Ngôn ngữ đậm chất triết lí

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết trí nhớ suy tàn của nguyễn bình phương (Trang 55)

Nhân vật trong Trí nhớ suy tàn là những công chức - trí thức thành thị, những người có học thức, có lối sống riêng. Ngôn ngữ trong tác phẩm ngoài sự mơ hồ, phảng phất chất thơ còn mang đậm chất triết lí. Ngôn ngữ đậm chất triết lí được nhà văn sử dụng để đề cập đến những vấn đề phức tạp trong đời sống, khi nhân vật của ông đi tìm những giá trị đích thực của cuộc đời.

Đọng lại trong lòng độc giả ở mỗi trang viết là những triết lí về cuộc sống, sự đáng buồn của cõi nhân sinh, sự khắc khoải khố đau của kiếp người. Trong cảm nhận của “em ”, Hà Thành giống như một chiếc bánh ngọt mà đàn kiến muốn bu vào.sống trong cái guồng quay gấp gáp, căng thắng, mệt mỏi đó con người trở nên cô đơn cùng tận, cho nên người đọc dễ dàng hiểu được cảm giác của “em ” khi lạc ở khu phố cổ:

“Lạc là một thứ khoải cảm cho dù công việc đang bề bộn gấp gáp” [11; 11]. Chỉ có “lạc”

mới có khoảng trống đế con người dừng lại mà đối diện với chính mình. Neu không con người sẽ bị giam giữ trong cuộc sống ngột ngạt đó đến chết: “Khu phổ cổ là một mê đô chập chờn uân khúc làm dậy lên cảm giác hoảng loạn... Cái mê đồ chập chờn uân khúc ấy giam giữ bao nhiêu người già với những kỉ ức phiền não, giam giữ cho đên chết mới thả họ ra tựa như chiếc là bàng khô đột ngột hiện từ miệng cổng” [11; 11].

Nguyễn Bình Phương còn linh cảm về một thế giới hiện thực mà ở đó con người thiếu đi sự liên hệ mà chỉ là những chiếc bóng cô độc, tình trạng mất niềm tin của con người: “Hoa điệp vàng không ngủ, tỉnh táo và chêt đột ngột, đột ngột một ngày nhận ra rằng bạn bè tan vỡ trôi noi khắp nơi. Khi ấy kết thức đời sinh viên” [11; 14]. Minh chứng cho điều đó là một cuộc họp lóp tẻ nhạt, dăm ba người bạn đều đã thay đổi. Thậm chí lúc mệt mỏi, “em ” đã muốn cắt bớt đi một số người, Tuấn hay Vũ hoặc ai khác còn “chủ hiệu cầm đồ ” thì không, với “em ” đó là người bạn hi hữu thực sự tử tế.

Sống trong cuộc sống tẻ nhạt, thiếu sự tương giao mà hơn hết là sự đổ vỡ của mọi trật tự xã hội, con người như “ngủ quên”, Nguyễn Bình Phương muốn đánh thức con người: “Người quét lả đang ngủ thanh thản như chưa bao giờ nghe tiếng rơi rụng xào xạc. Thê nào cũng đên một ngày mở mắt ra thây thành phô ngập tràn trong lả rụng... Môi người đi

đường sẽ được một chiếc lá rụng vào giỏ xe, vứt đi thì dễ, đủ can đảm mang về nhà mới khó ”

[11; 21]. Phải chăng rồi một ngày con người sẽ nhận ra rằng “ngoài kia những dòng chảy tạp nham, khét, không mục đích và dở dang” [11; 90]. Giống như “em ”, rồi người ta sẽ nghĩ đến một chuyến tàu đi xa hơn mọi chuyến tàu. Nhà văn cho người đọc thấy rằng dù cho cuộc sống có phức tạp, đa đoan thì con người mãi phải là chính mình: “Dù gì mình vẫn phải là mình, vẫn phải là gái Hà Thành, hơi lạnh lùng, hơi mơ màng, sống trên tât cả những gì từ nơi khác đến ”[11; 126]. Đây chính là đích cần đạt tới của những tác phẩm văn học có giá trị mà Trí nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phương đã làm được điều đó.

KÉT LUẬN

Trong dòng chảy của văn học, tiểu thuyết là thể loại chưa hoàn thành, nó đang không ngừng vận động và phát triển. Làm mới văn chương và đặc biệt là làm mới tiếu thuyết là đích đến của nhiều nhà văn mà Nguyễn Bình Phương là một trong số đó. Ông là một trong những cây bút tiêu biểu của tiếu thuyết đương đại Việt Nam. Bằng quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc với nỗ lực không ngừng, Nguyễn Bình Phương đã có đóng góp không nhỏ trong quá trình cách tân tiếu thuyết và tìm cho mình một chỗ đứng quan trọng trong lòng độc giả.

Nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn tự sự học là một hướng đi đúng đắn khi bước vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Nó không chỉ là chìa khóa giúp cho người đọc hiêu được quan niệm sáng tác, cách thức tô chức tác phẩm, nghệ thuật tự sự độc đáo của Nguyễn Bình Phương mà còn thấy được một phần nào đó diện mạo của nền văn học Việt Nam đương đại. Khóa luận “Nghệ thuật tự sự trong tiêu thuyết Trí nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phương” là một đóng góp nhỏ bé của chúng tôi vào quá trình tìm hiếu các giá trị sáng tác của nhà văn. Qua việc nghiên cứu “Nghệ thuật tự sự trong tiếu thuyết Trí nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phương” chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Nghệ thuật tự sự là một vấn đề quan trọng của thi pháp tiểu thuyết. Cơ sở lí luận về nghệ thuật tự sự là công cụ, nền tảng, phương tiện để chúng tôi đi sâu tìm hiếu “Nghệ thuật tự sự trong tiêu thuyết Trí nhớ suy tàn của Nguyên Bình Phương

truyện, kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, người kể chuyện và ngôi kể, ngôn ngữ. Các yếu tố giữ vai trò nhất định, bổ sung cho nhau làm nên nét độc đáo của tác phẩm, tạo dựng nên phong cách riêng của nhà văn. Hiện nay việc tìm tòi, đổi mới nghệ thuật tự sự là một hướng đi mới của văn xuôi đương đại nhất là với tiếu thuyết.

2. Sự phân rã trong cốt truyện là một đặc điểm nổi bật của cuốn tiểu thuyết. Nguyễn Bình Phương phá vớ cấu trúc đại tự sự, đập vỡ mảng văn trần thuật, thủ tiêu trật tự nhân quả mà lắp ghép chồng chéo các mảnh vụn, phân mảnh xé lẻ hiện thực biếu hiện một hiện thực hỗn độn, mơ hồ, khó nắm bắt. Đi kèm với sự phân rã cốt truyện là kết cấu đa tuyến, nhiều mạch truyện vừa song song, vừa xoắn kép tạo thành kết cấu phức tạp, đặc biệt là có sự thâm nhập của các thế loại vào kết cấu mà cụ thế là cấu trúc tiểu thuyết - nhật kí. Nguyễn Bình Phương tạo nhiều điếm nhìn soi chiếu, nhiều cách kiến giải khác nhau về cuộc sống đa chiều.

3. Thế giới nhân vật trong Trí nhớ suy tàn phong phú và đa dạng tạo nên cuộc sống muôn hình vạn trạng chốn thị thành. Đó là các kiếu nhân vật: nhân vật “người đi vắng”; nhân vật cô đơn, lạc loài; nhân vật tha hóa. Tác giả sử dụng thủ pháp xóa trắng, mờ hóa nhân vật để tập trung thể hiện những vấn đề của đời sống hiện thực. Đó là sự tha hóa về đạo đức, lối sống, sự đổ vỡ của các trật tự xã hội, sự lệch chuẩn của hàng loạt các giá trị đặc biệt là tình trạng mất niềm tin của con người. Con người phủ định tất cả, hoài nghi tất cả, loay hoay mỏi mệt đi tìm ý nghĩa đời sống, sự tồn tại của chính mình. Tuy nhiên, nhân vật của Nguyễn Bình Phương “luôn tiềm tàng một niềm tin đứng dậy”.

4. Người kể chuyện và ngôi kể của Trí nhớ suy tàn là một sự tìm tòi, cách tân của nhà văn.

4.1.Được xây dựng theo cấu trúc tiểu thuyết - nhật kí, người kể chuyện trong tác phẩm là một nhân vật bên ngoài “em ” đối diện “em ” để kế về dòng tâm trạng của “em ” qua điểm nhìn là “em Đây là người kể chuyện hàm ấn vừa

trần thuật một cách linh hoạt vừa tạo ra cho tác phẩm nhiều sự soi chiếu, đánh giá chủ quan và khách quan của người kể về nhân vật, sự kiện trong truyện.

4.2.Trong tác phẩm, người kể chuyện trần thuật theo cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Người kể chuyện theo ngôi thứ nhất giúp đi sâu khám phá thế giới nội tâm nhân vật. Người kể chuyện theo ngôi thứ hai là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Bình Phương giúp mở rộng phạm vi mà nhà văn muốn phản ánh.

5. Nguyễn Bình Phương đưa vào tác phẩm thứ ngôn ngữ mới lạ vừa mơ hồ khó nắm bắt, vừa phảng phất chất thơ của hoài niệm, vừa đậm chất triết lí. Nguyễn Bình Phương làm thơ về trí nhớ. Ngôn ngữ là một chất liệu quan trọng để nhà văn thể hiện thành công những hình tượng nhân vật sống động và thể hiện những suy ngẫm của mình về hiện thực cuộc sống đang diễn ra.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết trí nhớ suy tàn của nguyễn bình phương (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w