Con người ‘‘vị quốc’’ con người của chủ nghĩa anh hùng

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Thế giới nhân vật trong Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu (Trang 43)

Phan Bội Châu bình sinh là một bề tôi yêu nước xuất thân từ Nho học, mặc dù có những tư tưởng chịu ảnh hưởng phương Tây nhưng cái gốc trong tư tưởng ở nhà văn là các tinh thần luân lí của Nho giáo. Dù muốn dù không, Phan Bội Châu không hoàn toàn có thể rũ bỏ chiếc áo rộng của ý thức hệ phong kiến này.

Đầu thế kỷ XX, cùng với bóng đen của quân xâm lược là ánh sáng tư tưởng của văn minh phương Tây in hẳn vào đời sống xã hội Việt Nam. Tư tưởng dân chủ là một luồng sáng góp mặt trong vùng ánh sáng này. Tư tưởng dân chủ phương Tây vào Việt Nam phải lúc hệ tư tưởng phong kiến không còn đủ sức phản ứng trước tiếng “kêu cứu” của dân tộc. Chới với trước thời cuộc, người ta bắt đầu dừng lại cân nhắc giữa cái cũ. Sự tiến bộ, hợp thời của “cái mới” đã bỏ lại đằng sau “cái cũ” lạc hậu và bất lực, sự ép mình hưởng lạc của nhà vua cùng vương triều Nguyễn, với sự sụp đổ lí tưởng trung quân, là một hệ quả tất yếu. Dưới ánh sáng dân chủ người ta đủ lí trí để nhìn nhận được, lúc này “trung quân” với “ngu trung” là một. Hướng về nhân dân, tin tưởng, hi vọng vào nhân dân mới là hướng sáng.

Sau cơn thảng thốt bởi sự xoay vần đột ngột của thời cuộc, Phan Bội Châu cùng nhiều chính khách tiến bộ đương thời sớm trấn tỉnh và định hình cho mình chân lý cứu quốc “tôn dân”. Cái hay, cái trội của cụ Phan lúc này là việc biết tìm ra một định hướng hợp lí khiến cho lòng yêu nước có được sức sống, lại mang sắc thái khá hiện đại. Tiếp thu và hướng theo tư tưởng mới - dân chủ, Phan Bội Châu không bài trừ hoàn toàn tư tưởng trung quân đã có cơ sở trong ý niệm của mình. Mỗi tư tưởng ra đời và tồn tại đều có cái tinh túy đúng đắn của nó, Phan Bội Châu thấy được điều này. Tác giả mang tư tưởng

dân chủ vừa đón nhận giao thoa với tư tưởng trung quân đã có tạo nên hợp lực mạnh mẽ phục vụ đắc lực cho công việc ái quốc, ái quần của mình. Qua tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử, nét giao thoa giữa hai dòng tư tưởng ở trong Phan Bội Châu được hiện ra rõ nét.

Đã có người nhận xét về cuộc khởi nghĩa Trùng Quang trong tác phẩm

Trùng Quang tâm sử như thế này: cuộc khởi nghĩa bắt đầu ở trại Trùng

Quang không có người trung nghĩa mà chỉ có người yêu nước và căm thù giặc. Ý kiến này đúng nhưng chưa đủ. Khách quan mà xét lại, chúng ta thấy con người của trại Trùng Quang là những con người yêu nước căm thù giặc - đúng; nhưng, ở đây cũng có cả những con người trung nghĩa. Anh Cu Trầm tự nguyện hi sinh thân mình để bảo vệ tính mạng cho cả nhà là một cái nghĩa. Ông Xí hùng hồn phát biểu “hò hét ở nơi rừng xanh chỉ là kế nương thân

tạm thời của chúng ta thôi. Ngày nay dòng họ khác đương giày xéo đất nước chúng ta, nhân dân ta rất lầm than khổ sở, thì mục đích cuối cùng của bậc đại trượng phu là phải làm cách mạng” [2,29]. Gặp cảnh ngộ bất bình của

anh Hạnh, các anh em của trại Trùng Quang bày mưu giúp trừng trị quan tham, đó là nghĩa khí của người trượng phu quân tử. Chừng ấy đủ để khẳng định có phần “nghĩa” ở những con người trong trại Trùng Quang. Còn phần “trung” trong tác phẩm như cái mạnh ngầm kín kẽ, đòi hỏi có sự kiên nhẫn xem xét. Vì là “ngầm” nên việc tìm ra sẽ mang lại nhiều điều thú vị.

Từ xưa tới nay, Nho giáo xếp “trung hiếu”, “nhân nghĩa” lên hàng đầu giá trị tinh thần, trong Nho giáo “lễ” là hình thức để tạo nên các mối quan hệ xã hội, “ngũ luân” là cụ thể hoá các quan hệ đó. Trong “ngũ luân” có mối

quan hệ vua tôi, nó đòi hỏi bầy tôi phải trung thành tuyệt đối với vua “quân xử thân tử, thần bất tử bất trung”. Nho giáo định hướng đồng nhất nước với

vua, đồng nhất lòng yêu nước với sự trung quân, trung với nước trước hết là trung với vua. Các nhà nho là lực lượng tiên phong dẫn dắt nhân dân phục vụ cho lý tưởng trung quân, cống hiến cho vua, hàng động, suy nghĩ luôn lấy lợi ích của vua làm đích hướng đến. Bầu nhiệt tình không có giới hạn. Tuy nhiên,

vào Việt Nam, Nho giáo cũng gặp phải những cơ sở tư tưởng vững chắc đã được hình thành cùng với quá trình hình thành của dân tộc. Đó là tư tưởng yêu nước nhân đạo và nhân văn sâu sắc. Khi tiếp nhận tinh thần Nho giáo, nhân dân Việt Nam không cuồng tín với tư tưởng trung quân như Nho giáo Trung Hoa. Nhìn chung vào thực tế lịch sử dân tộc và sự hoạt động của quần chúng nhân dân, thì có thể thấy rằng nhân dân ta theo một bảng giá trị khác trong đó tinh thần yêu nước và hệ quả của nó là chủ nghĩa anh hùng đứng đầu. Khác với Bắc phương chữ “trung” trong nhân dân ta chủ yếu là trung với nước; bởi vì, trong lịch sử dân tộc có lúc dân ta không có vua để mà thờ, nhưng lúc nào cũng có nước để yêu.

Trong điều kiện thời đại đổi khác, yêu cầu cách mạng đổi khác, Phan Bội Châu biết chắt lọc lấy những nét tinh túy ở tư tưởng trung quân của dân tộc. Đó là sự nhiệt tình vô hạn của nho quan đối với nhà vua và tinh thần “trung” là trung với nước, “trung” là yêu nước của nhân dân. Từ đó Phan kết hợp, đan xen vào tinh thần yêu nước dân tộc ở thời đại mình xây dựng một tinh thần yêu nước tiến bộ, không mù quáng với trung quân mà đặt ái quốc lên hàng đầu, xem vận mệnh quốc gia cao hơn sự nghiệp của một vương triều thịnh vượng. Trên các nền “dân chủ” đặt vào đó hạt nhân của tư tưởng trung quân dân tộc - nhiệt tình “trung” với nước, chuyển tải thông điệp ái quốc mới mẻ, mãnh liệt.

Mỗi nhân vật trong Trùng Quang tâm sử đến với cách mạng bởi nhiều nguyên cớ khác nhau, nhưng tựu trung ở họ đều trĩu nặng ưu tư đau xót trước mệnh nước, và đều lấy mục đích duy nhất để chiến đấu là “quang phục tổ quốc”.

Cô Chí đến với cách mạng là bởi thù nhà. Cái cô muốn đi xin là cái đầu Thừa tuyên sứ giặc Ngô để trả thù cho cha, đó là một động cơ cá nhân riêng tư. Nhưng không dừng lại ở đó, trong ý thức về nước luôn là nỗi niềm đau đớn trăn trở “Than ôi! Quân giặc làm nhục dân ta đến thế là cùng, địa vị chủ

nhân đã ngang với kiếp trâu ngựa, thì còn gì nữa mà nói? Như nước ta mà không có được những trang nam nhi ra dáng nữa hay sao? Thế thì cái non

sông độc lập này thôi cũng thế là hết!”[2,37]. Ở cô là ý chí đấu tranh, một

tấm lòng nhiệt thành vô bờ bến. Cô Chí theo gót bà Triệu xưa, không cam tâm làm tì thiếp cho giặc Ngô, bỏ nhà ra đi tìm bạn để báo thù cho cha, rửa nhục cho nước. Cô bôi mặt giả ăn xin, đi khắp xã tỉnh để tìm bạn đồng chí, lại chưa được tin cậy nên đã phẫn nộ đập đầu vào đá vì “bọn chúng đều nhung nhúc

là tôi tớ của chó Ngô, tôi còn trở lại sống với ai?” [2,33]. Ở Chí “nói thù nhà, hãy còn nghĩa hẹp”. Chí khẳng định lòng yêu nước của mình rất quả quyết:

“sự nghiệp yêu nước giữ nói là đặc biệt riêng của nam giới sao?” [2,41].

Nhân vật nữa không thể không nhắc đến đó là cô Liên, Cô Triệu những người con gái anh hùng trong tác phẩm Trùng Quang tâm sử. Triệu vì nỗi đau đớn trước thân phận “thật là nhân dân của một nước hèn yếu, không sung

sướng bằng con chó của một nước giàu mạnh”[2,87] của bạn bè, đồng bào,

được biết Trùng Quang mưu việc lớn cho dân tộc, cô lập tức tham gia trở thành một cánh tay đắc lực không nề hà bất cứ công việc gì. Liên là con nhà gia thế, gia đình tan nát về tay quân giặc, một thân một mình, phải khoác áo cà sa, nhưng lòng vẫn nung nấu mối thù nhà, nợ nước, không thể chôn vùi chí nơi am thanh cảnh vắng mà tự nguyện đeo túi kinh đi khắp thôn ấp tìm bạn đồng tâm. Là thân nữ, hạng người mờ nhạt nhất trong xã hội phong kiến, tới lúc này trước tình cảnh nguy ngập của đất nước cũng tự mình bước ra khỏi ràng buộc của lối tư duy thủ phận để khẳng định mình, lên đường đáp tiếng gọi trung với nước “chúng ta may mà được làm người. Tai mắt đầu óc này

phỏng có kém gì bọn con trai? Sự việc anh hùng phải đâu chỉ riêng có bạn trai mới làm được?(…) Người ta chỉ lo không có chí, nếu có chí thì con gái chưa chắc đã kém con trai?”[2,87-88]. Vậy chí ở đây là chí đuổi giặc, chí

phục quốc. Như đã nói từ đầu, Phan Bội Châu rất tiến bộ, định được một hướng đi đúng đắn, gài lắp tư tưởng trung quân rất uyển chuyển trong tác phẩm Trùng Quang tâm sử với phong nền dân chủ yêu nước.

Tư tưởng yêu nước là tư tưởng chủ yếu nhất, thường xuyên nhất, quán triệt toàn bộ tinh thần của tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử. Phan Bội Châu

tiếp nhận tư tưởng dân chủ, nhưng tư tưởng trung quân tồn tại thâm niên trong ông không dễ dàng trôi tuột đi mà ít nhiều neo đậu lại bởi các mỏ neo vững chắc - “trung” là trung với nước. Trên tinh thần quán triệt bởi chủ nghĩa yêu nước, Phan Bội Châu xây dựng tất cả những con người trung quân trong tác phẩm của mình theo ánh sáng hừng đông này.

Tương ứng với sự bạo ngược, bất nhân tột cùng, đỉnh điểm của giặc Ngô là một nỗi căm thù khơi sâu trong tâm căn những người con đất Việt, là một nỗi đau xót vô cùng trước những cơn oằn mình vì bị dị tộc giày xéo của quốc thể, đồng bào. Nỗi đau xót càng lớn thì khát vọng cứu quốc càng vĩ đại, càng nung nấu trong tâm hồn những con người tận trung. Cái chí nguyện “tên

họ của chúng ta cũng đều cùng với tổ quốc chúng ta mà còn hay mất” và lời

thề danh dự “từ hôm nay vĩnh viễn coi nhau là anh em thân thiết, một lòng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

một dạ tiêu diệt giặc thù, đến chết không hề thay đổi” [2,29]. Đồng xuất khởi

cho một sự nghiệp vị quốc hào hùng của những con người yêu nước trong trại Trùng Quang. Tận trung với nước, mang theo chí nguyện này, họ lên đường, lấy việc cứu quốc làm nhiệm vụ, lấy độc lập nước nhà làm tiêu chí phấn đấu.

Mặc dù tạo dựng được thế giới nhân vật rất phong phú, mỗi người có cảnh ngộ cụ thể khác nhau, nhưng tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu không hề có sự nhiễu loãng chủ đề. Bởi tố chất vị quốc chung có ở các nhân vật, mà thế giới nhân vật của Phan Bội Châu làm dậy lên ở trong người đọc một nền tảng rõ nét về tinh thần yêu nước, vị nước. Có một điều, nếu người đọc hệ thống lại đều rõ thấy rằng dụng ý xây dựng con người trung quân - ái quốc được Phan Bội Châu tinh tế lồng ghép ở tất cả các nhân vật của mình. Từ những người dân cày, bác thợ rèn, người dân tộc thiểu số...đến những nhân vật đóng vai trò cốt cán dẫn dắt cách mạng đều bộc lộ một nỗi căm thù giặc, quyết tâm vì nước nhiệt tình với cách mạng chuyên nhất với nhau. Tinh thần tận trung với nước ở họ, đồng tạo lập trong tác phẩm một nền yêu nước chuyên nhất, bền vững.

Yêu nước và khát khao cứu nước trở thành nỗi niềm nồng nhiệt khát cuồng trong tâm thức của Phan Bội Châu, nhưng không phải vì vậy mà Phan mất đi sự điển hình, tự tại trong lí trí của mình. Chính Phan Bội Châu đã nói “trong đời làm việc, cốt để ý đến mục đích, mong được thắng lợi ở phút cuối

cùng, còn về thủ đoạn, phương châm tuy thay đổi cũng không tiếc” [2,447].

Lí trí sáng suốt đã dẫn cụ đến với tư tưởng dân chủ tiên tiến, thấy được cái tinh tuý của tư tưởng trung quân dân tộc, lấy tất cả để phục vụ hiệu quả cho bước đường cứu quốc của mình, góp sức tạo bước chuyển biến to lớn trong tư tưởng yêu nước ở thời đại mới. Lí trí sáng suốt nên Phan Bội Châu tuy đã phá hủ lậu của nho giáo, nhưng không đủ phá dinh luỹ của Nho giáo. Phan biết chắt lọc, kết hợp, bổ sung và cải biến đưa lại những màu sắc mang nội dung mới mẻ phù hợp với hoàn cảnh thời đại.

Trong rất nhiều nhân vật của tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử, ông Khoáng là nhân vật mà người đọc dừng lại suy ngẫm nhiều nhất khi nói về con người trung quân của Phan Bội Châu. Dòng dõi tôn thất nhà Trần và ngôi trại chủ của ông là những vấn đề gây nên sự chú ý. Độc giả đặt câu hỏi về tư tưởng chính thống chi phối của Phan Bội Châu khi xây dựng nhân vật này. Tuy nhiên, ngoài hai dấu hiệu đậm chất của một quân vương ở trên, phần đa Phan Bội Châu thể hiện ở ông Khoáng những phẩm chất rất bình thường. Ông Khoáng tham gia tổ chức trại ngay từ đầu, nhưng không tỏ ra có tài cán gì đặc biệt. Ông đã đem tài sản dâng cho Đảng hoạt động, đã làm gương đôn đốc mọi người lao động xây dựng trại, giúp đỡ những người xung quanh, nhưng các công việc của trại Trùng Quang hầu như đều do ông Kiên, ông Chân, ông Xí, cô Chí đề xuất và tiến hành. Có khi và cả trong ngày lễ tuyên thệ khai trại, ý kiến của ông Khoáng cũng tầm thường, bị gạt đi, không được chấp nhận. Việc chọn ngôi trại chủ là đòi hỏi cần thiết của cuộc cách mạng Trùng Quang. Tác giả viết: “đã kết thành một đoàn thể, thì tôi phải có người đại biểu cho

đoàn thể. Ông Khoáng đã bao đời là bậc hào trưởng ở đất này được nhiều người quy phục. Vậy xin tôn ông làm trại chủ, gặp có việc gì cần giao thiệp,

hay mệnh lệnh gì khác, xin trại chủ đương lấy” [2,45]. Vậy thì, nhân vật ông

Khoáng mà Phan Bội Châu xây dựng ở đây không phải là hình tượng của một vị quân vương nho giáo mà cũng chỉ là một nhân vật đại diện cho một tầng lớp quần chúng của cuộc cách mạng yêu nước mà thôi. Tư tưởng yêu nước định hướng việc xây dựng thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Trùng Quang

tâm sử của Phan Bội Châu, và cũng từ đây, tâm điểm yêu nước càng trở nên

sáng rõ trong cuốn tiểu thuyết này.

Yêu nước và chiến đấu vì nước là biến thể từ từ tưởng trung quân ở Phan Bội Châu, và đây cũng chính là phần “trung” mà tác giả âm thầm gửi gắm vào nhân vật trong tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử. Nếu người đọc không tinh tế thì những nét “trung” này dễ bị hoà lẫn với dòng chảy yêu nước trong tác phẩm, sẽ rất khó phát hiện ra, bởi vậy chủ nghĩa yêu nước này cũng là chìa khoá giúp ta hiểu sử dân ta thêm sâu, thêm đúng. Ở đây, nếu bạn đọc không bám chắc, đi sâu tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu thì khó mà thấy được sự tiến bộ vượt bậc của Phan trong bước đường cách mạng thời đại, cũng như tổng thể lịch sử dân tộc.

Là người táo bạo và giàu sức sáng tạo, Phan Bội Châu linh hoạt bắt nhịp tư tưởng dân chủ phương Tây, đan cài vào đồ thức hoá con người trung quân của mình. Thể hiện một đường lối chính trị, đánh dấu sự ra đời con người ‘‘vị

quốc’’ của thời hiện đại. Trong đấu tranh dân tộc, đóng góp của Phan Bội Châu có thể nói là một tiềm năng đầy hứng thú.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Thế giới nhân vật trong Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu (Trang 43)