1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp văn học:Vẻ đẹp Tây Bắc trong một số tuỳ bút của Nguyễn Tuân

65 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 714,24 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4 6. Những đóng góp của khóa luận ................................................................... 5 7. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................ 5 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................... 6 1.1. Tiểu sử và con người Nguyễn Tuân .......................................................... 6 1.1.1. Tiểu sử Nguyễn Tuân .............................................................................. 6 1.1.2. Con người Nguyễn Tuân ......................................................................... 8 1.2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân ....................................................... 9 1.2.1. Sáng tác trước Cánh mạng tháng Tám ................................................. 10 1.2.2. Sáng tác sau Cách mạng tháng Tám ..................................................... 10 1.3. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân .............................................. 10 1.3.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám................................................ 10 1.3.2. Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám ................................................... 12 CHƯƠNG 2. VẺ ĐẸP TÂY BẮC TRONG MỘT SỐ TÙY BÚT CỦA NGUYỄN TUÂN ............................................................................................ 14 2.1. Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc .................................................................... 14 2.1.1. Cảnh sắc thiên nhiên miền Tây Bắc...................................................... 14 2.1.2. Sự trù phú của thiên nhiên Tây Bắc ..................................................... 31 2.2. Vẻ đẹp tâm hồn người dân Tây Bắc ....................................................... 33 2.2.1. Người dân Tây Bắc đau thương và anh hùng ....................................... 33 2.2.2. Người dân Tây Bắc – những anh hùng lao động trong thời kỳ mới ..... 42 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 59 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nguyễn Tuân là một cây bút tài hoa và độc đáo, có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Với sự nghiệp văn chương khá đồ sộ ông đã có những đóng góp to lớn cho nền văn xuôi hiện đại. Ông sáng tác trên nhiều thể loại, mỗi thể loại đều có những tác phẩm xuất sắc. Trong đó nổi bật hơn cả là thể loại tùy bút, đây được coi là sở trường của Nguyễn Tuân. Những tác phẩm sau cách mạng của ông đã được giới nghiên cứu phê bình quan tâm. Đã có rất nhiều luồng ý kiến tranh luận trái ngược nhau xung quanh vấn đề Nguyễn Tuân. Vì vậy, việc chúng ta tìm hiểu tiếp về tác gia Nguyễn Tuân vẫn là điều cần thiết. 1.2. Nguyễn Tuân, con người của chủ nghĩa xê dịch, ưa khám phá, thích phưu lưu mạo hiểm…ông đã đi và viết về nhiều vùng đất khác nhau trên đất nước Việt Nam, trong đó có Tây Bắc. Mảnh đất đầy nắng và gió này được coi là quê hương thứ hai của Nguyễn Tuân, chiếm một vị trí quan trọng trong các sáng tác của ông. Nơi đây lưu giữ những kỷ niệm đẹp trong trái tim nhà văn và là cái mốc đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng trong con người Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám. Cho nên việc tìm hiểu về thiên nhiên và con người Tây Bắc qua cái nhìn của Nguyễn Tuân là một vấn đề cần được quan tâm. 1.3. Nguyễn Tuân là một trong số các tác gia lớn của nền văn học Việt Nam và là một trong chín tác gia lớn được chọn dạy ở nhà trường phổ thông. Thực tế cho thấy việc giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn. Cho nên việc tìm hiểu các tác phẩm để nắm bắt tư tưởng của Nguyễn Tuân là điều cần thiết đối với người dạy và người học. 1.4. Nguyễn Tuân là nhà văn hiện đại mà tôi hằng yêu mến và ngưỡng mộ. Ông có vốn hiểu biết sâu rộng cùng với chất tài hoa nghệ sĩ đã đem đến cho tôi nhiều thú vị văn chương. Qua việc nghiên cứu vẻ đẹp Tây Bắc trong một số tùy bút của Nguyễn Tuân giúp tôi hiểu hơn về con người nhà văn cũng như thêm yêu quê hương Tây Bắc, yêu đất nước Việt Nam. 1.5. Thực hiện khóa luận này chúng tôi nhằm mục đích tập dượt nghiên cứu khoa học, đồng thời có thêm kinh nghiệm và kỹ năng nghiên cứu về một vấn đề khoa học và là bước tiến cho công tác giảng dạy sau này. Trên đây là những lý do khiến tôi chọn đề tài: Vẻ đẹp Tây Bắc trong một số tuỳ bút của Nguyễn Tuân để nghiên cứu. Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu bổ ích góp phần hiểu thêm về tác giả Nguyễn Tuân, về vùng đất Tây Bắc cũng như giúp cho công tác chuyên môn của các sinh viên khi ra trường thuận lợi hơn.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

TRẦN THỊ THU HƯƠNG

VẺ ĐẸP TÂY BẮC TRONG MỘT SỐ TUỲ BÚT

CỦA NGUYỄN TUÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

TRẦN THỊ THU HƯƠNG

VẺ ĐẸP TÂY BẮC TRONG MỘT SỐ TUỲ BÚT

CỦA NGUYỄN TUÂN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS Đỗ Hồng Đức

SƠN LA, NĂM 2013

Trang 3

Lời cảm ơn

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo – tiến sĩ Đỗ Hồng Đức, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu

và thực hiện khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam và ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, phòng nghiên cứu khoa học và phòng Đào Tạo, thư viện trường Đại Học Tây Bắc, cùng tập thể lớp K50 ĐHSP Ngữ Văn đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, tháng 05 năm 2013

Người thực hiện

Trần Thị Thu Hương

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Những đóng góp của khóa luận 5

7 Cấu trúc của khóa luận 5

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6

1.1 Tiểu sử và con người Nguyễn Tuân 6

1.1.1 Tiểu sử Nguyễn Tuân 6

1.1.2 Con người Nguyễn Tuân 8

1.2 Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân 9

1.2.1 Sáng tác trước Cánh mạng tháng Tám 10

1.2.2 Sáng tác sau Cách mạng tháng Tám 10

1.3 Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân 10

1.3.1 Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 10

1.3.2 Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám 12

CHƯƠNG 2 VẺ ĐẸP TÂY BẮC TRONG MỘT SỐ TÙY BÚT CỦA NGUYỄN TUÂN 14

2.1 Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc 14

2.1.1 Cảnh sắc thiên nhiên miền Tây Bắc 14

2.1.2 Sự trù phú của thiên nhiên Tây Bắc 31

2.2 Vẻ đẹp tâm hồn người dân Tây Bắc 33

2.2.1 Người dân Tây Bắc đau thương và anh hùng 33

Trang 5

2.2.2 Người dân Tây Bắc – những anh hùng lao động trong thời kỳ mới 42

KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Trang 6

Vì vậy, việc chúng ta tìm hiểu tiếp về tác gia Nguyễn Tuân vẫn là điều cần thiết

1.2 Nguyễn Tuân, con người của chủ nghĩa xê dịch, ưa khám phá, thích phưu lưu mạo hiểm…ông đã đi và viết về nhiều vùng đất khác nhau trên đất nước Việt Nam, trong đó có Tây Bắc Mảnh đất đầy nắng và gió này được coi là quê hương thứ hai của Nguyễn Tuân, chiếm một vị trí quan trọng trong các sáng tác của ông Nơi đây lưu giữ những kỷ niệm đẹp trong trái tim nhà văn và là cái mốc đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng trong con người Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám Cho nên việc tìm hiểu về thiên nhiên và con người Tây Bắc qua cái nhìn của Nguyễn Tuân là một vấn đề cần được quan tâm

1.3 Nguyễn Tuân là một trong số các tác gia lớn của nền văn học Việt Nam và là một trong chín tác gia lớn được chọn dạy ở nhà trường phổ thông Thực tế cho thấy việc giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn Cho nên việc tìm hiểu các tác phẩm để nắm bắt tư tưởng của Nguyễn Tuân là điều cần thiết đối với người dạy và người học

1.4 Nguyễn Tuân là nhà văn hiện đại mà tôi hằng yêu mến và ngưỡng

mộ Ông có vốn hiểu biết sâu rộng cùng với chất tài hoa nghệ sĩ đã đem đến cho tôi nhiều thú vị văn chương Qua việc nghiên cứu vẻ đẹp Tây Bắc trong một số tùy bút của Nguyễn Tuân giúp tôi hiểu hơn về con người nhà văn cũng như thêm yêu quê hương Tây Bắc, yêu đất nước Việt Nam

1.5 Thực hiện khóa luận này chúng tôi nhằm mục đích tập dượt nghiên cứu khoa học, đồng thời có thêm kinh nghiệm và kỹ năng nghiên cứu về một vấn đề khoa học và là bước tiến cho công tác giảng dạy sau này

Trên đây là những lý do khiến tôi chọn đề tài: Vẻ đẹp Tây Bắc trong một

số tuỳ bút của Nguyễn Tuân để nghiên cứu Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ là

nguồn tư liệu bổ ích góp phần hiểu thêm về tác giả Nguyễn Tuân, về vùng đất Tây Bắc cũng như giúp cho công tác chuyên môn của các sinh viên khi ra

Trang 7

2 Lịch sử vấn đề

Nguyễn Tuân xuất hiện trên văn đàn như một hiện tượng văn học độc đáo Với cá tính, phong cách như Nguyễn Tuân thì việc tìm đền thể tùy bút là một điều tất yếu và thể tài này đã giúp Nguyền Tuân gặt hái được nhiều thành công trên con đường văn chương, nâng tên tuổi của Nguyễn Tuân lên một tầm cao mới Những sáng tác của ông được nhiều thế hệ độc giả đón nhận, nhiều nhà phê bình đánh giá cao Các bài viết về Nguyễn Tuân có thể nói là đồng hành cùng với sự nghiệp sáng tác của ông, thậm chí còn tiếp tục ra đời sau khi ông đã mất Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Tuân luôn là một hiện tượng hấp dẫn người đọc, thu hút sự chú ý của các nhà văn cũng như giới nghiên cứu phê bình văn học Sự phong phú và đa dạng của các công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân không chỉ biểu hiện ở số lượng mà còn cả ở đối tượng tính chất quy mô nghiên cứu Mỗi bài viết là một khía cạnh một vấn đề được tác giả quan tâm tìm hiểu như: Quan niệm nghệ thuật, phong cách, thể loại, tác phẩm, nội dung…lại có những bài viết về cá tính, những kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Nguyễn Tuân…tất cả đều thể hiện sự nghiên cứu công phu Việc tìm hiểu về vẻ đẹp Tây Bắc trong một số tùy bút của Nguyễn Tuân cũng chính là tìm hiểu về con người, phong cách nghệ thuật của ông Đến với Tây Bắc Nguyễn Tuân đã

“lột xác” để trở thành con người mới để phù hợp với cuộc sống mới khác hẳn

với Nguyễn Tuân trước cách mạng, một sự chuyển biến tư tưởng đáng ghi nhận

Từ những bài nghiên cứu về Nguyễn Tuân trên nhiều phương diện cho chúng ta thấy có nhiều ý kiến khác nhau, quan niệm khác nhau về Nguyễn Tuân và những sáng tác của ông

2.1 Tác giả Vương Trí Nhàn viết về Nguyễn Tuân và các tác phẩm của

ông với bài “Nguyễn Tuân – huyền thoại một thời” in trong “Những kiếp hoa

dại” (tập chân dung và phiến luận văn học) Nxb Hội nhà văn, H, 1994 Trong đó

tác giả nhận xét: “trong văn học mấy chục năm nay dù không phải là người viết

khỏe nhưng ông viết khá đều và bao giờ cũng có vị trí riêng” Việc đi và viết

Tây Bắc của Nguyễn Tuân cũng được tác giả nhận xét khá chân thực: “Kể đi

không thôi thì còn nhiều người khác đi bạo hơn ông, nhưng đây là việc đi của nhà văn, nó phải kèm vào việc viết Sở dĩ Nguyễn Tuân viết được về Tây Bắc vì ông biết nhìn ra ở đấy vẻ đẹp; ông xem Tây Bắc là một công trình nghệ thuật Ngay viết về đường, ông cũng lấy tiêu chuẩn một cái gì đang hình thành ra xét…” Để chúng ta thấy rằng việc đi và viết Tây Bắc của Nguyễn Tuân là cả

một thành công của người nghệ sĩ mà không phải ai cũng làm được Cái đặc biệt còn là sự khám phá ra vẻ đẹp tự nhiên và vẻ đẹp tiềm ẩn của thiên nhiên và con

Trang 8

người xứ Tây Bắc xa xôi, càng chứng tỏ tài năng cũng như sự cố gắng vượt trội của Nguyễn Tuân

2.2 Bàn về Nguyễn Tuân và thể tùy bút thì tác giả Hà Văn Đức có bài

viết in trong “50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám”, Nxb, ĐHQG, HN, 1996 Với tiêu đề: “Tùy bút Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng

Tám” tác giả đã có những chia sẻ sâu sắc như: “Tùy bút Nguyễn Tuân hấp dẫn người đọc trước hết bởi những trang viết chân thực với lượng thông tin phong phú, đa dạng, chính xác… Đọc tùy bút Sông Đà, người đọc không chỉ được đắm mình trong một cảnh sắc thiên nhiên vừa dữ dội, hoang sơ vừa trữ tình thơ mộng mà còn có thêm nhiều hiểu biết lịch sử một vùng đất đầy đau thương, đang chuyển mình đi lên với cuộc sống mới.” Ngoài ra tác giả còn nói về đặc

điểm thể tùy bút của Nguyễn Tuân “Tính chất đa nghĩa của những thiên tùy bút

Nguyễn Tuân cũng là một mặt mạnh trong phong cách nghệ thuật của ông Đọc tùy bút Nguyễn Tuân, người đọc phải nghiền ngẫm, suy nghĩ, phải có cùng một

tư duy nghệ thuật với nhà văn thì mới cảm nhận hết được cái hay cái đẹp của

nó Nói một cách hình ảnh thì tùy bút Nguyễn Tuân giống như một khối ru bi,

mà nhìn ở mặt nào, khía cạnh nào người đọc cũng thấy sự tỏa sáng cả.”

2.3 Tác giả Lê Quang Trang cũng góp thêm vào công trình nghiên cứu về

Nguyễn Tuân với bài viết “Cảnh sắc và hương vị đất nước trong văn Nguyễn

Tuân” in trong “Dọc đường văn học” Nxb Văn Học, HN, 1996, (tr 207– 213)

Trong đó tác giả cho rằng: “Trước cách mạng, đam mê với những thú chơi nghệ

thuật, Nguyễn Tuân bộc lộ một tấm lòng với quê hương, một nét nhìn tinh tế tuy đôi khi bất nhẫn Sau cách mạng, tình cảm say mê ấy hướng dần vào những vấn

đề lớn đang đặt ra cho dân tộc, đất nước, nhân dân Vẫn cái hơi văn không thể trộn lẫn vào ai khác ông đi đến những vùng đất mới, chuyện trò về sự đổi thay của đất nước trong buổi dựng xây…”

2.4 Nhà nghiên cứu phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết để nghiên cứu con người, cuộc đời và sự

nghiệp của Nguyễn Tuân Trong lời tựa bộ “Tuyển tập Nguyễn Tuân 1” (Nxb

Văn học, HN, 1981) ông đã có những đánh giá khá sâu sắc, toàn diện và khách quan về cuộc đời cầm bút của Nguyễn Tuân Giáo sư phân tích và lý giải một cách thấu đáo tư tưởng và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong suốt

quá trình sáng tác Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: “Ngày xưa bế tắc trong suốt

cuộc đời thực tại, tầm mắt không vượt khỏi môi trường quẩn đọng xám xịt cuộc sống tư sản, tiểu tư sản, ông thường đi tìm cái đẹp của thiên nhiên hay ở quá khứ tách rời hiện thực Ngày nay, ông đi tìm cái đẹp chất thơ ngay trong thực

Trang 9

tại, thiên hướng khảo cứu giúp ông tìm hiểu nghiêm túc và sâu sắc cuộc sống chiến đấu và sản xuất của nhân dân Nhìn chung, từ Đường vui, Tình chiến dịch, đến Sông Đà và Ký chống Mỹ…Cái tài hoa của Nguyễn Tuân ngày càng được phát huy trên quan điểm nghệ thuật cách mạng.”

2.5 Tác giả Vũ Ngọc Phan cũng có những trang viết xuất sắc về Nguyễn

Tuân trong cuốn “Nhà văn hiện đại”, tập 2, Nxb KHXHVNV, 1989 Tác giả cho

rằng Nguyễn Tuân là một nhà văn đặc Việt Nam, có tính hào hoa và có cái

giọng khinh bạc đệ nhất trong văn giới Việt Nam hiện đại và “chỉ những người

ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức”

Nghiên cứu về vẻ đẹp quê hương đất nước trong tùy bút của Nguyễn Tuân sau cách mạng, gần đây càng ngày càng được chú ý nhiều hơn Tuy nhiên chưa

có bài viết nào tập trung nghiên cứu sâu sắc về vẻ đẹp Tây Bắc trong một số tùy bút của Nguyễn Tuân Vì thực tế đó chúng tôi muốn đi sâu vào nghiên cứu vẻ đẹp Tây Bắc trong một số tùy bút của Nguyễn Tuân để thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Việt Nam nói chung, của Tây Bắc nói riêng và góp phần hiểu thêm về tài năng cùng sự chuyển biến tư tưởng của tác giả tài hoa này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về vẻ đẹp Tây Bắc trong một số tùy bút của Nguyễn Tuân

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn người dân Tây Bắc trong một số tùy bút của Nguyễn Tuân

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ của khóa luận là thấy được vẻ đẹp của Tây Bắc trên hai phương diện:

- Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc

- Vẻ đẹp tâm hồn người dân Tây Bắc

5 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận đã sử dụng các phương pháp cơ bản sau:

- Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên trong quá trình thực hiện khóa luận

Trang 10

- Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp quan trọng để tìm và liệt kê những chi tiết miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên và con người Tây Bắc mà Nguyễn Tuân đã thể hiện trong tác phẩm

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh để hỗ trợ hai phương pháp chủ đạo trên

6 Những đóng góp của khóa luận

Khóa luận góp thêm một công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân nói chung và vẻ đẹp của Tây Bắc nói riêng

7 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Nội dung của khóa luận gồm hai chương:

Chương 1: Những vấn đề chung

Chương 2: Vẻ đẹp Tây Bắc trong một số tùy bút của Nguyễn Tuân

Trang 11

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Tiểu sử và con người Nguyễn Tuân

1.1.1 Tiểu sử Nguyễn Tuân

Nhà văn Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910, tại Hà Nội (phố hàng Bạc) Quê ông ở xã Nhân Mục, thôn Thượng Đình nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội Ngoài bút hiệu là Nguyễn Tuân ông còn có bút hiệu khác như: Nhất Lang, Ân Ngũ Tuyên, Thanh Hà, Tuấn Thừa Sắc, Ngột Lôi Quật, Tuân…Thân sinh ông là cụ Nguyễn An Lan, tức ông Tú Hải Văn một nhà nho tú tài hoa đậu khoa thi hán học cuối cùng, nhưng cũng là một nhà nho bất đắc chí dưới chế độ thực dân phong kiến Nguyễn Tuân tuy quê ở Hà Nội, nhưng thời thanh thiếu niên đã cùng với gia đình sống nhiều ở các tỉnh miền trung, Khánh Hòa, Phú Yên, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh, nhất là Thanh Hóa

Vì thế, Nguyễn Tuân am hiểu phong tục tập quán, thiên nhiên con người ở nhiều vùng miền khác nhau Năm 1927, ông cưới cô Vũ Thị Tuệ Năm 1929, đang học

ở bậc thành chung ông tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt Nam và ông bị đuổi học Sau này ông không theo học ở trường nữa Những kiến thức nhiều mặt của ông chủ yếu được thu thập từ sách vở

và từ chính cuộc sống sôi động, luôn đổi thay của ông Không chịu được cuộc sống ngột ngạt, bế tắc của người dân mất nước, ông cùng một số thanh niên có đầu óc tự do lúc bấy giờ thực hiện một chuyến đi giang hồ bất chấp vòng pháp luật của chế độ thuộc địa Ông đã bị bắt tại Băng Cốc (Thái Lan) và bị giam tại

Hà Nội Sau một thời gian ông bị giải về tù ở Thanh Hóa (1930)

Năm 1931 Nguyễn Tuân ra tù, ông làm thư ký tại nhà máy đèn và bắt đầu cầm bút Ông làm báo, viết văn Sáng tác của ông được đăng trên các báo Trung Bắc Tân Văn, Đông Tây, An Nam tạp chí, Tiểu Thuyết Thứ Bảy và sống hẳn với ngòi bút từ 1937

Ông nổi tiếng từ năm 1938, 1939 với “Một Chuyến Đi”, “Vang Bóng Một

Thời”… Ngoài văn học, Nguyễn Tuân còn say mê diễn kịch Ông đã đóng vai

chính trong nhiều vở kịch diễn tại Hà Nội Ông còn là một trong những diễn

viên điện ảnh đầu tiên của nước ta, đóng phim Cánh Đồng Ma ở Hồng Kông

trong vai y tá (1938)

Năm 1940 nhà Tân Dân in cuốn “Vang Bóng Một Thời” của Nguyễn

Tuân, và ngay năm 1941 Nguyễn Tuân đã bị bắt tại Hà Nội và bị giam tại trại tập trung Vụ Bản, Nho Quan Ở đây ông bị quản thúc và hàng tuần đều phải lên

Trang 12

trình diện Khi ở trại tập trung về, Nguyễn Tuân lại bắt đầu viết và cho in một

loạt tác phẩm: “Thiếu Quê Hương”, “Tóc Chị Hoài”, “Chiếc Lư Đồng Mắt

Cua”, “Nguyễn”…được in trước Cách mạng tháng Tám

Cách mạng tháng Tám bùng nổ, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia và ông trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới

Năm 1945, Tố Hữu mời ông tham gia đoàn sáng tác văn nghiệp đi vào mặt trận Nam Trung Bộ đang chiến đấu chống Pháp và ông đã nhận lời Có thể coi đó là chuyến đi đầu tiên của ông với cách mạng

Năm 1947, ông làm trưởng đoàn kịch tuyên truyền của khu Bốn Năm sau, ông đi Việt Bắc dự Đại Hội Văn Hóa và Hội Nghị Văn Nghệ toàn quốc Ông được bầu làm tổng thư ký văn nghệ toàn quốc (từ 1948 – 1956), là ủy viên ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam và Hội Nhà Văn Việt Nam từ năm 1957 đến lúc mất (1987) Nguyễn Tuân đi nhiều, khi thì ở Việt Bắc khi thì ở khu Bốn Ông đã đến mọi nơi xa xôi nhất, bất kể là ở đâu, bất kể là vùng núi hay đồng bằng Ông tham dự cả một trận đánh của bộ đội Đi nhiều có một vốn sống phong phú đã giúp ông thành công trong sáng tác

Năm 1950, Nguyễn Tuân ra nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam tại chi bộ Hội Văn Nghệ Việt Nam Năm 1952, ông vào công tác trong vùng địch ở Bắc Ninh Năm 1953, ông tham gia hai đợt phát động quần chúng tham gia giảm tô Sau đợt chỉnh huấn năm 1953, ông đoạn tuyệt với quá khứ lãng mạn, tiểu tư sản Trong những ngày ở Việt Bắc gian khổ, ông đã thai nghén để sau đó cho ra đời những tập tùy bút phản ánh không khí chiến đấu sôi động của quân và dân ta

trong những ngày kháng chiến chống Pháp, đó là “Đường Vui”, “Tình Chiến

Dịch” Cuộc chiến tranh chống Mỹ bùng nổ, Nguyễn Tuân đến ngay vĩ tuyến 17

từ những ngày đầu sau hiệp định Giơnevơ Có thể nói giới tuyến Vĩnh Linh và Tây Bắc là nơi mà Nguyễn Tuân đã dành nhiều tâm huyết của mình để đi và viết

về nó Điều đó được thể hiện qua hai tùy bút “Sông Tuyến” và “Sông Đà” Thời

kỳ giặc Mỹ trực tiếp đánh phá miền Bắc, dùng B.52 ném bom Hà Nội, Nguyễn

Tuân lập tức có ngay tập tùy bút: “Hà Nội ta đánh Mỹ Gỏi” Trong những năm

60 và 70, ông còn viết phê bình văn học Ông viết về các tác giả trong nước và ngoài nước, về các vấn đề văn học mà ông quan tâm và yêu thích

Nguyễn Tuân hoạt động nghệ thuật trên nhiều phương diện: Viết truyện, viết ký, phê bình văn học, dịch thuật, đóng phim, diễn kịch

Ông là một trong những nhà văn tham gia tích cực vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ Bằng ngòi bút tài hoa và tâm

Trang 13

huyết của mình ông đã góp phần không nhỏ vào việc ngợi ca đất nước và con người Việt Nam trong chiến đấu, sản xuất và xây dựng

Nguyễn Tuân mất ngày 28 tháng 7 năm 1987 tại Hà Nội

1.1.2 Con người Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân là con người của chủ nghĩa “xê dịch” Gia đình thay đổi

nhiều nơi ở như Thanh Hóa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Phú Yên…điều này

ảnh hưởng không nhỏ đến tính xê dịch của Nguyễn Tuân “Tôi muốn mỗi ngày

trong cuộc sống của tôi phải cho tôi cái say sưa của rượu tối tân hôn Mỗi một ngày tới lại đem cho tôi một ngạc nhiên bắt trí tò mò làm việc Khi nào người ta không biết sửng sốt nữa thì chỉ còn có cách trở lại nguyên bản của mình là bụi bặm” Cha của Nguyễn Tuân là cụ Nguyễn An Lan một con người tài hoa “bất đắc chí” cũng là người thích chu du đây đó nên “gen” này đã truyền sang cho Nguyễn

Tuân: tài hoa, tài tử, thích ngao du sơn thủy Năm 1938 có đoàn làm phim “Cánh

Đồng Ma” ở Hồng Kông mời Nguyễn Tuân đóng vai phụ Ông đã nhận lời Có thể

đây là cách Nguyễn Tuân thay đổi thực đơn cho giác quan của mình

Chủ nghĩa xê dịch đã ảnh hưởng đến tư tưởng, quan điểm thẩm mỹ, quan điểm nghệ thuật của ông Những nhân vật của ông là những: Nguyễn, Bạch… lấy việc đi là niềm vui mặc dù đó là những chuyến đi không mục đích

Nguyễn Tuân là người có nhân cách, giàu lòng tự trọng Nguyễn Tuân không vì bất cứ cái gì mà đánh đổi nhân cách của mình Có giai thoại kể rằng trong một lần ông cùng nhà văn Kim Lân sang Liên Xô công tác, đại sứ quán quên trợ cấp cho nhà văn, nhà văn A Ximonop đã thật lòng tặng mỗi người 50 rúp để tiêu trong mấy ngày đầu Nguyễn Tuân đã từ chối lòng tốt đó Kim Lân thì thấy tiếc còn Nguyễn Tuân thì vui vẻ vì mình hành xử theo đúng nhân cách của mình Một lần nhà xuất bản trong Nam có nhã ý tặng mỗi nhà văn số tiền nhuận bút, trong khi các nhà văn khác đã nhận số tiền đó thì Nguyễn Tuân không nhận

Nguyễn Tuân là người giàu lòng yêu nước, tinh thần dân tộc Lòng yêu nước

của ông gắn liền với việc yêu tiếng mẹ đẻ Theo ông “tiếng nói dân tộc nào cũng

đều có linh diệu của nó Chúng ta đắm đuối vởi nghề văn, ngày càng chuốt thêm văn tự, ngày càng làm óng tốt, dẻo bền hơn lên nữa cái tiếng nói Việt Nam cổ truyền”(Nguyễn Tuân – Chuyện Nghề – Nxb tác phẩm lớn – Hội nhà văn Việt

Nam – Hà Nội 1986) Ông quý trọng những giá trị văn hóa dân tộc như: Những

kiệt tác văn chương của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Tú Xương, Tản Đà… Những nhạc điệu câu hát ca trù hoặc dân ca âm điệu thiết tha của giọng hò Quảng Trị, Thừa Thiên, Nam Bộ… Nguyễn Tuân yêu những phong cảnh đẹp của quê

Trang 14

hương, đất nước, những thú chơi tao nhã như uống trà, uống rượu, chơi hoa, chơi chữ…những món ăn truyền thống thể hiện khẩu vị tinh tế của người Việt

Nguyễn Tuân là con người tài hoa, uyên bác Ông am hiểu nhiều nghành nghệ thuật như hội họa, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc… Văn Nguyễn Tuân mang vẻ đẹp của sự tổng hòa văn hóa Văn của ông chứa đựng cả những kiến thức lịch sử, địa lý, quân sự, võ thuật, điện ảnh, điêu khắc…Những kiến thức đa nghành ấy đã tạo nên sự uyên bác của nhà văn, nâng cho đôi cánh tài hoa bay cao, bay xa hơn Ngoài văn học, Nguyễn Tuân còn mê diễn kịch Ông là một diễn viên điện ảnh đầu tiên ở nước ta Ông khá nổi tiếng với vai diễn trong

vở “Kim Tiền” của Vi Huyền Đắc Năm 1938, ông sang Trung Quốc đóng vai y

tá trong bộ phim “Cánh Đồng Ma”

Nguyễn Tuân là một tri thức, một nghệ sĩ có bản lĩnh Ông có nhiều tác

phẩm nổi tiếng cả trước và sau Cách mạng tháng Tám như: “Vang bóng một thời” (1940), “Chiếc lư đồng mắt cua” (1941), “Đường vui” (1949), “Sông Đà” (1960),

“Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” (1972) Nguyễn Tuân là người biết quý trọng thực sự

nghề nghiệp của mình Trong cái vội vàng, cẩu thả của những tác phẩm xuất bản gần đây, những tác phẩm đã hạ thấp văn chương xuống mực giá trị của một sự đua đòi, người ta lấy làm sung sướng khi thấy một nhà văn kính trọng, yêu mến cái đẹp, coi công việc sáng tạo là công việc quý báu, thiêng liêng Ngay từ trước Cách mạng tháng Tám, ông đã quan niệm nghề văn là một cái gì đối lập với tính vụ lợi kiểu con buôn, và ở đâu có đồng tiền phàm tục thì ở đó không thể có cái đẹp Đối với

ông nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí là “khổ hạnh” Ông

đã lấy chính cuộc đời cầm bút của mình để chứng minh cho quan niệm ấy Ông tha thiết yêu tiếng Việt và luôn có ý thức làm giàu làm đẹp thêm cho Tiếng Việt Văn Nguyễn Tuân thường chắt lọc kỹ lưỡng, tuy đôi lúc có kênh kiệu, cầu kỳ nhưng nhìn chung giàu chất thơ và giàu tạo hình, tạo cảnh, tạo không khí Nguyễn Tuân một bậc thầy về ngôn ngữ, là tấm gương về việc dùng từ đặt câu, lập ý Ông sống với từng hình ảnh khắc họa, từng câu văn, từng từ đặt trên trang giấy Nguyễn Tuân chính là một trong những cây đại thụ của rừng đầu nguồn văn chương Việt Nam thế kỷ XX Những trang văn của ông thự sự có sức ám ảnh lâu bền tới bạn đọc Tác

giả Hoài Anh từng nhận xét: “Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái

đẹp thăng hoa đến độ hiếm thấy trong văn học Việt Nam” [14, 191]

1.2 Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân

Qua hơn nửa thế kỷ cầm bút, Nguyễn Tuân đã để lại một sự nghiệp văn học khá đồ sộ và có giá trị với những trang viết độc đáo và tài hoa Nhìn một cách tổng quát thì sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân có thể chia làm hai giai đoạn:

Trang 15

Giai đoạn 1: Sáng tác trước Cách mạng tháng Tám

Giai đoạn 2: Sáng tác sau Cách mạng tháng Tám

1.2.1 Sáng tác trước Cánh mạng tháng Tám

Thơ: “Giang hồ hành”

Truyện ngắn: “Vườn xuân lan tạ chủ” (1935), “Vang bóng một thời” (đăng trên báo Tân Dân năm 1939 xuất bản năm 1940), “Xác ngọc lam” (1943),

“Vô đề” (1945) sau đổi là “Lột Xác”, “Nguyễn” (1945)

Truyện ngắn trào phúng: “Đánh mất ví”, “Đông Phương là Đông Phương

– Tây Phương là Tây Phương”, “Mười năm mới gặp cố nhân”, “Một vụ bắt rượu lậu” (1939)

Truyện vừa: “Hai tấm vé số”

Tùy bút: “Một chuyến đi” (đăng trên báo Tân Dân năm 1938 xuất bản 1941), “Chiếc lư đồng mắt cua” (1941), “Tùy bút 1” (1941), “Tùy bút 2” (1943),

Tùy bút: “Đường vui” (1949), “Tình chiến dịch” (1950), “Tây Bắc căm

thù”, “Nhật ký trong lòng địch”, “Tùy bút kháng chiến hòa bình tập 2” (1956),

“Chợ Đồng Xuân”, “Cho giặc bay Mỹ ăn một cái tết ta”, “Sông Đà” (1960)…

Ký: “Bút ký đi Trung Hoa” (1955), “Hà Nội ta đánh Mỹ gỏi” (1972)

1.3 Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân là một hiện tượng văn học phức tạp Quan niệm sáng tác của ông có thể chia thành hai giai đọan rõ rệt: Giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám

1.3.1 Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám

Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân giai đoạn này tương đối phức tạp Một mặt ông tuyên bố quan điểm tôn thờ nghệ thuật thuần túy không

khuynh hướng, tức là theo quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật” Nhưng mặt

khác ông tỏ ra không dửng dưng với thời cuộc Ông gắn bó hết mình với cuộc

Trang 16

sống nhân sinh Điều này chứng tỏ rõ ông là người có tinh thần yêu nước Nguyễn Tuân muốn rút lui vào cái tôi kiêu ngạo, nhưng mặt khác lại hăm hở đi

vào cuộc sống thực, khao khát đi tìm “thực phẩm” cho tâm hồn mình ở cuộc đời

rộng rãi và luôn biến động Quan niệm của ông luôn ở hai thái cực khác nhau Những tính chất không nhất quán, không dứt khoát giữa hai mặt tích cực và tiêu cực trong ý thức nghệ thuật của Nguyễn Tuân, ngay cả ở những thời kỳ bế tắc nhất xét đến cùng là do cái giằng co giữa chủ nghĩa cá nhân và lòng yêu nước, tinh thần dân tộc Nó khiến cho ông quay lưng hẳn với hiện thực, muốn thoát ly đấy nhưng không thật đành lòng, trong cái nhởn nhơ vô trách nhiệm, vẫn nhói lên lòng tự thẹn Ông đã có những phen đụng đầu với luật pháp đế quốc Ông không chấp nhận khuôn khổ của chế độ thuộc địa Ông chưa có được cái chí khí vẫy vùng chống phá gì đối với trật tự của xã hội thực dân, mới là khao khát tự

do, khao khát sự thỏa mái, khao khát được ngắm trời ngắm biển, được thưởng thức cho đầy đủ thỏa thuê vẻ đẹp của quê hương đất nước mình, vậy mà cũng đã hai lần bị tù đày

Con người của chủ nghĩa hưởng lạc và chủ nghĩa xê dịch ấy thế mà bị

giam chân, nếm cơm tù đế quốc hàng năm trời từ nhà lao Hải Phòng, Hỏa Lò –

Hà Nội, nhà tù Thanh Hóa, nhà tù tập trung Vụ Bản, Nho Quan Ta hiểu vì sao

người ấy cảm thấy day dứt, “thiếu quê hương” và trên đường xê dịch quẩn

quanh lẩn vào cái thú giang hồ lãng tử, vẫn không nguôi cái tâm sự u uất của

một con người cứ phải “thầm lén mà yêu mà ngợi ca đất nước muôn vẻ muôn

màu của mình” (Cầu Ma) Ta hiểu vì sao ông châm biếm kín đáo lũ phong kiến

tay sai Điều đó được thể hiện qua các tác phẩm “Một vụ bắt rượu lậu”, “Bữa

rượu máu”, “Những ngày Thanh Hóa”…Tính phức tạp của quan điểm sáng tác

của Nguyễn Tuân còn thể hiện ở một mâu thuẫn khác cũng gắn liền với mâu

thuẫn nói trên Đó chính là cái “tôi” của Nguyễn Tuân Thực ra bản thân nhà văn cũng có lúc tự nhận xét như thế: “Lòng kiêu căng của ta đã xui ta chỉ chơi có

một lối độc tấu” (Vô đề)

Trước Cách mạng tháng Tám, cái tôi của Nguyễn Tuân về căn bản là cái tôi cá nhân chủ nghĩa đối lập với xã hội Nguyễn Tuân tự vẽ mình như một con

người cô độc và kiêu ngạo: “Rồi tôi vênh váo đi giữa cuộc đời như một viễn

khách không có quê hương nhất định cái gì cũng ngờ hết, duy chỉ có tin chắc ở cái kho cái vốn tình cảm và cảm giác của mình” (Tóc Chị Hoài)

Điều này cũng có cơ sở của nó bởi trước Cách mạng tháng Tám lòng yêu nước, tinh thần dân tộc của Nguyễn Tuân mang bản chất tiểu tư sản Bên cạnh cái chung còn có cái riêng đó là tình cảm đặc biệt tha thiết với giá trị văn hóa cổ

Trang 17

truyền của dân tộc Trước hết là sự gắn bó với tiếng nói của cha ông Ông yêu tha thiết Tiếng Việt lại đặc biệt gắn bó với những truyền thống văn nghệ văn hóa cuả dân tộc Ông nghiêm túc tìm hiểu các giá trị cổ truyền: tuồng, chèo, hát ả đào, hội họa cổ điển, tranh lụa Nguyễn Phan Chánh…Ông muốn hòa nhập cả linh hồn mình vào linh hồn của giọng hò mái đẩy trên sông nước Thừa Thiên, Quảng Trị

Thiên hướng gai cấp và ảnh hưởng của gia đình khiến Nguyễn Tuân chú ý

nhiều hơn đến những “phong tục” hưởng lạc đài các của các quý tộc phong khiến

Nói chung chủ nghĩa hình thức thường chiếm ưu thế trong ý thức nghệ

thuật của ông Ông chủ trương “một cái đẹp thuần túy không vụ lợi”, “không có

nội dung xã hội, không có nội dung gai cấp và thời đại”, “văn chương nghệ thuật phải đứng trên mọi thiện ác ở đời” [16, 206] Tuy vậy chủ nghĩa cá nhân

hưởng lạc và kiêu ngạo lại muốn níu giữ ông lại, tạo ra thế rằng co mới trong ý thức nghệ thuật của ông Từ những điều đó cho thấy quan niệm nghệ thuật của ông phức tạp, không đồng nhất Nguyễn Tuân rơi vào khủng hoảng, bế tắc sâu sắc về quan niệm nghệ thuật

1.3.2 Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám

Cách mạng tháng Tám thành công, tạo nên sự đổi đời đối với Nguyễn Tuân Ông nhiệt liệt chào đòn cách mạng, tích cực tham gia kháng chiến, ngay

từ những phút đầu đã dùng ngòi bút của mình để ca ngợi độc lập tự do của đất

nước Gặp được cách mạng, Nguyễn Tuân soi mình trong “một bản đàn mới của

thời đại”, ông chủ động “đi tìm lấy những định mức để rung động cho đúng nhịp với đời sống cao rộng” [8, 12] rồi nhờ sự cổ vũ của bạn bè mà từng bước tìm

thấy niềm tự hào trên con đường hòa mình vào sự nghiệp chung của đất nước

Nếu trước Cách mạng tháng Tám, chủ nghĩa cá nhân hưởng lạc đã lôi kéo ông chạy theo xu hướng văn học tiêu cực suy đồi thì giờ đây dưới sự giáo dục của Đảng và thực tiễn cách mạng, nhờ mối liên hệ ngày càng máu thịt hơn đối với đời sống chiến đấu và sản xuất cuả nhân dân, Nguyễn Tuân đã vượt qua

được tình trạng “giằng co” nói trên một cách thanh thoát hơn, để trở thành môt

cây bút có sức sáng tạo dồi dào, thấm nhuần những tư tưởng cao đẹp của thời đại mới Nguyễn Tuân đến với cách mạng và kháng chiến hăng hái đi thực tế, dùng ngòi bút để ca ngợi đất nước và con người Việt Nam trong chiến đấu và trong lao động sản xuất Nếu như nhân vật trung tâm trong tác phẩm trước cách mạng của ông là những ông Nghè, ông Cử, ông Tú, những con người tài hoa bất đắc chí, thì giờ đây hình tượng chính trong sáng tác của ông là nhân dân lao động và người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang, những con người bình thường mà vĩ đại

Trang 18

Cuộc chuyển biến tư tưởng, thay đổi tư duy nghệ thuật và lý tưởng thẩm

mỹ của Nguyễn Tuân là cả một quá trình phức tạp và đầy gian khổ Cái tôi kiêu

bạc và đơn độc của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám đã nhường cho

một nhà văn hoà nhập chân thành vào đời sống kháng chiến với những con

người giản dị để cất lên tiếng hát ngợi ca họ, ngợi ca cuộc sống mới

Ngòi bút của Nguyễn Tuân như trẻ lại, hào hứng hơn, say mê hơn trên

những nẻo đường kháng chiến, náo nức với những xúc cảm mới, những vẻ đẹp

mới của cuộc đời, con người, cảnh vật “Tôi mải miết qua những đồi chi chít chè

và dó Nương dó suốt mấy vùng Hạ Hòa thi nhau trổ hoa Hoa dó trắng nở từng

chùm ngào ngạt bốc quyện hương thơm Đường hoa vui ngát như thế này thì

bao giờ mới mỏi chân được, hỡi các bạn đường!” (Lại Ngược)

Ánh sáng của Đảng Cộng Sản đã soi sáng cho con đường văn chương mà

Nguyễn Tuân đang đi và ông đã có những quan điểm đúng đắn, hiện đại hơn,

phù hợp với bước nhảy của lịch sử

Nguyễn Tuân đã chuyển mình, nhà văn – chiến sỹ cách mạng đã dùng

ngòi bút phục vụ tổ quốc và nhân dân, tiếp tục phát huy được bản sắc độc đáo

của mình

Tiểu Kết: Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Tuân để lại cho chúng ta

nhiều suy nghĩ thú vị về một tài năng, một nghệ sĩ được coi là “Cây độc huyền

cầm” của làng văn Việt Nam Mặc dù gặp nhiều sóng gió trong cuộc sống cũng

như trong đời cầm bút, nhưng quan trọng là Nguyễn Tuân đã tìm ra con đường

đúng đắn cho mình đó là nghe theo tiếng gọi của Đảng; để cái tôi kiêu bạc hòa

vào cái ta chung của cộng đồng, ông thấu hiểu và gắn bó với nhân dân mà vẫn

giữ được cái chất “Nguyễn Tuân” Lựa chọn thể tài tùy bút, với một phong cách

riêng và độc đáo Nguyễn Tuân đã để lại một khối lượng lớn tác phẩm có giá trị

sâu sắc; đồng thời đã khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn Việt Nam

Trang 19

CHƯƠNG 2

VẺ ĐẸP TÂY BẮC TRONG MỘT SỐ TÙY BÚT

CỦA NGUYỄN TUÂN

Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc nước ta được sống trong hòa bình Hòa mình vào không khí chung của toàn dân tộc sau kháng chiến đang trên đường hăm hở khôi phục đất nước, xây dựng cuộc sống mới, Nguyễn Tuân tích cực hăng hái tham gia học tập chính trị và đi thực tế Chính sự nhập cuộc ấy

đã làm tiền đề cho sự ra đời của những thiên tùy bút xuất sắc này

Đầu năm 1958, ông lên Tây Bắc sống với bộ đội, công nhân cầu đường, thanh niên xung phong, đồng bào các dân tộc miền núi, đây là kết quả của một

quá trình gian khổ và “lột xác” lâu dài của Nguyễn Tuân Kết quả của chuyến đi này là tập Sông Đà gồm 14 bài tùy bút và 1 bài thơ “phác thảo” lần lượt được

sáng tác từ tháng 10 năm 1958 đến tháng 4 năm 1960, đăng rải rác ở các báo tạp chí, rồi xuất bản thành sách tháng 7 năm 1960 Tác phẩm mang hơi thở của thời đại đã hòa nhập cùng tâm hồn đầy nhiệt huyết cách mạng của nhà văn, đã tạo ra những đứa con tinh thần mang cảm hứng ngợi ca con người mới, ngợi ca cuộc sống mới cùng thiên nhiên trăm núi ngàn sông diễm lệ

2.1 Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc

2.1.1 Cảnh sắc thiên nhiên miền Tây Bắc

Nguyễn Tuân vốn là một nghệ sĩ say mê cái đẹp Tây Bắc, mảnh đất diệu

kỳ này lại có biết bao vẻ đẹp dễ làm say đắm lòng người Tìm đến nơi đây, Nguyễn Tuân như thỏa sức khám phá và ghi chép Dõi theo bước chân người nghệ sĩ tài hoa, chúng ta sẽ thấy từng đường nét của non sông Việt Nam được thể hiện trên bức tranh ngôn từ đẹp như thế nào Đó là bức tranh thiên nhiên vừa hoang sơ, kỳ bí vừa gần gũi yêu thương Từng ngọn núi, dòng sông, từng ngọn gió nhành hoa… đều được Nguyễn Tuân miêu tả rất tỉ mỉ nhằm làm hiện lên vẻ đẹp của miền Tây Bắc nói riêng và của tổ quốc Việt Nam nói chung

Chúng ta đều biết rằng, trên dải đất cong cong mềm mại này có biết bao nhiêu dòng sông cho tình nhân soi bóng, cho con người chiêm ngưỡng yêu thương và suy tưởng cội nguồn, cho tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên mỗi khi ngâm mình trong dòng nước Trong đời, mỗi người ai cũng mốn chọn cho mình một

dòng sông để lưu giữ “vườn cổ tích tuổi thơ”, niềm tự hào quê hương, xứ sở, niềm biết ơn đất mẹ bao dung Tế Hanh đi xa mà lòng đau đáu “Nhớ con sông

quê hương” biếc xanh, có nước gương trong soi bóng “những hàng tre”; Nguyễn

Khắc Hiếu cung kính lấy tên sông đặt cho một nửa tên mình trong đời cầm bút

Trang 20

Còn Nguyễn Khoa Điềm cảm khái: “Ôi, những dòng sông bắt nước từ đâu/ Mà

khi về đất nước mình thì cất lên tiếng hát” Còn Nguyễn Tuân gọi sông Đà là

“cố nhân” gặp thì mừng vui xa thì nhớ nhung lưu luyến, nó đã trở thành người

bạn tri âm tri kỷ của ông

Lên với Tây Bắc Nguyễn Tuân đã viết nên thiên tùy bút “Người lái đò

Sông Đà”, có thể nói đây là những trang tuyệt bút hết sức tài hoa và tinh tế

Nguyễn Tuân đã mượn lời ông lái đò già để nói về sông Đà nhưng chính là tác giả miêu tả con sông từ nhiều góc độ khác nhau, qua đó bộc lộ tâm tư tình cảm của mình đối với con sông tiêu biểu cho núi non xứ Tây Bắc xa xôi Với lối viết

của Nguyễn Tuân, sông Đà đã trở thành sông Đà của Nguyễn Tuân “Sông Đà –

Nguyễn Tuân” Ấy là con sông của đất nước có lịch sử chống ngoại xâm, lịch sử

cách mạng, là con sông trữ tình, anh hùng ca, tạo nên những người anh hùng tài tình, độc đáo của Nguyễn Tuân, thể hiện sự gắn bó với đất nước đến chỗ sâu

thẳm nhất của tâm hồn Mà nói như Nguyễn Tuân thì “Sông Đà có sức hút mạnh

bước chân người” [11, 59]

Xưa nay đã có nhiều người nói đến sông Đà Dân gian có truyện cổ tích

về Thác Bờ, có thành ngữ về ma thiêng nước độc: “Nước Sông Đà, ma Tà Bú”

Lê Thái Tổ đi đánh Đèo Cát Hãn từ Lai Châu về qua sông Đà có câu: “Đồn đại

những ba trăm thác dữ, mà nay chỉ thấy một dòng xuôi”, ý lấy sông Đà để nói

chuyện đánh dẹp giặc dữ thành công Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ… các nhà Cần Vương hoạt động ở Tây Bắc, các nhà văn trong hai cuộc kháng chiến đều nói nhiều về sông Đà

Văn chương thế giới tả sông cũng không ít Văn chương Trung Quốc đã sớm

in vào trí nhớ và cảm xúc của nhiều thế hệ người Việt hình ảnh dòng sông Thương Lang nước trong nước đục của Khuất Nguyên Con sông Hoàng Hà như từ trời cao rơi xuống trong thơ Lý Bạch Bến sông Trường Giang và cành hoa dương liễu làm cho khách qua sông sầu đến chết lòng Bến Tầm Dương với lau lách đìu hiu và cái lạnh của sông Dịch trước sự hi sinh hào hùng của tráng sĩ Kinh Kha Trong văn chương Pháp còn vang giọng thác Niagara kéo dài qua thảo nguyên mênh mông trong đêm trăng thanh vắng với lời văn đầy chất thơ của Stôbriăng Sông Hằng to lớn hùng vĩ, linh thiêng được miêu tả trong tác phẩm Mahabharata lại hiện ra hiền hòa, kỳ diệu ở thơ Tago Sông Voonga, sông Đơnhíp êm đềm, mơ mộng rồi khắc khổ trong văn của Mácxim Gôrơki, văn Sôlôkhốp… Mỗi con sông có một vẻ đẹp riêng nhưng không con sông nào đặc biệt như con sông Đà của Nguyễn Tuân:

“Chúng thủy giai Đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”, tức là mọi con sông đều

chảy về hướng Đông chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc

Trang 21

Sông Đà có nguồn gốc rõ ràng: “Nó khai khai sinh ở huyện Cảnh Đông

tỉnh Vân Nam bên Trung Quốc lấy tên là Li Tiên, đi qua một vùng núi ác, rồi đến gần nửa đường thì xin nhập quốc tịch Việt Nam trưởng thành mãi lên và đến ngã ba Trung Hà thì chan hòa vào sông Hồng” [11, 76] Nói về con sông

mà nghe như nói về con người: nào khai sinh, nào xin phép nhập quốc tịch, nào trưởng thành Ngôn ngữ học cho rằng đó là nhân hóa, kì thực đó là nghệ thuật nhân hóa, coi con sông có đời sống, có tính cách có cá tính rất độc đáo

Ngoài các yếu tố địa lí, con sông còn có các yếu tố lịch sử Thời xưa, nhà Trần lấy sông Đà đặt tên trong 15 lộ cho cả nước Đà Giang lộ Chính vì vậy mà

“Truyền kì mạn lục” có truyện Đà Giang dạ ẩm thuộc bối cảnh đời Hồ cuối đời

Trần Đà Giang lộ là vùng đất từ Hưng Hóa trở lên Bây giờ ta gọi đó là vùng

Tây Bắc, từ Lai Châu xuôi về Hòa Bình, nối nhau bằng “sợi dây thừng” (chữ

của Nguyễn Tuân) khổng lồ là sông Đà, nếu nhìn từ máy bay xuống

Sông Đà còn có yếu tố cách mạng Con sông trước tiên là một nguồn sống Miếng nước, con cá, con đường biết đi, lưu vực phù xa, cơn gió mát mùa

hè, nơi tụ họp đầu tiên để lập nghiệp thành tộc này dân nọ là ven các bờ sông

Nhiều nền văn minh bắt nguồn từ những dòng sông Con sông là trời sinh, nhưng con sông cũng do con người góp phần tạo nên bằng công sức mình Lịch

sử dù biến thiên, sông Đà vẫn là của dân xứ Tây Bắc nước Việt Nó dữ, nó hiền

là một chuyện, nhưng con người vẫn ăn ở đời đời kiếp kiếp với nó Không nói chuyện quá xưa, chỉ nhắc lại hồi Tây mới sang cướp nước ta, người dân xứ Thái này đã cùng nhà yêu nước Cần Vương Nguyễn Quang Bích (tuần phủ Hưng Hóa) chiến đấu đến cùng và trong thơ nhật kí hành quân của ông đã có bao nhiêu tên đất tên nước thuộc vùng sông Đà Tiếp theo đó là thời thực dân Pháp

cai trị với đủ bọn lang đạo địa chủ quan tham độc ác: “Con sông bị chúa đất

từng vùng đem cắt ngang ra thành khúc nhỏ làm cho con sông ác thêm! Đế quốc đóng đồn bót ven sông, tính dữ ác của con sông lại tăng thêm mấy lần” [11, 77]

Tuy vậy người xứ Thái không chịu rời sông Dù chưa nghe nói đến cách mạng mà mấy trăm thanh niên chèo đoàn thuyền hàng trăm chiếc xuôi về Hà Nội chở thóc lên Hòa Bình cho Tây đã không chịu được cảnh mưa trên nguồn dội xuống đầu, gió sông tát vào mặt kể ra không thấm gì với những lời chửi mắng của bọn quan và lính áp tải, nên một buổi chiều sông Đà nổi sóng, cá sông

Đà quẫy mạnh, họ nhất loạt rút cọc chèo, bơi chèo giải quyết nhanh cái trung đội

đi giải tù ấy Người lái đò Quỳnh Nhai kể như vậy rồi tiếc: “Bây giờ thỉnh

thoảng đi chở hàng mậu dịch cho chính phủ vẫn gặp lại một số anh em cũ của cái đêm mưa bão đi trốn khỏi cái bến Tà Bú ấy” [11, 79]… Mười lăm năm đã

Trang 22

qua đi trên sông Đà, con sông Đà quê hương ngày nay rất khác trước rồi… Đoàn chuyên ra ta và chuyên ra bạn đi nghiên cứu sông Đà, để rồi trị con sông dữ tợn này, bắt nó phải phục vụ cuộc sống Tây Bắc Từ đó tới nay đã trên 20 năm Công trình thủy điện Hòa Bình đã xong Con sông Đà đã được chặn lại để làm ra điện Hồ dài hàng trăm ki lô mét là khu du lịch, là nơi nuôi cá, là đường giao thông thuận lợi, không còn cảnh lên thác xuống ghềnh nguy hiểm mặc dù rất hào hùng như thủa xưa

Năm 1958, nhìn thấy đoàn chuyên gia nước bạn khảo sát sông Đà Nguyễn

Tuân nổi hứng muốn làm một cán bộ thông tin để ghé “khắp các bến lớn bến

nhỏ ở bờ bên phải, ở bờ bên trái Sông Đà mà chuyển đi cái mới ngồn ngộn sức sống này” [11, 81] Niềm vui ấy không riêng cho một ai, mà cho tất cả nhân dân

Tây Bắc nhân dân cả nước Nó hết sức lớn lao vì nó mang rất nhiều ý nghĩa

Người lái đò sông Đà tuyên bố: “Chợ Bờ, cái biên giới thủy phận cuối

cùng của đá thác Sông Đà… Từ Chợ Bờ xuôi dòng, hết ghềnh hết thác Sông Đà hình như hết cả đậm đà với nhà đò” [11, 62] Như vậy, sông Đà đúng với cái

danh của nó là từ Chợ Bờ trở nên Phải đúng ba trăm cái thác đá mới là sông Đà

Để làm chứng cho lời nói của mình và thêm chút mắm muối cho đậm đà, chất

sống, người lái đò già bình thêm “Chạy thuyền trên khúc sông không có thác,

nó đến dại tay dại chân và buồn ngủ” [11, 62] Sông Đà đối với ông giống như

“một thiên anh hùng ca”

Tạo được một trường anh hùng ca phải là cài gì dữ dội, nguy hiểm cao độ, khắc phục được phải là thiên tài, tối thiểu là tài ba hiếm có Phải kiên trì, có khi liều xông vào chỗ chết để giành lấy sự sống và tất nhiên cuối cùng phải chiến thắng vẻ vang

Sông Đà quả là một môi trường như thế Bản chất nó đã vậy, tài ba của nhà văn càng làm cho bản chất ấy sắc nhọn thêm, dữ dội, nguy hiểm thêm bội phần Cây cối, cỏ hoa hai bên bờ, ánh sáng trời trăng, nhà cửa, làng bản ven sông là nằm trong cảnh quan của sông những cái đó thường hiền hòa, tươi đẹp,

ấm vui Nhưng trước hết, ta nói đến những nét đặc trưng nhất của sông Đà

Cát là thứ bình thường nhất Cát trên sông có hại chăng là khi nó nổi lên thành gò làm thuyền bị mắc cạn Có mấy ai nghĩ rằng thứ hạt nham nhám ấy của sông Đà làm loét cả da, còn lội nước thì nó đục thủng gan bàn chân lỗ rỗ như những vệt hà đục thủng đáy và mạn dưới các thuyền ghỗ Thế là cát dữ

Bờ cũng chẳng hiền Có nơi nó dựng vách thành “mặt sông chỗ ấy chỉ lúc

đúng ngọ mới có mặt trời Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết

Trang 23

đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào từ cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện” [11, 69] Lời văn ở đoạn này dùng những chi tiết chính xác, khoa học xen

lẫn nhận thức của cảm quan tác giả tạo nên cảnh sông Đà khi thì dữ dội, nguy hiểm trong cái hùng vĩ không ngờ, khi thì pha chút hóm hỉnh ngầm chứa trong

những nét rất hiện thực như “con nai con hổ vọt từ bờ này sang bờ kia” tưởng như lòng sông chỉ còn là cái dải yếm trong ca dao: “Ước gì sông rộng một gang/

Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi”…

Gió sông Đà cũng đáng sợ Ở quãng ghềnh Hát Loóng là vương quốc của

gió phối hợp với nước với đá với sóng thành những cơn xoáy “Lại như quãng

mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt” [11, 69]

(nợ xuýt là nợ không có mà cũng đòi) mà không đòi được thì bắt người lái đò và lật ngửa bụng thuyền ra

Cát, vách đá, gió đều đáng sợ cả, nhưng không gì dáng sợ bằng “cái hút

nước” Chắc tên gọi này không phải do tác giả đặt mà là của đồng bào sở tại,

hoặc của những người lái đò trên sông Đà Nó là chỗ nước xoáy, dòng nước đương chảy xuôi êm ả, bỗng dưng tới đó cứ xoáy tròn thành vòng rất đẹp rồi trũng xuống như cái lúm đòng tiền trên đôi môi mấn xinh xinh Ai ngờ đó là chỗ nguy hiểm nhất cho thuyền đi trên dòng nước Ban trưa thanh vắng ra sông, chỗ

bờ hõm thành vực, thấy những vòng xoáy ấy, trẻ con người lớn đều sợ hãi bởi

đã từng nghe lời đồn đại mê tín rợn gáy là chỗ đó Hà Bá và các vị thủy thần hoặc bắt người xuống hầu hạ hoặc lấy gỗ xây cung điện dưới thủy cung Bất

cứ vật gì lọt vào đó là chìm luôn mất tăm Cái hút nước ở sông Đà được

Nguyễn Tuân miêu tả hiện đại hơn, nó như: “cái giếng bê tông thả xuống

sông để chuẩn bị làm móng cầu Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ, những cánh quạ đàn Không thuyền nào dám men gần, những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh

để vụt qua một quãng đường lượn cạp ra ngoài bờ vực Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào” [11, 69] Tiếng nước ặc ặc ấy có lẽ chỉ sông Đà mới

có Nguyễn Tuân hay đi tìm cảm giác mạnh cho giác quan, vì vậy những trang văn của ông thường mang theo âm điệu của những cuồng phong, bão tố

“Tiếng nước nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin rồi lại như là

khiêu khích, giọng ngằn mà chế nhạo” [11, 70] Tả đến đây chắc người đọc

Trang 24

cũng hình dung ra sự đáng sợ hung dữ của sông Đà như thế nào rồi Nhưng vẫn chưa dừng ở đó Nguyễn Tuân còn miêu tả những chi tiết vừa đáng sợ vừa

buồn cười “những bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là bị những cái giếng hút ấy

nó lôi tuột xuống” [11, 69 – 70] Nếu có chiếc thuyền nào mà đi lạc vào đó thì

“thuyền giồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị chìm và đi ngầm dưới lòng

sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới” [11, 69 – 70]

Nghe sông Đà mà mường tượng hơi văn bài “Thục đạo nan” của Lí Bạch:

“Núi trùng điệp cách trời không đầy gang tấc

Thông khô treo ngược trên vách đá cheo leo Suối bay thác đổ tiếng ầm ầm xen nhau

Đá chuyển đập sườn non như sấm đổ muôn vàn hang hốc”

Thiên nhiên chuyển động hùng vĩ dữ dội vô cùng Cái đáng sợ nhất của sông Đà chưa phải là những cái đó mà là đá và thác Thác và đá bày thạch trận, hay nói đúng hơn, thạch thủy trận Nguyễn Tuân dụng ý trình bày một chiến trận như kiểu Bát Trận Đồ của Khổng Minh theo binh pháp Tôn Ngô, mà Khổng Minh sáng tạo lại cố nhiên có pha chút hiện đại Không có Long Xà Trận nhưng

có Thạch Trận Thạch Trận cũng đủ cửa tử, cửa sinh Không đủ Bát Trận nhưng

có trận trước, trận sau, trận trên, trận dưới, nhiều lớp nhiều tuyến có tiên phong,

có dự bị… Không có tướng trấn cửa, những Ngụy Diên, Mã Siêu, Quang Hưng,

Trương Bào nhưng cón những tướng đá, quân nước Đá thì “ngàn năm vẫn mai

phục hết lòng sông… có chiếc thuyền nào xuất hiện… là một số hòn bèn nhổm

cả dậy để vồ lấy… Mặt hòn nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào trông cũng nhăn nhúm, méo mó” [11, 71] Tưởng chừng như chúng nằm ngồi rải rác, tùy

tiện, nhưng không phải “Hình như sông giao việc cho mỗi hòn, sông bày

Thạch Trận” [11, 71] Đá được phân công hẳn hoi, chia làm ba hàng chặn

ngang trên sông “Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một của đá trông như là sơ

hở, nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước, sóng luồng mới đánh khuýp quật vu hồi hồi lại”

[11, 71] Nếu thuyền không chịu chìm mà cứ tiến lên thì một thế trận khác lại

bày sẵn Tướng đá ở đây “oai phong lẫm liệt” Một tướng đá như đang hất

hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến Một tướng khác

“lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào” [11, 71]

Nhưng các tuyến của thạch trận đều bị chọc thủng Các cửa tử đều chẳng nhử

được thuyền Cuối cùng, “cái thằng đá tướng đứng chắn ở cửa vào đã tiu

nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng” [11, 72] Tưởng đâu như khép vào tội trong

Trang 25

Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên độc đáo, nó mang nét riêng của Nguyễn Tuân cộng thêm đó là ngòi bút tài hoa và lãng tử của ông thì từng lời, từng chữ được nhà văn cân nhắc, trau chuốt kỹ lưỡng và công phu Nếu chỉ có óc quan sát, có cảm xúc không thôi mà không có kiến thức sâu rộng và tài viết thì không thể nào có được những áng văn miêu tả độc đáo và gợi cảm đến thế

Hết đá đến nước, quân nước

Nước vốn êm dịu nhưng khi kết hợp với đá, với gió thì nước trở nên hung dữ Nước sông Đà vào loại đó, tính từ Chợ Bờ trở ngược chỉ lắng nghe tiếng kêu của

nước cũng đã thấy ghê “Còn xa lắm mới đến cái thác dưới Nhưng đã thấy nước

réo gần mãi lại, réo to mãi lên… Lúc nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo Thế rồi nó giống lên như một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa”

[11, 70 – 71] Tới giữa thác thì một đằng đá chặn, một đằng “sóng luồng nhằm

thuyền mà đánh vu hồi” [11, 71], đồng thời “reo hò làm thanh viện” Có lúc “nó reo như đun sôi lên một trăm độ, muốn hắt cái thuyền đang phải đóng vai một cái nắp ấm, một ấm nước sôi khổng lồ” [11, 69] Nhưng không đâu cái tiếng

nước nghe lạ như ở những cái hút nước “ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào” [11,

69] Tiếng nước đã sợ, sức nước còn đáng sợ hơn Mặt sông cũng có ổ gà Đi vào ổ gà sông là thuyền bị giật xuống, bị dồi lên Chỗ thác, sông có nhiều luồng

Có luồng đi lầm vào thì chết ngay, có luồng đi vào đúng luồng rồi nhưng mà không trúng tim luồng thì vẫn có thể là thập tử nhất sinh như thường Ở những

chỗ khác, “nước có thể đội thuyền lên, bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng

lái đò đòi lật ngửa ông lái đò cho phơi bụng giữa trận nước vang trời thanh la não bạt” [11, 72] Nước đã thành võ sĩ thực thụ Nó “đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất: bó chặt hạ bộ người lái đò…” [11, 72] Bây giờ thì nó là con ngựa bất

kham đang “tế mạnh trên sông đá” Ông lái “nắm chặt lấy được cái bờm sóng…

ghì cương lái… phóng nhanh vào cửa sinh” [11, 72] Nước đành chịu thua

nhưng đến chỗ cái hút nó rình sẵn, thuyền nào lơ mơ là nó rút luôn tận đáy, không kịp ngáp Chẳng khác gì dân gian đồn Hà Bá lên lấy gỗ

Sông Đà giữ quả không sai với tiếng đồn Cát giữ, bờ giữ, gió giữ, hút nước giữ, tập trung cái giữ là những Thạch Trận, đá nước hòa bẫy người vào chỗ chết

Tác giả đã dùng ngòi bút trăm màu và cặp mắt thiên lý nhãn của mình để

có hàng loạt những hình ảnh khác nhau nhưng luôn luôn đắc sách, vừa có tính trí tuệ vừa có tính tạo hình, vượt lên trên thủ pháp gọi là nhân hóa mà đi vào bản chất sâu xa nhất, độc đáo nhất của sự vật, thành những trang viết biến hóa khôn lường Đá dưới sông mà như là dân quân phục kích, là bộ đội giăng hàng bày

Trang 26

trận, là tướng giữ cửa tử cửa sinh trong trận đồ Khổng Minh, là tướng trên sân khấu tuồng, là tướng thua trận trên chiến trường… Do thế mà cái dữ của sông

Đà càng dữ, càng trở nên môi trường anh hùng ca hoàn toàn độc đáo

Cảnh sông Đà vừa dữ dội vừa hùng vĩ Cái hút nước rất nguy hiểm và đáng sợ, vậy mà nhà văn tưởng tượng là cứ chui xuống đáy nước rồi lia máy

quay phim ngược lên “cái mặt giếng mà thành giếng xây bằng nước sông xanh

ve một áng thủy tinh khối đúc dày” [11, 70] thì nó lại trở thành cái đẹp không

ngờ Nhì từ trên máy bay, sông Đà trông như cái “dây thừng ngoằn ngoèo” chứ không ai nghĩ rằng “nó đã bao đời làm mình làm mẩy với người dân Tây Bắc và

phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà Cũng không ai nghĩ rằng

đó là con sông của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh, Thủy Tinh: Núi cao sông hãy còn dài; Năm năm báo oán đời đời dánh ghen” [11, 74]

Nhìn cái thiên nhiên ấy, có những lúc thấy nó không “thơ Đường” nhàn

hạ, mà thấy nó chính là cuộc đấu tranh với thiên nhiên để dành sự sống từ tay nó

về tay mình

Qua ngòi bút của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên hung bạo là vậy nhưng cũng có lúc lại rất trữ tình Đó là những đoạn miêu tả con sông ở những đọan xuôi dòng, ngòi bút Nguyễn Tuân bỗng trở nên mềm mại, uyển chuyển, mang

đậm chất thơ: “Con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc

ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa gạo hoa ban tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân” [11, 74] Viết câu văn này, Nguyễn Tuân đã

để lại dấu ấn một bút pháp tung hoành như con “cá kình đạp sóng” giữa đại

dương và tài hoa hết mực Bởi vì, ví dòng sông mà như mái tóc dài của cô gái đốt nương xuân, không tung hoành sao được, khi áng tóc ấy do bằng cả không gian dữ dội và kỳ vĩ của miền Tây Bắc tổ quốc Không trữ tình sao được, khi áng tóc ấy ẩn trong mây trời Tây Bắc, có màu trắng của hoa ban tinh khôi, và

ấm áp, nồng nàn của hoa gạo, của lãng đãng gợi nhớ, gợi thương trong làn khói đốt nương xuân… Với Hoàng Phủ ta bắt gặp một bút pháp mềm mại, duyên dáng và mịn màng như một dải phù sa lặng lẽ giữa đôi bờ xanh ngắt Vâng, phù

sa âm thầm bồi đắp cho những bãi bờ, những châu thổ, bến sông ngày một tốt tươi, xanh cành, sai trĩu quả Phù sa tự ngàn đời vẫn lặng lẽ chảy trôi mà chẳng đợi vinh danh Nhưng, phù sa đã hóa thân vào những mùa màng bội thu, đã nhuận sắc cho biết bao ngọt ngài hoa trái…

Sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường mềm cái mềm của một con

sông ở vùng đồng bằng Giống như một cô gái Di – Gan phóng khoáng và hoang dại “nhưng nó vẫn rất đỗi dịu dàng, đa tình và đắm say khi bắt gặp những dài

Trang 27

chói lọi của hoa đỗ quyên” Cái chất tài hoa nhưng mềm mại đã thể hiện trong

nét bút và lối so sánh hết sức gợi cảm của Hoàng Phủ Ngọc Tường, đã làm cho những câu văn lung linh tỏa sáng nét trữ tình của lối viết phóng khoáng và tự do của tùy bút Nếu như sông Hương của Hoàng Phủ mang vẻ đẹp của một cô gái Huế thì sông Đà của Nguyễn Tuân lại mang vẻ đẹp của một cô gái Thái

Quả thực, mỗi con sông lại mang một vẻ đẹp riêng, tạo nên sức hút với

mỗi nhà văn chúng ta Và Nguyễn Tuân “đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay

trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua những đám mây mùa thu mà nhìn xuống nước Sông Đà” [11, 74]

Nhà văn đã miêu tả thiên nhiên với đầy đủ màu sắc, đường nét, âm thanh sống động nhất, thiên nhiên của sự vận dụng cánh quan sát của nhiều nghành nghệ thuật khác nhau từ hội họa, thi ca đến điêu khắc, âm nhạc, điện ảnh Lúc thì

rất hội họa như “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh

màu xanh cánh hến của Sông Gâm Sông Lô Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín

đỏ như da mặt bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất màn bực bội vì mỗi độ thu về” [11, 74] Nước sông Đà thay đổi màu theo từng mùa

trong năm Còn sông Hương thì lúc qua hai dãy đồi sừng sững như thành quách

dòng sông mềm mại như tấm lụa với vẻ đẹp biến ảo “sớm xanh, trưa vàng, chiều

tím” như người Huế thường miêu tả Nguyễn Tuân thì khác, ông có lối miêu tả

cảnh vật bằng sự liên tưởng chuyển đổi cảm giác rất tinh tế có khi từ cảm giác trở

thành tâm trạng “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử” [11, 75]

Tạm coi những điều trên là cái nhìn, còn đây là cách cảm Tác giả nhận

xét: “Con Sông Đà gợi cảm Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách Đã

có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân” [11, 74 – 75] Sông Đà xuất hiện đột

ngột sau một chỗ ngoặt khỏi núi thành một vệt “loang loáng màu nắng tháng ba

Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu” (thơ Lý Bạch trong bài Tiễn

Mạnh Hạo Nhiên Đi Quảng Lăng) [11, 75] Ôi, cái nắng tháng ba trên sông vừa khói vừa nước sáng loáng, mùa xuân đang lại, nhựa sống lên cành mới đẹp mới

ấm áp làm sao! Bạn thơ của Lý Bạch ra đi vào cái thời tiết hoa khói ấy có thấy dồn lên trong từng thớ thịt chất men xuân không thì chưa rõ, nhưng ở đoạn văn

này thì Nguyễn Tuân như hòa mình vào đám hội xuân: “Bờ Sông Đà, bãi Sông

Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng ròn tan sau kỳ mưa dầm vui như nối lại chiêm bao đứt quãng” [11, 75]

Nghe Nguyễn Tuân tả sông Đà mà dường như đây là một xứ sở thiên đường trong mơ vậy Sông Đà đẹp vẻ đẹp hoang dại, tinh khôi, mờ ảo Ta bắt gặp

những cảnh rất nên thơ như: “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà Cảnh ven sông ở

Trang 28

đây lặng lờ Hình như từ đờ Lý đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng lờ đến thế mà thôi Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa Mà tịnh không một bóng người Cỏ tranh đồi núi đang ra những nõn búp Một đàn hươu ngốn búp cỏ tranh đẫm sương đêm Bờ sông hoang dại như một

bờ tiền sử Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”… [11, 75]

Phá tan không khí im lặng là tiếng “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt

sông bụng trắng như bạc rơi thoi Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến… “dải Sông Đà bọt nước lênh đênh – bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình”,

“một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà) [11,75 – 76] Dưới con mắt của

thi sĩ Tản Đà thì sông Đà cũng thơ mộng nhường nào

Cảnh ở đây quả là đẹp Nét đẹp sông Đà là một quà tặng của tạo hóa ban tặng cho Tây Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung Nó vừa hùng vĩ vừa nên thơ Nó đẹp từ dáng dấp đến màu sắc Cái áng tóc trữ tình ấy là nguồn cảm hứng cho biết bao nhà văn nhà thơ, và Nguyễn Tuân không phải là ngoại lệ Miêu tả sông Đà tỉ mỉ đến từng chi tiết, đủ để thấy nhà văn yêu sông Đà đến nhường nào hay đó chính là tình yêu quê hương đất nước Việt Nam vô bờ, bất tận

Bỗng dưng tác giả thèm nghe một tiếng còi síp lê của một tuyến xe lửa

Yên Bái – Lai Châu để cho nỗi niềm cổ tích tuổi xưa trở màu thành hiện thực,

cho cảm nghĩ gồm đủ hai chiều kim cổ Cuối đoạn văn trữ tình này lại là một khoảng không gian khoáng đạt của dòng nước hiền hòa đang nhớ các bạn đá ghềnh, của giọng người miền xuôi thoáng nhẹ, êm êm, của những cánh buồm đón gió bốn phương trên những con thuyền then đuôi én, khiến cho cảm xúc tràn

ra mêng mang bất tận

Nguyễn Tuân nhìn sông Đà mà “lòng muốn đề thơ vào sông nước” Với

Nguyễn Tuân viết sông Đà chính là áng thơ trữ tình bằng văn xuôi ca ngợi sự giàu đẹp, thể hiện niềm tin yêu cuộc sống mới đang diễn ra trên đất nước ta Dòng sông là dòng chảy của tự nhiên nhưng cũng là dòng chảy của thời gian của

văn hóa, của lịch sử; là “mẹ phù sa” cao cả tạo nên cái hồn của xứ sở, cái tính

cách của con người Để rồi từ đó ta lắng nghe cả một miền thẳm sâu thiêng liêng của lịch sử soi bóng tiền nhân rồi nâng đỡ tâm hồn con cháu tiếp bước về tương

lai Hêaclit “đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh”

Viết những dòng tả sông Đà, phải chăng Nguyễn Tuân muốn chúng ta đừng để sự vô tình của thời gian cuốn những cái đẹp của văn hóa, cái thiêng liêng của lịch sử, cái tình yêu của chúng ta về phía lãng quên Vâng, sông có thể chảy mãi, dòng chảy hôm qua khác hôm nay nhưng lịch sử, văn hóa, con người

Trang 29

dùng ngòi bút tài hoa của mình cùng lối so sánh thú vị đầy biến ảo, văn phong mềm mại, du dương và có phần ngang tàng rắn giỏi để tạo nên một con sông tuyệt mỹ Sức sống của thiên tùy bút mang đậm sắc thái tiểu thuyết này chắc hẳn

sẽ viên mãn như dòng chảy Đà Giang vì cái tình quá đỗi thẳm sâu của cây bút tài hoa và nhiều cống hiến này

Vẻ đẹp thiên nhiên của Tây Bắc không chỉ có con sông Đà hùng vĩ cuồn cuộn chảy mà còn phải kể đến núi rừng Tây Bắc vừa hoang sơ hiểm trở vùa lung linh kỳ ảo Dõi theo bước chân của Nguyễn Tuân người đọc như được đắm chìm, thả hồn mình vào với thiên nhiên Để mà cố leo lên với Tây Bắc ngắm nhìn những ngọn núi cao ngất trời mây vờn mây, biển núi ngút ngàn, nơi giao

thoa giữa trời và đất “Núi Tây Bắc cao một ngàn thước, hai ngàn thước và ngọn

núi cao ba ngàn một trăm bốn mươi hai thước, đỉnh đá Phăng Tây Păng cao nhất của tổ quốc ta là mọc ở Tây Bắc” [11, 59] Nguyễn Tuân đã giới thiệu núi

Tây Bắc như một niềm tự hào của mình khi đã đặt chân đến đỉnh đá cao nhất này và cũng là niềm tự hào của chính người dân Tây Bắc vậy Nói đến núi lại

làm chúng ta nhớ đến bài hát “Qua miền Tây Bắc” của nhạc sĩ Nguyễn Thành khi hành quân lên Tây Bắc “Qua miền Tây Bắc núi vút ngàn trùng xa, suối sâu

đèo cao bao khó khăn ta vượt qua, bộ đội ta vâng lệnh cha già về đây giải phóng quê nhà…” Nếu trong ca dao xưa có câu: “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ” thì với Nguyễn Tuân Tây Bắc

hiện lên như một bộ phận hùng vĩ giàu đẹp của tổ quốc

Ta bắt gặp những cảnh đẹp huyền ảo nên thơ như chốn bồng lai tiên cảnh

ở cao nguyên Mộc Châu như: “Mây trắng Châu Mộc là là trên những ngọn cỏ

mát rờn một thứ cỏ cơm bữa của dê bò ngựa nông trường” [11, 87] Và rồi

Nguyễn Tuân hòa mình, đắm say với mây trời Châu Mộc để cảm nhận “Đã trưa

rồi mà khí hậu cao nguyên Mộc Châu mát lạnh như đầu một mùa xuân nào”

[11, 87] Quả thực Nguyễn Tuân nói rất đúng cái khí hậu ôn đới của cao nguyên Mộc Châu, nơi đó mùa hè thì mát lạnh, mùa đông thì tuyết phủ trắng rừng Có những cánh đồng hoa cải đẹp nên thơ, có những đàn bò sữa của nông trường đang mải mê gặm cỏ nhìn rất vui mắt Nguyễn Tuân đã tưởng có thể cắm ngay giá vẽ xuống mà vẽ cái cảnh tượng ấy

Mùa hè đã vậy, “Mùa khô ở Tây Bắc, ánh sáng nó khác hẳn dưới đồng

bằng, nó thiệt là cái ánh sáng của vùng cao, cái ánh sáng làm mê tơi những người vẽ tranh những người quay phim màu” [11, 204] Và tất nhiên Nguyễn

Tuân cũng là một nghệ sĩ, một họa sĩ không dùng màu đẻ vẽ mà cảm nhận bằng tâm hồn rồi vẽ bằng ngòi bút tài hoa để tạo ra những kiệt tác mà người khác có thể chiêm ngưỡng bằng cả trái tim

Trang 30

Chưa hết, trên “Đường lên Tây Bắc” Nguyễn Tuân còn miêu tả một trong những con đèo được liệt vào danh sách “Tứ đại đèo” của vùng Tây Bắc đó là đèo Pha Đin “Đèo Pha Đin thuộc vào loại những đèo vừa cao vừa đẹp của cả

miền Bắc miền Nam nước ta Đường đèo ngoặt chữ “chi” liên chi hồ điệp, nhiều dốc dựng cao Nhìn ngang nhìn dọc nhìn xuôi đều thấy được những đường lượn, vùa vượt qua và những khủy sắp leo xuống Một tấm tranh tòa cảnh của núi rừng Tây Bắc điển hình Núi trọc, sườn cỏ gianh và đường xén vào núi đất rực lên cái màu đỏ gạch nung già” [11, 93]

Nghe Nguyễn Tuân miêu tả đèo Pha Đin mà ta quên đi hiểm trở của đèo

mà ngây ngất với cảnh đẹp, đường lượn của con đường đến với người dân Tây Bắc Tôi được biết tên gọi của đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái,

Phạ Đin trong đó Phạ nghĩa là “trời”, Đin nghĩa là “đất” hàm nghĩa nơi đây là

chỗ tiếp giáp giữa trời và đất

Sự ẩn hiện đó làm cho Nguyễn Tuân “Có cái cảm giác như ngồi tàu bay

từ Liên Xô về nước lúc bay qua Trung Quốc, nhìn xuống những khúc tường gạch

cũ gặp góc trùng điệp của Vạn Lý Trường Thành Ở chỗ cao nhất của thân đèo,trùng xuống, các chóp núi đều lượn rập rờn như các nếp sóng bạc đầu của một vùng biển cả mà phép mầu nào đó, vừa biến hóa thành ra đá, cứng lại, xanh sẫm và tím ngắt một niềm im lặng” [11, 93]

Dường như sự hòa nhập cao độ ấy đã kéo Nguyễn Tuân về gần với cuộc sống này hơn và ông cảm nhận hết được vị ngọt bất tận của những giọt mật của

cuộc sống mới, của hoa thơm trái ngọt trên đời “Cỏ tranh đồi đang ra những

nõn búp” [11, 76] Sự uốn lượn của các chóp núi lúc ẩn lúc hiện như trò ú tim,

tìm lúc lôi cuốn lòng người Gam màu của cảnh vật như có phép thần thông quảng đại, biến hóa khôn lường làm cho bức tranh biến hóa khôn lường làm cho

bức tranh lung linh sống động hơn “các chóp núi đều lượn rập rờn…” Thiên nhiên khoác trên mình một tấm áo nhung đại cà xa “óng ánh xanh một màu cỏ

pha Soi chiếu cho bức tranh thiên nhiên căng tràn nhựa sống là ánh sáng láng

đi láng lại nhiều lần” [11, 94]

Những màu sắc mới mẻ gợi cho lòng người sự ấm áp, bình yên, êm ả của

cuộc sống trù phú, đầm ấm, hạnh phúc “Lúa nương bản Mèo rẻo cũng chín rồi,

lúa vàng lênh khênh giưã giời như mọc giữa chân xốp đang ùn lên từ phía núi bên kia Trên những ngọn đồi của khu chiến trường lịch sử, cỏ gianh đã bung hoa tia tía cái màu tử tô Đã có những con chim chìa vôi quệt đuôi trên những

bờ ruộng khô, vừa bay vừa hót đúng là những cái tiếng bạn bè của những người cày ruộng sắp gặt lúa đưa về” [11, 100]

Trang 31

Rừng núi nơi đây ngoài cái vẻ đẹp như hoa như gấm của thiên nhiên còn

có những cảnh gợi nên sự trú phú yên bình Cảnh bao phủ “ánh sáng tươi ròn,

đậm đà” làm mê tơi những người vẽ tranh “Núi Quỳnh Nhai đẹp như núi trong tranh ảnh trong men sứ Quỳnh Nhai có năm xã dọc sông và một xã rừng sâu Mường Giơn, nhưng núi của toàn châu đều là núi đẹp cả Sông đẹp, núi đẹp, cả con đò cả mày mắt vóc dáng cô đò đều rất tạo hình…” [11, 277]

Nguyễn Tuân với tâm trạng của một người tự hào về đất nước Việt Nam

giàu đẹp đã nhìn thấy vẻ đẹp “Non xanh nước biếc như tranh họa đồ” cuả thiên nhiên Tây Bắc Ta cũng bắt gặp cảnh đẹp này trong truyện “Vợ chồng A Phủ”

của nhà văn Tô Hoài khi viết về Tây Bắc có những cảnh vừa hiện thực vừa nên

thơ: “Trên đấu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong ngô lúa đã xếp yên đầy

các nhà kho Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn tết khi gặt hái vừa xong không kể ngày, tháng nào Ăn tết như thế cho kịp lúc mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới, Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió rét rất dữ dội Nhưng trong các làng mèo đỏ, những chiếc váy đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ” [7, 9] Nét bút của các nhà văn không chỉ tả

mà còn khiến người đọc như được chứng kiến tận mắt nét đẹp Tây Bắc, đó là sự diệu kỳ của văn chương nghệ thuật

Người đọc không những được phiêu từ nơi này đến nơi khác, được ngắm cảnh sắc mà còn có cả hương sắc nữa Đến với Điện Biên chúng ta sẽ được ngắm

những cánh đồng lúa tuyệt đẹp: “…từ cánh đồng lịch sử Mường Thanh hiền lành

như một cái nồi đồng điếu khổng lồ đang sủi tăm nước chờ đón lấy gạo tẻ của nông trường” [11, 92], thế rồi Nguyễn Tuân lại dẫn người đọc “đi thẳng xuống nông trường Hồng Cúm lúa tẻ là thứ cây lương thực chính dưới đó giồng, nhưng Hồng Cúm cũng vùa hạ thổ những cành cam sành vùa mới chiết ở Mường Pồn về “vườn cam lại vàng”… [11, 97] Một thứ mùi vị của cuộc sống mới đang dấy lên trong lòng

chúng ta niềm hi vọng cho một vụ mùa bội thu ở Tây Bắc

Tạm rời Điện Biên mà lòng tác giả vẫn còn lưu luyến “muốn xuống tắm

một lúc ở lòng sông Nậm Rốm, nhưng tôi lại mải đi nữa Nhìn con sông, thấy tiếc rẻ muốn lao xuống đấy một cái lá cây hoa ban xòe hình con bướm, với cái lòng tin tưởng rằng chiếc lá này sẽ thuận lòng mà đổ vào sông Nậm Hu bên vương quốc Lào, sẽ đổ vào sông Cửu Long mà bình yên trải qua đất nước Khơ

Me trung lập Và chiếc lá ấy, cũng chỉ trong mùa thu này sẽ phải tới được lòng bàn tay một người bạn nào ở dọc Tiền Giang Hậu Giang của Nam Bộ vừa xa xôi vừa gần gũi” [11, 97]

Trang 32

Nguyễn Tuân lại lên đường đến với đồn biên phòng Tây Trang, nơi địa

đầu của tổ quốc, nơi này đã làm cho nghà văn có nhiều xúc cảm “Ôi, hình như

từ muôn thủa biên giới vẫn có sức hút đối với tình cảm của con người” [11,

100] Và trên khối mây ùn ùn như khói, trên cái không phận xanh lơ nước hàng xóm, sừng sững hiện lên một mái đồn Tây Trang Đến nơi đây chúng ta có thể cảm nhận cái thiên nhiên đầy nắng và gió, nơi mà đất tời chỉ cách nhau không

đầy gang tấc Một ngày ở Tây Trang có đủ bốn mùa: “Sớm mát như mùa xuân

cây ban ra hoa, trưa là mùa hè, chiều là mùa thu, đến đêm là đông trường Và trên tất cả bốn mùa trong một ngày, là chỉ có gió gió Lào Chao ôi, gió Lào Gió Lào đang lùa qua phên cửa cỏ gian nhà chúng tôi nằm” [11, 105] Gió Lào

chính là đặc trưng của Tây Bắc, nó mang theo cái khô nóng để thổi vào mảnh

đất này bắt con người phải chống chọi với nó “Gió trên đồn cao biên phòng

đúng là cái gió mà tất cả chiến sĩ cán bộ của ba mươi mốt xã toàn châu Điện Biên đều thuộc lòng trong cảm giác, trong tình cảm, như là một thực tế một chân lý Nó thổi lộng óc, thổi cả mùa nóng, thổi cả mùa lạnh, thổi cả ngày, thổi

cả đêm, thổi cả năm ấy và năm khác quanh chỗ Lầu Tây” [11, 102]

Nguyễn Tuân thích gió, và ông cũng đã có lần tự nhận ông có sở trường

về tả gió, còn tả nắng thì nhất Nguyên Hồng Đâu chỉ có đồn Tây Trang gió mới

sợ, có lần ông đến Than Uyên mùa gió, gió ở đây mang đặc tính rất riêng biệt Cái tù túng của một cánh đồng lòng chảo bốn bề bao la bởi núi cao, khiến gió cũng bị bí, bị quẩn Gặp gió Than Uyên Nguyễn Tuân như gặp điều tâm đắc ông

viết: “Không khí cuộn thành đợt sóng luồng; gió phụt phụt một tia tường hơi

Người đúng xa luồng, gần luồng tia trường hơi, người đứng ở trong phạm vi và ngoài phạm vi luồng gió, người ở bờ luồng gió và trong dòng gió, trông mà thấy ngay, cách nhau một tầm nhìn, vaì tầm nhìn, đã thấy là hai thế giới Người ở ngoài con đường xuyên của gió đèo thì mắc áo cánh cụt, người ở trúng luồng tim của gió lao như đường đạn thì áo trấn thủ, người thì buốt mà mặt thì hầm hập Cột nhà chôn một thước ta, gió nhổ cả đi; thường năm, không mấy khi là không có vụ gió

xô sập nhà Gió mạnh như sóng bão cấp năm cấp sáu, cấp bảy, mùi gió nhạt nhạt,

vị gió ngai ngái Gió đổ nhà, đổ người, gió chém vào móng ngựa thồ, cuốn rối đuôi

và bờm tóc ngựa Gió dúi gục đầu ngựa Ngựa bạt hơi Người ngồi ngựa hộc máu cam trên cương yên Gió cuẩn mà hồi lùng nổi lên, đá to bằng hột gà cũng bay vù

vù Ù ù dật dật, quanh cái bếp lửa, cụm đầu vào nhau mà to tiếng cũng chỉ nghe thấy có lời hờn của gió nó dấy lên từ giưã hai cái vú đá trên đỉnh đèo Khau Co mà

xà xuống Lúa đang trổ, gió tháng chín tháng mười bắt đàu quẫy lên là coi như bỏ

vụ ấy Lúa phơi màu, gió quạt lép hạt; lúa gần chín, gió quạt như liên thanh không thay băng đạn và một chập là hạt rụng hết

Ngày đăng: 09/06/2014, 09:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đoàn Thị Diên (2010), Sự chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Tuân từ “Vang bóng một thời” đến “Sông Đà”, khóa luận, Đại học Tây Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Tuân từ" “"Vang bóng một thời"” đến “"Sông Đà
Tác giả: Đoàn Thị Diên
Năm: 2010
2. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức (1983), Nhà Văn Việt Nam 1945 – 1975, Nxb ĐH và THCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà Văn Việt Nam 1945 – 1975
Tác giả: Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb ĐH và THCN
Năm: 1983
3. Phan Cự Đệ (1997), Văn học lãng mạn Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học lãng mạn Việt Nam 1900 – 1945
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
4. Hà Minh Đức (1996), Năm mươi năm Văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm mươi năm Văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1996
5. Nhiều tác giả (1963), Nguyễn Tuân và đời sống xã hội, Nxb Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tuân và đời sống xã hội
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Văn hóa nghệ thuật
Năm: 1963
6. Nhiều tác giả (1977) Tác giả văn xuôi hiện đại (từ sau 1945), Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác giả văn xuôi hiện đại
Nhà XB: Nxb KHXH
7. Nhiều tác giả (2011), Ngữ Văn 12 tập 2, Nxb Giáo dục – Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ Văn 12 tập 2," Nxb Giáo dục "–
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Giáo dục "– "Việt Nam
Năm: 2011
8. Phùng Ngọc Kiếm (1998), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975, Nxb Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975
Tác giả: Phùng Ngọc Kiếm
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1998
9. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Văn học – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn tư tưởng và phong cách", Nxb Văn học "–
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: Nxb Văn học "– "Hà Nội
Năm: 1983
10. Nguyễn Đăng Mạnh (1990), Văn học Việt Nam từ 1945 – 1975, tập 2, nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam từ 1945 – 1975
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: nxb Giáo dục
Năm: 1990
11. Lữ Huy Nguyên (1996), Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 2, Nxb Văn học – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Nguyễn Tuân", tập 2, Nxb Văn học "–
Tác giả: Lữ Huy Nguyên
Nhà XB: Nxb Văn học "– " Hà Nội
Năm: 1996
12. Lữ Huy Nguyên (1996), Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 3, Nxb Văn Học – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Nguyễn Tuân", tập 3, Nxb Văn Học "–
Tác giả: Lữ Huy Nguyên
Nhà XB: Nxb Văn Học "– " Hà Nội
Năm: 1996
13. Tôn Thảo Miên (2002), Nguyễn Tuân tác phẩm và dư luận, Nxb Văn học và công ty văn hóa Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tuân tác phẩm và dư luận
Tác giả: Tôn Thảo Miên
Nhà XB: Nxb Văn học và công ty văn hóa Phương Đông
Năm: 2002
14. Tôn Thảo Miên (2003), Nguyễn Tuân về tác giả tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tuân về tác giả tác phẩm
Tác giả: Tôn Thảo Miên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
15. Vương Trí Nhàn (2000), “Sự biến hóa của cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân”, Báo văn hóa thể thao, số 55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự biến hóa của cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân
Tác giả: Vương Trí Nhàn
Năm: 2000
16. Phương Ngân (2003), Nguyễn Tuân – Cây bút tài hoa độc đáo, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tuân – Cây bút tài hoa độc đáo
Tác giả: Phương Ngân
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2003
17. Vũ Ngọc Phan (1990), Nhà văn Việt Nam hiện đại, tập 2 Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Việt Nam hiện đại
Tác giả: Vũ Ngọc Phan
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1990
18. Nguyễn Kim Rẫn, Tác giả Nguyễn Tuân, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 12 (249), năm 2011, Nxb Giáo dục Việt Nam – Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác giả Nguyễn Tuân
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam – Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
19. Nguyễn Tuân (2002), Vang bóng một thời, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vang bóng một thời
Tác giả: Nguyễn Tuân
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
20. Nguyễn Tuân (1986), Chuyện Nghề, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyện Nghề
Tác giả: Nguyễn Tuân
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1986

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w