Con người hoài nghi lý tưởng con người của chủ nghĩa “tôn dân”

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Thế giới nhân vật trong Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu (Trang 49)

Những thập niên cuối cùng của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX là bước ngoặt tư tưởng trọng yếu nhất trong lịch sử phát triển Việt Nam. Bởi tới lúc này tư tưởng yêu nước được tách khỏi tư tưởng trung quân và mang một tính chất mới. Bước ngoặt này được hình thành bởi thất bại của triều Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp. Không đủ sức mạnh quân sự, không có kiến thức về kẻ thù của mình, triều Nguyễn lúng túng kháng cự rồi thất bại sâu sắc nhất của họ ở đây là đánh mất lòng tin của quốc dân đồng bào, đặc

biệt là các nho sỹ đương thời - đội ngũ trung thành của nhà nước và hệ tư tưởng phong kiến. Biểu hiện rõ rệt nhất của việc mất lòng tin này là một lực lượng đông đảo các nhà Nho đương thời đổi chiều nhận thức đối với nhà vua và lý tưởng trung quân. Bởi vì sự tồn tại ngưng trệ của nhà vua và lý tưởng này không đủ dữ kiện để giải quyết thoả đáng câu hỏi yêu nước và cứu nước lúc bấy giờ.

Trăn trở trước tình trạng bế tắc của con đường cứu nước, Phan Bội Châu quyết tâm cứu nước mãnh liệt, quyết chí đi tìm cho ra câu trả lời xác đáng. Không được sống trong một trung tâm cách mạng tiên tiến, việc khai thông con đường cứu nước của Phan Bội Châu không có sự trở lại từ môi trường khách quan. Phan kiên trì mày mò rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai lầm thất bại, và dần rút ra được một sự thật. Vua không còn nhiệt tình cứu nước, đường cách mạng lúc này nước không thể đồng nhất với vua, do đó yêu nước không chỉ là trung quân. Lý tưởng đúng đắn nhất dẫn lối cứu nước chính là “tôn

dân” vì dân vì nước mà chiến đấu, mà hy sinh thay vì vua, vì một vương triều.

Để có cái nhìn thấu đáo về quan niệm của Phan Bội Châu, chúng ta xét từ vùng chính trị và xã hội trong nước ở thời đại của ông, thời đại của người sĩ phu yêu nước kiệt xuất.

Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước nguy cơ mất nước, triều đại nhà Nguyễn hoàn toàn lúng túng và bị động, không đủ tinh thần nhuệ khí để nắm tình hình, không chút hi vọng vào khả năng phòng thủ và quay ra thoả hiệp với giặc. Các hiệp ước và hoà ước liên tiếp được ký kết thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Nam Kỳ.

Trái ngược với triều đình, nhân dân ta không dễ dàng khuất phục đầu hàng nhục nhã như vậy. Từ vụ gây hấn ở Đà Nẵng, quân Pháp đã vấp phải sự giáng trả quyết liệt của nhân dân Việt Nam. Ở Trung kỳ, Nguyễn Tri Phương cùng các chiến sĩ và nhân dân anh dũng cố thủ giữ quê hương. Ở Nam Kỳ, nhân dân lục tỉnh dưới sự chỉ huy của Trương Định, Đốc Binh Là tiếp tục

kháng chiến cầm cự với giặc. Hào khí dân tộc vốn tiềm tàng qua nghìn đời trước hoạ xâm lăng của quốc thể, lại dâng trào mạnh mẽ.

Trong tình hình mới, ở các nhà nho diễn ra sự pha trộn giữa những gì thuộc về ý thức truyền thống bền chặt của dân tộc với triết lý tư tưởng nho giáo. Điều này làm cho tâm hồn, tư tưởng của lớp nho sỹ diễn ra hướng xáo trộn phức tạp. Việc cấp bách hiện thời là phải thay đổi cách thức hành động, phải đổi mới tư duy, phải duy tân ngay đất nước thì mới giữ được độc lập. Ý thức của nhà Nho bắt đầu được đổi mới khi tiếp xúc với các hệ tư tưởng tiến bộ Phương Tây và phong trào cách mạng ở các nước láng giềng qua Tân thư.

Vào Việt Nam, Tân thư đã thay đổi cơ bản tư duy của tầng lớp Nho học. Từ chỗ mấy mươi đời chỉ có phục tùng vâng dạ, nay đã khảng khái hô hào dân quyền, dân sinh, dân chủ. Tất cả đã gợi ý cho họ một đường lối cứu nước mới, lấy dân làm gốc. Trong điều kiện xuất thân khoa bảng quan trường, dòng dõi nho gia vọng tộc, bản thân các sỹ phu không thể tự phủ định tiếp nhận tư tưởng dân chủ tư sản một cách thực thụ. Cái thủ cựu, khép mình vào trật tự trên dưới với quan hệ khép kín từ nhà nước đến họ hàng làng xã và đạo lý thánh hiền không cho họ sức mạnh để lật đổ chính nền tảng của mình.

Thực tiễn lịch sử đó đã tác động sâu sắc đến việc hình thành cũng như những chuyển biến và hoàn thiện dẫn đến hệ thống quan niệm về anh hùng yêu nước trong các tác phẩm Phan Bội Châu.

Viết về con người hoài nghi lý tưởng, Phan Bội Châu có cái nhìn trực diện về thực tế lịch sử và phác hoạ được những chân dung nhân vật điển hình. Qua đó mô tả và truyền tải tư tưởng hoài nghi đang diễn tiến trong xã hội, thể hiện sự sát nhập đúng đắn tư tưởng dân chủ “tôn dân” vào cuộc cách mạng dân tộc. Điều này được Phan Bội Châu thể hiện đặc biệt qua tập tiểu thuyết

Trùng Quang tâm sử, tác phẩm đánh dấu cuộc chuyển biến mới mẻ trong hệ

tư tưởng yêu nước của ông.

Nói đến hoài nghi là nói đến sự mất mát niền tin của một chủ thể về một đối tượng nào đó. Khi đất nước lâm nạn ngoại xâm, triều đình nhà vua là

đối tượng chủ chốt nắm giữ niềm tin, niềm hi vọng của quốc dân đồng bào. Nhưng rất nhanh chóng, niềm hy vọng chuyển thành nỗi thất vọng. Tiên phong trong quần chúng, lực lượng trí thức Nho học và lớp quan lại tiên tiến là những người thấm thía nhất sự bất lực của triều đình và nhà vua. Họ cũng chính là những con người bị nỗi thất vọng, bất tín gặm nhấm sâu mạnh nhất.

Phan Bội Châu vừa sống giữa quần chúng nhân dân lại cũng thuộc lớp trí thức Nho học nên ông có điều kiện đi sâu và hiểu rõ những nỗi niềm này của hết thảy quốc dân.

Ông Chân trong Tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử, là nhân vật mà Phan Bội Châu dừng điểm nhìn của mình khá lâu, nhằm lột tả hình ảnh của một người nho sĩ yêu nước và thái độ phản ứng khi đối diện với tình cảm bi thảm của đất nước cùng sự vô dụng của quan triều đương nhiệm. Chi tiết nổi bật nhất Phan lựa chọn để minh hoạ, là hình ảnh ông Chân “hễ thấy quan lại hoặc

sai nha, thi ôm mặt chạy nhanh vừa chạy vừa khóc” [2,63].

Là người có trí thức uyên thâm nhưng không tìm được đất dụng võ bởi triều đình và lí tưởng trung quân không còn là động lực cống hiến để những con người đức độ tài cán có thể lựa chọn. Bất mãn trước thời cuộc ông thả quên theo những cơn say dài, nhưng say về thể xác mà nỗi đau đời vẫn đau đáu trong ông.

Mỗi ngày ra chợ, cái lí trí của con người có tâm yêu nước ở ông lại bị vò xát bởi thực cảnh tăm tối hiện ra trước mắt. Sự hà hiếp vô đạo của quân giặc mỗi ngày vẫn đè nặng lên đời sống của dân chúng, dân chúng vẫn mãi khư khư sống với cái “thông bệnh” e dè trước thế lực và sợ tai vạ, vua quan triều đình tồn tại như các bóng vất vững giữa nỗi đau của dân chúng và sự ác bá của kẻ thù, không chính quyền can thiệp, không khả năng bênh vực.

Nỗi đau trong ông cứ mỗi ngày dồn tụ ẩn ức. Ông không biết nói cười với ai bởi không ai đồng tư tưởng. Ông âm thầm đau đớn, âm thầm say một mình, nhưng cứ trực diện đối mặt với quan lương triều đình thì nỗi đau ấy dấy lên không cách gì kìm giữ. Ông bưng mặt bật khóc, ở đây quan binh là ai? Vì

sao cứ nhìn thấy quan lính ông Chân mới bật khóc, trong chuỗi dài các sự say của ông Chân, đây là chi tiết nhấn dừng, suy ngẫm trong người đọc.

Điều dĩ nhiên bao đời nay, quan lính là “ông cụ” cai trị đất nước của nhà vua. Mối quan hệ này mang tính chất mệnh lệnh. Vua truyền lệnh, quan lính nhận lệnh và tiến hành. Cái chúng ta cần tìm ở đây không phải là thang bậc vua - tôi này, mà tìm trong đó cái quan hệ chiều sâu bản chất trực hệ: Vua ban lệnh, quân lính tiến hành mệnh lệnh, vậy giữa xã hội, giữa cuộc sống, quan binh chính là vua, quan binh là cái diện rõ gần nhất của nhà vua xuất hiện giữa quần chúng. Ông Chân khóc khi nhìn thấy quan lính, bởi chính cuộc sống của con dân quá lầm than. Nỗi lầm than của nhân dân ta có lẽ dưới địa ngục chưa đến thế. Trong khi đó mỗi ngày nhà vua vẫn dửng dưng đi lại bên nỗi đau kia của người dân mà không chút phản ứng vẫn cai trị mà như không cai trị, vẫn tồn tại mà như không tồn tại. Tiếng khóc của ông Chân không đơn thuần là tiếng khóc khùng say, điều đó hẳn người đọc ai cũng thấy. Đằng sau tiếng khóc này chất chứa bao cảm nhận của ông Chân trước cuộc đời.

Trước nhất, nhìn thấy binh lính, quan lại ông bưng mặt khóc bởi ông cảm thương trước cái sự tồn tại “vô hình” rất tội nghiệp của triều đình. Triều đình, “bậc phụ mẫu” chí tôn chí kính của hết thảy con dân, nay tồn tại khúm

núm trước sự sai bảo của quân giặc. Trong cái vỏ bọc uy quyền là cái “ruột

rỗng” không chút quyền hành, mang kiếp vất vưởng vô định trong cuộc đời.

Đáng thương thay!

Tiếng khóc của ông Chân hơn thế là tiếng khóc xót nước thương nòi, là tiếng khóc của nỗi thất vọng, của sự mất niềm tin, khóc cho cái tâm cái tài yêu nước, muốn cứu nước của bản thân mà thế cô thân lẻ không giúp gì được. Đây được xem là một chi tiết rất cô động mà Phan Bội Châu tái hiện.

Sự xuống dốc của triều đình phong kiến không chỉ gây ra tâm lý bất mãn ở giới trí thức Nho học, mà ngay cả trong triều đình, những quan lại có tâm vì nước cũng bất bình hoài nghi. Phan Bội Châu viết ra những cái tên có trong lịch sử, đưa vào Trùng Quang tâm sử hai vị quan liêm khiết của dân tộc:

Đặng Tất - Đặng Dung. Họ là hình tượng đại diện của những con người hoài nghi lí tưởng thuộc giới quan lại triều đình; mang theo những gửi gắm, những tư tưởng Phan Bội Châu đưa vào hệ nhận thức của thời đại.

Đặng Tất, Đặng Dung xuất thân từ giai tầng khác với ông Chân, nhưng cùng đồng cảnh ngộ với ông Chân, bởi là dân mất nước, bởi có chung bậc “phụ mẫu” nhưng không được dẫn dắt chở che. Là vương quan trong triều, họ có góc nhìn của người trong cuộc, nhìn rõ sự mục ruỗng của triều đình phong kiến và lý tưởng của nhà vua. Trước thực tại lụn bại của triều đình, mang trong tâm nỗi đau mất nước, khát vọng cứu nước, họ không thể bình chân “hưởng lạc”. Nhận tước bỏng của triều đình nhưng trong tâm hoàn toàn không tin, không phục triều đình, họ thất vọng và luôn định tâm từ bỏ.

Nếu ông Chân mang hình ảnh của tầng lớp trí thức thì Đặng Dung - Đặng Tất là đại diện của hệ quan lại triều đình. Tất cả đều là những con người yêu nước, căm giặc, canh cánh trong lòng nỗi đau vẫn thường trực tiếp diễn trên thân phận đồng bào mình. Nhìn thẳng vào thực cảnh, họ cùng rời bỏ lý tưởng “trung quân” để đi tìm lí tưởng cứu nước mới. Gặp cách mạng theo lí tưởng vì nước vì dân mà đánh giặc.

Lại nói về lòng hoài nghi lí tưởng, triều đình và nhà vua không còn là đối tượng đáng tin, đáng theo trong sự nghiệp cứu nước, nước không còn gắn với vua, các nhà cách mạng hướng về nhân dân.

Sự tiếp xúc tư tưởng “tôn dân” tiến bộ từ phương Tây, cùng với Tân thư và những đường lối đổi mới của đất nước đã thực sự khai sáng thế giới quan về cách mạng dân tộc của các chiến sĩ yêu nước, trong đó có Phan Bội Châu. Và vì nước mà người dân là thân mạng đau thương nhất. Yêu tự do, khát vọng được tự do luôn là “mồi lửa” âm ỉ cháy trong tâm thức của mỗi người dân. Thực tế xã hội Việt Nam đa phần là nông dân, đó là lực lượng hùng hậu của cách mạng, sự chất phác, nhiệt tình là bản chất đáng quý nhất, và điều quan trong nhất là bản thân họ luôn gắn với đất nước.

Trong Trùng Quang tâm sử, bỏ lùi phía sau nhà vua và lí tưởng trung quân đã lạc thời, Phan Bội Châu xây dựng các nhân vật của mình theo lý tưởng tôn dân. Ông Chân lấy cái tâm rửa nhục cho giang sơn, gây được hạnh

phúc cho nhân dân mà được cống hiến. Đặng Tất - Đặng Dung ủng hộ cách mạng, cung ứng quân lương góp công bàn kế sách, thay vua bằng dân, tất cả cùng hăng hái phất cờ cách mạng mà đuổi thù. Nhưng hạn định tư tưởng yêu nước của một nhà nho không đủ. Phan Bội Châu đến được cái đích cuối cùng trong tư tưởng tôn dân là để toàn tâm toàn ý gửi gắm khát vọng cứu nước của mình cho quần chúng nhân dân cách mạng. Ngôi vua Trùng Quang tác giả thể hiện ở cuối tác phẩm cho thấy lý tưởng quân chủ vẫn ngự trị trong tâm tưởng tác giả. Sự nhập nhằng giữa quân chủ và dân chủ khiến định hướng cứu nước của Phan Bội Châu trở nên mù mờ, dẫn đến kết cục thất bại trong chiến trận Trùng Quang.

Xuất khởi từ lí trí yêu nước tỉnh táo, Phan Bội Châu tiên phong phát hiện, phân tích và đánh giá những vấn đề biến động trong thời đại để tìm ra những sự thật lịch sử. Dù đó là niềm tin hay nỗi thất vọng, là thành công hay thất bại, là cái xác định được hướng đi hay lơ lửng trước thời cuộc. Tất cả đều là căn cứ để Phan Bội Châu tìm ra một lối đi cứu nước thực thụ. Con người hoài nghi lý tưởng trong sáng tác Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu dùng để định hướng cho nhãn quan con người Việt Nam, biết yêu nước đúng đắn để thắng lợi. Phan Bội Châu xứng đáng là cái tên chiếu sáng một phần tư thế kỷ trong cách mạng yêu nước Việt Nam và chiếu sáng từ đây cho đến mãi về sau.

Qua tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu người ta nhận thấy “thoát lốt” một nhà nho chí sĩ, đang ở trong thời đại mình bỗng nhiên làm một cuộc biến hình, kịp nhận thức thấy sự suy tàn của nền tư tưởng cũ. Phan Bội Châu sẵn sàng trang bị cho mình nhịp yêu nước, cần thiết cho cuộc hoà tấu cứu quốc mà thời đại đang vươn mình.

Từ những nhân vật lịch sử đến những anh hùng vô danh, từ những con người trung quân đến những con người hoài nghi lý tưởng là chứng cứ Phan Bội Châu dùng để hùng biện cho sự chuyển mình này.

Tràn đầy sinh lực, chứa đựng ở các nhân vật của Phan Bội Châu là vết tích của một thời đại lịch sử trên cái thế đang vươn lên của một dân tộc khoẻ mạnh ham sống, luôn trỗi dậy để chiến đấu và để trường tồn.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Thế giới nhân vật trong Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w