Khoá luận tốt nghiệp văn hóa gia đình trong tiểu thuyết mùa lá rụng trong vườn của ma văn kháng

51 591 1
Khoá luận tốt nghiệp văn hóa gia đình trong tiểu thuyết mùa lá rụng trong vườn của ma văn kháng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGŨ VĂN ------------ ------------------------- Lưu THỊ THANH NGA VĂN HÓA GIA ĐÌNH TRONG HẺU THUYÉT MÙA LẢ RỤNG TRONG VƯỜN CỦA MA VĂN KHÁNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • C h u y ên n g à n h : V ăn h ọc V iệ t N am HÀ NỘI - 2015 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGŨ VĂN ------ ------------------------- L ư u THỊ THANH NGA VĂN HÓA GIA ĐÌNH TRONG HÊU THUYẾT MÙA LẢ RỤNG TRONG VƯỜN CỦA MA VĂN KHÁNG KHÓA LUẬN TỔT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • C h u y ên n g à n h : V ă n h ọc V iệ t N am N gư òi hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THI TUYÉT MINH HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết on sâu sắc tói TS Nguyễn Thị Tuyết Minh. Cô đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên CÚ11 cũng như luôn động viên khuyến khích tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, tháng 5 nẫm 2015 Tác giả khóa ỉuận Lưu Thị Thanh Nga LỜI CAM ĐOAN Kết quả nghiên cứu này là của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Tuyết Minh. Khóa luận không trùng với kết quả nghiên cứu của nhũng tác giả khác. Tôi xin cam đoan rằng: - Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi. - Mọi tư liệu trích dẫn trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Neu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Hà Nội, thảng 5 năm 2015 Tác giả khóa luận Lưu Thị Thanh Nga MỤC LỤC M Ở Đ Ầ U .......................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài........................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đ ề .......................................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứ u .............................................................................................. 5 4. Đối tương và phạm vi nghiên cún......................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 6 6. Đóng góp của khóa luận..........................................................................................6 7. Cấu trúc khóa lu ậ n .................................................................................................. 6 NỘI DUNG................................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1. GIỚI THUYẾT C H U N G ............................................................... 7 1.1. Đặc điểm gia đình truyền thống Việt N am ...................................................... 7 1.2. Đe tài gia đình trong văn học Việt Nam hiện đ ạ i........................................... 9 1.3. Ma Văn Kháng và tiểu thuyết Mùa lả rụng trong vư ờ n .............................. 16 1.3.1. Vài nét về tiếu sử Ma Văn K h ả n g ..............................................................16 1.3.2. Sự nghiệp văn h ọ c........................................................................................ 18 1.3.3. Tiều thuyết Mùa lá rụng trong vườn............................................................ 19 CHƯƠNG 2 BIÉU HIỆN CỦA VĂN HÓA GIA ĐÌNH.TRONG TIÉU THUYẾT MÙA LẢ RỤNG TRONG VƯỜN CỦA MA VĂN KHÁNG .... 22 2.1. Hiện thực đời sống xã hội và gia đình người Việt những năm 80 của thế kỉ X X ..................................................................................................................... 22 2.1.1. Gia đình truyền thong trước sự tác động của hoàn cảnh xã h ộ i............. 22 2.1.2. Gia đình và mâu thuân thế h ệ .......................................................................26 2.1.3.Gia đình và mâu thuân giữa các tính cách, lối số n g ................................. 29 2.2. Bi kịch gia đ ìn h ..............................................................................................37 CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN VĂN HÓA GIA ĐÌNH. TRONG TIẺU THUYẾT MÙA LẢ RỤNG TRONG VƯỜN CỦA MA VĂN K H Á N G ...................................................................................................40 3.1. Nhan đề tác phẩm ............................................................................................... 40 3.2. Tạo dựng cốt truyện........................................................................................... 41 3.3. Ngôn ngữ ............................................................................................................. 42 KÉT L U Ậ N ..............................................................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO M Ở ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Với chiến thắng mùa xuân năm 1975, sự nghiệp thống nhất đất nước đã hoàn thành, lịch sử dân tộc bước sang một trang mới. Cả nước tiến hành đi lên chủ nghĩa xã hội và kiến thiết, đổi mới đất nước. Sự chuyển đổi của đất nước từ thời chiến sang thời bình, đặc biệt là sự chuyến đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã đem lại nhiều mặt tích cực, đời sống nhân dân được nâng lên một tầm cao mới. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường cũng bộc lộ mặt trái của nó. Đồng tiền chứng tỏ sức mạnh vạn năng, nhiều cá nhân đã bị cuốn vào vòng xoáy của đồng tiền khiến cho những chuẩn mực và đạo lí đi xuống. Gia đình là tổ ấm của mỗi cá nhân, là chiếc nôi nuôi dưỡng tâm hồn con người, là tế bào của xã hội. Sự phát triển vững chắc của gia đình sẽ là nền tảng vũng chắc cho sự phồn vinh, phát triển của xã hội. Đã có một thời, gia đình được coi là chuẩn mực. Nhưng xã hội thay đổi thì con người sẽ có những đổi thay, thời thế góp phần tạo ra suy nghĩ con người, nhiều cá nhân đã thay đổi ý thức và quan niệm sống, họ ích kỷ, hám danh, hám lợi, chạy theo giá trị vật chất... khiến những mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình bị phá vỡ. Văn hóa gia đình đang có nguy cơ bị xói mòn. 1.2 Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 là nền văn học cách mạng, mang cảm hứng sử thi, hướng về những cái lớn lao, cao cả của dân tộc. Sau 1975, xã hội có nhiều thay đổi phức tạp, cảm hứng “sử thi” trong văn học trước đây được thay bằng cảm hứng “thế sự”. Các nhà văn không né tránh, ngại ngùng khi khai thác các mặt trái, góc khuất, phần chìm của hiện thực cuộc sống. Vấn đề văn hóa gia đình một thời bền vững ổn định nay bị lung lay, xói mòn. Gia đình trước đây là khuôn mẫu, chuẩn mực của xã hội thì nay có sự biến đổi. Các cá nhân muốn khẳng định cá tính bản thân, chạy theo xã hội thị trường thời mở cửa đã bắt đầu phá vỡ những khuôn thước, đạo lí của 1 gia đình. Hiện thực xã hội này đã trở thành mảnh đất màu mỡ, nguồn cảm hứng sáng tác lớn cho các nhà văn. Họ hướng ngòi bút của mình về thực tại, đi sâu khai thác đời tư thế sự, nổi bật là vấn đề văn hóa gia đình hiện nay. Các nhà văn đã đi sâu khám phá con người cá nhân với cá tính, phẩm chất, mặt tốt và cả mặt xấu trong cuộc sống thường nhật. Có rất nhiều cây bút tham gia vào mảng sáng tác này, từ những nhà văn dày dặn kinh nghiệm như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn K hải... cho đến các cây bút thuộc thế hệ sau như Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Nguyễn Ngọc Tư...Trong những sáng tác của đội ngũ nhà văn đông đảo đó, Mùa lả rụng trong vườn của Ma Văn Kháng được xem là tác phẩm tiêu biểu dự báo cho những vấn đề mới của đời sống gia đình trong hoàn cảnh xã hội đương đại. Có thể nói, vấn đề văn hóa gia đình không chỉ là mối quan tâm của nhũng người làm công tác quản lí xã hội hay giáo dục, của những lóp người đi trước trải qua biến cố thăng trầm của lịch sử, mà đó còn là mối quan tâm của cả đất nước, cả dân tộc và của mỗi cá nhân. Khóa luận của chúng tôi nghiên cứu, đánh giá tác phẩm Mùa lả rụng trong vườỉĩ nhằm chỉ ra những đóng góp của nhà văn Ma Văn Kháng về vấn đề thời sự ấy của đời sống xã hội. 2. Lịch sử vấn đề Ma Văn Kháng là một trong những tác giả văn xuôi lực lưỡng của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX. Ông là một nhà văn dồi dào năng lực sáng tác, đặc biệt là ở mảng tiểu thuyết. Năm 1985, cuốn tiểu thuyết Mùa lả rụng trong vườn ra đời và vào năm 1986 nhận giải thưởng loại B của Hội Nhà văn. Tiếu thuyết Mùa ỉá rụng trong vườn ngay sau khi ra đời, đã thu hút được sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cún, giới phê bình. Tính đến nay đã có rất nhiều bài nghiên cún quan tâm tới tiểu thuyết Mùa ỉả rụng trong vườỉi, trong đó phải kể đến: - Trần Cương (1985), “Mùa lả rụng trong vưòn - Một đóng góp mới của Ma Văn Khảng ”, Báo Nhân dân chủ nhật 2 - Lã Duy Lan (1985), “Mùa lả rụng trong vườn - M ột đóng góp mới của Ma Vãn Khảng ”, Báo Nhân dân chủ nhật - Trần Đăng Suyền (1985), “Ma Văn Khảng với Mùa ỉả rụng trong vườn ”, Báo Văn nghệ, (40) - Hoàng Sơn (1985), “Trò chuyên với tác giả Mùa lá rụng trong vườn ”, Báo Tiền phong, (46) - Nguyễn Văn Lưu (1986), “Bàn thêm về tiếu thuyết Mùa lả rụng trong vườn ", Báo Văn nghệ - Vân Thanh (1986), “M ột mảnh đời trong cuộc sổng hôm nay qua Mùa lả rụng trong vườn ”, Tạp chí Văn học, (3) - Hà Ân (1988), “Đọc Mùa lả rụng trong vườn ”, Báo Người Hà Nội - Nguyễn Công Thanh (2006) Bỉ kịch gia đình trong tiểu thuyết Mùa ỉả rụng trong vườn của Ma Văn Khảng, Tạp chí Đại học Vinh, (4b) Có thể thấy, Mùa lả rụng trong vưòn là sáng tác thuộc đề tài gia đình trong đời sống đô thị hiện đại - một vấn đề thời sự lúc bấy giờ nên nhận được sự quan tâm lớn của dư luận và công chúng. Năm 1985, ngay sau khi cuốn Mùa lả rụng trong vườn ra đời, Báo Người Hà Nội đã tổ chức thảo luận rất sôi nổi khiến tác phẩm trở thành “Cuốn tiếu thuyết bán chạy nhất của Nhà xuất bản Phụ nữ từ xưa đến nay và đã có hàng chục ý kiến thảo luận, phê bình, khen ngợi, động viên rồi mà vẫn vẫn có dấu hiệu tiếp tục” [tr 2]. Nhà nghiên cún Trần Cương đánh giá cao giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm: “Cuốn tiểu thuyết Mùa ỉả rụng trong vườn xoay quanh vấn đề gia đình - một chủ đề liên quan mật thiết tới những chuyện hàng ngày, những chuyện tưởng như tầm thường, tẻ nhạt nhưng thực ra chứa đựng những nguyên nhân sâu xa, những diễn biến rối rắm phức tạp mà nếu cặp mắt nhà văn hời hợt, nông cạn thì dễ gì chỉ ra đúng bản chất của nó”. Trần Cương còn cho rằng: “Ma Văn Kháng có tài trong miêu tả dựng người, dựng chuyện”. 3 Trong bài “M ột mảnh đời trong cuộc sống hôm nay qua Mùa lả rụng trong vườn”, tác giả Vân Thanh cũng cho rằng: “Có thể xem Mùa lả rụng trong vườn là một tiếng nói của tác giả trước hiện thực hôm nay; một tiếng nói về quan hệ cá nhân, gia đình và xã hội; về trách nhiệm của mỗi người đối với đời sống và cuộc sống dành cho mỗi người”. Giáo sư Trần Đăng Suyển nhấn mạnh: “Sức hấp dẫn của tiếu thuyết Ma Văn Kháng không phải là nhũng trang chính luận sắc sảo, thông minh mà chủ yếu là những hình tượng nhân vật khá độc đáo, hấp dẫn” và “viết Mùa lả rụng trong vườn, Ma Văn Kháng đã rọi một luồng ánh sáng nhân đạo khi đánh giá con người ở thời kỳ khó khăn, phức tạp hiện nay”. Tác giả Hoàng Sơn nhận định: “ Thật ra vấn đề gia đình chỉ là cái cớ, vỏ bọc bên ngoài. Điều nhà văn tìm hiếu cũng là điều muốn nói với bạn đọc là vấn đề sống của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” [tr 4]. Tác giả Kim Vinh nhận xét: “Tác phẩm của anh được đọc nhiều và thảo luận sôi nổi một phần vì đã đề cập đến vấn đề gia đình... và Ma Văn Kháng có lẽ cũng là một trong số ít các nhà văn hiện nay quan tâm đặc biệt đến tầng lớp bình dân, cụ thể là bình dân Hà Nội. Dưới ngòi bút của anh, hình ảnh người bình dân hiện lên với tất cả sự tốt đẹp và phức tạp trong tính cách, phẩm chất. Có thể coi Lý là một nhân vật thành công nhất của Ma Văn Kháng và của cả văn học sau 1975 ở lĩnh vực này” [13, tr 18]. Trong bài Bi kịch gia đình trong tiếu thuyết Mùa lá rụng trong vườỉĩ của Ma Văn Khảng (bài đăng Tạp chí Đại học Vinh, số 4b, năm 2006), tác giả Nguyễn Công Thanh đã điểm lại những trang viết về gia đình trong văn học Việt Nam từ những năm 30 của thế kỷ XX đến nay và khẳng định: Mùa lả rụng trong vườn của Ma Văn Kháng có công khơi lại mạch viết về đề tài gia đình vốn bị ngưng đọng gần nửa thế kỉ trong văn học Việt Nam. Tác giả nhận xét: “Truyền thống văn hóa dân tộc và truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam cùng sự đổi mới và thích ứng của nó trong thời đại mới là những vấn đề 4 cơ bản mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm. Khăng khăng giữ lại tất cả nhũng gì của ngày xưa không phải là chuyện họp thời, nhưng thoát ly truyền thống, phá vỡ mọi nề nếp nhất định sẽ dẫn tới bi kịch”. Mùa ỉả rụng trong vườn còn đề cập tới một vấn đề đáng báo động nữa trong buổi giao thời là không ít người chạy theo vật chất, bị cuốn vào vòng xoáy đồng tiền, thoát ly truyền thống, phá vỡ mọi chuẩn mực đạo đức xã hội. Đây là tác phẩm để lại nhiều dư âm trong lòng người đọc. Như vậy, đã có khá nhiều công trình quan tâm nghiên cún tác phẩm Mùa lả rụng trong vườn nhưng đi sâu vào vấn đề văn hóa gia đình thì đến nay, vẫn chưa có công trình nào tìm hiểu. Tiếp thu gợi ý của các nhà nghiên cứu đi trước, khóa luận của chúng tôi tập trung tìm hiểu Văn hóa gia đình trong tiểu thuyết Mùa ỉả rụng trong vườn của Ma Văn Khảng nhằm tiếp tục khắng định tài năng và đóng góp của Ma Văn Kháng trên văn đàn Việt Nam đương đại. Đồng thời cũng muốn nhìn nhận và khẳng định ý nghĩa quan trọng của vấn đề gia đình trong đời sống xã hội người Việt Nam ngày nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ chính của khóa luận là nghiên cún vấn đề Văn hóa gia đình trong tiêu thuyết Mùa lá rụng trong vườỉĩ của Ma Vãn Kháng. Qua đó, thấy được đóng góp của Ma Văn Kháng đối với văn học Việt Nam đương đại ở đề tài gia đình trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Đồng thời, cũng nhằm phát hiện những dự báo về vấn đề gia đình trong xã hội ngày nay. 4. Đối tương và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là cuốn tiểu thuyết Mùa lả rụng trong vườìĩ của Ma Văn Kháng. - Trong giới hạn của một khóa luận, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề Văn hỏa gia đình trong tiếu thuyết M ùa ỉả rụng trong vườn của M a Văn Kháng. 5 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận chủ yếu sử dụng một số phương pháp nghiên cún sau: Phương pháp hệ thống Phương pháp so sánh Phương pháp phân tích - tổng hợp 6. Đóng góp của khóa ỉuận Tìm hiếu Vãn hóa gia đình trong tiểu thuyết Mùa ỉả rụng trong vườn của Ma Văn Khảng, khóa luận sẽ làm rõ hơn vấn đề văn hóa gia đình trong thời đại mở cửa của nền kinh tế thị trường ngày nay với những thời cơ thuận lợi và cả nhũng thách thức mới. Thực hiện đề tài này, người viết sẽ có được những kinh nghiệm nghiên cứu bổ ích đối với một sinh viên sắp tốt nghiệp. Đồng thời, khóa luận cũng trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích đối với nghiên cún và giảng dạy văn xuôi đương đại Việt Nam trong nhà trường phổ thông. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Ket luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung khóa luận được triển khai thành ba chương như sau: Chương 1: Giới thuyết chung Chương 2: Biểu hiện của văn hóa gia đình trong tiếu thuyết Mùa ỉả rụng trong vườn Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện văn hóa gia đình trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn 6 NỘI DƯNG CHƯƠNG 1 GIỚI THƯYÉT CHƯNG 1.1. Đặc điểm gia đình truyền thống Việt Nam Gia đình là một hình thức tổ chức cộng đồng của con người, một thiết chế xã hội đặc thù được hình thành, tồn tại và phát triển trên quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên. Gia đình của người Việt Nam được hình thành từ rất sớm và trải qua một quá trình phát triển lâu dài trong lịch sử, dựa trên sự kế thừa những nét đẹp của gia đình truyền thống, đồng thời tiếp thu những tiến bộ của thời đại. Trong tâm hồn mỗi người Việt, gia đình là tổ ấm mang lại giá trị hạnh phúc, sự hài hòa cho đời sống. Được xây dựng trên cơ sở bình đẳng thương yêu và có trách nhiệm cùng chia sẻ của các thành viên, gia đình thực sự là một tế bào quan trọng của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng trong giáo dục nhân cách và nếp sống. Dân gian có câu “chim có tổ, người có tông/ như cây có cội, như sông có nguồn” để chỉ về cội nguồn gia đình của mỗi con người. Con người sống với nhau dựa vào luân lí, lễ giáo và tình thương của gia đình. Gia đình chính là điều tự hào nhất khi mỗi con người kể về bản thân mình và bất kể đi đâu, làm gì cũng luôn nhớ về gốc rễ, nguồn cội. Nét đẹp lớn nhất mà ai cũng có thể nhận thấy, bắt nguồn từ thuở cha ông chảy mãi đến tận ngày nay, đó là mối quan hệ nghĩa tình trong gia đình. Gia đình - một tổ chức dựa trên quan hệ nghĩa tình. Đây là nét đặc trung, một nét đẹp văn hoá mà có lẽ chỉ có ở một dân tộc hình thành từ nền nông nghiệp lúa nước, lại phải trường kỳ chịu cảnh thiếu thốn khó khăn, phải chống chọi với ngoại xâm, thiên tai và thú dữ. Gia đình Việt Nam có lối sống với nhau bằng 7 nghĩa, bằng tình nên mới có câu ca dao: “Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”. Cha ông xưa khắt khe trong quan niệm về tình yêu, hôn nhân, ấy vậy mà trải qua hàng nghìn năm, với biết bao thế hệ nối tiếp nhau, những chuẩn mực của gia đình như nề nếp gia phong, mô hình “tứ đại đồng đường” vẫn được hình thành, nâng niu, gìn giữ. Chẳng phải đó là xuất phát từ nghĩa tình hay sao? Cũng vì đề cao nghĩa tình trong gia đình mà cha ông ta coi trọng sự đồng thuận, sự tôn trọng nhau giữa vợ và chồng và coi đó là cơ sở vững bền để phát triển đời sống: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Bên cạnh quan niệm về tình nghĩa, về thuỷ chung, gia đình Việt Nam còn coi trọng chữ “hiếu”. Chữ “hiếu” tạo nên một mối ràng buộc trong quan hệ cha (mẹ) - con. Con phải hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng, lễ phép và vâng lời cha mẹ. Cha mẹ phải luôn mẫu mực, hiền từ. Đối với mỗi người chúng ta, gia đình có vai trò rất quan trọng. Gia đình là cái nôi hình thành nhân cách. Mỗi người khi sinh ra và lớn lên luôn được nuôi dưỡng và bao bọc bởi cha mẹ, rộng hon nữa là ông bà, cô bác, anh chị em ruột thịt. Cha mẹ có công nuôi dưỡng mỗi người con nhưng cha mẹ cũng đã tác động lên mỗi người con những ảnh hưởng từ thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày đến các ứng xử văn hoá. Neu ai đó đã từng nói, trẻ con như tờ giấy trắng, thì người đã đặt nét chữ đầu tiên lên tâm hồn ngây thơ, trong trắng ấy là cha mẹ. Không cha mẹ nào không dành những gì tốt nhất cho con và chỉ mong mỏi một điều duy nhất là con nên người. Quan niệm về gia đình của người Việt Nam còn coi trọng mối quan hệ giữa các gia đình với nhau và cũng trên nguyên tắc tình nghĩa, sống có nghĩa, có tình, tình làng nghĩa xóm. Không chỉ gần nhau về không gian sinh hoạt mà còn do đặc điểm sản xuất lúa nước nên các gia đình đã tự nhiên xích lại gần nhau. Cùng một đám ruộng ở một cánh đồng, từ khâu gieo vãi, chăm sóc, thu hoạch, các gia đình đều phải liên kết với nhau. Cùng nhau làm kênh mương dẫn nước, rồi lấy nước từ ruộng nhà này sang nhà khác mà không sợ ai thiệt ai hơn, rồi đắp đê ngăn lũ lụt, xây dựng các hồ đập chống hạn mùa khô, thậm chí những khi cần lao động để sản xuất cho kịp thời vụ, các gia đình còn đổi công cho nhau. Cùng họp tác với nhau trong sản xuất, trong việc chống chọi thiên tai, thú dữ, nên người Việt Nam sớm sinh sống theo lối quần cư. Làng từ đó mà hình thành rồi sau này, làng trở thành các đơn vị hành chính. Ngày nay, kinh tế thị trường đang gây một sức ép lớn lên mọi người, thời gian trở nên eo hẹp, tâm lí trở nên nặng nề, nhiều người đã đặt cái tôi hưởng thụ và thực dụng của mình lên trên hết, bỏ quên gia đình, người thân, xóm giềng, coi nhẹ các giá trị nhân văn truyền thống, thậm chí còn ngược đãi với cha mẹ, anh em. Đó là điều mà chúng ta phải cùng nhau lên án. Hãy quay về với gia đình, coi gia đình là điếm tựa bền vũng, hãy sống tốt với nhũng người thân trong gia đình, những người xung quanh. Nhận thức đúng giá trị văn hoá và bằng tình yêu thương chân thành đối với gia đình, suy đến cùng đó chính là lòng yêu Tổ quốc. 1.2. Đe tài gia đình trong văn học Việt Nam hiện đại Gia đình có vị trí rất quan trọng trong tâm hồn người Việt. Văn học là tấm gương phản ánh chân thực mọi mặt của cuộc sống con người. Vì thế, trong văn học, gia đình cũng là đề tài được rất nhiều tác giả quan tâm khai thác. Do mỗi giai đoạn có bối cảnh lịch sử khác nhau nên vấn đề gia đình được các tác giả nhìn nhận và miêu tả ở những góc nhìn và mức độ khác nhau. Từ đầu thế kỉ XX đến 1945, văn học bắt đầu phát triển theo hướng hiện đại hóa. Lúc đầu là những truyện ngắn của các nhà nho tân học, hoặc những trí thức mới làm quen văn học với các thể loại sáng tác phương Tây. Nguyễn Bá Học viết truyện ngắn lấy tên là Câu chuyên gia đình đăng trên báo Nam Phong. Ngoài ra còn nhũng tác phẩm khác như những vở kịch Chén thuốc độc, Tòa án lương tâm của Vũ Đình Long. Nhà văn Hồ Biểu Chánh viết những truyện dài trong đó có tác phẩm Cha con nghĩa nặng- tác phẩm đầu 9 tiên có khuynh hướng thiên về luân lý gia đình. Nhà văn thường muốn duy trì đạo đức phong hóa cũ, tỏ ý bất bình vì những sự lố lăng đang diễn ra trong một số gia đình Việt Nam hiện tại bấy giờ: trên dưới hỗn láo, không còn lễ nghĩa, chuyện đam mê cờ bạc, hút xách, gia đình tha hóa, đảo điên. Các tác phẩm này đã đề cập đến vấn đề triết lí về gia đình và gợi ra khả năng thức tỉnh người đọc. Từ những năm ba mươi của thế kỉ XX, các nhà văn Tự lực văn đoàn đã khai thác rất thành công đề tài này. Những tác phấm hay nhất, có nhiều đóng góp nhất cho nền văn học nước nhà của Tự lực văn đoàn là những tác phẩm đấu tranh giải phóng cá nhân, đấu tranh cho tự do hôn nhân, cho quyền sống của người phụ nữ chống lại sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến trong đại gia đình phong kiến. Trong Đoạn tuyệt Khái Hưng đã đề cập đến vấn đề cũ- mới trong gia đình Việt Nam lúc đó. Cũ là nhũng con người theo lễ giáo, phong tục hủ hậu thể hiện rõ nhất trong các bà mẹ chồng. Các bà mẹ chồng có quyền hành dựa vào những quan niệm phong kiến lỗi thời, lạc hậu đó cũng là những người bảo vệ gia đình. Mới là những người tiếp nhận những tư tưởng mới và có ý thức về quyền con người không chịu được áp bức. Khái Hưng cho hai phe này xung đột với nhau cụ thể là xung đột mẹ chồng - nàng dâu khó có thể dung hòa và gia đình tan vỡ. Loan - nàng dâu trong tác phẩm này mâu thuẫn kịch liệt với gia đình nhà chồng đặc biệt là mẹ chồng, xung đột này khiến chồng Loan bất ngờ ngã vào con dao mà chết. Loan mang tội giết chồng, bị kiện. Tòa án xử Loan trắng án và cô thoát khỏi gia đình tù ngục đó. Nhất Linh cũng còn tác phẩm Lạnh lùng lên án luật tam tòng không cho người vợ góa chồng được tái giá mà phải thủ tiết nuôi con thơ. Đó là tác phẩm gây nhiều tranh cãi và lên tiếng phá vỡ gia đình cũ. Đọc tiểu thuyết Gia đình của Khái Hưng, bên cạnh việc miêu tả cái xấu xa, cũ kĩ của đại gia đình phong kiến, tác giả cũng dựng lên một mô hình gia đình mới. Neu gia đình Viết - Phụng, An - Nga đại diện cho mô hình cũ thì gia đình Hạc - Bảo là hình 10 mẫu lí tưởng cho kiểu gia đình mới. Tuy nhiên trong hoàn cảnh xã hội của nước ta lúc bấy giờ, mô hình ấy vượt quá xa so với thực tế Ngoài Tự lực văn đoàn còn phải kể đến một số tác phẩm như Giông tố của Vũ Trọng Phụng cũng phản ánh mặt trái của gia đình tư sản giàu có: cha cướp vợ của con, con thông dâm với vợ của bố, mẹ có nhiều con mà vẫn đi ngoại tình, anh em ruột lấy nhau, anh em ghen ghét cốt hại bố để chiếm gia sản. Hay trong lả ngọc cành vàng Nguyễn Công Hoan cũng thể hiện những bi kịch của gia đình. Gia đình cổ hủ, lạc hậu, đi theo phép tắc của lễ giáo phong kiến, ép duyên con cái, ngăn cấm tình yêu của giới trẻ, để gây ra những cảnh điên loạn, chết chóc. Vấn đề về gia đình trong văn học giai đoạn này đã thể hiện được những cái nhìn mới, luồng gió mới cho bước đầu phát triển. Trong nửa đầu thế kỉ XX, các sáng tác hiện thực xã hội tuy không đi sâu vào vấn đề gia đình nhưng tác phẩm nào cũng đề cập đến vấn đề này. Nam Cao là nhà văn phê phán vì vậy ông cũng nhìn gia đình dưới góc độ hiện thực của người nông dân và trí thức cùng gia đình của họ. Ông miêu tả từ những gia đình thiếu thốn, đói khổ ở nông thôn như Lão hạc, Trẻ con không được ăn thịt chó, Nghèo, M ột đảm cưới...Trong những gia đình này cái đói, cái nghèo đeo bám làm cuộc sống khó khăn, mỗi con người phải vật lộn, thậm chí bóp méo nhân cách người cha (Trẻ con không được ăn thịt chó), gia đình biến đổi, lục đục, vợ chồng bất hòa, gia đình li tán. Bên cạnh đó, Nam Cao cũng rất chú ý đến tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Họ bị gánh nặng áo cơm “ghì sát đất”. Hộ trong Đời thừa là một nhà văn nghèo, phải lo cho một gia đình gồm mẹ già, Từ, đàn con đông đúc. Bao nhiêu thứ phải chăm lo dồn lên vai khiến Hộ không thể viết được những tác phẩm lớn của cuộc đời, không theo đuổi được ước mơ hoài bão. Chính điều đó khiến gia đình rạn nút và nguy cơ tan vỡ. Kim Lân cũng là nhà văn viết nhiều về đề tài gia đình và tác phẩm nhiều người nhớ đến nhất có lẽ là Vợ nhặt. Truyện lấy bối cảnh nạn đói lịch sử năm 1945 với nhũng xóm làng xơ xác, “người chết như ngả rạ” . Nhưng chính 11 trong hoàn cảnh cận kề cái chết đấy mà anh cu Tràng nhặt được vợ chỉ với câu nói đùa và bốn bát bánh đúc. Thị - người vợ nhặt cũng rất liều lĩnh khi theo người đàn ông vừa quen biết về làm vợ dù không hề biết hoàn cảnh gia đình ra đình Tràng ra sao. Đúng là trong cái đói người ta không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến cái sống và tình thương. Sau Cách mạng tháng Tám, đất nước ta phải trải qua 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc. Lúc này vận mệnh đất nước được đặt lên hàng đầu. Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam (trong đó có văn học nghệ thuật) là phục vụ công cuộc kháng chiến kiến quốc, cổ vũ chiến đấu. Các nhà văn trở thành người chiến sĩ, chuốt nhọn vũ khí văn chưong để phục vụ cho cách mạng. Họ không ngần ngại làm anh “tuyên truyền viên”, hoà mình vào cuộc sống công - nông - binh, ca ngợi nhân dân, ca ngợi anh bộ đội, ca ngợi những chiến công vang dội của dân tộc... Đe tài hôn gia đình không thích hợp trong thời chiến nên được gác lại. Vì vậy, những vấn đề gia đình dường như không được đề cập như một mảng sáng tác lớn trong văn học cách mạng Việt Nam 1945 - 1975. Vấn đề gia đình trong các sáng tác thời kì này là nhũng gia đình lí tưởng, gia đình cách mạng. Thời kì này, Tô Hoài có rất nhiều sáng tác đề cập đến vấn đề gia đình. Đọc Vợ chồng A Phủ ta thấy thái độ phê phán, tố cáo tội ác của tầng lớp phong kiến miền núi trói buộc con người vào gia đình bằng thần quyền, tôn giáo. Mị trong Vợ chồng A Phủ bị bắt về làm dâu trong nhà thống lí Pá Tra để trò nợ, món nợ truyền kiếp từ cha mẹ Mị. Ngày ngày, Mị tưởng mình là con trâu con ngựa chỉ biết ăn cỏ và làm việc mà thôi vì MỊ đã được cúng trình ma nhà thống lí rồi, chết cũng phải làm con ma nhà thống lí. Cuộc sống của Mị héo mòn dần trong căn phòng bé tí với một ô cửa mờ mờ trắng trắng không biết là sương hay nắng, nếu không gặp A Phủ và bỏ trốn cùng A Phủ. Cuộc sống của vợ chồng A Phủ ở Phiềng Sa là những tháng ngày đẹp, hai con 12 người yêu tự do có sức mạnh vưọt qua cường quyền đã sớm giác ngộ và đi theo cách mạng. Khi miền Bắc đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa thì gia đình trong văn học chủ yếu đề cập đến vấn đề mâu thuẫn bất hòa giữa lớp trẻ và thế hệ đi trước trong việc hợp tác hóa và đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa. Các tác phẩm tiêu biểu như Cải sân gạch, Vụ lúa chiêm (Đào Vũ), Bão Biển (Chu Văn) đã phản ánh kịp thời vấn đề gia đình trong xây dụng xã hội mới. Sau chiến thắng 30/4/1975, đất nước ta hoàn toàn độc lập, thống nhất. Lịch sử sang trang nhưng văn học vẫn trượt theo quán tính một thời gian nữa. Đe tài chiến tranh cách mạng vẫn là đề tài ưa thích của văn nghệ sĩ. Cảm hứng ca ngợi vẫn là cảm hứng chủ đạo của phần lớn tác phẩm ra đời trước 1980. Tuy nhiên người đọc không còn nhiều cảm hứng cho mảng đề tài này như trước nữa. Đặc biệt là sau Đại hội Đảng lần VI, các nhà văn luôn trăn trở cho sự đổi mới văn học, cảm hứng “sử thi” trong cách mạng được thay bằng cảm hứng “thế sự”, con người nói về những vấn đề tồn tại trong xã hội. Các nhà văn không né tránh, ngại ngùng khi khai thác các mặt trái, góc khuất, phần chìm của hiện thực cuộc sống. Đe tài gia đình có phần bị chìm lấp sau Cách mạng tháng Tám được khơi nguồn trở lại, tạo thành dòng chảy chính và thu được những thành tựu đáng kế. Có thể nói chưa bao giờ đề tài gia đình lại giành được sự quan tâm của đông đảo giới cầm bút như thế. Văn học thời kỳ này xuất hiện với mật độ dày đặc tác phẩm viết về đề tài gia đình hoặc có liên quan đến vấn đề gia đình như Mùa lả rụng trong vườn, Côi cút giữa cảnh đời, Trăng soi sân nhỏ, Anh thợ chữa khoá, Chọn chồng, Anh cả tôi, N ợ đời, Gái có con, Phép lạ thường ngày, Nhan sắc đàn bà, c ỏ dại... (Ma Văn Kháng), Thời xa vắng, Hai nhà, Sóng ở đáy sông (Lê Lựu), Ben không chồng (Dương Hướng), Tướĩĩg về hưu, Không có vua, Tâm hồn mẹ (Nguyễn Huy Thiệp), Gia đình bẻ mọn (Dạ Ngân), Nôi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường)... Trong đó có nhiều tác phẩm xuất 13 sắc, đạt các giải thưởng cao của Hội Nhà văn và để lại nhiều dư âm trong lòng độc giả như Mùa lá rụng trong vườn, Thời xa vắng, Ben không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều m a...Các tác phẩm viết về đề tài gia đình trong văn học Việt Nam sau 1975 đã đi sâu khai thác các mối quan hệ phức tạp, đa chiều của gia đình Việt Nam trong thời mở cửa. Nhà văn tập trung phản ánh cuộc sống cá nhân trong mối quan hệ với gia đình và xã hội. v ấ n đề cá tính được tôn trọng, được đề cao. Neu như văn học cách mạng 1945 - 1975 thường đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân thì các sáng tác về đề tài gia đình sau 1975 lại có xu hướng nghiêng về thể hiện vai trò của văn học đối với cá nhân - gia đình. Mỗi nhà văn có một cách riêng gắn với phong cách của mình để thể hện vấn đề hôn nhân gia đình. Thời xa vắng của Lê Lựu kể về một thời gần đây thôi mà người ta đã muốn quyên nó đi, muốn chôn sâu vào tiềm thức. Tác giả kể về cuộc đời của Giang Minh Sài, một người “nửa đời yêu cái mà người khác yêu, nửa còn lại yêu cái mà mình không có”. Cuộc đời anh là một tấn bi kịch về gia đình. Ngày đầu Sài lấy Tuyết vì sự sắp đặt của gia đình, sau đó anh buộc phải yêu vợ, mục đích là để vào Đảng. Cuộc đời anh rẽ sang trang mới khi Sài trở thành anh hùng, quyết định bỏ vợ và lập gia đình với người con gái mà anh yêu. Nhung thật trớ trêu khi Châu - vợ anh không hề yêu anh mà chỉ muốn lấy anh để hợp thức hóa cái thai trong bụng với người tình cũ. Bi kịch cứ theo đuổi cuộc đời Sài. Nguyên nhân là do Sài thiếu bản lĩnh nhưng nguyên nhân sâu xa chính là sự áp đặt của xã hội, công đồng lên cá nhân. Sài có phản kháng nhưng bị gia đình, xã hội đè bẹp. Tác phẩm cho thấy một cái nhìn mới, chân thực hơn về xã hội đương thời. Không chỉ có những gia đình giàu có bị mặt trái của nền kinh tế thị trường làm méo mó, biến dạng mà ngay cả trong nhũng gia đình vốn êm ấm giản dị cũng bị đồng tiền làm cho điêu đứng, tan vỡ. Trong Tiễn biệt những ngày buồn của Trung Trung Đỉnh, vợ chồng Xoay - Sương sống cuộc sống 14 êm đềm hạnh phúc với một sổ gạo, một suất lương. Nhung thời thế thay đổi thì suy nghĩ con người cũng thay đổi. Sương tìm được công việc mới và đời sống vật chất ngày một cải thiện. Song chính từ công việc mới này mà Sương thay đổi từ cách ăn mặc, nói năng đến cử chỉ, hành động. Cuối cùng cô đã lạnh lùng rời bỏ người chồng từng êm đềm yêu thương, hạnh phúc với mình bởi giờ đây cô thấy anh là người chồng tốt, thừa tình yêu và thiếu tiền tài, của cải để tìm cuộc sống mới. Mùa lả rụng trong vườn của Ma Văn Kháng kể chuyện một gia đình trí thức còn giữ nhiều nền nếp cổ truyền. Nhìn trên nét lớn, đây cũng là một gia đình kiểu “tứ đại đồng đường” (dù không thật điển hình), bởi ở trong gia đình lớn có sự tồn tại của các gia đình nhỏ (gia đình Đông - Lý, gia đình Luận Phượng và sau này có thêm vợ con Cừ). Be ngoài đây là một gia đình mô phạm mẫu mực, có nề nếp gia phong. Vậy mà cuộc sống khó khăn, đầy biến động của đất nước sau chiến tranh đã đẩy gia đình “mẫu mực” ấy vào một bước ngoặt với những dấu hiệu rạn nứt rõ ràng, không dễ khắc phục. Trong Đám cưới không có giấy giả thủ Ma Văn Kháng đã khai thác rất thành công đề tài gia đình. Tự là một thầy giáo hết lòng yêu nghề nhưng xã hội đổi thay đã làm Tự cảm thấy lạc lõng, hụt hẫng. Xuyến, vợ anh chạy theo món lợi vật chất, luôn coi thường và chì chiết chồng. Chị ta ngang nhiên ngoại tình. Cuộc sống bình yên trước đây không còn nữa. Câu nói “Đời là một vại dưa muối hỏng” đã ám ảnh trong tâm thức người đọc về một thời kì biến động không chỉ vật chất mà còn tinh thần của đất nước sau chiến tranh. Nguyễn Huy Thiệp trong Tướng về hưu đã dụng lên một bức tranh gia đình mà các quan hệ giữa các thành viên trở nên hời hợt, lỏng lẻo. Ông tướng Thuấn cả đời phục vụ cho cách mạng, cho lí tưởng của mình nên khi về hun ông cảm thấy lạc lõng trong chính gia đình mình khi mà ngay cả vợ cũng hiểu về mình rất ít. Những đứa con, đứa cháu chẳng được nuôi nấng, chăm sóc, ít có điều kiện gần gũi nên không biết gì thậm chí không có cả tình cảm với cha, 15 với ông nội “khi lớn lên tôi chẳng biết gì về cha mình cả”. Hay trong truyện Không có vua, Nguyễn Huy Thiệp cũng thể hiện xã hội thời hậu chiến trong gia đình lão Kiền. Gia đình đó là một gia đình không có tôn ti, trật tự, trên dưới và có rất nhiều loại người trong xã hội. Lão Kiền sống với năm người con trai nhưng người đọc khó có thể nhận ra ai là chủ gia đình đó. Trong một gia đình có rất nhiều loại người trong xã hội: Một thợ cắt tóc, một công chức ngành giáo dục, một nhân viên lò mổ, một sinh viên đại học và một đứa con út bị bệnh thần k inh.. .thì ai là người kiếm ra nhiều tiền nhất thì người ấy sẽ là chủ gia đình. Đúng là trong xã hội thời mở cửa, đồng tiền chi phối tất cả, giá trị vật chất được đề cao trên giá trị đạo đức. Như vậy, đề tài gia đình có bước thăng trầm theo tiến trình lịch sử, nhất là trong thời kì vận mệnh đất nước được đặt lên hàng đầu, nhung cuối cùng cũng đã hòa vào các đề tài khác góp phần đưa văn học việt Nam đi đúng quỹ đạo của văn học nhân loại, thực sự trở thành một khoa học của con người, vì con người. 1.3. Ma Văn Kháng và tiểu thuyết M ùa lá rụng trong vườn 1.3.1. Vài nét về tiễu sử Ma Văn Kháng Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 01/12/1936. Quê gốc ở ở phường Kim Liên - quận Đống Đa - Hà Nội, nay là Quận Ba Đình Hà Nội. Thuở xưa vùng này nằm ở cửa ngõ phía Nam kinh thành Thăng Long, một vùng nông thôn lam lũ và nghèo khổ. Mọi người cần cù và chịu khó làm ăn nhung cuộc sống vẫn không thay đổi. Cho đến khi cách mạng về thì người dân được học hành, làng quê thay đổi da thịt. Cũng vì vậy, Ma Văn Kháng sớm ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với đất nước với cuộc đời. Ông là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Vào năm 1950 Ma Văn Kháng học trường Thiếu sinh quân Việt Nam. Từ năm 1952- 1954 ông tiếp tục học tại trường Sư phạm Khu học xá Nam 16 Ninh (Quảng Tây - Trung Quốc). Năm 1960, Ma Văn Kháng vào học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, ông xung phong lên dạy học ở Lào Cai, là giáo viên dạy Văn, là hiệu trưởng trường trung học. về sau ông được Tỉnh ủy điều về làm thư kí cho đồng chí Bí thư tỉnh ủy Trường Minh, rồi làm phóng viên, phó Tổng biên tập báo của Đảng bộ Tỉnh. Bí danh Ma Văn Kháng được dùng làm bút danh đế nói lên sự gắn bó sâu sắc và tình yêu của tác giả đối với vùng đất mà ông từng hoạt động hơn 20 năm. Sau khi đất nước thống nhất, từ năm 1976 đến nay ông về công tác tại Hà Nội, từng làm Tổng biên tập, phó giám đốc Nhà xuất bản Lao Động. Từ tháng 3/1995 là ủ y viên ban chấp hành, ủ y viên Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam khóa V, Tổng biên tập Tạp chí Văn học nước ngoài. Đinh Trọng Toàn khi mới ngoài hai mươi tuổi với lí tưởng thời đại và lòng say mê văn học đã hăm hở đi lên vùng đất mới lạ và cũng rất vất vả, khó khăn - Lào Cai. Tại đây ông đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình và bạn bè để xây dựng, thay đổi vùng đất còn nghèo nàn, lạc hậu này. Cũng chính nơi đây đã để lại cho ông nhiều kỉ niệm in sâu vào trong tùng tác phẩm. Từ khi chuyển về Hà Nội công tác, Ma Văn Kháng vẫn cống hiến hết sức lực cho văn học qua rất nhiều tác phẩm. Xã hội đô thành với rất nhiều bộn bề, bon chen và phức tạp trở thành nguồn cảm hứng của ông giai đoạn này. Ồng đã quan sát cuộc sống rất kĩ, từ dưới lên, từ trên xuống, từ ngoài vào, từ trong ra, tất cả đều được phản ánh, nhào nặn qua ngòi bút của ông để tạo thành rất nhiều tác phẩm có giá trị. Cuộc đời Ma Văn Kháng là những chuyến đi, là sự trải nghiệm qua rất nhiều khó khăn và thăng trầm của lịch sử. Ông cống hiến hết mình, làm việc hết mình, không biết mệt mỏi để chi chút chắt lọc từng mẩu nhỏ cuộc đời, tạo nên nhũng nhân vật độc đáo, giàu cá tính. Có thể nói, nhà văn Ma Văn Kháng đã toàn tâm, toàn lực để tạo ra những dòng văn giàu cảm xúc cho những trang tiểu thuyết của mình. 17 1.3.2. Sự nghiệp văn học Sáng tác của Ma Văn Kháng tập trung vào hai đề tài chính là cuộc sống của đồng bào miền núi phía Bắc và cuộc sống thành thị đầy phức tạp trong cuộc chuyển mình mạnh mẽ của đất nước sau chiến thắng năm 1975. Các tác phẩm chính của ông bao gồm: Đồng bạc trắng hoa xòe (tiểu thuyết - 1979) Vùng biên ải (tiểu thuyết - 1983) Trăng non (tiểu thuyết - 1984) Mưa mùa hạ (tiểu thuyết - 1982) Mùa lả rụng trong vưòn (tiếu thuyết - 1985) Võ sỹ lên đài (tiểu thuyết - 1986) Côi cút giữa cảnh đời (tiếu thuyết - 1989) Đảm cưới không có giấy giả thủ (tiểu thuyết - 1989) Chó Bi, đời lưu lạc (tiểu thuyết - 1992) Ngày đẹp trời (truyện ngắn - 1986) Vệ s ĩ của Quan Châu (truyện ngắn - 1988) Giấy trắng (tiểu thuyết) Trái chín mùa thu (truyện ngắn - 1988) Heo may gió lộng (truyện ngắn - 1992) Trăng soi sân nhỏ (truyện ngắn - 1994) Ngoại thành (truyện ngắn - 1996) Truyện ngắn Ma Văn Kháng (tuyến tập - 1996) Vòng quay cổ điển (truyện ngắn - 1997) M ột chiều giỏ lộng (tiểu thuyết - 1998) Ngược dòng nước lũ (tiếu thuyết -1999) M ột mình một ngựa (Tiếu thuyết 2009) Năm tháng nhọc nhằn, năm thảng nhớ thương (hồi ký 2011) 18 Sáng tác của Ma Văn Kháng được đánh giá cao ở cả thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Tính đến nay, nhà văn đã có trên 200 truyện ngắn và 15 tiểu thuyết. Ồng được trao nhiều giải thưởng trong đó có giải thưởng loại B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986 cho quyển tiểu thuyết Mùa lả rụng trong vườn\ Giải thưởng của Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam 1995 cho tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ; Giải thưởng Văn học ASEAN. Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2001; Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2012 cho các tác phẩm Truyện ngắn chọn lọc, Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ ở La Pan Tần. Ồng đã từng bộc bạch “Thôi thúc tôi viết là cái đẹp thật xúc động, thật cao cả, thật khiêm nhường và lớn lao trong nhũng hoàn cảnh đau buốc nhất. Tôi gửi gắm niềm tin yêu của tôi vào tất cả những cay đắng, xót xa của thân phận. Bằng cách đó tôi biểu lộ tình yêu với cái đẹp của cuộc sống” đó cũng chính là quan niệm sáng tác của tác giả. Ma Văn kháng là nhà văn lão làng của văn học Việt Nam hiện đại, đã cống hiến cho nền văn học một khối lượng tác phẩm khá lớn, góp phần quan trọng vào dòng chảy văn chương nước nhà cả về nội dung và nghệ thuật, làm cho văn học trở nên phong phú và đa dạng. 1.3.3. Tiễu thuyết Mùa lá rụng trong vườn Mùa lả rụng trong vườn là một tiểu thuyết đặc sắc Ma Văn Kháng, hoàn thành vào tháng 12 năm 1982 và được xuất bản lần đầu vào năm 1985. Lấy bối cảnh một gia đình truyền thống vào những năm 80 của thế kỉ XX, khi đất nước bắt đầu có nhũng bước chuyển mình mạnh mẽ sau chiến tranh, gây ra nhiều thay đổi tốt có, xấu có; truyện đã phản ánh chân thực những biến động trong xã hội thời bấy giờ và những ảnh hưởng to lớn của nó tới gia đình - tế bào của xã hội. Chuyện xoay quanh đời sống gia đình ông Bằng - một gia đình có truyền thống, nề nếp ở Hà Nội, gồm ba thế hệ chung sống với nhau thời hậu chiến, cơ 19 chế chính trị tập trung bao cấp. Ông Bằng có năm người con, đứa con thứ nhất là Tường đã hy sinh trong chiến tranh. Hoài là vợ của Tường, một người dâu trưởng nết na, thùy mị. Sau một thời gian dài đau khổ để tang chồng, chị Hoài được phép bố mẹ chồng “đi bước nữa”. Nhưng tâm hồn chị vẫn gắn bó thuỷ chung với gia đình ông Bằng. Ồng Bằng sống chung với vợ chồng Đông và Lý. Đông là một sĩ quan quân đội đã về hun, tính cách vô tư, hời hợt. Vợ của Đông là Lý là một người phụ nữ xinh đẹp, sắc sảo, đảm đang nhung đanh đá, ích kỷ. Người con kế đến là Luận, một phóng viên tâm huyết với nghề. Vợ của Luận là Phượng , một người dịu dàng, chu đáo, hài hòa và làm việc tại một xí nghiêp nhỏ. Tiếp theo là Cừ, người con hư đốn nhất, anh đã bỏ trốn sang nước ngoài. Và cuối cùng là Cần, một du học sinh. Chuyện bắt đầu vào một ngày cuối năm, khi cả nhà ông Bằng chuẩn bị cho lễ tất niên. Chị Hoài trở về sau hơn chục năm xa cách khiến không khí gia đình càng thêm ấm cúng. Sau ba ngày tết sum vầy thì biết bao biến cố đã ập đến với gia đình. Vốn dĩ vợ chồng Đông sống với ông Bằng trong một căn nhà nhỏ ở thành phố, sau này vợ chồng Luận dọn về ở chung. Rồi vợ con Cừ đến nương nhờ. Lý ích kỷ, tỏ ra khó chịu khi phải chia sẻ căn nhà với vợ con Cừ. Nhưng có lúc nền tảng đạo đức cũng đưa Lý trở về một người chị hiền dịu, bao dung. Sau một thời gian, gia đình nhận được lá thư của Cừ bày tỏ sự ăn năn về những lỗi lầm mà anh đã gây ra cho gia đình. Ông Bằng vì lo lắng cho Cừ nên đã ngã bệnh và qua đời. Trước khi ra đi, ông để lại cho Phượng số tiền tiết kiệm vì ông tin Phượng sẽ sử dụng số tiền này một cách họp lý. Điều này càng làm cho Lý bức xúc. Cộng với thái độ vô tư lự, hò' hững của chồng, sự quyến rủ về vật chất, sự khao khát tình cảm của chồng, Lý đã sa ngã. Lý đã bỏ nhà vào Sài Gòn sống với gã trưởng phòng vật tư. Sau này cơ quan điều tra, gã trưởng phòng vật tư gã bị mắc tội tham ô công quỹ, công ty Lý đang làm biết chuyện và đã sa thải Lý. Một năm sau đó, Lý gửi thư về bên mái ấm. Luận đã thuyết phục Đông tha thứ cho Lý, nếu Đông chịu Luận sẽ rước chị về, phía bên 20 xí nghiệp đã xóa sổ dự định sa thải Lý. Lúc ấy Phượng trào nước mắt, chị thấy thương Lý, Đông, thương tất cả mọi người. Tiểu thuyết kết thúc vào một ngày cuối năm, cả nhà sum họp bên nhau và mong chờ sự trở về của Lý. Mùa lả rụng trong vườn của Ma Văn Kháng ra đời năm 1985, vào thời điểm lịch sử và văn học đang chuyển mình trên con đường đổi mới. Lúc này, văn học chuyến tù’ khuynh hướng sử thi sang khuynh hướng thế sự đời tư, nhũng biến cố, sự kiện không còn là trung tâm chú ý mà chỉ là đường viền cho số phận nhân vật. Những câu chuyện hàng ngày, những cảnh ngộ bình thường, những quan hệ nhân sinh phức tạp, rắc rối, những khát khao tự nhiên và bản năng nhất của con người... đều được soi chiếu trên trang viết. Từ đó, nhà văn tìm đến, chắt chiu từng vẻ đẹp tâm hồn con người, hướng con người tới cái đẹp, cái thiện. Neu như văn xuôi trước 1975 ít đề cập đến đề tài gia đình, tình yêu hạnh phúc, số phận cá nhân thì sau 1975, với cảm húng thế sự đời tư, các phạm trù này đã trở thành những gam màu chính trong văn học. Mùa lả rụng trong vườn là một trong những “mũi khoan thăm dò đầu tiên vào vỉa ngầm hiện thực phức tạp và tinh vi này”. Năm 2000, tác phẩm đã được chuyển thể thành phim Mùa lả rụng để lại nhiều dấu ấn đẹp trong lòng người xem. Mùa lả rụng trong vườn là cuốn tiểu thuyết viết về văn hóa gia đình trước sự tác động của thời mở cửa và cơ chế thị trường. Văn hóa gia đình chịu tác động to lớn khi có những con người chịu sự tác động của xã hội nhưng vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp từ trong tâm hồn nhưng cũng có những cá nhân bị trượt dài trên con đường tha hóa, tội lỗi bị cuốn vào vòng xoáy xã hội, vòng xoáy đồng tiền. Ngay từ khi ra đời tác phẩm đã được đón nhận nhiệt tình và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc. Mùa lả rụng trong vườn gây được tiếng vang lớn ngay lập tức đã giành giải thưởng loại B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986. 21 CHƯƠNG 2 BIÉU HIỆN CỦA VĂN HÓA GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT MÙA L Á RỤNG TRONG VƯỜN 2.1. Hiện thực đời sống xã hội và gia đình người Việt những năm 80 của thế kl XX Gia đình là một hình thức tổ chức xã hội loài người có tính lịch sử. Từ chế độ quần hôn dưới hình thức gia đình cùng huyết thống đến tình yêu, hôn nhân tự do một vợ một chồng ngày nay là cả một bước tiến dài của lịch sử xã hội. Trong suốt quá trình hình thành, phát triển, quan hệ cha con, vợ chồng, anh em đều do những thay đổi của chế độ kinh tế, chính trị quyết định. Sau năm 1975, cả nước ta hân hoan đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, một thể chế chính trị mới, tiến bộ được thiết lập. Tuy nhiên vào nhũng năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế thị trường được mở cửa đem lại bao lợi ích về tăng trưởng kinh tế, chính trị nhưng lại đem đến một số bất cập về xã hội trong đó có vấn đề văn hóa gia đình, v ấ n đề này đang là đề tài “thời sự” hiện nay. 2.1.1. Gia đình truyền thống trước sự tác động của hoàn cảnh xã hội Dân tộc Việt Nam trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử, sự hình thành đạo đức truyền thống gắn liền với sự phát triến của cộng đồng và văn hóa Việt. Gia đình tồn tại trong hệ thống tôn ti trật tự, được giữ gìn có nề nếp: “Lấy sự bình on cân bằng làm căn bản, dùng thiện tâm đế đối xử... Con cái được nuôi dạy bằng tinh thần luôn tu rèn bốn phận... coi trọng đạo i r \ Trải qua nhiều triều đại phong kiến, ngày nay tư tưởng Nho giáo vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến nếp nghĩ của người Việt. Gia đình người Việt được xây dựng theo chủ trương kính trên nhường dưới, hướng về chuẩn mực đạo đức đã trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức: “Ớ/ cải gia đình gồm hai ông bà xưa nay được tiếng là mô phạm mâu mực, với năm anh con trai, năm hòn ngọc quỷ, anh là liệt sĩ, anh đóng trung tá, anh làm nhà bảo, anh đi học nước ngoài... anh nào cũng 22 đẹp người đẹp net, cùng mấy cô con dâu cản bộ nhà nước, cô nào cũng đảm, cũng d ễ thương, ưa nhìn” [5, 20]. Đạo đức truyền thống lấy gia đình làm hệ quy chiếu cho xã hội: “Сш gia đình rất đáng tự hào về sự hoà mục, tiêu biếu cho các quan hệ của con người trong một gia đình thuộc xã hội m ỏ T [5, 20]. Người ta thường nói: thời thế góp phần tạo ra suy nghĩ của con người. Con người sống trong hoàn cảnh xã hội nào tất yếu sẽ chịu sự chi phối của xã hội ấy. Xã hội thay đổi thì con người cũng có sự thay đổi. Và sự xáo trộn dữ dội tất yếu của xã hôi thời kì chuyển đổi tù’ cơ chế kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường giống như cơn gió lốc, cuốn theo và làm xô lệch gia đình ông giáo Bằng, khiến gia đình này bộc lộ những phức tạp mới trong quan hệ giữa các thành viên. Mối quan hệ thông thường giữa cha và con, vợ và chồng, anh và em, bố chồng và nàng dâu, chị dâu và em chồng... trước đây êm ả là thế, giờ đúng trước nguy cơ rạn nứt, đổ vỡ. Sự tác động của xã hội thời kinh tế mở cửa khiến gia đình ấy chịu bao thương tổn. Có những thành viên trong gia đình ấy bi “cuốn theo chiều gió” với mặt trái nền kinh tế thị trường, đề cao đồng tiền quá mức, sống hưởng thụ cá nhân, buông thả theo bản năng, dục vọng... đã làm suy mòn giá trị văn hóa truyền thống của gia đình. Trong gia đình ấy, ông Bằng là trụ cột, là người rất bảo thủ. Ông cố gắng duy trì nề nếp gia đình truyền thống trong một hoàn cảnh đời sống xã hội đã có sự đổi thay. Ông luôn thể hiện mình là người cứng rắn, mạnh mẽ. Chiến tranh ác liệt, người con cả hy sinh nhưng không làm ông gục ngã. Trước cái chết của vợ, ông Bằng tuy đã mất thăng bằng nhưng vẫn gắng gượng được. Có thể thấy “ ông là con người một đòi gắng gỏi, dùng nghị lực đế chong chọi lại mọi biến động”. Nhưng một bóng đen đang ám ảnh và đe dọa hạnh phúc gia đình ông bỗng xuất hiện, đó là sự vắng mặt của Cừ, người con út của gia đình, đã từng trong quân ngũ, đã tùng đi học ở nước ngoài. Cái tin Cừ đi di tản như một tiếng sét đã khiến cho một con người rất coi trọng thanh danh, danh dự gia đình như ông Bằng không chịu đựng được “thực tế quả phũ 23 phàng”. Ông Bằng đổ bệnh rồi qua đời. Nhưng trong những giây phút cuối của cuộc đời, ông Bằng vẫn không hề phủ nhận tình máu mủ, ruột già với Cừ. Ông dặn các con “Các con ở lại yêu thương nhau và mọi người. Thằng Cừ lả rụng về cội, thương xót vong linh nó” [5, 241]. Thời thế xã hội thay đổi đã tác động lớn đến gia đình ông Bằng, và nhũng thành viên trong gia đình ấy, có những người giữ được phẩm chất và bản lĩnh như vợ chồng Luận - Phượng, cần. Cặp vợ chồng Luận và Phượng là những con người tiêu biểu nhất cho kiểu nhân vật tự ý thức. Họ là những cán bộ, công nhân viên chức hiện nay sống trung thực lành mạnh, tốt bụng. Họ là hiện thân cho tài năng, nghị lực, nhân phẩm làm người. Khi còn nhỏ Luận là “đứa con thông minh nhất, đi học tuần nào cũng được bon point, tư duy khúc chiết, tâm hồn sảng sủa Khi lớn lên là một nhà báo, anh luôn đấu tranh với cái xấu trong gia đình và ngoài xã hội. Bên cạnh Luận, Phượng là một người phụ nữ trầm mặc, dịu dàng, nết na, thủy chung, luôn sẵn sàng hi sinh bản thân vì chồng, vì con, vì gia đình và vì những người mà chị yêu thương. Chính vì vậy cho nên trước cái chết, ông Bằng vẫn còn nhận thấy đối lập với khuôn mặt của Lý: “Sát trái ông là khuôn mặt trông ngờ ngợ như đã gặp ở đâu. sắc sảo, thông minh, khôn ngoan nhưng thiếu cái đâm ấm, khiêm nhường của phụ n ữ ’ [5, 239], nhung ngược lại ông Bằng lại nhận thấy ngay sự ấm áp từ khuôn mặt của Phượng: “M ặt Phượng trái xoan, từng nét dịu dàng và hai con mắt thấm đẫm một nỗi yêu thương... Gương mặt Phượng đang tỏa xuống ông một làn sảng dịu, gây cho ông một cảm giác yên tĩnh, hợp lý và hài hòa; Gương mặt phượng đoan trang, đôn hậu và đầy vẻ nhẫn nại, cao q u ỷ ’ [5, 238]. Ngay từ khi chuyển về sống cùng gia đình ông Bằng, Phượng đã luôn hết mình vì mọi người, chị không than vãn trước các khó khăn, không ghen ghét, đặc biệt bao giờ Phượng cũng thấy ưu điểm của người khác. Trong môi trường làm việc, chị có rất nhiều cơ hội đế kiếm thêm tiền nhưng chị tuyệt nhiên không bị hoàn cảnh tác động mà chị luôn làm chủ hoàn cảnh của mình. Vì thế, tuy sống 24 vất vả nhưng lòng chị luôn thanh thản. Phượng chính là ngọn lửa đem lại sự ấm áp cho gia đình ông Bằng. Khác với Phượng, chị Hoài không xuất hiện nhiều trong tác phẩm nhưng hình ảnh của chị vẫn thấp thoáng qua từng trang truyện. Chị là người đại diện cho lớp người phụ nữ phải chịu nhiều sóng gió. Không gục ngã trước hoàn cảnh, khi chồng hi sinh, đoạn tang chồng chị quyết định đi bước nữa. Nhưng chị vẫn không quên gia đình chồng cũ, vẫn nhận mình vào trách nhiệm và vinh dự của một người thân. Có thể thấy, chị luôn vượt lên hoàn cảnh, tự thay đổi hoàn cảnh của mình mà một số người phụ nữ đã không thể vượt qua. Ma Văn Kháng cũng dành nhiều tình cảm quý mến cho lóp trí thức trẻ như Cần, Vân. Họ là đại diện cho lớp trẻ hôm nay biết trân trọng những giá trị tốt đẹp của truyền thống, dám đấu tranh cho những cổ hủ, lạc hậu để xây dựng hạnh phúc. Với lòng kiên trì, niềm tin vào tình yêu của mình Vân đã dám đấu tranh với gia đình mình, c ần và Vân đã biết làm chủ cuộc đời mình, biết dùng bàn tay và khối óc để vun đắp cho một xã hội tốt đẹp. Tất nhiên họ vẫn còn một số nhược điểm nhưng không vì thế mà họ mất đi vẻ khỏe khoắn, tươi nguyên. Bên cạnh những con người tự ý thức thì cũng có những người buông mình, “cuốn theo chiều gió” trước sức cám dỗ của vật chất để đổi thay và tha hóa như Cừ, Lý. v ố n là người con dâu nhanh nhẹn tháo vác, Lý đảm đang gánh vác công việc nhà chồng khi Đông đi bộ đội, nhung Lý đã thay đổi hoàn toàn khi xã hội đổi thay. Trước xã hội kinh tế thời mở cửa, tất nhiên là có nhiều mặt tích cực, nhưng người đàn bà này lại hấp thu những điểm tiêu cực để đánh mất bản thân mình. Lý hám danh, hám lợi, bị cuốn vào vòng xoáy của đồng tiền, đặt đồng tiền và các giá trị vật chất lên trên các giá trị khác, kể cả giá trị tinh thần thiêng liêng và trở nên ích kỷ, hẹp hòi, nanh nọc, thủ đoạn. Đặc biệt, khi Lý biết gia đình ông Bằng không còn ai tin tưởng mình nữa thì người đàn bà này càng trở nên cô đơn, không nơi bám víu, đế rồi trượt dài 25 trên con đường tha hóa và tội lỗi. Tất nhiên sự tha hóa của Lý còn có một nhân tố khác nữa, là gốc rễ văn hóa và hoàn cảnh cá nhân của Lý: xuất thân từ một đứa trẻ mồ côi, thiếu vắng tổ ấm gia đình, không được quan tâm dạy dỗ, sớm hấp thu lối sống xô bồ của thị thành... Rõ ràng, con người sống cần có sự cân bằng cả hai nhu cầu: vật chất và tinh thần. Nếu quá đề cao tinh thần mà không chú ý đến đời sống vật chất là sự ảo tưởng và giáo điều, nhưng ngược lại, quá tôn sùng vật chất và khinh rẻ giá trị tinh thần thì đời sống hoang tàn, trống rỗng; coi thường đạo lí thì gặp ngay hung bạo. Những nhân vật trong tác phẩm như Lý, Cừ đã phải đánh đổi cả cuộc đời mới có được nhận thức ấy. Vậy là phát triển kinh tế phải đi liền với phát triển các giá trị văn hóa tốt đẹp. Có như vậy mới phát triển bền vững - một sự phát triển đồng bộ và đem lại môi trường an toàn, tốt đẹp cho con người. Khi đó thì cuộc sống con người vừa giàu vừa mạnh. Chừng nào chỉ chú trọng đến kinh tế mà không chú ý đến văn hóa thì con người chỉ giàu mà không mạnh, giàu có đấy mà bất an, bất hạnh, đổ vỡ và hoang mang. Những thông điệp này càng đặc biệt có ý nghĩa thời sự trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa như hiện nay. 2.7.2. Gia đình và m âu thuẫn th ế hệ Gia đình Việt Nam luôn tồn tại sợi dây ràng buộc tình cảm giữa các cá nhân, thế hệ. Sự đông đảo của gia tộc, dòng họ làm nên truyền thống cho gia đình, tạo chỗ dựa vững chắc, tin cậy cho mỗi thành viên. Thông thường thế hệ đi trước làm nền móng, soi đường, chỉ lối cho lớp con cháu đi sau. Nhưng gia đình truyền thống trong sự đổi thay của xã hội những năm 80 của thế kỉ XX đã có sự chuyển mình dữ dội, mỗi cá nhân mang trong mình những tư tưởng, cá tính khác nhau. Sự khác biệt và khoảng cách giữa các thế hệ ngày càng xa hơn, thế hệ ông cha dần trở nên cũ kĩ, lạc hậu, trong khi đó giới trẻ ưa thích sự tiến bộ, mới mẻ. Mâu thuẫn giữa cũ - mới, già - trẻ tồn tại khá lâu, nhưng trong hoàn cảnh mới, những va chạm thế hệ ngày càng trở thành vấn đề đáng quan tâm, lo lắng. 26 Đầu tiên là mâu thuẫn giữa thế hệ. Sự khác biệt trong nhận thức, tầm nhìn của các thế hệ dẫn đến tình trạng không có sự hiểu biết lẫn nhau. Mùa lả rụng trong vườn là tiếng chuông cảnh tỉnh nhũng người bảo thủ, cố duy trì, níu kéo kiểu gia đình truyền thống. Trong tác phẩm, người đại diện cho những tư đưởng cũ là ông Bằng, trụ cột của gia đình. Ông “đĩnh đạc khoan thai, mực thước, cấn trọng đến khắt khe. Ông sống cố định với những chuắn mực đã xác định”. Xã hội thay đổi, song với ông toàn bộ điều đó là sự lố lăng, xáo trộn khiến ông khó chịu, không tiếp thu. Ông cố duy trì cái nề nếp cổ xưa với hàng trăm điều nhỏ nhặt nhằm xây dựng “g/a đình hòa thuận, kỉnh trên nhường dưới, trọng nghĩa khinh tài, hướng về sự phát trỉến đạo đức tỉnh thần là chủ yếu” [5, 217]. Đối với ông, danh dự gia đình là trên hết. Ông luôn dạy các con mình phải giữ gìn danh dự “Phải giữ gìn các con ạ. Giữ gìn từ những cải nho nhỏ vì từ những cái nho nhỏ cộng lại, hợp thành văn hóa, nền tảng đạo lí đay”. Ông Bằng xây dựng một gia đình mà “nền nếp gia giáo co truyền, đã trở nên hiếm hoi vào những ngày nay” [5, 19]. Vì vậy, quan niệm của ông gặp phải sự phản ứng của chính những đứa con trong gia đình. Trong khi ông cố xây dựng một gia đình hòa thuận, tôn ti trật tự thì Cừ, con trai ông, lại cho những cái đó là cổ hủ. Những gì ông xây là Cừ chống, phá, trong bức thư cuối cùng gửi cho gia đình, Cừ viết: “Con đoi lập với gia đình và con quyết song theo logic của con” [5, 175]. Trong phương pháp giáo dục con, ông Bằng cũng rất cẩn trọng, khắt khe: “Thôi thì đủ hết các lời dăn dạy. cầm bát phải thanh tao. Gắp thức ăn mà đút lỏm vào mồm là thô lô... đầu bữa và cuối bữa mời và vô phép com thì mới thật là lê thê rắc rối... Cơm xong nhất thiết phải ngủ trưa...tất cả đều thành quy phạm. Nhất là trong các mối quan hệ. Trên bảo sao dưới nghe vậy. cấm cãi, cấm làu bàu” [5, 172]. Khi con cái có khuyết điểm sễ bị tròng phạt bằng roi vọt hà khắc. Nhân chuyện một ông khách đến nhà chơi mất đồ, ông nghi ngay cho Cừ và anh chịu trận lôi đình. Ngay cả Đông, một sĩ quan quân đội về nghỉ phép hơn bốn chục tuổi rồi mà 27 còn bị mẹ nọc ra quất roi chỉ vì ông đã tỏ ra nghe vợ hon nghe lời mẹ. Ông Bằng dựa vào nền tảng tinh thần của gia đình truyền thống để chống lại nhũng tác động khách quan của xã hội đương thời. Trong những dịp trò chuyện với con cái hay dịp cúng gia tiên cuối năm, ông luôn nhắc đến những kỷ niệm đẹp, luôn răn dạy các con phải góp nhặt những điều nhỏ nhặt để làm nên danh dự và phẩm chất gia đình, nhưng ông lại cố lảng tránh Cừ - người con trai bất trị đã bỏ cơ quan, gia đình trốn đi biệt tích. Rõ ràng phương pháp giáo dục con cái của ông Bằng là quá cứng nhắc, quá nghiêm khắc, ông mắng mỏ, đánh đập xúc phạm đến lòng tự trọng của các con và quá trình chúng trưởng thành. Phương pháp này mục đích thì tốt nhưng đường đến mục đích thì không phù hợp nữa với xã hội hiện thời. Mâu thuẫn thế hệ còn có nguyên nhân do bản thân thế hệ trước khăng khăng không chịu thay đổi theo chiều phát triển mới của cuộc sống, còn thế hệ sau lại không muốn tiếp thu truyền thống. Các cá nhân với cá tính riêng đã không chịu dung hòa quan hệ, khiến gia đình ông Bằng luôn căng thẳng. Cừ vốn là kẻ “trong người đã có sẵn cải mầm hư hỏng” [5, 175]. Mọi lời khuyên bảo, dạy dỗ của ba mẹ đối với Cừ chỉ là hành động “đạo đức giả”. Trong thâm tâm, Cừ “cơ/ đạo đức là con số không vô nghĩa” [5, 176], nên dù bị chửi mắng, đánh đập, doạ nạt đủ điều Cừ vẫn chứng nào tật nấy. Đi bộ đội, Cừ luôn viết thư về nhà kêu khổ để “íróc” cho được nhiều tiền của ba mẹ. Cừ lại coi việc hệ trọng “trăm năm” chỉ là “chuyên sinh hoạt vặt vãnh” [5, 175]. Hơn thế, sau khi để lại cho một cô gái nhẹ dạ hai đứa con, Cừ rũ bỏ trách nhiệm làm chồng, làm cha rồi rủ rê một người đàn bà khác trốn chồng cùng mình vượt biên. Chỉ khi đến được “miền đất hứa” thì Cừ mới tỉnh ngộ và nhận ra rằng ‘7ứ/w kẻ nô lệ dâu có đeo đầy vàng thì cũng vân nhục” [5, 177], và “Con đã đảnh mất cải quỷ giả lắm! Moi người chỉ có thế thuộc về một dân tộc nhất định, từ trong tâm hổn. Con người sống có hai nhu cầu vật chất và tinh thần. Con đã oán giận một cải gì đó, cay củ một cải gì đó. Rồi lại ước ao một cải gì 28 đó. Bây giờ thì vỡ mộng, phản tỉnh với cái ước ao, tiêc nuối cải đã oản giận, cay củ” [5, 177]. Không giống như Cừ, c ầ n được học tập ở một nước xã hội chủ nghĩa tiên tiến, tiếp thu đời sống mới, tư tưởng của anh có đổi khác. Khi anh nghe người yêu nói đùa “Nhà định hỏi cho anh một cô...rất gỉầu, rất xinh” [5, 266], anh đã nói “họ không hiểu gì lớp trẻ chủng ta cả” [5,266]. Nhưng anh biết dung hòa giữa truyền thống và hiện đại trên nền tảng đạo đức dân tộc nên những bất đồng quan điểm với anh đều được hóa giải. 2.1.3. Gia đình và mâu thuẫn giữa các tính cách, lối sống Mùa lả rụng trong vườn là tác phẩm thể hiện vấn đề văn hóa gia đình trong thời kì đầu khi đất nước vừa đổi mới với bộn bề khó khăn thiếu thốn. Chính trong hoàn cảnh đặc biệt ấy con người cá nhân trở về với bản chất chân thật của mình với nhũng khát khao, ước muốn mà một thời đã bị hoàn cảnh chiến tranh có phầm kiềm tỏa. Nhưng khi cá tính trở lại, bản ngã có điều kiện để bùng phát thì mỗi thành viên lại gặp phải biết bao rào cản khó khăn khác. Trước hết là sự va chạm giữa các cá tính trong một gia đình. Do nhận thức khác nhau, trình độ văn hóa khác nhau đã tạo nên tính cách của mỗi cá nhân cũng có sự khác nhau. Trong Mùa lả rụng trong vườn, ông Bằng là nhân viên bưu điện, thầy giáo rồi làm báo, kiến thức sâu rộng; Lý mới học hết lớp ba rồi làm việc ở xí nghiệp kiêm chạy vật tư; Đông là trung tá về hưu, sống đơn giản, khép kín, môi trường quân đội khiến Đông không hề lo chuyên ăn mặc; Luận, Phượng tốt nghiệp đại học, một nhà báo tu duy trìu tượng, triết học, một người kế toán tư duy cụ thể, thực tế; vợ Cừ là một công nhân dệt chiếu, chị Hoài là chủ nhiệm hợp tác xã... Mỗi người một ngành nghề khác nhau tạo nên sự khác biệt về nhận thức về khác biệt tính cách. Luận và Phượng chỉ coi vật chất là cái cần thiết để tồn tại còn đạo lí là cái lớn hơn thì Lý lại coi vật chất là mục đích cuối cùng. Tiền trở thành triết lí sống của Lý “Tiền! Tỉềnỉ Tiền ỉà trên hết.r \ “Đời chỉ là một chữ T thô г [5, 198]. 29 Bên cạnh nhũng thành viên mẫu mực, hiếu thuận, gia đình ấy còn có những cá nhân sống tách rời, đi ngược lại với truyền thống gia đình. Cừ - một nghịch tử không chấp nhận cách giáo dục của gia đình, chạy theo những dục vọng của bản thân và rơi vào bi kịch không lối thoát. Song những dục vọng đó sẽ không bộc phát nếu như không có những yếu tố tác động vào. Cách giáo dục của gia đình từ nhỏ quá khắt khe, Cừ không cảm nhận được tình yêu thương của ba mẹ. Từ đó Cừ trở thành một con người không có nhân cách, Cừ chán ghét những gì mà người ta cho là tinh thần đạo đức, cái mà người ta cho là nề nếp văn hóa. Cừ cho ba là cổ hủ, cho tất cả mọi người là đạo đức giả. Anh thấy đời là phi lí. Ne nếp gia giáo cổ truyền đã được ông Bằng duy trì nhưng lại phản tác dụng với Cừ, khi Cừ còn quá nhỏ để hiểu điều đó. Cừ cần một người hiểu, cảm thông và chia sẻ. Cuối cùng, như người đi vào đường hầm, càng vào sâu càng bế tắc, Cừ đã chọn cái chết nơi đất khách quê người để chuộc lỗi lầm của mình. Đúng như Luận rút ra: “Rõ ràng là có một loi song đang có nguy cơ hình thành coi tất cả chuấn mực đạo đức là giả trả, vô bố, coi tất cả quan hệ tình cảm thiêng liêng với Tố quốc, gia đình, anh chị em là vô nghĩa” [5, 34]. Ma Văn Kháng chỉ gián tiếp xây dựng hình ảnh nhân vật Cừ qua lá thư gửi từ nước ngoài về song người đọc thấy đó là một đại diện cho một loại người do hoàn cảnh trái ngang đã ấp ủ trong mình những quan niệm sai lầm về đạo đức, cuối cùng trượt mãi trên con đường tội lỗi. Cừ đã trượt ra khỏi nhịp sống, nề nếp gia đình như Luận nhận xét: “Thằng Cừ khởi đầu và kết thúc đều ở trong cải vòng hạn chế về tư tưởng, quan niệm tầm văn hỏa của nỏ” [5, 252]. Rõ ràng, trong một gia đình, mỗi cá tính phải được tôn trọng nhưng cá tính đó phải phát triển dựa trên nền tảng đạo lí và không đi chệch nhũng chuẩn mực đạo đức thông thường của đời sống. Trong gia đình ông Bằng, Cừ là người con nổi loạn luôn sống ngoài quy tắc còn Lý lại là một người luôn chạy theo chủ nghĩa vật chất. Cũng chỉ bắt đầu từ việc chi tiêu vay mượn gã trưởng phòng vật tư, Lý đã vật chất hóa từ 30 chuyện ăn mặc đến xử sự trong gia đình. Sự xuất hiện của Phượng và vợ Cừ, hai cô em dâu mới đối với Lý là một sự không an toàn vì nỗi lo sẽ bị chiếm mất căn nhà của Dư - con trai mình. Lý tỏ ra chịu chơi khi tốn không ít tiền sắm tết, mua cây quất mấy trăm bạc trong khi đó Luận, Phượng chỉ sống tằn tiện trong đồng lương ít ỏi. Cả nhà đều hướng tới vẻ đẹp tinh thần thì lý luôn kêu: “Chưa thấy cải nhà nào như cải nhà này chỉ thấy đạo đức sách vở thế thì suốt đời nghèo đói là p hải99. Neu Phượng luôn trọng đạo lý, đùm bọc cưu mang vợ con Cừ, không muốn vợ con Cừ đi buôn vì danh dự gia đình thì Lý nghĩ khác: “Danh dự! Danh dự thì lên thăng tòa ản ảo đỏ áo đen mà kiện chứ. Nói thật đời này lam anh s ĩ không phải lối. Động một tí là lên án vật chất. Không có vật chất thì song bằng cái g ì? Là người phải biết làm ra tiền, phải biết sinh lợi làm kinh tế chứ” [5, 223]. Chính vì thế trong gia đình ông Bằng luôn luôn hình thành hai lối sống đối lập mà Lý một mình ở một bên. Xung đột gia đình ông Bằng lên cao điểm là cuộc cãi vã giữa Luận và Lý. Luận vốn là con người nồng nhiệt, hiền lành, luôn suy tư và chiêm nghiệm nhung tính cách của anh thẳng thắn, cương nghị. Luận đang buồn rầu vì phải bán cái áo vét cũ, Phượng phải bán chiếc nhẫn mẹ cho để trang trải nợ nần và chi tiêu cho hai vợ chồng và cả vợ con Cừ. Còn Lý, mới từ miền Nam ra sau cuộc ăn chơi hưởng lạc bồ bịch với tay trưởng phòng vật tư thoái hóa biến chất. Lý không hề biết Cừ đã chết, cũng không biết cha chồng nằm viện, chỉ biết rồi đây Phượng sẽ đưa mẹ, đưa con về đây, bầy trò đánh mất xe đạp; rồi vợ con Cừ nữa đã chiếm mất buồng của ông cụ. Lý như người điên đạp đổ đồ đạc, nhảy vào đống chăn màn giẫm đạp liên hồi: “Này nói cho mà biết. Đây chang phải lụy thăng nào, con nào hếtỉ Ta đãy tay trắng lập nên cơ đồ. Đây phải cỏ quyền. Đạo đức giả mãi ỉ Đời chỉ một chữ T thỏi...” [5, 198]. Luận đã gọi Lý là quỷ sa tăng, quỷ về ám cái nhà này, anh nhổ nước bọt và quay đi kệ cho Lý “lăn đùng ra đất, mat sặc tiết, chân đạp, tay đấm, rồi ôm mặt khóc hức hức một cách rất oan uổng, xót xa” . Thực tình Luận không muốn xảy ra 31 cơ sự này nhưng cái gì đến phải đến. Mọi mâu thuẫn lặt vặt góp lại thành bão, âm ỉ lâu ngày giờ bùng lên. Luận và Phượng đói nghèo nhưng có tình thương, trong lúc hoạn nạn đã cưu mang vợ con Cừ, trong khi vợ chồng Đông là anh chị phải gánh trách nhiệm này. Nhưng Đông thì thờ ơ buông xuôi còn Lý thì chỉ mong Luận, Phượng và vợ con Cừ ra khỏi căn nhà mà họ đã chiếm dụng. Xung đột do họ có những nét tính cách khác nhau nên không dung hòa được. Trong đại gia đình ông Bằng, các cá nhân mâu thuẫn đã đành nhưng mâu thuẫn còn diễn ra ngay trong một gia đình nhỏ - mâu thuẫn giữa vợ chồng. Đó là mâu thuẫn của vợ chồng Đông và Lý. Nhân vật Đông khá giống nhân vật Sài trong Thời xa vắng của Lê Lụn. Đông là người anh hùng trong chiến tranh. Cuộc đời người lính khiến anh bao năm tháng xa nhà, dấn thân nơi hòn tên, mũi đạn, anh luôn có mặt nơi đầu súng ngọn gió. Chiến công mà Đông lập được là niềm tự hào cho Lý ở hậu phương và Lý rất tự hào khi nói về Đông “ỡ/ìg trung tả nhà tao chỉ được cái đức ăn đức ngủ là không ai bang” [5, 119]. Nhưng đấy chỉ là những năm tháng sống trong thời chiến. Hòa bình lập lại, Đông trở về, là một người chồng, người cha, anh lẽ ra phải là người trụ cột cho gia đình song thực tế Đông không còn là chỗ dựa cho Lý và gia đình nữa. Đông đứng ngoài nhịp sống của mọi người, tách mình ra khỏi dòng chảy của xã hội, không thể hòa nhập được với cuộc sống của nhũng người thân yêu: “Đông từ chiến trường trưòng trở về, do cá tỉnh và sự hun đúc của môi trường, bắt đâu cuộc song thườĩĩg nhật với gia đỉnh, bỏng trở nên một bóng hình xa ỉạ thế nào”. Đông sống đơn điệu thụ động bên vợ, bên những khát khao, nhũng đam mê đang âm ỉ cháy trong lòng Lý mà anh đâu nào hay. Đông không đoái hoài gì đến vợ con: “không cần biết vợ nghĩ gì, cần gì và muốn g F vì theo Đông nghĩ: “£>ờ/ cỏ gì quan trọng lắm đâu!”. Câu nói này Đông đã lặp lại rất nhiều lần trong tác phẩm. Mà đâu chỉ với Lý, Đông bung tai, bưng mắt trước tất cả, thú vui của Đông là đánh tổ tôm, đánh bài và ngủ. Trong mắt vợ thì Đông là “ổ«g phong”, là người 32 “ vỡ tích sự”\ trong mắt của nhũng người em thì Đông là người anh “vơ tâm”, “ứH phận thủ thường ” và có phần “vơ trách nhiệm” ... Giữa Đông và Lý trước đây khi có chiến tranh ít được gần gũi tìm hiểu nhau, nay hòa bình lập lại mỗi người lại một khung trời riêng. Cả hai có một sự ngăn cách, “lệch pha” quá lớn. Lý năng động nhạy bén và đầy tham vọng, không chấp nhận cuộc sống hiện tại mà muốn vươn lên. Ấy thế mà Đông lại sống gần như ngược lại với Lý. Đông quá ù ì,chậm chạp, buông xuôi: “Chị hưỏng về cuộc song thường ngày, nghĩ ngợi, day dứt về nó, trong khi Đông lại hết sức bình lặng coi mọi chuyên đều hết sức đơn giản, rõ ràng” [5, 45] . Hình ảnh đẹp về người chồng không còn trong lòng Lý nữa, thậm chí còn cay đắng hơn, Đông trở thành vật cản trong con mắt Lý. Lý không thể sẻ chia hay bộc bạch tâm sự gì cùng chồng vì Đông không lắng nghe, không thấu hiếu. Cuối cùng, Lý phó mặc cho những cảm giác, đòi hỏi của mình để cuộc sống hưởng thụ sai khiến đẫn chị đến chỗ buông xuôi, trượt ngã. Lý đi theo gã trưởng phòng xấu cả về ngoại hình lẫn nhân cách nhưng lắm tiền, biết lấy lòng Lý. Tổ ấm gia đình tan vỡ, Đông như người ngủ mê bấy lâu nay. Luận đã phải hét lên vói anh rằng “Ông là một kẻ vừa không biết thích ứng vừa nhu nhược. Ỏng mở mắt ra xem cải tó ấm yêu quỷ của ông nó đã thành cải tố quỷ chưa. Ông cũng là tội phạm ” [5, 203]. Khi Lý bỏ vào Nam, Đông thức tỉnh và cũng cay đắng nhận ra bi kịch gia đình mình thì quá muộn. Gần cuối tác phẩm, nhân vật này cũng nhận thức ra: “Cuộc sống phức tạp chứ không đơn giản đâu” [5, 280]. Khác với chồng, Lý là nhân vật phức tạp, có cá tính, có đời sống nội tâm phong phú. Cô năng động, đảm đang, tháo vác, thính nhạy với những sự đổi thay trong cuộc sống. Bao nhiêu việc trong gia đình, ngoài xã hội, người khác cho là nan giải, khó khăn nhưng Lý đều giải quyết một cách nhanh gọn, hiệu quả. Lý đã từng là người mẹ mẫu mực, người vợ đảm đang, người con hiếu thảo. Trong những năm tháng chiến tranh, chị đã từng phục vụ chiến đấu dưới ngọn lửa kẻ thù, chung thủy chờ chồng, tần tảo thay chồng gánh vác công 33 việc gia đình nuôi dạy con cái, chăm lo em chồng, chị kính trọng tôn thờ bố mẹ chồng. Nhưng sau chiến tranh, sống trong thời bình, khi nhu cầu của con người ngày càng cao thì Lý có nhiều thay đổi. Chị thích giàu sang phú quý, ăn ngon, mặc đẹp, quay cuồng theo tiếng gọi vật chất. Lý khát khao đồng tiền bất chấp đạo lí, lẽ phải. Tiền trở thành triết lí sống của Lý: “Tiềnỉ Tiền! Tiền là trên hếtГ [5, 15]. Với Lý, sống là phải tạo ra nhũng giá tri mới, mà trước hết phải là ra nhiều tiền, không thể sống nghèo mãi được. Với Lý, “không cần thì một xu cũng bỏ qua. cẩ n thì bạc nghìn cũng quãng”. Nhưng người phụ nữ đang tuổi hồi xuân này mang trong mình khát khao mãnh liệt, Lý đã từng thốt lên rằng: “Ổ/ cuộc sống này đâu chỉ là ngày hai bữa no đ ữ \ Những điều Lý mong mỏi Đông không có hoặc không biết: “Ổ/ trời ơi sao tôi lại lấy phải cải người như thế nhỉ? Ông Đông, ông sống không cần cái gì, không ao ước cải gì. Còn tồi, tôi không thế như thế đượcỉ Tôi cần sung sướngỉ Tồi không chịu kém đứa nàoỉ Tôi cần ti vi, tủ lạnh, xe máy ỉ Tôi không phải là vàng đê trang trí cho kẻ nào hết. Tôi làm ra tôi hưởng... Ôi trời ơi khố nhục cái thãn tôi” [5, 199]. Lý yêu Đông là yêu và lấy một thần tượng, là biến cái mộng thành vợ sĩ quan như nữ sinh trường Đồng Khánh vẫn thường ao ước trong tâm trí thành hiện thực chứ thực ra Lý chưa hiểu gì về con người Đông. Tiếp đó, Đông đi chiến đấu biền biệt. Năm thì mười hoạ anh mới được sống cùng vợ trong dịp nghỉ phép hay ra Hà Nội công tác. Trong chiến tranh những dịp ấy vô cùng hiếm hoi. Bởi vậy, thời gian họ sống với nhau vô cùng ít ỏi. Từ khi Đông trở về “hình ảnh một ồng trung tả trong nôi nhở, một ông trung tá được miêu tả hết sức trừu tượng nhưng đầy hãnh diện trước mọi người” ở chị không còn. Bây giờ Đông là xương thịt như mọi người, đã về him, tự coi mình đã hoàn thành nghĩa vụ, sống đơn giản, bằng lòng với cuộc sống buồn tẻ - điều đó đã làm cho Lý hoàn toàn vỡ mộng. Thêm nữa, tuổi 40 là tuổi hồi xuân, sắc đẹp của người phụ nữ đạt đến độ viên mãn nhất. Lý vốn đẹp, nay càng đẹp và hấp dẫn hơn. Con người có những nhu cầu về tâm lý, được yêu 34 đương, được che chở, vỗ về nhất lại là phụ nữ dù cá tính mạnh mẽ đến đâu cuối cùng vẫn là phái yếu. Lý thường đứng trước gương tự ngắm tấm thân ngọc ngà trẻ trung của mình mà tự hào rồi nuối tiếc. Đông thờ ơ trước vẻ đẹp và những đòi hỏi chính đáng của Lý. Trong mọi cuộc cãi vã Đông đều im lặng hoặc quay lưng bỏ đi. Bất đồng về lối sống, tính cách, quan niệm, Đông và Lý như đứng ở hai thái cực âm dương xung khắc lẫn nhau. Sau lần xô sát, Đông đã tát Lý, hai người ngấm ngầm chia rẽ và sống li thân. Thật nguy hiểm là Đông bước thêm một sai lầm nữa là bỏ mặc Lý. Mà Lý lại là một thế giới nội tâm phức tạp lúc vui, lúc buồn, lúc sung sướng cười cợt ngay được đấy, lúc đã khóc ngay được. Lẽ ra trong quá trình chung sống phải nâng đỡ, dìu dắt Lý vào con đường chính đáng thì Đông không làm được điều đó. Lối sống vô tâm, an bài của Đông ngấm ngầm đẩy Lý dấn sâu vào con đường tội lỗi. Đông không thấy trong mỗi câu nói ‘T ạ / sao tôi ỉạỉ lấy ông, ông Đông nhỉ?” hàng ngày vợ vẫn nhắc đi nhắc lại là bao nỗi xót xa, mỉa mai, cay đắng của Lý. Đông càng thờ ơ thì Lý càng cô đơn, tủi thân, co mình lại. Lý hướng mọi sự thèm muốn khát khao ra bên ngoài Đông và con đường đi của chị ngày một sai lầm hết vấp ngã này đến vấp ngã khác. Đỉnh cao nhất của xung đột trong quan hệ vợ chồng Đông - Lý là thái độ tàn nhẫn độc địa của Lý dẫn đến hành động Đông đuổi Lý ra khỏi nhà. Nỗi thất vọng cuối cùng là bức thư Lý gửi không thể chung sống cùng Đông, Đông phát hiện thấy quyển sổ Lý ghi bài thuốc nam tránh thai, những con số thể hiện sự tính toán buôn bán... Đông đã phải đau đớn kêu lên: “Cơ/ì khốn nạn, nỏ ãn ở hai lòngỉ Nó bội bạc tôi. Đối với nó chỉ có tiền thôi. Vì tiền mà nó có thế giãm đạp lên mọi luãn ỉỷ đạo đức. Tôi kinh tởm nó г [5, 250]. Trong bi kịch gia đình này Đông đã trở thành nạn nhân, xung đột đấy lên cao nhất khi Lý bỏ Đông ra đi. Ở đây không chỉ đon giản là chuyện ngoại tình mà còn là một hiện tương phức tạp của hôn nhân gia đình và văn hóa gia đình hiện nay. Bỏ Đông ra đi, Lý kết thúc một quá trình giằng co tính toán quyết 35 liệt. Tất nhiên sai lầm của Lý đã rõ nhung người như Đông không phải không có khuyết điểm. Lý đáng giận nếu nhìn từ góc độ lương tri nhưng đáng thương nếu nhìn nhận từ góc độ một người vợ trong gia đình, cặp vợ chồng này vốn đã khác nhau quá lớn về gốc gác tâm lí, sở thích, cá tính sở nguyện, sở trường. “Đông và Lý, cả hai đã không tạo nên hệ thong sinh hoạt phù họp với hai cả tính. Cả tính đã không làm phong phủ thêm, ngược lại còn trở ngại cho nhau. Hơn nữa, với Lý, nó còn gây nguy hiếm. Và buồn thay, Đông đã không trở thành người hướng dân, người phụ trách tinh thần của vợ, lại còn sống chếnh mảng trong sự ỷ lại đã tập nhiêm thành bản tỉnh” [5, 249]. Và bi kịch tan vỡ gia đình họ là tất yếu. Vậy là, để hai con người gắn bó thành vợ thành chồng phải trải qua bao khó khăn thử thách, nhưng nếu muốn chấm dút hôn nhân gia đình thì cũng có muôn vàn lí do. Từ chuyện tẹp nhẹp trong cuộc sống đến những vấn đề to tát không thể cứu vãn được, tất cả đều thành mầm mống của sự rạn nứt, tan vỡ. Trong một gia đình muốn lấy sự bình yên, bền chặt phải có sự hòa họp cá tính, sự tìm hiểu chia sẻ lẫn nhau. Cá tính giúp con người sống không mờ nhạt luôn biết vươn lên, phấn đấu khẳng định mình. Nhưng sự đụng chạm giữa các cá tính khác nhau, đặc biệt trong không gian gia đình lại là điều khiến gia đình lục đục, nảy sinh mâu thuẫn. Gia đình là tế bào của xã hội, muốn duy trì được hạnh phúc gia đình cần tìm được tiếng nói chung giữa các cá tính, những con người cá nhân phải cùng nhìn về một hướng, v ấ n đề tác giả đặt ra ở đây là sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, tôn trọng, quan tâm và biết sẻ chia, đừng để nhũng mâu thuẫn nhỏ nhặt góp lại sẽ âm ỉ thành gió, thành bão chờ dịp sẽ phá vỡ gia đình. Mùa lả rụng trong vườn của Ma Văn Kháng được coi như là tác phẩm có vai trò phát hiện, dự báo cho những vấn đề trong cuộc sống gia đình hiện tại và tương lai. 36 2.2. Bỉ kịch gia đình Gia đình ông Bằng trong Mùa lả rụng trong vườn chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự thay đổi của chế độ xã hội - sự chuyển đổi cơ chế kinh tế từ tập tiling bao cấp sang kinh tế thị trường. Là người đứng đầu gia đình, ông Bằng luôn cố gắng duy trì cái nề nếp cổ xưa với hàng trăm điều nhỏ nhặt nhằm xây dựng gia đình hoà thuận, trên kính dưới nhường, trọng nghĩa khinh tài, hướng về sự phát triển đạo đức tinh thần. Đối với ông, danh dự gia đình là trên hết. Ông luôn khuyên dạy các con mình phải giữ gìn danh dự. Ông giáo dục các con theo khuôn phép và đạo lí. Những người con của ông đều trưởng thành. Riêng cậu con trai thứ tư của ông là Cừ thì ngay từ khi còn nhỏ đã nổi tiếng ngang ngạnh. Cừ cho tất cả những điều mà cha xây dựng là giả dối, đạo đức giả. Rồi Cừ lấy vợ và bỏ gia đình trốn đi biệt tích. Ông Bằng cố gắng không nhắc đến Cừ trong những dịp vui của gia đình. Ông chống chọi với hoàn cảnh, với sự thật phũ phàng, thực ra là ông tự dối lòng mình. Ông dùng lý trí để khước từ Cừ nhưng tình cha con trong ông không bao giờ phai nhạt. Bởi vậy, khi nghe Đông nói: “Theo con, ba nên có một động tác: làm một cải đơn đưa tói uỷ ban khước từ nó, không chịu trách nhiệm về nỏ'\ ông đã bị tăng huyết áp, mặt tối sầm lại. Hoặc khi cầm bức thư Cừ gửi về từ nước ngoài tay ông run rẩy và không dám mở ra xem. Khi biết Cừ vỡ mộng về “miền đất hứa” và dùng cái chết để sửa chữa lỗi lầm, ông đã ngã gục. Ông Bằng ngã gục không hoàn toàn vì việc Cừ phản bội Tổ quốc chạy ra nước ngoài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh danh gia đình. Cái chết thương tâm, sự hối hận muộn màng của người con trai nơi đất khách quê người cùng việc nó nói ra sự thật về cách giáo dục câu nệ, cứng nhắc, hà khắc, lỗi thời của chính ông đã làm ông gục ngã! Vì vậy, trước lúc tù’ giã cõi đời, ông đã hối hận, nhận ra sai lầm và bi kịch của mình. Ồng dặn các con: “Thằng Cừ, lả rụng về cội, thương xót vong ỉỉnh nỏ” [5, 241]. Với sự am hiểu về lớp người già, Ma Văn Kháng đã khơi đúng vào tâm trạng và nỗi 37 bất hạnh của ông Bằng, một trí thức cũ hiền lành, hiền lành nhung đôi lúc vẫn xa lạ với biến động của thời cuộc. Cũng vì danh dự gia đình và đạo đức truyền thống mà ông Bằng từ bỏ cả nhu cầu hạnh phúc chính đáng của tuổi già. Vợ chết, ông mất thăng bằng. Cả nhà toàn là người lớn. Ban ngày họ đi làm, một mình ông thui thủi ở nhà. Láng giềng có bà Lang Chí nhân từ hiền dịu và chịu nhiều đau khổ bởi cả ba người chồng của bà đều hy sinh. Nay bà thường xuyên đến chữa mắt và săn sóc ông nhưng ông Bằng lại dùng lý trí cưỡng lại tình cảm và khát vọng thành thực ấy. Con người ông Bằng chứa đựng đầy mâu thuẫn. Bên ngoài rất kiên định mạnh mẽ nhưng bên trong ông rất hoang mang, lo sợ về một sự đổ vỡ trong gia đình. Sự chênh vênh, chao đảo trong tâm hồn ông Bằng cũng là dự cảm của Ma Văn Kháng về những điều bất ổn trong gia đình hiện nay. Nhưng mặt khác, nhà văn lại hoài tiếc những nề nếp, tôn ti trật tự tạo nên nét đẹp truyền thống văn hóa từ ngàn đời nay trong gia đình người Việt mà nếu phải chia tay với nó, dù chỉ là những nề nếp nhỏ nhất ông cũng đầy tiếc nuối. Điều này được nhà văn gửi gắm rất tinh tế trong tác phẩm. Mùa lả rụng trong vườn còn đề cập một thực trạng đáng báo động nữa của xã hội buổi giao thời: không ít người có lối sống ích kỷ, chỉ biết chạy theo dục vọng cá nhân, chạy theo đồng tiền, thoát ly truyền thống, phá vỡ mọi chuẩn mực đạo đức xã hội... Tất cả điều đó đang hàng ngày, hàng giờ làm băng hoại mọi mối quan hệ gia đình khiến gia đình rơi vào bi kịch. Trong gia đình ông Bằng xuất hiện hai con người nổi loạn muốn hê tung tất cả, phủ định sạch trơn mọi chuẩn mực đạo đức truyền thống là Cừ và Lý. Cừ vốn là kẻ “trong ngưòi đã có sẵn cải mầm hư hỏng” [5, 175]. Mọi lời khuyên bảo, dạy dỗ của cha mẹ đối với Cừ chỉ là hành động “đạo đức giả” [5, 174]. Trong thâm tâm Cừ “cơ/ đạo đức là con số không vô nghĩa” [5, 175], nên dù bị chửi mắng, đánh đập, doạ nạt đủ điều Cừ vẫn chứng nào tật nấy. Cừ chạy theo những dục vọng của bản thân và rơi vào bi kịch không lối thoát. Cừ cho ba là cổ hủ, cho tất cả mọi 38 người là đạo đức giả. Anh thấy đời là phi lí. Cuối cùng, bế tắc, Cừ đã chọn cái chết nơi đất khách quê người để chuộc lỗi lầm của mình. Ke đến là bi kịch của Lý, do không thể cưỡng lại sự cám dỗ của lối sống thực dụng, không thể sống trong thiếu thốn tiền bạc, không thể chiến thắng dục vọng; Lý mất phương hướng bị tha hóa nhân cách, rồi bị nhấn chìm vào bi kịch của cuộc đời. Tuổi thơ Lý không được sống trong mái ấm gia đình, lớn lên lại không được cắp sách đến trường như bao đứa trẻ khác và sớm bị tiêm nhiễm lối sống xô bồ nơi thị thành. Bản tính Lý là người thích quyền hành, thèm sai khiến người khác, tự coi mình là quan trọng, là hơn người. Từ ngày có Phượng chuyển về, vai trò của Lý trong gia đình giảm dần. Tệ hại hơn, sự tin cậy của mọi người đối với chị cũng không được như xưa. Luận gián tiếp nói lên điều đó khi ca ngợi chị Hoài là người chín chắn, trung thực, “hoàn toàn tin cậy được” . c ầ n khéo léo từ chối sự mối mai của chị khi thông báo tháng sau cưới vợ. Còn ông Bằng, trong chúc thư, trao sổ tiết kiệm ba ngàn đồng cho Phượng chứ không phải cho Lý, dù Lý đang giữ vai trò dâu trưởng, và từ trước đến nay mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều do Lý xếp đặt. Thêm vào đó là sự hững hờ, vô tâm của Đông, một trung tá về him đã khiến cho Lý sa ngã vào con đường tội lỗi. Lý bỏ nhà vào Nam cùng gã trưởng phòng vật tư. Sau khi nhận ra bộ mặt thật của hắn, Lý cảm thấy tội lỗi, viết thư về nhà mong mọi người tha thứ vì đã nhận ra chân lí “sống theo luân lí, đạo đức dãn tộc, sung sướng hơn sống vô luân, buồng thả” [5, 284]. Luận đã thuyết phục Đông đồng ý cho Lý quay trở về nhà và biên thư trở lại bảo Lý quay về. Ket thúc truyện là hình ảnh Phượng và bé Nga mong chờ sự trở về của Lý và hy vọng về một ngày mai tươi sáng hơn. 39 CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT BIẺU HIỆN VĂN HÓA GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT MÙA L Á RỤNG TRONG VƯỜN 3.1. Nhan đề tác phẩm Nhan đề tác phẩm là một tín hiệu nghệ thuật có chức năng định hướng cách đọc, sự tiếp nhận đối với độc giả. Nhan đề như một một mã thông điệp thẩm mỹ, một mô hình nghệ thuật mà nhà văn muốn trao gửi tới người đọc. Mùa lả rụng trong vườn là nhan đề mang nhiều tầng ý nghĩa, thể hiện ý đồ nghệ thuật cũng như những chiêm nghiệm, suy tư của tác giả. Tác phẩm kết lại bằng hình ảnh “chùm lả nhãn già rụng rơi” [5, 284] trong vườn. Nhà văn đã mượn hình ảnh ẩn dụ này để nói lên quy luật tất yếu của thực tế khách quan: Mọi loại cây trong vườn vào mùa thay lá đều biến đổi. Chúng trút bỏ những chiếc lá vàng già nua cũ kĩ, thay vào đó là những chiếc lá xanh non. Nhưng những chiếc lá xanh non mới mẻ ấy cũng mọc lên từ những cành mà trước đó không lâu, nó đã rũ bỏ không thương tiếc những chiếc lá vàng cũ kĩ. Vì thế, Mùa lả rụng trong vườn chứa đựng một triết lí nhân sinh sâu sắc, và gợi cho những người đọc nhũng suy nghĩ về vấn đề văn hóa gia đình trước thực trạng đời sống hôm nay: gia đình truyền thống cần phải có những thay đổi cho phù hợp và thích ứng với thời đại mới. Khư khư giữ lại những gì xưa cũ chắc chắn không phù họp với thời đại, nhưng sự đổi mới nào cũng bắt rễ từ truyền thống nếu thoát li và chối bỏ truyền thống, phá vỡ mọi nề nếp, nguồn cội chắc chắn sẽ dẫn tới bi kịch và thảm họa. Xã hội nào cũng xây dựng trên nền tảng gia đình. “Gia đình là giọt nước của biển cả”, nhưng nếu thiếu những giọt nước ấy thì làm sao có được biến cả bao la. “Hãy từ cửa so gia đình mình nhìn ra cuộc đời; và từ cuộc đời hãy chiếu rọi ánh sảng vào môi căn nhà, như thế mọi điều sẽ sảng tỏ Gia đình là căn rễ nguồn cội, là mái ấm bình yên của 40 mỗi con người. Văn hóa gia đình, mà trước hết là nề nếp gia phong, sẽ tạo cho mỗi cá nhân một bản lĩnh vững vàng trước mọi biến thiên của đời sống xã hội. Nó là tấm lá chắn hữu hiệu ngăn chặn mọi sự thâm nhập tiêu cực của xã hội vào gia đình, để bảo tồn, phát huy và tôn vinh những giá trị tốt đẹp. c ần phải nhận thức đầy đủ về vai trò quan trọng của văn hóa gia đình đặc biệt là trong chiến lược bồi dưỡng và giáo dục toàn diện nhân cách con người trong thời đại mới ngày hôm nay. 3.2. Tạo dựng cốt truyện Cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng va nghệ thuật nhất định tạo thành một bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức tác động của tác phẩm văn học thuộc thể loại tự sự và kịch”. Cốt truyện là toàn bộ các biến cố được nhà văn kế ra, là cái mà người đọc có thể đem kế lại. Các nhà văn sử dụng cốt truyện để tái hiện tính cách và để tái hiện xung đột xã hội. Trong Mùa lả rụng trong vườn, Ma Văn Kháng đã xây dựng một cốt truyện ít có nhũng tình huống gay cấn và xung đột mà nghiêng về nhũng cái bình thường nhỏ bé, gây cảm giác như không có chuyện. Tác phẩm kể về bi kịch của gia đình ông Bằng vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, từ đó, gửi gắm những triết lí sâu sắc về văn hóa gia đình. Câu chuyện được bắt đầu vào ngày giáp tết trong không khí mua sắm và chuẩn bị tết của các thành viên. Các nhân vật dần xuất hiện với những cá tính riêng của mình. Thời gian dần trôi qua, tết năm sau lại tới... Như vậy, cốt truyện xoay quanh câu chuyện của một gia đình chỉ trong vòng một năm. Từ đó, nhà văn có dịp đi sâu cắt nghĩa bao yếu tố nhỏ nhặt trong cuộc sống thường nhật của gia đình. Chỉ gói trọn một năm, Ma Văn Kháng đã dồn nén bao sự kiện, biến đổi trong một gia đình. Mở đầu từ chuyện Lý sắm tết, Phượng từ Hoàng Liên Sơn về, chị Hoài từ quê lên, vợ con Cừ ra Hà Nội, Cừ bỏ trốn 1'ồi tự tử ở Canada, ông Bằng ốm rồi mất, c ầ n từ nước ngoài trở về, 41 chuyện cơ quan Luận, Phượng, chuyện Lý bồ bịch cãi vã vói chồng rồi bỏ đ i... Bao biến cố trong gia đình ấy dồn nén trong bốn mùa xuân hạ thu đông. Ma Văn Kháng đã thế hiện tính cách nhân vật thông qua các bước ngoặt của trạng thái tâm hồn; những xung đột cá nhân cũng dần hình thành thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện. Đồng thời tác giả đã khéo léo sử dụng độc thoại nội tâm, đế làm rõ suy nghĩ của mỗi nhân vật. Chi tiết bức thư của Cừ được Ma Văn Kháng khai thác, trở thành một cách nói gián tiếp để ông lí giải nguyên nhân sa ngã của Cừ. Qua một bức thư nhỏ bé thôi người đọc vừa thấy được một thế giới xa xôi mà Cừ cho là miền đất hứa, vừa là cách tác giả dùng để đồng hiện những sự kiện của quá khứ và hiện tại. Chính cách thông qua bức thư, hay những suy nghĩ, tâm tưởng của nhân vật, tác giả đã phát triển cốt truyện một cách khéo léo, đồng thời xen vào đó những suy tư chiêm nghiệm của mình về vấn đề văn hóa gia đình trước sự tác động của hoàn cảnh xã hội. 3.3. Ngôn ngữ Ngôn ngữ là phương tiện cơ bản có vai trò quan trọng trong việc biểu hiện tư tưởng tác phẩm. Mùa lả rụng trong vưòn của Ma Văn Kháng viết về đề tài gia đình nên ngôn ngữ cũng mang đậm dấu ấn văn hóa của thời đại. Trong tác phẩm, không ít lần tác giả trục tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ suy tư, triết lí của mình thông qua ngôn ngữ nhân vật. Luận là một nhân vật nhiều lần được tác giả kí thác tư tưởng. Trong các cuộc trò chuyện với ông Bằng, với Đông hay các nhân vật khác, Luận luôn đưa ra những nhận xét sâu xa, ý vị về cuộc sống, về con người. Khi Lý thay đổi có chiều hướng đi xuống, trong giọng điệu lên án của Luận vẫn có sự cảm thông. Ngay khi Lý thay đổi theo chiều hướng đi xuống, Luận vẫn thấy: “Lý khôn ngoan, tỉnh tảo, hoàn toàn phân biệt được ranh giới đủng sai, nhưng dục vọng mạnh m ẽ ở chị được tăng cường độ hơn khi mà đời sống tinh thần ở chị von thấp kém lại không được bồi bo thỏa mãn trong đó nguyên nhân lởn nhất là ở Đỏng”. Đông bỏ mặc Lý trong lúc chị đang cần sự nâng đỡ, khích lệ. Rõ ràng, văn hóa là gốc 42 rễ của mọi vấn đề. Neu chỉ chú trọng đến kinh tế mà bỏ qua văn hóa, chắc chắn con người sẽ bị trả giá. Chỉ có sự phát triển đồng bộ giữa văn hóa và kinh tế mới là phát triến bền vững. Điểm tựa văn hóa gia đình sẽ là cội nguồn cơ sở giải thích cho tính cách của mỗi cá nhân. Qua ngôn ngữ trong lá thư Cừ gửi về cho gia đình, Ma Văn Kháng cũng gián tiếp thể hiện nhũng suy tư của mình. Khi đến được “miền đất hứa”, Cừ mới tỉnh ngộ và nhận ra rằng “làm kẻ nô lệ dẫu có đeo đầy vàng thì cũng vẫn nhục” [5, 177], và “con đã đảnh mất cải quỷ giả lắm! Mỏi người chỉ có thế thuộc về một dân tộc nhất định, từ trong tâm hồn. Con người sống có hai nhu cầu vật chất và tinh thần. Phả vỡ đạo đức thì gặp ngay hung bạo. Khinh rẻ giả trị tinh thần thì đòi song trống rông, hoang tàn... Con đã oán giận một cái gì đó, cay củ một cải gì đó. Rồi lại ước ao một cái gì đó. Bây giờ thì vỡ mộng, phản tỉnh với cải ước ao, tiếc nuối cái đã oán giận, cay c ữ ' [5, 178]. Rõ ràng, lớp ngôn từ mang giọng điệu bùi ngùi, xót xa này đã thể hiện sự thức nhận về những giá trị văn hóa gia đình của một con người cùng đường tuyệt lộ như Cừ. Ngôn ngữ miêu tả không khí sắm tết và chuẩn bị cỗ bàn trong gia đình ông Bằng cũng in đậm sắc màu văn hóa: “Căn bếp sắp xếp vốn đã gọn gàng, đẻ nào thứ nấy, không thiếu thốn, chap vả. Dao to, dao nhỏ, hơn chục con đã thuê mài tinh tơm từ nửa tháng nay. Thịt gà luộc chặt dao pha lưỡi sáng rợn, nhát nào đứt nhát ấy, thắng như kẻ chỉ. Hạt tiêu, mỡ hành, cà ri, húng liu, mì chính, bột canh, nước mắm các loại đã sẵn sàng. Và các món xào, nấu, hầm, luộc, rán, quay... theo một thứ tự nhất định đã lầm lượt hiện ra trên hai cải mâm đồng sảng choang, với những đĩa sứ Giang Tây trắng bóng viền chỉ vàng, cao quý như đồ m ĩ nghệ’’ [5, 71]. Rõ ràng, lóp ngôn ngữ này cho ta hình dung đầy đủ khung cảnh chuẩn bị nhũng mâm cỗ ngày tết cổ truyền và sự sum họp của gia đình, gia tộc. Ngôn ngữ của nhân vật Lý cho biết về tính cách của một người phụ nữ sắc sảo, khôn ngoan nhưng cũng táo tợn, liều lĩnh, vụ lợi của thời kinh tế thị 43 trường. Đây là lời Lý nói với chồng: “Chẳng phải lụy thằng nào, con nào hết! Đây tay trắng lập nên cơ đồ. Đây phải có quyền. Đạo đức giả mãi. Đời chỉ một chữ T thôi” [5, 252]. Đây là lời đối thoại của Lý với em chồng: Chị Lý thuê xe làm gì. Đề em đi ôtô buýt của nhà ga có đõ’tốn không? - Cậu học đâu cái thói bủn xỉn rỏm thế. Lý nguýt cậu em chồng. Luận nghĩ: Câu này được. Thêm cải nguýt rất cỏ tình. Nhưng từ rởm là của bọn con buôn [5, 228]... Có thể nói, ngôn ngữ cũng là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ chủ đề tư tưởng: những suy tư về văn hóa gia đình trong tiểu thuyết Mùa lả rụng trong vườn. 44 KẾT LUẬN Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng nhân cách con người. Gia đình ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trưởng thành của mỗi thành viên. Xã hội ngày càng biến đổi phức tạp, gia đình liệu có còn là nơi bao bọc, chở che vững chãi cho con người trước mọi sự va động và cám dỗ? Là một trong những nhà văn có công khơi lại mạch cảm hứng bị ngưng đọng gần nửa thế kỷ về đề tài gia đình, Ma Văn Kháng đã phản ánh vấn đề văn hóa gia đình ở cái nhìn bản thể. Mùa lả rụng trong vườìĩ phán ánh vấn đề gia đình trong mối quan hệ với chuẩn mực đạo đức truyền thống và sự phát triển của xã hội. Xã hội Việt Nam những năm 80 của thế kỉ XX chuyển đổi mạnh mẽ từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường đã tác động đa diện, nhiều chiều vào gia đình ông Bằng. Bên cạnh lối sống tích cực của nhũng cá nhân giữ được phẩm chất đáng quý, cũng có nhũng lối sống mới, chạy theo đồng tiền, vật chất, tham vọng, đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của truyền thống. Đó là nguyên nhân dẫn tới bi kịch của gia đình. Từ đây, nhà văn cũng đề xuất vấn đề văn hóa gia đình trong thời đại hiện nay. Suy cho cùng, văn hóa gia đình không chỉ là vấn đề của riêng cá nhân hay từng gia đình mà còn là vấn đề của toàn xã hội. Mọi thành viên trong xã hội đều có nhiệm vụ gìn giữ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình để nó mãi là tổ ấm, là chiếc nôi nuôi dưỡng nhân cách con người. Mùa lả rụng trong vườn là câu chuyện một gia đình nhỏ bé nằm giữa lòng Hà Nội nhung chứa đựng biết bao biến cố, thăng trầm. Với giọng điệu, suy tư, chiêm nghiệm, bùi ngùi xen lẫn đắng cay, Ma Văn Kháng đã thể hiện được bao suy tư trong lòng tác giả cũng như chính chúng ta về vấn đề văn hóa gia đình. Tác phẩm thực sự đưa đến cho người đọc những cảm xúc và ý vị vượt khỏi bề mặt ngôn từ. Mùa ỉả rụng trong vườn đã khẳng định được giá trị và vị trí trong lòng độc giả, đồng thời cũng thể hiện tài năng của Ma Văn Kháng trong lĩnh vực tiểu thuyết trên văn đàn đương đại Việt Nam. 45 [...]... và đóng góp của Ma Văn Kháng trên văn đàn Việt Nam đương đại Đồng thời cũng muốn nhìn nhận và khẳng định ý nghĩa quan trọng của vấn đề gia đình trong đời sống xã hội người Việt Nam ngày nay 3 Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ chính của khóa luận là nghiên cún vấn đề Văn hóa gia đình trong tiêu thuyết Mùa lá rụng trong vườỉĩ của Ma Vãn Kháng Qua đó, thấy được đóng góp của Ma Văn Kháng đối với văn học Việt... M ùa ỉả rụng trong vườn của M a Văn Kháng 5 5 Phương pháp nghiên cứu Khóa luận chủ yếu sử dụng một số phương pháp nghiên cún sau: Phương pháp hệ thống Phương pháp so sánh Phương pháp phân tích - tổng hợp 6 Đóng góp của khóa ỉuận Tìm hiếu Vãn hóa gia đình trong tiểu thuyết Mùa ỉả rụng trong vườn của Ma Văn Khảng, khóa luận sẽ làm rõ hơn vấn đề văn hóa gia đình trong thời đại mở cửa của nền kinh tế thị... tài gia đình trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật Đồng thời, cũng nhằm phát hiện những dự báo về vấn đề gia đình trong xã hội ngày nay 4 Đối tương và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là cuốn tiểu thuyết Mùa lả rụng trong vườìĩ của Ma Văn Kháng - Trong giới hạn của một khóa luận, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề Văn hỏa gia đình trong tiếu thuyết M ùa ỉả rụng trong. .. phẩm để lại nhiều dư âm trong lòng người đọc Như vậy, đã có khá nhiều công trình quan tâm nghiên cún tác phẩm Mùa lả rụng trong vườn nhưng đi sâu vào vấn đề văn hóa gia đình thì đến nay, vẫn chưa có công trình nào tìm hiểu Tiếp thu gợi ý của các nhà nghiên cứu đi trước, khóa luận của chúng tôi tập trung tìm hiểu Văn hóa gia đình trong tiểu thuyết Mùa ỉả rụng trong vườn của Ma Văn Khảng nhằm tiếp tục... thấy anh là người chồng tốt, thừa tình yêu và thiếu tiền tài, của cải để tìm cuộc sống mới Mùa lả rụng trong vườn của Ma Văn Kháng kể chuyện một gia đình trí thức còn giữ nhiều nền nếp cổ truyền Nhìn trên nét lớn, đây cũng là một gia đình kiểu “tứ đại đồng đường” (dù không thật điển hình), bởi ở trong gia đình lớn có sự tồn tại của các gia đình nhỏ (gia đình Đông - Lý, gia đình Luận Phượng và sau này... đón nhận nhiệt tình và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc Mùa lả rụng trong vườn gây được tiếng vang lớn ngay lập tức đã giành giải thưởng loại B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986 21 CHƯƠNG 2 BIÉU HIỆN CỦA VĂN HÓA GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT MÙA L Á RỤNG TRONG VƯỜN 2.1 Hiện thực đời sống xã hội và gia đình người Việt những năm 80 của thế kl XX Gia đình là một hình thức tổ chức xã hội loài người... tốt nghiệp Đồng thời, khóa luận cũng trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích đối với nghiên cún và giảng dạy văn xuôi đương đại Việt Nam trong nhà trường phổ thông 7 Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Ket luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung khóa luận được triển khai thành ba chương như sau: Chương 1: Giới thuyết chung Chương 2: Biểu hiện của văn hóa gia đình trong tiếu thuyết Mùa ỉả rụng trong vườn. .. Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện văn hóa gia đình trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn 6 NỘI DƯNG CHƯƠNG 1 GIỚI THƯYÉT CHƯNG 1.1 Đặc điểm gia đình truyền thống Việt Nam Gia đình là một hình thức tổ chức cộng đồng của con người, một thiết chế xã hội đặc thù được hình thành, tồn tại và phát triển trên quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên Gia đình của người Việt Nam được hình... Sáng tác của Ma Văn Kháng tập trung vào hai đề tài chính là cuộc sống của đồng bào miền núi phía Bắc và cuộc sống thành thị đầy phức tạp trong cuộc chuyển mình mạnh mẽ của đất nước sau chiến thắng năm 1975 Các tác phẩm chính của ông bao gồm: Đồng bạc trắng hoa xòe (tiểu thuyết - 1979) Vùng biên ải (tiểu thuyết - 1983) Trăng non (tiểu thuyết - 1984) Mưa mùa hạ (tiểu thuyết - 1982) Mùa lả rụng trong vưòn... thuật, làm cho văn học trở nên phong phú và đa dạng 1.3.3 Tiễu thuyết Mùa lá rụng trong vườn Mùa lả rụng trong vườn là một tiểu thuyết đặc sắc Ma Văn Kháng, hoàn thành vào tháng 12 năm 1982 và được xuất bản lần đầu vào năm 1985 Lấy bối cảnh một gia đình truyền thống vào những năm 80 của thế kỉ XX, khi đất nước bắt đầu có nhũng bước chuyển mình mạnh mẽ sau chiến tranh, gây ra nhiều thay đổi tốt có, xấu ... BIÉU HIỆN CỦA VĂN HÓA GIA ĐÌNH .TRONG TIÉU THUYẾT MÙA LẢ RỤNG TRONG VƯỜN CỦA MA VĂN KHÁNG 22 2.1 Hiện thực đời sống xã hội gia đình người Việt năm 80 kỉ X X 22 2.1.1 Gia đình truyền... khóa luận triển khai thành ba chương sau: Chương 1: Giới thuyết chung Chương 2: Biểu văn hóa gia đình tiếu thuyết Mùa ỉả rụng vườn Chương 3: Nghệ thuật biểu văn hóa gia đình tiểu thuyết Mùa rụng. .. ĐẠI HỌC s PHẠM HÀ NỘI KHOA NGŨ VĂN - L u THỊ THANH NGA VĂN HÓA GIA ĐÌNH TRONG HÊU THUYẾT MÙA LẢ RỤNG TRONG VƯỜN CỦA MA VĂN KHÁNG KHÓA LUẬN TỔT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • C h u y ên

Ngày đăng: 08/10/2015, 10:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan