THẾ GIỚI NHÂN VẬT XÉT TỪ NỘI DUNG YÊU NƯỚC 2.1 Nhân vật anh hùng con người hữu danh và vô danh

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Thế giới nhân vật trong Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu (Trang 27)

2.1. Nhân vật anh hùng - con người hữu danh và vô danh 2.1.1. Nhân vật hữu danh

Một cội cổ thụ, nếu rễ càng ăn sâu thì nó càng đứng vững trước mọi cơn bão táp, một dân tộc, nếu truyền thống càng tốt đẹp và lâu đời thì tiềm lực tinh thần của dân tộc ấy càng lớn lao, người trong nước càng tự trọng, các thế hệ hậu sinh càng nổ lực, xứng đáng với ông cha để giữ gìn sự nghiệp của tổ tiên.

Lịch sử dân tộc Việt Nam, về cơ bản là một chuỗi dài các cuộc chiến đấu chống xâm lăng, chống đô hộ. Kể từ thời Bắc Thuộc kéo dài mấy trăm năm, chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc khởi nghĩa của dân ta. Hàng chục cuộc khởi nghĩa lớn ghi chép ở trang sử dân tộc đều là những cuộc khởi nghĩa lớn mang tính chất dân tộc nhằm dành lại độc lập chứ không đơn thuần là một cuộc nổi dậy của nhân dân diễn ra chống lại sự phi lí, nhũng nhiễu của quan lại địa phương. Rồi từ Ngô Quyền trở đi, rất nhiều triều đại ở Trung Quốc đưa quân sang nước ta. Có những triều đại xâm chiếm nước ta đến hai ba lần. Tiếp theo vào cận hiện đại là sự xâm lược của Pháp, Nhật, Mĩ. Trong chuỗi dài các cuộc xâm lăng này, để không bị tiêu diệt, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, nhân dân Việt Nam đã phát huy cao độ các tiềm lực tinh thần để bù vào lực lượng vật chất khiêm tốn. Bộ phận cốt lõi quyết định nhất trong các tiềm lực tinh thần đó là chủ nghĩa yêu nước khắc sâu vào truyền thống dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước là truyền thống đặc trưng độc đáo của dân tộc Việt Nam, biểu hiện sắc nét bởi nhiều góc cạnh: Là lòng căm thù giặc sâu sắc, là quyết tâm cứu nước mãnh liệt, là tình yêu non sông gấm vóc, yêu dân tộc anh hùng và đặc biệt là truyền thống đấu tranh bất khuất của tổ tiên. Tâm điểm của những truyền thống yêu nước tốt đẹp này chính là những vĩ nhân lịch sử.

Nhằm xây dựng tư tưởng yêu nước và tinh thần chiến đấu cách mạng dân tộc trong thời đại mình, Phan Bội Châu hơn bất cứ một văn nhân chính khách nào khác, chú trọng khêu gợi lòng tự hào dân tộc, và niềm tin vào năng lực

dân tộc sẵn có, bằng cách ca ngợi những trang sử oanh liệt, các chiến công hiển hách cùng những đường nét bình dị của các bậc anh hùng kiệt nữ.

Ngay từ đầu tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử, chỉ với một vài trang giấy, Phan Bội Châu đã thể hiện khá tròn đầy sự nghiệp yêu nước oanh liệt của các thế hệ cha anh, làm giấy lên trong lòng người đọc những cảm xúc rất hào hứng và xúc động. Hai từ tổ tiên được Phan Bội Châu nhấn đi nhấn lại, đã khơi gợi sâu sắc dòng suy tưởng của người Việt Nam mất nước. Nó nhắc nhủ mọi người phải dương cao ngọn cờ đấu tranh, dành độc lập tự do, tiếp tục sự nghiệp cứu nước của bậc cha anh: “dậy! dậy! dậy! Hỡi quốc dân ta! Hỡi đồng

bào ta! Dậy mà nghe tôi kể chuyện ngày xưa! Câu chuyện tôi sắp kể đây không phải là chuyện Âu, Mĩ hay Nhật Bản, Xiêm La....mà chính là chuyện của tổ tiên ta. Sự việc của tổ tiên ta ngày trước nó có quan hệ rất mật thiết với chúng ta...Nước ta về cuối đời nhà Trần trước đây bị nhà Hồ cướp quyền, gặc ngoại xâm thừa lúc nước ta loạn lạc, chiếm đóng hơn mười năm. Đất đai và nhân dân tự do của nước ta phần lớn bị bọn dị tộc dày xéo. Buổi ấy, cha anh và con em của ông cha ta đều khốn khổ ở trong vòng ngựa trâu nô lệ . Những sự đau đớn phải nếm và những nỗi nhục nhã phải chịu không có lời bút nào tả cho xiết. Song việc tổ tiên ta nuôi chí căm thù, diệt thù rửa nhục, đổi quân địch hung bạo, khôi phục lại quyền chủ nhân sẵn có từ lâu đời và để lại giang sơn cho chúng ta ngày nay” [2,21-22]. Cụ nhấn mạnh hơn nữa cho

ai nấy thấy được rằng “theo bậc tổ tiên ngày xưa, ta sẽ nhớ tới tổ tiên sinh ra

ta trong thời đó, không một ai là không anh hùng. Dòng dõi anh hùng và hậu nhân của anh hùng là chúng ta thì sao chúng ta có thể quyên được” [3,22].

Câu chuyện được kể mộc mạc về tổ tiên của Phan Bội Châu có ý nghĩa rất lớn đối với những ai còn mang trong dòng máu mình truyền thống độc lập bất khuất của lịch sử dân tộc để từ đó định hình trong mỗi người một lý tưởng một lẽ sống.

Đi từ khái quát hoá nghiệp yêu nước kiên cường của tổ tiên, Phan Bội Châu đã đem vào tác phẩm của mình những nhân vật lịch sử, những anh hùng

yêu nước, hữu danh với bản chất và tính cách đặc thù, biểu hiện tinh tế ý nguyện và tư tưởng yêu nước của nhà văn.

Trùng Quang tâm sử, một cuốn tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử nhưng

đây không phải là một tiểu thuyết lịch sử. Với dụng ý thay đổi chủ đề câu chuyện, tác giả đã chỉnh lí cả lịch sử để trình bày một quan niệm chính trị, diễn tả một ước mơ chính trị của mình. Tác giả nhập hai cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của Trần Quý Khoáng và Lê Lợi làm một, trong đó thay đổi cả xuất thân và vai trò của các nhân vật lịch sử, biến mưu đồ chống Minh khôi phục ngôi vua của Trần Quý Khoáng, Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân thành cuộc khởi nghĩa của nhân dân để gành lại độc lập, giống với cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và mang màu sắc chính trị của phong trào Duy Tân hội đầu thế kỷ XX. Tác giả đem Nguyễn Xí, người anh hùng yêu nước trong cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi nhập vào cuộc khởi nghĩa của Trùng Quang, dụng ý trình bày cuộc khởi nghĩa khôi phục đất nước theo tư tưởng chính trị khác với chính sử. Trên nền tảng là tình yêu nước nồng nàn hướng tới đoàn kết toàn dân giành độc lập, vai trò quyết định trong cuộc khởi nghĩa là quảng đại quần chúng nhân dân chứ không phải là hoàng tộc và quan lại.

Chính do lòng yêu nước và sự nhận thức sâu sắc và cao độ tư tưởng của mình, nhà văn đã thấy được khả năng đấu tranh chống giặc cứu toàn dân. Những nhân vật lịch sử có mặt trong tác phẩm không phải được xây dựng theo lối thần tượng, thần thánh hoá vượt ra ngoài thời đại mà đều mang những nét tính cách bản chất nhất của một dân tộc - cùng yêu nước, cùng căm thù giặc, cùng mang ý chí chiến đấu quật cường, đặc biệt là cũng có những hoàn cảnh xuất thân rất bình dị, gần gũi với đời sống dân tộc để thấy rằng yêu nước và cứu nước không phải của riêng ai. Nó có tác dụng sâu sắc cổ vũ khích lệ tinh thần yêu nước của quần chúng, độ sâu về tư tưởng của tác phẩm cũng là ở đây.

Cổ kim lịch sử Việt Nam, khi nói về người anh hùng yêu nước thì truyền thống dân tộc chỉ chọn duy nhất một chỗ đứng để nhìn đó là sự hoàn

mĩ, nét siêu Việt xuất chúng của “thần tượng”. Đến với Phan Bội Châu, lối mòn này đã được khai rộng, tư tưởng yêu nước tiến bộ đã quyết định thái độ, cách thức Phan Bội Châu trở về với các nhân vật trong tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử.

Người anh hùng Nguyễn Xí, trong vai trò lịch sử là vị “Cương Quốc

công” lừng danh với câu thơ ca tụng “Cương Quốc hùng tâm sơn hữu kiếm”

xuất hiện oai hùng trong tác phẩm, nhưng cũng quá đỗi bình dị bởi nghề nghiệp “rất nhỏ mọn” với hình ảnh gánh nước mắn trên vai: “ở ngoài tỉnh

thanh Nghệ An dọc theo sông Cấm, đi ra phía Bắc có một người quẩy hai thùng nước mắm rao bán rong ở ngoài đường, tiếng ấm như chuông đồng, vang xa tới mười dặm. Nghe tiếng rao ấy người ta biết đó là một người trượng phu, nhưng làm một nghề nghiệp rất tầm thường. Ôi! Người đó là ai? chính là ông Xí. Có câu thơ rằng “cương quốc hùng, phong sơn hữu kiếm” tức là lời tán tụng con người đó” [2,23]. Ngòi bút của Phan Bội Châu rất nhẹ,

nhưng quá đủ để Nguyễn Xí hiện diện trọn vẹn trong hình dung của người đọc hai cốt tính - anh hùng quân tử với xuất thân bình dân. Sâu hơn nữa, Phan Bội Châu dẫn người đọc về quá khứ của vị anh hùng Cương Quốc công, thể hiện rõ tinh thần dân dã hoá người anh hùng yêu nước. Ngày bé, Xí chỉ là cậu bé chăn trâu theo cha ra ruộng cày. Tuổi nhỏ và thân phận thấp hèn không cản trở được chí đuổi giặc và lòng yêu nước nảy nở mạnh mẽ trong Xí. Thấy biết tình cảnh cùng cực, ngột ngạt của cha, của đồng bào là do những chính sách áp bức vô đạo của giặc Ngô, Xí rất giận mà rằng: “thảm quá! Con thề nhất

định phải giết bọn giặc đó để làm phúc cho nhân dân ta!” [2,25]. Nỗi căm

giận càng dội mạnh trong Xí, khi nghe cha kể rõ về tội ác của quân giặc “mặt

xí bỗng đỏ bừng, đầu tóc dựng đứng, thét lớn: Con thề con giết hết bọn giặc đó!”[2,25]. Điều đặc biệt ở Xí là sự rất mực chững chạc bởi lòng tự trọng dân

Mới lên bảy, lên tám mà có bản lĩnh kiên cường như vậy, hình tượng nhân vật Xí đã đánh động rất mạnh tới cái tôi ý thức của người dân Việt Nam yêu nước.

Nếu ở một cậu bé chăn trâu tầm thường như Xí mà đã có thể ý thức được về bản lĩnh dân tộc, có khát vọng giết giặc cứu nước thì há tại sao những người trưởng thành đầy đủ lại không thể can đảm vùng lên. Nếu một ông Xí bên “gánh hàng rông” vẫn trở thành “Cương Quốc công” lừng danh trong

quốc sử, thì thử hỏi đông đảo nhân dân Việt Nam có trừ ai là không thể làm anh hùng yêu nước, không thể thành danh. Khẳng định nguyên lí đúng đắn ấy, Phan Bội Châu đã đánh mạnh vào cái tự ti hèn kém của dân tộc ta, đánh đổ cái định kiến sai lầm dân ta cam chịu kiếp nô lệ, khơi dậy tinh thần yêu nước, nỗi nhục mất nước và khát vọng tự do trong nhân dân. Nhắc nhớ để ai nấy đều hiểu rằng yêu nước và cứu nước toàn dân Việt Nam là có thể.

Với mục đích khẳng định tinh thần yêu nước và khả năng chiến đấu của toàn dân, trong tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử Phan Bội Châu đã làm một cuộc “cải cách lịch sử”. Sự thật lịch sử là một cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng chống giặc Minh được quan lại giúp sức và lên ngôi vua, nhưng xuất hiện trong Trùng Quang tâm sử những nhân vật lịch sử này có gốc gác dân dã. Tuy giới thiệu ông Khoáng, Đặng Tất, Đặng Dung là dòng dõi tôn thất, ông Chân là thân văn yêu nước, đóng cửa đọc binh thư chờ cơ hội ra tay, giúp nước nhưng tác giả nói về điều này rất sơ lược. Điều mà Phan Bội Châu quan tâm không phải là mục đích phò vua giúp nước như sử sách mà tác giả muốn hướng người đọc đến một tư tưởng duy nhất điểm xuyết ở các nhân vật là yêu nước.

Tinh thần đấu tranh kiên quyết, cái nghĩa khí yêu nước liền mạch là những bộ phận hữu cơ trong tư tưởng nhất quán của Phan Bội Châu khi thể hiện các nhân vật lịch sử. Tư tưởng yêu nước điển hình và hoàn cảnh lịch sử điển hình, tính cách chung và tính cách riêng ở các nhân vật được tác giả thể hiện ăn khớp thống nhất, tạo sức hấp dẫn nghệ thuật rất lớn. Nguyễn Cảnh Chân xuất hiện trong bộ dạng tềnh toàng “râu ria xồm xoàn, áo quần xốc

xếch” [2,63], say quên trong men rượu “hay uống rượu, chẳng thiết làm việc gì cả . Nhà ông ta có ruộng có trâu đều bán hết để cúng cho ma rượu” [2,62- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

63]. Nhưng nỗi đau nô lệ vẫn ngầm dày vò tâm can Chân. Nghĩ tới cảnh ngộ bị áp bức dã man của đồng bào, Chân chua xót: “Ruộng là của giặc, đất là

của giặc, thóc gạo của nhân dân ta cũng không còn phải là thứ mà dân ta đáng có nữa... chẳng riêng gì thóc gạo... vợ đẹp, con khôn cũng đều bị bọn giặc dày vò... Cái thằng kia ngu thực! dám vì một ít thóc mà giết ngựa của quan, đền mạng là đáng, khách còn tức tối nỗi gì nữa!” [2,65]. Với ông hạnh

phúc là khi rửa nhục cho giang sơn và tạo dựng được hạnh phúc cho nhân dân. Trần Quý Khoáng hào sảng với địa vị “trưởng giả” nhưng vẫn thường nghĩ đến quốc sĩ nuôi chí lớn. Đặng Tất, Đặng Dung “làm quan châu ở Thăng

Long” chịu tước phẩm quan Ngô nhưng trong lòng không có chữ Ngô rốt

cuộc thế nào họ cũng sẽ chống lại quân Ngô.

Có sự riêng khác ở nhân vật về hoàn cảnh bản thân nhưng trước tình cảnh chung, khí thế giặc đang mạnh, dân trí chưa thông, ở tất cả họ lòng yêu nước vẫn được nhen nhóm. Cho đến ngày những những mồi lửa yêu nước này đã bén thì bùng cháy mãnh liệt “bắt đầu từ nay vĩnh viễn coi nhau là anh em

thân thiết, một lòng một dạ tiêu diệt giặc thù, đến chết không hề thay đổi”[2,29], “Từ nay chúng ta lại càng cố gắng hơn, để thu hồi quyền lợi sẵn có của chúng ta đương ở trong tay giặc” [2,31]. Tất cả cùng chung một chí

hướng: “mục đích cuối cùng của bậc đại trượng phu là phải làm cách mạng” [2,29]. Miêu tả tính nhất quán trong tinh thần chiến đấu của các nhân vật, Phan Bội Châu đã làm sâu thêm chủ đề đấu tranh của các nhân vật, đưa lại nhận thức sinh động và sâu sắc về tính cách yêu nước, căm thù giặc chân chính của đại chúng Việt Nam.

Bài học thất bại của các triều đại phong kiến là bởi làm mất lòng dân nên mất nước. Bấy giờ muốn lấy lại đất nước thì phải biết dựa vào sức dân, biết lấy sức dân mà kháng chiến, lấy dân làm cơ giới. Việc xây dựng nhân vật lịch sử gần gũi với nhân cách quần chúng, Phan Bội Châu đã hâm nóng được

tấm lòng yêu nước của nhân dân, cho họ thấy sự thật. Lịch sử dân tộc có sang trang được hay không, vai trò quyết định của họ rất lớn. Dụng ý dựa vào sức dân, lôi kéo sức dân cho cách mạng yêu nước là tư tưởng rất tiến bộ của Phan Bội Châu.

Trong giai đoạn đầu xuất ngoại, mặc dù Phan Bội Châu đã được tiếp xúc tư tưởng dân chủ, đã có ý thức thoát khỏi “lối nhà nho”, từng tuyến bố

Giang sơn tử hĩ sinh dồ nhuế Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si.

(Giang sơn đã chết sống thêm nhục Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài)

Nhưng quan niệm của ông về anh hùng yêu nước, về vai trò cứu nước của kẻ sĩ vẫn không thay đổi. Trong tác phẩm Sùng bái giai nhân, mặc dù Phan Bội Châu đã có sự mở rộng về quan niệm con người yêu nước bằng những tiêu chí trên hết và trước tiên là yêu nước và hi sinh vì nước, nhưng lúc này theo Phan Bội Châu thì có khả năng làm việc lớn, thực hiện đại sự quốc gia chỉ có thể là những con người phi thường, là những kẻ vượt lên trên người anh hùng bình thường để lãnh đạo cách mạng. Hạng anh hùng yêu nước này mới gánh được cái việc tối trong tối đại của nghìn muôn đời, lập nên được cái công tối gian tối khổ của nghìn muôn năm, và đương lấy các nhục tối hiểm tối lạ của muôn thuở. Sở dĩ Phan Bội Châu kì vọng, tin tưởng như vậy là vì đối với ông kẻ sĩ là người có thể dùng lưỡi để đánh, có thể dùng bút để đánh, là hạng người duy nhất có thể tiếp xúc với các kiến thức Hán học và Tây học để có những phương pháp cách mạng phù hợp với tình hình đất nước, đưa cách mạng đến được với thắng lợi cuối cùng. Nhân vật yêu nước mà Phan Bội

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Thế giới nhân vật trong Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu (Trang 27)