Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của văn học, một yếu tố quan trọng để tạo nên phong cách của nhà văn. Nói như Krapchenco thì những đặc tính cơ bản của lĩnh vực giọng điệu trong các tác phẩm nghệ thuật của nhà văn, sự ưu tiên phong cách cũng có liên quan mật thiết với cảm hứng chủ đạo trong sáng tạo của nhà văn. Giọng điệu trở thành chìa khoá để giải mã tác phẩm và từ giọng điệu ta có thể xác định được tác giả.
Giọng điệu trần thuật trong tác phẩm Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu là giọng điệu của người trần thuật ngôi thứ ba, người đứng bên ngoài câu chuyện, theo dõi toàn bộ sự việc xảy ra. Đan xen việc dùng giọng điệu ca ngợi trần hùng, kích lệ ý chí, tinh thần của quần chúng, tác giả còn đưa vào tác phẩm giọng điệu triết lý chiêm nghiệm. Phan Bội Châu sử dụng kết hợp giữa giọng kể với giọng hỏi tạo thành nỗi niềm tâm sự ở đoạn đầu “hỏi ai làm
được như thế?”, “Chúng ta làm sao quên được?”. Nhà văn luôn trăn trở trước
thực trạng xã hội, trước sự tác oai tác quái của giặc xâm lược, sự thờ ơ của triều đình và sự cùng khổ của người dân vì sự cao quý thuế nặng. Cha của cậu Xí xót xa “con không biết sao, số thuế bọ quan lại thu hằng năm. Ta phải cố
sức cày gấp mười lần như thế này cũng còn lo chưa đủ, cha phải suốt ngày làm cật lực mảnh ruộng bé nhỏ này, chết lúc nào cũng chưa biết” [2,24]. Đó
là sự thông cảm trước nỗi đau của những số phận như Chí, Liên, anh Hạnh, Trầm. Nước mất thì chỉ có cách đem máu ra mua lấy tự do mà thôi. Cho nên với Phan Bội Châu, trước tình hình mất nước mà không đập bàn kêu thương,
vung tay kêu khổ là người không có tai mắt, không có tâm huyết, không phải là “giống người” nữa “chao ôi! Chúng mưu đồ giết hết giống của người ta,
giết được thì chúng giết, có kể chi trẻ em hay người lớn” [2,25]. Đất nước là
của cha ông để lại cho nên làm chủ đất nước là mọi người dân Việt Nam. Thế nhưng vua quan đã làm mất nước, cậy quyền áp chế đưa nhân dân vào cảnh khốn cùng. Bằng giọng văn sắc lạnh Phan Bội Châu đã vạch rõ tội ác của giặc Ngô, thức tỉnh đồng bào đang mê ngủ hãy đoàn kết lại, chỉ có đoàn kết một lòng mới giành thắng lợi “ví như thân thể người ta, chân tay xương khớp
không một cái nào không có trách nhiệm về sự mạnh hay yếu. Một ngón bị hỏng, một mẫu bị khuyết thì tai hoạ ắt sẽ có ngày lan đến cả đoàn thể. Ruốt cuộc cả đoàn thể vì vậy mà thất bại” [2,99]. Phan Bội Châu cho rằng cá nhân
là nhỏ nhen, tập thể là vĩ đại, cá nhân là tạm thời, tập thể là vĩnh viễn.
Khi nói về cuộc chiến tranh của trại Trùng Quang chống giặc, thông qua số phận của những nhân vật trong tác phẩm nhà văn đã khắc hoạ được một hình ảnh rất tỉnh trước mọi biến động của cuộc đời. Nhà văn khái quát lên một chân lí, muốn cách mạng đi đến thắng lợi thì ắt cần phải có tinh thần đoàn kết của tất cả các tầng lớp trong quần chúng nhân dân, Phan Bội Châu triết lí “góp trí tuệ của hàng vạn người làm trí tuệ chung, thành một khối trí
tuệ lớn. Góp sức lực của ngàn vạn con người làm sức lực chung, thành một khối sức mạnh lớn, nói cho rõ hơn, hàng ngàn vạn người cùng một lòng thì đó lớn hơn. Nhưng làm thế nào để cho hàng ngàn vạn người cùng một lòng? phải để cho mọi người biết rằng: sự mất mát của nước ta có liên quan hệ rất lớn đối với thân ta” [2,80]. Những khái quát ấy đã ăn sâu vào trong mỗi nhân
vật trong trại Trùng Quang. Phan Bội Châu đã thấm nhuần những tư tưởng ấy với sự chiêm nghiệm của bản thân trên con đường cách mạng mà nhà văn đã lựa chọn.
Nhà văn cho nhân vật của mình là Tinh chiêm nghiệm về việc hình thành đất nước, về những nỗi đau mà nhân dân ta phải chịu đựng dưới sự đàn áp của giặc Ngô từ đó mà rút ra những điều cần thiết cho cuộc cách mạng Trùng
Quang là đoàn kết, đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên lợi ích của nhân dân. Tất cả hàng vạn người đều đồng lòng như vậy để ngăn ngừa ngoại địch, kẻ thù nào chẳng bị bẻ gãy, giặc nào chẳng bị tiêu diệt.
Tất cả suy nghĩ, cảm xúc của Phan Bội Châu tập trung vào vấn đề giành quyền dân tộc vào nước vào dân. Dân theo ông là quốc dân gắn với nước, là người trong một nước thì gọi là đồng bào “Bởi vì đã biết cùng một nước tức
là đồng bào, thì sẽ biết hạnh phúc của quốc gia chính là hạnh phúc của đồng bào, cũng là hạnh phúc của bản thân ta. Chỉ có khi nào tất cả đồng bào đều sung sướng, thì khi đó mới có thể gọi là hạnh phúc chân chính. Ta vì đồng bào mà mưu đồ hạnh phúc, thì thân ta dù có phải huy sinh cũng không đáng tiếc” [2,82]. Bằng giọng văn triết lí suy nghiệm, nhà văn đã bộc lộ được tư
tưởng nhất quán của mình về vấn đề đất nước, dân tộc, đồng bào. Hơn hết đó là sự đoàn kết trong đấu tranh chống giặc.