Năm học 2014 – 2015 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XI củaĐảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiệnđại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trang 2ĐỘI NGŨ TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC
Họ và tên: Hoàng Thị Hòa Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Mỹ Thủy, Lệ Thủy
Trang 3
Quá trình phát triển của nhân loại đã chứng minh rằng mục tiêu giáo dụcđào tạo bao giờ cũng gắn liền với mục tiêu phát triển của xã hội, đó là sự tác động qualại trong các mối quan hệ xã hội và con người nó đảm bảo cho sự phù hợp trong cácgiai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử loài người Trong giai đoạn hiện nay, đểđáp ứng xu thế toàn cầu diễn ra mạnh mẽ Đảng ta đã chủ trương đổi mới căn bản,toàn diện về giáo dục và đào tạo Đây chính là cơ sở vững chắc trong bước đầu thựchiện toàn cầu hóa, việc đổi mới giáo dục một cách toàn diện vừa đào tạo được nhữngthế hệ trẻ năng động, sáng tạo, tiếp cận được cái mới thời đại vừa có bản lĩnh duy trì
và phát triển truyền thống của dân tộc
Năm học 2014 – 2015 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XI củaĐảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiệnđại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; Tập trung chỉ đạo việc đổi mớiphương pháp dạy học theo hướng tích cực, đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí chỉ đạo,bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; đề cao trách nhiệm, khuyến khích sựsáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục Đặc biệt là năm Sở giáo dục ta triểnkhai việc thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn đến tất cả các Phòng giáo dục trongtoàn tỉnh
Chất lượng giáo dục trong nhà trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chấtlượng đội ngũ là yếu tố mang tính quyết định Để chất lượng giáo dục thật sự đạtđược mục tiêu, yêu cầu đặt ra thì đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực không ngừng Thựchiện đổi mới căn bản, toàn diện trong giáo dục chính là vấn đề then chốt trong giáodục hiện nay Đội ngũ có vững vàng trong chuyên môn, bản lĩnh trong ứng xử cáctình huống sư phạm và có nhận thức đúng đắn về công việc của mình thì chất lượng
Trang 4nâng cao chất lượng giáo dục là xây dựng đội ngũ mạnh về mọi mặt, thường xuyêntiếp cận được với đổi mới của giáo dục trong mọi giai đoạn lịch sử của xã hội.
Công tác chuyên môn là một trong những hoạt động quan trọng, chủ yếu quyếtđịnh đến sự tồn tại, phát triển của một nhà trường Một nhà trường chỉ có thể lớnmạnh trước hết phải bằng từ nội lực của mình, đó chính là năng lực chuyên môn củađội ngũ Môi trường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hiệu quả nhất phải nói đến hoạtđộng sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường
Sinh hoạt chuyên môn là một việc làm thường xuyên, quen thuộc trong hoạtđộng nhà trường Đây là một hình thức bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho độingũ giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục học sinh Song song với việc ứngdụng mô hình dạy học VNEN vào dạy học trên lớp, đổi mới đánh giá học sinh theoTT30/2014 ngày 28/8/2014 của Bộ giáo dục là việc đổi mới sinh hoạt chuyên môntrong nhà trường năm học 2014 – 2015 của nhà trường Tiểu học trên tỉnh Quảng Bìnhnói chung Chính vì vậy đổi mới sinh hoạt chuyên môn là một nhiệm vụ trọng tâm củanăm học 2014 – 2015
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn là việc làm hết thức cấp thiết trong giai đoạnhiện nay Việc đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn phải được thực hiện một cáchđồng bộ, triệt để, vận dụng phải phù hợp với thực tế từng đơn vị, từng địa bàn mới cóhiệu quả thật sự Phải làm gì để sinh hoạt chuyên môn thực sự đổi mới? Chỉ đạo độingũ thực hiện sinh hoạt chuyên môn như thế nào để vừa đi đúng hướng, vừa đảm bảo
sự phù hợp với thực tế? Vận dụng thế nào để sinh hoạt chuyên môn góp phần nângcao chất lượng đội ngũ, nâng cáo chất lượng giáo dục theo mục tiêu đổi mới? Đó lànhững nội dung bản thân tôi luôn trăn trở trong công tác chỉ đạo
Xác định đổi mới sinh hoạt chuyên môn là vấn đề then chốt trong thực hiện đổimới giáo dục hiện nay, giúp đội ngũ hiểu rõ mục đích của sinh hoạt chuyên môn mớilà: Từng bước xây dựng văn hóa trong nhà trường, tạo môi trường giáo dục thânthiện, trong đó mọi thành viên đều tôn trọng, tin tưởng và mở rộng tâm hồn để học hỏiđồng nghiệp, giúp giáo viên hiểu sâu sắc hơn về học sinh, nâng cao năng lực giáo dụccho giáo viên; Thiết lập và xây dựng được quy trình sinh hoạt chuyên môn mới đểtừng bước thực hiện đổi mới giáo dục một cách đồng bộ, nhằm đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục và sự phát triển bền vững của nhà trường Chính vì vậy tôi chọn đề tài
“Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học” dưới góc độ là một nhà quản lý.
Trang 51.2 Những điểm mới của đề tài:
Sinh hoạt chuyên môn đã được nhiều đề tài của đồng nghiệp đề cập đến nhưng
sinh hoạt chuyên môn mới chỉ mới được triển khai đại trà từ năm học 2014 – 2015
này Do vậy ngoài một số vấn đề nói đến sinh hoạt chuyên môn truyền thống được sửdụng trong sinh hoạt chuyên môn ở đề tài này chỉ rõ điểm mới là: Chỉ đạo kỹ năngđiều hành, chia sẻ trong sinh hoạt chuyên môn; Kỹ năng thực hành sinh hoạt chuyênmôn theo nghiên cứu bài học; Kỹ năng vận dụng mô hình dạy học VNEN ở mức độ 1vào dạy học chương trình hiện hành
Phạm vi áp dụng đề tài: Đề tài áp dụng đối với công tác chỉ đạo đổi mới côngtác chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ trường Tiểu học
Trang 62 PHẦN NỘI DUNG 2.1 Thực trạng về sinh hoạt chuyên môn trong những năm qua:
a Đặc điểm đội ngũ:
Tổng số cán bộ giáo viên gồm 29 đồng chí, trong đó giáo viên có 24 đồng chí,chia làm 2 tổ chuyên môn Trình độ giáo viên: Trên chuẩn 24/24 – 100%, trong đó:Đại học 16 – 66,7 %; Cao đẳng 8 – 33,3%
b Thuận lợi:
Trường Tiểu học tôi đang công tác thuộc vùng thuận lợi trên địa bàn huyện.Trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ II Trình độ đội ngũ 100% trên chuẩn, trong đóĐại học chiếm 72% Đội ngũ có ý thức trong việc chăm lo công tác bồi dưỡng, tự bồidưỡng chuyên môn nghiệp vụ, có tâm huyết với nghề nghiệp Tổ trưởng chuyên môn
có nhiều năm công tác, có kinh nghiệm trong giáo dục học sinh cũng như trong hoạtđộng chuyên môn Ban giám hiệu có trình độ Đại học, có ý thức cao trong nhiệm vụ,luôn chăm lo cho công tác chuyên môn của đội ngũ cũng như chất lượng giáo dục họcsinh
c Khó khăn:
Đội ngũ giáo viên tuổi đời, tuổi nghề bình quân trẻ, kinh nghiệm trong chuyênmôn, trong giáo dục cũng như kinh nghiệm sống còn ít Việc tiếp cận đổi mới tronggiáo dục có nhiều hạn chế Trong sinh hoạt chuyên môn giáo viên còn ngại trao đổi ýkiến, chưa mạnh dạn đặt ra vấn đề cần đồng nghiệp giúp đỡ Trước yêu cầu đặt ra củađổi mới nhiều giáo viên còn ngại thay đổi Công tác tuyên truyền với phụ huynh đểphối hợp giáo dục theo yêu cầu đổi mới chưa đủ mạnh để giúp phụ huynh hiểu được
sự cần thiết phải đổi mới của giáo dục, đặc biệt TT30/2014 và sự thay đổi không gianlớp học của mô hình dạy học VNEN Một số giáo viên nhận thức chưa thật sâu sắcmục đích, cách thức trong đổi mới sinh hoạt chuyên môn
d Những thành quả đã đạt được:
Trang 7Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên, xuyên suốt năm học trongquá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục Đây là hình thức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
về năng lực chuyên môn nghiệp vụ phục vụ công tác giáo dục nhằm nâng cao chấtlượng dạy học Trong công tác chỉ đạo nhà trường đã thực sự quan tâm đến sinh hoạtchuyên môn, tập trung đầu tư nhiều trí tuệ, thời gian để nâng cao hiệu quả trong sinhhoạt chuyên môn Đội ngũ giáo viên đã khắc phục khó khăn trước mắt và xác địnhđược mục tiêu, nhiệm vụ trong hoạt động chuyên môn của trường Các tổ chuyên môn
đã tham mưu Ban giám hiệu nhà trường tổ chức các chuyên đề nhằm tháo gỡ nhữngvướng mắc trong dạy – học cũng như trong giáo dục học sinh Nhiều chuyên đề đãđược củng cố lại một cách có hệ thống, một số chuyên đề đã được chú trọng đi sâutừng bước tiếp cận trong nhận thức cũng như trong vận dụng thực hành
e Những tồn tại cần khắc phục:
Mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực song bên cạnh vẫn còn nhiều hạn chế.Trong sinh hoạt tổ chuyên môn vẫn còn nét rập khuôn, điểm mới trong sinh hoạtchuyên môn được đưa vào một cách cứng nhắc như một bước tiến trình sinh hoạtchuyên môn Việc chia sẻ trong thảo luận còn dè dặt, cơ bản là đồng ý Kỹ năng điềuhành của tổ trưởng chưa hiệu quả, chưa hướng người thảo luận đưa ra được các vấn
đề cần giải quyết trong buổi sinh hoạt chuyên môn, cách điều hành của người chủ trìchưa có sức thuyết phục nên chưa thu hút được giáo viên tham gia thảo luận Sau dựgiờ giáo viên góp ý chưa thật sự đi sâu vào hoạt động học của học sinh, hiệu quả củatiết học, vẫn còn “góp ý cách dạy của giáo viên” gây áp lực cho người dạy thực hànhtiết dạy Giáo viên chưa biết tự đánh giá mình thông qua dự giờ tiết dạy của đồngnghiệp Việc xây dựng kế hoạch trong sinh hoạt chuyên môn của tổ còn phụ thuộcvào kế hoạch chỉ đạo của nhà trường, chưa chủ động lựa chọn nội dung thiết thực, cấpthiết phù hợp với tình hình chuyên môn tổ Công tác chỉ đạo sinh hoạt chuyên môncủa Ban giám hiệu phần lớn giao cho tổ chuyên môn tổ chức, điều hành, thiếu sự chỉđạo sâu sát của cán bộ quản lý Chuyên đề mới chưa được tìm tòi, nghiên cứu, đónđầu trong chỉ đạo
h Nguyên nhân của tồn tại:
Cách sinh hoạt chuyên môn truyền thống đã đi sâu vào ý thức, nếp làm việc củađội ngũ, sự thay đổi là việc làm chưa thể trong thời gian ngắn được Nội dung sinh
Trang 8hoạt chuyên môn chưa phong phú, còn gò bó, đơn điệu, chưa đi sâu vào trọng tâm đổimới các chuyên đề sinh hoạt, chưa tập trung vào các biện pháp tháo gỡ vướng mắctrong dạy học, đổi mới giáo dục.
Nhiều giáo viên chưa thực sự coi trọng hoạt động sinh hoạt chuyên môn, thamgia với ý thức lắng nghe tổ trưởng triển khai các nội dung Bên cạnh đó việc chuẩn bịcho buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ chưa chu đáo, chưa định hướng nội dung cầntập trung và mục đích cần đạt đến sau buổi sinh hoạt Khả năng điều hành của chủ trìchưa đủ sức thuyết phục các thành viên tham gia đạt hiệu quả Hình thức sinh hoạtchuyên môn chưa có sự đổi mới
Công tác chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn chưa được cán bộ quản lý thực sự quantâm đến chất lượng, thiếu sự đôn đốc kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh
2.2 Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn nâng cao chất lượng đội ngũ:
2.2.1 Giáo dục nâng cao nhận thức của đội ngũ về đổi mới giáo dục gắn liền với đổi mới sinh hoạt chuyên môn.
Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông, Bộ giáodục đào tạo đã ban hành các văn bản chỉ đạo đổi mới trong giáo dục Xác định đượcnhiệm vụ cơ bản trong năm học về việc đổi mới giáo dục trường chúng tôi đã tổ chứccông tác truyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ về những vấn đề đổimới giáo dục trong nhà trường
Đầu năm chúng tôi đã chuyển những thông tin về định hướng nhiệm vụ nămhọc, nội dung đổi mới đến cán bộ giáo viên qua thông tin trang Website của trường,đội ngũ nghiên cứu tìm hiểu Tháng 8/2014 nhà trường tổ chức cho đội ngũ học tậptrung những vấn đề cơ bản trong chuyên môn, chỉ đạo chuyên môn, tổ chuyên mônnhà trường đi sâu tìm hiểu TT30/2014, nội dung đổi mới sinh hoạt chuyên môn tậptrung về các kỹ năng sinh hoạt chuyên môn do Bộ giáo dục ban hành, mô hình dạyhọc VNEN và cách vận dụng ở mức độ 1 vào dạy học trong nhà trường
Thông qua nội dung các cuộc họp triển khai nhiệm vụ năm học các cấp, tôi đãphối hợp với đồng chí phó hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn quán triệt đến đội ngũCBGV tinh thần thực hiện đổi mới giáo dục, những điểm trọng tâm của năm học mới;Mục đích, yêu cầu, việc làm cụ thể của những chuyên đề đổi mới giáo dục; Sự bức
Trang 9thiết phải đổi mới trong giai đoạn hiện nay; Sự tác động lẫn nhau trong đổi mới hìnhthức dạy học – đổi mới đánh giá học sinh – đổi mới sinh hoạt chuyên môn.
Để chuyển tải được tất cả các nội dung trên đến đội ngũ cán bộ giáo viên, trướchết tôi phải nghiên cứu kỹ những mục đích, nội dung, quan điểm trong đổi mới củacấp trên ban hành Trong tuyên truyền tôi đặc biệt nhấn mạnh mục đích, yêu cầu củađổi mới, nhiệm vụ và những việc làm cụ thể của cán bộ giáo viên trong quá trình thựchiện Với những việc làm cụ thể trên đã góp phần chuyển biến tốt trong nhận thức củađội ngũ về những vấn đề đổi mới đối với công tác giáo dục trong nhà trường Từ đó
đã tạo được động cơ thực hiện nhiệm vụ đúng đắn của đội ngũ trong đổi mới sinhhọat chuyên môn
2.2.2 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn đảm bảo tính khoa học, tính thực tế và khả thi đồng thời ưu tiên những vấn đề cấp thiết:
Xây dựng kế hoạch chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn tạo điều kiện cho người quản
lý có cách nhìn toàn diện, tổng thể về quá trình vận động, tiến lên của chuyên môn độingũ Từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời sát đúng trong quá trình thực hiện
Sau khi có nhận thức đúng đắn về đổi mới giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường
đã chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo quy trình:
Tổ chuyên môn căn cứ đặc điểm đội ngũ (về trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp
vụ, kinh nghiệm công tác, ), phân tích kỹ những mặt mạnh, mặt yếu của tổ viên căn
cứ những vấn đề cần ưu tiên trong sinh hoạt chuyên môn, tổ thảo luận lựa chọn nhữngvấn đề cần thiết bồi dưỡng đội ngũ mình để nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp
vụ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đặc biệt nhiệm vụ đổi mới giáo dục Đề xuấtvới Hiệu trưởng nội dung sinh hoạt chuyên môn xuyên suốt năm học, xây dựng quytrình thực hiện phù hợp với đặc điểm của từng giai đoạn
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của bậc học, kế hoạch hoạt động của nhà trường,đặc điểm đội ngũ chung toàn trường, đặc điểm đội ngũ riêng của tổ chuyên môn, bản
kế hoạch chi tiết của hai tổ chuyên môn và đề xuất của phụ trách chuyên môn tôi đãxây dựng chi tiết kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cho cả năm học Bản kế hoạch đãchỉ rõ nội dung công việc trong từng giai đoạn của năm học phù hợp với nội dungchương trình dạy học Xác định năm học 2014 – 2015 có nhiều điểm mới trong giáodục tôi đã xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn với những chuyên đề cụ thể, ưutiên các chuyên đề đổi mới: Đổi mới sinh hoạt chuyên môn tập trung kỹ năng điều
Trang 10hành và kỹ năng chia sẻ; Ứng dụng mô hình dạy học VNEN; Thực hiện TT30/2014
về đánh giá học sinh; Sinh hoạt chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học
Kế hoạch chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn có sự thống nhất từ chỉ đạo của Hiệutrưởng, phụ trách chuyên môn, tổ chuyên môn trong nhà trường Đây là điểm nhấtthiết phải đảm bảo tốt, bởi vì sự thống nhất trong kế hoạch sẽ giúp người quản lý dềdàng trong kiểm tra, giám sát được thuận lợi Sau khi bản kế hoạch của chỉ đạo đãđược ban hành, tôi tiếp tục chỉ đạo tổ chuyên môn hoàn thành bản kế hoạch chi tiếtcho bộ phận của mình, chuyển Hiệu trưởng duyệt kế hoạch trước khi triển khai thựchiện
Xây dựng kế hoặc sinh hoạt chuyên môn phải đảm bảo quy trình, do vậy tôi rấtquan tâm đến vấn đề này, chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch theo quy trìnhsau:
11
Sơ đồ quy trình xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn
TTCM xây dựng dự thảo
kế hoạch SHCM
TTCM điều chỉnh
kế hoạch SHCM
TTCM hoàn thiện kế hoạch SHCM
Thông qua, lấy ý kiến của tập thể TCM
Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch của TCM
TTCM công bố và triển khai thực hiện
KH SHCM
Đạt Chưa đạt
2.2.3 Một số vấn đề trong triển khai thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn.
Sinh hoạt chuyên môn rất đa dạng, phong phú về hình thức cũng như nội dung.Làm thế nào để việc triển khai các chuyên đề đạt hiệu quả trong bồi dưỡng đội ngũ, cảnhững nội dung chuyên đề cần củng cố lẫn những chuyên đề mới Ở đây tôi xin đềcập đến hai khía cạnh trong chỉ đạo việc triển khai chuyên đề sinh hoạt chuyên môn
Trang 11Quy trình chỉ đạo thực hiện sinh hoạt chuyên môn:
Xây dựng quy trình thực hiện bên cạnh việc ưu tiên những vấn đề đổi mới,người Hiệu trưởng phải phân định rõ thời gian và nội dung chuyên đề bồi dưỡng;Phân công rõ người, rõ việc, lựa chọn người thực hiện phải phù hợp năng lực, sởtrường để đạt hiệu quả như mong đợi
VD: Quy trình chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn:
Thời gian Nội dung chuyên đề Người thực hiện Điều chỉnh
Tháng 8 Đổi mới sinh hoạt chuyên môn:
Kỹ năng chia sẻ, điều hành
Tháng 11 Sinh hoạt chuyên môn theo
nghiên cứu bài học
Một số yêu cầu đặt ra đối với giáo viên:
Thiết nghĩ, đặt ra yêu cầu đối với giáo viên khi tham gia chuyên đề trong sinhhoạt chuyên môn chính là định hướng cho người tham gia chuyên đề, do vậy trongquá trình thực hiện tôi thường đặt ra một số yêu cầu đối với giáo viên tham gia:
- Khi tiếp thu chuyên đề do nhà trường triển khai, giáo viên phải nắm rõ mụcđích của chuyên đề là gì Sau chuyên đề giáo viên phải biết được gì và phải làm gì để
áp dụng vào thực tế, áp dụng như thế nào Đó là điểm mấu chốt của việc triển khai
Trang 12sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề Chính vì vậy, trong quá trình triển khai chuyên
đề dù ở cấp nào tôi cũng yêu cầu giáo viên phải trả lời được những câu hỏi trên, nếucòn vướng mắc nhà trường tiếp tục chỉ đạo tháo gỡ qua các buổi sinh hoạt chuyênmôn tiếp theo
- Bên cạnh đó, giáo viên còn tự xây dựng cho mình những biệp pháp cá biệtphù hợp với đặc điểm lớp mình, năng lực của bản thân khi vận dụng; Có những đềxuất với tổ, Ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ thêm những điều kiện có thể Một điềuquan trọng để thay đổi nét sinh hoạt truyên thống là: Trong khi tiếp thu chuyên đềgiáo viên không phải là người tiếp thu một chiều những vấn đề đặt ra của chuyên đề,
mà phải đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi, thảo luận tìm ra cách giải quyết những tình huốngđặt ra khi thực hành trong thực tế
- Việc đặt ra yêu cầu trên đã giúp cho tôi kiểm soát được chất lượng của sinhhoạt chuyên môn sau mỗi lần triển khai Từ đó giúp tôi tự tìm ra cách giải quyết mớinếu chưa thành công
2.2.4 Tổ chức cho đội ngũ tìm hiểu về những vấn đề đổi mới trong chuyên môn.
a Vấn đề về “Kỹ năng chủ trì, điều hành, chia sẻ” trong sinh hoạt chuyên môn:
Thông qua trang Website nhà trường, thời gian trước lúc thực hành chuyên đềtôi tổ chức cho đội ngũ nắm được một số vấn đề sau:
- Kỹ năng chủ trì, điều hành: Người chủ trì điều hành thảo luận trong sinh
hoạt chuyên môn là người định hướng thảo luận tập trung vào những tình huống thực
tế mà chuyên đề đang đặt ra cần giải quyết
Ví dụ: Hoạt động thảo luận và suy ngẫm trong nghiên cứu bài học là trọng tâmthì thay vì mục đích đánh giá giáo viên, thảo luận cần làm rõ việc học của học sinhdiễn ra như thế nào: em nào học tốt, em nào gặp khó khăn trong học tập, phong cáchhọc tập, các điểm mạnh, điểm yếu của học sinh; Thảo luận đề cập đến giải pháp cảithiện trong việc học
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ điều hành người chủ trì nên chú ý một số vấn đềsau:
+ Tạo cơ hội cho tất cả những người tham dự được phát biểu
+ Gợi ý thảo luận tạo cơ hội cho mọi người học hỏi, phát triển năng lực mới