Giọng điệu ngợi ca hào sảng

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Thế giới nhân vật trong Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu (Trang 56)

Một tác phẩm văn học có giá trị, điều kiện cốt yếu nhất câu văn trong đó phải có hồn. Câu văn có hồn là câu văn có giọng, có điệu bởi rằng những từ ngữ của tác phẩm được truyền tải nhiều nội dung quan trọng. Nhà văn có tài là nhà văn có khả năng nắm bắt được đúng các giọng phù hợp với nội dung mình cần thể hiện. Giọng điệu phù hợp với nội dung tư tưởng thì mới truyền tải được nội dung tư tưởng ấy. Theo từ điển thuật ngữ văn học giọng điệu là thái độ tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ. Giọng điệu thể hiện sắc độ tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính suồng sã hay ngợi ca châm biếm. Giọng điệu chính trong Trùng Quang tâm sử là giọng điệu ngợi ca hào sảng. Phan Bội Châu bắt nhịp mở đầu ngay với cái tiền đề cốt lõi này. Giọng điệu ngợi ca được xuất hiện ngay trong đoạn mở đầu của tác phẩm. Công lao to lớn của các anh hùng dân tộc được tác giả khắc họa một cách mê say “Ôi! rực rỡ biết

bao! Tổ tiên ta vĩ đại hiển hách biết nhường nào! Hỏi ai đã được kỳ tích ấy ? Đó chính là đức thái tổ cao hoàng nhà Lê tức là Lê Lợi vậy. Tôi từng biết rằng: quyền chủ nhân sẵn có của một nước, đi rồi sẽ lại trở về, mất rồi sẽ lại thu phục được. Nhưng việc đó không phải do một người mà có thể làm nên. Có một người được mang danh là anh hùng lừng lẫy mà không có hàng vạn người anh hùng vô danh khác kéo trước, đỡ sau, nâng bên trái dìu bên phải, thì bậc anh hùng hữu danh kia cũng không sao biểu hiện ra được (…) Dòng dõi anh hùng và hậu thân anh hùng chính là chúng ta’’ [ 2,22]. Ở đây, trình

bày với giọng điệu ngợi ca hùng hồn tác giả đã thể hiện tinh thần lạc quan dân tộc, kết hợp thể hiện cảm xúc về cái tôi nội cảm của nhà văn thông qua lăng kính khách quan của thời đại.

Dòng thác sôi sục ý chí chiến đấu được khơi thông, tuôn chảy ào ạt trong suốt chiều dài tác phẩm Trùng Quang tâm sử : “thề diết hết quân giặc

ấy’’ , “nhất định phải giết hết giặc này’’, “đánh trống reo hò mà vào’’,

“đánh trống, reo hò hăm hở xong tới’’, “Những tiếng kêu: Bắt …trói …đánh…

đánh…giết…giết ầm lên như mây tuôn, sóng dậy’’. Giọng điệu mang khí thế

hào hùng tạo nên sự trùng điệp đông đảo của nghĩa quân. Mạch câu truyện cuốn nhanh, thu hút người đọc trải dài theo mỗi tình tiết của câu chuyện.

Để giọng điệu hùng hồn, ngợi ca thêm mạnh mẽ, Phan Bội Châu đã miêu tả qua khí thế chiến đấu bừng bừng cao độ. Những con người thời đại ấy trong Trùng Quang tâm sử đều mang chung một ý niệm khẩn trương “giết

được quân giặc rồi mới được ăn cơm sáng’’ [2,146 ]. Cuộc chiến đấu càng dữ

dội, nguy cấp thì phẩm chất anh hùng, yêu nước càng ngời sáng. Sự non yếu về chuyên môn binh sử của quân lính Trùng Quang đặt họ trước nguy cơ bị giặc tiêu diệt: “Quân ta đều là quân ô hợp, phụ vào số thổ binh đã được tập

luyện trước đây cũng chỉ được vài người thôi. Quân giặc ở kinh thành chừng độ một tuần nữa sẽ tới. Quân của chúng tập trung đông mà lại tinh nhuệ, quân ta thì phân tán mà còn non kém, những phủ huyện ta đã lấy được, chúng sẽ đem đại quân đến đánh, thế ta sẽ tan rã’’ [2,104] . Trước tình thế hiểm

nghèo, trí tuệ của người lính được thể hiện ngời sáng qua sự tính toán, cất đặt hợp lý: “Mưu kế bây giờ chỉ bằng nhân lúc quân ngoài bãi chưa vào kịp, một

mặt ta gửi công văn đến các phủ huyện hư trương thanh thế, góp lương mộ quân, giả cách làm kế hoạch dự bị thu phục tỉnh thành, (…..) Còn ta bí mật đem quân tinh nhuệ theo đường núi tiến xuống phía Nam chiếm luôn Quảng Bình, Thuận Hóa và Thăng Long (…) chỉ trong vong vài tháng là một giải non sông ấy sẽ về tay ta. Sau đó chúng ta dưỡng uy sức nhuệ, xem thời thế đợi cơ hội, tiền thì có thể thu được Thanh Nghệ và nhóm ngó Đông kinh, lùi thì có thể, từ hoành sơn trỡ vào Nam, giữ hiểm cố thủ, luyện quân chứa lương (…) khi nào có thể tiến thì tiến ắt vẹn toàn’’ [2,104-105].

Phan Bội Châu truyền tải bối cảnh thời cuộc và không gian chiến trận sống động bằng những câu văn giàu hình ảnh, đưa lại cảm giác đầy phấn khích: “Vân vội đem quân ra khiêu chiến. Giặc thấy quân ta yếu và ít nên

khinh thường, không đợi đóng xong doanh trại, cứ đưa quân xua đuổi quân vận (...) giặc hô quân vượt cửa quân xô tới như ong. Vân ra sức giữ cửa quan để ngăn địch. Quân giặc liền vượt qua đèo, nhưng vừa tới nữa chừng, thì hai đội quân của ta do Đề đốc và Lực chỉ huy, từ hai bên ở phía bắc đèo xong ra, thét vang như sấm dậy, (….) Đội chinh binh của Xý từ trong đèo xông ra, đón đầu gặc đánh rất mãnh liệt. Hai đội quân của Phấn và Võ nấp sẵn ở trong rừng rậm bất ngờ đánh chéo ra, (….) giặc hoảng hốt, tranh nhau cướp đường mà chạy’’ [2,147].

Giọng điệu sôi nổi của cuộc chiến trong tác phẩm Trùng Quang tâm sử

còn được Phan Bội Châu thể hiện ở cách dùng từ và ngắt nhịp. Để chuyển tải không khí sôi động trong công tác chuẩn bị cách mạng và cả trên chiến trường, tác giả sử dụng động từ với tần suất cao và rất đa dạng, không ngồi không, đi ngay, chặn đánh, cướp đường đuổi theo… Nhịp điệu này còn được thể hiện ở cách ngắt nhịp nhanh, mạnh, dồn dập, thể hiện không khí khẩn trương dứt khoát: “Dậy !Dậy! Dậy! Dậy !’’, ‘‘nuôi chí, chứa giận, giết giặc, rửa hờn’’,“Giết giặc! giết giặc! giết giặc!’’.

Cái đặc biệt ở Trùng Quang tâm sử, với giọng văn sôi động tác giả không chỉ dùng để miêu tả không khí chiến đấu, mà tác giả còn dùng để miêu tả nội tâm nhân vật. Cô Chí với tâm trạng háo hức góp công, góp sức, nhưng tự thấy mình chưa giúp được gì cho cách mạng cô buồn rầu: “thời gian trôi qua, rút

cuộc chưa làm được gì cho hội, vỗ tay xem đám, buồn chết người đi được…”

[2,73] ; hay như ông Chân, thấy cảnh đau thương của giống nòi có lòng nôn nóng giết giặc mà thế cô đơn lẽ không làm được đâm ra chán, nhưng khi gặp được cách mạng rồi thì hăng hái, phấn khởi đóng góp công sức nhiệt tình .

Sự hùng hồn, hối hả ở tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử không chỉ phản chiếu hiện thực sôi động của cuộc cách mạng Trùng Quang, mà ở đó độc giả còn nhìn thấy nhiệt huyết dâng trào trong lòng tác giả.

Phan Bội Châu nhân danh dân tộc và cộng đồng để nói đến vấn đề to lớn, mang tính thời đại. Tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử mang âm hưởng hùng hồn mà thân mật, đã thực sự cho bạn đọc thấy được không khí của một thời đại mà thể hiện tối đa dụng ý “truyền lửa “ của nhà văn.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Thế giới nhân vật trong Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w