quyền và phát triển của văn học nữ Nam bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn họcdân tộc đầu thế kỉ XIX”, “Bước đầu xác lập một số khái niệm trong phê bình vănhọc nữ quyền”… cung cấp cho t
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Văn học bắt nguồn từ cuộc sống, phản ánh cuộc sống, từ đó quay lại phục vụcuộc sống - đó là mối quan hệ bền chặt, gắn bó mật thiết và biện chứng Cuộc sốngthay đổi không ngừng, văn học cũng vì thế mà thực hiện những bước chuyển, vậnđộng không ngừng Trong dòng chảy ấy, cùng với phong trào nữ quyền đang pháttriển trên toàn thế giới, văn học nữ quyền bắt đầu xuất hiện, đặt dấu ấn riêng chobản thân mình Từ những manh nha ban đầu, càng ngày, khuynh hướng văn họcngày càng khẳng định hơn nữa vị thế của nó trong nền văn chương thế giới, vớinhiều tác phẩm đạt những thành tựu hết sức đáng kể Người ta bắt đầu có cái nhìnnghiêm túc, quan tâm thật sự tới khuynh hướng văn học nữ quyền Hàng loạt cáccông trình nghiên cứu về lịch sử của chủ nghĩa nữ quyền, phê bình nữ quyền trongvăn học ra đời, tạo thành cơ sở lí thuyết chung để soi chiếu vào từng tác phẩm, từ
đó làm sáng rõ từng biểu hiện cụ thể, những cung bậc, gam màu của chủ nghĩa nữquyền trong văn chương
Trong quá trình giao lưu, tiếp xúc, hội nhập với nền văn chương thế giới, vănhọc Việt Nam cũng bắt kịp dòng chảy ấy Tiếng nói của người phụ nữ bắt đầu đượccất cao, cất lên mạnh mẽ trong văn học Các cây bút bạo dạn, bung phá hết khảnăng, giải phóng những quan niệm, tư tưởng, góc nhìn của chính bản thân, tạo nênmột làn gió mới mẻ đồng thời mang đậm những giá trị nhân văn, nhân sinh sâu sắc.Chúng ta có Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Lê Minh Khuê, Y Ban, Phan ThịVàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu, Vi Thùy Linh… những cây bútkhông ngừng làm nóng văn đàn dành nhiều giải thưởng quan trọng trong nước, đặtnhững dấu ấn mạnh mẽ cho chủ nghĩa nữ quyền trong văn học Độc giả tiếp nhậncác tác phẩm nữ quyền một cách tích cực, nhiều bài báo, công trình nghiên cứuhướng ngòi bút của mình nhìn nhận, đi sâu phân tích vào dòng văn học này
Sớm xuất hiện trong dòng chảy ấy, Dạ Ngân cũng là một cây bút tiêu biểu,cùng cất lên những âm thanh riêng của bản thân, hòa vào bản giao hưởng mềm mại,
Trang 2nữ tính, nhưng cũng đồng thời hết sức táo bạo, mạnh mẽ của dòng văn học nữquyền Hầu hết các tác phẩm của Dạ Ngân đều đề cập đến số phận của nhữngngười phụ nữ trong gia đình và xã hội.
“Gia đình bé mọn” là cuốn tiểu thuyết đạt nhiều thành công, tiêu biểu trong
sự nghiệp sáng tác của tác giả Câu chuyện được ấp ủ, nuôi dưỡng ý tưởng trongmột khoảng thời gian dài, xoay quanh số phận, cuộc đời của một người phụ nữ,hành trình đấu tranh để đến được hạnh phúc của cô Âm hưởng nữ quyền thấmđượm trong từng hơi thở của trang văn
Xuất phát từ những lí do trên, cùng với lòng yêu thích và ngưỡng mộ tàinăng của Dạ Ngân, đồng thời cũng muốn tìm hiểu thêm kiến thức về chủ nghĩa nữ
quyền trong nền văn học nước ta, nên chúng tôi đã chọn vấn đề “Sắc thái nữ quyền trong tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân” làm đề tài nghiên cứu
cho khóa luận của mình
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Chủ nghĩa nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam
Tuy xuất hiện muộn trong nền văn chương Việt Nam, nhưng dòng văn học
nữ quyền phát triển rất nhanh chóng, với một số lượng đông đảo các cây bút nữđang ngày càng khẳng định vị thế của mình Hàng loạt công trình nghiên cứu, bàiviết về chủ nghĩa nữ quyền trong văn học được triển khai, từ những lí thuyết, đặcđiểm chung cho đến việc soi chiếu vào từng tác giả, tác phẩm cụ thể Có thể kể đếnnhư “Giới và ngôn ngữ trong tư tưởng của Hélène Cixous” của Nguyễn ViệtPhương, “Phụ nữ và sáng tác văn chương” của Vương Trí Nhàn, hay như “Vấn đềphái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại” của NguyễnĐăng Điệp Trong bài viết đó, ông đã chỉ ra sự thay đổi về ý thức phái tính trongvăn học Việt Nam, âm hưởng nữ quyền từ những manh nha ban đầu cho đến khiphát triển mạnh mẽ ở thời kì đương đại, từ đó phần nào khái quát âm hưởng ấy trênphương thức thể hiện cũng như nội dung của các cây bút nữ quyền Hồ Khánh Vân
là tác giả của nhiều bài viết về chủ nghĩa nữ quyền, tiêu biểu như: “Ý thức nữ
Trang 3quyền và phát triển của văn học nữ Nam bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn họcdân tộc đầu thế kỉ XIX”, “Bước đầu xác lập một số khái niệm trong phê bình vănhọc nữ quyền”… cung cấp cho ta những cái nhìn khái quát, các khái niệm cơ bản
về chủ nghĩa nữ quyền trong văn học, các phương diện cơ bản của lối viết nữ…trong luận văn thạc sĩ “Người phụ nữ qua cái nhìn hiện đại của một số nhà văn nữ”,Trần Thúy An đã nghiên cứu quan niệm của các nhà văn nữ về hình ảnh người phụ
nữ trong xã hội hiện đại, khái quát hình tượng người phụ nữ trong các mối quan hệ(với gia đình, bản thân, xã hội) thông qua các tác phẩm của họ, rút ra các giá trịthẩm mĩ ở phương diện bút pháp của các cây bút nữ…
Cùng với những bài viết, công trình nghiên cứu về chủ nghĩa nữ quyền, các líthuyết của chủ nghĩa nữ quyền, phê bình nữ quyền trong văn học… những côngtrình nghiên cứu của tác giả trên giúp ta có một cái nhìn sâu sắc toàn diện về dòngvăn học nữ quyền, từ đó có đủ nền tảng, cơ sở lí thuyết, để soi chiếu vào các tácphẩm, tác giả cụ thể, làm sáng rõ đặc điểm trong sáng tác của cây bút nữ trên vănđàn
2.2 Nghiên cứu về tác phẩm Gia đình bé mọn
Tác phẩm “Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân được in và xuất bản năm 2005.Mặc dù đi vào khai thác đề tài có phần xưa cũ, nhưng tác phẩm vẫn xác lập mộtchỗ đứng vững chắc trong lòng độc giả, nhận được nhiều lời khen ngợi của giớichuyên môn, như “bốn lời bình về “Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân” in trên báođiện tử www.thanhnien.com.vn của Hoài Nam, Hoàng Ngọc Hiến với bài viết
“không chỉ là một “Gia đình bé mọn””… Ngay từ khi mới ra đời, có nhiều ý kiếntranh cãi, bàn luận về thể loại của tác phẩm “Tự truyện và tiểu thuyết trong Giađình bé mọn” của Lê Tú Anh in trên Văn nghệ số 15/2006, “Gia đình bé mọn và sựkhác nhau giữa tự truyện và tiểu thuyết” của tác giả Phan Huy Quý, in trên vănnghệ trẻ, số 47/2006 là hai trong số đó Trong luận văn thạc sĩ “Người phụ nữ quacái nhìn hiện đại của một số nhà văn nữ”, một trong những đối tượng, phạm vi
Trang 4nghiên cứu của tác giả Trần Thúy An chính là Gia đình bé mọn với nhân vật trungtâm Mỹ Tiệp
Tuy vậy, xét một cách khách quan, thực tế, dẫu “Gia đình bé mọn” đượckhẳng định là tác phẩm có nhiều thành công, gây được tiếng vang trong lòng độcgiả, nhưng việc phê bình, nghiên cứu, tìm hiểu “Gia đình bé mọn” vẫn còn rất ít,chủ yếu ở các bài điểm sách, những tin vắn về việc in nối bản tiểu thuyết cùng một
số bài phỏng vấn viết về chân dung nhà văn, chưa có công trình nào thực sự tậptrung soi chiếu, làm nổi rõ những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
Do vậy, với đề tài “Sắc thái nữ quyền trong tiểu thuyết Gia đình bé mọn của
Dạ Ngân”, chúng tôi xin được cung cấp một góc nhìn của tác phẩm từ phương diệnnôi dung lẫn hình thức thể hiện
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sắc thái nữ quyền trong tác phẩm “Gia đình bémọn” của Dạ Ngân
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi khảo sát chủ yếu trong tác phẩm “Gia đình bémọn” của Dạ Ngân
4 Phương pháp nghiên cứu
Quá trình triển khai việc nghiên cứu đề tài, người viết sử dụng các phươngpháp và thao tác sau đây:
Phân tích, tổng hợp: Phân tích những yếu tố về nội dung, nghệ thuật trongtác phẩm, từ đó tổng hợp lại, đưa ra cái nhìn bao quát, đồng thời tìm hiểu ý kiếnđánh giá của giới phê bình, chuyên môn và các nhà văn xung quanh vấn đề đượcnghiên cứu
So sánh, đối chiếu: Tìm chỗ tương đồng và khác biệt về sắc thái nữ quyềntrong sáng tác của một số nhà văn nữ
Phương pháp liên nghành: Nghiên cứu tác phẩm trong mối quan hệ với vănhóa, lịch sử dân tộc
Trang 5Cấu trúc - hệ thống: Nghiên cứu sắc thái nữ quyền trong tác phẩm như mộtchỉnh thể hoàn chỉnh.
5 Đóng góp của khóa luận
Từ phương diện của lịch sử vấn đề, khóa luận chúng tôi sẽ có những đónggóp sau:
Hệ thống lại những vấn đề nghiên cứu về sắc thái nữ quyền trong tác phẩmGia đình bé mọn của Dạ Ngân
Qua khóa luận người viết chỉ ra được cái nhìn bao quát về nữ quyền trongtiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân cả về phương diện nội dung lẫn hình thứcthể hiện, khẳng định giá trị và vị trí của nó trong dòng văn học Việt Nam
Hi vọng bài viết này sẽ là một tài liệu hữu ích cho các bạn sinh viên yêuthích văn học và tạo tiền đề cho những ai quan tâm tới tác giả Dạ Ngân
6 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần Nội dung của khóa luận được triển khaithành ba chương sau đây:
Chương 1: Tiểu thuyết “Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân trong xu hướng vănxuôi nữ quyền Việt Nam
Chương 2: Sắc thái nữ quyền trong “Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân nhìn từphương diện nội dung
Chương 3: Sắc thái nữ quyền trong “ Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân nhìn từphương thức thể hiện
Trang 6NỘI DUNG Chương 1 TIỂU THUYẾT “GIA ĐÌNH BÉ MỌN” CỦA DẠ NGÂN TRONG XU HƯỚNG VĂN XUÔI NỮ QUYỀN VIỆT NAM
1.1 Chủ nghĩa nữ quyền
Trong đời sống xã hội, xuyên suốt một quá trình lịch sử lâu dài phụ nữ luôn
là sinh thể xếp hạng hai trong thang bậc của loài người, là “giới thứ hai” nhưSimone de Beauvoir đã định danh khi khái quát và phân tích tất cả các yếu tố thuộc
về người phụ nữ Ở phương Tây, kinh thánh kể câu chuyện về nguồn gốc khởi thuỷcủa nhân loại, trong đó EVA được sinh ra trong một cái xương sườn của Ađam, hệquả mặc nhiên, vai trò của nữ giới bị coi là lệ thuộc và bị chi phối bởi nam quyền.Hơn thế, với hành vị dụ dỗ Ađam ăn trộm áo thần, Eva đã trở thành nguồn gốc sinh
ra tội lỗi Như vậy, trong cái nhìn lịch sử nhất là từ khi hệ thống văn tự được xáclập, phái nam gần như giữ vai trò thống trị tuyệt đối Không phải ngẫu nhiên mà
“man” vừa có nghĩa là nam vừa có nghĩa là nhân loại trong khi đó “woman” mangtính chỉ giới nữ rõ nét (nữ được sinh ra từ nam) Trước khi điều này chính thứcđược thừa nhận, loài người đã bắt đầu lịch sử của mình bằng chế độ mẫu quyền(mẫu hệ) Trong nhiều từ điển, cửa mình được hiểu như là nguồn gốc sự sống.Nhưng sự sống ấy lại được khởi nguồn từ sự gieo giống và điều này, không còncách nào khác, phải trông chờ vào đàn ông Cùng với thời gian, đàn ông với ưu thếsức mạnh cơ bắp và là người tạo ra thu nhập kinh tế nhiều hơn đã trở thành “kẻmạnh” Văn hoá khổng giáo ở phương Đông (tiêu biểu là Trung Hoa và Việt Nam)cũng đặc biệt chú trọng đến vai trò áp chế của đàn ông so với đàn bà (“tại gia tòngphụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”) Tư tưởng “trọng nam” vẫn còn ảnh hưởngđến tận ngày nay khiến cho cấu trúc dân số bị nghiêng lệch trầm trọng ở một sốnước, nhất là các nước phương Đông Ở tất cả mọi mối quan hệ trên mọi lĩnh vực,phụ nữ luôn là đối tượng phải chịu thiệt thòi và bất công, họ sống với bản năng củanhững người đàn bà chỉ biết sinh con đẻ cái, chăm lo cho gia đình và lầm lũi làmviệc, họ nhẫn nhục chịu đựng những áp chế văn hoá lạc hậu, hà khắc đè nặng lên
Trang 7đôi vai mình, họ chỉ như cái bóng bên cạnh một nửa nhân loại là nam giới thoả sứctung hoành trên tất cả mọi lĩnh vực Nó như được mặc định trong ý thức của xã hội
kể từ khi chế độ phụ hệ ra đời, tư tưởng nam trị thống ngự, ăn sâu vào tiềm thứccủa hàng ngàn thế hệ
Xã hội ngày càng phát triển, con người càng nhận thức đầy đủ hơn về giá trịbản thân Cán cân vị thế giữa nam giới cũng từ đó bắt đầu dịch chuyển Từ hoàinghi cho đến phản kháng, chống đối tư tưởng “phụ quyền”, nữ giới đứng lên cấtcao tiếng nói đấu tranh cho lợi ích của bản thân, khái niệm “Chủ nghĩa nữ quyền”
ra đời Theo quan điểm của các nhà xã hội học, chủ nghĩa nữ quyền là “sự ủng hộtính bình đẳng xã hội của hai phái trong xã hội và sự phản đối chế độ gia trưởng vàphân biệt đối xử giới tính” [25,412], “Chủ nghĩa nữ quyền là suy nghĩ về sự bìnhđẳng của hai phái trong xã hội và sự phản đối có tổ chức đối với chế độ gia trưởng
và phân biệt đối xử giống phải Chủ nghĩa nữ quyền không thừa nhận mẫu văn hoáchia khả năng con người thành đặc điểm nam tính và nữ tính và tính cách xoá bỏ sựbất lợi của xã hội mà phái bên kia nhìn nhận nữ giới, dẫn đường chỉ lối cho phụ nữđứng lên đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của bản thân
Nổi lên như một phong trào có tổ chức bắt đầu từ thế kỉ XIX ở châu Âu vàchâu Mĩ, Chủ nghĩa nữ quyền đấu tranh xoá bỏ những bất bình đẳng lớn lao giữa vịthế pháp lý của công dân nữ và nam ở những xứ sở phương Tây đã công nghệ hoá.Phong trào đấu tranh này phải trải qua ba gia đoạn:
Cao trào nữ quyền thứ nhất (kéo dài từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX):diễn ra và giành thắng lợi chủ yếu ở Anh và Mỹ, tập trung vào việc giành lại nhữnglợi ích cơ bản cho người phụ nữ, giúp họ vươn lên một vị trí bình đẳng với namgiới về những vấn đề phúc lợi của xã hội (chế độ tiền lương, nghỉ hưu, trợ cấp xãhội ) Kết quả của cao trào đánh dấu bởi thắng lợi của phụ nữ Anh và Mỹ trongviệc giành quyền bỏ phiếu bầu cử (đầu thế kỉ XX) như những người đàn ông trong
xã hội
Trang 8Cao trào nữ quyền thứ hai (vào khoảng những năm 60 - 70 của thế kỉ XX):mang tính chất toàn cầu, đi sâu vào những vấn đề dân tộc, sắc tộc, văn hoá xã hội.Cao trào đấu tranh này buộc nhân loại phải nhìn thẳng vào thực trạng của nữ giới:
bị áp bức trong gia đình và xã hội, bị bất bình đẳng về giáo dục, bị loại trừ về mặtvăn hoá, bị phân biệt đối xử trong lao động, bị kì thị sắc tộc Cũng trong cao tràonày, những nghiên cứu về tính phát triển mạnh, lý thuyết nữ quyền và phê bình vănhọc nữ quyền xuất hiện, qua đó hệ thống hoá các quan niệm, mở ra một hướng mớitrong tiếp cận văn bản
Cao trào nữ quyền thứ ba (vào khoảng những năm 80 của thế kỉ XX): đốitượng quan tâm chủ yếu mà cao trào hướng tới chính là bản thân nữ giới, với nhữngnghiên cứu biểu hiện đa dạng của giới nữ trong đời sống xã hội Từ đó nhận thấyngay chính trong bản thân giới cũng tồn tại tình trạng phân biệt, bất bình đẳng giữaphụ nữ và phụ nữ Cao trào nữ quyền thứ ba hướng tới sự xoá bỏ những tồn tại nàyngay trong giới nữ
Nhờ sự ra đời của chủ nghĩa nữ quyền cùng với các cao trào đấu tranh mạnh
mẽ của nữ giới, vị thế của người phụ nữ trong xã hội dần được thay đổi, cải thiện.Nhân loại có cái nhìn trân trọng hơn về một nửa yếu mềm nhưng cũng hết sức đầybản lĩnh, nữ giới dần giành lại những quyền lợi chính đáng, xứng đáng với khảnăng, giá trị của bản thân trên tất cả các lĩnh vực: từ kinh tế, chính trị cho đến vănhoá, xã hội Tiếng nói của nữ giới được cất cao mạnh mẽ, có trọng lượng, nhữngđóng góp của họ cho xã hội được nghiêm túc ghi nhận, đề cao Có thể nói, Chủnghĩa nữ quyền đã có ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả các quốc gia trên thế giới, mangtính nhân bản, nhân văn sâu sắc
1.2 Chủ nghĩa nữ quyền trong văn học
Có thể nói, tôn ti trật tự và thái độ trọng nam khinh nữ từ chỗ là một vấn đềlớn trong xã hội đã chuyển dịch và lãnh đạo sáng tạo và thưởng thức văn học cũngnhư nhiều hoạt động tinh thần khác Về phía sáng tạo văn học, công việc này vốnđược coi là đặc quyền của đàn ông Người ta không mấy đánh giá cao những tác
Trang 9phẩm của những cây bút nữ, khả năng bung phá, khả năng của các cây bút nữ tronglĩnh vực này, hình ảnh người phụ nữ viết văn luôn được đặt dưới cái nhìn khắt khecủa xã hội.
Văn học bắt nguồn từ cuộc sống, phản ánh cuộc sống Chính bởi vậy, Chủnghĩa nữ quyền lan dần đến văn học là kết quả tất yếu, nó tạo nên một thanh âm nổibật, ấn tượng trong bản hoà phối đầy màu sắc, cung bậc của văn chương, xoá bỏnhững quan niệm hà khắc, bảo thủ trước đây về tài năng của người phụ nữ trên vănđàn Từ phương Tây đến phương Đông hàng loạt các tên tuổi nữ xuất hiện, để lạidấu ấn riêng cho mình Trong lĩnh vực phê bình, có thể kể đến “các chính sách vềgiới” (1970) của Mate Millert, “sự tưởng tượng nữ giới” (1975), “Văn chương nữgiới” (1976) của Patrica Meyer Spacks; “người đàn bà điên loạn của thành Athen(1979) của Sandra Gibert và Suan Gubar Về sáng tác, chúng ta có Elfride Felinek,Dói Lessing, de Beauvoir ở châu Âu; Vệ Tuệ, Sơn Táp, ở Trung Quốc;Yoshimoto Banana, yamada Eimi, Ogawa Mỗi người một cá tính sáng tạo, mộtphong cách độc đáo, riêng biệt, nhưng tựu chung lại ở các sáng tác của họ chính là
sự giao thoa của tư tưởng nữ quyền, của ý thức về giới, về thân phận của phụ nữ.Không ít người đã được vinh danh, trao tặng các giải thưởng lớn: Elfriede Felinekvới tình ơi là tình (Nobel 2004), Dói Lesing với cuốn sổ vàng (Nobel 2007), giảiNobel năm 2009 cũng thuộc về nhà văn Herta Muller, Sơn Táp với Thiếu nữ đánh
cờ vây được giải thưởng Goncourt - giải thưởng văn học danh giá nhất nướcPháp Qua đó, các gương mặt nhà văn nữ gây tiếng vang, xác lập vị trí xứng đángcủa mình trên văn đàn thế giới, tạo nên một dòng văn học riêng thu hút sự quan tâmcủa nữ đã đánh dấu thắng lợi của Chủ nghĩa nữ quyền trong văn học
Với sự xuất hiện của các cây bút nữ và các tác phẩm văn học nữ quyền, phêbình văn học nữ quyền cũng đã ra đời, dần dần xác lập vị thế của mình trong khotàng kiến thức lý luận văn học Lý thuyết phê bình văn học nữ quyền phát triển qua
ba giai đoạn:
Trang 10“ Giai đoạn tiên phong và nữ quyền nguyên sơ” tương ứng với cao trào nữquyền một, tính từ hậu thế chiến II trở về trước, với “Minh chứng về quyền của phụnữ” (1972) của Mary Wollstonecrraft, người được coi là “tổ mẫu” của chủ nghĩa nữquyền Đáng chú ý trong giai đoạn này tác phẩm “một căn phòng cho riêng mình”(1929) của Virgima Woolf - cuốn sách được coi là “Sách vỡ lòng” của phê bình nữquyền.
“Giai đoạn sáng tạo nền phê bình văn học nữ quyền” tương ứng với cao trào
nữ quyền II (thập niên 1960 và 1970) với công trình tiêu biểu “Giới thứ hai” củaSimone de beavoir Cuốn sách là một công trình lý luận triết học về phụ nữ, xuấtphát từ quan điểm nam nữ bình quyền Huy động và vận dụng toàn bộ tri thức nhânloại, Simone de Beauvoir đã xét lại ý nghĩa vai trò và địa vị của nữ giới trong đờisống xã hội Bà khẳng định không phải cấu trúc sinh học mà chính thể chế chínhtrị, văn hoá, tôn giáo, xã hội đã quy định nên phụ nữ: “Sự phụ thuộc của người phụ
nữ vào loài ; thân thể người phụ nữ là một trong những yếu tố chủ yếu trong vị trícủa họ trên thế giới Nhưng cũng không phải chỉ một mình nó là đủ xác định vị tríấy; nó chỉ là một hiện thực sống khi được ý thức bảo đảm qua các hành động vàtrong lòng xã hội, sinh học không đủ để giải đáp câu hỏi chúng ta đang quan tâm:
vì sao phụ nữ là người khác (I’ Autre)? Vấn đề đặt ra là cần biết tự nhiên được “lấylại” như thế nào ở họ trong quá trình lịch sử, cần biết nhân loại đã làm gì đối vớingười đàn bà” [30,tr.48] Tác phẩm đưa ra luận điểm nổi tiếng: “người ta khôngsinh ra là phụ nữ, người ta trở thành phụ nữ” đã gây một tiếng vang lớn, đóng góp,ảnh hưởng rất nhiều tới lý thuyết phê bình nữ quyền lúc bấy giờ và sau này
Cũng trong giai đoạn này, năm 1962, “cuốn sổ tay vàng” (theo Goldennotebook) của Dói Lesing được xuất bản, ra mắt độc giả Ngay lập tức, tác phẩmđược coi là bản tuyên ngôn thứ hai của chủ nghĩa nữ quyền (sau “giới thứ hai”) dùtác giả không hề có mục đích chính trị khi sáng tác nên tác phẩm Tại buổi lễ traogiải Nobel cho tác giả, ban giám khảo đã khẳng định: “các nhà hoạt động nữ quyền
Trang 11có thể coi “cuốn sổ tay vàng” như là tiên phong cho cái nhìn của thế kỉ XX về quan
hệ nam nữ”
Giai đoạn thứ ba là cao trào ba (thập kỉ 1980 và 1990): đây là giai đoạn quantrọng, hình thành và phát triển những vấn đề chủ yếu của phê bình văn học nữquyền
Với sự phát triển, ngày càng hoàn thiện của mình, lý thuyết phê bình nữquyền giúp ta có cái nhìn đầy đủ, chính xác, lý giải thấu đáo hơn về các tác phẩmvăn xuôi nữ quyền, xác lập vị thế của mình trong nền lý luận văn chương hiện đại
1.3 Dòng chảy nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại
1.3.1 Các cây bút nữ và vị trí của các tác phẩm nữ quyền trong nền văn học Việt Nam
Trong nền văn học nước ta, nữ giới cầm bút muộn hơn rất nhiều so với namgiới Nền văn học cổ - trung đại Việt Nam, số lượng các nhà thơ nữ thực sự khôngnhiều, chỉ đếm được trên đầu ngón tay Về cơ bản giới cầm bút vẫn thuộc về đànông “Thực ra, trong vòng cương toả của tư tưởng nam quyền, đã bắt đầu xuất hiệnnhững tài danh văn học là nữ giới như Đoàn Thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan vàđặc biệt là Hồ Xuân Hương Mặc dù giàu tinh thần nổi loạn và phản kháng nhưnhững khúc tự tình của nữ họ Hồ vẫn chủ yếu là những tiếng than trách phận” [7].Nguyên nhân của điều này có lẽ không cần phải bàn đến nữa Chỉ đến những nămđầu thế kỉ XX và phong trào thơ mới 1932 - 1945, nhiều cây bút nữ giới mới xuấthiện Đặc biệt, từ sau năm 1986, nền văn học bước vào công cuộc “cởi trói” chomình, sự cởi mở nhiều chiều đã mang đến những bước chuyển lớn lao về tư duyvăn học, thúc đẩy các nhà văn nữ cầm bút sáng tác không ngần ngại Họ đi sâu vàođời sống hiện thực, khám phá mọi tầng bậc của chiều sâu cuộc sống, của conngười Số lượng nhà văn nữ tăng lên đáng kể, đa lối viết, đa giọng điệu Có thể kểđến như Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư, Phương Lan trong thơ, Võ Thị Hảo, LêMinh Khuê, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Dạ Ngân, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ HoàngDiệu, Trần Thuỳ Mai, Di Li, Phong Điệp, Đỗ Bích Thuý, Phạm Thị Hoài, Võ Thị
Trang 12Xuân Hà trong văn xuôi Họ làm việc với thái độ nghiêm túc và đầy nhiệt huyết,sáng tác bằng tất cả đam mê của mình, thể hiện khả năng sáng tạo bằng các giảithưởng tại các cuộc thi viết được tổ chức trên văn đàn.
Sáng tác của cây bút nữ mang âm hưởng của cuộc sống thời đại, họ chuyểntải mọi vần đề của cuộc sống đa chiều kích vào tác phẩm một cách tự nhiên Ta cóthể thấy sự tha hoá nhân cách con người, ma lực của đồng tiền trong các sáng táccủa Võ Thị Hảo, Lê Minh Khuê; những vật lộn để mưu sinh trong truyện ngắn củaNguyễn Thị Châu Giang, Y Ban, Võ Thị Hảo; lối sống lai căng, thực dụng trongtruyện ngắn Y Ban, Lý Lan Cuộc sống được bản năng khát khao yêu thương, khátkhao hạnh phúc, tình yêu là đề tài được các cây bút đi sâu khai thác Họ “đem toàn
bộ đời sống hiện thực và tinh thần tập trung vào tình yêu và triển khai ra cũngthành tình yêu” (Phương Lựu), họ đắm mình trong tình yêu với tất cả nhữngkhoảnh khắc đẹp đẽ, những xúc cảm tinh tế, ngọt ngào, những cuồng nhiệt nồngcháy cho đến những thường tổn, cay đắng, những mất mát đi theo, ám ảnh suốtcuộc đời Khát vọng tình yêu luôn bỏng cháy nhưng dường như chẳng bao giờ cóthể vẹn tròn đạt được, bàng bạc trong những trang viết là số phận, cuộc đời chấtchứa bao mất mát trong tình yêu và hôn nhân, nhấn chìm người phụ nữ vào cô đơn,đau khổ Các cây bút nữ đặc biệt mạnh dạn cất tiếng nói cá nhân, nêu lên ướcnguyện của mình, dám đòi hỏi, kêu gọi, đấu tranh cho số phận của những ngườiphụ nữ
Mặt khác, văn xuôi nữ còn đi sâu vào khai thác tầng bậc trong cuộc sống giađình, ở đó có tất cả những mâu thuẫn, xung đột, bất hoà, những câu chuyện nhỏnhặt đời thường, chứa đựng bao số phận, kiếp người phụ nữ bị xô đẩy trong đó,gieo vào lòng người đọc những cung bậc tình cảm thật tinh tế mà cũng sâu sắc,những trăn trở, dư vong ngân vang
Đề tài chiến tranh cũng được các bút nữ khai thác Tiêu biểu là Hà KhánhLinh, Võ Thị Hảo, Trần Thanh Hà Chất chứa trong các tác phẩm thuộc mảng đềtài này là nỗi đau thân phận của những người đàn bà Chiến tranh đã đi qua, nhưng
Trang 13vết thương để lại của nó vẫn ám ảnh, đeo đẳng suốt cuộc đời bao người phụ nữ,những người mẹ mỏi mòn chờ đợi, những người đàn bà bên đường chiến tranh,những cô gái mãi mãi mất đi tuổi thanh xuân nơi “rừng cười” Họ hiện lên với baonhiêu đau khổ, lặn tới sâu thẳm đáy lòng.
Trong thế giới nhân vật phong phú của các cây bút nữ, hệ thống nhân vật nữluôn giữ vị trí trung tâm Họ hiện lên với bao thân phận, tính cách cá biệt, nhưngtựu chung lại ở những mảnh đời ấy là miền khát vọng, ước mơ hướng tới hạnhphúc trong cuộc sống của mình, niềm hạnh phúc có khi được tạo dựng bởi nhữngđiều quá đỗi nhỏ bé, giản dị Ẩn sâu mỗi trang viết là niềm yêu thương sự trântrọng, cảm thông với số phận người phụ nữ, nói như Trần Thuỳ Mai: “Mỗi nhà văn
nữ, kể chuyện theo một kiểu khác nhau, nhưng ở họ, có chung một mối đồng cảm,một mối chia sẻ giữa những người cùng giới nữ ”
Các cây bút nữ có lối viết phá cách và đa giọng điệu Ngòi bút của họ tìmcho mình những giọng điệu mới, phù hợp để chuyển tải nội dung, tư tưởng của tácphẩm, làm nên phong cách riêng biệt của mình Đọc truyện của Nguyễn Thị ThuHuệ sẽ thấy chị chao chát và từng trải nhưng không kém phần dịu dàng, Võ ThịHảo ngọt ngào nữ tính, Y Ban táo bạo và khắc khoải trong từng trang viết, PhanThị Vàng Anh với lối viết lạnh lùng, trí tuệ, hóm hỉnh, Lí Lan hồn hậu mà sắc sảo,Nguyễn Ngọc Tư sâu lắng, mượt mà Mới mẻ, cá tính, sắc sảo và mạnh bạonhưng họ vẫn không mất đi chất đằm thắm, dịu dàng, nữ tính trong từng trang văncủa mình Tất cả làm nên những thanh âm nổi bật, đa sắc màu, không trộn lẫn vàonhau của từng cây bút, đóng góp những tiếng nói riêng, những hương sắc riêng chodiện mạo văn xuôi Việt Nam đương đại
Nội lực viết, tài năng sáng tạo, sự làm việc hiệu quả của các cây bút nữ tạođược dấu ấn mạnh mẽ trên văn đàn Nhiều nhà văn sớm thành danh với các giảithưởng lớn không chỉ trong mà còn cả ngoài nước Các sáng tác của họ tạo được dưluận, tiếng vang mạnh mẽ, gây được sự chú ý của độc giả Người ta bắt đầu nhìnnhận văn học nữ quyền trong nước một cách nghiêm túc, hàng loạt đề tài khoa học
Trang 14nghiên cứu về những tác phẩm của các cây bút nữ được triển khai, các cuộc hộithảo về văn chương nữ dưới góc nhìn phái tính, nữ quyền được tổ chức, phê bình
nữ quyền được tiếp cận đầy đủ, toàn diện để đối chiếu, đánh giá Có thể nói, vănxuôi nữ đã thực sự chiếm ưu thế trên văn đàn, “đánh dấu một phương diện pháttriển của văn học” như giáo sư Phương Lựu đã nhận xét
1.3.2 Các phương diện ý thức nữ quyền trong văn học
1.3.2.1 Sự xoá bỏ quan niệm “tòng thuộc”
Việt Nam là đất nước thuộc nền văn hoá phương Đông, nền văn hoá trong đóhình ảnh người đàn ông luôn đầy quyền uy và sức mạnh Bên cạnh đó, nho giáo ănsâu vào tư tưởng của con người bao thế hệ càng khẳng định hơn nữa vị thế của namgiới Trong quan niệm xã hội, nam nhi gắn liền với công danh sự nghiệp, vẫy vùng
tứ hải, trị gia lập quốc, phận nữ nhi chỉ gắn với gia đình, nội trợ, công - dung - ngôn
- hạnh buộc phải đủ đầy Bởi là “phái mạnh” nên nam nhi trở thành trụ cột tronggia đình, xã hội, làm những công việc mà xã hội cho rằng có tầm vóc lớn lao.Ngược lại phụ nữ được mặc định là “phái yếu”, luôn trong vị thế phụ thuộc: “xuấtgiá tòng phu, xuất gia tòng phụ, phu tử tòng tử” Người con gái trong gia đình phảinghe theo bất cứ điều gì cha răn dạy hay mong muốn, lúc trưởng thành lấy chồng,cuộc đời hoàn toàn phụ thuộc vào đấng phu quân, nếu lỡ chồng mất đi, người quảphụ này phải nghe theo lời con trai trưởng Quan niệm “tòng thuộc” trong tư tưởngvăn hoá phương Đông là vậy, nặng nề trách nhiệm đè nén trên vai nữ giới Chữ
“tòng” đi suốt cuộc đời phụ nữ, họ chỉ như cái bóng bên cạnh những người đàn ôngtrong cuộc đời mình, lặng lẽ, cam chịu Họ gắn liền với nghĩa vụ và trách nhiệm,buộc phải hy sinh thật nhiều cho ấm êm, hạnh phúc gia đình, cho sự nghiệp chồngcon Dường như người phụ nữ không hề có “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “Ngườicon gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ vì bị chồng nghi ngờ không chung thuỷ chỉcòn cách tự tử để minh oan cho mình; người vợ trong “Thương vợ” của Tú Xươngsuốt một đời tần tảo, hy sinh, chịu nắng mưa sương gió để thực hiện bổn phận
“nuôi đủ năm con với một chồng” Đó như là lẽ mặc nhiên trong quan niệm, suy
Trang 15nghĩ của xã hội Đó như là điều tất yếu đã được định sẵn ngay từ khi phân ra haigiới nam - nữ riêng biệt Nếu có ý thức về sự bất công, bình đẳng, ước mơ màngười phụ nữ có thể gửi gắm cũng chỉ là “giá đây đổi phận làm trai được” (HồXuân Hương), ngay cả ước mơ ấy cũng đã phản ánh vị thế thấp bé của người phụ
nữ trong xã hội xưa - người ta chỉ có thể thay đổi cuộc đời khi và chỉ khi thay đổithân phận: trở thành nam nhi, mạnh mẽ, chủ động
Chủ nghĩa nữ quyền ra đời, cùng với đó là dòng văn học nữ quyền phát triển,một trong những phương diện đầu tiên của nó là xoá bỏ quan niệm “tòng thuộc” ănsâu bám rễ tự ngàn đời Người phụ nữ trong nhiều tác phẩm như được lột xác, thayđổi hoàn toàn Dù cuộc đời có xô đẩy họ vào nghịch cảnh, lắm éo le, trắc trở, thì ấntượng mạnh mẽ bật lên vẫn là khả năng làm chủ, độc lập Họ có chính kiến, dámlựa chọn, dám quyết định và làm theo quyết định của mình Dẫu vẫn là “phái yếu”với những mỏng manh, bé nhỏ, yếu mềm về tâm hồn, cảm xúc, họ vẫn có thể tựmình đứng vững, không phụ thuộc
Nếu trước đây, “tại gia tòng phụ” mà hệ quả là “cha mẹ đặt đâu con ngồiđấy”, người phụ nữ không có quyền lựa chọn, quyết định hạnh phúc cho bản thânthì giờ đây ngược lại, trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc, khát khao hạnh phúc,các nhân vật nữ chủ động đến với tình yêu, không do dự, không tiếc nuối, yêu hếtmình Họ dám đấu tranh, cất cao tiếng nói, đòi hỏi hạnh phúc cho chính bản thânmình, để rồi dẫu có gặp kết quả không như mong muốn, họ vẫn không oán hận, bởi
đó là sự lựa chọn của họ, là cách để họ được sống bằng tất cả con người mình, làmchủ cuộc đời mình, không gì có thể ràng buộc, ngăn cản
Nếu người phụ nữ trong quan niệm xưa cũ hoàn toàn phụ thuộc vào đấngphu quân Trong gia đình, họ không có tiếng nói, chỉ là cái bóng lặng lẽ, cam chịu,
hy sinh, nhẫn nhịn thì dưới ngòi bút của các cây bút nữ, góc nhìn dường như đảochiều Ở nhiều tác phẩm, nhân vật nữ trở thành trụ cột, là chỗ dựa vững chắc chonhững người thành viên khác trong gia đình Hình ảnh người đàn ông trở nên bấttoàn, yếu thế, đầy rẫy những khiếm khuyết bên cạnh một cái tôi nữ tính bản lĩnh,
Trang 16mạnh mẽ, độc lập Không chỉ trong tình yêu, gia đình, nhân vật trong các sáng táccủa các nhà văn nữ còn vươn ra ngoài xã hội, tìm kiếm công danh, sự nghiệp, độclập như nam giới Bằng tài năng, bản lĩnh và thực lực, họ khẳng định vị trí, tiếngnói của bản thân, khiến nhiều người nể trọng.
Có thể nói, nhân vật nữ xuất hiện dày đặc và trở thành hình tượng nghệ thuậttrung tâm trong các sáng tác của những cây bút nữ Họ tinh tế, nhạy cảm, có cá tínhmạnh mẽ, dám sống, dám yêu, dám đòi hỏi quyền được yêu, quyền được sống hạnhphúc, đấu tranh cho hạnh phúc của mình, như vậy nhân vật nữ trong “bức tranh gửi
mẹ Âu Cơ” của Y Ban mạnh bạo cất lên tiếng nói: “Đất nước anh hùng ngoại xâmthiên tai liên miên mẹ quan tâm đến những người anh hùng, thi sĩ Mẹ đã khôngchú ý đến những cô gái vốn dịu dàng, nhu mì, không mấy đòi hỏi của mẹ Nhưngbây giờ con đòi hỏi Mẹ ơi, mẹ hãy quan tâm đến chúng con, đến nỗi đau củanhững cô gái” Võ Thị Hảo khẳng định: “người phụ nữ hiện đại là người luôn nắmbắt được thông tin, kiến thức và hành xử cập nhật thời đại Đồng thời, không nô lệtrong suy nghĩ, không lệ thuộc lối mòn, tôn trọng nhân phẩm và nhân quyền củachính mình” [1,tr.15] Suy nghĩ này gặp gỡ với Lý Lan, khi nhà văn cho rằng:
“người phụ nữ hiện đại là người độc lập tự do” [1,tr.15] Hai từ “độc lập”, “tự do”
ấy nằm ở cốt lõi người phụ nữ phải tự ý thức được tự do trong tư tưởng của mình,thoát khỏi sự lệ thuộc, tuân phục áp chế nam trị tồn tại ngàn đời Thông qua nhữngcuộc đời đó, các cây bút nữ đả phá mạnh mẽ quan niệm “tòng thuộc” cố hữu, khắcnghiệt, bóp nghẹt bao số phận người phụ nữ tự ngàn đời, giải phóng họ, đưa tới cho
họ sự tự do quyết định, làm chủ chính cuộc đời mình
1.3.2.2 Sự tái định giá các hệ “quy chuẩn” truyền thống
Nói tới các hệ “quy chuẩn” truyền thống tức là nói tới những chuẩn mực đãđược đóng khung trong nền văn hoá dân tộc, chi phối tới cách nghĩ, cách sống,hành động của bao thế hệ, trong đó có những chuẩn mực về người phụ nữ Văn họcbiểu hiện văn hoá, làm nổi bật những vẻ đẹp văn hoá, nhưng đồng thời, bằng nghệthuật ngôn từ, văn học cũng đấu tranh, phê phán những biểu hiện phản văn hoá,
Trang 17những thành kiến hà khắc, cổ hủ, lạc hậu, không phù hợp với sự thay đổi của xã hộitrong văn hoá Đấu tranh cho sự bình đẳng của nữ giới, chủ nghĩa nữ quyền xét lại,tái định giá hệ “quy chuẩn” liên quan về vấn đề này, bởi lẽ trong nền văn hoá nhânloại, người phụ nữ vốn phải chịu bao đối xử phân biệt, bị thua thiệt nhiều chiều.Hơn ở đâu hết, nền văn hoá phương Đông thể hiện rõ điều đó - chuẩn mực képtrong mối quan hệ giữa hai giới.
Có thể hiểu chuẩn mực kép trong quan hệ giới như sau: đó là sự lượng giá(khen, chê) mà người ta áp đặt cho các thành viên của giới này nhưng lại không ápđặt cho các thành viên của giới kia Nói cách khác, cùng một hiện tượng nhưngđược lượng giá theo hai chiều đối lập, mà sự đối lập này mang đặc trưng nghiêmngặt, khắt khe với phụ nữ, nhưng lại khoan dung, độ lượng với nam giới Ngòi bútcủa các nhà văn nữ đánh thẳng vào hệ “quy chuẩn” này, tái định giá, thậm chí cònđảo ngược lại, mạnh mẽ đấu tranh cho giới của mình
Trước hết là ở tình yêu Trong xã hội Việt Nam truyền thống, khi đề cập mốiquan hệ nam nữ trong tình yêu, bao giờ người ta cũng nhấn mạnh vai trò chủ độngcủa nam và thụ động của nữ Câu tục ngữ: “Trâu đi tìm cọc, chứ đời nào cọc đi tìmtrâu” thể hiện rõ điều đó Với hôn nhân, người phụ nữ buộc phải chung thuỷ, đấngphu quân của họ thì không: “Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”.Nam giới được phép “chơi bời” khi mà phụ nữ lại kiềm chế, cân nhắc thận trọng,buộc phải “giữ mình” thừa nhận rằng việc giáo hợp tính dục là điều kiện tự nhiên
và thậm chí đáng tán dương ở con trai, đàn ông, nhưng lại đáng xấu hổ, phá hoạitrật tự xã hội là ở con gái, đàn bà” (T/Bilton, 1993) Các nhà nữ quyền xem chuẩnmực kép chính là một biểu hiện của quan niệm gia trưởng trong xã hội nam trị:
“chắc chắn chuẩn mực kép là một mẫu văn hoá liên kết với sự thống trị của namgiới đối với phụ nữ trong lịch sử” (Barry, 1983)
Các nhà văn nữ tái định giá lại những chuẩn mực này, thông qua các tácphẩm của mình, với hệ thống các nhân vật nữ nằm ở hình tượng nhân vật trungtâm Họ đưa vào trong sáng tác của bản thân cái nhìn hết sức bạo dạn về tình yêu,
Trang 18đặc biệt là tình dục Không ngần ngại hay né tránh, những khát khao về bản năng,sinh lý được đề cập, thể hiện bằng cái nhìn hết sức nhân văn, sâu sắc Vị trí thụđộng của người phụ nữ trong quan niệm cũ bị phản bác bằng sự táo bạo của họ,quyền chủ động thân xác thuộc về đàn bà, sự thống trị của đàn ông bị lật đổ Cácnhân vật nữ làm chủ chính thân thể của mình, có quyền sử dụng thân thể như mìnhmong muốn Đời sống gối chăn được thể hiện dưới sự trải nghiệm của nữ giới Sựmạnh bạo và thẳng thắn ở đây chính là tuyên chiến và chiến thắng của quan niệmcoi tình dục như là một nhiệm vụ duy trì nòi giống của người xưa, là sự phá bỏ hìnhảnh truyền thống của người phụ nữ nhu mì, thụ động Các nhà văn nữ xông vào
“vùng đất cấm” vốn chỉ có nam giới mới mạnh dạn thể hiện, khám phá, tìm tòi
“Sex” trở thành một yếu tố mang giá trị thẩm mỹ, một phương tiện truyền tải nộidung, tư tưởng của tác phẩm Nói như Thuỳ Dương: “Không bao giờ nhầm lẫn giữaphương tiện và mục đích Và tất nhiên liều lượng cũng tuỳ mỗi người, tuỳ từngphong cách thể hiện Với tôi đề cập đến sex để thể hiện lòng khát khao sống, tínhchất mạnh mẽ, nỗi buồn đau hay chính hạnh phúc của nhân vật” [26]
Trinh tiết cũng không còn là chuẩn mực để đánh giá phẩm giá của người phụ
nữ Đứng trước tình yêu, cháy hết mình với tình yêu, nhân vật của các nhà văn nữ
có thể chủ động hiến dâng mà không ngần ngại, không bị ràng buộc bởi lễ giáo.Với họ, tình yêu là sự hoà quyện giữa tâm hồn và thể xác Không chờ đến hônnhân, ở đâu có tình yêu đích thực ở đó có nhục cảm thể xác
“Chính chuyên một chồng” cũng không còn giá trị ràng buộc Người phụ nữtrong hành trình tìm kiếm hạnh phúc có thể phá vỡ những chuẩn mực truyền thống,táo bạo sống bất chấp con mắt khắc nghiệt của dư luận Y Ban giải thích vì saonhiều nhân vật nữ trong sáng tác của chị và nhiều nhà văn nữ khác lại ngoại tìnhnhư sau: “Xã hội nào thì hoàn cảnh đấy” và thân phận của người phụ nữ thể hiện rõnhất hoàn cảnh xã hội mà chị ta đang sống Trong xã hội phong kiến, trong chiếntranh, thế giới quan của người phụ nữ chỉ bó gọn trong một gia đình, một cái làngnhỏ, phải đối diện với một cái lề thói, hủ tục, sự soi mói của người đời nên rất khó
Trang 19để người phụ nữ thay đổi cuộc sống của mình Những trong xã hội hiện đại đã khác
đi rất nhiều Người phụ nữ độc lập, tục hủ hơn Họ có xu hướng sống cho bản thânmình, chiều chuộng cảm xúc của chính mình Khát vọng hạnh phúc của người phụ
nữ thể hiện ở khát vọng chinh phục người đàn ông Và chinh phục thế giới cũngchính là chinh phục chính mình” [17]
Cái nhìn hà khắc của những định kiến xưa cũ dành cho nứ giới bị xoá bỏ, các
hệ “quy chuẩn” truyền thống mà ở đây thể hiện sự bất bình đẳng của nữ giới đượctái định giá lại, xây dựng nên một hệ “quy chuẩn” mới, đấu tranh cho quyền lợi,cho sự công bằng của người phụ nữ trong xã hội, xứng đáng với những phẩm chấttốt đẹp của họ
Ngược lại với hình ảnh đầy thiện cảm về người phụ nữ, dưới con mắt của cácnhà văn, bằng góc nhìn nữ giới, đàn ông hiện lên với vẻ bất toàn, khiếm khuyết Có
kẻ bảo thủ, độc đoán, ích kỉ, có kẻ bạc nhược, yếu đuối, có kẻ ham mê xác thịt, đầyrẫy những thói hư tật xấu Mỗi người mang một vẻ mặt trong các mối quan hệ ứng
xử thường nhật - nơi buộc phải đụng chạm, va vấp nhiều, qua đó bản chất thật củađàn ông được bộc lộ Đặt sự bất toàn, khiếm khuyết của đàn ông bên cạnh “cái tôi”đầy bản lĩnh của nữ giới, ưu ái cho nữ, không thiện cảm với nam giới, các nhà văn
đã đả phá phá trật tự nam quyền tồn tại hàng chục thế kỉ, đặt lại cán cân vị thế cho
nữ giới
Chủ nghĩa nữ quyền đấu tranh cho sự bình đẳng của giới trong tất cả cácbình diện của đời sống xã hội Nói cách khác, đó chính là quá trình đấu tranh thiếtlập lại những hệ quy chuẩn đã được thiết lập, ăn sâu trong tiềm thức, nền văn hoácủa nhân loại, thiết lập một hệ quy chuẩn mới, hệ quy chuẩn xoá bỏ tư tưởng namtrị, áp chế phụ quyền, hệ quy chuẩn trong đó giá trị của người phụ nữ được đánhgiá xứng đáng, đúng đắn, bình đẳng với một nửa còn lại của thế giới Sự tái địnhgiá hệ “quy chuẩn” truyền thống trong văn học đã làm được điều đó
Trang 201.3.2.3 Sự khẳng định bản sắc, bản ngã
Bản ngã còn được gọi “cái tôi” Trong triết học, nó được hiểu cái tôi ý thứchay đơn giản là “tôi”, bao hàm trong đó những đặc tính để phân biệt tôi với các cánhân khác Trong phân tâm học, “cái tôi” (ego) là phần cốt lõi của tính cách liênquan tới thực tại và chịu ảnh hưởng các tác động xã hội Theo Sigmund Freud, “cáitôi” cùng với “nó” (id) và “cái siêu tôi” (superego) là ba miền tâm thức “Cái tôi”được hình thành ngay từ khi con người sinh ra và qua tiếp xúc với thế giới bênngoài, “cái tôi” học cách cư xử sao cho kiểm soát được ham muốn vô thức khôngđược xã hội chấp nhận Như vậy, có thể đơn giản, bản sắc, bản ngã của nữ giới gópphần làm nên giá trị của bản thân họ Có trân trọng, hiểu được những giá trị củabản thân mới đứng lên cất cao tiếng nói đòi quyền lợi cho chính mình Văn học nữquyền cũng vậy Không ở đâu dưới ngòi bút của các nhà văn nữ, bản sắc, bản ngãcủa nữ giới được khẳng định, đề cao, miêu tả hết sức nổi bật đến thế Sự khẳngđịnh bản sắc, bản ngã của nữ giới được khẳng định, đề cao, miêu tả hết sức nổi bậtđến thế Sự khẳng định bản sắc, bản ngã đi từ người cầm bút cho đến các nhân vậttrong tác phẩm
Văn học nữ quyền ý thức sâu sắc về thiên tính nữ Đó là tính mềm mại, tínhnhu, uyển chuyển của người phụ nữ Nhân vật trong những sáng tác của các cây bút
nữ có thể có nhiều khuôn mặt, tính cách, gai góc, độc lập, mạnh mẽ nhưng tựuchung lại, ẩn sau vẻ bề ngoài ấy luôn là một tâm hồn khát khao yêu thương, khátkhao đến cháy bỏng, trái tim yếu mềm, nữ tính, đòi hỏi được che chở, chăm sóc và
dễ tổn thương Hoài trong “Xin hãy tin em” của Nguyễn Thị Thu Huệ là một ví dụ.Ngang tàng, ngạo nghễ, sống như thách thức với các chuẩn mực truyền thống vềhình ảnh nữ giới, bất chấp dư luận, nhưng trong khi yêu, cô lại nên dịu dàng, yếuđuối, phụ thuộc, để rồi cuối cùng phải nếm chịu cay đắng khi người yêu bỏ rơi.Trang trong “bàn tay lạnh” (Võ Thị Hảo) mang một vẻ ngoài lạnh lùng, trái tim sắt
đá, không chấp nhận mở lòng cho bất cứ tình yêu nào đến với mình Không mấy aibiết được, sau vẻ ngoài ấy một trái tim tan vỡ, tổn thương sâu sắc của người vừa
Trang 21yêu trong đêm đầu tiên ấy Nó ám ảnh suốt cuộc đời cô, kéo dài nỗi bất hạnh trong
cô Nguyễn Thị Thu Huệ khẳng định: “khác với nhiều người nghĩ, thực ra ngườiđàn bà bao giờ cũng muốn nương tựa Bất đắc dĩ mới phải tự mình đứng thẳng, vì
bị xô đẩy mà phải gánh vác việc của đàn ông, đàn ông phải hiểu điều đó” [28]
Thiên tính nữ thể hiện ở cả tấm lòng bao dung, rộng lượng, sẵn lòng hy sinhcho những người mình yêu thương của nữ giới Chủ nghĩa nữ quyền đấu tranh chohạnh phúc, đòi công bằng cho phụ nữ, nhưng không phải vì thế mà suy tôn lối sống
cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho mình Hình tượng các nhân vật nữ phản ánh rõđiều đó Trong họ luôn tồn tại tấm lòng bao dung, độ lượng, đức hy sinh cao cả.Ngầm trong “Ngày không mút tay” của Võ Thị Hảo cách chín mươi ngày lại lặng
lẽ giấu chồng con đi bán máu, để khi về nhà trên tay nàng mang theo một xâu thịt,cho con nàng được một ngày không phải mút ngón tay thèm thuồng, đói khát vìmùi thức ăn bay qua từ nhà hàng xóm Người phụ nữ trong “bài hát chim nhồngxanh” của Nguyễn Thị Kim Cúc “thèm khát thứ hạnh phúc bình thường đến xoàngxĩnh” là một mái ấm có chồng và con, đã trốn chồng đi làm gái điếm để mua chochồng từng tấm áo, manh quần Ở họ toát lên đức hy sinh cao cả, hy sinh nhiềukhi đến quên cả bản thân cho hạnh phúc người mình yêu
Thiên tính nữ còn là tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc mà tạo hoá ban tặngcho nữ giới, làm mẹ như đã là bản năng ăn sâu trong từng huyết quản Họ yêuthương, một lòng vì con cái, che chở, bao dung vô bờ bến dành cho những đứa conđứt ruột sinh thành của mình Bản năng làm mẹ nhiều khi còn lan sang cả cách cư
xử của nữ giới đối với người đàn ông mình yêu Yêu thương đến cuồng đắm, say
mê, bên cạnh cái khát khao được nượng tựa, che chở, những người đàn bà ấy vẫnnhìn thấy ở người đàn ông của mình sự ngây ngô, vụng về, họ quay ngược trở lạikhao khát muốn được thể hiện sự chăm sóc, che chở của mình như người mẹ đốivới con thơ
Ý thức về bản sắc còn là sự ý thức sâu sắc vẻ đẹp trời phú mà tạo hoá đã bantặng cho thân thể người phụ nữ: nữ giới đẹp, vẻ đẹp trong từng đường nét của cơ
Trang 22thể; làn da, mái tóc, khuôn ngực, đôi mắt đầy hấp dẫn và quyến rũ Thần thoại HiLạp kể rằng, “Thượng đế đã lấy vẻ đầy đặn của mặt trăng, đường uốn cong của loàidây leo, dáng run rẩy của các loài cỏ hoa, nét mềm mại của loại lau cói, màu rực rỡcủa nhị hoa, điệu nhẹ nhàng của chiếc lá, cảm giác ti vi của vòi voi, cái nhìn đămchiêu của mắt hươu, cái xúm xít của đàn ông, ánh rực rỡ của mặt trời, nỗi xót xacủa tầng mây, luôn biến động của cơn gió, tính nhút nhát của con hươu rừng, sắclộng lẫy của con chim công, mình nhuần nhuyễn của con chim yểng, chất cứng rắncủa ngọc kim cương, vị ngon ngọt của đường mật, khí lạnh lẽo của băng tuyết, đứctrung trinh của chim uyên ương, đem mọi thứ ấy hỗn hợp lại, nặn thành người phụnữ” Chính thân thể của họ đã là một giá trị không thể phủ nhận Nhiều nhân vật nữtrong các sáng tác của các cây bút nữ ý thức được về hình thể của bản thân Họ tựhào, nâng niu vẻ đẹp ấy, thậm chí còn cả tự ti nếu cảm thấy có chút khiếm khuyếtnào không vừa ý Ý thức được điều đó tức là ý thức được sự làm chủ bản thân trongnhững mối quan hệ, đặc biệt với nam giới, đưa họ vào vị thế của người chủ động,nắm quyền, chi phối khi giao tiếp.
Người ta chỉ có thể đấu tranh yêu cầu quyền lợi cho mình và chỉ khi ý thứcsâu sắc giá trị của bản thân, những gì mình xứng đáng được nhận trên nền tảng giátrị đó Sự khẳng định bản sắc, bản ngã của nữ giới trong các tác phẩm văn xuôi nữquyền thực hiện điều đó Ánh lên trong từng trang viết là những phẩm giá tốt đẹp,chất nữ tính đặc trưng của nữ giới - ưu thế mà tạo hoá đã ưu ái ban tặng cho ngườiđàn bà khi sáng tạo ra nhân loại
1.4 Vị trí các sáng tác của Dạ Ngân trong văn xuôi nữ quyền Việt Nam
Dạ ngân sinh năm 1952, quê Long Mỹ, Hậu Giang, là một trong số các câybút văn xuôi đến từ miền Tây Nam Bộ, trưởng thành trong đội ngũ các tác giả xuấthiện sau năm 1975 Dạ Ngân bước vào văn đàn với tập truyện ngắn đầu tay “Quảngđời ấm áp” (1985), được dư luận đặc biệt chú ý sau truyện ngắn “Con chó và vụ lyhôn” - tác phẩm mà lần đầu tiên, những chuyện thầm kín khó nói của đời sống vợchồng được một nhà văn nữ phơi bày thẳng thắn Trải qua hơn một phần tư thế kỉ
Trang 23cầm bút suốt trong Nam ngoài Bắc, Dạ Ngân đã chứng minh được sức bền trongsáng tạo nghệ thuật khi bà lần lượt cho ra đời nhiều đầu sách, kịch bản phim cùnghàng trăm tản văn, kì thư “tư vấn gia đình” với bút danh Dạ Hương.
Ngòi bút của Dạ Ngân hướng nhiều vào những cuộc đời, thân phận bé nhỏtrong xã hội, khám phá những khao khát, ước mơ yêu thương, hạnh phúc, nhữngrung động thầm kín trong mỗi mảnh đời đó Nhân vật trung tâm trong các sáng táccủa Dạ Ngân đa phần là những người phụ nữ - những người hạnh phúc, họ phải đấutranh với nhiều định kiến xã hội, với gia đình, dòng tộc, với cả chính bản thânmình Không ít người đã phải lở dở giữa chừng, bỏ cuộc giữa chừng, âm thầm chịuđựng, nhưng cũng không ít người đến được bến bờ hạnh phúc mà mình hằng mong
Dù kết quả thế nào, cuộc đời của họ cũng là sự ý thức sâu sắc về thân phận, giá trịcủa bản thân, thấm đẫm ý thức nữ quyền trong từng trang viết Như Dạ Ngân từngnói: “trong các sáng tác của tôi bao giờ cũng gắn với thân phận người phụ nữ, nỗiniềm người phụ nữ, khát vọng và tính mẫu của người phụ nữ Điều làm cho tôi đắmđuối với hình tượng người phụ nữ chính là sự trân trọng và cảm phục những ngườiphụ nữ Việt Nam kiên cường, trí tuệ, bao dung bất hạnh Không bất hạnh sao đượckhi họ sống trong xã hội phong kiến hàng ngàn năm, trong một đất nước có chiếntranh loạn lạc liên miên Họ phải gánh vác, phải chịu đựng, phải chiến đấu, phải hysinh và còn cả goá bụa Người phụ nữ Trung Quốc giỏi nhưng không nhiều mấtmát, người phụ nữ Ấn Độ mang bi kịch của thân phận con người, phẩm chất conngười từng sống trong chiến tranh, trải qua chiến tranh”[29] Khởi nguồn từ sựđồng cảm, yêu thương, trân trọng khâm phục, Dạ Ngân đã thực sự tạo được mộtchỗ đứng vững vàng trong lòng độc giả giữa dòng chảy ồ ạt của văn chương hiệnnay
“Gia đình bé mọn” là tác phẩm “được gửi gắm nhiều nhất và thành côngnhất” tính đến hiện nay theo như lời của chính Dạ Ngân Cuốn tiểu thuyết được ấp
ủ trong năm năm, bắt tay viết và hoàn thành chỉ trong vài tháng, ngay khi mới rađời đã tạo được sự chú ý, nhận được những phản ứng tích cực từ phía độc giả 293
Trang 24trang tiểu thuyết xoay quanh cuộc đời, số phận của nữ nhà văn Mỹ Tiệp - mộtngười con gái miền Tây viết văn, đầy cá tính, có nhan sắc và khát vọng mãnh liệttrong tình yêu, hạnh phúc Cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt đã dàn xếp hôn nhâncủa nàng với Tuyên, một người đàn ông chỉ khư khư với cương vị Phó Phòng tuyêntruyền, có thể thao thao bất tuyệt những bài giảng về: “Thế nào là nếp sống mới,con người mới” nhưng cũng có thể lạnh lùng tới tàn nhẫn khi bỏ mặc vợ nằm trongphòng sản phụ một mình: “Trơ ra như một con mẹ hoang thai dơ đáy” Không thểchịu đựng được người chồng cằn cõi, tiểu nhân, biết yêu heo hơn con, thích viếtbáo cáo để thăng chức hơn là ngắm nhìn vợ Tiệp đã quyết tâm từ bỏ vỏ bọc hàonhoáng về với mái ấm hạnh phúc bề ngoài để tìm tới người mình yêu thực sự Hànhtrình gần 20 năm trời khổ ải, có cả niềm vui sướng được sống bên người yêu dấunhưng cũng đầy nước mắt chua xót khi phải đối mặt với sự chì chiết của họ tộc, sựkhinh khỉ của bạn bè, bão táp của giới chức sắc trong tỉnh và nhất là sự giằng xéđau đớn giữa một bên là tình mẫu tử, một bên là tình yêu đã khiến cho Tiệp phảisau bao nhiêu giành giật và vùng vẫy mới tìm được bến bờ hạnh phúc trọn vẹn vớinhà văn viết Đính Mối tình đeo đẳng gần hai mươi năm trời suốt chiều dài Bắc -Nam, những cay đắng tủi nhục, niềm hạnh phúc mong manh dễ vỡ, những giằng xéghê gớm trong nội tâm nhân vật khi phải tự đấu tranh, tự vượt qua nghịch lý lựachọn giữa một bên là gia đình “chính danh” với một bên là tình yêu hạnh phúc đíchthực đã tạo ra thành dấu ấn đậm nét sức hấp dẫn mãnh liệt cho thiên tiểu thuyếtnày Cũng chính ở đó, ý thức nữ quyền được thể hiện, bật lên trên tất cả các khíacạnh Dạ Ngân đã đứng ở phương diện của người phụ nữ, bằng cái nhìn phụ nữ, vớitất cả những khát khao hạnh phúc, cất lên tiếng nói nữ quyền để có được hạnh phúctrong hành trình tìm kiếm, đấu tranh đầy chông gai.
Trang 25Chương 2 SẮC THÁI NỮ QUYỀN TRONG “GIA ĐÌNH BÉ MỌN” CỦA DẠ NGÂN NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
2.1 Đề cao “bản sắc nữ”
2.1.1 Tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc
Tình mẫu tử tựa như sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ chiều dài tác phẩm Vớibất kỳ người phụ nữ nào, được làm mẹ là điều thật sự có ý nghĩa trong cuộc đời -niềm hạnh phúc tự nguyện hiến dâng, tự nguyện hy sinh, hạnh phúc cho sự khônlớn, trưởng thành, cho niềm vui của đứa con mình đứt ruột đẻ ra Đó là tình cảmgiữa má Mỹ Tiệp và nàng, rồi như một sợi dây liền mạch, đến nàng với hai đứa conyêu dấu của mình: Thu Thi và Vĩnh Chuyên
Trong toàn bộ tiểu thuyết, má Mỹ Tiệp chỉ hiện lên ở câu văn, khi nàng vềquê, khi nàng gặp những trắc trở trong cuộc hôn nhân của mình Má hiện ra vớinhững lo toan, thắc thỏm, trăn trở cho hạnh phúc của nàng Người phụ nữ ấy khôngbiểu hiện yêu thương bằng lời nói, bằng những cái vuốt ve âu yếm cưng chiều, bà
âm thầm, lặng lẽ, yêu thương trong từng hành động lo toan Hình ảnh má dậy sớm,
“nhóm bếp và tát nước nghe, đôi chân trần lụi đụi”, “thỉnh thoảng vấp nhẹ trên nềnđất vảy rồng”, chuẩn bị mọi thứ cho cô con gái Mỹ Tiệp trở về nhà khi mọi ngườivẫn đang say ngủ đong đầy trong đó không biết bao nhiêu tấm lòng của người mẹdành cho con gái Goá chồng, một mình tần tảo lo lắng cho con cái với sự trợ giúpcủa cô em chồng, có lẽ chưa bao giờ bà được trọn vẹn nghỉ ngơi ngay cả khi đếntuổi già Bốn cô con gái, người goá chồng, người lỡ thì ở vậy, người gia đình tan vỡ
- bốn mối trăn trở, lo lắng đeo đẳng mãi cuộc đời người mẹ ấy Đống quà lỉnh kỉnh
bà gói ghém, dúi bằng được cho Tiệp, “từ mắm sặc mắm lóc đến chanh hạnh rau
má rau đắng bồ ngót đủ cả”, làm nàng loay hoay dở khóc dở cười xoay xở để mangtheo suốt chuyến đi khiến người đọc không khỏi cảm động Sau cái ngoài dềnhdàng, lỉnh kỉnh, mớ ba mớ bảy là bao ân tình sâu nặng của người mẹ dành cho con
Rồi đến Mỹ Tiệp với thiên chức làm mẹ cao cả của mình, con cái “có tên là
sự sống” Trong nàng, “tình mẫu tử không chật nhưng nó nhiều ngăn, các đứa con
Trang 26bình đẳng trong những cái ngăn đó mà nếu có một cái ngăn bỗng chốc trống đi thì
nó sẽ sụp xuống thành một nấm mồ chứ không thể lấp đầy bằng ai khác”[16,tr.138] Thu Thi và Vĩnh Chuyên trở thành động lực, chỗ dựa về tinh thần cho
Mỹ Tiệp vào những tháng ngày đổ vỡ trong chuyện tình cảm Nàng dựa vào ấy như
là niềm an ủi lớn, nhất là Thu Thi, cô con gái sớm trưởng thành trong suy nghĩ, côcon gái là bạn tâm tình duy nhất với mẹ, luôn bên mẹ Hơn ở bất kỳ điều gì, tìnhmẫu tử đòi hỏi lòng hy sinh vô bến bờ của người mẹ Lấy hy sinh cho con cái làmniềm hạnh phúc của mình, day dứt khôn nguôi nếu vì chút niềm vui cá nhân màảnh hưởng tới con Mỹ Tiệp cũng vậy Hành trình tìm kiếm hạnh phúc của nàngđan xen trong đó là sự trăn trở của người mẹ
Khi Tiệp “lao” đến người đàn ông trong mối tính sét đánh như “một conthiêu thân” (cụm từ mà sau này nàng chua chát nghĩ lại), Tiệp như quên thảy mọithứ trên đời Trước mắt nàng chỉ có ái tình, coi người đàn ông khiến nàng say mêchuyếnh choáng, “nàng chỉ biết lúc đó nàng thấy cuộc đời mình thật là dài, haimươi tám tuổi người ta mới bắt đầu, sao nàng không thể bắt đầu lại? Điều rõ rệt là
từ buổi tối cập rập trong căn phòng nguy hiểm ấy nàng thấy mình bồng bềnh nhưthiếu nữ, ngày cũng như đêm, khi ở nhà cũng như khi ra đường, khi thao thức cũngnhư khi trôi vào giấc ngủ”, nàng nguyện “sẽ tôn thờ, sẽ xả thân để công việc người
ấy được hanh thông, sẽ sinh cho người ấy một đứa con trai, sẽ phụng sự cái hạnhphúc mà mình mơ ước” [16,tr.79] Tiệp yêu nồng nhiệt, yêu mù quáng, yêu vội vã.Chỉ đến khi mọi chuyện vỡ lỡ, khi nàng thừa nhận với Tuyên cuộc tình ấy, khingười nàng yêu “bỏ của chạy lấy người”, khi nàng đã quá ê chề với dư luận, Tiệpmới thấm thía rằng “tại sao ẩn số tinh thần của các con ít được nàng đề cập đếntrong bài toán đó Nàng quá nôn nóng, hay nàng quá tự tin vào vòng tay của mìnhvới chúng, hay nàng quá ích kỉ và mù quáng?” [16,tr.80], nàng thấy mình thật “đêtiện” với con, “đó là một vết đen không phai mờ được hưởng lương tâm nàng”[16,tr.86], ám ảnh mãi mãi
Trang 27Làm mẹ, khát khao cho con một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc, không mấtmát, không thương tổn luôn thường trực trong Tiệp Thế nhưng một mình nàngkhông thể chèo chống để có được tất cả những điều đó Những tháng ngày khókhăn, vất vả những Tiệp muốn rời bỏ mái nhà mà nàng chung sống với Tuyên, kiêuhãnh bỏ lại tất cả tài sản có giá trị ở đó, tình mẫu tử nâng Tiệp dậy, đưa nàng vượtqua mọi sóng gió Thu Thi, cô con gái đầu lòng chín chắn, lớn trước tuổi, biết lotoan, suy nghĩ trở thành người bạn chia sẻ, tâm tình với Tiệp, đồng cảm và hiểu chonàng Những giây phút hai mẹ con ở bên nhau những quan tâm, yêu thương nhonhỏ mà cô con gái dành cho mẹ đối với nàng thật ngọt ngào, âu yếm mà sâu sắc.Tiệp và con luôn phải sống trong chắt chiu, dè sẻn, trong con mắt xa lánh, kỳ thị từnhững người xung quanh Hôm những con vịt xiêm của Thu Thi chết, những convịt mà con nàng dồn trong đó biết bao nhiêu công sức chăm sóc, gửi gắm ước mơ,
hy vọng có được chiếc xe tới trường, Tiệp đau đớn khôn cùng “Người ta có thểnghèo những không khóc, đói cũng không dễ khóc nhưng một đứa con chưa bị đói
mà khóc như Thu Thi khóc hôm đó thì người mẹ nào cũng phải nghĩ đến tư cáchlàm mẹ của mình” [16,tr.204] Đó là nỗi đau của người mẹ không thể cho connhững gì mà nó muốn, nỗi đau khi thấy ước mơ, khát khao của con gần đến lúcthực hiện được cuối cùng lại tan thành tro bụi, nỗi đau của một người mẹ bất lực,chỉ có thể yêu thương nhiều thật nhiều bằng tình cảm mà không cách gì đem tớicho con cuộc sống đầy đủ với đồng lương còm cõi sống qua ngày của mình Tiệp
ôm chặt con, nói bằng tất cả nỗi đau, quyết tâm của nàng: “Mẹ hứa với con là mẹchỉ yêu có một người và mẹ sẽ đi đến cùng với người đó cho đỡ tủi nhục Mẹ hứavới con là người ta sẽ phải thừa nhận mẹ cho con mở mày mở mặt Mẹ hứa với con
là người ta sẽ phải cấp cho mẹ một căn nhà để mình thoát khỏi cảnh tạm bợ này.Chỉ cần con giỏi con ngoan để kéo em về theo rồi con sẽ thấy mẹ sống chết với lờihứa của mình” [16,tr.201] Tiệp dùng chính cuộc đời mình để thực hiện lời hứa đó,
và nàng đã làm được, trong đàng hoàng và danh dự Gia đình không hoàn hảo ấy
Trang 28-gia đình của Tiệp, Thu Thi, Vĩnh Chuyên đã bước qua tất cả giông tố, khó khăn bênnhau bằng sức mạnh của tình mẫu tử thiêng liêng.
Nhưng cuộc đời Tiệp là một chuỗi những thử thách sóng gió, tìm được tìnhyêu đích thực, chân chính của mình, Tiệp lại phải đối mặt với sự lựa chọn: một là ởbên con, chấp nhận cuộc sống hy sinh thầm lặng, dồn nén, dập tắt tất cả tình yêu,khát khao được yêu thương trong mình, và một là được một hạnh phúc bên Đính,nhưng buộc phải đứng trước bờ vực xa vời con Tình yêu và tình mẫu tử song hànhbên nhau, tưởng như chỉ có thể có một Nếu chọn tình yêu, nàng phải sống xa cách,còn nếu ở lại, tình cảm suốt hai mươi năm ròng với Đính sẽ dang dở mãi khôngngày cập bến Những chuyến đi từ Sài Gòn ra Hà Nội để gặp Đính luôn pha trộnniềm hạnh phúc được gặp người yêu mình, nhưng trong nàng, mãi mãi mang mộtmặc cảm “vì cái đời đổ vỡ của mình đã làm liên lụy suốt cả cuộc đời con” Ngàynàng ùa về với Đính, ngày hai người thực sự danh chính ngôn thuận đến với nhausuốt hai mươi năm ròng kẻ Nam người Bắc khắc khoải trong đó, “nàng đổ xuốngmột cách thê thảm, quằn quại, nàng muốn được gào khóc, được đào bới, nàngmuốn vạch đất xé trời để được nhìn thấy các con, giá có thể chạy bộ mà trở vềđược, giá có thể được nhìn thấy chúng nó một lần nữa, lúc này” [16,tr.277] Đểđược chính danh ngôn thuận với Đính, gắn bó với anh thật sự, Tiệp buộc phải trảbằng cái giá sống xa cách con đằng đẵng hàng ngàn ki - lô- mét khoảng cách địa
lý Ngày Tiệp về bên Đính cũng là ngày điều ấy biến thành sự thật Nếu trước đây
là những chuyến tàu xuôi ngược để được ở bên cả hai, đau đáu trăn trở làm sao cóđược cả con và cả hạnh phúc duyên tình thì lúc này, trong Tiệp quặn lên nỗi đaucủa việc phải đối diện với mất mát thật sự, mất mát của người mẹ phải tách rời máu
mủ của mình Tiệp ước: “nếu như có cái kiếp sau ấy thì nàng sẽ chọn sao cho haithứ tình ấy có trong nhau, sinh ra nhau và vì nhau, mãi mãi, suốt đời” [16,tr.279],
để nàng không còn bao giờ chông chênh giữa hai bờ có được, không còn đau đáutrong mình nỗi đau của người mẹ phải xa rời con cái, dù đó là lựa chọn tốt nhất chocuộc đời nàng, dù nó được các con nàng ủng hộ, khích lệ
Trang 29Làm mẹ là thiên chức cao cả của người phụ nữ, là niềm hạnh phúc thiêngliêng mà tạo hoá ưu ái ban tặng cho nữ giới khi tạo ra nhân loại Mối quan hệ giữa
mẹ và con cái tạo nên tình mẫu tử bền chặt, đi suốt cuộc đời người Xa cách connhưng Tiệp vẫn dõi theo, lo lắng cho chúng, cùng buồn vui với những gì con nếmtrải Khi hay tin Thu Thi sự nghiệp lỡ dỡ, tan vỡ trong chuyện tình cảm, Tiệp thấy “trời đang quay bỗng dưng có tin bão lớn”, nàng cay đắng như chính nỗi đau củabản thân mình Trong Tiệp mãi mãi tồn tại một mặc cảm không thể làm tròn thiênchức của một người mẹ đối với con cái Bi kịch của con càng khiến mặc cảm ấyxoáy sâu hơn nữa, đau đớn hơn nữa: “cái vòng tròn của nàng chưa khép lại màvòng tròn của con gái nàng đã chồng lên, cái bóng nàng, cái bi kịch của nàng và đócũng là cái phần thiếu hụt mà nàng luôn cảm thấy khi đi chưa hết con đường mẫu
tử của mình” [16,tr.293]
Tình mẫu tử trong “Gia đình bé mọn” không phải là một bản nhạc êm dịu,thanh bình, mà luôn phải trải qua sóng gió - sóng gió gắn với cuộc đời Mỹ Tiệp.Nhưng trong bất kì hoàn cảnh nào, dẫu có chọn lựa ra sao, thì nó - mối ràng buộc
vô hình mà vững chắc ấy, vẫn không bao giờ lay chuyển, vẫn ấm áp, vẫn mạnh mẽ,gắn chặt trong tâm khảm, trong nhớ thương, yêu quý khôn nguôi Tình cảm của mádành cho mỹ Tiệp, của Mỹ Tiệp với hai con mình cũng chính là tấm lòng của baonhiêu người mẹ ngoài kia - mỗi người một tính cách, một cuộc đời, một số phận,nhưng giữa họ luôn có một điểm chung; tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc Có thểlấy chiêm nghiệm của Tiệp để kết lại cho tình mẫu tử trong thiên truyện, cũng nhưmột cuộc sống muôn màu ngoài kia: “Một người mẹ như nàng thì cõng bao xa nữamới hết con đường mẫu tử của mình - Nàng nghĩ, nghĩ mãi như mọi khi những cáicuống nhau của nàng trong kia động đậy, thôi thúc Hình như con đường ấy quádài, nó trải ra, thác ghềnh, sông ngòi, biển cả và tận cùng chắc chắn là một nắm đấtnhưng cho dù là một nắm đất mệt nhoài đi nữa thì hành trình ấy trong con gái ThuThi của nàng và cứ thế, mãi mãi, gánh nặng về niềm vui, vinh danh và cay đắng,một bà mẹ của cõi đời này.” [16,tr.292]
Trang 302.1.2 Khát khao hạnh phúc
Không phải mặc nhiên mà phụ nữ thường được gọi là “phái yếu” - phái cầnđược che chở, chăm sóc, yêu thương Dẫu có bạo dạn, mạnh mẽ, cá tính, lạnh lùngđến thế nào, ẩn sau mỗi khuôn hình ấy đều là một trái tim khát khao hạnh phúc,hạnh phúc từ những thứ nhỏ bé giản dị trong cuộc sống, hạnh phúc từ chính tổ ấmcủa mình, từ những người thân thiết hằng yêu thương Cuộc đời họ đắm mình trongkhao khát ấy “Gia đình bé mọn” là tiếng lòng của nỗi niềm đó, không phải chỉriêng Mỹ Tiệp, mà còn là của những người phụ nữ quanh nàng
Không khát khao sao được khi gia đình Tiệp đầy rẫy những đau thương, mấtmát Nó dựng nên bức tường dày, bủa vây, trói buộc những người phụ nữ gia tộcnàng trong đó Mẹ goá, cô goá, chị goá, ngay cả cô em út cũng goá, những conngười ấy buộc phải mạnh mẽ để chèo chống gia đình không bàn tay chăm sóc,không bóng dáng trụ cột của người đàn ông Đó là bởi cuộc sống xô đẩy Chị Hoàinếu không vì chiến tranh, không vì chồng mất sớm chắc chắn cũng đã yên bình vớihình ảnh một người đàn bà nội trợ, chỉ biết nữ công gia chánh Mỹ Út nếu không vìchồng hy sinh cũng có thể cũng đã trở thành một mệnh phụ được chăm sóc, đưađón, nhàn hạ hưởng cuộc sống sung túc, giàu sang Số phận đưa đẩy họ vàonhững mất mát kéo dài đằng đẵng, theo suốt cuộc đời, những người phụ nữ mangtrong mình lối suy nghĩ truyền thống, xưa cũ ấy sống vì trách nhiệm, bổn phận hơn
là vì bản thân, mà trước hết là vì danh dự của gia tộc Nhưng ẩn sâu trong mỗi sốphận ấy vẫn là vì danh dự của gia tộc, là những mỏng manh yếu ớt của nữ giới, họcần được che chở, khát khao được che chở, nương nhờ Câu nói trách móc của chịHoài: “Người ta kiếm chút mà không ra, nó có chồng hiền hậu xuôi chèo mất máivậy mà còn đứng núi này trong núi nọ” [16,tr.22] ẩn chứa sau đó cả ước mơ về mộtmái ấm gia đình của người đàn bà “ở goá một thập kỉ”, người đàn bà mà nhắc đếnchồng con nước mắt sẽ lại tuôn rơi, bởi nó là nỗi đau của chị, là niềm hạnh phúcmãi mãi chị không thể chạm tới, có được
Trang 31Nỗi khát khao ấy bùng cháy mạnh mẽ, thể hiện rõ nhất ở Mỹ Tiệp Có thể vìnàng là nhà văn, nàng được sống trong không khí ềm đềm của những tiểu thuyếtnổi tiếng, nàng mơ mộng, có những phút giây thoát khỏi bao lo toan chật vật bámdai dẳng cuộc sống hằng ngày, có thể bởi “giữa nàng và những người thân là haithế giới, phía kia không có tầng địa ngục, không có sông đông êm đềm, không cóngười tình, không có cả Robinxơn và những người khốn khổ còn nàng thì lúc nàocũng sách vở bút mực” [16,tr.18] Do vậy, khát khao ấy thường trực bùng cháytrong nàng, thôi thúc nàng tìm kiếm để có được, nhất là khi cuộc hôn nhân của Tiệpđầy những rạn nứt khó có thể hàn gắn Không rạn nứt sao được khi khởi nguồn của
nó là một sự cố “do chiến tranh sắp đặt”, thiếu tình yêu, không rạn nứt sao được khichồng nàng - Tuyên khô cằn, không hề quan tâm tới nàng, tới cảm xúc của nàng? Ởanh ta chỉ có công việc, thẳng tiến, nịnh nọt, những thứ có lợi về vật chất, danhvọng, ở anh ta là cả một sự đê hèn, bạc nhược
Thiên tính nữ là điều mà bất cứ người đàn ông nào cũng được sở hữu Đótrước hết là sự yếu mềm, nhỏ bé trong xúc cảm, làm nên chất nữ tính của nữ giới.Tiệp cũng vậy, hơn nữa còn bởi nàng là một nhà văn - một nhà văn tinh tế trongcảm xúc, biết mơ mộng, biết lãng mạn, yếu mềm, khao khát được thấu hiểu, yêuthương Lấy Tuyên, nỗi khao khát ấy bị tước đoạt hoàn toàn Tuyên buộc nàng phảirứt bỏ những giọt máu mà anh ta thấy “chưa cần thiết” phải có, dứt bỏ hạnh phúclàm mẹ của Tiệp, buộc nàng phải đối diện với mặc cảm tội lỗi Tuyên không có sựđồng cảm, chia sẻ với Tiệp, khi Tiệp quyết định đi theo sự nghiệp văn chương, từ
bỏ con đường công danh trải đầy hoa hồng Tuyên chỉ chiết nàng có tình ý với “sếpnhà thơ” của cô Những lần Mỹ Tiệp buộc phải rứt bỏ thai nhi trong mình là nhữnglần nàng khao khát được yêu thương, chăm sóc nhất Ít ra với phụ nữ, đó là điều tốithiểu mà người chồng có thể làm cho người vợ đầu gối tay của mình Vậy màTuyên chỉ đưa nàng đến cổng bệnh viện, thả nàng ở đó, rồi anh ta đi thẳng đến cơquan, bình tâm làm việc, bỏ Tiệp ở đó như “một con mẹ hoang thai dơ đáy”, tủiphận, xót xa Lần đầu tiên Tiệp đã chờ mong, “tiếng chân khe khẽ của những ông
Trang 32chồng, tiếng hỏi han, cả những tiếng động tinh tế nhất với vợ Tiệp nghe thấy hếtlúc nàng vòng tay qua trán, thẳng cẳng nghe ngóng cho mình [16,tr.53]”, cho sựxuất hiện của chồng Rồi một lần, hai lần sự mong chờ ấy hoàn toàn bị triệt tiêutrong nàng Những lần như thế, Tiệp “một mình chiến đấu với mọi công đoạn, lạiđói và khát, xế chiều lại tự đi mua thuốc rồi ra cổng vẫy xe lôi, về nhà nằm rũxuống như tàu lá héo” [16,tr.54] Ban đầu Tiệp còn tha thứ, tự bào chữa cho Tuyên,nhưng đến khi Vĩnh Chuyên ra đời, Tiệp không còn lý do nào để vin vào tự an ủibản thân nữa Sống bên chồng - một kẻ chỉ biết cung cúc vì công việc, một lòngphấn đấu trên nấc thang danh vọng, thực dụng đến ti tiện, “biết yêu heo hơn con”khiến Tiệp mệt mỏi, dồn nén bao uất ức “Sống trong chăn mới biết chăn có rận”,chỉ mình Tiệp hiểu thấu bản chất của Tuyên, hiểu rõ hố sâu ngăn cách về tâm hồngiữa hai người đằng sau lớp vỏ gia đình êm ấm, hạnh phúc, người chồng hiền lành,mẫu mực trong con mắt mọi người bấy lâu Tiệp cô độc trong ước mơ có một cuộcsống hạnh phúc, có người thấu hiểu, sẻ chia của mình.
Hạnh phúc với Tiệp không phải là điều gì to tát, đơn giản chỉ là được yêuthương, chăm sóc, được thấu hiểu, sẻ chia trong cuộc sống gia đình bên cạnh ngườiđàn ông của cuộc đời Tuyên không làm được cho nàng những điều ấy Khát khaohạnh phúc nhưng thực tế lại phũ phàng nhẫn tâm từ bỏ niềm mong ước ấy, khôngthể trách khi Tiệp gặp “tiếng sét” ái tình với một nhà báo có tiếng - một “chú công”với vẻ ngoài lịch thiệp, mạnh mẽ, quyến rũ, phong trần, biết đùa nghịch, mơn trớncảm xúc trong nàng Anh ta đối lập hoàn toàn với Tuyên, là một thái cực khác hẳn,Tiệp bị chinh phục ngay từ lần gặp đầu tiên ấy, rồi để nàng tình nguyện dâng hiếncho anh tất cả những nồng nhiệt của mình Đó là lần đầu tiên Tiệp yêu: “Tiệpthường nhớ lại buổi sáng ngộ nghĩnh ấy như một cô bé nhớ về buổi mai đặc biệtcủa mình, như các cô gái trong tiểu thuyết diễm tình nghe thấy cái gọi là tiếng sét”[16,tr.70] Tiệp bất chấp tất cả để làm theo tiếng gọi của con tim, thẳng thừng đòi lyhôn với Tuyên Và rồi chuyện không được như ý, người đàn ông ấy rũ bỏ trách
Trang 33nhiệm, chỉ có mình Tiệp phải đối mặt với dư luận nhưng nàng không hề hối hận Ítnhất nàng đã một làn sống thật với bản thân, một lần biết đến dư vị của tình yêu.
Khát khao hạnh phúc là cũng chính là động lực để Tiệp rời khỏi Tuyên, làmmột bà mẹ đơn thân, đối diện với bao khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinhthần, để rồi sau này được gặp Đính đồng cảm với hoàn cảnh, đồng điệu về tâm hồn,tình yêu lần nữa được hình thành, xây đắp giữa hai người Chính nó nâng đỡ nàngvượt qua mọi khó khăn, trắc trở Càng khao khát có được hạnh phúc trong tay, Tiệpcàng mạnh mẽ, đấu tranh đến cùng để đến được cái đích mà mình mong muốn
Khát khao được che chở, chăm sóc chính là thiên tính sẵn có trong mỗingười phụ nữ Khát khao ấy làm nên vẻ yếu mềm của nữ giới, nhưng cũng chính nó
là động lực giúp họ mạnh mẽ hơn, chủ động hơn trên con đường kiếm tìm, chinhphục hạnh phúc cho riêng mình Đó chính là bản sắc của nữ giới, thấm đẫm trongtừng hơi thở của trang văn, làm nên sức sống của nhân vật trong từng bước đi củacuộc đời
2.2 Sự “trỗi dậy” khẳng định mình
2.2.1 Những con người có bản lĩnh, tài năng, thực lực
Một trong các phương diện của ý thức nữ quyền là sự khẳng định khả năngcủa nữ giới trên mọi lĩnh vực của cuộc sống, những người phụ nữ trong “Gia đình
bé mọn” tiêu biểu cho điều ấy Mỗi người một hoàn cảnh, một số phận, nhưngtrong “thế giới” của họ, đó đều là những con người có bản lĩnh, tài năng, thực lực,nhiều khi còn làm lu mờ cả những người đàn ông xunh quanh Nếu trong gia đìnhTiệp, cô Tư Ràng mạnh mẽ, xông pha, can trường trận mạc, cầm trịch chèo lái giađình nàng qua bao đổi thay, biến cố là “cô Tư qua toà của gia tộc, cô Tư quyền sinhquyền sát của đám chị em Tiệp”, cô Tư mà mỗi lời nói phát ra đều có trọng lượng,mỗi cử chỉ đều được chú ý, thì trong gia đình - người đem lại hạnh phúc cho Tiệp,
mẹ của anh cũng là “một mô típ cô Ràng” tương tự, nắm giữ vai trò to lớn trong giađình, “Xông pha, chắn đỡ, can thiệp, làm mưa, làm gió đủ cả” “Tiệp chưa thấy aisùng bá mẹ như Đính, mẹ son trẻ và trí lực, mẹ tảo tần và chính xác, mẹ là bầu trời
Trang 34cho các con anh khi cả Hà Nội phải sơ tán Mẹ đã cho anh tất cả, tình mẫu tử vàtình bạn, ánh trời và đất đai, tình thương và sự ngưỡng mộ” [16,tr.167] Goá chồng
từ lúc còn trẻ, một mình họ đối mặt với mọi khó khăn, thử thách, nuôi dạy con cáikhôn lớn, trưởng thành Họ “sâu sắc và đầy uy lực” trong mắt các thành viên kháccủa gia đình, được ngưỡng mộ và tôn kính Vị trí ấy chỉ có thể tạo nên bởi một bảnlĩnh thực sự, đầy mạnh mẽ trước mọi giông bão cuộc đời Ngay cả chị Hoài yếuđuối, nhắc chuyện chồng con là nước mắt sẽ rơi - bởi đó là nỗi đau của chị, nỗi đaucủa người đàn bà bốn mươi tuổi goá chồng - trong lo toan công việc, chị lại “cantrường như một phó tướng” Một chị Hoài mau nước mắt dường như tan biến bởihình ảnh những lúc chị điều khiển ghe thuyền: “Chị có thể điều khiển cho chân vịtmáy đuôi tôm chém nát lục bình để chiếc võ lãi vượt lên như cầm cương con ngựagiống trước những chướng ngại vật trong mỗi cuộc thi” [16,tr,28] giống bao ngườiđàn ông thực thụ, dạy dạn sông nước Và đặc biệt, bản lĩnh, tài năng, thực lực đượctập trung, nổi bật nhất ở Tiệp Không bản lĩnh sao được khi nàng có thể đối mặt vớibao sóng gió, vượt lên thành kiến của dư luận để sống với khát khao của mình,sống bằng tất cả con người mình, chủ động trên con đường đi tìm hạnh phúc?Không tài năng sao được khi trong mắt con người, nàng là một cô Tiệp tiếng tămlẫy lừng toàn diện” - vừa có chút mỉa mai (về đời tư, chuyện gia đình) nhưng đồngthời không khỏi nể trọng tài năng của nàng Tham gia kháng chiến từ lúc còn rấttrẻ, hoà bình lập lại, nàng gắn bó với nghiệp văn chương, dồn tâm huyết cho sựnghiệp cầm bút của mình Tiệp dám làm, dám viết, nàng là một nhà văn có tài đượcmọi người công nhận Tiệp dám sống chết với nghề nghiệp mình đã lựa chọn, nàngkhông sống theo phác đồ đã vạch ra của chồng, tức là đi theo con đường Học viênchính trị, rồi phó giám đốc và “lên nữa, lên nữa, lên mãi” Tiệp dám từ bỏ côngdanh trải đầy hoa hồng trước mắt để đi theo văn chương dù biết rằng nhiều khi đóchỉ là một trò chơi vô tăm tích” Nàng trân trọng sự nghiệp của mình, dồn tất cảđam mê vào đó, khẳng định bản lĩnh, tài năng của mình trên văn đàn Bên cạnhnàng, Tuyên lu mờ, yếu thế hẳn Tiệp mạnh mẽ, thẳng thắn, có thực lực bao nhiêu
Trang 35thì Tuyên lại bạc nhược, luồn cúi bấy nhiêu Tiệp bản lĩnh bởi giữa bao khó khăn,chật vật của cuộc sống, giữ cho mình lối sống trong sạch, đường hoàng thì Tuyêncàng thoái hoá, biến chất Tiệp bản lĩnh còn bởi nàng dám đi đến tận cùng của cuộcđấu tranh giành hạnh phúc, để lại tất cả các tài sản trong nhà, một mình dắt theo haiđứa con thơ đến cơ quan tá túc Hơn ai hết Tiệp ý thức được những khó khăn, vất
vả, những áp lực về tinh thần, vật chất mà mình phải đối mặt, nhưng nàng vẫn dũngcảm thách thức, đối đầu Tiệp chứng tỏ cho mọi người quanh nàng thấy nàng có thểsống tốt vào đồng lương nhà văn còn cõi, với tiền bán đá lẽ, sự chắt chiu gom gópcủa mẹ con mình Cuộc sống càng nhiều thử thách, tài năng của họ càng đượcchứng tỏ Đó là điều đáng khâm phục, đáng nể trọng
2.2.2 Khát vọng giải thoát, bung phá, chống lại những quan niệm truyền thống lạc hậu
2.2.2.1 Giải phóng mình khỏi ràng buộc của những quan niệm lạc hậu
Hành trình tìm kiếm hạnh phúc của Tiệp là hành trình tự giải phóng mìnhkhỏi những ràng buộc của bao thành kiến hà khắc, cổ hủ tồn tại tự ngàn đời vềtrách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận của người phụ nữ, với thiên chức làm vợ, làm mẹ,làm con của mình Những mối ràng buộc, vây bủa ấy xuất phát ngay từ chính giađình của nàng, một gia đình với những “bà goá, cô goá, má goá, chị goá, cô em útcũng goá, bốn bức tường màn tường gương mà nếu soi vào thì nàng phải lập tứcquên tuổi trẻ và khát vọng của mình” [16,tr.22], một gia đình phải hứng chịu baonhiêu mất mát, nhưng vẫn giữ được những nề nếp truyền thống Trong gia đình ấy,danh dự là phẩm chất hàng đầu buộc phải giữ gìn “Danh dự theo quan niệm củagia tộc nàng là sự hi sinh”- hi sinh cho cánh mạng, cho cuộc kháng chiến lớn của tổquốc, hi sinh cho con cái - thế hệ tương lai Tiệp “vùng vẫy trước Tuyên”tức lànàng đã không có phẩm chất hi sinh đó, nàng đáng phải bị “băm vằm nhiều lần”.Danh dự theo quan niệm của riêng chị Hoài (cũng là bao nhiêu người khác trong xãhội) chính là tiết hạnh Tiệp chạy theo tiếng gọi của con tim rồi ngoại tình tức là đãphạm phải tội lỗi đáng cấm kị nhất của người phụ nữ: đánh mất tiết hạnh, để rồi
Trang 36nàng phải “nếm cảnh chó ghẻ trong mắt bà con” chịu sự phán xét, lên án lạnh nhạtngay từ chính những người thân trong gia đình Hành động của Tiệp như đốichọi ,đi ngược lại với những quan niệm vốn dĩ đã như khuôn thước của gia đìnhnàng, khiến họ phải xấu hổ với bà con lối xóm, khiến nàng luôn bị đặt vào ánh mắtxét nét của những người xung quanh Quan niệm của những người đàn bà trong giatộc nàng chính là lớp quan niệm thâm căn cố đế hằn sâu trong tâm thức không ítngười từ ngàn đời Ý thức về giới tính của mình luôn đồng nghĩa với ý thức vềnghĩa vụ và bổn phận, “những người đàn bà rất biết tận dụng sự chi phối ấy chỉquan tâm đến tôn ti và trật tự, đến công dung và ngôn hạnh cổ truyền, đến yên ổn
và sung túc ai làm cán bộ thì phải làm rạng danh dân tộc ngày một cao hơn, ai lànông dân thì phải chăm chỉ và giỏi nhang đèn” [146,tr.18], suốt một đời bị kiềm toảtrong vòng những quan niệm ấy, chưa bao giờ có ý thức đấu tranh cho hạnh phúcriêng của bản thân Tiệp rời bỏ Tuyên, cô Ràng, chị Hoài giận dữ, trách móc; máxót xa, rên rỉ khuyên nhủ: “làm đàn bà con gái là phải biết chịu khổ, ráng khổ chútnữa là hết đời thôi” [16,tr.95] Người ta nhìn nàng bằng con mắt vừa tò mò, lạ lẫm,vừa dèm pha, khinh miệt, không thể trách được “ Người ta không sinh ra là phụ
nữ, người ta trở thành phụ nữ”, quan niệm xã hội, ý thức phụ quyền - sức mạnh ápchế của tầng sâu văn hoá gắn chặt vào trong tiềm thức của mọi người; mặc địnhtrong họ lối suy nghĩ đã thành nếp, như đường mòn thuộc về chính thống Họ trởthành những quan toà phán xét Tiệp, nhưng mặt khác, họ - những người phụ nữtrong xã hội ấy cũng là nạn nhân của chính mớ quan niệm đè nặng trong tiềm thứccủa mình Những năm đầu mới thoát ra khỏi chiến tranh, những năm mà việc đầutắt mặt tối với cơm áo hàng ngày, người ta chú ý xét nép nhiều đến danh dự, đếnphẩm chất đạo đức, đặc biệt của lớp cán bộ công chức nhà nước, Tiệp bước ra khỏivòng ý thức đó, Tiệp vùng vẫy, Tiệp ngang tàng đạp lên những gì thuộc về “truyềnthống”, Tiệp đấu tranh cho hạnh phúc của riêng mình là điều gì đó quá xa lạ, nó lạclõng, đơn độc, bị khinh biệt, bị lên án Nàng như bị bủa vây trong bốn bức tường
Trang 37định kiến, bị thít chặt trong giữa những mối quan hệ ràng buộc nghiêng bên này lại
bị níu bỏ bên khi
Đối diện với dư luận xã hội, Tiệp cao đầu bất chấp tất cả Nàng nhìn thấy sau
sự đạo mạo về hình thức, những lời lẽ thuyết giảng răn đe nàng về đạo đức là cáilõi bản chất hoen ố, đầy những vết chàm của họ Càng bị dồn ép, Tiệp càng mạnh
mẽ đối diện, phản kháng, thẳng thừng bóc trần lớp mặt nạ che dấu trước mỗi khuônmặt đang giả dối cao đạo răn đe nàng Nhưng đối diện với gia đình, dòng tộc, nhiềulúc Tiệp muốn buông xuôi, đầu hàng Sợi dây của huyết thống, gia đình trói chặtTiệp Những người phụ nữ Tiệp yêu thương đều là những “tấm gương” lớn vớinàng về tiết hạnh, danh dự, hy sinh Mất mát, đau khổ bủa vây quanh họ, kéo dàiđằng đẳng suốt đời họ, những thầm lặng chịu đựng để giữa nề nếp gia phong cànglàm dày thêm bức tường thành vững chắc về bổn phận, nghĩa vụ của người phụ nữtrước Tiệp Đối diện với họ, đã có lúc Tiệp thấy xấu hổ vì những hành động củamình - sự xấu hổ của kẻ giám nghĩ đến bản thân,vì hạnh phúc của bản thân màvùng vẫy, mà phá vỡ những nề nếp tạo dựng bấy lâu của gia tộc, sự mặc cảm của
kẻ đứng lên đòi hạnh phúc của xung quanh là những cuộc đời khổ đau, nhẫn nhục,chịu đựng Nhưng những suy nghĩ ấy chỉ vụt qua trong thoáng chốc Tiệp ý thứcsâu sắc hôn nhân không tình yêu dù có hàn gắn thế nào cũng không thể hạnh phúc,Tiệp biết nàng cần gì, muốn gì, và nàng đủ mạnh mẽ để theo đuổi tới cùng khátkhao của mình Tiệp xót xa nhận ra theo thời gian, “những người thân của nàng chỉgià đi chứ không được hít thở một cái gì khác”, họ mãi ngưng đọng trong mớ quanniệm lạc hậu, tự ràng buộc bản thân trong đó, khổ sở dày vò nhau vì nó
Sự giải phóng trong quan niệm mở đường cho những hành động của Tiệp,nàng dũng cảm đối mặt với những định kiến bủa vây quanh mình, kiêu hãnh vượtlên trên, hành động theo những gì lí trí và con tim mách bảo Danh dự, đạo đức đốivới nàng là “đàng hoàng” - đàng hoàng sống với với chính khát vọng của bản thân,đàng hoàng sống thật với con người mình, đàng hoàng trong cách đối xử với nhữngngười xung quanh Cái đàng hoàng này bật lên rõ ở chi tiết Tiệp thừa nhận mình có