1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn trường TH phan bội châu năm học 2015 2016

25 566 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 160,5 KB

Nội dung

Có thểkhẳng định hoạt động của tổ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ nhưĐiều lệ trường Tiểu học đã qui định sẽ góp phần tích cực, quyết định đến việcnâng cao chất lượng giáo d

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết hoạt động chủ yếu trong nhà trường là hoạt động chuyênmôn, các tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng và nòng cốt trong các nhà trường nóichung và các trường TH nói riêng trong đó có trường TH Phan Bội Châu Do đó Tổchuyên môn là đơn vị cơ sở sát thực nhất với giáo viên giảng dạy Ở đó diễn ra mọihoạt động có liên quan đến chuyên môn nghề nghiệp của mỗi nhà giáo Sinh hoạtchuyên môn là hoạt động giáo viên cùng nhau học tập từ thực tế việc học của họcsinh Trong đó, giáo viên cùng nhau thiết kế kế hoạch bài học, cùng dự giờ, quansát, suy ngẫm và chia sẻ (tập trung chủ yếu vào việc học của HS) bài dạy Đồngthời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụhọc tập mà giáo viên đưa ra,… có ảnh hưởng đến việc học của học sinh Trên cơ sở

đó, giáo viên được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nộidung, phương pháp dạy học vào bài học hằng ngày một cách hiệu quả Mặt khácđổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát huy tính tích cực chủ động trongviệc thực hiện xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học Nội dung sinh hoạtchuyên môn cần tập trung vào việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch,

tổ chức sinh hoạt chuyên đề, nội dung dạy học rút kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăntrong quá trình dạy học và giáo dục

Trang 2

Mặt khác tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ và vai trò rất quan trọngtrong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường Có thểkhẳng định hoạt động của tổ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ nhưĐiều lệ trường Tiểu học đã qui định sẽ góp phần tích cực, quyết định đến việcnâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu mới trongquá trình đổi mới giáo dục.Tuy nhiên tổ chuyên môn không phải là cấp có thẩmquyền để đề ra các nhiệm vụ giáo dục chung cho toàn trường mà hoạt động của tổchuyên môn phụ thuộc nhiều vào kế hoạch, hoạt động của nhà trường, vào sự lãnhđạo của Ban Giám hiệu Trong các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sởgiáo dục Đào tạo luôn chỉ đạo cho lãnh đạo các đơn vị trường học làm tốt côngviệc cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, coi đây

là một trong những nhiệm vụ cơ bản, thiết thực để nâng cao chất lượng dạy - học,thực hiện đổi mới giáo dục

Tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng quản lý việc thực hiệncác nhiệm vụ giáo dục theo kế hoạch chung của trường như: Xây dựng chươngtrình hoạt động của tổ, giúp giáo viên xây dựng kế hoạch công tác chuyên môn,kiểm tra đôn đốc mỗi tổ viên thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra, thảo luận, nhậnđịnh tình hình và đánh giá kết quả giáo dục học sinh thuộc phạm vi của tổ phụtrách, bàn bạc có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Trao đổi vàđánh giá sáng kiến kinh nghiệm giáo dục, tổ chức dự giờ lên lớp của nhau để rút

Trang 3

kinh nghiệm, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ tổ viên Tổ chức phong trào thiđua trong tổ, nhận xét đánh giá tổ viên đề nghị khen thưởng và kỷ luật đối với tổviên Tổ trưởng chuyên môn quản lý sổ sinh hoạt tổ Là người chịu trách nhiệmchính trong việc soạn thảo chương trình, kế hoạch dạy Hoàn thành đầy đủ và gửilại cho BGH đúng hạn qui định các yêu cầu cần báo cáo như kế hoạch giảng dạy,

sổ sinh hoạt tổ, nội dung ôn tập, các báo cáo, hồ sơ khác Có trách nhiệm phân côngngười dạy thay khi có tổ viên nghỉ bệnh hoặc bận công tác Quản lý nhân sự và cáchoạt động chuyên môn từ soạn bài, lên lớp, thực hành thí nghiệm, … Cùng với tổtrưởng công đoàn đôn đốc phong trào thi đua của tổ như sáng kiến kinh nghiệm, đồdùng dạy học, thao giảng, dự giờ, công tác khác.Triệu tập và chủ trì các buổi sinhhoạt thường kỳ và đột xuất của tổ bàn bạc công tác Dự giờ kiểm tra hồ sơ chuyênmôn định kỳ hay đột xuất của tổ viên để có cơ sở đánh giá thi đua và trình độchuyên môn của tổ viên Như vậy mọi hoạt động chuyên môn trong nhà trường đềuxuất phát và điểm đích cũng ở các tổ chuyên môn

Trước tình hình thực tế của trường, trước các đòi hỏi bức bách phải nâng caohơn nữa chất lượng giáo dục, người làm công tác quản lý phải suy nghĩ tìm biệnpháp thiết thực quản lý chỉ đạo đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn đi vào nềnếp và có chiều sâu

Làm thế nào để đổi mới sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu quả? Làm thế nào đểthay đổi tầm nhận thức của giáo viên trong sinh hoạt chuyên môn tại tổ? Làm thế

Trang 4

nào để phát huy tối đa các thế mạnh trong mỗi con người thành thế mạnh cho cả tậpthể là một điều khó khăn trăn trở.

Đây là một vấn đề cần được quan tâm của các nhà lãnh đạo chuyên môn do đó

bản thân tôi chọn nội dung: Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn trường TH

Phan Bội Châu làm đề tài cho bản sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016.

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

a) Mục tiêu của đề tài

Thực hiện áp dụng một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn.Thông qua việc chỉ đạo bằng con đường trực tiếp và gián tiếp, 3 tổ chuyênmôn trong nhà trường có hướng thay đổi cách thức, hình thức và nội dung sinh hoạtchuyên môn một cách tích cực, chủ động và sáng tạo đạt hiệu quả cao

Giáo viên có thái độ đúng đắn trước sự thay đổi, bắt kịp, bắt nhịp hài hòa vớicác thành viên khác trong tổ; xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch tổ, kế hoạch nhàtrường góp phần nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục

b) Nhiệm vụ của đề tài

Chỉ ra cái mới trong chỉ đạo tổ khối sinh hoạt chuyên môn, phát huy phươngpháp truyền thống của sinh hoạt chuyên môn tích cực; góp phần cải thiện hiệu quảchất lượng sinh hoạt chuyên môn định kỳ ở tổ khối

Trang 5

Làm thay đổi nhận thức trong sinh hoạt chuyên môn của mỗi giáo viên, hướngtới việc thay đổi linh hoạt phương pháp dạy học mới theo hướng học tích cực, sángtạo, mạnh dạn, thích nghi, ứng phó với môi trường sống hiện nay.

3 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường Tiểuhọc

Tâm lý giáo viên trong sinh hoạt tổ khối

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Công tác chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn định kỳ ở trường TH Phan BộiChâu huyện KrôngAna Năm học 2015-2016

5 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập và xử lý thông tin về quan điểm, đường lối của Đảng; Điều lệ trườngTH; văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2015-2016 của các cấp

Tổng kết hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn năm học 2014-2015; ý kiến traođổi với bạn bè ngoài đơn vị; điều tra thực tế; đàm thoại, hỏi đáp

II PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

Trang 6

Công tác chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu,quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường Tổ chuyên môn là một bộ phậncấu thành, nơi thực thi nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh Động lực quantrọng để giúp nhà trường phát triển chính là mối quan hệ, sự tương tác, giúp đỡ lẫnnhau trong khối đoàn kết nội bộ và sự nỗ lực vươn lên của mỗi cá nhân Chỉ đạođổi mới sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, tổ trưởng tổ chuyên môn góp phần tháo

gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ Nội dung chỉđạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn là những vấn đề về thực hiện nhiệm vụ giảngdạy và giáo dục học sinh, thực hiện các văn bản chỉ đạo, thực thi nhiệm vụ năm học

và các yêu cầu mang tính thực tiễn được mang ra thảo luận, phân tích dưới nhiềugóc độ và rút ra những kết luận sư phạm, những biện pháp khả thi có thể vận dụngvào thực tiễn, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên gópphần bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học Vậy thựcchất của việc chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn là những việc gì? Làm thế nào

để nâng cao hiệu quả nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn?

Để việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường đi đúng hướng, đạt đượcmục tiêu cần thiết phải quản lí, chỉ đạo đổi mới các thức, nội dung này một cáchkhoa học, chặt chẽ và có những biện pháp quản lí khả thi nhất phù hợp điều kiện

Trang 7

thực tế về đội ngũ giáo viên, tình hình học sinh trong môi trường sư phạm củatrường tiểu học Phan Bội Châu

2 Thực trạng

2.1 Thuận lợi – khó khăn

Trường TH Phan Bội Châu được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các banngành huyện Krông Ana, thị trấn Buôn Trấp; đặc biệt hơn nữa là Phòng GD&ĐThuyện; trường đã đạt chuẩn mức độ một năm 2014 Với tổng số giáo viên 19 đồngchí chia làm 3 tổ chuyên môn: Tổ Một có 6 người gồm các đồng chí dạy khối 1 vàđồng chí Hiệu trưởng, đồng chí làm công tác thư viện do đồng chí Bạch ThịNguyên làm tổ trưởng; tổ Hai có 6 người gồm giáo viên dạy khối 2, 3 do đồng chíNguyễn Thị Hoài làm tổ trưởng; tổ Ba có 7 người gồm giáo viên dạy khối 4, 5 vàđồng chí P Hiệu trưởng do đồng chí Phạm Thị Dinh làm tổ trưởng Trường có Chi

bộ Đảng lãnh đạo; các tổ khối trưởng đều là đảng viên có kinh nghiệm trong côngtác, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công việc; trình độ chuyên môn đều trênchuẩn, tiếp cận cái mới linh hoạt và sáng tạo; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tínvới học sinh và nhân dân địa phương

Nhận thức của giáo viên không đồng đều; một số giáo viên ngại đổi mới khitiếp cận cái mới tỏ thái độ chưa tán thành Tổ chuyên môn là tổ ghép do đó ảnhhưởng đến nội dung sinh hoạt chuyên sâu của tổ Một số tổ trưởng chưa phát huyhết quyền của mình còn ngại va chạm

Trang 8

2.2 Thành công – hạn chế

Công tác chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt xuyên suốt từ trên xuống dưới, có

sự đồng thuận cao từ Chi bộ đến nhà trường, chuyên môn và tổ khối Giáo viêntrong mỗi tổ có ý thức tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn Các tổ khối

tổ chức sinh hoạt định kỳ đúng thời gian qui định

Một số thành viên của các tổ chuyên môn thực hiện nội dung thống nhất trongsinh hoạt chưa hiệu quả Quản lý chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú,hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mớiphương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên Trong các buổisinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đềmới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận

2.3 Mặt mạnh – mạnh yếu

Các tổ chuyên môn đều sinh hoạt có tổ chức, nội dung triển khai trong tổ lànhững nội dung phát triển từ nội dung chính của Nhà trường của Chuyên môn vàcác đoàn thể khác Công tác quản lí, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quảdẫn đến sinh hoạt của tổ chuyên môn có nền nếp, nội dung sinh hoạt bám sát yêucầu, mục tiêu dạy học, nội dung chương trình, sách giáo khoa và nhiệm vụ nămhọc, tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạycủa giáo viên, phong trào thi đua dạy và học tốt, chất lượng học tập của học sinhtừng bước được nâng lên

Trang 9

Việc sinh hoạt tổ chuyên môn không đảm bảo thời gian, thời lượng, nội dungđôi khi còn sơ sài, chưa đầu tư kỹ và chọn lọc nên chưa thu hút được giáo viên, nềnnếp và chất lượng sinh hoạt chưa cao, chất lượng soạn giảng của giáo viên khôngđồng đều.

2 4 Nguyên nhân, các yếu tố tác động đến công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn.

Công tác quản lý, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn chưa được quan tâm đúngmức và chưa sâu Hình thức tổ chức chưa phong phú chỉ một chiều từ trên xuống;một số tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mìnhcũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp, thực hiện đủyêu cầu của lãnh đạo nhà trường; chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên theođúng yêu cầu, nhiệm vụ; chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa đổimới sinh hoạt chuyên môn chuyên sâu, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ýkiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn Bên cạnh đấy một số giáo viêntrong tổ chưa thống nhất cao chỉ nghe nhưng chưa thực hiện nghiêm túc hoặc đôikhi chỉ thực hiện một cách đối phó không có chất lượng

2 5 Phân tích đánh giá công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn trường TH Phan Bội Châu

Với những vấn đề nêu trên bản thân tôi thấy cần phải tìm biện pháp chỉ đạođổi mới hoạt động chuyên môn của các tổ khối; phát huy những mặt đã làm được,

Trang 10

khắc phục dần những tồn tại, khó khăn của thời gian qua để đáp ứng đúng mục tiêucủa sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường.

Ngay từ đầu năm học tôi đã thực hiện việc chấn chỉnh nế nếp các hoạt độngchuyên môn từ cấp trường đến tổ Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và

sử dụng phương tiện nghe nhìn vào giảng dạy và sinh hoạt Bám sát hoạt động tổchuyên môn trong suốt năm học Đảm bảo được các kế hoạch chính, các hoạt độngtrọng tâm và các hoạt động bồi dưỡng Xây dựng và duy trì tốt không khí tập trungcho chuyên môn trong đơn vị suốt cả năm học Kế hoạch đầu năm được tổ chứcthực hiện và theo dõi khá chặt chẽ Hầu hết các kế hoạch, chuyên đề của các tổ đãđược tiến hành và có hiệu quả thực tế Hiệu quả giáo dục kỳ Một đạt yêu cầu Hoạtđộng chuyên môn đã đi vào nề nếp đây là điều kiện thuận lợi để tiến hành các giảipháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, nâng cao nhận thức và tay nghềcho giáo viên và công tác giảng dạy trong học kỳ tới nói riêng và những năm họctiếp theo nói chung

Bên cạnh đó công tác kiểm tra, giám sát việc sinh hoạt chuyên môn các tổ khốichưa đều đặn và sâu sát Còn khoán việc thực hiện kế hoạch cho tổ trưởng tổchuyên môn, giám sát kế hoạch hoạt động chuyên môn chỉ dừng lại ở mức theo dõichưa đánh giá và chưa có sự chỉ đạo cụ thể Chất lượng hoạt động chuyên môn cấp

tổ chưa đồng đều, BGH chưa có sự can thiệp cần thiết để điều chỉnh Trong thời

Trang 11

gian tới nếu không có sự điều chỉnh trong công tác quản lý chuyên môn thì nguy cơchững lại trong chuyên môn có thể xảy ra

Việc chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn tổ khối trước đây rất đơn giản theophương pháp truyền thống: Tổ trưởng tiếp thu kế hoạch từ nhà trường, xây dựng kếhoạch hoặc đánh giá hoạt động chuyên môn của tổ triển khai đến các thành viên, cả

tổ nhất trí theo nội dung tổ trưởng đưa ra mà không có góp ý hay phản biện gì nhưvậy sinh hoạt chuyên môn theo lối truyền thống người rót cứ rót và người nghe chỉ

để nghe mà thôi; hiện nay cần có hướng chỉ đạo mới với phương pháp tích cực, linhhoạt và sáng tạo theo hướng mở, bỏ ngõ để giúp các tổ trưởng tổ chuyên môn pháthuy thế mạnh của mình trong việc phát triển nội dung sinh hoạt theo nhiều chiềuhướng mới đạt hiệu cao nhất, lấy giáo viên và chất lượng giáo dục làm trung tâm.Những năm học trước việc chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn phần nào đã được

đề cập; song ít được quan tâm Mỗi năm các tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ được

18 đến 19 lần/ tổ, đã có biên bản ghi các nội dung truyền tải và tiến trình của cuộchọp ví dụ như: Biên bản tổ 1 năm học 2015-2016 (phần phụ lục) Các đồng chí tổtrưởng tổ chuyên môn bước đầu nắm vững tinh thần chỉ đạo của Lãnh đạo nhàtrường, cải tiến cách thức điều hành và sinh hoạt chuyên môn của tổ Quản lý tốthoạt động chuyên môn của từng giáo viên; có nhận định khá chính xác về thực lựccủa từng cá nhân và tổ Bước đầu đã chủ động trong việc khắc phục những điểmyếu của việc điều hành chỉ đạo tổ sinh hoạt

Trang 12

3 Giải pháp, biện pháp

3 1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn chuyên sâu theo nghiên cứu bài học,hoạt động xây dựng, thực hiện kế hoạch cấp trên, giúp cho tổ trưởng chuyên mônnắm được quy trình, nội dung và hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ

Có kỹ năng xây dựng kế hoạch, chủ trì điều hành cuộc họp, chia sẻ, thảo luận tíchcực, sáng tạo Chất lượng dạy học được nâng cao, chất lượng giáo dục được đảmbảo toàn diện; đáp ứng tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên và nâng cao taynghề cho giáo viên

3 2 Nội dung và cách thức thực hiện

Ngay từ bước đầu tôi đã cùng tập thể cán bộ, giáo viên của trường ổn định tổchức, xây dựng quy chế hoạt động, cải tiến cách thức sinh hoạt để nâng cao chấtlượng hoạt động của các tổ chuyên môn góp phần khá lớn trong việc nâng caochất lượng dạy - học nhằm thực hiện tốt cuộc vận động "Hai không" của Bộ GD -ĐT: "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục"; "Nói

không với việc học sinh ngồi sai lớp"

Bước 1 Tham mưu với Hiệu trưởng

Bố trí các thành viên trong tổ chuyên môn đúng theo Điều lệ trường Tiểu họcquy định bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục

Ngày đăng: 08/05/2016, 10:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w