1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu từ ngữ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Gone with the wind và bản dịch Cuốn theo chiều gió (TT)

27 538 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 592,71 KB

Nội dung

Vì vậy, việc chuyển dịch các đơn vị từ ngữ xưng hô trong giao tiếp qua lời hội thoại của nhân vật từ tiếng Anh sang tiếng Việt có những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ Anh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ KIM TUYẾN

NGHIÊN CỨU TỪ NGỮ XƯNG HÔ

QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT

TRONG TÁC PHẨM GONE WITH THE WIND

VÀ BẢN DỊCH CUỐN THEO CHIỀU GIÓ

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ

Mã số: 62.22.01.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2016

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Trong ngôn ngữ nói chung, trong tiếng Việt và tiếng Anh nói riêng, từ xưng hô thể hiện mối quan hệ thứ bậc, thái độ và tình cảm giữa các nhân vật tham gia hội thoại Để cuộc hội thoại luôn diễn ra tốt đẹp, người nói bao giờ cũng định vị vai người nghe, đặt họ trong quan hệ với người nói nhằm lựa chọn từ xưng hô cho phù hợp Chính mối quan hệ liên cá nhân này đã góp phần quyết định đến việc lựa chọn

và sử dụng từ xưng hô phù hợp với ngữ cảnh, với nội dung, đồng thời cũng ảnh hưởng đến diễn biến của cuộc thoại Việc nghiên cứu biểu hiện tính tương ứng này giữa hai ngôn ngữ (tiếng Anh - tiếng Việt) là việc làm có ý nghĩa, có giá trị quan trọng trong giao tiếp

1.2 Từ xưng hô trong tiếng Việt vô cùng đa dạng và phong phú về vốn từ, về sắc thái ý nghĩa trong từng hoàn cảnh, đặc biệt, trong cùng một vai nhưng lại có thể

có sự thay đổi từ ngữ xưng hô với những sắc thái tình cảm khác nhau Trong khi đó, việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Anh lại có sự khác biệt về số lượng, về từ loại (xưng hô) và kết cấu từ ngữ xưng hô Điều này đã gây khó khăn cho các dịch giả

về cách lựa chọn từ ngữ xưng hô tương ứng, nhất là trong việc dịch tác phẩm từ bản gốc (tiếng Anh) sang bản dịch (tiếng Việt) Việc đi sâu nghiên cứu từ ngữ xưng hô

trong tác phẩm cụ thể từ bản gốc Gone with the wind của tác giả Margaret Mitchell (tái bản 2005), nhà xuất bản Macmillan sang bản dịch Cuốn theo chiều gió của dịch giả Vũ Kim Thư (2009), nhà xuất bản Thời Đại sẽ góp phần giúp chúng ta thấy rõ hơn

về tính hệ thống, tính qui luật trong hoạt động chuyển dịch giữa từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại

1.3 Trong thực tiễn giao tiếp tiếng Anh, đại từ nhân xưng thường được sử

dụng phổ biến hơn danh từ dùng để xưng hô, trong khi đó, ở tiếng Việt, đại từ nhân xưng được sử dụng để xưng hô rất hạn chế so với danh từ dùng để xưng hô, đặc biệt

là danh từ thân tộc Vì vậy, việc chuyển dịch các đơn vị từ ngữ xưng hô trong giao tiếp qua lời hội thoại của nhân vật từ tiếng Anh sang tiếng Việt có những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ Anh - Việt về cách sử dụng đại từ nhân xưng, các danh từ dùng để xưng hô (họ và tên, danh từ chức nghiệp, danh từ thân tộc…), sắc thái tình cảm, văn hóa… Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt về những vấn đề trên trong chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa thiết thực trong dạy - học hai ngôn ngữ Anh - Việt

1.4 Trong thực tế, người Việt học tiếng Anh và đặc biệt là người nước ngoài

sử dụng tiếng Anh học tiếng Việt gặp nhiều khó khăn khi phải sử dụng từ ngữ xưng

hô trong quá trình học cũng như trong quá trình chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, và ngược lại Họ thường mắc nhiều lỗi trong sử dụng do chưa hiểu rõ chức năng, ngữ nghĩa ngữ dụng, văn hóa của từng loại từ (đại từ nhân xưng hay danh từ dùng để xưng hô) của từ ngữ xưng hô Vì vậy, việc “Nghiên cứu từ ngữ xưng hô qua

Trang 3

lời thoại nhân vật từ bản gốc Gone with the wind sang bản dịch Cuốn theo chiều gió”

là vấn đề cần thiết, cần được quan tâm nghiên cứu

2 Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi chọn đơn vị từ ngữ xưng hô được sử dụng

trong giao tiếp ở các ngữ cảnh, qua lời thoại nhân vật thể hiện trong tác phẩm Gone with the wind (tiếng Anh) và bản dịch Cuốn theo chiều gió (tiếng Việt) làm đối tượng

nghiên cứu

Tác phẩm này được một số dịch giả dịch sang tiếng Việt, như Dương Tường,

Lê Công Thành, Vũ Kim Thư Trong luận án này, chúng tôi chọn bản dịch Cuốn theo chiều gió của Vũ Kim Thư (2009, Nxb Thời đại)

2.2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài này hướng đến:

- Về lý thuyết: Xác định các nhân tố chi phối từ ngữ xưng hô trong sử dụng

như: vai giao tiếp, thái độ… trong hội thoại qua tác phẩm Gone with the wind (tiếng Anh) và bản dịch Cuốn theo chiều gió (tiếng Việt), cũng như sự tương đồng và khác

biệt trong sử dụng đại từ nhân xưng và danh từ dùng để xưng hô trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó bổ sung cho Lý thuyết nghiên cứu TXH nói chung và lí thuyết phiên dịch TXH trong hai ngôn ngữ Anh, Việt nói riêng

- Về thực tiễn: Ứng dụng kết quả nghiên cứu từ ngữ xưng hô trong tác phẩm Gone with the wind (tiếng Anh) và bản dịch Cuốn theo chiều gió (tiếng Việt) vào

hoạt động dạy - học và hoạt động chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt hoặc

ngược lại, từ tiếng Việt sang tiếng Anh

3 Nhiệm vụ của luận án

Thực hiện được đề tài này, luận án đặt ra những nhiệm vụ sau:

a Thống kê, phân loại hệ thống từ ngữ xưng hô thể hiện quan hệ liên cá nhân

của các nhân vật tham gia giao tiếp, được sử dụng trong tác phẩm Gone with the wind của tác giả Margaret Mitchell và bản dịch Cuốn theo chiều gió của dịch giả Vũ

c Xác định nét tương đồng và khác biệt về cách sử dụng từ ngữ xưng hô với các loại mô hình quan hệ liên cá nhân được biểu đạt bằng đại từ nhân xưng, danh từ dùng để xưng hô, biểu thức dùng để xưng hô và dạng từ ngữ xưng hô bị tỉnh lược

trong giao tiếp ở tác phẩm Gone with the wind và bản dịch Cuốn theo chiều gió

Trang 4

d Ứng dụng kết quả nghiên cứu được thể hiện qua các mô hình quan hệ liên cá nhân đã xác định vào hoạt động dạy - học và chuyển dịch hai ngôn ngữ Anh - Việt

4 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Tư liệu nghiên cứu

Các từ ngữ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Gone with the wind của tác giả Margaret Mitchell và bản dịch Cuốn theo chiều gió của dịch giả Vũ Kim

Thư được chúng tôi thống kê làm tư liệu nghiên cứu Ngoài ra chúng tôi cũng sử

dụng bản dịch Cuốn theo chiều gió của dịch giả Dương Tường để so sánh

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi áp dụng phương pháp thống kê, phân loại, phương pháp phân tích diễn ngôn, phương pháp so sánh Ngoài ra, luận án của chúng tôi còn sử dụng một số thủ pháp khác như hệ thống hóa, mô hình hóa cách sử dụng các đơn vị từ ngữ xưng

hô trong hai ngôn ngữ (tiếng Anh và tiếng Việt), kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng để có được kết quả với những nhận xét phù hợp

5 Đóng góp của đề tài luận án

Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu sự chuyển dịch từ ngữ xưng hô trong tác phẩm cụ thể từ bản gốc tiếng Anh sang bản dịch tương ứng trong tiếng Việt xét từ

bình diện ngữ dụng và văn hóa được thể hiện trong cách lựa chọn sử dụng chúng Từ

những kết quả về những tương đương trong chuyển dịch đại từ nhân xưng, danh từ dùng để xưng hô, chúng tôi đưa ra những ứng dụng chúng vào hoạt động dạy - học và

chuyển dịch trong thời kì hội nhập

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án gồm bốn chương: Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài

Chương 2 Đại từ nhân xưng qua lời thoại nhân vật trong bản gốc Gone with

the wind và những đơn vị tương đương trong bản dịch Cuốn theo chiều gió

Chương 3 Danh từ dùng để xưng hô qua lời thoại nhân vật trong bản gốc

Gone with the wind và những đơn vị tương đương trong bản dịch Cuốn theo chiều gió

Chương 4 Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động dạy - học và

chuyển dịch

Trang 5

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu từ xưng hô

Cho đến nay, nhiều tác giả đi trước đã đề cập đến vấn đề TNXH (từ ngữ xưng hô) nhưng cách quan niệm về phạm trù xưng hô cũng chưa hoàn toàn thống nhất Nhìn chung, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, việc nghiên cứu lớp TXH (từ xưng hô) đã thu được những thành tựu đáng kể

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Anh

Vấn đề TNXH trong tiếng Anh từ rất lâu đã có nhiều tác giả nghiên cứu:

Năm 1961, Brown, Roger W và Marguerite Ford trong bài Address in American English đã phân tích TXH trong cuộc hội thoại giữa hai người trong nhiều ngữ cảnh

khác nhau với sự tác động từ yếu tố tâm lí xã hội dựa trên mối quan hệ mật thiết của 3 loại TXH (tên hoặc họ để xưng gọi, danh xưng, xưng gọi cho người vắng mặt (tên hoặc họ) [127, tr.371] Năm 1968, Hanning, Robert W đã đề cập đến những cách sử dụng TXH trong văn hóa học thời trung cổ [135, tr.325] Năm 1973, Eliason Norman E đã nói đến TXH và những tham chiếu [133, tr.137] Năm 1985, Lou Quangquinh đã viết

về xã hội và văn hóa trong quy tắc gọi tên [138, tr.3] Năm 1988, Braun, F đã có bài viết nghiên cứu về những vấn đề về mô hình và cách sử dụng của đa ngôn ngữ, đa văn

hóa trong TXH [126] Cũng trong năm 1988, tác giả Thái Duy Bảo trong Đối chiếu nghi thức lời nói đối thoại Anh - Việt [5] đã đề cập đến ĐTNX và các DTXH trong

tiếng Anh Tác giả viết: “Trong đối thoại tiếng Anh, hình thức sử dụng các ĐTNX

được coi là bắt buộc, truyền thống như ĐTNX I, we dùng cho ngôi thứ nhất, chủ thể phát ngôn (xưng) và ĐTNX you dùng cho ngôi thứ hai, đối tượng tiếp nhận là người

cùng giao tiếp (gọi) Các ĐTNX này xuất hiện trong mọi tình huống giáo tế, trong mọi quan hệ xã hội có những khác biệt địa vị cao thấp, tuổi tác và mức độ thân sơ xa gần Nói cách khác, nó là sự biểu thị mối quan hệ giữa các nhân vật tham gia giao tiếp, giữa người nói và người nghe…” [5, tr.45-46] Ngoài ra, tác giả còn nêu rõ đặc điểm các hình thức xưng hô trong tiếng Anh có thể hiện ngôi thứ, nhưng không chứa đựng phạm trù lịch sự, cũng như không bị ảnh hưởng bởi những sắc thái giao tiếp khác nhau trong những tình huống giao tiếp khác nhau… Mặc dù, những hình thức xưng hô tiếng Anh thể hiện sự bình đẳng ở các ĐTNX, không thể thay thế bằng các từ hô gọi khác, nhưng trong những bối cảnh hàm súc, căn cứ trên thái độ, tình cảm các nhân vật phát ngôn, ta còn bắt gặp các biến thể tự do của các từ hô gọi lâm thời như gọi tên hoặc các hô ngữ

(my love, my pet…) Năm 2006, nhóm tác giả Bull, Peter, Fetzer, Anita lại đề cập về

chiến lược sử dụng các TXH trong các cuộc phỏng vấn công chức lãnh đạo mà điển hình là những vấn đề xung quanh câu hỏi [128, tr.1]

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu, bài viết về TXH trong tiếng Anh hay đối chiếu giữa tiếng Anh với tiếng Nga, tiếng Hán, tiếng Thụy Điển, tiếng Nhật,

Trang 6

Nam Phi hay tiếng Việt… thì nhiều nhưng chưa có bài viết nào đề cập đến sự chuyển

dịch TXH trong tác phẩm Gone with the wind tiếng Anh sang tiếng Việt

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu từ xưng hô trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, từ những trang viết đầu tiên của Alexandre De Rodhes trong

quyển Từ điển Việt - Bồ Đào Nha - La tinh, năm 1651, ông đã đề cập đến ĐTNX, cũng như các DTTT có chức năng xưng hô như ông, bà, chú, bác, cậu… Tuy nhiên

trong từ điển này, TXH mà ông nhắc đến còn sơ lược, chưa đầy đủ so với thực tế xưng hô trong giao tiếp Năm 1884, Trương Vĩnh Ký đã dành 30 trang trong quyển

Grammare de langueannamite để nói về ĐTNX Nguyễn Văn Chiến đã có các bài viết về Sắc thái địa phương của các danh từ thân tộc trong tiếng Việt [18], Từ xưng

hô trong tiếng Việt (Nghiên cứu ngữ dụng học và dân tộc học giao tiếp) [20], Từ xưng hô trong tiếng Việt (Nghiên cứu ngữ dụng học và dân tộc học giao tiếp tt) [21] Trong Ngữ nghĩa lời hội thoại [58] và Giáo trình ngữ dụng học [59, tr.191-197], tác

giả Đỗ Thị Kim Liên đã đề cập đến các vấn đề có liên quan đến TXH trong hội thoại hoặc trong giao tiếp giữa các nhân vật tham gia giao tiếp như TXH xuất hiện thành cặp tương tác khi trao và đáp; sự diễn biến và chuyển đổi TXH theo nội dung cuộc thoại; sự diễn biến tâm lý - tình cảm nhân vật chi phối cách sử dụng Ngoài ra, còn phải kể đến bài viết có liên quan đến từ xưng hô của tác giả Bùi Minh Yến trong luận

án tiến sĩ Xưng hô trong gia đình đến xưng hô ngoài xã hội của người Việt [119] Trong Luận án tiến sỹ Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc trong giao tiếp tiếng Việt đã khảo sát, miêu tả, phân tích một cách kỹ lưỡng, đầy đủ, toàn diện về

hoạt động của danh từ thân tộc dùng để xưng hô trong giao tiếp của người Việt [31]

Đến năm 2012, tác giả Trương Thị Diễm đã viết về Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc trong Cộng đồng công giáo Việt [32] Năm 2012, tác giả Trương Thị Minh Phương trong bài viết về Từ xưng hô trong giao tiếp của người Việt [79] đã nhấn

mạnh đến một số đặc điểm cơ bản trong việc sử dụng các lớp TXH trong tiếng Việt

và một số ứng dụng thiết thực trong giao tiếp Năm 2014, Lã Thị Thanh Mai trong

Luận án tiến sỹ Đặc điểm xưng hô của người Hàn và người Việt [64] đã bàn về điểm

giống nhau, khác nhau về cách xưng hô trong giao tiếp từ trong gia đình đến ngoài xã hội giữa người Hàn và người Việt

Điểm lại lịch sử nghiên cứu lớp từ xưng hô trong tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi thấy chưa có đề tài nào đề cập đến đối chiếu lớp từ từ xưng hô trong giao tiếp từ tiếng Anh sang tiếng Việt, thể hiện qua một tác phẩm cụ thể, vì vậy, chúng tôi

chọn đề tài: Nghiên cứu từ, ngữ xưng hô qua lời thoại nhân vật trong tác phẩm Gone

with the wind và bản dịch Cuốn theo chiều gió để đi sâu nghiên cứu

1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài

1.2.1 Khái quát về từ xưng hô

TXH bao gồm các ĐTNX và các DTXH hay các BTXH (đây là cơ sở để chúng tôi đi vào phân tích và so sánh ở chương 2 và chương 3) và được chúng tôi gọi là các đơn vị TNXH được các nhân vật tham gia giao tiếp đưa ra sử dụng để “xưng” (tự qui

Trang 7

chiếu) và “hô” (qui chiếu vào người khác) với chức năng định vị, thiết lập quan hệ liên nhân và biểu lộ thái độ tình cảm, tâm lý, nhận thức khi tham gia giao tiếp trong gia đình và ngoài xã hội Đồng thời, TXH cũng thể hiện trình độ và bản sắc văn hóa dân tộc, vốn đã được hình thành từ lâu đời trong cộng đồng và trở thành thói quen của các nhân vật tham gia giao tiếp

Chức năng chủ yếu của TXH là tạo lập quan hệ của những người tham gia giao tiếp và thể hiện rõ sắc thái tình cảm của người nói thông qua ba chức năng cơ bản: định vị, chiếu vật và thể hiện mối quan hệ liên cá nhân Các đơn vị TNXH trong tiếng Việt thường có ba chức năng góp phần tạo nên vị trí của chúng khi được sử dụng là chức năng định vị, chức năng chiếu vật, chức năng quan hệ liên nhân

1.2.1.3 Từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Anh và tiếng Việt

Các phương tiện ngôn ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Anh và tiếng Việt gồm các ĐTNX và các DTXH ( họ và tên, DTTT, danh từ chỉ tình cảm, danh từ chỉ giới, danh từ chỉ sự lịch sự, danh từ vật hóa, danh từ chức nghiệp) và các BTXH được sử dụng trong từng ngữ cảnh giao tiếp

1.2.2 Khái quát về giao tiếp

Giao tiếp là trao đổi, tiếp xúc với nhau bằng nhiều phương tiện khác nhau Ttheo chúng tôi, giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin giữa hai hay nhiều người trong một tình huống và ngữ cảnh nhất định Khi người nói ở ngôi thứ nhất gọi đến người nghe bằng một ĐTNX hay một DTXH sẽ tạo ra một hoạt động, hoạt động đó gọi là hoạt động giao tiếp Nó có các yêu tố chi phối như vai giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, ngữ cảnh giao tiếp và thái độ giao tiếp

1.2.3 Một số vấn đề liên quan đến đơn vị tương đương trong chuyển dịch

Khi chuyển dịch từ ngôn ngữ nguồn A (tiếng Anh) sang ngôn ngữ đích B (tiếng Việt) thì có thể khả năng xảy ra một vài trường hợp như hoàn toàn tương ứng, không tương ứng hoàn toàn (chỉ tương ứng một phần), không tương ứng Từ đây, chúng tôi đưa ra biểu đồ thể hiện mối quan hệ liên cá nhân (relationship) là cái biểu đạt và cái được biểu đạt (xem Luận án tr.32)

Vậy, dịch thuật chính là đi tìm cái tương đương trong ngôn ngữ (từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích) Mà cái được gọi là tương đương đó trong ngôn ngữ chính

là quá trình giao tiếp ngôn ngữ (quá trình chuyển dịch ngôn ngữ), quá trình này bị chi phối bởi cái được biểu đạt là nội dung, thể loại, ý định, mục đích và phong cách của tác giả và cái biểu đạt là đặc điểm loại hình ngôn ngữ, văn hóa của văn bản nguồn sang văn bản đích

1.2.3.3 Từ ngữ xưng hô trong chuyển dịch

Chuyển dịch TNXH là hoạt động chuyển đổi hình thức ngôn ngữ (về một đơn vị nào đó của lời nói hay những tác phẩm văn bản từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích) nhưng phải đảm bảo được giá trị nội dung của ngôn ngữ nguồn Đây là quá trình giao lưu văn hóa xã hội giữa hai hay nhiều ngôn ngữ, đòi hỏi những người tham gia hoạt dộng chuyển dịch hiểu rõ những đặc trưng văn hóa xã

Trang 8

hội của ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích để diễn đạt đúng, chính xác nội dung, ý nghĩa của bản gốc

1.2.3.4 Tính khác biệt trong chuyển dịch giữa hai ngôn ngữ qua yếu tố văn hóa

Trong hoạt động chuyển dịch giữa hai hay nhiều ngôn ngữ, bản sắc văn hóa của TNXH trong sử dụng TNXH của hai dân tộc Việt và Anh đều có thể hiện về phương diện lịch sự, sắc thái tình cảm Riêng ĐTNX trong tiếng Anh chỉ thể hiện

sắc thái trung hòa (he/ him, she/ her, you, we/ us, they/ them), không có ĐTNX nào

thể hiện sắc thái trang trọng, lịch sự hay thân mật, suồng sã Trong khi đó, ĐTNX trong tiếng Việt không có ở sắc thái trang trọng, lịch sự, chỉ có ở sắc thái tình cảm

trung hòa (tôi, chúng tôi…), thân mật, suồng sã (tao, hắn ) Bên cạnh các ĐTNX

còn có một số lượng lớn các DTXH như họ và tên, các DTTT, các danh từ chức nghiệp, BTXH… có thể thay thế cho các ĐTNX, thậm chí là được dùng lấn át các ĐTNX

Từ những nét văn hóa được thể hiện qua những phân tích trên, ta thấy cách sử dụng các đơn vị TNXH của người Việt mang sắc thái văn hóa riêng, khác với cách sử

dụng TNXH của người Anh

1.2.4 Vài nét giới thiệu tác phẩm Gone with the wind và bản dịch Cuốn theo chiều gió

Gone with the wind [I] là tiểu thuyết nổi tiếng của tác giả Margaret Mitchell,

xuất bản năm 1936, đạt giải Pulitzer năm 1937, là một trong những quyển sách được nhiều người biết đến nhất và được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới

Nội dung tiểu thuyết Gone with the wind được tóm tắt như sau: Câu chuyện được đặt

bối cảnh tại Georgia và Atlanta, xoay quanh một người phụ nữ có cá tính mạnh mẽ

ở miền Nam Hoa Kỳ, tên là Scarlett O’Hara, phải tìm mọi cách để sống sót qua chiến tranh, vượt lên cuộc sống khó khăn mà nàng cùng với bạn bè, gia đình và những người thân yêu đã trải qua tại miền Nam Hoa Kì trong suốt thời kì nội chiến và thời

kì tái thiết Đồng thời, câu chuyện kể về một tình yêu thật đẹp, thật lãng mạn, được kết tinh giữa Scarlett O’Hara và Rhett Butler, Rhett Butler rất yêu Scarlett Nhưng Rhett phải kìm chế, không thể biểu lộ cho Scarlett biết được bất kì một hành động hay một lời nói yêu thương nào, vì Scarlett “rất tàn nhẫn, tàn nhẫn đối với những người đã yêu cô Cô nắm lấy tình yêu của họ rồi bắt đầu vung lên đầu họ như một cây roi” Có thể nói, đây là một chuyện tình được xem là bất hủ, lãng mạn nhất và tuyệt vời nhất trong mọi thời đại

1.3 Tiểu kết chương 1

Ở chương 1, chúng tôi đã nêu khái niệm về lớp TXH trong tiếng Anh và trong

tiếng Việt để so sánh TNXH giữa ngôn ngữ nguồn (tiếng Anh) và ngôn ngữ đích

(tiếng Việt), trong một phạm vi hẹp là trong lời thoại nhân vật của tác phẩm Gone with the wind và bản dịch tiếng Việt Cuốn theo chiều gió:

- Những nhân tố cơ bản của lớp TXH là: chức năng định vị, chức năng chiếu vật, chức năng biểu thị quan hệ liên nhân để mô tả TNXH Những chức năng này có

Trang 9

tác dụng đánh dấu vai của các thành viên trong quan hệ giao tiếp nhằm thúc đẩy cuộc thoại tiến triển

- Các tiểu nhóm TNXH trong giao tiếp tiếng Việt gồm: ĐTNX, DTXH như họ

và tên, danh từ tình cảm, danh từ chỉ giới tính, danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, danh từ thân tộc hoặc các BTXH Chúng đều thể hiện các mối quan hệ liên cá nhân

và các nhân tố liên quan trong giao tiếp như: nội dung, mục đích và thái độ giao tiếp ứng trong từng ngữ cảnh của các thành viên tham gia giao tiếp

- Một số vấn đề liên quan đến những đơn vị tương đương trong nhiều ngôn ngữ cũng được chúng tôi đề cập đến, như: các khái niệm về chuyển dịch, tính tương đương trong chuyển dịch giữa hai ngôn ngữ và đặc biệt là các hình thức sử dụng trong chuyển dịch giữa hai ngôn ngữ (Anh - Việt) qua yếu tố văn hóa

- Chúng tôi đã khái quát thành bảng thống kê tổng hợp các TNXH được nhân vật tham gia giao tiếp sử dụng trong các cuộc hội thoại ở bản gốc tiếng Anh được chuyển dịch tương đương sang tiếng Việt Những kết quả về số lượng thu được ở hai ngôn ngữ làm cơ sở để đi sâu phân tích về cách sử dụng chúng ở chương hai và chương ba để qua đó rút ra những điểm tương đồng và khác biệt của chúng, cùng những nét văn hóa đặc trưng được thể hiện

Trang 10

Chương 2 ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG BẢN GỐC

GONE WITH THE WIND VÀ NHỮNG ĐƠN VỊ TƯƠNG ĐƯƠNG

TRONG BẢN DỊCH CUỐN THEO CHIỀU GIÓ

Bảng 2.1: Kết quả tổng hợp về hình thức chuyển dịch các đại từ nhân xưng

qua lời thoại nhân vật từ [I] sang [II]

Ngôn ngữ Ngôi và tỉ lệ

2.2 Chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất qua lời thoại nhân vật từ [I] sang [II]

Từ các ĐTNX ngôi thứ nhất được các nhân vật sử dụng trong [I] và được chuyển dịch sang [II], chúng tôi rút ra những kết quả như sau:

2.2.1 Chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít I, me

Số lần sử dụng các ĐTNX ngôi thứ nhất số ít I, me trong [I] và được chuyển

dịch từ [I] sang [II] thể hiện cụ thể trong bảng 2.2 sau:

Bảng 2.2: Số lần đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít I, me được sử dụng

trong [I] và các hình thức chuyển dịch tương đương sang [II]

ĐTNX ĐTNX Tỉ lệ Tỉnh lược Tỉ lệ DTXH Tỉ lệ BTXH Tỉ lệ

I: 4315 2493 57,8% 1035 24% 766 17,7% 21 0,5%

Me: 1659 1047 63,1% 335 20,2% 226 13,6% 51 3,1%

Trang 11

2.2.2 Chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều we, us

Số lần các ĐTNX ngôi thứ nhất số nhiều we, us được sử dụng trong [I] và các

hình thức chuyển dịch tương đương sang [II] thể hiện cụ thể trong bảng 2.3 sau:

Bảng 2.3: Số lần đại từ nhân xưng we, us được sử dụng trong [I]

và các hình thức chuyển dịch tương đương sang [II]

Chúng tôi thống kê số lần ĐTNX ngôi thứ hai you (vừa làm chủ ngữ, vừa làm

bổ ngữ trong câu) sử dụng trong [I] và được chuyển dịch tương đương sang [II] thể hiện quan bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4: Số lần đại từ nhân xưng ngôi thứ hai you được sử dụng trong [I]

và các hình thức chuyển dịch tương đương sang [II]

ĐTNX DTXH Tỉ lệ Tỉnh

lược Tỉ lệ

Biểu thức Tỉ lệ ĐTNX Tỉ lệ

ĐTNX you: 4959 3484 70,2% 1178 23,8% 154 3,1% 143 2,9%

2.4 Chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ ba qua lời thoại nhân vật từ [I] sang [II]

2.4.1 Chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít he, him, she, her

Số lần các ĐTNX ngôi thứ ba số ít he, him, she, her được sử dụng trong [I] và

các hình thức chuyển dịch tương đương sang [II] thể hiện cụ thể trong bảng 2.5 sau:

Bảng 2.5: Số lần đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít he, him, she, her

được sử dụng trong [I] và các hình thức chuyển dịch tương đương sang [II]

Trang 12

2.4.2 Chuyển dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số nhiều they, them

Số lần các ĐTNX ngôi thứ ba số nhiều they, them được sử dụng trong [I] và

các hình thức chuyển dịch tương đương sang [II] thể hiện cụ thể trong bảng 2.6 sau:

Bảng 2.6: Số lần đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số nhiều they, them

được sử dụng trong [I] và các hình thức chuyển dịch tương đương sang [II]

ĐTNX ĐTNX Tỉ lệ Tỉnh lược Tỉ lệ BTXH Tỉ lệ DTXH Tỉ lệ

They: 655 409 62,5% 202 30,8% 44 6,7% 0 0%

Them: 362 156 43% 141 39% 65 18% 0 0%

2.5 Các đại từ nhân xưng được thêm vào trong các cuộc thoại ở bản dịch

Số lần ĐTNX được thêm vào ở [II] thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 2.7: Đại từ nhân xưng được thêm vào các cuộc thoại ở [II]

- Trong tiếng Anh và tiếng Việt, các ĐTNX ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba có thể hiện số lượng là một người (số ít) hay đám đông, nhiều người (số nhiều) Ngôi

thứ hai (you) trong tiếng Anh vừa sử dụng cho cả số ít và số nhiều, còn trong tiếng Việt thì có ĐTNX ở ngôi thứ nhất mình, ta cũng sử dụng cho cả số ít và số nhiều tùy

Trang 13

Bảng 2.8: Đại từ nhân xưng được sử dụng trong giao tiếp ở [I] và [II]

2.6.2.2 Những khác biệt về ngữ nghĩa, ngữ dụng và văn hóa

Chúng tôi đã đi sâu trình bày sự khác biệt TNXH qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết giữa hai ngôn ngữ Anh - Việt: về sự tương đương; về số lượng các tiểu nhóm; về mô hình hóa các kiểu xưng hô; về sắc thái ngữ nghĩa, ngữ dụng; về văn hóa

xã hội

2.7 Tiểu kết chương 2

Ở chương này, chúng tôi rút ra những kết luận:

- Về số lượng các ĐTNX được sử dụng thể hiện qua các ngôi, các ĐTNX được

sử dụng trong [I] nhiều hơn gấp 2,8 lần so các ĐTNX được sử dụng trong [II]

- Về hoạt động chuyển dịch, các ĐTNX trong [I] được chuyển dịch tương đương sang [II], xét theo các quan hệ về nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp và thái độ giao tiếp khác nhau thì có sự lựa chọn TNXH khác nhau cho phù hợp với từng ngữ cảnh giao tiếp khác nhau Trong tiếng Việt, khi xưng hô, yếu tố tình cảm luôn được đưa lên đầu, cùng một đối tượng, nhưng hoàn cảnh giao tiếp và nhất là tình cảm thay đổi thì cách dùng TNXH cũng thay đổi

- Về cách sử dụng các ĐTNX, trong tiếng Anh, các ĐTNX không thể hiện các mối quan hệ liên cá nhân nào trên cả hai trục (trục quan hệ xã hội - trục liên tưởng theo mối quan hệ tình cảm gia đình), không chịu tác động bởi các nhân tố như tuổi tác, vị thế, địa vị, quan hệ và thái độ, tình cảm của các nhân vật tham gia giao tiếp Còn trong tiếng Việt, do các ĐTNX phân bố không đều, nên buộc người Việt phải sử dụng thêm các DTXH và các BTXH trong chuyển dịch tương đương Do đó, các ĐTNX trong tiếng Việt được sử dụng rất đa dạng, uyển chuyển, linh hoạt tùy thuộc vào đối tượng, nội dung, mục đích và thái độ giao tiếp mà mỗi nhân vật mà phải thay đổi các ĐTNX bằng các DTXH sao cho phù hợp, dựa trên các quan hệ liên cá nhân

về nội dung, mục đích và thái độ giao tiếp ứng trong từng ngữ cảnh giao tiếp khác nhau mà có sự lựa chọn các TNXH là ĐTNX, các DTXH, các BTXH

- Về những nét tương đồng và khác biệt của các ĐTNX được sử dụng trong bản gốc tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt, các ĐTNX trong cả hai ngôn ngữ này đều

có chứa phạm trù lịch sự (trung hòa), nhưng có sự khác biệt rất rõ trong thói quen sử dụng Trong tiếng Anh, ĐTNX thường không thể hiện rõ sắc thái tình cảm đi kèm nghĩa (lịch sự/ không lịch sự) như trong tiếng Việt

Ngày đăng: 23/05/2016, 09:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w