Trong đó, tư tưởng của Phan Bội Châu về con người đã được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, với các ý kiến trao đổi phong phú và sâu sắc, nhưng tựu trung có một số hướng chính sau: qua
Trang 1CAO XUÂN LONG
TƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
CỦA NÓ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010
Trang 2
CAO XUÂN LONG
TƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
CỦA NÓ
Chuyên ngành: Lịch sử triết học
Mã số: 62.22.80.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
HD.1 GS.TS.NGUYỄN HÙNG HẬU
HD.2 PGS.TS.TRỊNH DOÃN CHÍNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2010
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố Người cam đoan
CAO XUÂN LONG
Trang 4MỤC LỤC
Trang PHẦN MỞ ĐẦU 4 PHẦN NỘI DUNG 20 Chương 1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH,
PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI
1.1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI 20 1.1.1 Điều kiện lịch sử xã hội thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
với sự hình thành tư tưởng Phan Bội Châu về con người 20 1.1.2 Điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX với sự hình thành tư tưởng của Phan Bội Châu về con người 33
1.2 TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI 43 1.2.1 Truyền thống văn hóa Việt Nam với việc hình thành tư tưởng của
Phan Bội Châu về con người 46 1.2.2 Quan điểm con người của phương Đông - phương Tây với
việc hình thành tư tưởng của Phan Bội Châu về con người 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 66 Chương 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NỘI
DUNG CHỦ YẾU TRONG TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI QUA MỘT SỐ SỰ KIỆN VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU 69
Trang 52.1.1 Thời kỳ ảnh hưởng của tư tưởng quân chủ trong tư tưởng Phan Bội
Châu về con người (trước năm 1911) 69
2.1.2 Thời kỳ chuyển từ tư tưởng quân chủ sang tư tưởng dân chủ tư sản (từ
năm 1911 đến khoảng năm 1924) 84
2.1.3 Thời kỳ tư tưởng của Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa
Mác - Lênin và cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga (từ năm 1924 đến khi qua đời năm 1940) 94
2.2 NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI 1022.2.1 Tư tưởng của Phan Bội Châu về con người dưới góc
độ triết học 103
2.2.2 Tư tưởng của Phan Bội Châu về con người dưới góc độ chính trị -
xã hội 120 2.2.3 Tư tưởng của Phan Bội Châu về con người dưới góc độ giá trị
đạo đức, văn hóa 142
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 163 Chương 3 GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ TRONG TƯ
TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI
3.1 GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ TRONG TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂUVỀ CON NGƯỜI 1663.1.1 Giá trị trong tư tưởng của Phan Bội Châu về con người 1663.1.2 Hạn chế trong tư tưởng của Phan Bội Châu về con người 186
3.2 Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 195 3.2.1 Đề cao vai trò, vị trí và giá trị con người, tất cả vì con người là
ý nghĩa lịch sử sâu sắc trong tư tưởng của Phan Bội Châu về con người 197
Trang 63.2.2 Giải phóng con người, phát triển hoàn thiện con người bằng sức
mạnh đoàn kết dân tộc và phát triển giáo dục trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước là ý nghĩa lịch sử quan trọng trong tư tưởng
Phan Bội Châu về con người 201
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 212
PHẦN KẾT LUẬN 214
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 219
PHẦN PHỤ LỤC 221
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 231
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đầu thế kỷ XXI, trên phạm vi toàn thế giới đã và đang có nhiều biến đổi sâu sắc trên mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó nổi bật là sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, là vấn đề toàn cầu hóa, mở cửa hội nhập và sự phát triển của nền kinh tế tri thức Trong điều kiện ấy, loài người cũng phải đối mặt với những biến đổi xã hội khó lường và những thách thức to lớn từ nhiều phía, như môi trường sinh thái, an ninh lương thực, nguồn nước, thiên tai, dịch bệnh lạ, nguy cơ chiến tranh hạt nhân và
“sự xâm nhập của các văn hóa độc hại, những khuynh hướng sùng bái, lai căng, mất gốc, … tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn”[41,tr.111] Trong công trình nghiên cứu Dự báo thế kỷ
hiểu rằng cái mới đã lợi dụng những điều kiện do cái cũ tạo ra, thu hút những nhân tố tích cực của cái cũ để trưởng thành, làm cho lượng biến trong cái mới so với lượng biến trong cái cũ được tiến hành với tốc độ nhanh hơn Bánh xe thời gian được đẩy tới giai đoạn chuyển giao thế kỷ, nhịp điệu ý thức của con người trở nên mãnh liệt, con người có sự cảm nhận phổ biến về gia tốc Có lẽ đấy chính là “hiệu ứng chuyển giao thế kỷ” mà con người chờ đợi”[35,tr.69] Cho nên, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta vừa phải kế thừa những bài học kinh nghiệm lịch sử, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, vừa biết tiếp thu những tinh hoa văn hóa và giá trị nhân văn của nhân loại để vận dụng thành công vào công cuộc đổi mới vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”[44,tr.85-86] ở Việt Nam hiện nay
Lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn có sự biến động to lớn về mọi mặt Sự biến động ấy đã đặt ra nhiều vấn đề, trong đó vấn đề bức thiết nhất đó là tìm tòi, xác định về con đường, cách thức để
Trang 8giải phóng dân tộc, giải phóng con người thoát khỏi ách áp bức bóc lột và những bất công trong xã hội Chính vì vậy, nhiều nhà tư tưởng đã đưa ra những phương án khác nhau cho việc giải đáp những vấn đề cấp thiết đó của xã hội Những phương án ấy do hạn chế nhất định của điều kiện lịch sử và quan điểm tư tưởng, có thể thành công ở những mức độ khác nhau Nhưng đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lịch sử tư tưởng giai đoạn chuyển tiếp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Một trong những nhà tư tưởng tiêu biểu ở giai đoạn này là Phan Bội Châu (1867 - 1940) Hồ Chí Minh đã viết Phan Bội Châu là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được
20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng”[98,tr.172], bởi “tấm lòng cao thượng và cuộc đời đầy hy sinh, nhiều nguy nan của ông”[98,tr.172] cho công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước, giải phóng con người ở Việt Nam lúc bấy giờ Còn GS.Trần Đình Hượu đã nhận định: “Phan Bội Châu như một hiện tượng xã hội tất yếu, tiêu điểm phản ánh một thời kỳ lịch sử dân tộc, và vì Việt Nam lúc đó có những vấn đề chung của vùng Đông Á chống chủ nghĩa đế quốc và những vấn đề có ý nghĩa thế giới của thời kỳ cận đại - hiện đại của nhân loại, nên Phan Bội Châu cũng là tiêu điểm phản ánh hiện tượng có tính thế giới đó trong lịch sử thế giới”[66,tr.269] Luật sư Bona (người Pháp) cũng đã viết về Phan Bội Châu rằng: Ông “là người quả không hổ là kẻ ái quốc, ái quần chân chính Dầu tôi là người Pháp, đối với cụ Phan tôi cũng phải ngưỡng mộ Tôi ngưỡng mộ là ngưỡng mộ cái thân thế quang minh, cái tinh thần cao thượng, cái nghị lực bất di, bất khuất đã chứng tỏ ra trong việc làm của cụ”[134,tr.753] Trong cuộc đời hoạt động của mình, Phan Bội Châu đã để lại cho chúng ta nhiều tư tưởng có giá trị, tiêu biểu và xuyên suốt trong hệ thống tư tưởng của ông đó là tư tưởng về con người và vấn đề giải phóng con người Ông đã kết hợp một cách khá nhuần nhuyễn tư tưởng văn hóa Đông - Tây với truyền thống văn hóa Việt Nam trong tư tưởng về con người của mình Tư tưởng của Phan Bội Châu về con người thực sự là một những vấn đề có giá
Trang 9trị thiết thực không chỉ về mặt lý luận mà còn có giá trị về mặt thực tiễn trong việc phát triển nhân tố con người giai đoạn hiện nay
kỳ đổi mới, chuyển từ kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, hội nhập, mở cửa - một thời kỳ con người thực sự được quan tâm và có điều kiện phát triển toàn diện Văn kiện Đại hội VI đã khẳng định vai trò quyết định của
được chuyển dịch dần vào vị trí trung tâm của mọi quá trình phát triển Các Văn kiện Đại hội sau tiếp tục khẳng định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”[41,tr.85] Văn
(4 -2001) một lần nữa xác định phát triển nguồn nhân lực, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ là những khâu đột phá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Để làm được điều đó trong
“Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam”[45,tr.106]
Trải qua hơn hai mươi năm đổi mới, chúng ta đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên bên cạnh đó còn những hạn chế như chưa phát huy hết tiềm năng, nội lực của đất nước, các cơ chế chính sách cho việc phát huy nhân tố con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững chưa được quan tâm đúng mức Việc phát huy nhân tố con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chủ
Trang 10trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhưng chưa thực sự có
cơ chế, chính sách cụ thể cho việc phát huy tối đa nguồn lực con người Do vậy, nghiên cứu “Tư tưởng Phan Bội Châu về con người và ý nghĩa lịch sử
triển con người, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước hiện nay
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Do tính chất đặc sắc của nó, tư tưởng Phan Bội Châu đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trên nhiều mặt từ cuộc đời, sự nghiệp, đến quan điểm tư tưởng,… với nhiều góc độ khác nhau Trong đó,
tư tưởng của Phan Bội Châu về con người đã được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, với các ý kiến trao đổi phong phú và sâu sắc, nhưng tựu trung có một số hướng chính sau:
qua tiến trình lịch sử và nội dung tư tưởng cơ bản của các nhà tư tưởng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Trước hết là tác phẩm “Đại cương lịch sử Việt
Hữu Quýnh, GS.Đinh Xuân Lâm, PGS.Lê Mậu Hãn (Chủ biên) Trong tác phẩm này, các tác giả đã nghiên cứu và trình bày một cách khá hệ thống về đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng,… của giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX Nghiên cứu về sự phát triển tư tưởng Việt Nam giai đoạn này còn có công trình “Sự phát triển của tư tưởng
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 của GS.Trần Văn Giàu Đây là một công trình nghiên cứu đồ sộ đề cập quá trình chuyển biến của ba hệ tư tưởng nối tiếp nhau, xen kẽ và đấu tranh với nhau, đó là: hệ ý thức phong kiến; hệ ý thức tư sản; hệ ý thức vô sản Đặc biệt trong tập 2 - Hệ tư tưởng
Bội Châu - Nhà tư tưởng tiêu biểu ở đầu thế kỷ XX (từ trang 118 đến trang 168), trong mục 1.3 Tác giả đã trình bày những vấn đề cơ bản trong tư
Trang 11tưởng về con người của Phan Bội Châu, trong mục này tác giả khẳng định rằng, tất cả những vấn đề trong tư tưởng triết học mà Phan Bội Châu bàn như “về trời, về quỷ thần, về tôn giáo là vì con người, là nhằm giải phóng
tư tưởng cho con người”[56,2,tr.130] Cùng tập trung nghiên cứu tình hình tư tưởng thời kỳ này, còn có công trình nghiên cứu “Bước chuyển tư tưởng
gia, Hà Nội, 2005, do PGS.TS.Trương Văn Chung, PGS.TS.Doãn Chính (đồng chủ biên) và đề tài “Tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế
PGS.TS.Vũ Văn Gầu làm chủ nhiệm đề tài Thông qua một số nhà tư tưởng tiêu biểu giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX trong đề tài các tác giả của các đề tài trên đã phân tích nêu bật được những vấn đề như: Tiền đề xuất hiện tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; nội dung, đặc điểm và bài học lịch sử của tư tưởng Việt Nam ở thời kỳ này Trong công trình “Tư tưởng cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, của Lê Thị Lan, tác giả đã trình bày khá sâu sắc các điều kiện xuất hiện các tư tưởng cải cách Việt Nam cuối thế kỷ XIX; một số đóng góp căn bản trên phương diện tư tưởng của các nhà canh tân và có sự so sánh các tư tưởng này của Việt Nam với Nhật Bản, Thái Lan để làm sáng tỏ những nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc các đề nghị cải cách không được hiện thực hóa; qua đó tác giả cũng đã nêu lên
vị trí, ý nghĩa của của tư tưởng canh tân cuối thế kỷ XIX trong lịch sử cũng như trong hiện tại; Hay trong luận án tiến sĩ “Bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - giá trị và bài học lịch sử” của Phạm Đào Thịnh, tác giả đã làm rõ ba vấn đề: một là, tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử thế giới; những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa, khoa học - kỹ thuật ở nước ta; những tiền đề lý luận và yếu tố chủ quan của các nhà tư tưởng tạo nên bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hai là, từ những tiền đề hình thành tư tưởng chính trị, tác giả đã trình bày khái quát nội dung, đặc điểm của bước
Trang 12chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thông qua tư tưởng của của các nhà tư tưởng, các nhà cách mạng tiêu biểu như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng, và thông qua các trào lưu tư tưởng Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục, ba là, trên cơ sở nội dung và đặc điểm tác giả đã rút ra giá trị và bài học lịch sử của bước chuyển tư tưởng chính trị Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX đối với nhận thức nói chung và công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay Nghiên cứu nội dung tư tưởng Việt Nam nói chung và
tư tưởng Phan Bội Châu thời kỳ này còn có cuốn sách “Phong trào dân tộc Việt Nam và quan hệ của nó với Nhật Bản và châu Á: Tư tưởng của Phan
2000, của Shiraishi Masaya (bản dịch của Trần Sơn) Nội dung của tác phẩm được kết cấu thành 14 chương, với gần 900 trang sách (nguyên bản) đã chứng tỏ đây là một công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc của tác giả về vấn đề này Chủ đề của công trình là nghiên cứu phong trào dân tộc Việt Nam, tác giả đã đặt trọng tâm vào việc xem xét đường lối, chủ trương hoạt động của Phan Bội Châu, chủ yếu trong thời kỳ Phan Bội Châu ở Nhật Bản để từ đó khái quát, phân tích những đặc điểm của phong trào đấu tranh của dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX; hay trong tác phẩm “Nho giáo và
Đình Hượu; tác giả cũng đã nghiên cứu tư tưởng triết lý Nho giáo, qua một số nhà tư tưởng tiêu biểu của Việt Nam thời kỳ trung đại và cận đại Trong đó đặc biệt có phần liên quan đến đề tài là: “Phan Bội Châu và Nghệ Tĩnh nghiên cứu theo hướng xem xét ảnh hưởng Nho giáo và cho ngày hôm nay” và phần “Văn chương “ông già Bến Ngự”người chí sĩ cô độc quay về với
nghiên cứu “Nho giáo xưa và nay”, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991, của tập thể tác giả, Lê Sỹ Thắng đã tập trung nghiên cứu về Phan Bội Châu với bài viết “Phan Bội Châu và Nho giáo” khá sâu sắc Ngoài các công trình nghiên cứu trên, nội dung tư tưởng cơ bản của các nhà tư tưởng
Trang 13tiêu biểu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cũng được các nhà khoa học nghiên cứu và cống bố trên các tạp chí chuyên ngành như: “Tìm hiểu một số quan điểm chi phối tư duy các nhà cải cách Việt Nam nửa cuối thế kỷ
ảnh hưởng của tư tưởng canh tân nửa cuối thế kỷ XIX đối với vua quan
“Mấy suy nghĩ tìm hiểu thêm về lý do thất bại của việc thực hiện tư tưởng
3, 1994
thống từng giai đoạn, từng nội dung tư tưởng của Phan Bội Châu Với chủ đề này cũng có các công trình tiêu biểu như: “Phong trào Đông Du và Phan
ngôn ngữ Đông Tây nhằm kỷ niệm 100 năm phong trào Đông Du Nội dung của tác phẩm được kết cấu thành ba phần chính: một là, Phong trào Đông
Du – những vấn đề chung; hai là, Nhân vật Đông Du; ba là, di sản văn hóa Đông Du Qua các tham luận của các nhà khoa học, có thể thấy rằng các tác giả đều khẳng định phong trào Đông Du và nhà yêu nước, nhà cách mạng, nhà tư tưởng Phan Bội Châu có một vị trí và ý nghĩa rất quan trọng trong lịch sử dân tộc đầu thế kỷ XX, như GS.Đinh Xuân Lâm đã khẳng định: “Phan Bội Châu là người đứng đầu phái bạo động, nhưng đồng thời Cụ cũng là một nhà Nho duy tân tiêu biểu, suốt đời phấn đấu cho công cuộc vận động duy tân, tự cường dân tộc Có thể nói thêm rằng đối với các
sĩ phu “tân tiến” đầu thế kỷ XX của nước ta thì “duy tân” và “bạo động” là hai biện pháp để đạt mục tiêu chung, “duy tân” suy đến cùng lại là mặt chủ yếu là sự chuẩn bị tích cực để tiến tới bạo động Vì vậy, có thể khẳng định Phan Bội Châu chính là ngọn cờ đầu trong phong trào duy tân nước ta hồi đầu thế kỷ XX” [151, tr.15-16] Nghiên cứu và trình bày về chủ đề này phải kể đến tác phẩm “Phan Bội Châu”, Nxb.Văn hóa Hà Nội, năm 1978
Trang 14của Hoài Thanh Nội dung của cuốn sách này được tác giả kết cấu thành 5 phần thể hiện năm giai đoạn trong quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Phan Bội Châu (đó là: Trước khi ra nước ngoài; Những năm đầu ở nước ngoài; Phong trào Đông du tan rã và thời gian ở Bạn Thầm; Hội Việt Nam quang phục và thời gian bị cầm tù ở Quảng Châu; Những năm cuối ở
dễ hiểu, dễ tiếp cận trong tác phẩm này so với các công trình nghiên cứu cùng đề tài, chính là tác giả khéo léo tiếp cận dưới góc độ văn học ngôn ngữ, thông qua việc phân tích, chứng minh, bình luận những tác phẩm thơ, văn, phú,… của Phan Bội Châu trong từng giai đoạn, từ đó đã thể hiện rõ những bước chuyển trong cuộc đời sự nghiệp của Phan Bội Châu Hay trong cuốn “Phan Bội Châu và xã hội Việt Nam ở thời đại ông”, Nxb.Văn hóa - thông tin, Hà Nội, 1997 của G.Boudarel đã nghiên cứu một cách khá công phu về Phan Bội Châu Phương pháp chính được sử dụng trong tác phẩm là sự kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logich, nhằm
đi sâu phân tích đặc điểm của xã hội Việt Nam về các mặt kinh tế xã hội tư tưởng trong bối cảnh lịch sử khu vực Đông Nam Á và thế giới, quá trình chuyển biến cách mạng Việt Nam từ quân chủ lên dân chủ thông qua hoạt động của hai sĩ phu tiến bộ đầu thế kỷ XX là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh Tác giả đã đi tới một số nhận xét khá sâu sắc về cơ sở truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam; sự giống khác nhau giữa Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh về mục đích cuối cùng và phương pháp để đạt tới mục đích cuối cùng đó; mối quan hệ giữa hai xu hướng bạo động và cải lương và
xu thế tất yếu của xu hướng bạo động trong hoàn cảnh một nước thuộc địa mà nhân dân bị tước đoạt về kinh tế, chà đạp về tinh thần đến cùng cực nên sẵn sàng vùng lên đánh đổ đế quốc cướp nước và phong kiến tay sai bán nước Nghiên cứu về tư tưởng của Phan Bội Châu còn có tác phẩm
của Chương Thâu và Trần Ngọc Vương (giới thiệu và tuyển chọn) Nội dung của cuốn sách là tập hợp của 60 bài chuyên khảo và cảm nhận của
Trang 15các nhà khoa học trong nước và thế giới, với 156 trang cuốn sách được phân làm ba phần: phần một, Người khổng lồ trong thế giới bề bộn, phần hai,
biệt trong phần một của cuốn sách các nhà khoa học đã có những đánh giá sâu sắc, có giá trị về tư tưởng của Phan Bội Châu nói chung và tư tưởng của Phan Bội Châu về con người và giải phóng con người nói riêng Như trong bài Phan Bội Châu - nhà cách mạng dân tộc, nhà yêu nước nhà tư tưởng
định: “chủ nghĩa của Phan Bội Châu là một mức khá tiến bộ của chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu”[142,tr.66], bởi vì, “chủ nghĩa của Phan Bội Châu trước hết là yêu nước, mục đích của Cụ là cứu nước, cho nên tôn Cường Để làm minh chủ hay định lập cộng hòa, hay khuynh hướng theo “cách mạng thế giới” đều là cách làm ngày càng gần chân lý để kiên trì đi đến độc lập”[142,tr.54] Trong Luận văn thạc sỹ triết học với tiêu đề “Tư tưởng Phan Bội Châu từ năm 1925 trở về trước (qua Phan Bội Châu toàn tập)” của Lã Thị Thái, tác giả đã bước đầu đi sâu trình bày và phân tích quan điểm triết học của Phan Bội Châu Đồng thời tác giả cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa quan điểm triết học và quan điểm chính trị xã hội của ông, từ đó rút ra những cống hiến cũng như những hạn chế trong tư tưởng của Phan Bội Châu đối với tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Tiếp đến, phải kể đến Luận văn thạc sĩ “Tư tưởng dân chủ của
Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, 2006; trong luận văn tác giả đã trình bày nội dung tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu, đặt tư tưởng ấy trong tiến trình chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, qua đó tác giả đã rút ra một số bài học đối với quá trình thực hiện dân chủ hóa xã hội ở nước ta hiện nay Trong công trình “Phan Bội
hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2005 của Chương Thâu, tác giả đã làm rõ những bước chuyển, những đặc điểm và ưu điểm cũng như những hạn chế trong
Trang 16quá trình hình thành và phát triển tư tưởng của Phan Bội Châu; Hay trong công trình “Phan Bội Châu con người và sự nghiệp”, Nxb.Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1997, (là tập hợp các báo cáo của hội nghị khoa học kỷ niệm
130 năm ngày sinh của Phan Bội Châu do Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Hà Nội tổ chức) đã tập trung vào ba vấn đề: một laø, hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu, hai là, Những đóng góp về văn hóa tư tưởng của Phan Bội Châu, ba là, một số tư liệu mới về Phan Bội Châu Nội dung của các tham luận trong cuốn sách trên đã khai thác nhiều khía cạnh quan trọng trong cuộc đời hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, về tư tưởng cũng như về phương pháp cách mạng, và về ảnh hưởng to lớn của Cụ Phan đối với thế hệ thanh niên yêu nước đương thời Đặc biệt các báo cáo đều đã chỉ ra tinh thần đổi mới, ý thức duy tân sâu sắc của của nhà yêu nước Phan Bội Châu trong cuộc đời hoạt động và trong tư tưởng của mình; Ngoài
ra về chủ đề này còn được thể hiện trong các công trình như: “Nhà yêu
1970, của Viện Văn học biên soạn; “Giảng luận về Phan Bội Châu”, Nhà xuất bản Tân Việt, Sài gòn, 1959 của Lam Giang; “Giai thoại Phan Bội
2005 của Chương Thâu Ngoài các công trình trên, nghiên cứu về tư tưởng của Phan Bội Châu còn có các công trình khác được công bố trên và tạp chí chuyên ngành như: “Nguồn gốc của chủ nghĩa yêu nước”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 88, 1966; “Cụ Phan Bội Châu sinh năm nào?”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 97,1967; “Tình hình nghiên cứu Phan Bội Châu từ
1978; “Chủ trương xây dựng kinh tế của Phan Bội Châu trong cuộc vận
trình tiếp thu ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười của Phan Bội Châu”, Tạp chí Triết học, số 4(19), 1977;… Như vậy, với chủ đề thứ hai này, các nhà nghiên cứu đề cập dưới nhiều góc độ cả về lý luận và thực tiễn cũng
Trang 17như bài học của nó đối với tiến trình lịch sử Việt Nam Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng của Phan Bội Châu
nhau trong tư tưởng Phan Bội Châu về con người Về hướng thứ ba này, có các công trình tiêu biểu như: “Nghiên cứu Phan Bội Châu”, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2004, của GS Chương Thâu Đây là một cuốn sách tập hợp, tuyển chọn một số công trình chuyên khảo, bài báo viết về đề tài Phan Bội Châu trong gần 50 năm nghiên cứu của tác giả Nội dung của cuốn sách này được biên tập thành ba phần: Phần thứ nhất, với tiêu đề
chính là toàn bộ nội dung Luận án tiến sĩ sử học (đã bảo vệ thành công năm 1981 của tác giả với tiêu đề Phan Bội Châu con người và sự nghiệp
tiêu đề Giới thiệu một số tác phẩm Phan Bội Châu, nội dung của phần này là tập hợp những bài viết giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu của Phan Bội Châu như: tác phẩm Thiên hồ! Đế hồ!, tác phẩm Xã hội chủ nghĩa, tác phẩm Chủng diệt dự ngôn,… đặc biệt nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề con người của Phan Bội Châu, trong phần này có bài giới thiệu tác phẩm Nhân
năm 1981), qua việc nghiên cứu tác phẩm này tác giả đã đi đến khẳng định: “tư tưởng của Phan Bội Châu về con người, là phần quan trọng nhất trong tư tưởng triết học của Cụ”[135,tr.375] Bởi theo GS.Chương Thâu:
“Trong tư tưởng triết học của Phan Bội Châu có phần bàn về trời, về quỷ thần, về tôn giáo, nhưng Phan Bội Châu bàn về trời, về đạo trời, về tôn giáo chủ yếu là vì con người, nhằm giải phóng tư tưởng cho con người, đặc biệt là những con người mà Phan Bội Châu các đồng chí của Cụ trong Hội Duy tân và Hội Việt Nam quang phục cần có, để làm cách mạng đánh đuổi Pháp, khôi phục độc lập tự chủ, xây dựng nước nhà giàu mạnh Giá trị và tầm quan trọng của tư tưởng Phan Bội Châu về con người chính là ở chỗ
Trang 18đó”[135,tr.377-378] Phần thứ ba với tiêu đề Một số bài chuyên khảo về
biểu của tác giả trong nhiều khía cạnh về Phan Bội Châu Nhìn chung đây là tài liệu có giá trị, thể hiện tâm huyết của tác giả khi nghiên cứu về Phan Bội Châu Nghiên cứu tư tưởng Phan Bội Châu về con người công trình “Tư
Nội, 2006 của Nguyễn Văn Hòa Nhìn chung đây là một công trình có nội dung phong phú trên khía cạnh tư tưởng triết học và tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu Nội dung tác phẩm với 179 trang viết được tác giả phân làm 3 chương, 9 tiết, chương 1 với tiêu đề Điều kiện hình thành và phát
57) trong chương này tác giả đã đi sâu phân tích ba tiền đề cơ bản trong việc hình thành tư tưởng của Phan Bội Châu: một là, xuất phát từ điều kiện lịch sử xã hội ở Việt Nam và thế giới trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX theo tác giả của công trình này thì đây là tiền đề có “ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu”[61,tr.24], hai là, tư tưởng của Phan Bội Châu còn là sự kế thừa, tiếp thu những tư tưởng trong lịch sử tư tưởng dân tộc trước thời kỳ
du nhập chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng phương Đông, phương Tây, ba là, những tiền đề chủ quan (như bản thân, gia đình, quê hương,…) cũng là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tư tưởng của Phan Bội Châu Chương 2 với tiêu đề Tư tưởng triết học của Phan Bội Châu (từ trang 58 đến trang 127), trong chương này tác giả đã khai thác ở ba khía cạnh: một là, vấn đề thế giới quan, hai là, vấn đề thuyết biến dịch tuần hoàn, tượng số học trong quan niệm của Phan Bội Châu, ba là, học thuyết tiến hóa trong tư tưởng của Phan Bội Châu Về vấn đề con người trong chương này chưa được tác giả đặt thành một vấn đề riêng để giải quyết, mà chỉ xem xét con người trong mối quan hệ với trời (ở trang 77), với thời thế (ở trang 94) Theo tác giả đây “là một điều khá lý thú trong quan điểm của Phan Bội Châu”[61, tr.94], bởi vì, chính từ nội dung những mối quan hệ này
Trang 19“nhà chí sĩ họ Phan đã gạt sang một bên thái độ ỷ lại, chờ đợi, kêu gọi, động viên mọi người hãy đoàn kết vùng dậy đấu tranh để thay đổi thời thế, cứu dân, cứu nước”[61,tr.94] Còn trong chương 3 với tiêu đề Tư tưởng
tác giả của cuốn sách đã nghiên cứu ba vấn đề: một là, vấn đề con đường cứu nước trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu, hai là, tư tưởng của Phan Bội Châu về con người, ba là, tư tưởng giáo dục và đào tạo con người của Phan Bội Châu Như vậy, vấn đề con người trong tác phẩm này được tác giả nghiên cứu dưới góc độ tư tưởng chính trị, bởi vì, theo tác giả “con người là yếu tố quyết định trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, giải phóng dân tộc chính là giải phóng con người, nguồn lực của con người cũng chính là nguồn lực của dân tộc”[61,tr.153] Hay trong bài
“Tư tưởng Phan Bội Châu về con người qua tác phẩm “Nhân sinh triết
giả đã phân tích, nêu bật một số nội dung tư tưởng về con người của Phan Bội Châu Trong đó bài viết đã làm rõ tư tưởng của Phan Bội Châu về nguồn gốc, vị trí, vai trò của con người và bản tính con người đồng thời chỉ
ra phương pháp giải phóng con người, giải phóng dân tộc Việt Nam của Phan Bội Châu Hay tiếp tục theo hướng nghiên cứu trên trong bài viết, “Tư
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, trang 295 - 312), tác giả đã phân tích và nêu bật được một giai đoạn chuyển biến quan trọng về tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng con người Việt Nam của Phan Bội Châu Ngoài các công trình kể trên, nghiên cứu tư tưởng Phan Bội Châu về con người còn có các bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành như: “Tư
4(31), 2007; “Tư tưởng của Phan Bội Châu về giáo dục”, Tạp chí Khoa học xã hội, Số 4(128), 2009; “Tìm hiểu tư tưởng Khổng giáo của Phan Bội Châu
Trang 20qua “Khổng Đăng học”” Tạp chí Triết học, số 6, 1999; “Tư tưởng Phan Bội
Số 4, 1996; “Bàn thêm cuốn sách “Phan Bội Châu niên biểu”” Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 170, 1976;… Các công trình này đã khai thác từng mặt, từng nội dung tư tưởng về con người của Phan Bội Châu trên các phương diện: văn hoá, triết học, chính trị, đạo đức,… đồng thời nêu lên những giá trị và bài học lịch sử đối với dân tộc ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay
Như vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Phan Bội Châu đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng chưa có công trình mang tính chuyên biệt và tập trung nghiên cứu làm rõ tư tưởng
công trình kể trên vẫn là những tài liệu quý báu để tác giả kế thừa trong luận án này
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
3.1 Mục đích:
Mục đích của luận án là làm rõ nội dung tư tưởng của Phan Bội Châu về con người, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa lịch sử cho việc xây dựng và phát triển nguồn lực con người trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay
3.2 Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của luận án cần thực hiện bao gồm:
Bội Châu về con người
nội dung chủ yếu trong tư tưởng về con người của Phan Bội Châu
nghĩa lịch sử đối với việc xây dựng và phát triển nguồn lực con người trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay
Trang 214 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ đã nêu của luận án, tác giả dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin để nghiên cứu tư tưởng của Phan Bội Châu về con người Đồng thời trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận án, tác giả còn sử dụng tổng hợp các phương pháp cụ thể như: hệ thống cấu trúc, lịch sử và lôgích, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch và cách tiếp cận của luận án là cách tiếp cận dưới góc độ triết học lịch sử và triết học văn hóa
Về tài liệu, tác giả lấy Phan Bội Châu toàn tập, gồm 10 tập, Nhà xuất bản Thuận Hoá, Huế, 1990 làm tư liệu gốc để thực hiện nghiên cứu luận án Bên cạnh đó tác giả lấy Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Văn kiện hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương khoá IX, Văn kiện hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương khoá VIII của Đảng và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm tài liệu chuẩn định hướng cho việc nghiên cứu luận án
5 Cái mới của luận án
phát triển của tư tưởng Phan Bội Châu, luận án đã phân tích làm rõ ba giai đoạn vận động trong quá trình hình thành, phát triển và những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Phan Bội Châu về con người như: nguồn gốc, kết cấu, bản chất, vị trí, vai trò, nhân cách, đạo đức, giáo dục và giải phóng con người Những nội dung về con người đó được thể hiện trong ba góc độ, đó là: góc độ triết học; góc độ chính trị - xã hội và góc độ giá trị văn hóa, đạo đức
luận án đã rút ra những giá trị, hạn chế và rút ra những ý nghĩa lịch sử của nó đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay
6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa khoa học
Trang 22Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Phan Bội Châu về con người, trên các mặt về nguồn gốc, kết cấu, bản chất, vị trí, vai trò, nhân cách, đạo đức của con người, và tư tưởng giải phóng con người, giáo dục con người; trên cơ sở đó luận án đã rút ra giá trị, hạn chế và những ý nghĩa lịch sử của tư tưởng Phan Bội Châu về con người trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Những ý nghĩa lịch sử mà tác giả rút ra qua phân tích tư tưởng Phan Bội Châu về con người trong luận án là những bài học bổ ích góp phần vào quá trình xây dựng yếu tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu Lịch sử tư tưởng Việt Nam
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương, 6 tiết
Chương 1 Những điều kiện và tiền đề hình thành, phát triển tư tưởng của Phan Bội Châu về con người
Chương 2 Quá trình hình thành, phát triển và nội dung chủ yếu trong
tư tưởng của Phan Bội Châu về con người
Chương 3 Giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng của Phan Bội Châu về con người
Trang 23PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH,
PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU
VỀ CON NGƯỜI
1.1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU VỀ CON NGƯỜI
Lịch sử xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một trong những giai đoạn đầy biến động Trong điều kiện lịch sử - xã hội đó đã có nhiều nhà tư tưởng với những khuynh hướng, đường lối và phương pháp duy tân đất nước khác nhau xuất hiện Tư tưởng của họ tuy có khác nhau nhưng cùng chung một mục đích là cứu dân, cứu nước, phát triển xã hội Một trong những tư tưởng nổi bật, sâu sắc của giai đoạn lịch sử đó là tư tưởng Phan Bội Châu Phan Bội Châu được xem như một ngôi sao sáng trên bầu trời lịch sử tư tưởng Việt Nam thời cận đại, là ngọn cờ đầu trong phong trào duy tân giải phóng dân tộc Tư tưởng của ông bao quát phạm vi rộng lớn trên nhiều lĩnh vực như chính trị, văn học, triết học Tư tưởng và sự nghiệp của Phan Bội Châu đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở giai đoạn này Chính vì vậy, để làm rõ tư tưởng của Phan Bội Châu về con người chúng ta cần phải nghiên cứu điều kiện kinh tế, văn hoá, tư tưởng, xã hội,… của Việt Nam và thế giới giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ
XX
1.1.1 Điều kiện lịch sử xã hội thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX với sự hình thành tư tưởng Phan Bội Châu về con người
Lịch sử thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, có thể nói là giai đoạn có những biến đổi gây ảnh hưởng hết sức to lớn trên mọi mặt đối với
Trang 24quá trình phát triển lịch sử xã hội của con người Ở phương Tây, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, sức sản xuất xã hội phát triển vượt bậc, cơ cấu giai cấp - xã hội thay đổi và chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do sang giai đoạn đế quốc Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở phương Tây đã làm cho xã hội tư bản biến đổi rất lớn trên các mặt: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học Điều đó đã tác động mạnh mẽ đến tình hình thế giới và ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam
cho diện mạo của đời sống xã hội thay đổi Trong lịch sử loài người, nếu như các giai cấp chủ nô, quý tộc áp dụng các phát minh khoa học vào cuộc sống, chủ yếu phục vụ nhu cầu giải trí, chiến tranh thì đến giai cấp tư sản là giai cấp đầu tiên trong lịch sử biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình
thể khẳng định, giai cấp tư sản có vai trò rất lớn trong việc mở đường, phát triển khoa học kỹ thuật nhằm thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển, thể hiện tính cách mạng trong lịch sử C.Mác (K.Marx) và Ph.Ăngghen (F.Engels) đánh giá: “Giai cấp tư sản đã đóng một vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử”[92,tr.559] “Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”[92,tr.603] Khi lý giải về khái niệm chủ nghĩa tư bản, Phan Bội Châu đã viết: “Từ thế kỷ thứ 18 trở lại đây, bên Âu châu mới đề xướng lên một cuộc kinh tế cách mạng Bao nhiêu công việc làm ăn của giai cấp lao động đều bị máy móc cướp sạch sành sanh; mà những đồ máy móc ấy lại đều tập trung trong tay những nhà sẵn vốn Cái vốn đó tức là tư bản”[15,tr.133] Chính vì vậy, trong quá trình phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự phân hóa xã hội, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày một quyết liệt Khi nhận định về tình hình nước Pháp lúc này, Ph.Ăngghen trong Lời nói đầu quyển Ngày 18 tháng sương mù của Lui
Trang 25Bônnapactơ đã viết: “Nước Pháp, hơn bất cứ nước nào hết, là nơi mà những cuộc đấu tranh lịch sử bao giờ cũng đạt đến kết cục triệt để, và do đó là nơi mà các hình thức chính trị luôn luôn thay đổi, - tức là những hình thức trong đó cuộc đấu tranh giai cấp ấy diễn ra, những hình thức biểu hiện kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp ấy - đã có những hình thù rõ rệt nhất Là trung tâm của chế độ phong kiến thời trung cổ, là xứ sở kiểu mẫu của nền quân chủ tập quyền từ thời Phục hưng, của nước Pháp trong cuộc Đại cách mạng của mình đã phá hủy chế độ phong kiến và đã dựng lên một cách hết sức rõ nền thống trị thuần túy của giai cấp tư sản, mà không một nước nào khác
ở châu Âu đã từng đạt được Ở cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đang trỗi dậy chống giai cấp thống trị, cũng mang những hình thức gay gắt chưa từng thấy ở nước nào khác”[93,tr.373] Bước sang đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1900 - 1903 Cuộc khủng hoảng ấy là cơ sở dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất Theo V.I.Lênin, tính chất cuộc chiến tranh là chiến tranh đế quốc chủ nghĩa nhằm mục đích cướp bóc các nước khác, bóp nghẹt các dân tộc nhược tiểu, thống trị thế giới về mặt tài chính, chia và chia lại thuộc địa[86,tr.18] Nhằm mở rộng thị trường, thu lợi nhuận nhiều hơn nữa cho giai cấp tư sản Các nước tư bản đã hướng cỗ máy xâm lược, bóc lột đến các dân tộc phương Đông, điều này dẫn đến sự biến đổi sâu sắc trên các mặt của đời sống xã hội như kinh tế,
tư tưởng, chính trị, văn hoá, xã hội,… trên phạm vi thế giới
cố và phát triển nền dân chủ tư sản, tạo nên bước chuyển từ chế độ quân chủ sang dân chủ; từ quân quyền, thần quyền sang pháp quyền; từ niềm tin tôn giáo sang thực nghiệm khoa học… ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các quốc gia phong kiến Chế độ dân chủ tư sản ra đời là sự kế thừa, phục hưng các giá trị văn hóa của nhân loại từ chế độ dân chủ chủ nô Điều này còn thể hiện sự phát triển về tư duy chính trị và tổ chức đời sống xã hội của các giai cấp cầm quyền Cuối thế kỷ XIX, nền dân chủ tư sản đã bộc lộ bản chất phản động, một số nước tư bản nhanh chóng trở thành chủ nghĩa
Trang 26đế quốc liên kết với nhau đi xâm lược mở mang thuộc địa ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ - Latinh Nền dân chủ mà giai cấp tư sản xây dựng nên là một giá trị văn hóa, có ý nghĩa rất to lớn đối với giai cấp tư sản, chống lại cường quyền, chuyên chế của chế độ phong kiến Nhưng các cuộc chiến tranh của các nước tư bản chủ nghĩa đối với các dân tộc thuộc địa thì không thể có dân chủ Tuy nhiên, nền dân chủ tư sản vẫn là giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được và trở thành vấn đề chính trị lớn có ảnh hưởng rất sâu sắc đối với thế giới
kinh tế tư bản, cơ cấu giai cấp trong xã hội phương Tây cũng có sự thay đổi bên cạnh giai cấp tư sản, địa chủ quý tộc, nông dân, thì sự xuất hiện, phát triển ngày càng lớn mạnh - cả về số lượng lẫn chất lượng của giai cấp công nhân, đã tạo nên mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp công nhân và giai cấp
tư sản ngày càng sâu sắc, quyết liệt hơn Theo Phan Bội Châu mâu thuẫn đối kháng đó là do các nhà tư bản “có sẵn vốn mà sắm sanh được máy móc, họ lại nhờ máy móc mà nảy nở ra tư bản càng thêm nhiều Tay chân phường lao động, họ đã không thể làm gì; mà phường lao động lại vì sinh hoạt khó khăn, nên phải lượm gối cúi đầu xin ơn với nhà tư bản, nhà tư bản mới ra tay bắt chẹt phường lao động Tiền nhân công rẻ, giờ làm công thì nhiều Mà những món lời lãi vì lao động mà nảy nở ra, thời tất cả tóm vào trong túi nhà tư bản, rót hết giọt máu mủ nhà lao động để làm no béo sung sướng cho nhà tư bản Nhà tư bản tối ngày khoanh tay tréo chân, ăn sung ở sướng, xe xe, ngựa ngựa, lâu lâu, đài đài Mà người lao động thì cơm thừa canh lạnh, ăn ít làm nhiều, áo đói tơi hàn, vào luồn ra cúi”[15,tr.133] Khi
cơ cấu xã hội thay đổi thì tình hình chính trị xã hội cũng có sự biến đổi, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tư tưởng Việt Nam thời kỳ này Giai cấp công nhân xuất hiện, tất yếu đòi hỏi sự ra đời của một hệ tư tưởng mới, chủ nghĩa Mác xuất hiện đáp ứng yêu cầu đó, trở thành ngọn cờ lý luận cách mạng cho giai cấp công nhân Phong trào vô sản phát triển mạnh mẽ chuẩn bị cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm làm thay
Trang 27đổi hiện thực chủ nghĩa tư bản Phong trào cách mạng vô sản như một luồng gió mới nhanh chóng lan rộng khắp thế giới, và như thế, ít nhiều tác động đến bước chuyển tư tưởng nước ta những năm đầu thế kỷ XX
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - chính trị, những phát minh khoa học và kỹ thuật ở giai đoạn này đã có nhiều bước tiến vượt bậc Nếu thế kỷ thứ XVIII được đánh dấu bằng lý thuyết vật lý học Niutơn (Isaac Newton), thì công trình nổi bật của thế kỷ XIX là học thuyết về sinh học của Đácuyn (Charles Darwin) Cuốn sách của ông viết về nguồn gốc các loài đã gây ra một cuộc cách mạng trong ngành sinh học và có ảnh hưởng sang cả lĩnh vực khoa học xã hội Nội dung cơ bản của học thuyết Đácuyn làm rõ quy luật tự nhiên cạnh tranh để sinh tồn của các loài Tất cả những giống loài đều trải qua quá trình biến hóa để thích nghi với điều kiện tồn tại Nếu không tự biến đổi để thích nghi thì các loài sẽ chịu sự đào thải của tự nhiên Trong lĩnh vực sinh học không chỉ dừng lại ở học thuyết tiến hóa của Đácuyn mà khoa học về sinh học còn tiến xa hơn bởi môn di truyền học Menđen (Gregor Mendel) được coi là cha đẻ của môn di truyền học Lĩnh vực y học có phát hiện quan trọng về vắcxin của Paxtơ (Louis Pasteur) Ngành hóa học Menđêlêép (Dmitri Ivanovitch Mendeleiev) đã thiết lập Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Anhstanh (Albert Einsetein) với học thuyết tương đối của mình đã đánh dấu bước chuyển quan trọng trong ngành vật lý học Trên lĩnh vực kỹ thuật, nét nổi bật ở thời kỳ này là những phát minh về điện như: phát minh của Moocxơ (Samuel Morse) về điện báo; Eđixơn (Thomas Edison) về bóng đèn và xây dựng nhà máy điện; tiếp theo là những phát minh về điện thoại, điện ảnh, vô tuyến truyền thanh và phát hiện ra tia Rơnghen… C.Mác đã đánh giá rằng những phát minh khoa học và những tiến bộ kỹ thuật đã góp phần tăng sản lượng của các ngành công nghiệp nhanh chóng C.Mác đã viết: “Sự chinh phục những lực lượng tự nhiên, sự sản xuất bằng máy móc, việc áp dụng hóa học vào công nghiệp và nông nghiệp, việc dùng tàu thủy chạy bằng hơi nước, đường sắt, máy điện báo, việc khai phá toàn bộ lục địa, việc điều hòa
Trang 28sông ngòi…”[92,tr.603] Khi đánh giá về vai trò của những thành tựu khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển của lịch sử xã hội thời kỳ này, Phan Bội Châu cũng cho rằng sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã thâm nhập vào mọi mặt của đời sống xã hội và đã có những tác động nhất định làm thay đổi những quan niệm, những nhận thức của con người về chính bản thân mình và vị trí vai trò của mình trong thế giới góp phần đẩy lùi những quan điểm thần quyền, mê tín vào quá khứ, Phan Bội Châu khẳng định: “Từ thế kỷ 19 lại đây, khoa học các nước càng ngày càng nẩy nở Thử xem điện học phát minh mà ông “thần lôi” đã không dám hống hách, địa học phát minh mà nhà phong thủy long hổ đã không dám múa men; sinh lý học phát minh mà thần rắn quỷ trâu đã cùng đường trốn tránh”[15,tr.121] Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm cơ sở cho giai cấp tư sản, xã hội tư bản phát triển, điều này kéo theo sự phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng trong xã hội tư bản phát triển
tác phẩm văn học nghệ thuật cũng đã phản ánh khá rõ nét những khía cạnh của cuộc sống dưới sự tác động của cách mạng tư sản và của quá trình công nghiệp hóa Những tiến bộ lớn lao về kỹ thuật mà các công trình khoa học, các tác phẩm văn học được xuất bản rộng rãi, được người đón nhận từ các nhật báo đến tạp chí, từ chuyên luận cổ điển đến tiểu thuyết hiện đại, đã tạo điều kiện thuận lợi cho con người nâng cao nhận thức về thế giới tự nhiên, về nhân sinh, về xã hội sâu sắc hơn Về mặt tư tưởng, với sự phát triển văn hóa khoa học kỹ thuật làm sâu sắc thêm về thế giới quan duy vật, xuất hiện các trào lưu tư tưởng tiến bộ Phan Bội Châu đã viết: “học thuyết
Lư Thoa đã xuất hiện, tư tưởng ông Mã Khắc Tư đã mở mang, thời quyền dân với quyền lao động đã vùn vụt như gió thổi, như thủy triều lên, dầu ai muốn ngăn sao đặng, dầu ai muốn cấm mà cấm sao đặng Ngọn cờ thần quyền chắc rày mai cũng bị làn sóng văn minh kia đánh tan”[15,tr.121] Các tư tưởng tiến bộ xuất hiện, phát triển không chỉ phản ánh những mâu
Trang 29thuẫn trong hiện thực xã hội mà chỉ ra những con đường, những phương pháp để con người hướng đến cải tạo xã hội
Đặc biệt vào đầu thế kỷ XX, Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, chế độ xã hội chủ nghĩa xuất hiện, một chế độ chưa từng có trong lịch sử xã hội loài người Sự kiện này tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng thế giới, ghi dấu ấn đậm nét trong tư duy của các nhà tư tưởng Việt Nam Chế độ xã hội chủ nghĩa không còn nạn người bóc lột người, xóa áp bức, bất công, con người tự do, bình đẳng, có điều kiện phát triển toàn diện, nền dân chủ của đa số là giai cấp công nhân và nhân dân lao động được thiết lập Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử, trở thành phổ biến của các phong trào cách mạng thế giới Các sự kiện lịch sử nổi bật đó đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng chính trị các dân tộc Đối với nước ta, các cuộc chiến tranh thế giới, cách mạng tháng Mười Nga, phong trào công nhân thế giới,… có ảnh hưởng rất lớn làm thay đổi tư duy chính trị của các nhà cách mạng, các nhà tư tưởng, đặc biệt là vào những năm hai mươi của thế kỷ XX Có nên duy trì chế độ phong kiến hay không? Lựa chọn con đường chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội? Dựa vào lực lượng nào để thực hiện các cuộc cách mạng? Đó là những câu hỏi của lịch sử đang đòi hỏi các nhà tư tưởng cắt nghĩa! Trước những vấn đề đặt ra đó Phan Bội Châu đã khẳng định rằng: “Hễ phàm làm một việc, tất trước phải có chủ nghĩa Chủ nghĩa có tốt có xấu, có phải có chăng Khi ta bắt đầu sắp sửa làm việc thời ta phải hết sức kén chọn, thấy chủ nghĩa gì đã tốt lại phải, thì ta giữ chặt chủ nghĩa ấy mà làm; ví như: bắn bia phải nhìn cái trung tâm bia cho chắc chắn; ví như: vượt bể tất phải dòm xét cái mũi phương châm cho kỹ càng; trung tâm bia đá đã nhìn được chắc thời bắn mới không sai, châm phương hướng đó xét được rành thới thuyền đi mới không lỗi Người làm việc mà có chủ nghĩa, đó là vào trường bắn mà xem thấu bia, vặn mái thuyền mà định chắc hướng”[15,tr.127] Được đón nhận những “luồng gió mới” của phong trào cách mạng vô sản của thế giới thổi vào Phan Bội Châu dường như “bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài” và hiểu ra rằng chỉ có
Trang 30“xã hội chủ nghĩa là xe tăng của nhà triết học để xông vào thành lũy của chủ nghĩa quốc gia, mà cũng là toán quân vô địch của nhà nhân từ để phá tan đồ đảng của chủ nghĩa tư bản”[15,tr.132]
Cùng với sự phát triển rực rỡ về mọi mặt ở các nước phương Tây, phong trào canh tân đất nước ở phương Đông đặc biệt là ở Trung Quốc, Nhật Bản đã có sự tác động hết sức mạnh mẽ đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng của Phan Bội Châu về con người
Nhật Bản với những chính sách duy tân phù hợp đã thúc đẩy sự phát triển rất mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực Nhìn lại lịch sử Nhật Bản, chúng ta thấy rằng sau khi giành thắng lợi ở hai trận chiến Sekigahara và Osaka, Ieyasu đã dẹp yên cuộc nội chiến, khôi phục lại uy quyền triều Mạc Phủ, thực hiện chính sách “toả quốc” (sakôku) nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của đạo Thiên chúa và người nước ngoài vào thông thương buôn bán Chính điều này đã làm cho tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong nước suy yếu, đặt nước Nhật trong tình trạng phải đối đầu với nhiều cuộc xâm lăng của các nước đế quốc như: Bồ Đào Nha, Y Pha Nho, Hà Lan, Mỹ, Anh Sự kiện đáng chú ý là vào năm 1808, hạm đội Anh và hạm đội Mỹ tiến vào Trường Kỳ xin thông thương với Nhật Bản, nhưng không được sự chấp nhận của triều đình Mạc Phủ Từ năm 1853 đến năm 1856, Hoa Kỳ dùng vũ lực, ngoại giao luôn gây áp lực buộc Nhật Bản phải ký vào hiệp ước Hoành Tân cho phép Hoa Kỳ tự do buôn bán, và được hưởng nhiều quyền lợi về kinh tế trên đất Nhật, sau đó một loạt các hiệp ước tương tự cũng được Nhật Bản ký với các nước Anh, Pháp, Hà Lan, Nga Điều đó,
“Nhật cũng lấy đấy làm nhục, có kẻ đề nghị quyết chiến với Hoa Kỳ Các phiên hầu (cũng như lãnh chúa ở châu Âu thời Trung cổ), nhìn xa hơn, nghĩ muốn thắng Âu, Mỹ thì phải có kỹ nghệ, binh bị như Âu, Mỹ, nghĩa là phải Âu hóa đã Muốn duy tân để Âu hoá phải lật đổ Mạc Phủ, tôn vua lên để thống nhất quốc gia, vì vậy họ dùng khẩu hiệu: “tôn quân, diệt di (di tức là
của chủ nghĩa đế quốc, chế độ Mạc Phủ đã tan rã Mutsuhitô đã lên ngôi
Trang 31năm 1868 - khi còn rất trẻ, lấy niên hiệu Thiên hoàng Minh Trị (Mêiji) Với phẩm chất, trí tuệ và tư duy nhạy bén trước thời cuộc của mình, ông đã đưa
ra nhiều chính sách duy tân mang tính đột phá và có hiệu quả cho đất nước Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện cuộc cải cách lớn như dời kinh đô từ Kyôtô đến Êđô; tập trung quyền lực và ý chí tập thể về tay Thiên hoàng; mọi lãnh địa được trao trả về cho Thiên hoàng, các lãnh chúa đaimyô, các võ sĩ samurai từ đây trở thành thường dân; phát triển giáo dục, khuyến khích học tập trong nước, mời các nhà khoa học nước ngoài về dạy, gửi người đi nước ngoài tiếp thu các tri thức mới để xây dựng đất nước Nguyễn Hiến Lê nhận định: “Trong thời gian rất ngắn: ba chục năm Các sĩ phu đều hăng hái học tập phương Tây, dịch sách Âu, Mỹ, nghiên cứu chính thể kỹ nghệ Chính phủ đón thầy Âu dạy học cho dân: kỹ sư Anh dạy cách cất đường xe lửa và đóng tàu, người Pháp dạy về luật và binh bị, giáo sư Đức dạy về y học và hóa học, nhà chuyên môn Hoa Kỳ tổ chức giáo dục, các nghị sĩ Ý thì dạy âm nhạc và điêu khắc”[82,2,tr.143] Bằng những chính sách duy tân của mình, Nhật Bản vươn lên thành một cường quốc về mọi mặt như kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự Phan Bội Châu cho rằng Nhật Bản “có được sự nghiệp phát triển rực rỡ vĩ đại” như vậy là “do lúc đầu họ biết cho người đi du học nước ngoài để mở mang dân trí, bồi dưỡng nhân tài”[13,tr.35] Từ những nét tương đồng về điều kiện lịch sử - xã hội và những thành tựu của công cuộc cải cách ở Nhật Bản đã trở thành cứu tinh, là nguồn động viên, cổ vũ tinh thần chống đế quốc của các dân tộc thuộc địa da vàng Cho nên Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ xuất hiện nhiều phong trào sang Nhật để nghiên cứu và học tập Phan Bội Châu là một trong những người tiêu biểu đầu tiên của Việt Nam hưởng ứng phong trào Đông du, Ông viết: “Tôi đi sang nước lớn ở biển Đông (nước Nhật Bản), dưới nước đi thuyền, trên bộ đi xe, thấy trong thuyền trong xe có bao pháp độ được đặt ra để đãi người nước họ; giá vé rẻ, đối xử lịch sự, cung cấp ăn uống lịch sự, cung cấp ăn uống đầy đủ, có y tá chăm sóc khi tật bệnh, lúc ngồi lúc nằm, khi đi khi lại, đâu đâu cũng sạch sẽ gọn gàng, vẫy
Trang 32gọi tiếp dẫn, việc gì cũng đều nhân từ, … dùng đạo người để đối đãi với con người hẳn phải là như thế”[13,tr.191] Khi so sánh tình hình Việt Nam và Nhật Bản lúc bấy giờ, ông phải thốt lên rằng:
“Kìa xem nước Nhật người ta
Vua dân như thế một nhà kính yêu
Chữ bình đẳng đặt đầu chính phủ
Bấy lâu nay dân chủ cộng hòa”[13,tr.230]
Như vậy Phan Bội Châu với sự nhìn nhận đầy “khâm phục và ngưỡng mộ” về những thành tựu rực rỡ của thời kỳ duy tân Minh Trị, đã làm cho tư tưởng ông có những biến chuyển quan trọng về con đường giải phóng dân tộc, giải phóng con người của mình
kinh tế, chính trị, xã hội đi vào con đường suy thoái Sự mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến Trung Quốc đang suy vong và chủ nghĩa tư bản đang hình thành biến Trung Quốc thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa và ngày càng rơi vào cảnh bị các nước thực dân xâu xé Tình hình đó, ngày càng làm biến đổi xã hội Trung Quốc trên các mặt: kinh tế, chính trị, tư tưởng, xã hội,…Về kinh tế, với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân, Trung Quốc xuất hiện các xí nghiệp, hầm mỏ, bắt đầu hình thành những khu công nghiệp khai thác, chủ yếu phục vụ cho sự vơ vét của cải của các nước tư bản xâm lược Trong lúc đó, nông nghiệp của Trung Quốc vẫn là nền nông nghiệp lạc hậu theo phương thức sản xuất phong kiến, làm cản trở đến sự phát triển của công nghiệp Thủ công nghiệp truyền thống khá phát triển, nhưng bị thực dân thu mua giá rẻ, chèn ép thị trường nên nguồn lợi rơi vào tay các nhà tư bản Cho nên, nền kinh tế của Trung Quốc vẫn là nền kinh tế lạc hậu, phát triển què quặt, phục vụ cho nền kinh tế của các nước tư bản đế quốc Về chính trị, triều đình Mãn Thanh không chuyển biến kịp với sự phát triển của thời đại, hệ tư tưởng lạc hậu cùng với chính sách bảo thủ của chế độ phong kiến lại càng làm cho xã hội Trung Quốc ngày càng đi sâu vào con đường suy tàn Bên cạnh đó, đời sống nhân dân
Trang 33hết sức khổ cực, cả dân tộc Trung Quốc rơi vào thảm cảnh “một cổ hai tròng” Trước thực trạng trên, cuối thế kỷ XIX, nhiều nhà tư tưởng tiến bộ đề xuất chủ trương duy tân, nhằm làm thay đổi hiện thực thối nát của xã hội Trung Quốc Người đầu tiên là Hồng Tú Toàn với phong trào Thái bình thiên quốc nhằm lật đổ triều đại phong kiến Mãn Thanh, thực hiện bình đẳng xã hội, bình đẳng nam nữ, đòi xoá bỏ quyền sở hữu ruộng đất của phong kiến, chia đều ruộng đất cho dân cày, xây dựng một xã hội không có người bóc lột người Đây là một phong trào nông dân, nhưng theo xu hướng dân chủ tư sản Cuộc cách mạng không thành công, sau đó, lịch sử Trung Quốc lại xuất hiện sự nổi dậy mới bằng cuộc chính biến một trăm ngày của Khang Hữu Vi với tư tưởng “biến pháp”
Nội dung của phong trào duy tân đã đề cập nhiều nội dung, nhưng cơ bản là: phải phát triển khoa học kỹ thuật, phát triển ngành nghề, trang bị máy móc kỹ thuật hiện đại, đề cao dân chủ, phế bỏ quan lại bất lực, văn hoá, giáo dục tiến hành cải cách theo kiểu phương Tây Những nội dung Duy tân của Khang Hữu Vi đề ra mặc dù không được thực thi, do bị ràng buộc những điều kiện lịch sử, nhưng phù hợp với yêu cầu đổi mới của dân tộc Phong trào này còn truyền bá các học thuyết chính trị phương Tây, tư tưởng dân chủ tư sản, tự do, bình đẳng, và phổ biến khoa học tự nhiên Từ đó, tạo nên một làn sóng chống lại tư tưởng thủ cựu, lạc hậu của chế độ phong kiến, thổi một luồng sinh khí mới về tư tưởng vào đời sống xã hội
Đầu thế kỷ XX, lịch sử Trung Quốc có một sự chuyển biến quan trọng, đó là cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 do nhà cách mạng vĩ đại Tôn Trung Sơn lãnh đạo, đập tan triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Quốc, thiết lập một chế độ chính trị mới, dưới ngọn cờ của giai cấp
tư sản Cương lĩnh chính trị của Tôn Trung Sơn đưa ra dựa trên học thuyết Tam dân: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc Mục tiêu đấu tranh được ông đề ra là: “Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa; Thành lập Dân quốc; Bình quân địa quyền”, và nêu lên ba nhiệm vụ: Lật đổ triều đại Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, thực hiện quyền
Trang 34bình đẳng về ruộng đất Chỉ bằng hai vế đối Phan Bội Châu đã khái quát những tư tưởng chính của Tôn Dật Tiên như sau: “Trí tại tam dân, đạo tại tam dân, ức Hoành Tân, Trí Hòa đường lưỡng độ ác đàm trác hữu chân thần di hậu tử
Ưu dĩ thiên hạ, lạc dĩ thiên hạ, bi đế quốc chủ nghĩa giả đa niên áp bức, thống phân dư lệ khấp tiên sinh”[17,tr.418] Nghĩa là, trí ở tam dân -
lại hai lần nói chuyện ở Trí Hòa đường, Hoàng Tân (đây là chỗ trọ của Tôn Dật Tiên ở Hoàng Tân) để lại tinh thần cho người chưa hết; Lo vì thiên hạ, vui vì thiên hạ, bị nhiều năm áp bức do bọn đế quốc chủ nghĩa, cùng chia nước mắt để khóc tiên sinh
Phong trào Duy tân của Khang Hữu Vi, cách mạng Tân Hợi (1911) của Tôn Trung Sơn đã ảnh hưởng rất lớn đến các nhà tư tưởng tiến bộ ở Việt Nam như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn An Ninh, … Phan Bội Châu viết: “Phong triều của Trung Hoa cách mệnh thành công, ảnh hưởng với nước ta hung lắm Nhiệt độ người nước ta so với trước kia lên gấp bội Nếu ở ngoài có cái gì tiên thanh, thì khí thế ở trong nước khắc sống lại”[17,tr.210]
Những sự kiện chính trị, xã hội trên thế giới là âm hưởng tác động đến xã hội Việt Nam Nó tạo nên sự chuyển biến rất lớn trong đời sống tinh thần xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng Phan Châu Trinh đánh giá rất cao cuộc cải cách theo dân chủ tư sản của Trung Quốc, ông viết: “Nước Tàu là nước mẹ văn minh nước ta, trong năm 1912 họ cũng đã đuổi vua đi để lập nên nước dân chủ”[36,tr.598]; “ … động lực duy tân Trung Quốc vang dội bốn phía, lay động cả nước Do đó, các cử động, các đảng phái trong nước cũng theo đó mà nổi lên”[36,tr.525] Như vậy, ở Trung Quốc hay Nhật Bản, tuy các cuộc cải cách có những lý luận, phương pháp và đem lại những kết quả khác nhau, nhưng đều thống nhất trên lập trường là phải thay đổi những yếu tố “hủ cựu”, đặc biệt là những tư tưởng con người, giải phóng con người nhằm biến đổi hiện thực xã hội thối nát, bảo thủ của chế độ
Trang 35phong kiến đương thời Điều này đã thúc đẩy các nhà tư tưởng Việt Nam đi tìm tòi, học tập kinh nghiệm là một tất yếu lịch sử để định hướng cho dân tộc, tạo nên sự chuyển biến về tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng con
XX
thế giới đã chuyển sang một giai đoạn mới - chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự
do cạnh tranh sang tư bản độc quyền, điều này biểu hiện ở năm đặc trưng sau: một là, ở giai đoạn này sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới mức độ phát triển rất cao, tạo thành những tổ chức lũng đoạn có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế; hai là, sự dung hợp tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính; ba là, việc xuất khẩu tư bản thời kỳ này trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế tư bản; bốn là,sự hình thành những khối liên minh tư bản độc quyền chia nhau thế giới;
giới Với những đặc điểm trên, nhưng mỗi nước đế quốc do điều kiện lịch sử xã hội và kinh tế khác nhau sẽ có nhưng nét phát triển riêng biệt của mình Lênin đã chỉ ra đặc điểm ở Mỹ là sự hình thành các tơrơt khổng lồ với những tập đoàn tài chình giàu sụ; còn ở Anh là “đế quốc thực dân” với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân; ở Pháp là “đế quốc cho vay lãi” với những món tiền cho vay xuất cảng sang các nước khác, nhất là sang nước Nga; hay ở Đức thì đó là “đế quốc tư bản gioongke” với sự kết cấu về quyền lợi của hai giai cấp tư bản và quý tộc; còn ở Nga và Nhật là “đế quốc phong kiến quân sự” với những tàn dư của chế độ phong kiến và quân phiệt [112, tr.228] Như vậy, với sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa đế quốc đã làm cho thế giới có nhiều biến động, việc phân chia thị trường thế giới của các nước đế quốc hầu như đã hoàn tất Đa số các nước phong kiến ở phương Đông, các nước lạc hậu ở châu Phi, châu Mỹ Latinh đã bị xâm chiếm làm thuộc địa Chỉ một số nước đế quốc như Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Mỹ,… nô dịch và bóc lột đa số nhân loại Chính những điều kiện lịch sử xã hội này đã làm xuất hiện những mâu
Trang 36thuẫn lớn ngày càng gay gắt, đó là: mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ở các nước đế quốc; mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với bè lũ thực dân; mâu thuẫn giữa quảng đại quần chúng nhân dân lao động - chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến trước hết là với triều đình phong kiến ở các nước thuộc địa phương Đông, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa với giai cấp tư sản bản sứ và giai cấp tư sản thực dân; mâu thuẫn giữa các nước tư bản đế quốc với nhau trong sự phân
yêu cầu cả nhân loại phải giải quyết, điều này làm xuất hiện nhiều phong trào đấu tranh giải phóng con người, giải phóng dân tộc diễn ra rộng khắp trên toàn thế giới với nhiều hình thức đấu tranh khác nhau, đặc biệt là cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga giành thắng lợi, chủ nghĩa xã hội đang trở thành hiện thực, đó cũng là mong ước của hàng triệu con người trên trái đất, là nguồn cổ vũ động viên, khích lệ rất lớn cho các nước, các giai cấp bị áp bức bóc lột trên con đường cách mạng của mình; bên cạnh đó khuynh hướng canh tân đất nước cũng đã xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới và đã có những kết quả nhất định Đặc biệt ở Nhật Bản, Trung Quốc đã tiến hành canh tân, tạo ra sự phát triển kinh tế xã hội, làm biến đổi bộ mặt đất nước, thay đổi căn bản chế độ chính trị Thực tiễn sinh động ấy đặt câu hỏi cho dân tộc Việt Nam là phải bằng con đường cách mạng nào để giải phóng con người, giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ độc lập dân tộc, phát triển đất nước theo kịp các nước trong khu vực Đây là những sự kiện lịch sử xã hội rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành tư tưởng của Phan Bội Châu về con người
1.1.2 Điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX với sự hình thành tư tưởng của Phan Bội Châu về con người
kiến lạc hậu, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, các chính sách của triều Nguyễn lúc bấy giờ tỏ ra bất lực trước sự biến đổi của thời cuộc Năm 1802 sau khi đánh bại triều Tây Sơn, thống nhất đất nước, Nguyễn Ánh lên ngôi lấy liên hiệu là Gia Long lập ra nhà Nguyễn Các vua nhà Nguyễn từ Gia
Trang 37Long (1802 - 1819), Minh Mạng (1820 - 1840), đến Thiệu Trị (1841 - 1847), Tự Đức (1848 - 1883 ) kế tiếp nhau xây dựng và cũng cố nền thống trị bảo vệ chế độ phong kiến Tuy nhiên, trong hơn nửa thế kỷ tồn tại dưới triều Nguyễn, mọi mặt trong đời sống xã hội Việt Nam hầu như không phát triển, trong khi đó tình hình trên thế giới đã có nhiều biến đổi to lớn, mâu thuẫn xã hội sâu sắc làm bùng lên hàng loạt cuộc khởi nghĩa của nhân dân và cuối cùng trở thành đối tượng xâm lược của các nước phương Tây
tế nước ta căn bản có tính chất tự nhiên với một nền nông nghiệp tự cấp tự túc Thủ công nghiệp tuy có nhiều ngành, đông thợ, phân bố khắp nơi và kỹ thuật khá tinh xảo, nhưng do nền kinh tế hàng hóa chưa phát triển cao nên chỉ phát triển hạn chế ở mức phường bạn, đóng khung trong từng phường nhỏ hẹp chứ chưa hình thành các xưởng thủ công Thương nghiệp chỉ là buôn bán nhỏ, làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa trong từng vùng từng mùa Nghề buôn mành giữa các tỉnh, vì sức tiêu thụ, vì chính sách thuế khóa và nạn hối lộ, vì giặc dã nên kém phát triển Nền kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc của các hộ tiểu nông, trong phạm vi các làng xã kìm hãm mọi mặt phát triển Nhìn chung kinh tế nông nghiệp dưới triều Nguyễn khá đa dạng, phong phú nhưng vẫn không vượt ra khỏi phương thức sản xuất cổ truyền Trong khi đó thiên tai, mất mùa dịch bệnh thường xảy ra liên miên đã ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân Tình hình ruộng đất - tư liệu sản xuất chính của nông nghiệp và nền tảng kinh tế chủ yếu của xã hội đặt ra hàng loạt khó khăn nhưng nhà Nguyễn tỏ ra bất lực trong việc giải quyết vấn đề ruộng đất Một trong những phương thức quen thuộc nhằm mở rộng ruộng đất của nhà Nguyễn là lập đồn điền khẩn hoang và khuyến khích nhân dân khai hoang phục hoá nhưng nhìn chung chính sách này cũng không có hiệu quả Vấn đề ngày càng trở nên cấp bách hơn khi diện tích đất bỏ hoang tăng giảm thất thường Ngay từ những năm 1802, 1803 Gia Long đã có nhiều lần hạ lệnh cho quan lại khuyến khích nhân dân, quân sĩ phục hóa, thế nhưng “năm 1806 theo báo cáo của quan lại Bắc Thành, nhân dân tiếp
Trang 38tục phiêu tán đến hơn 370 thôn xã, năm 1820 theo quan lại Bắc Thành 13 huyện trong hạt trấn Hải Dương, nhân dân vì đói kém phiêu tán đến 108 xã thôn, ruộng đất bỏ hoang hơn 12700 mẫu… cho đến những năm 1830 diện tích đất bỏ hoang đã lên đến 1314927 mẫu”[123,1,tr.448]
Trị thuỷ và thuỷ lợi là những việc làm xuyên suốt thời Nguyễn Cùng với sự hình thành của các cơ quan, quan lại phụ trách thuỷ lợi Triều Nguyễn chia đê làm hai loại: Một là, đê công ở các sông lớn do nhà nước quản lý; hai là, đê tư ở các sông nhánh do địa phương quản lý Làng xã cũng góp phần vào việc sữa đắp đê điều, phòng lụt lội Nhiều đoạn sông được nạo vét khơi thông, nhiều công đập được xây dựng,… thế nhưng do thiếu phối hợp và quy hoạch chung, do tác động của môi trường sinh thái, lụt lội, đê vỡ vẫn liên tiếp xảy ra Từ năm 1802 đến năm 1858 cả nước phải chịu 38 lần mưa bão lụt lội lớn, trong đó có 16 lần vỡ đê Điều đó kéo theo mất mùa đói, kém thường xuyên xảy ra khiến cho đời sống nhân dân lại càng thêm bi đát Nhìn chung công việc trị thuỷ và thuỷ lợi được triều Nguyễn rất quan tâm, nhưng không đem lại kết quả gì khả quan
Về công thương nghiệp, dưới triều Nguyễn thủ công nghiệp giữ vị trí vô cùng quan trọng, nó chịu trách nhiệm chế tạo mọi thứ cần dùng cho bộ máy chính quyền phong kiến như đóng thuyền, đúc tiền, đúc súng… Mặc dù thủ công nghiệp có bước phát triển lên, nhưng phương thức sản xuất hầu như không thay đổi Các làng thủ công vẫn gắn liền với nông nghiệp như xưa không hình thành các phường với quy chế riêng điều đó kìm hãm sự phát triển của thủ công nghiệp, mặt khác chính sách của nhà nước cũng thiếu chất khuyến khích Nhà nước giữ độc quyền mua một số sản phẩm như sa, lượt, lụa là, và người thợ thủ công vừa phải đóng thuế thân vừa phải nộp thuế sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm thủ công quý như “dân hai làng Yên Thái, Hồ Khẩu (Hà Nội) hàng năm mỗi người phải nộp 5000 tờ giấy, người già và người tàn tật phải nộp một nửa; dân Bát Tràng (Hà Nội) mỗi năm phải nộp chung cho nhà nước 600 tấm sa các màu…”[123,1,tr.152] Còn đối với thương nghiệp việc trao đổi buôn bán
Trang 39với thương nhân nước ngoài suy giảm, với chủ trương “bế quan toả cảng” không buôn bán với các nước phương Tây Khác với các triều đại trước, ở thời Nguyễn triều đình nắm độc quyền ngoại thương, với chính sách bế quan tỏa cảng đã hạn chế tới mức thấp nhất mọi quan hệ với các nước phương Tây, kìm hãm sự phát triển của công thương nghiệp ở Việt Nam,
“bịt mắt toàn thể nhân dân” trước những sự thay đổi mới đang diễn ra trên toàn thế giới
Về cơ cấu xã hội, ở giai đoạn này xã hội Việt Nam chia làm hai giai cấp lớn đó là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị; trong đó giai cấp thống trị bao gồm vua quan, thơ lại trong hệ thống chính quyền, và giai cấp địa chủ Còn giai cấp bị trị bao gồm toàn bộ nông dân, thợ thủ công, thương dân, một số dân nghèo thành thị, lớp người bị lưu đày, nô tỳ cùng gia quyến sống ở các đồn điền Giai cấp thống trị bằng nhiều cách thức bóc lột đã làm cho cuộc sống của nhân dân trở lên cùng cực, đói kém, cũng chính sự áp bức đó, nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân đã nổ ra “theo tính toán của các nhà nghiên cứu, dưới triều Nguyễn có đến 500 cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ các loại; riêng thời Gia Long có khoảng 90 cuộc, thời Minh Mạng khoảng
250 cuộc, thời Thiệu Trị 50 cuộc”[123,1,tr.457]
Khi nhận xét về giai đoạn này Phan Bội Châu cho rằng chính những
tư tưởng bảo thủ, trì trệ không phù hợp với sự phát triển chung của thế giới của triều đình nhà Nguyễn chính là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển và đó cũng chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến thực dân Pháp xâm lược Việt Nam Ông viết: “Vua Quang Trung nhà Nguyễn trước lại rất anh hùng, đánh bại Tiêm La, phá lui tàu Tây uy danh lừng lẫy, thực làm người ta tâm tâm niệm niệm nói ra lời ngưỡng mộ khâm phục Đến triều Nguyễn bây giờ dựng nước lúc đầu, nhân tài thực hết sức đã cầu tiến bộ, lo mở mang dân trí, lo đào tạo nhân tài, về quốc kế quân mưu, mọi việc đều cầu tiến bộ, có lẽ đâu lại không phải như lửa mạnh mà được củi khô bốc lên rừng rực sáng đỏ thấu trời ư? Người ta cũng có nói “đồ đựng đầy thời nghiêng đổ” Người Việt lúc bấy giờ được coi là mãn túc, ôm vàng vênh váo, ếch
Trang 40ngồi đáy giếng không trông thấy trời, văn vui chơi võ yên nghỉ, ngày càng thậm tệ Trong khi ấy về chính giáo thì chứa chất hủ lậu, mọi việc đều mô phỏng Minh Thanh, văn nhân thì khư khư giữ theo sách cũ, tự khoe đắc chí; vũ sĩ thì cốt ở cờ trống mỹ quan, côn quyền coi như trò chơi, tự cho là không ai hơn được Đáng bỉ hơn hết là ức chế dân quyền, coi thường dư luận, phàm bàn việc quốc gia đại kế, nhân dân chỉ được ở ngoài hỏi rồi than thở mà thôi”[13,tr.106] Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược có những nét tương đồng với tình hình của Nhật Bản trước thời kỳ Minh Trị Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng tác động đến việc hình thành, phát triển về lý luận và hành động trên con đường cứu nước giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản của Phan Bội Châu Ông nhận thấy rằng sự “suy nhược” của đất nước ngày hôm nay hoàn toàn “là vì giáo dục hủ bại, nào có phải dân tộc mình bất lương tâm ! nền giáo dục có một ngày hoàn toàn, thì nhân dân chắc là tự chấn”[15,tr.45] Do đó, theo Phan Bội Châu: “nếu Việt Nam bấy giờ biết chăm lo tu chỉnh về quân chính, mở rộng quân quyền, vua tôi trên dưới đều mạnh mẽ mưu trị nước, nghiên cứu sâu trí học của ngoại dương, tẩy trừ khuôn khổ hủ lậu, “kịp khi trời chưa mưa dầm, lấy những gốc dâu mà cài chằng cửa sổ”, nước còn có thể phấn chấn lên được Nhưng nước Việt Nam
mơ màng đôi mắt ngủ, uể oải một thân bệnh, tôn quân quyền ức dân quyền, trong hư văn, khinh võ sĩ, trộm cướp rình mò ở sân, mà vợ con say hát trong nhà, chủ nhân nằm dài trên giường luôn luôn ngáp dài mỏi mệt Than ôi! Nguy ngập lắm thay!”[13,tr.107] Chính những tình trạng “bi đát” của lịch sử - xã hội Việt Nam ở giai đoạn này đã tạo nên một “mảnh đất màu mỡ” thuận lợi cho sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc
trị vơ vét bóc lột nhằm giành lợi nhuận cao nhất, bù vào thiệt hại trong cuộc xâm lược
Về kinh tế chính trị, thực dân Pháp đã thực hiện nhiều chính sách kinh tế nhằm vơ vét, bóc lột triệt để đối với nhân dân ta, những chính sách