Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 73 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
73
Dung lượng
451 KB
Nội dung
LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Th.S Nguyễn Thị Quế Thanh người đã hướng dẫn tận tình giúp tôi thực hiện và hoàn thành khoá luận này. Xin bày tỏ lòng biết ơn quý thầy cô đã giảng dạy và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập. Xin chân thành cảm ơn khoa Khoa học xã hội, phòng đào tạo, Trường Đại học Quảng Bình tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập nghiên cứu. Cảm ơn những người thân yêu trong gia đình bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện khoá luận. Tôi xin tri ân tất cả! Quảng Bình, Tháng 5 năm 2014 Người viết Phan Thị Hoa Lài LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Thị Quế Thanh. Các tài liệu, những ghi nhận trong khoá luận là hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung khoa học của công trình này. Tác giả Phan Thị Hoa Lài MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử dân tộc Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX là một thời kì lịch sử đau thương với những biến động và thăng trầm. Sự tiếp mặt trước một kẻ thù mới với dã tâm và trang bị hoàn toàn khác trước đã đẩy các cuộc đấu tranh yêu nước của dân tộc vào thất bại liên tiếp. Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc đặt trong hoàn cảnh mới đòi hỏi phải có thêm những phẩm chất mới. Bởi nguy cơ mất nước đã quá rõ ràng và bởi con đường cứu nước không thể trở về với những bài học, những kinh nghiệm cũ như cha ông trước đây. Cần kíp phải tìm một con đường mới với những người mở đường mới. Trong tư thế là một người yêu nước Việt Nam xứ Nghệ, là nhà nho duy tân, là nhà hào kiệt, Phan Bội Châu xung trận trong đội ngũ những người mở đường với bầu nhiệt huyết nồng nàn và một lòng yêu nước tha thiết vĩ đại nhất. Những biến đổi to lớn trong đời sống xã hội với những yêu cầu mới mẻ mà lịch sử lúc bấy giờ đặt ra, hơn ai hết Phan Bội Châu sớm nắm bắt và lĩnh hội một cách tinh tường trọn vẹn. Điều này được minh chứng bởi những bước đường hoạt động cách mạng, những đường lối chính trị tiến bộ và đặc biệt nó được thể hiện rõ nét trong những hình tượng nhân vật anh hùng yêu nước mới mà nhà văn thể hiện trong sáng tác của mình. Thế giới nhân vật trong cách sáng tác của Phan Bội Châu là sản phẩm của việc mạnh dạn từ bỏ đường mòn, lối cũ, dũng cảm khám phá lối đi mới đến với con người theo tư tưởng dân chủ phương Tây. Con người mới trong thơ văn Phan Bội Châu là con người của tình yêu nước tha thiết, là hiện thân của chủ nghĩa yêu nước tiến bộ - cụ thể hơn, thống thiết hơn, giục dã hơn. Không phân định biên độ đẳng cấp, xuất thân, tuổi tác tất cả cùng quần tụ, đồng lòng vì lợi ích chung của toàn dân tộc, cùng hướng về mục đích chung, đánh đuổi giặc xâm lược, rửa mối nhục của người dân mất nước, đem độc lập về cho Tổ quốc, đem tự do về cho dân tộc. 1 Tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh cách mạng là mạch ngầm xuyên suốt sáng tác của Phan Bội Châu nhưng có thể nói tiêu biểu trong đó là tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử. Tiểu thuyết đánh dấu sự chuyển biến trong hệ tư tưởng yêu nước của nhà chí sĩ. Trùng Quang tâm sử là tác phẩm tụ hội đường nét nhất những thang bậc đi lên trong tư tưởng yêu nước của nhà chí sĩ về chủ nghĩa yêu nước dân tộc. Những hình tượng nhân vật anh hùng yêu nước trong Trùng Quang tâm sử chính là những đứa con tinh thần chứa đựng ước mơ, khát vọng mà Phan Bội Châu đã từng ấp ủ. Đích đến trong việc nghiên cứu đề tài khoá luận “Thế giới nhân vật trong Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu” là khám phá những hình tượng anh hùng yêu nước tiến bộ của nhà chí sĩ Phan Bội Châu muốn chuyển tải, đồng thời thấy được nét đặc trưng của con người Việt Nam tại trạm trung chuyển cận hiện đại. Từ đây, thấy được sự kế thừa của Phan Bội Châu đối với giai đoạn trước và cả những đóng góp, những thành quả đối với các giai đoạn sau việc định hướng con người yêu nước lí tưởng. Trở về với nhân vật trong Trùng Quang tâm sử, chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau, có cách nhìn toàn vẹn và sinh động nỗi trăn trở duy nhất của các bậc tiền bối trước thử thách cam go của lịch sử để vươn lên bảo vệ Tổ quốc. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tầm cao về tư tưởng yêu nước trong sự nghiệp “vị quốc” của Phan Bội Châu là lãnh địa lí thú được nhiều nhà nghiên cứu phê bình chọn làm điểm đặt chân cho hành trình khám phá của mình. Song hành cùng tư tưởng yêu nước, văn thơ yêu nước của Phan Bội Châu cũng là một miếng đất đông khách tới lui. Số lượng bài viết về nhà cách mạng Phan Bội Châu nói chung, về tư tưởng yêu nước trong tác phẩm văn học của ông nói riêng, đạt một dung lượng đồ sộ. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Nhà yêu nước và văn Phan Bội Châu (Viện văn học, NXB Khoa học và xã hội, 1967), Phan Bội Châu về tác giả và tác phẩm của Chương Thâu, Trần Ngọc Vương (NXB Giáo dục, 2011), Phan Bội Châu toàn tập (10 tập) của Chương Thâu (Trung 2 tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây- NXB Thuận Hoá, Huế 2001), Nghiên cứu Phan Bội Châu của Chương Thâu (NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004), Phan Bội Châu trong dòng thời đại của Chương Thâu (NXB Nghệ An, trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2007). Theo dòng chảy lịch sử, các tập sách dung chứa những bài nghiên cứu của Phan Bội Châu và tư tưởng yêu nước của ông ngày một đầy đủ và hoàn thiện. Để công việc nghiên cứu được dễ dàng và hiệu quả, tôi tạo lập một bố cục lịch sử nghiên cứu theo trục dọc thời gian như sau: * Trước năm 1975 Trong giai đoạn này, chúng tôi tìm thấy rất nhiều bài nghiên cứu về sự nghiệp và tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu được ấn hành trong các tập sách, các tạp chí. Đơn cử có các công trình tiêu biểu như: Nhà yêu nước và nhà văn Phan Bội Châu của viện Văn học (NXB Khoa học xã hội 1967), được biên soạn nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh Phan Bội Châu. Tập sách này được thu thập và trình bày có tính hệ thống nhiều bài nghiên cứu rất giá trị về chủ nghĩa yêu nước của nhà đại cách mạng. Trong giai đoạn này còn có những bài nghiên cứu có chất lượng về Phan Bội Châu như: Văn chương ông Phan Sào Nam của Cao Xuân Huy (Văn học tuần san, số 3, 1935), Phan Bội Châu con người của một thời đại và một xứ sở của Đặng Thai Mai (trích văn thơ Phan Bội Châu, NXB văn hoá Hà Nội, 1960), Chủ nghĩa yêu nước của Phan Bội Châu của Trần Đức Sự (Nghiên cứu lịch sử, số 83, 1966), Bàn thêm về quan niệm anh hùng của Phan Bội Châu của Nguyễn Đổng Chi (Nghiên cứu lịch sử, số 111, 6/1968), Phan Bội Châu nhà tuyên truyền tư tưởng yêu nước của Nguyễn Văn Hoàn (Tạp chí văn nghệ quân đội số 12, 1967) * Sau năm 1975 Khảo sát trên tinh thần tổng hợp cả 3 miền đất nước, tôi tìm thấy một lượng lớn các bài nghiên cứu, phê bình về Phan Bội Châu ở giai đoạn này trong các tạp chí, sách chuyên ngành, các bài tham luận từ các hội thảo khoa học. Theo khả năng và điều kiện có thể, tôi tìm thấy các công trình sau: Phan 3 Bội Châu về tác giả và tác phẩm của Chương Thâu, Trần Ngọc Vượng (NXB giáo dục, 2001), Phan Bội Châu cuộc đời và thơ văn của Hoài Thanh (NXB văn hoá, Hà Nội 1978), Từ Phan Bội Châu đến Nguyễn Ái Quốc, sự chuyển giao thế hệ trong đấu tranh giữ nước của Phan Ngọc Liên, Nguyễn Đình Lễ (trong sách Phan Bội Châu, con người và sự nghiệp, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1999), Phan Bội Châu trong hiện đại hoá văn học dân tộc của Lê Trí Viễn (NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 1977). * Những năm gần đây Trong hoàn cảnh đất nước hoà bình, với độ lùi thời gian nhất định, tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu càng đặc biệt thu hút sự tìm hiểu của các nhà nghiên cứu phê bình. Mở rộng biên độ thu thập, tìm kiếm, chúng tôi tập hợp được những công trình tiêu biểu sau đây: Phan Bội Châu trong đời sống tinh thần dân tộc Việt Nam thế kỷ XX của tác giả Trần Ngọc Vương (Phan Bội Châu về tác giả và tác phẩm; Chương Thâu, Trần Ngọc Vương, NXB giáo dục, 2001), Mấy vấn đề trong quan niệm con người của văn học Việt Nam thế kỷ XX của Trần Đình Sử (tạp chí văn học Hà Nội, 2001), Tầm vóc Phan Bội Châu trong lịch sử và lịch sử văn chương Việt Nam đầu thế kỷ XX của Phong Lê (tạp chí nghiên cứu văn học, Hà Nội, số 4, 2008) Nhìn một cách tổng quát các công trình nghiên cứu trên đây, chúng ta thấy mặc dù số lượng bài viết khá nhiều, sự quan tâm của các nhà lí luận càng rất tích cực, hứng thú nhưng tập trung lại ít có công trình nghiên cứu chuyên biệt xuyên suốt về sự nghiệp và tư tưởng yêu nước tiến bộ của Phan Bội Châu. Đến gần hơn với hình tượng con người yêu nước trong sáng tác của Phan Bội Châu có công trình: Bàn thêm về quan niệm anh hùng của Phan Bội Châu của Nguyễn Đổng Chi (Nghiên cứu lịch sử số 111, tháng 6 năm 1968) công trình này đã nói lên được quan niệm xây dựng thế giới nhân vật trong sáng tác của Phan Bội Châu. Đặc biệt là đã đi sâu làm rõ từng giai đoạn chuyển biến trong tư tưởng yêu nước của cụ Phan theo các sáng tác thơ văn rất cụ thể. Trong bài viết của mình Nguyễn Đổng Chi đã đưa ra nhận định: 4 Phan Bội Châu đã chuyển mạnh từ chủ nghĩa anh hùng yêu nước kiểu phong kiến sang chủ nghĩa anh hùng yêu nước kiểu nông dân kết hợp với chủ nghĩa anh hùng yêu nước kiểu tư sản. Mặc dù Nguyễn Đổng Chi đã tiến gần hơn với chủ nghĩa yêu nước của Phan Bội Châu qua các nhân vật văn học, nhưng để thực sự đi sâu và làm rõ quan niệm về con người yêu nước trong sáng tác của Phan Bội Châu thì công trình này cũng chưa được triển khai một cách thấu đáo. Đại đa số các nghiên cứu này đều thống nhất với nhau ở chỗ, ghi nhận nội dung yêu nước tràn đầy và hình thức nghệ thuật cách tân “thoát lốt” nhà nho trong các tác phẩm của Phan Bội Châu. Song, với độ sâu và chiều cao tư tưởng yêu nước của nhà đại ái quốc, thì việc nghiên cứu cần thiết nhiều hơn nữa một công trình chuyên sâu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu. Ngoài ra, chúng tôi còn mở rộng các tác phẩm khác của tác giả có liên quan đến quan niệm về chủ nghĩa anh hùng yêu nước. Đồng thời, tìm hiểu các sáng tác thuộc giai đoạn văn học trung đại và các sáng tác cùng thời với Phan Bội Châu để có cái nhìn đối sánh. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu, trong đó chúng tôi tập trung nghiên cứu thế giới hình tượng nhân vật anh hùng yêu nước mà nhà văn miêu tả và sáng tạo. 4. Phương pháp nghiên cứu. Để khảo sát đề tài này, tôi hướng đến vận dụng những phương pháp sau đây. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Với phương pháp này, chúng tôi tiến hành phân tích các đặc điểm riêng lẻ, độc lập ở hình tượng nghệ thuật, đồng thời tiến hành tổng hợp lại để có những nhận thức đầy đủ, đúng đắn về bản chất chung của các hình tượng, cũng như tìm ra được quy luật vận động về tư tưởng của hình tượng trong đề tài này. Phương pháp cấu trúc hệ thống: Ở phương pháp này tôi đặt ra những vấn đề của đề tài trong mối tương quan mang tính hệ thống và quy luật cấu trúc định hình. 5 Phương pháp so sánh: Bằng phương pháp này, tôi hướng tới việc đối sách giữa tác giả với các nhà yêu nước cùng thời để thấy được sự tiến bộ vượt bậc trong tư tưởng của ông. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn sử dụng các phương pháp thống kê, quy nạp, diễn dịch cùng với lý thuyết thư pháp học và phương pháp đồng đại, lịch đại để tiến hành nghiên cứu hiệu quả hơn. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khoá luận được chia làm 3 chương cụ thể như sau: Chương I: Những vấn đề lý luận chung. Chương II: Thế giới nhân vật xét từ nội dung yêu nước. Chương III: Thế giới nhân vật xét từ phương thức thể hiện. 6 NỘI DUNG CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 1.1. Hình tượng nhân vật, hình tượng nghệ thuật 1.1.1. Hình tượng nhân vật Nhân vật là linh hồn của tác phẩm, là hình ảnh trung tâm, là nơi thể hiện tập trung lí tưởng đạo đức thẩm mĩ của tác giả. Nhân vật văn học được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học bằng phượng tiện văn học. Nhân vật trong tác phẩm văn học có thể là những nhân vật được định danh rõ ràng như Thuý Kiều, Kim Trọng, Tôn Ngộ Không, Gia Cát Lượng, Trương Phi Đó cũng có thể là những nhân vật không tên như thằng bán tơ, người đàn bà làng chài, chàng trai, những kẻ đưa tin, lính hầu thường thấy trong kịch. Đó là những nhân vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩa con người. Nhân vật có thể là những con người được miêu tả cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch. Đó cũng có thể là những con người thiếu hẳn những nét đó, nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc nỗi niềm, ý nghĩa, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình. Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ là một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm. Nhưng chủ yếu nhất vẫn là hình tượng con người trong tác phẩm. Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Văn học vốn có mối quan hệ đối với đời sống. Và chỉ tái hiện được đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của cuộc đời. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra. Nhân vật trong văn học, khác với nhân vật trong hội hoạ, 7 [...]... cạnh đa diện, đa chiều Hiện lên trong sáng tác của Nam Cao là những nhân vật bị tha hoá, bị xã hội ruồng bỏ nhưng vẫn khát khao lương thiện Hay là những nhân vật sống mòn trong vòng xoáy cơm áo gạo tiền Hình tượng nhân vật trong Trùng Quang tâm sử là những nhân vật anh hùng cứu nước Phan Bội Châu bằng những sáng tác của mình đã làm nổi bật lên trong văn học những nhân vật anh hùng với sự ý thức về cách... thấy, không phải học nhiều mới có lý tưởng ái quốc mà trong đám quần chúng vô học cùng có những bậc yêu nước lỗi lạc Nuôi một tấm lòng yêu nước sâu sắc và sôi nổi, Phan Bội Châu dốc hết nhiệt tình của mình vào việc tạo dựng các nhân vật lịch sử trong Trùng Quang tâm sử Chính niềm nhiệt tình và công phu của nhà văn mà đến nay, mỗi khi đọc Trùng Quang tâm sử, những hình tượng nhân vật lịch sử trong tác phẩm... chiến đấu của toàn dân, trong tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử Phan Bội Châu đã làm một cuộc “cải cách lịch sử Sự thật lịch sử là một cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng chống giặc Minh được quan lại giúp sức và lên ngôi vua, nhưng xuất hiện trong Trùng Quang tâm sử những nhân vật lịch sử này có gốc gác dân dã Tuy giới thiệu ông Khoáng, Đặng Tất, Đặng Dung là dòng dõi tôn thất, ông Chân là thân văn yêu... và giới thiệu với độc giả 16 Với sức mạnh trường tồn mãnh liệt của tinh thần yêu nước, tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử đã định vị giữa nền văn học dân tộc với vai trò là tác phẩm quan trọng trong bước chuyển mình “nhạy cảm” của lịch sử tư tưởng yêu nước trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX 1.3.2 Nội dung của tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử Qua hai mươi chương hồi với ngót hai mươi nhân vật, Trùng Quang. .. tới Trong tư thế là một nhà chiến sĩ cách mạng trực tiếp tham gia chiến đấu, Phan Bội Châu thấy rõ sức nặng của khối yêu nước đối với sự thành bại của cách mạng dân tộc Nhãn giới yêu nước của Phan đã mở rộng biên độ thực thụ Điều mà ở lịch sử trước đó chưa từng có, trong Trùng Quang tâm sử, Phan Bội Châu đã đưa vào một lực lượng đông đảo các nhân vật anh hùng yêu nước vô danh Gửi gắm quan niệm của. .. triển về quan niệm yêu nước của Phan Bội Châu Các nhân vật lịch sử được xây dựng trong Trùng Quang tâm sử như “ánh nắng mới” được Phan Bội Châu mang đến giữa hệ thống quan niệm yêu nước của cách mạng Việt Nam Ở đây, tinh thần yêu nước, chí khí yêu nước và lực lượng yêu nước không còn bó hẹp ở lớp anh hùng, kẻ sĩ, những nhân vật lịch sử, những tên tuổi lừng danh trong quốc sử dân tộc mà còn chính là... chọn học trò Bây giớ học trò ở quê xã Hoa Trai, Huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia là Đào Duy Từ, tên hiệu ”[5, 221] Tất cả các nhân vật đều được giới thiệu đầy đủ lai lịch như cách kể của của liệt truyện và cũng giống như nghệ thuật trì hoãn của sử thi, khiến cho câu chuyện trở nên rườm rà bởi lời giới thiệu của tác giả khác hẳn với cách giới thiệu của Trùng Quang tâm sử Phan Bội Châu đã mượn lời kể của. .. nước cho dân tộc Việt Nam trong buổi chuyển mình “nhạy cảm” – cận hiện đại 1.3.3 Vị trí, những cách tân của Trùng Quang tâm sử đối với tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam Phan Bội Châu đã đóng góp cho văn học Việt Nam một số lượng tác phẩm đồ sộ, trong đó phải kể đến Trùng Quang tâm sử Tác phẩm có vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của cụ Phan vào những năm đầu thế kỷ XX Đây là một cuốn... chí ở Hàng Châu, Trung Quốc, tác phẩm Trùng quang tâm sử (khoảng 1913 -1917) một cuốn tiểu thuyết luận đề yêu nước và ít nhiều mang hình thức tiểu thuyết lịch sử của Phan Bội Châu đã được in trên tạp chí Bình sự này Thơ văn của Phan Bội Châu viết trong thời gian bôn ba ở nước ngoài đã bộc lộ phần nào tư tưởng tình cảm tốt đẹp nhất cùng các bước chuyển biến trong đường lối đấu tranh cách mạng của tác giả... và tính lịch sử Trùng Quang tâm sử là một cuốn tiểu thuyết tiêu biểu cho dòng văn học yêu nước, cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX 19 Mang những phẩm chất anh hùng yêu nước xứng tầm với thời đại, những hình tượng nhân vật yêu nước trong tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử là những biểu hiện cụ thể nhất cho tư tưởng yêu nước tiến bộ của nhà cách mạng Phan Bội Châu Qua đây, nhà chí sĩ góp một phần tâm huyết quan . chứa đựng ước mơ, khát vọng mà Phan Bội Châu đã từng ấp ủ. Đích đến trong việc nghiên cứu đề tài khoá luận Thế giới nhân vật trong Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu là khám phá những hình. hiện rõ nét trong những hình tượng nhân vật anh hùng yêu nước mới mà nhà văn thể hiện trong sáng tác của mình. Thế giới nhân vật trong cách sáng tác của Phan Bội Châu là sản phẩm của việc mạnh. trung tâm, là nơi thể hiện tập trung lí tưởng đạo đức thẩm mĩ của tác giả. Nhân vật văn học được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học bằng phượng tiện văn học. Nhân vật trong tác phẩm văn học