Thời gian hồi cố

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Thế giới nhân vật trong Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu (Trang 69)

Trong quá trình chuyển lưu của dòng trần thuật, Phan Bội Châu còn nhạy bén bắt được mạch ngầm của thời gian hồi tưởng ở Trùng Quang tâm sử, thời gian hồi tưởng chủ yếu dung trong việc làm rõ quá khứ của nhân vật tạo độ kết chóng linh hoạt cho thời gian trần thuật trong tiến trình câu truyện. Cụ thể như, gặp anh Trầm trong cảnh cùng đường, Xí ân cần hỏi anh, sau một khoảng thời gian hồi tưởng kể về cuộc sống của mình anh Trầm được thể hiện rõ trên trong viết “khi bọn quân giặc chưa tới đất này, thì cha tôi ra sức cày

ruộng cũng không đến nỗi nghèo đói.... Năm năm trước đây, quân giặc kéo đến cửa sông thì tôi cũng không đến nỗi khổ lắm” [2,49-50]. Qua dòng hồi

tưởng của Trầm cuộc sống khổ sở của gia đình anh, tội ác của quân giặc hiện lên rõ ràng khách quan và để rồi khi được giác ngộ theo cách mạng anh đã hoạt động nhiệt tình say mê.

Nhiều cảnh đời trong tiểu thuyết cũng được tái hiện theo cách này. Đó là Liên, Triệu, Chí những người phụ nữ vệt Nam đẹp hài hoà cả về diện mạo lẫn tâm hồn bước vào trang sách với những tấn bi kịch cuộc đời và những tiếng kêu đòi quyền sống, quyền làm người, quyền được hạnh phúc chính đáng. Chí vì thù cha phải rửa Liên vì gia cảnh phải xuống tóc, nương nhờ cửa phật, Triệu tất cả các bạn gái bị làm nhục bởi quân giặc: “khi giặc đến tỉnh thành,

ngày đêm yến tiệc, vơ vét ả đào không kể gì lớn bé chúng đều thưởng thức hết, chúng thường ép Triệu hiến trò vui, Triệu không chịu, nhưng vâng lệnh của quản ca cũng miễn cưỡng biểu diễn tài nghệ để vui lòng quân giặc....Mỗi khi bọn chúng uống rượi say khướt, liền bắt con hát xếp hàng ra phía trước tuỳ ý dâm ô, dở đủ trò dã man. Người nào hát kém, nhan sắc thường, hay hơi nhiều tuổi thì bọn giặc không thèm, liền gián cho lũ chó ngao” [2,84]. Nỗi

khổ của những cô đào hát thân phận dưới đáy xã hội hiện lên chân thực, sôi sục. Sống giữa thời đại ấy, họ không chỉ là con hiếu, mẹ hiền, dâu thảo mà

còn là những nữ anh hùng góp công không nhỏ trong sự nghiệp vị quốc. Ở họ là lòng căm thù sâu sắc, lòng nhiệt thành và trên hết là ý thức vươn lên không chịu mọi ràng buộc của lễ giáo, không khuất phục trước cường quyền.

Người anh hùng Nguyễn Xí qua dòng hồi cố cho ta thấy Xí là con người đặc biệt từ nhỏ đã không thích học, mà thích đánh nhau. Nghe giặc Ngô giết trẻ con treo đầu nhử quạ, cậu bé tám tuổi mặt đỏ bừng tóc dựng đứng thề giết hết quân giặc. Ở Xí lòng yêu nước căm giặc đã ngấm vào máu thịt.

Sự kết hợp tinh tế này thể hiện khả năng tái hiện thế giới nhân vật rất khéo của Phan. Tiểu thuyết không còn là một lối mòn trần thuật mà mang nhiều sắc thái.

Viết về đề tài lịch sử là công việc không chút gì mới mẻ, tuy nhiên, lịch sử của Phan Bội Châu là lịch sử trải nghiệm, hệ hình tượng trong tác phẩm sống động và rất thực. Đọc lịch sử ở đây như đang trải nghiệm trên đoạn đường của một thời đại dân tộc. Tác phẩm của một bậc thầy sẽ thuyết phục được nhiều thế hệ người xem, bằng những luồng rung động vô tận, Phan Bội Châu là một trong những bậc thầy như thế

* * *

Có lẽ trong giai đoạn văn học trung đại Việt Nam chưa có nhà văn nào đã chịu khó và có gan đem ngòi bút mình thử thách trên nhiều loại văn khác nhau như Sào Nam. Người lính tiên phong - Phan Bội Châu, luôn tìm tòi và chuẩn bị cho mình rất nhiều phương tiện, vũ khí để tham gia trận chiến cứu quốc vĩ đại của dân tộc, cùng với các nhà nho khác để đi vào thức tỉnh, khám phá nhiều nét tâm hồn con người thời đại. Từ đó mà cất đặt chọn lựa những phương tiện phù hợp nhất đáp ứng được nhu cầu về khả năng đón nhận nhiều độc giả khác nhau. Những phương thức nghệ thuật độc đáo của Phan Bội Châu trong tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử chính là những vũ khí được lựa chọn ra và sử dụng mang lại những hiệu quả chiến đấu tối ưu. Những nhịp rung cảm yêu nước và chí khí chiến đấu mới… dâng lên cao trào trong tâm cảm của người đọc, là phần thưởng xứng đáng cho chiến công của người chiến sĩ Phan Bội Châu, và Trùng Quang tâm sử thực sự là tiếng hiệu triệu yêu nước dậy vang khắp đất nước, dân tộc.

KẾT LUẬN

Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, nghệ thuật thể hiện một kiểu người nhất định, phù hợp với hệ tư tưởng và quan niệm lúc đó. Văn học Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu của thế kỷ XX, trong điều kiện giao thời lịch sử nhạy cảm, đã có những điều kiện cần và đủ để đi đến những bước chuyển lớn trong việc thể hiện con người của thời đại mới. Con người trong văn học thời đại mới có nhiều thay đổi. Phản ánh theo nhãn quan phân tích và đánh giá mới, nền văn học yêu nước lúc này có cơ sở của nó là chủ nghĩa yêu nước vốn đã có từ trước của dân tộc, được cỗ vũ và tăng thêm sức sống bởi những tư duy mới về con người, về xã hội có cơ sở từ thực tế lịch sử. Trong số các tác giả tiến bộ của dòng văn học thời đại này, Phan Bội Châu có một tầm cao thế giới quan riêng, một ý thức nghệ thuật độc đáo, mới lạ và giàu ý nghĩa, tiêu biểu là thế giới nhân vật trong truyện Trùng Quang tâm sử. Tác phẩm đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong tư duy yêu nước của nhà đại ái quốc Phan Bội Châu.

Xây dựng lên tất cả bằng tâm huyết cứu nước của mình, nhân vật trong

Trùng Quang tâm sử chính là những khát vọng, những ước mơ tác giả muốn

gửi gắm, bày tỏ với quốc dân trong thời đại mình. Tác phẩm Trùng Quang

tâm sử mang giá trị truyền đạt tư tưởng lớn lao. Thế giới nhân vật trong Trùng Quang tâm sử là một dung khối lớn về hình tượng con người yêu nước

trong thời đại mới được xây dựng bởi một hình thức nghệ thuật đặc sắc thông qua giọng điệu, thời gian, không gian. Cũng như chính cuộc đời mình, Phan Bội Châu sống vì lẽ cứu nước, cứu dân. Ở cụ, cuộc đời và tác phẩm hầu như là một, chúng ta dường như không thể tìm thấy được ở những nhân vật trong

Trùng Quang tâm sử một ý nghĩa, một hành vi nào dù là rất nhỏ, đi lệch ra

ngoài tư tưởng yêu nước vĩ đại ấy. Con đường sáng tạo nghệ thuật của Phan Bội Châu là con đường của một nhà văn - chiến sĩ, nhà văn của chủ nghĩa anh hùng yêu nước của dân tộc. Không chỉ cuộc đời anh hùng mà chính những trang viết của Phan Bội Châu đã làm bằng chứng cho một cây bút không bao

giờ chịu đứng ngoài hay tụt lại đằng sau cuộc hành quân yêu nước Phan Bội Châu để lại trong Trùng Quang tâm sử, bởi vậy có sức sống lâu dài với thời gian. Là một nhà nho chính thống, chịu sự hạn định của nhãn quan giai cấp và thời đại, tác phẩm của Phan Bội Châu sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định về tư tưởng cũng như nghệ thuật thể hiện. Song, giống như da trời in trên mặt sông, tuy có làm cho dòng nước thay màu đổi sắc nhưng không lúc nào làm ngưng đọng hay ngăn cản dòng nước ái quốc lênh láng, cuồn cuộn chảy.

Tác phẩm Trùng Quang tâm sử, cùng với những tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu sẽ còn trường tồn trong sử xanh dân tộc về tinh thần yêu nước bất khuất đầy sáng tạo .

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Thế giới nhân vật trong Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu (Trang 69)