“Anh hùng vô danh”

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Thế giới nhân vật trong Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu (Trang 34)

Đầu thế kỷ XX, sau khi thất bại liên tiếp bởi sức mạnh áp đảo của tàu đồng súng cối từ Phương Tây, trước sự giàu mạnh tân tiến của kẻ thù, trong quần chúng cách mạng bắt đầu có sự run rẩy ở một số người. Tâm lí tự ti khiến tinh thần chiến đấu mất đi sự liền mạch, sức mạnh đoàn kết bắt đầu có lỗ hỏng.

Đứng trước nguy cơ mất nước đã quá rõ ràng, thấy rõ nguyên nhân của nguy cơ mất nước, nhiệm vụ đặt ra cho nhà lãnh đạo cách mạng Phan Bội Châu và các chiến sĩ yêu nước đương thời là: Làm sao thức tỉnh đồng bào, hâm nóng lòng yêu nước, duy trì chí phục thù, mở mang dân trí; dân khí chống mọi tư tưởng trì trệ nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc và tiến tới.

Trong tư thế là một nhà chiến sĩ cách mạng trực tiếp tham gia chiến đấu, Phan Bội Châu thấy rõ sức nặng của khối yêu nước đối với sự thành bại của cách mạng dân tộc. Nhãn giới yêu nước của Phan đã mở rộng biên độ thực thụ. Điều mà ở lịch sử trước đó chưa từng có, trong Trùng Quang tâm sử, Phan Bội Châu đã đưa vào một lực lượng đông đảo các nhân vật anh hùng yêu nước vô danh. Gửi gắm quan niệm của mình về chủ nghĩa yêu nước thời đại mới: Vạch rõ nông dân là một đối tượng trọng yếu của chủ nghĩa yêu nước; xác định tường tận vai trò của quần chúng cách mạng. Và khẳng định sức mạnh của tập thể đoàn kết với tầm nhìn này, Phan Bội Châu đã củng cố và kích động một cách có ý thức lòng yêu nước, ham tự do cả đồng bào. Với Phan chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng gắn chặt làm một, yêu nước là anh hùng, anh hùng là yêu nước. Phan ca ngợi tất cả những ai để đứng lên chống giặc cứu nước. Phan không chỉ nêu những anh hùng dân tộc có tiếng tăm mà còn nêu những tấm gương ái quốc của những người không tên tuổi trong lịch sử. Những ông Xí, ông Võ, bà Triệu, cô Chí, cu Trầm, chú Cửu… Trong Trùng Quang tâm sử đều là những nhân vật tiêu biểu cho những anh

hùng vô danh trong lịch sử. Theo Phan: Có hàng vạn, hàng cứ anh hùng vô danh rồi mới có những anh hùng hữu danh. Khi nói đến những anh hùng dân tộc bị thất bại ông nhấn mạnh: Một Trưng Vương mà không có hàng ngàn vạn Trưng Vương vô danh làm vây cách, một Mai Hắc Đế mà không có hàng vạn Mai Hắc Đế đồng tâm giúp sức thì nước ta sao khỏi bị chia làm quận huyện.

Trong Trùng Quang tâm sử, Phan Bội Châu đã khắc họa rõ nét quan niệm về chủ nghĩa yêu nước, cụ thể là những người anh hùng yêu nước vô danh. Nhà văn xây dựng trong tác phẩm của mình hai lớp hình tượng nhân

vật: nhân vật anh hùng yêu nước “hữu danh” và nhân vật yêu nước “vô

danh”. Giữa hai lớp nhân vật này luôn tồn tại mối quan hệ đồng đẳng về

quyền lợi, về tư tưởng. Tương quan trong mối quan hệ đó được bộc lộ qua một số đối tượng duy nhất là lòng yêu nước. Ngay ở đầu tiểu thuyết, nói đến những chiến công oanh liệt của tổ tiên - những anh hùng hữu danh như Lê Lợi, Phan Bội Châu đã khẳng định: “Quyền chủ nhân sẵn có của một nước, đi

rồi sẽ lại trở về, mất rồi sẽ lại thu phục được. Nhưng việc đó không phải do một người mà có thể làm nên. Có một người được mang danh anh hùng lừng lẫy mà không có hàng vạn ức vạn người anh hùng vô danh khác kéo trước, đỡ sau, nâng bên trái, dìu bên phải; thì bậc anh hùng hữu danh kia cũng không sao biểu hiện ra được. Theo dõi chuyện của các bậc tiền liệt ngày xưa, ta sẽ tưởng nhớ tới tổ tiên ta sinh ra trong thời đó, không một ai là không anh hùng. Dòng dõi anh hùng và hậu thân của anh hùng chính là chúng ta thì chúng ta sao có thể quên được” [2,22]. Để thấy công lao của lịch sử, người

anh hùng hữu danh và người anh hùng vô danh tương xứng với nhau về mặt đóng góp.

Phan Bội Châu bằng nhận thức và bằng sáng tạo nghệ thuật đã nhận thấy được trong bản chất con người Việt Nam ai nấy đều dung chứa một tình yêu nước nồng nàn. Dù là người hiền tài thông thái hay là người bình dân học vấn hạn chế đều là những con người Việt Nam yêu nước. Từ đây, Phan đi đến xóa bỏ khoảng cách mặc cảm về tầng lớp bình dân “thiếu học” để nhìn thấy ở họ nhiệt tình cách mạng, nhìn thấy ở họ những phẩm chất anh hùng, dẫn họ vào hàng ngũ anh hùng yêu nước của dân tộc. Đối với cụ Phan, ai đã có trong lòng tình yêu nước và khát vọng cứu nước đều có thể đứng lên làm cách mạng, đều có thể trở thành anh hùng, không ngoại trừ một ai, kể cả người nông dân bần hàn. Tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử - đánh dấu bước phát triển trong tư tưởng yêu nước của Phan, bởi việc xây dựng hình tượng người anh hùng ái quốc. Tác giả chỉ ra rằng, không chỉ ở tầng lớp trên và tầng lớp trung gian mà ngay cả với người lao động nghèo khó đều là người nhiệt tình

yêu nước và cứu nước. Đó là những anh hùng vô danh, là lực lượng hậu thuẫn lớn lao của công cuộc cách mạng. Trong tiểu thuyết của mình, Phan Bội Châu đã xây dựng những chân dung rất đẹp về người nông dân, khẳng định vị thế của họ và gửi gắm niềm tin với họ.

Những hình tượng nhân vật nông dân anh hùng như anh cu Trầm, anh Hạnh, ông Võ là những anh hùng nông dân Việt Nam. Phan Bội Châu bằng sự hiểu biết đối với lịch sử và lòng yêu mến với nông dân, đã thể hiện được những phẩm chất của sự cần mẫn, chất phác, giản dị, lương thiện rất mực. Tất cả những con người này đều mang những mong ước giản dị, chân thành như bao con người nông dân Việt Nam trong đời thực. Anh Hạnh nức nở lúc hoạn nạn: “Chao ôi! Biết bao vất vả khó nhọc mới có được chừng ấy thóc. Nhờ nó

mà tôi có hạnh phúc gia đình. Bán thóc được tiền, thì tôi có vợ, tương lai sẽ sinh con. Cha mẹ tôi được có con dâu và sẽ được bế cháu”. [2,59]

Anh cu Trầm mãn nguyện với cảnh: “Hàng ngày tôi đi cày đến trưa,

thì vợ tôi đem đầy đủ cơm rau ra đồng cho tôi ăn, tôi ăn rất ngon. Vợ tôi lại đem thuốc lào cho tôi và xóc điếu cho tôi hút. Đến mùa lúa chín, cả nhà tôi đều đi gặt (…) hằng năm không lo túng đói. Tôi được hai đứa con(…) thường lúc tôi đi cày về, chúng nó ra đón tôi để đòi con cua đồng(…) chọn con cua béo đưa cho tôi ăn, tôi rất vui thú” [2,50]. Còn ông Võ hồn nhiên,

vừa lòng:

“ Vui này ai biết mà vui,

Mười con trâu đực một dùi gậy tre. Sớm đi tối lạ đuổi về,

Ăn no vác nặng thỏa thuê sướng đời! Tập tành võ nghệ đủ rồi;

Bốn bề trộm cướp nghe hơi kinh hồn. Biết chi đến nước đến non,

Hướng tới chính kiến xây dựng nhân vật anh hùng nông dân hoàn chỉnh, Phan Bội Châu còn đưa ra những ưu điểm của họ trên lịch sử và hiện thực mà nhà văn hiểu được, tập trung biểu hiện một cách trọn vẹn trong tính cách của các nhân vật nông dân cụ thể trong tác phẩm như rộng rãi, dám đấu tranh, thích nghĩa khí, xả thân vì người, đặc biệt là dũng cảm kiên quyết. Những ưu điểm này ở các nhân vật, không phải là tất yếu, không thể tránh khỏi từ trong hoàn cảnh sống và cảnh ngộ đặc biệt của nhân vật ở đây, nhân vật có cá tính rất rõ. Anh Hạnh trong cơn uất hận quân giặc bốc lên như lửa cháy đã không màng đến phúc họa, khẳng khái quật chết con ngựa của quan Tuần kiểm. Anh cu Trầm trước tình cảnh cùng quẫn của gia thất, không ngại chết để duy trì tính mệnh của cả nhà, và lúc gặp cách mạng, cao hứng vỗ ván thuyền mà ngân nga những câu hát “chân lí”:

“ Đố ai lượm đá quăng trời,

Đan gàu tát biển mới người khôn ngoan” “ Dây đâu mà quăng khắp trời

Của đâu mà để cho người nhăng ăn!” “ Đi lâu mới biết đường dài

Ở lâu mới biết con người có nhân”

[2,55]

Ông Võ vui quên thế sự, lúc khai sáng cũng phát ngôn đầy đủ dũng khí: “Bọn giặc Ngô là kẻ thù của chúng ta. Các ông làm được việc ấy, nếu có

mượn cái đầu tôi, tôi cũng xin cắt để tặng các ông” [2,83]. Ta thấy rõ ở nhân

vật này có sự thức tỉnh trong tư tưởng và nhân cách. Trong hoàn cảnh bức thiết của dân tộc, họ biết bộc lộ những phẩm chất cao hùng thường ngày vẫn tiềm tàng trong họ. Gốc rễ sâu sắc của sự phát triển này ở tính cách nhân vật, chính là bản chất sẵn có ở mỗi con người Việt Nam. Hiền lành, đôn hậu nhưng trong hoàn cảnh cần thiết lại rất ngoan cường.

Nếu không có những cảm tình nồng nhiệt và sự quan sát sắc bén, nhạy cảm đối với người nông dân thì nhà văn không tài nào tả đúng và sâu được những nhân vật anh hùng này.

Biểu hiện các tính cách bản chất nhất, hoàn mĩ nhất của nhân vật nông dân anh hùng cũng có nghĩa là đem các phẩm chất đẹp đẽ mà giai cấp nông dân có thể đạt đến đó, biểu hiện tập trung vào các nhân vật cụ thể. Do đó mà tác giả càng phát huy được tác dụng cỗ vũ và giáo dục lớn lao đối với nhân dân, khẳng định được tính tất yếu, khả năng đấu tranh của nông dân Việt Nam trước hoàn cảnh bức bách của quốc thể.

Trong Trùng Quang tâm sử, điều góp phần cho sự thành công của Phan Bội Châu trong việc tái hiện hình ảnh những anh hùng yêu nước vô danh, còn sự xuất hiện của đông đảo các nhân vật đại diện cho giai tầng của quần chúng cách mạng. Quần chúng này là sự góp mặt của đủ hạng người: Có nam có nữ, có già có trẻ, có người thiểu số, người công giáo... Các nhân vật được đề cập đến trong tuyến nhân vật này, có thể nói là những nhân vật trung tâm. Tư tưởng của họ có ảnh hưởng quyết định đến tư tưởng của tác phẩm.

Để thể hiện những vấn đề đặt ra trong tác phẩm Trùng Quang tâm sử, Phan Bội Châu đã xây dựng hệ thống nhân vật vô danh yêu nước một cách phong phú đa diện. Các nhân vật xuất hiện, bộc lộ tinh thần yêu nước của mình, và gắn kết tình yêu nước giữa họ với nhau, lôi cuốn sự chú ý của người đọc đến một tập thể quần chúng đông đảo, hội tụ một dung khối yêu nước vĩ đại. Chính điều này mang lại sức mạnh bất khả chiến bại cho cuộc chiến đuổi thù: “Góp trí tuệ của hàng vạn người làm trí tuệ chung, thành một khối trí tuệ

lớn. Góp sức mạnh của hàng vạn người làm sức mạnh chung, thành một khối sức mạnh lớn. Nói cho rõ hơn, hàng ngàn vạn người cùng một lòng thì đó gọi là hơn” [2,80].

Khẳng định vai trò của quần chúng tạo nên sức mạnh toàn diện của dân tộc. Tuy chưa tiến tới nhận thức một cách rõ ràng về cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhưng Phan đã thấy được sự nghiệp anh hùng nếu không có

khối đoàn kết, không có sự đồng tâm của quần chúng, những anh hùng vô danh làm hậu thuẫn thì sẽ không thành công được. Khi bình luận về anh hùng dân tộc, Phan nhấn mạnh: Không đáng than thở người anh hùng lỡ vận, mà tôi chỉ buồn than người nước ta không đồng tâm. Người nước ta đã không đồng tâm thì dù có anh hùng cũng không thể làm được gì. Trong Trùng Quang tâm

sử là cụ thể hóa với những chân dung nhân vật khác nhau. Mỗi phân vai đảm

nhiệm riêng một bổn phận đối với sức mạnh nhất quán của tổng thể.

Ông Kiên và ông Chân “túc kế đa mưu” là chánh phó chủ mưu. Kiên là một người hào kiệt “mắt sáng như sao, có nhiều mưu trí và học thức sâu rộng

hơn, các hành động của những bậc hào trưởng khác đều do ông vạch ra’’

[2,26]. Ông Chân trước khi gia nhập nghĩa quân đã sống mai danh ẩn tích, lấy rượu làm khuây như một ẩn sĩ. Cả hai đều là những người “trí năng” sáng suốt và cơ mưu “liệu địch như thần”. Thực tế xảy ra ngoài chiến trường không bao giờ ngoài dự liệu của họ. Cũng như các nhân vật quân sư khác, Kiên và Chân được miêu tả thành những người trầm tĩnh, chín chắn, sâu sắc. Ung dung vốn là vẻ đẹp của tướng văn.

Xí và Võ được xây dựng theo kiểu võ tướng. Cả hai đều là loại võ nghệ cao cường, mạnh về cơ bắp, đi trước xong pha nơi nước sôi lửa bỏng, đạn tên nguy hiểm. Tương ứng với sức khỏe đó, tướng mạo của họ khác thường, tiếng rao của Xí “tiếng ấm như chuông đồng, vang xa tới mười vạn dặm’’ [2,23]. Là võ tướng họ không tránh khỏi được sự nóng nảy, thô lỗ. Nổi bật ở họ là nét ngang tàng của người du hiệp giang hồ lục lâm. Nhưng khi được sự giác ngộ về tình ái quốc, về tinh thần vì dân vì nước thì họ bớt hẳn tính thô thiển, bừa bãi.

Hoạt động phục quốc bắt đầu bằng công tác điều tra và vận động nhân dân. Kinh phí của trại Trùng Quang dựa vào hoạt động buôn bán và trại cày cho nên những nhân vật “đàn em”, những người phụ nữ như Chí, Liên, Triệu, những nông dân nghèo khổ như Tinh, Lực, Hạnh… là những nhân vật được Phan Bội Châu đưa vào làm sức mạnh hậu phương của cách mạng. Nói chung, họ xuất thân từ tầng lớp dưới, có một cuộc sống cụ thể, suy nghĩ và

hành động bình thường hơn. Chí là con một của một chủ tiệm rượu, Thừa tuyên sứ mê sắc đẹp của cô, vu oan và bắt giam cha cô vào ngục để ép cô làm tì thiếp đến nỗi cha cô phải tự tử, tránh cho con khỏi rơi vào nanh vuốt của giặc. Gia đình của anh cu Chìm là một gia đình nông dân, cha mẹ, vợ chồng, con cái làm ăn cần cù, chăm chỉ và sống êm ấm. Hạnh mơ ước một cuộc sống đơn sơ. Nhưng tất cả những người muốn làm ăn lương thiện như vậy đều bị áp bức của quan giặc mà không thể sống nổi. Anh cu Chìm phải tự tử. Hạnh phát khùng liều mình. Cô Chí căm thù, giả điên đi ăn xin tìm kế phục thù. Khi được giác ngộ, họ hoạt động không mệt mỏi cho cách mạng. Người thì có tài nói năng sắc bén, được nhiều người nghe theo, người thì am hiểu lâm thổ sản, người thì tháo vát, tính toán giỏi, người thì tiếp đãi khách khéo léo. Tài năng của những con người làm ăn bình thường đó góp phần cho Trại Trùng Quang phát triển nhanh chóng, công việc họ làm rất bình thường nhưng họ đều là những bậc anh hùng. Quyết tâm phục thù của Chí, khí phách bất khuất của Tinh, Lực, Phấn; tinh thần xung phong dũng cảm của mỗi con người đều nổi bật. Nhưng bên cạnh những người anh hùng hữu danh phi thường được sử sách ca ngợi thì dường như họ bị lãng quên không ai biết đến. Họ là những anh hùng vô danh yêu nước mà Phan muốn nói đến, với một tình cảm chân thành quý mến. Tập thể quần chúng này dàn rộng theo suốt tiến trình của cuộc cách mạng, vai trò của họ rất lớn. Phan Bội Châu rất trân trọng đặt họ ngang tầm với những anh hùng hữu danh của dân tộc, làm nổi bật sự đóng góp quan trọng của họ. Ông viết: “Người đọc sử đều biết rõ công đức oanh liệt vĩ đại

của Lê tổ là vị anh hùng bậc nhất của nước ta. Nhưng còn biết bao nhiêu anh hùng thất bại, anh hùng vô danh. Đã có công tìm đường mở lối, vỡ núi dọn gai đi trước, để đưa bậc đại anh hùng lừng lẫy ấy ra đời, thì quốc dân không

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Thế giới nhân vật trong Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w