thể, vì vậy, chúng

tôi chọn đề tài: Nghiên cứu từ, ngữ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm

Gone with the wind và bản dịch Cuốn theo chiều gió để đi sâu nghiên cứu

1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài

1.2.1 Khái quát về từ xưng hô

Từ xưng hô là một trong những lớp từ được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp và giao tiếp có thành công hay không phần nhiều cũng nhờ vào lớp từ TXH quan trọng này Trong chương này, chúng tôi nêu ra những tiền đề lý thuyết liên quan đến lớp từ TXH như sau:

1.2.1.1 Khái niệm từ xưng hô

Trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ xưng hô được các tác giả nghiên cứu, trình bày không hoàn toàn thống nhất do đứng ở góc nhìn, cách tiếp cận khác nhau

a Khái niệm từ xưng hô trong tiếng Anh

Theo Chunli Yang, TXH thường được sử dụng trong giao tiếp xã hội để thể hiện bản sắc, cấp bậc và mối quan hệ giữa người nói và người nghe Vấn đề quan trọng là cần hiểu biết một cách sâu sắc về TXH, đặc biệt là trong giao tiếp liên văn hóa Tuy nhiên, do sự khác biệt về lịch sử, tôn giáo và văn hóa, nên TXH cũng có sự đa dạng khác nhau theo từng quốc gia khác nhau hay khu vực khác nhau [130, tr.738]

Theo Từ điển tiếng Anh Macmillan, TXH là một lời xưng gọi bình thường,

được nói ra bởi một người nào đó đến một nhóm đối tượng nào đó Các hình thức xưng hô là tên gọi mà người đang nói gọi một ai đó khi nói hoặc viết [142, tr.16]

Tác giả Abdul Khalik thì cho rằng TXH là cách gọi tên hay xác định người khác bằng các hình thức danh xưng, tên, họ, biệt danh hay sự kết hợp của chúng… và những yếu tố tác động mãnh liệt đến chúng như: thể hiện sự lịch sự, nghiêm túc của các đối tượng, sự tôn trọng, sự thân quen với người nói, sự yêu thương, và sự nhiệt tình chào đón Việc sử dụng các TXH thể hiện các mối quan hệ xã hội, tình huống giao tiếp, ngữ cảnh trang trọng, tình cảm con người và chức năng của chúng [124, tr.1]

Theo Chunming Gao, TXH không những chỉ là một yếu tố ngữ pháp, mà còn

là yếu tố thực hành giao tiếp Các TXH được sử dụng rất phổ biến trong mọi ngôn ngữ, thường xuyên và dễ dàng quan sát trong giao tiếp cá nhân và chúng được xem

là một đơn vị lớp từ rất nổi bật của mối quan hệ trong giao tiếp [131, tr.190-191]

Trang 22

Xiaomei Yang cho rằng TXH là một hiện tượng xã hội Trong tiếng Anh có qui tắc chung về cách sử dụng, nhưng do một loạt các yếu tố xã hội làm ảnh hưởng nên chúng biến đổi đa dạng những tình huống sử dụng khác nhau [150, tr.143]

Sanae Tsuda cho rằng TXH không chỉ được sử dụng để thu hút sự chú ý, mà còn là phương tiện thể hiện ý định của người nói hay những cảnh báo để thay đổi về chủ đề trò chuyện hoặc tiếp tục tiếp tục cuộc trò chuyện, vv (xem Wierzbicka 1992; Kasper và Blum-Kulka 1993; Verschueren 1999: 84; Lansisalmi 1999) Các nghiên cứu này xem xét vị trí của các TXH bằng tiếng Anh trong ánh sáng của sự tương phản giữa các chức năng qui chiếu và tình cảm của họ [147, tr.33-34 ]

Tác giả Scott James Calvert cho rằng TXH là một cách chấp nhận xã hội hóa trong văn hóa chung của người Anh hay đang được xác định đến người nào bằng văn bản hoặc bằng miệng trong giao tiếp được lựa chọn Tùy mức độ quen thuộc và

sự hiểu biết về những người nói khác nhau mà có sự lựa chọn từng cấp độ thân mật trong TXH khác nhau [148, tr.179]

Tác giả Chunli Yang cho rằng TXH là những từ hay từ ngữ dùng để chỉ mối quan hệ nhất định nào đó giữa hai hay nhiều người với nhau, hoặc để diễn tả sự khác biệt về cách nhận diện một ai đó, cấp bậc và địa vị trong xã hội Chúng phản ánh rõ các nền văn hóa dân tộc Chúng giữ vai trò rất quan trọng trong giao tiếp trực tiếp “mặt đối mặt” khi chúng là thông tin đầu tiên được truyền đến người khác [130, tr.738]

b Khái niệm từ xưng hô trong tiếng Việt

TXH trong tiếng Việt không chỉ dùng để “xưng” và “hô” nhằm định vị quan

hệ giữa các đối tượng giao tiếp mà còn là phương tiện biểu đạt tình cảm, tạo nên nhịp cầu giao cảm giữa các cá nhân trong xã hội Xưng hô là thuật ngữ không thể thiếu trong giao tiếp, nó chỉ hành động tự xưng mình và gọi người khác Có khi nó vắng mặt nhưng vẫn được ngầm hiểu là một sự tồn tại với ý nghĩa nhất định

Nguyễn Văn Chiến cho rằng: “Từ xưng hô không phải là sản phẩm của cách tiếp cận cấu trúc luận ngôn ngữ thông thường Đây là những từ thuộc nhiều lớp từ loại của hệ thống ngôn ngữ được đem ra sử dụng để xưng hô (biểu thị các phạm trù xưng hô) giao tiếp xã hội Các thuộc tính về “loại” của lớp từ này được xác định cơ bản trong

cơ chế giao tiếp ngôn ngữ” [20, tr.8] Trong công trình Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á (1992), Nguyễn Văn Chiến đã chia các TXH (vốn là

những từ thân tộc) ra hai loại xưng hô: “tương ứng chính xác” và “tương ứng không chính xác” và phát hiện ra rằng xưng hô “tương ứng không chính xác” là hiện tượng rất phức tạp, gắn liền với thái độ và từng chiến lược giao tiếp cụ thể [19, tr.12] Và

“Trên đây là những từ được “rút ra” từ trong hệ thống ngôn ngữ, dùng để xưng hô (biểu thị các phạm trù xưng hô nhất định) giao tiếp xã hội” [19, tr.41]

Trang 23

Theo Đỗ Hữu Châu, “Ngoài đại từ xưng hô chính thức, tiếng Việt phải mượn các danh từ chỉ quan hệ thân tộc, các tên, các từ chỉ chức danh, nghề nghiệp và các bảng đại từ để xưng hô Với những từ không phải là đại từ này, việc xưng hô đồng thời đảm bảo được cả ba nguyên tắc: thể hiện vai giao tiếp, thích hợp với thoại trường và xưng khiêm hô tôn” [13, tr.274]

Đỗ Thị Kim Liên cho rằng “Từ xưng hô là những từ dùng để xưng hô giữa các nhân vật khi giao tiếp Xưng hô cũng được xem là một phạm trù ngôi Khi nói đến từ xưng hô, người ta thường đề cập đến nhóm đại từ xưng hô đích thực và danh

từ thân tộc chuyển hóa thành từ xưng hô” [59, tr.174] Khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến ngữ nghĩa của lời trong hoạt động giao tiếp, cùng với thời gian, không gian, xưng hô được xem là một trong ba phạm trù quan trọng của ngôn ngữ

Trương Thị Diễm cho rằng: “Từ xưng hô là những từ vừa dùng để “xưng”

và vừa dùng để “hô” (theo Từ điển Hán Việt là “hô danh”) - tức là “gọi tên”

(appeller)” [28, tr.22] “Xưng” là một hành động người nói dùng một BTXH ngôn ngữ để đưa mình vào trong cuộc thoại, để người nghe biết rằng mình đang nói và chịu trách nhiệm về lời nói của mình Đây là hành động tự qui chiếu của người nói (ngôi thứ nhất)

Ngoài ra, các tác giả như Nguyễn Đức Dân [27], Diệp Quang Ban [2], Đinh Văn Đức [35], Hoàng Trọng Phiến [22] cũng có bàn về xưng hô, tuy trong quan niệm riêng, họ có những điểm cụ thể ít nhiều khác nhau

Nói đến TXH, người ta thường đề cập đến hai nhóm từ loại: Đại từ xưng hô

chuyên dùng hay nói cách khác là ĐTNX như tôi, tao… và DTXH là những yếu tố đại từ hóa để xưng hô như tên riêng như Hồng, Lan…; DTTT như ông, bà, ba, mẹ…; danh từ chỉ địa vị, chức vụ như chủ tịch, sếp…; danh từ chức nghiệp như bác

sỹ, kỹ sư…; danh từ chỉ quan hệ xã hội như đồng chí, đồng hương, bạn…; tổ hợp từ làm ngữ DTXH (BTXH) như ông ấy, bà ấy, chị đó, anh đó, con nhỏ đó

TXH gắn với ngôi thứ: ngôi thứ nhất trỏ người nói, ngôi thứ hai trỏ người nghe, ngôi thứ ba trỏ người hay vật được nhắc đến với chức năng định vị và chức năng thể hiện mối quan hệ liên cá nhân

Như vậy, ở trong cả hai ngôn ngữ Anh - Việt, các tác giả nghiên cứu đều có điểm chung là thừa nhận rằng TXH thường xuyên xuất hiện trong giao tiếp hay trong các văn bản văn chương Đặc biệt, cả hai ngôn ngữ đều có một số từ nhất định dùng để xưng hô khi giao tiếp Chúng bao gồm các ĐTNX và các DTXH hay các BTXH (đây là cơ sở để chúng tôi đi vào phân tích và so sánh ở chương 2 và chương 3) và được chúng tôi gọi là các đơn vị TNXH được các nhân vật tham gia giao tiếp đưa ra sử dụng để “xưng” (tự qui chiếu) và “hô” (qui chiếu vào người khác) với chức năng định vị, thiết lập quan hệ liên nhân và biểu lộ thái độ tình cảm, tâm lý,

Trang 24

nhận thức khi tham gia giao tiếp trong gia đình và ngoài xã hội Đồng thời, TXH cũng thể hiện trình độ và bản sắc văn hóa dân tộc, vốn đã được hình thành từ lâu đời trong cộng đồng và trở thành thói quen của các nhân vật tham gia giao tiếp Hầu hết, các TXH trong tiếng Việt được phân bố cách sử dụng theo thang độ quyền thế, liên kết, lịch sự… ở cả trong xưng lẫn gọi Vì thế, thông qua cách sử dụng TXH chúng ta có thể thấy thái độ, quan điểm của thành viên tham gia giao tiếp Trong giao tiếp có nhiều yếu tố tác động đến sự chọn lựa TXH Ngay trong quan hệ giữa xưng và hô cũng hình thành nên hai quan hệ tương hỗ và quan hệ phi tương hỗ

1.2.1.2 Chức năng của từ xưng hô

Chức năng chủ yếu của TXH là tạo lập quan hệ của những người tham gia giao tiếp và thể hiện rõ sắc thái tình cảm của người nói thông qua ba chức năng cơ bản: định vị, chiếu vật và thể hiện mối quan hệ liên cá nhân

a Chức năng định vị

a1 Khái niệm định vị

Theo J.Lyons, “Định vị là sự xác định và sự đồng nhất người, quá trình, sự kiện mà người ta nói đến và quy chúng với ngữ cảnh không gian, thời gian nào đó được tạo nên và được duy trì bởi hành động phát ngôn và bởi sự tham gia của người nói và người nghe” (dẫn theo Phạm Ngọc Thưởng) [99, tr.16]

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, “Trong ngôn ngữ, tất cả các câu nói bằng cách này hay cách khác đều phải có những yếu tố đóng vai trò định vị” [13, tr.130];

“Khác với các định ngữ miêu tả, các từ chỉ xuất (bao gồm cả các ĐTNX) đều thực hiện chức năng chiếu vật không thông qua chức năng miêu tả mà thông qua chức năng định vị Định vị có nghĩa là xác định vị trí của vật được nói tới, phân biệt vật được nói tới với các vật khác về không gian, thời gian và các quan hệ khác” [13, tr.234] Tác giả khẳng định định vị là nhân tố quan trọng khi giao tiếp giữa hai người hay nhiều người Theo tác giả, định vị là xã hội ngôn ngữ hóa: “Định vị xã hội ngôn ngữ hóa những phân biệt về vị thế xã hội của người tham gia giao tiếp

Trong tiếng Việt, ngoài một số từ như ngài, bệ hạ… các từ định vị xã hội đều dựa vào định vị trong gia đình, họ hàng như ông, bà, anh, chị… là cơ sở” [13, tr.237]

Theo Nguyễn Thiện Giáp, “Định vị là xác định vị trí của vật được nói tới, phân biệt vật được nói tới với các vật khác về không gian, thời gian và về các quan

hệ khác Nhìn chung, sự định vị trong các ngôn ngữ đều dựa trên nguyên tắc tự ngã trung tâm, tức là người nói luôn luôn ở trung tâm: vì vai trò của người nói thay đổi

từ thành viên này tới thành viên khác trong khi tham dự đối thoại” [37, tr.30]

Như trong ca dao “Chàng lên non, thiếp cũng lên non Chàng lên trời, vượt

biển, thiếp cũng bồng con theo chàng” (ca dao), ở đây, DTXH chàng được định vị

là chồng ở vai người nghe và DTXH thiếp được định vị là vợ ở vai người nói

Trang 25

Tóm lại, định vị là xác định rõ vị trí thời gian, không gian của một sự vật, hiện tượng, lời nói nào đó được đề cập đến Còn đối với định vị lớp từ xưng hô là xác định vai vế, mối quan hệ, sắc thái tình cảm… của nhân vật thể hiện qua các chức năng của chúng

a2 Những biểu hiện của chức năng định vị

Tác giả Đỗ Hữu Châu khẳng định “Định vị xã hội ngôn ngữ hóa những phân biệt về vị thế xã hội của người tham gia giao tiếp Trong tiếng Việt, ngoài một số từ như ngài, bệ hạ… các từ định vị xã hội đều dựa vào một số định vị trong gia đình,

họ hàng như ông, bà, anh, chị… làm cơ sở” [13, tr.237]

Tác giả Đỗ Thị Kim Liên cho rằng, “Trong ngôn ngữ, người ta thường nói đến ba phạm trù định vị: định vị không gian, định vị thời gian, định vị vai giao tiếp, tức định vị xưng hô Ngoài ba phạm trù định vị đối với ngữ pháp nói trên, người ta quan tâm đến định vị trong diễn ngôn” [59, tr.176]

Nói chung, chức năng định vị thể hiện sự qui chiếu của người nói và người nghe về vai giao tiếp của mình ở một không gian và thời gian cụ thể với các đối tượng (con người, sự vật, hành động hay tính chất nào đó của chúng) và chúng có xác định về:

- Vai giao tiếp: TXH thể hiện vai của người tham gia giao tiếp (người nói, người nghe, người được nhắc đến) Nếu trong hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, vai của họ cũng khác nhau, vì thế TXH cũng khác nhau Do đó, con người luôn có sự lựa chọn và sử dụng TXH sao cho phù hợp với ngữ cảnh khi tham gia giao tiếp

- Quan hệ giữa các nhân vật tham gia giao tiếp: để sử dụng TXH hợp lí trong các cuộc thoại, con người phải dựa vào các yếu tố như: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, địa vị, các mối quan hệ liên cá nhân… để định vị được vai của mình với vai của người đối thoại Nhờ có chức năng định vị của các TXH, người tham gia giao tiếp hiểu được mức độ tình cảm của nhau, từ đó sẽ tạo ra những quan hệ tốt đẹp Nếu họ sử dụng TXH phù hợp thì giao tiếp thành công dễ dàng Còn ngược lại, nếu việc sử dụng TXH không phù hợp sẽ làm cản trở tình cảm và giao tiếp sẽ khó thành công

- Ngôi: Khi giao tiếp trực tiếp giữa các nhân vật thường có ba ngôi: ngôi thứ nhất (vai người nói), ngôi thứ hai (vai người nghe), ngôi thứ ba (vai người được nhắc đến)

- Tính lịch sự: Trong mỗi TXH đều có thể hiện sắc thái kính trọng, đề cao, lịch sự, trung hòa hay suồng sã thân mật Nói chung, các từ xưng hô có liên quan nhiều đến lứa tuổi, ví dụ: Mặc dù biết người đàn ông đang làm lãnh đạo trong cơ

quan nhỏ tuổi hơn ba của mình nhưng chị nhân viên vẫn chào là “Thưa ông!”

- Hiệu lực của lời: Hiệu lực của lời được thông qua các TXH, hai nhân vật

Trang 26

giao tiếp sử dụng cặp TXH lịch sự là “cô - cháu”, nhưng sau trò chuyện, hai nhân vật đã đổi TXH do nhân vật ở vai cô còn trẻ tuổi nên sử dụng cặp TXH “chị - em”

a3 Phương thức định vị

Thông thường, trong giao tiếp của người Việt, có hai phương thức định vị:

- Phương thức thứ nhất là lấy mình làm trung tâm để xưng gọi, phương thức thứ hai là lấy người khác làm trung tâm (phương thức thay ngôi) Theo tác giả Nguyễn Văn Chiến, “Phương thức gọi thay ngôi là một vế đặc biệt của sự xưng hô

mà người được gọi lại giữ một vai khác trong mối quan hệ xã hội với người khác thay vì cho người đang xưng hô với mình” [21, tr.62] Phương thức thứ hai này được các nhân vật tham gia giao tiếp sử dụng rất linh hoạt và phong phú, nhờ nó mà những người tham gia giao tiếp tránh được những tâm trạng băn khoăn, lúng túng: vừa tôn trọng người đối thoại với mình, vừa giữ được vị thế của mình trong giao tiếp và không ảnh hưởng đến ngôi thứ trong truyền thống giao tiếp

Trong thực tế, khi người nói có địa vị cao hơn người nghe nhưng muốn bày

tỏ thái độ lịch sự, tôn trọng đối với người nghe thì người nói vẫn dùng phương thức thay ngôi để xưng hô Người tham gia giao tiếp có thể dùng phương thức gọi thay ngôi để xưng hô bằng DTTT biểu thị vị thế trong quan hệ để thay thế các vai, đồng thời lúc cần thiết, họ có thể sử dụng ĐTNX mang sắc thái trung hòa Còn trong tiếng Anh, các TNXH không thể hiện phương thức này như trong tiếng Việt

Vậy, chức năng định vị của TXH, người tham gia giao tiếp trong tiếng Việt

có thể bày tỏ thái độ, nhận thức của mình, người ngoài có thể xác định mối quan hệ liên cá nhân qua TXH mà người nói, người nghe sử dụng, còn ở tiếng Anh thì không thể

b Chức năng chiếu vật

Theo G Yule, “Chiếu vật là một hành vi mà nhờ nó, người nói và viết dùng các hình thức ngôn ngữ nhằm làm cho người nghe hoặc người đọc nhận biết được một sự vật nào đó” (dẫn theo Phạm Ngọc Thưởng) [99, tr.17] Ông nói thêm “Tự thân các từ không quy chiếu đến cái gì cả Con người mới làm ra cái việc quy chiếu

đó Tốt hơn hết là coi sự quy chiếu như một hành động mà trong đó một người nói hay một người viết làm cho người nghe hay người đọc có thể nhận diện ra nó” (dẫn theo Phạm Ngọc Thưởng) [99, tr.43] Còn Đỗ Hữu Châu nhấn mạnh đến quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ với vật được quy chiếu: “Sự chiếu vật là sự tương ứng của các yếu tố ngôn ngữ trong diễn ngôn với sự vật, hiện tượng được nói tới trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định” [13, tr.231] Tương tự, Nguyễn Thiện Giáp, “Sự quy chiếu là một hành động mà trong đó người nói hoặc người viết dùng các hình thức ngôn ngữ cho phép người nghe, người đọc nhận diện cái gì đó Những hình thức ngôn ngữ ấy là những BTXH qui chiếu” [37, tr.28] Tác giả Đỗ Thị Kim Liên, “sự

Trang 27

quy chiếu hay chiếu vật là sự tương ứng giữa từ hoặc giữa các đơn vị ngôn ngữ với các sự vật, con người, hoạt động, tính chất trong hiện thực được nói tới” [59, tr.51]

Như trong bài thơ của Trần Tế Xương:

“Ai ơi còn nhớ ai không?

Trời mưa một mảnh áo bông che đầu

Nào ai có tiếc ai đâu

Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô? ”

(Áo bông che đầu - Trần Tế Xương) Trong bốn câu thơ trên có sáu chữ ai được đặt trong hệ qui chiếu về hai vai: vai thứ nhất là chàng trai ở ngôi thứ nhất (anh) và vai thứ hai là cô gái ở ngôi thứ hai (em)

Theo chúng tôi, vai trò của TXH trong hội thoại thực chất là sự cụ thể hóa vai trò định vị và vai trò biểu thái Dựa vào chức năng chiếu vật của TXH, các nhân vật tham gia hội thoại có thể lựa chọn TXH bất kỳ để tự quy chiếu và quy chiếu nhân vật đang đối thoại cùng mình TXH trong hội thoại có vai trò chiếu vật, thể hiện quan hệ, tình cảm và thái độ của nhân vật giao tiếp Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp TXH không phản ánh đúng quan hệ thực của người nói và người nghe

Có ba yếu tố để nhận ra sự quy chiếu trong lời nói của những người tham gia giao tiếp trong hệ quy chiếu (vai vế của người nói - người nghe, mục đích và ngữ cảnh) qua các phương tiện thể hiện như dùng từ gọi chính đối tượng hoặc các ĐTNX, các DTXH, các BTXH để tự quy chiếu khi xưng hô, các từ làm định ngữ miêu tả hoặc

số từ làm định ngữ cho các danh từ trung tâm Vì vậy, để giao tiếp thành công, người tham gia giao tiếp phải biết quy chiếu để sử dụng TXH một cách chuẩn mực

c Chức năng thể hiện quan hệ liên nhân

Do đặc điểm của người Việt Nam là sống theo làng xã, cộng đồng, xem trọng các mối quan hệ xã hội như: quan hệ xóm làng, quan hệ gia đình, quan hệ cấp bậc, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ bạn bè… với quan niệm xã hội là một đại gia đình nên con người thường đưa cái tôi cá nhân hòa vào cái chung tập thể Các quan hệ này đan xen lẫn nhau tạo nên các quan hệ liên nhân (interpersonal relationship) mang nhiều tính chất phức tạp Tính chất phức tạp này được thể hiện một phần qua việc sử dụng TXH

Đỗ Hữu Châu cho rằng “Quan hệ vai giao tiếp là quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp đối với chính sự phát và nhận trong giao tiếp và mối quan hệ liên nhân là quan hệ xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp” “Quan hệ liên nhân giữa các nhân vật giao tiếp có thể xét trên hai trục, trục tung là trục vị thế xã hội còn gọi là trục quyền uy (power), trục hoành là trục của khoảng cách, còn gọi là trục thân cận (solidarity) Trong xã hội, con người khác

Trang 28

nhau về địa vị xã hội Cái gọi là địa vị xã hội có thể do chức quyền, tuổi tác, nghề nghiệp mà có” [13, tr.17]

Quan hệ liên cá nhân (relationship) là quan hệ giữa vai trao và vai nhận của nhân vật tham gia giao tiếp, đây là đặc trưng văn hóa - xã hội trong dịch thuật quyết định cho việc sử dụng TNXH mà chúng tôi là tiêu chí để xác định TNXH trong luận án của chúng tôi Chuyển dịch TNXH “tương đương” hay không thì

cần dựa vào tiêu chí này Đây là phần gắn với chỉ xuất nhân xưng [59, tr.60-61] và chức năng thể hiện quan hệ liên cá nhân [59, tr.174-200] hay nói khác đi, quan hệ

liên cá nhân là định vị quan hệ liên nhân Từ chỉ xuất (deixis) bao gồm từ và cụm

từ không biểu đạt được nghĩa trọn vẹn khi không có thông tin phụ được biểu đạt qua ngữ cảnh Một từ được coi là chỉ xuất khi nó có nghĩa nhưng nghĩa rộng của

nó lại biến đổi phụ thuộc vào thời gian và không gian Loại từ và cụm từ này đòi hỏi có ngữ cảnh mới có thể xác định được nghĩa cụ thể của nó (chẳng hạn, ĐTNX trong tiếng Anh là các từ chỉ xuất) Từ chỉ xuất có quan hệ chặt chẽ với hồi chỉ (anaphora) [139]

Các đơn vị TXH được thể hiện quan hệ theo trục hoành hay còn gọi là quan

hệ theo trục thân cận, quan hệ ngang biểu thị khoảng cách xã hội của các nhân vật tham gia giao tiếp với bản chất đối xứng Các đơn vị TXH được thể hiện quan hệ

ngang như: anh - em (quan hệ vợ chồng), cậu - tớ, tao - mày (quan hệ bạn bè)…

Quan hệ theo trục tung hay còn gọi là quan hệ theo trục quyền uy, quan hệ dọc biểu thị vai cấp, vị thế xã hội của các nhân vật tham gia giao tiếp với bản chất phi đối xứng, không ngang bằng, bình đẳng về ngữ cảnh, tuổi tác, địa vị của các

nhân vật Các TNXH thể hiện quan hệ trục tung là giám đốc, phó giám đốc, sếp

Quan hệ theo trục hoành hay còn gọi là trục liên tưởng, quan hệ tình cảm gia đình theo trục quan hệ ngang biểu thị tầng bậc trong gia đình và vai vế của các nhân vật

tham gia giao tiếp Các TXH thể hiện quan hệ ngang như: ông/ bà - cháu, bố/ ba/ cha - con, mẹ/ má - con…

Ngoài ra, TXH không chỉ bộc lộ vị thế xã hội của các nhân vật giao tiếp qua hai trục quan hệ: ngang (trục hoành), dọc (trục tung) mà còn có tác dụng bộc lộ thái

độ tình cảm của nhân vật hội thoại Chức năng định khung quan hệ của xưng hô chính là quan hệ liên nhân

Quan hệ liên nhân từng được chú ý trong việc nghiên cứu các thức của câu, các kiểu câu tường thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán hiện tượng này hầu như có mặt trong mọi công trình nghiên cứu ngô ngữ học, các ngôn ngữ cự thể bởi vì theo cách xem xét vai trò của ngôn ngữ đối với hành vi của con người thì trước sau phạm trù ngôn ngữ sống động giúp cho việc hiểu nhau trở thành có thể Các phạm trù ngôn ngữ sống động đó được phân biệt thành:

Trang 29

a Phạm trù bao gồm ngôn từ và phi ngôn từ (verbal and non – verbal)

b Phạm trù do kinh nghiệm đem lại (experienced)

c Phạm trù ý nghĩa được đưa vào và giải thích bên trong các cuộc tương tác đang diễn ra của các cá nhân (give meaning by being incorporated and interpreted within the individual‟s on going interactions) Phạm trù này tập trung vào cách tạo nghĩa và hiểu nghĩa giữa các cá nhân trong tương tác và thể hiện tính liên cá nhân rõ rệt nhất Ngôn ngữ học hiện đại cho rằng người nghe hiểu người nói là quan trọng nhưng việc người nghe hiểu được ý định của người nói là quan trọng hơn Ví dụ:

“Hôm nay trời nóng nhỉ?” có 3 ý định: xác nhận, sai khiến và rủ rê Hay như: “Mày

về rồi à?” có nghịch lý: chưa về thì sao đứng trước mặt nhưng có giá trị liên cá nhân

là tình bằng hữu, bạn bè thân thiết đến mức lấn át nội dung mệnh đề kỳ lạ này Hoặc quan hệ liên cá nhân được nói ra một cách tường minh trong ví dụ sau:

A: Có đau không anh?

B: Đã dẫm vào chân người ta mà lại hỏi có đau không

A: Vậy thì em xin lỗi vậy!

Ai cũng hiểu rằng câu đầu của A là một lời xin lỗi chứ không phải là một câu hỏi đích thực nhưng vì một lí do nào đó người B không chịu hiểu, không chấp nhận lời xin lỗi của A mà buộc A phải nói lại dưới hình thức tường minh, hàm ý không hài lòng Cho nên, quan hệ liên cá nhân của hai nhân vật A - B có thể là bạn bè mới quen nên chàng trai muốn kéo dài thời gian nói chuyện cùng cô gái hoặc là quan hệ yêu dương nên chàng trai muốn làm nũng với cô gái Đây là một trong những biểu hiện của chức năng quan hệ liên nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ và trong những tình huống giao tiếp này chức năng quan hệ liên nhân lấn át hẳn chức năng giao dịch

Mối quan hệ liên cá nhân liên quan đến vai giao tiếp Một vai không phải là một chất người cụ thể (human quality) mà là một thuộc tính về chức năng có tính chất giả định hoặc một thuộc tính thuộc về hành vi của một con người, một cá nhân trong xã hội, chẳng hạn như một người đàn ông với vai chồng trong một gia đình có các mối quan hệ liên cá nhân theo từng cấp bậc là ba (bố) mẹ, vợ, anh/ chị/ em và con/ cháu Trong các cuộc thoại, mỗi người (cá nhân) có một vai nhất định Các vai khác nhau thể hiện mối quan hệ liên cá nhân khác nhau, thái độ nhân vật khác nhau

và ý định cuộc thoại

Về phân loại quan hệ có hai cách: Cách thứ nhất là theo Đỗ Hữu Châu, xác định quan hệ liên cá nhân của TNXH trên hai trục tung và trục hoành (trục tung là thể hiện vị thế trong xã hội, quyền uy - trục hoành là thể hiện thân cận, khoảng cách Cách thứ hai, xác định quan hệ liên nhân của TNXH có bảy loại là quan hệ thân thiết (yêu đương, kính trọng, vợ chồng), quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè, quan hệ thù địch/ hận - loại này tương đương với vị thế, quyền uy trong xã hội

Trang 30

(power), quan hệ hàng xóm, quan hệ kinh doanh (đối tác, chủ và nhân viên, chủ và

tớ, nhà thầu, khách hàng)

Tóm lại, các đơn vị TNXH trong tiếng Việt thường có ba chức năng góp phần tạo nên vị trí của chúng khi được sử dụng là chức năng định vị, chức năng chiếu vật, chức năng quan hệ liên nhân

1.2.1.3 Từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Anh và tiếng Việt

Các phương tiện ngôn ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Anh và tiếng Việt gồm các ĐTNX và các DTXH (họ và tên, DTTT, danh từ chỉ tình cảm, danh từ chỉ giới, danh từ chỉ sự lịch sự, danh từ vật hóa, danh từ chức nghiệp) và các BTXH được sử dụng trong từng ngữ cảnh giao tiếp

a Đại từ nhân xưng

Trong nhiều ngôn ngữ, việc ngữ pháp hóa các ngôi thành dạng BTXH là các đại từ (pronoun) được sử dụng để xưng gọi hay còn gọi là ĐTNX

a1 Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh (personal pronoun)

Các ĐTNX trong tiếng Anh là I, he, she, you, we, they và các biến thể của chúng là me, him, her, us, them Các ĐTNX này thể hiện rõ sự phân chia ngôi thứ

trong giao tiếp gồm ngôi thứ nhất (người nói), ngôi thứ hai (người nghe) và ngôi thứ

ba (người được nhắc tới)

Theo Macmillan English Dictionary (Từ điển tiếng Anh Macmillan), ĐTNX

là đại từ như tôi/ chúng tôi/ chúng nó… hay nó mà nó được dùng để chỉ một người

nào đó cụ thể, điều gì đó, hoặc nhóm người [142, tr.1039]

Còn trong Từ điển Longman, ĐTNX là một hệ thống đại từ biểu thị một

phạm trù ngữ pháp của ngôi (person), mà hệ thống các từ này trong tiếng Anh được

tạo bởi một loạt các hình thái từ đơn giản là các ĐTNX: I, he, she, it, you, we, they

và các biến thể: me/ mine, him/ his, she/ her…) [145, tr.271]

Tác giả Luong V Hy cho rằng ĐTNX là một loại đại từ nằm trong danh mục của hệ thống khái niệm phương Tây ĐTNX chiếm vị trí nổi bật trong việc nghiên cứu các hình thức ngôn ngữ Tây phương vốn được sử dụng cho xưng ở ngôi thứ nhất, hô ở ngôi thứ hai và được nhắc đến ở ngôi thứ nhất Chúng thực sự tạo thành trọng tâm chính và các điểm then chốt nằm ngay cả trong các hệ thống xưng hô của những người không thuộc người phương Tây [141, tr.9]

Trong tiếng Anh, các ĐTNX có thể hiện ngôi thứ (personal category): ngôi thứ nhất (first person) là người nói (the person/s speaking), ngôi thứ hai (second person) là người nghe (the person/s spoken to), ngôi thứ ba (third person) là người được nhắc đến (the person/s or thing/s spoken about); có chỉ số (number category):

số ít (singular), số nhiều (plural); chỉ giới tính (gender category): nam (male), nữ (female); chỉ cách (case category) như chủ cách (subject case/ nominative case), tân cách (object case) Chúng được biểu thị qua bảng 1.1:

Trang 31

Bảng 1.1: Các đại từ nhân xƣng và các biến thể của chúng trong tiếng Anh

Ngôi thứ ba (third person) He (him), she (her) They (them)

Qua bảng 1.1, chúng ta thấy các ĐTNX trong tiếng Anh có thể hiện hai hình

thức xưng hô trong giao tiếp ở ba ngôi (ngôi thứ nhất I, we, ngôi thứ hai you và ngôi thứ ba he, him, she, her, they, them) và số lượng nhân vật tham gia giao tiếp là một

người hay đám đông nhiều người thật rõ ràng

a2 Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt

Tác giả Đỗ Hữu Châu đã nhấn mạnh hai vấn đề về ĐTNX: “Thứ nhất, không nên đồng nhất đại từ xưng hô và đại từ nói chung với từ xưng hô Để xưng hô, ngoài các đại từ, tiếng Việt còn có thể dùng các từ thuộc các từ loại khác như tên, tên chức danh, tên nghề nghiệp, các từ chỉ quan hệ thân tộc, các từ chỉ không gian

như đây, đấy, ấy… thậm chí cả sự trống vắng TXH… Thứ hai, cần phân biệt ngôi

và các đại từ Ngôi là một phạm trù ngữ dụng biểu thị các vai trò các đối ngôn tham gia vào các hoạt động trao đổi lời nói trong giao tiếp, còn đại từ là những cái biểu đạt, tức các hình thức ngôn ngữ của ngôi ” [15, tr.266] Theo Diệp Quang Ban thì

“ĐTNX là những từ dùng để chỉ người hay vật tham gia giao tiếp” [2, tr.125] Theo

Đỗ Thị Kim Liên, “ĐTNX là những đại từ dùng để xưng hô thay thế hay chỉ trỏ

người (người nói, người nghe, người vắng mặt) khi giao tiếp” [58, tr.58]

Các ĐTNX trong tiếng Việt như tôi, tớ, ta, tao, mày, y, thị, ả… được thể hiện

qua bảng 1.2:

Bảng 1.2: Các đại từ nhân xƣng trong tiếng Việt

Ngôi thứ nhất Tôi, tớ, tao… Chúng tôi, bọn tớ, bọn tao…

Ta, người ta…

Trang 32

TNXH bằng đại từ trong tiếng Việt gồm các đại từ chỉ ngôi: ngôi thứ nhất trỏ người nói, trực tiếp tham gia giao tiếp; ngôi thứ hai trỏ người nghe, cũng trực tiếp tham gia giao tiếp; ngôi thứ ba trỏ người vắng mặt, không trực tiếp tham gia giao tiếp Đại từ gồm hai nhóm chỉ số lượng người tham gia giao tiếp: một người hay

nhiều người: Một người như tôi, tao, tớ, mình… còn đối với nhiều người thì thêm hình vị chúng, bọn vào trước các ĐTNX số ít như chúng tôi, chúng mình, bọn tôi

Ngoài ra, chúng cũng là các ĐTNX có chứa phạm trù lịch sự: trang trọng, lịch sự, trung hòa hay suồng sã

Từ các đặc trưng trên của các TNXH bằng đại từ trong tiếng Việt và tiếng Anh, chúng tôi thấy cả hai đều có những nét tương đồng là đều có chỉ ngôi, chỉ số

và đặc biệt là, trong hai ngôn ngữ đều có một số ĐTNX ở ngôi thứ ba số ít được sử dụng để vừa trỏ người hay vật Nhưng chúng có những khác biệt là trong tiếng Việt không có TNXH chỉ cách như trong tiếng Anh (case category)

ĐTNX được phân chia theo ngôi mà chúng biểu đạt và để biểu đạt ngôi, trong tiếng Việt không nhất thiết lúc nào cũng dùng ĐTNX mà có thể sử dụng các

DTXH hoặc BTXH Có những ĐTNX dùng cho hai ngôi (bao gộp) như chúng ta, chúng mình (bao gộp ngôi một và ngôi hai)

Trong tiếng Việt, sự đối lập về ngôi chỉ thể hiện trong sự khác nhau giữa các TNXH Trong các ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga… sự đối lập về ngôi còn thể hiện ở hình thái các động từ (tùy theo chủ ngữ ở ngôi nào)

Nhân vật tham gia giao tiếp sử dụng TNXH phù hợp với thoại trường và ngữ vực (thân tình hay xung đột) Trong gia đình, trong cơ quan hay ngoài xã hội, TNXH được sử dụng vốn có nghi thức riêng, mức độ thân tình, lạnh nhạt, khinh thị, quy thức hay phi quy thức đều tuân thủ theo nguyên tắt “xưng khiêm - hô tôn”

b Danh từ dùng để xưng hô

b1 Danh từ chỉ người

Danh từ chỉ người là một tiểu nhóm quan trọng trong các TNXH, chúng chiếm số lượng từ lớn và có phần lấn át các ĐTNX trong giao tiếp tiếng Việt

Danh từ là loại từ rất được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Tác giả Nguyễn

Tài Cẩn trong Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, đã đưa ra những tiêu chí

hình thức dựa vào đoản ngữ để phân định từ loại, từ đó, dựng lên bảng từ loại danh

từ nói chung cũng như các tiểu nhóm của chúng Ông cho rằng: “Trong tiếng Việt,

có thể tập hợp các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, chỉ chức vụ nghề nghiệp, học

hàm học vị cũng như chỉ các lớp người như đàn ông, đàn bà… thành một tiểu loại,

gọi là danh từ chỉ người” [8, tr.135]

Danh từ chỉ người có vị trí riêng biệt vì nó có một hệ thống từ riêng biệt và

có cách dùng riêng biệt như người, vị, đứa, thằng, con… ; có các danh từ chỉ quan

Trang 33

hệ thân thuộc như ông, bà, chú, bác, cô, dì, anh, chị… Cách dùng của những từ này được dựa trên ba diện đối lập: Đối lập về giới tính (ông ≠ bà, anh ≠ chị…), đối lập

về tuổi tác (già: cụ ≠ trẻ: cô…), đối lập về sự khinh trọng (thằng ≠ cậu…) Về khả

năng kết hợp thì danh từ chỉ người có khả năng kết hợp với những danh từ đơn vị

ước chừng chỉ cả một tập hợp như đoàn, toán, bọn, nhóm, đám, đàn, bầy… Ví dụ: Bầy con của tôi… Chúng không thể đứng sau những đơn vị chính xác và những đơn

vị ước chừng chỉ bộ phận Ngoài ra, danh từ chỉ người còn dùng đại từ để thay thế

như ai, hắn, y, họ… Danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, phần lớn, là từ Hán - Việt

Đây là nhóm từ có nhiều sự thay đổi qua các thời đại, do chịu ảnh hưởng của tình

hình chính trị như tri huyện, chủ tịch huyện, nhà văn… Theo tác giả, “nhóm danh

từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp này không bao giờ có thể lâm thời chuyển dùng như một loại từ Khi kết hợp với danh từ riêng theo quan hệ đồng vị, nhóm này bao giờ cũng mang ý nghĩa ngôi thứ ba chứ không thể có ý nghĩa ngôi thứ hai Ngoài ra, nhóm danh từ này cũng ít khi dùng để nêu ngôi thứ hai và để làm lời hô gọi trừ

một số trường hợp như chủ tịch, thủ trưởng, đại/ thượng/ trung/ thiếu + tướng, bộ trưởng, giáo sư, bác sĩ… Danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp cũng có những điểm

chung với danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, nên chúng cùng tập hợp lại thành tiểu loại danh từ chỉ người” [8, tr.157] Tuy vậy, trong giao tiếp hiện nay, các từ này

được dùng ở ngôi thứ hai là phổ biến như ví dụ “chào thủ trưởng!” Theo Đỗ Thị

Kim Liên, thì “Danh từ chỉ người là danh từ để xưng hô, chỉ những người thân

thuộc, nghề nghiêp, chức vụ của người trong xã hội như ông, bà, cha, mẹ, bác sỹ, giáo viên,…” [57, tr.48]

Từ các định nghĩa và phân tích trên, ta thấy danh từ chỉ người là một loại danh từ dùng nói về con người (cá nhân hoặc tập thể nào đó) như họ và tên, các danh từ thân tộc, các danh từ nghề nghiệp, chức vụ trong xã hội… Các danh từ này cũng góp phần quan trọng cho hệ thống xưng hô khi giao tiếp

b2 Danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp

Khái niệm về chức danh, nghề nghiệp, theo tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng:

“Nghề nghiệp là công việc có tính chuyên nghiệp trong sản xuất, điều hành, quản lý

xã hội trong tôn giáo mà một người được đảm nhiệm Chức danh bao gồm chức và hàm Chức hay chức vụ là trách nhiệm và quyền lực được giao trong việc điều hành một tổ chức kinh tế, hành chính xã hội, quân đội, tôn giáo Hàm là danh nghĩa được phong tặng hay công nhận theo tài năng, đức độ, sự cống hiến” [15, tr.298]

Thường thì các danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp không dùng để tự xưng

trừ hai từ thầy, cô trong nghề giáo Người Việt không có thói quen dùng các danh từ

chỉ chức danh và nghề nghiệp trong xưng hô Đa số các từ này dùng trong đối xưng

và tha xưng với các sắc thái biểu cảm, trong những thoại trường, những ngữ vực và

Trang 34

quan hệ liên cá nhân khác nhau Nhưng đối với những người có chức danh được xem là cao trong xã hội thì các từ này chỉ xuất hiện ở những lời mở đầu hoặc kết

thúc cuộc thoại Ví dụ: Chào giáo sƣ! … Xin cám ơn giáo sƣ!

Trong giao tiếp, ta bắt gặp các danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp đứng một mình, nhưng cũng có khi thể kết hợp với các yếu tố khác tạo thành các BTXH như:

- Danh từ chức nghiệp + tên như Thư kí Tâm, trợ lí Bích…

- Danh từ thân tộc + danh từ chức nghiệp như ông giám đốc, ông bác sỹ… b3 Danh từ chỉ họ và tên

Tên của người Việt có nhiều loại: tên cúng cơm, tên tục, tên hiệu, tên thánh (tên người theo đạo Thiên Chúa), pháp danh (tên các Phật tử), tên chính (tên theo khai sinh)… Hiện nay, các nhân vật tham gia giao tiếp thường dùng tên chính để xưng hô trong đời thường, riêng đối với người phụ nữ (nông thôn, miền Nam) có chồng nhưng chưa có con thì có thể được gọi bằng tên chồng hoặc thứ của chồng trong gia đình Khi có con thì bố và mẹ được gọi tên bằng tên của con đầu lòng Tên chính có thể dùng một mình để tự xưng, đối xưng và tha xưng [93, tr.266]

Theo Đỗ Hữu Châu “Khi được dùng để tự xưng và đối xưng, các tên chính thường được dùng ở dạng một âm tiết Việc dùng tên một mình để xưng hô chủ yếu chỉ diễn ra trong ngữ vực thân tình, nhưng nó cũng không kéo dài suốt cuộc thoại Chỉ sau vài lượt lời, các đối ngôn sẽ chuyển sang cách xưng hô khác không phải bằng một mình tên Cách tự xưng bằng hai âm tiết ít dùng trong giao tiếp đời thường vì cách tự xưng này có vẻ hơi kiểu cách” [14, tr.296] Ở Việt Nam có tục kiêng tên - kiêng kị gọi nhau ra, nhất là đối với người đứng tuổi hoặc nơi công sở vì địa vị xã hội rất được coi trọng Thường thì tên tục được dùng khi xung đột dữ dội, lúc nóng giận, chửi nhau Đối với người có địa vị, chức tước cao trong xã hội, trong trường hợp đối xưng hay tha xưng mà chỉ dùng bằng tên là vô lễ với người đó Tuy

nhiên, vì sự tôn kính đặc biệt mà việc xưng hô bằng tên được thay thế bằng họ như

Bác Hồ (Hồ Chí Minh), ông Nguyễn (Nguyễn Ái Quốc), bác Tôn (Tôn Đức Thắng), Ngô tổng thống (Ngô Đình Diệm)

Trong giao tiếp tiếng Việt, chúng ta thường gặp cách xưng hô bằng tên kết hợp với các yếu tố khác như:

- Từ chỉ thứ tự + tên (Nam Bộ): tư Chí, năm Huệ…

- Danh từ thân tộc + tên: anh Bình, chị Thu…

- Danh từ thân tộc + thứ tự + tên (Nam Bộ): chú bảy Kiệt, thím chín Nhỏ…

- Từ chức danh, nghề nghiệp + tên: bác sỹ Thanh, y tá Khiêm…

- Danh từ thân tộc + từ chức danh, nghề nghiệp + tên: ông bí thư Đình …

Còn trong tiếng Anh cũng có các DTXH dùng để giao tiếp nhưng đa phần là

ở dạng hô ngữ (bổ ngữ cho các ĐTNX)

Trang 35

1.2.2 Khái quát về giao tiếp

1.2.2.1 Khái niệm giao tiếp

Giao tiếp là trao đổi, tiếp xúc với nhau bằng nhiều phương tiện khác nhau Diệp Quang Ban lại cho rằng “Giao tiếp là một quá trình trao tin ít nhất là giữa hai người giao tiếp (communicators) trao đổi với nhau, chỉ sự cộng tác của phía người giao tiếp thứ hai, nếu người thứ hai không cộng tác thì giao tiếp không thể diễn ra, người thứ nhất sẽ bị bỏ rơi Sự giao tiếp này bao giờ cũng gắn với một tình huống

và một ngữ cảnh nhất định” [3, tr.18] Tác giả Đỗ Hữu Châu khẳng định bốn nhân tố: ngữ cảnh, nhân vật (vai giao tiếp), nội dung và mục đích có mối quan hệ mật thiết với nhau trong giao tiếp “Mọi hoạt động giao tiếp diễn ra khi trong những điều kiện nhất định, ở một môi trường nhất định có người sử dụng một hệ thống tín hiệu để truyền đạt những hiểu biết, tư tưởng, tình cảm, ý muốn… của mình về một thực tế khách quan để gây ra ở người nghe những biến đổi (về nhận thức, về tình cảm, về hành động) như mình mong muốn Trong giao tiếp miệng mặt đối mặt có vai nói vai nghe và hai vai này luân lưu nhau có mục đích Hoạt động giao tiếp có mục đích tác động: tác động vào nhận thức, tác động vào tình cảm và tác động vào hành động Hiệu quả giao tiếp được đánh giá tùy theo mục đích trên đạt được nhiều hay ít” [15, tr.92]

Như vậy, theo chúng tôi, giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin giữa hai hay nhiều người trong một tình huống và ngữ cảnh nhất định Hay nói cách khác, giao tiếp là một hoạt động truyền đạt, trao đổi tình cảm, tư tưởng, ý nghĩ từ người này sang người khác và ngược lại nhằm bảo tồn và phát triển xã hội loài người bằng nhiều phương tiện khác nhau như ngôn ngữ, các điệu bộ, cử chỉ, các loại kí hiệu, tín hiệu (tín hiệu giao thông, cảnh báo…), âm nhạc… Trong đó, phương tiện ngôn ngữ là phương tiện có vai trò rất quan trọng trong giao tiếp, còn các phương tiện khác chỉ đóng vai trò bổ sung, hổ trợ cho nó Khi người nói ở ngôi thứ nhất gọi đến người nghe bằng một ĐTNX hay một DTXH sẽ tạo ra một hoạt động, hoạt động đó gọi là hoạt động giao tiếp Nó có các yêu tố chi phối như vai giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, ngữ cảnh giao tiếp và thái độ giao tiếp

1.2.2.2 Những nhân tố chi phối giao tiếp

a Vai giao tiếp

Vai giao tiếp là nhân vật tham gia giao tiếp có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giao tiếp, nó quyết định sự thành công hay thất bại của giao tiếp

Theo Đỗ Thị Kim Liên, “Nhân vật tham gia vào cuộc thoại có hai tư cách: Thứ nhất, nhân vật là chủ thể đánh giá chủ quan những hành vi giao tiếp cụ thể, từ

đó lựa chọn những phương tiện ngôn ngữ tương ứng Thứ hai, nhân vật là chủ thể

Trang 36

chủ động gây nên hoặc tiếp nhận hành vi giao tiếp với những thái độ khác nhau” [58, tr.31]

Nhân vật giao tiếp được thể hiện ở ba ngôi: ngôi thứ nhất là người nói, ngôi thứ hai là người nghe và ngôi thứ ba là người được nhắc đến trong hội thoại Trong cuộc thoại, nếu người này ở ngôi thứ nhất thì người kia ở ngôi thứ hai và ngược lại Các nhân vật này cần phải nắm bắt và hiểu biết những thông tin về nhau như tuổi tác, thái độ, quan hệ và vị thế trong gia đình, nghề nghiệp, địa vị xã hội để lựa chọn và sử dụng TXH cho phù hợp, nhanh chóng tạo được tình cảm trong giao tiếp, đồng thời cũng thể hiện được sự tôn trọng người đối thoại, trình độ, văn hóa của người nói

Nhân vật đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong hội thoại Để có được hội thoại thì phải có ít nhất là hai nhân vật trở lên với hai tư cách: chủ thể đánh giá chủ quan hành vi giao tiếp cụ thể để lựa chọn phương tiện ngôn ngữ tương ứng và chủ thể chủ động gây nên hoặc tiếp nhận hành vi giao tiếp với những thái độ khác nhau

Theo Hữu Đạt, “Trong hoạt động giao tiếp hằng ngày bao giờ cũng có người nói và người nghe Như vậy, bất cứ người nào khi tham gia giao tiếp cũng phải ở một trong hai cương vị đó Mỗi cương vị như vậy người ta gọi là vai giao tiếp” [33, tr.116] Để hoạt động giao tiếp thành công, mỗi một nhân vật phải tham gia vào một trong hai vai: người nói (trao) - người nghe (đáp) Hai vai này không thực hiện đồng thời mà có sự luân phiên với nhau, thường xuyên có sự hoán đổi vị trí cho nhau

Ngoài ra, các TXH thể hiện được tuổi tác, giới tính, thái độ, tình cảm, nghề nghiệp và bản sắc văn hóa dân tộc của nhân vật giao tiếp Khi nhân vật đưa ra lời thoại có TNXH thì chính họ cũng thể hiện rõ sắc thái địa phương, vị thế phát ngôn, trình độ văn hóa, giới tính của nhân vật thuộc tầng lớp xã hội nhất định

b Nội dung giao tiếp

Nội dung giao tiếp là một trong những nhân tố quan trọng của hoạt động giao tiếp Nội dung giao tiếp được đưa ra từ các nhân vật giao tiếp dưới dạng ngôn từ theo một ngôn ngữ nhất định Nó được xác định thông qua lời trao và đáp của các nhân vật Như ví dụ trên (a, b) có nội dung được xác định thông qua lời trao và đáp của hai nhân vật A - B: A hỏi học thể dục xong thì có ở lại tập văn nghệ không và mặc trang phục diễn văn nghệ hay vẫn mặc quần áo thể dục

Nội dung giao tiếp được xem như một thông điệp được phát ra từ người nói

và được người tiếp nhận phản hồi lại thông điệp đó qua những hoạt động thực hiện trong quá trình giao tiếp Thông điệp này được truyền tải từ người phát ngôn đến người tiếp nhận phát ngôn trong những ngữ cảnh và tình huống khác nhau Tác giả Diệp Quang Ban viết, “Thông điệp (message) trong ngôn ngữ học được hiểu là tin được mã hóa thành lời nói hoặc lời viết, được truyền đi từ người phát đến người nhận” [3, tr.19] Trong hoạt động giao tiếp, nội dung giao tiếp được người phát

Trang 37

ngôn thực hiện hành động đưa ra đưới dạng nói hoặc viết đến người tiếp nhận, người tiếp nhận thực hiện hoạt động nắm bắt, hiểu rõ mục đích, ý định của người phát, đồng thời đưa ra một hành động tiếp theo là hành động phản hồi lại người phát Nội dung giao tiếp không phải bao giờ cũng đồng nhất với mục đích giao tiếp

c Mục đích giao tiếp

Theo Từ điển tiếng Việt thì khái niệm mục đích giao tiếp được hiểu: “Mục

đích là cái vạch ra làm đích, nhằm đạt cho được” [100, tr.674] Tác giả Nguyễn Đức Dân cũng có ý kiến về mục đích giao tiếp, “Mọi cuộc hội thoại đều có mục đích, đều chứa đựng một hoặc nhiều chủ đề Ở đó, mỗi cá nhân còn có thể tìm thấy những mục đích riêng (…) Những chủ đề mục đích có thể được biểu hiện tường minh hoặc ngầm ẩn đằng sau các lời thoại, thể hiện qua những hành vi ngôn ngữ gián tiếp” [27, tr.80] Trong giao tiếp, mục đích là điều cần đạt đến của mọi cuộc hội thoại hay còn gọi là hiệu quả giao tiếp Mục đích và nội dung giao tiếp qua lời nhân vật thường thì tương ứng nhau như ví dụ sau:

Gặp đây anh nắm cổ tay

Anh hỏi câu này có lấy anh không?

(Ca dao)

Trong hai câu ca dao trên mục đích của chàng trai muốn hỏi thăm cô gái, dò

hỏi ý tứ cô gái có đồng ý về làm vợ hay không, DTXH anh được sử dụng rất phù

hợp với nội dung là hỏi cưới cô gái làm vợ

Nhưng đôi khi, mục đích và nội dung cũng không hoàn toàn tương ứng như

ví dụ sau:

Em bảo anh đi đi,

Sao anh không đứng lại?

Ở ví dụ này, người nói có mục đích nói ngược, nói lẫy với thái độ giận hờn Nội dung ngữ nghĩa của lời là bảo anh người yêu đi đi, xua đuổi nhưng trong lòng thì muốn anh người yêu đứng lại

d Ngữ cảnh giao tiếp

Theo Từ điển tiếng Việt, “Ngữ cảnh là tổng thể nói chung những đơn vị đứng

trước và đứng sau một đơn vị ngôn ngữ đang xét, quy định ý nghĩa và giá trị cụ thể của đơn vị đó trong chuỗi lời nói Căn cứ vào ngữ cảnh giải thích nghĩa của từ”

[100, tr.722] Còn theo Từ điển thuật ngữ Ngôn ngữ học, “Ngữ cảnh (context) trong

cách hiểu chung nhất, cái môi trường chung quanh một yếu tố ngôn ngữ đang xét, được phân chia thành ba trường hợp: ngữ cảnh ngữ âm, ngữ cảnh phát ngôn hay đồng văn bản, ngữ cảnh tình huống hay tình huống, ngữ cảnh vật lí, ngữ cảnh xã hội

- văn hóa‟ [4, tr.368-370]

Trang 38

Tác giả Đỗ Hữu Châu, “Ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn Ngữ cảnh bao gồm hai nhân tố: nhân vật giao tiếp

và hoàn cảnh giao tiếp” [11, tr.15] Còn tác giả Đỗ Thị Kim Liên, có cách hiểu về ngữ cảnh cũng gần giống như tác giả Đỗ Hữu Châu nhưng chỉ “trùng với nhân tố hoàn cảnh giao tiếp” còn “tách nhân tố nhân vật giao tiếp thành một nhân tố riêng”

và tác giả đã chia ngữ cảnh giao tiếp ra thành ngữ cảnh giao tiếp rộng và ngữ cảnh giao tiếp hẹp Ngữ cảnh giao tiếp rộng bao gồm những hiểu biết về thế giới vật lý, sinh lý, tâm lý, xã hội, văn hóa, tôn giáo, lịch sử, các ngành khoa học nghệ thuật, của nhân vật giao tiếp, chúng tạo nên cái không gian - thời gian (hay còn gọi là môi trường) trong đó đang diễn ra cuộc hội thoại, cho phép nhân vật giao tiếp với nhau không lệch kênh Còn ngữ cảnh giao tiếp hẹp: gồm toàn bộ không gian, thời gian

cụ thể cho phép một câu nói được nói hay không” [59, tr.46]

Từ những ý kiến về ngữ cảnh đã nêu trên, chúng tôi chọn cách hiểu ngữ cảnh theo ý kiến Đỗ Hữu Châu để đi sâu phân tích ý nghĩa TXH trong ngữ cảnh cụ thể gồm hai nhân tố: nhân vật giao tiếp và hoàn cảnh hay nói cách khác là ngữ cảnh giao tiếp

e Thái độ giao tiếp

Trong Từ điển tiếng Việt, “Thái độ là tổng thể nói chung những biểu hiện ra

bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ lời nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hoặc đối với sự việc nào đó” [100, tr.674] Theo Đỗ Thị Kim Liên, “Thái độ của người nói tham gia trong hội thoại như một yếu tố có giá trị ngữ nghĩa hỗ trợ bên cạnh ngôn ngữ thành lời Nó không phải là ngôn ngữ nhưng lại là một phương tiện phụ trợ hết sức đắc lực đến ngữ nghĩa” [58, tr.192]

Thái độ giao tiếp cũng là nhân tố quan trọng trong hoạt động giao tiếp Nó thể hiện những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá của người nói đối với hiện thực được nói tới, thường do các yếu tố tình thái trong phát ngôn đảm nhận Tùy theo mục đích, nội dung khác nhau, người nói có những thái độ khác nhau: thái độ đồng tình, tin tưởng, ngạc nhiên, e ngại, lấp lửng, dứt khoát, bực tức, gay gắt hay phản đối

Nhưng đôi khi thái độ người nói có thể đưa đến những khác biệt trong nội dung ngữ nghĩa của lời như ví dụ sau:

Em bảo anh đừng đợi, Sao anh vội đi ngay?

Ở ví dụ này, người nói với thái độ giận hờn có pha lẫn chút mè nheo, nhỏng nhẻo Nội dung ngữ nghĩa của lời là bảo người ta đừng đợi, đừng chờ nhưng trong lòng thì muốn người ta ở lại và chờ đợi

Trang 39

1.2.3 Một số vấn đề liên quan đến đơn vị tương đương trong chuyển dịch

1.2.3.1 Khái niệm về chuyển dịch

Cho đến nay, dịch đã được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Dịch là hoạt động phân tích, lí giải ý nghĩa câu từ của một đoạn văn, văn bản nào đó từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích với đoạn văn mới, văn bản mới tương đương

Năm 1950, M Fyodorov, “Dịch là chuyển đạt một văn bản từ ngôn ngữ này (nguồn) sang ngôn ngữ khác (đích) một cách trung thành trong chừng mực

có thể, cả về nội dung lẫn về hình thức” Steiner cho rằng “Dịch thuật là chuyển

di nghĩa giữa hai ngôn ngữ” Còn Tanke, “dịch thuật là việc chuyển một văn bản

từ một ngôn ngữ gốc sang một văn bản khác bằng ngôn ngữ đích với mục tiêu là nghĩa của hai văn bản này phải tương đương hoàn toàn” G.Mounin xem “bản dịch như người phụ nữ, để bản dịch được tuyệt hảo thì nó vừa phải trung thành, vừa phải đẹp”

Năm 1988, Peter Newmark đã viết trong quyển Giáo trình dịch thuật “Dịch

thuật là việc chuyển một văn bản này sang một văn bản khác theo cách tác giả muốn thể hiện khi viết văn bản đó Nó là một nghệ thuật, một nỗ lực thay thế một thông điệp, một diễn ngôn của một văn bản hay ngôn bản trong một ngôn ngữ bằng một thông điệp hay một diễn ngôn giống như vậy trong một văn bản hay ngôn bản của một ngôn ngữ khác.” Ngoài ra, ông cũng xem hoạt động chuyển dịch là một khoa học, một kỹ năng, một nghệ thuật, và là một vấn đề liên quan đến năng khiếu thẩm mỹ cũng như tài năng và sự khéo léo lựa chọn từ ngữ cho phù hợp của từng dịch giả Trong tiếng Việt, tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng “dịch thuật là chuyển một ngôn bản nguồn bằng một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác” [12] Ở đây, ông đặc biệt quan tâm đến vai trò của dụng học trong dịch thuật Ông nói thêm: “Dụng học đã giúp cho ngôn ngữ ý thức lại mình và ý thức lại đối tượng của mình Ngữ dụng học với những lĩnh vực, những phát kiến mới sẽ giúp cho

dịch thuật phát hiện ra những điều cần lưu ý, giúp cho người dịch: cảnh giác hơn, tinh tế hơn khi xử lí ngôn bản nguồn để dịch” [12] Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Ngọc, “nghề dịch chỉ tóm lại trong một câu: Nhập gia tùy tục Khi dịch sang tiếng

Pháp, tiếng Anh, ta phải theo tục Pháp, tục Anh Còn khi dịch sang tiếng Việt lại phải theo tục Việt”

Năm 2012, tác giả Lê Bá Thự đã nhắc đến tiêu chí của dịch thuật là “Ngoài

ba chữ tín, đạt, nhã thì chỉ cần dùng một chữ tiếng Việt mà vẫn bao hàm tất cả, Trên đây là chữ ĐÚNG - tiêu chí của dịch văn học phải là đúng, tức là dịch đúng Đúng có nghĩa là phải dịch chuẩn xác lời văn và tinh thần của nguyên bản Phải tìm

cho được những từ, những thuật ngữ tương ứng trong tiếng Việt để dịch

cho đúng với nội dung bản gốc.”

Trang 40

Vậy hoạt động chuyển dịch là một quy trình, hay nói cách khác, dịch thuật là toàn bộ quá trình, hoạt động của sự chuyển đổi từ một văn bản nguồn sang những văn bản tương ứng bằng ngôn ngữ khác thỏa mãn các yếu tố quan trọng như văn hóa, thẩm mỹ, tài năng và đạo đức của người dịch

1.2.3.2 Tính tương đương trong hoạt động chuyển dịch giữa hai ngôn ngữ

Khái niệm tương đương (equivalence) trong dịch thuật rất quan trọng trong việc thẩm định, hay đánh giá một công trình dịch thuật bất kỳ Có nhiều quan điểm khác nhau khi bàn về tính tương đương trong dịch thuật

Những kết quả nghiên cứu ngôn ngữ của các tác giả đi trước đã thúc đẩy Nida và Taber cho ra mô hình tương đương động, ở đây, hai tác giả đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tương đương về chức năng Tùy vào đối tượng tiếp nhận bản dịch mà sẽ có những văn bản dịch khác nhau Kế đến là Bakhudavov và Koler cũng

đã tiếp tục hoàn thiện mô hình động này Hai tác giả này cũng nhấn mạnh thêm về tính tương đương như: tương đương về nội dung, tương đương về phong cách, giá trị biểu cảm, biểu thái Tùy theo mục đích giao tiếp, loại hình văn bản, đối tượng tiếp nhận mà người dịch có thể áp dụng những dạng tương dương nào cho phù hợp

Tác giả Bùi Hiển viết: “Không có một từ nào của một ngôn ngữ tìm được tương đương tuyệt đối trong một ngôn ngữ khác Mỗi ngôn ngữ biểu thị một thế giới quan và sắp xếp cái thế giới ấy theo một cách nhìn, một ngữ pháp riêng biệt” Tuy nhiên, ông cũng đã nói thêm là “phải duy trì vẻ xa lạ của một văn bản đến từ nơi

khác, đồng thời chuyển đổi các điểm qui chiếu vào ngôn ngữ người đọc”

Còn tác giả Nguyễn Hồng Cổn thì khẳng định: “Tương đương trong dịch thuật

là sự trùng hợp, hay tương ứng trên một hay nhiều phương diện nào đó (hình thức, ý nghĩa, nội dung thông báo, thể loại phong cách, giá trị biểu cảm) giữa các đơn vị dịch của văn bản đích và văn bản nguồn với tư cách vừa là sản phẩm, vừa là phương tiện của quá trình giao tiếp ở một tình huống giao tiếp nhất định và bối cảnh văn hóa xã hội nhất định” [26] Do văn hóa và ngôn ngữ gắn chặt với nhau và giữa các nền văn hóa luôn luôn có những khác biệt, nên chúng ta có thể khẳng định rằng, giữa các ngôn

ngữ không bao giờ có tương đương tuyệt đối Ngay cả khi giữa hai ngôn ngữ có một

sự tương đương nào đó về nghĩa của từ, sự tương đương đó chỉ tồn tại trên bề mặt, còn nét nghĩa sâu của nó - nét nghĩa với văn hóa hay nghĩa biểu cảm - lại không giống nhau Đây chính là một trong những thách thức lớn đối với người dịch

Tác giả Lê Đình Tường cho rằng qua phương thức biểu đạt TNXH, chúng ta xác định rõ thêm bản chất quan hệ giữa người nói với người nghe và người nói với những người được nhắc đến Để xác định được hai mối quan hệ này (cơ sở để xác định TNXH trong hai văn bản (tiếng Anh và tiếng Việt) là tương đương về ngữ dụng (pragmatic equivalance) và tương đương về biểu đạt (substantial equivalance)

Ngày đăng: 23/05/2016, 09:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Ái (Chủ biên, 1994), Từ điển phương ngữ nam bộ, Nxb Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển phương ngữ nam bộ
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
2. Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
3. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2009
4. Diệp Quang Ban (2010), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (sơ thảo), Nxb Giáo Dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (sơ thảo)
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo Dục Việt Nam
Năm: 2010
5. Thái Duy Bảo (1988), Đối chiếu nghi thức lời nói đối thoại Anh - Việt, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Ngữ văn, Đại học Xã hội Nhân văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối chiếu nghi thức lời nói đối thoại Anh - Việt
Tác giả: Thái Duy Bảo
Năm: 1988
6. Hoàng Trọng Canh (2009), “Nhóm từ xưng hô trong phương ngữ Nghệ Tĩnh” trong Từ địa phương Nghệ Tĩnh - về một khía cạnh ngôn ngữ - văn hóa, Nxb Khoa học Xã hội, tr. 234-257 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhóm từ xưng hô trong phương ngữ Nghệ Tĩnh” "trong "Từ địa phương Nghệ Tĩnh - về một khía cạnh ngôn ngữ - văn hóa
Tác giả: Hoàng Trọng Canh
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2009
7. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ), Nxb Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ)
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp
Năm: 1975
8. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1975
9. Phó Thành Cật (1999), Cách xưng hô trong tiếng Hán và tiếng Việt với văn hóa truyền thống của hai nước Trung - Việt, Ngôn ngữ và Đời sống, số 9, tr 10-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ và Đời sống
Tác giả: Phó Thành Cật
Năm: 1999
10. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp
Năm: 1987
11. Đỗ Hữu Châu (chủ biên), Bùi Minh Toán (1999), Đại cương ngôn ngữ học (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ họ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu (chủ biên), Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
12. Đỗ Hữu Châu (1993), Dụng học và Dịch thuật. Những vấn đề ngôn ngữ và dịch thuật, Nxb Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dụng học và Dịch thuật. Những vấn đề ngôn ngữ và dịch thuật
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội
Năm: 1993
13. Đỗ Hữu Châu (2000), Đại cương ngữ dụng học (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
14. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2003
15. Đỗ Hữu Châu (2009), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2009
16. Hoàng Thị Châu (1995), Vài đề nghị về cách xưng hô trong xã giao, Ngôn ngữ và Đời sống, số 2, tr. 12-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ và Đời sống
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Năm: 1995
17. Nguyễn Văn Chiến - Nguyễn Xuân Hòa (1990), “Bình diện xã hội của ngữ dụng học tương phản các từ xưng hô và các thành ngữ”, Tạp chí Khoa học, số 2, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình diện xã hội của ngữ dụng học tương phản các từ xưng hô và các thành ngữ”, Tạp chí" Khoa học
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến - Nguyễn Xuân Hòa
Năm: 1990
18. Nguyễn Văn Chiến (1991), “Sắc thái địa phương của các danh từ thân tộc trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 2, tr. 53-57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sắc thái địa phương của các danh từ thân tộc trong tiếng Việt”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Năm: 1991
19. Nguyễn Văn Chiến (1992), Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á, Nxb Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Ngoại ngữ
Năm: 1992
20. Nguyễn Văn Chiến (1993), “Từ xưng hô trong tiếng Việt (Nghiên cứu ngữ dụng học và dân tộc học giao tiếp)”, Tạp chí Khoa học, số 3, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tr. 8-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ xưng hô trong tiếng Việt (Nghiên cứu ngữ dụng học và dân tộc học giao tiếp)”, "Tạp chí Khoa học
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Năm: 1993

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w