ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CHU THỊ DIỆP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC L
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
CHU THỊ DIỆP
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG
KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học
Hà Nội – 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
CHU THỊ DIỆP
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG
KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.03 01
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Khắc Chương
Hà Nội - 2012
Trang 3MỤC LỤC
1.1 Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người 11
1.1.1 Tinh hoa văn hoá truyền thống của dân tộc 11
1.1.2 Tinh hoa văn hoá nhân loại 14
1.1.3.Cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin 21
1.1.4 Nhân cách và phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh 23 1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về con người 25
1.2.1 Quan niệm về con người 25
1.2.2 Con người là vốn quý nhất, yếu tố quyết định thành công
của cách mạng
31
1.2.3 Con người là mục tiêu và động lực của cách mạng và công
cuộc xây dựng xã hội mới
38
Chương 2: Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
CON NGƯỜI ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN
KẾT DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
59
2.1 Vị trí, vai trò của việc củng cố xây dựng khối đại đoàn kết ở Việt
Nam hiện nay
59
2.1.1 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đại đoàn kết
dân tộc
59
2.1.2 Một số vấn đề đặt ra đối với sự nghiệp xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc hiện nay
62
2.2 Một số giải pháp củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở
Việt Nam hiện nay
70
Trang 42.2.1 Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho
nhân dân gắn liền với việc đảm bảo công bằng xã hội
70
2.2.2 Bảo đảm và thực hiện ngày càng tốt hơn quyền làm chủ
của nhân dân
77
2.2.3 Đẩy mạnh việc giáo dục các giá trị tinh thần truyền thống
cho thế hệ trẻ
87
2.2.4 Thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước 92
2.2.5 Đẩy mạnh công tác giáo dục, đề cao cảnh giác với những
âm mưu lợi dụng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc trong quá trình
đẩy mạnh công cuộc đổi mới
96
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá trong kho tàng lịch sử tư tưởng Việt Nam Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam
Việc nghiên cứu làm sáng tỏ hơn nữa tính khoa học sâu sắc, những giá trị to lớn, nhiều mặt của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam trước đây cũng như trong giai đoạn hiện nay là đòi hỏi cấp thiết và có ý nghĩa thời đại to lớn
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, ý nguyện của Người từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến lời di chúc cuối cùng, Hồ Chí Minh luôn coi vấn đề trồng người, các công việc của con người là mối quan tâm thường trực, là trách nhiệm hàng đầu trong cuộc đời của mình Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về phát huy sức mạnh con người, về xây dựng con người… đã góp phần to lớn vào việc đào tạo cho dân tộc Việt Nam những con người ưu tú, và những lớp người đó đã đưa dân tộc vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành được những thắng lợi to lớn đem lại tự do, hạnh phúc cho toàn dân
Trong công cuộc đổi mới đất nước đòi hỏi chúng ta phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề phát huy nội lực Nếu không xuất phát từ nội lực thì không thể phát triển bền vững Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:
“Nội lực có vai trò quyết định đối với sự phát triển Có phát huy được nội lực thì mới thu hút và sử dụng có hiệu quả ngoại lực” [20, tr.179] Một trong những yếu tố tạo thành sức mạnh nội lực của Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc Nhờ có sức mạnh của khối đại đoàn kết mà nhân dân ta đã giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, phát huy được nội lực của toàn dân tộc Sức mạnh đó đã được chứng minh qua các sự kiện trong lịch sử: đánh đuổi chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, cả nước hòa bình, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế - chính trị - xã hội hiện nay, nhiều thế lực thù địch đang đẩy mạnh các hoạt động chống phá về mọi mặt, nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Các thế lực thù địch đã có nhiều âm mưu và thủ đoạn để phá hoại, làm lung lay khối đại đoàn kết dân tộc Vì vậy, khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam đang đứng trước những thách thức của giai đoạn mới Hội nghị lần thứ
7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã khẳng định: “Khối đại đoàn kết dân tộc, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân chưa thật bền chặt và đang đứng trước những thách thức mới” [19, tr.10] Với
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, tạo nhiều cơ hội cho người Việt Nam dễ dàng có thể giao lưu, tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trên thế giới Mặt khác, các thế lực thù địch cũng lợi dụng công cụ đó gieo rắc những luận điểm để phá hoại về văn hoá, tư tưởng làm mất lòng tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ của một bộ phận nhân dân Bên cạnh đó, hoạt động của các Mặt trận và đoàn thể,
tổ chức xã hội thu hút tập hợp nhân dân còn nhiều hạn chế Do đó, việc củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc có ý nghĩa vô cùng to lớn góp phần ổn định kinh tế - xã hội và quyết định xây dựng thành công hay thất bại chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Trang 6Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người nói riêng là một di sản không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn mang tính cập nhật thời đại Không chỉ có giá trị lý luận, thực tiễn trong các giai đoạn cách mạng đã qua mà còn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay Hơn 40 qua, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về với thế giới “người hiền”, tư tưởng của Người vẫn là ngọn đèn soi sáng cho những ai yêu chuộng công lý, hòa bình, yêu thương con người tiếp tục cuộc chiến đấu
vì “độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân”
Với tư tưởng vượt mọi tầm thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi chỉ đề cập một trong những tư
tưởng đó: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc” làm đề tài nghiên cứu, mong có đóng góp làm sáng tỏ một trong nhiều vấn đề lý luận đang
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay
2.Tình hình nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một di sản lý luận quý báu của Đảng và nhân dân Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người nói riêng đã được nhiều nhà khoa học nước ta nghiên cứu, phân tích Không chỉ vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh còn là đề tài thu hút sự quan tâm của không ít nhà hoạt động chính trị, nhà khoa học trên thế giới Nhiều cuộc hội thảo khoa học về thân thế, sự nghiệp và
tư tưởng của Người đã được tổ chức ở các cấp độ, quốc gia, quốc tế
Nhìn chung tư tưởng Hồ Chí Minh về con người được nghiên cứu từ nhiều góc độ, với nhiều cách tiếp cận khác nhau nhằm khai thác những khía cạnh, nội dung tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu Ở phạm
vi trong nước có các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Chương trình khoa học cấp Nhà nước
+ Chương trình khoa học cấp Nhà nước KHXH 04.01 năm 2005: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa, xây dựng con người" do Giáo sư Đặng Xuân Kỳ chủ nhiệm, đã khái quát hệ thống tư tưởng
Hồ Chí Minh về văn hóa (vị trí, chức năng của văn hóa) và nghiên cứu một cách hệ thống các quan điểm của
Hồ Chí Minh về con người, xây dựng con người
+ Chương trình khoa học cấp Nhà nước KX 02-05: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội đối với con người” do PGS PTS Lê Sĩ Thắng, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc
gia làm chủ nhiệm đề tài
Đề tài trên đã đi sâu nghiên cứu làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội đối với con người
Các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ
- Lê Quang Hoan (2001): Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc phát huy nhân tố con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay - Luận án tiến sỹ triết học
Luận án trình bày một cách hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về con người để từ đó vận dụng vào việc phát huy nhân tố con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Nguyễn Thị Thủy (2009): Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vận dụng vào việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay - Luận văn thạc sỹ triết học
Luận văn trình bày những quan niệm cơ bản của Hồ Chí Minh về con người và việc vận dụng nó vào việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Trang 7- Lê Thị Hải Hà (2010): Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp xây dựng con người
để xây dựng con người ở nước ta hiện nay - Luận văn thạc sỹ Khoa học Chính trị Học viện chính trị - Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh
Luận văn trình bày những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phương pháp xây dựng con người từ đó vận dụng vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện hiện nay
Các công trình nghiên cứu dưới dạng sách chuyên khảo, báo, tạp chí…
Trong cuốn: "Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người phát triển toàn diện", PGS
TS Thành Duy, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002
Trong cuốn sách này tác giả Thành Duy đã đề cập tới những quan điểm cơ bản về mối quan hệ giữa văn hóa với việc xây dựng con người phát triển toàn diện, phân tích khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và ý nghĩa của giáo dục đối với việc đào tạo con người qua đó khẳng định giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng con người mới XHCN đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt là trong việc xây dựng con người mới đáp ứng được nhu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH ở Việt Nam
Trong bài “Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người về bản chất con người” của Đặng Xuận Kỳ
đăng trên tạp chí Triết học số 10 năm 2002, tác giải đã phân tích và nhấn mạnh rằng, con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh được đặt trong mối quan hệ ba chiều: quan hệ với một cộng đồng nhất định, quan hệ với một xã hội nhất định, quan hệ với tự nhiên
Bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát huy nhân tố con người” của Nguyễn Văn Tài, tạp
chí Triết học số 2 năm 2004, đã phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với tư cách là một thực thể xã hội, bao hàm sự thống nhất giữa con người cá nhân và con người xã hội, sự thống nhất giữa con người dân tộc, giai cấp và nhân loại; về con người với tư cách là chủ thể của lịch sử…
Bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và văn hóa” của PGS, TS Bùi Đình Phong, Tạp chí Lý
luận Chính trị số 1 năm 2009, đã phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về con người, con người vừa là con người xã hội vừa là con người sinh vật, đó là con người lịch sử - cụ thể, con người có nhiều phạm vi khác nhau: gia đình, họ hàng, bầu bạn, đồng bào cả nước, loài người, con người không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của cách mạng…
Về vai trò của con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu
Trong số các công trình nghiên cứu bàn đến nội dung này, có thể nêu một số công trình tiêu biểu, như Tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy dân làm gốc của Phạm Bá Lượng, tạp chí Triết học số 2 năm 2005; Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân của PGS, TS Lê Đại Doãn, Tạp chí Lý luận Chính trị số 1 năm 2002; Một số vấn đề tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh của Mạch Quang Thắng, Tạp chí Lịch sử Đảng số 1 năm 2004; Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội của Lê Thị Hương, Tạp chí Triết học số 9 (184) tháng 9 năm 2009… Trong những công
trình nghiên cứu đó, các tác giả đã tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước; coi quần chúng nhân
dân là lực lượng chính của cuộc cách mạng, là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội
3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
Mục đích của luận văn:
Trang 8Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, chúng tôi đưa ra một số ý nghĩa đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết ở Việt Nam hiện nay
Nhiệm vụ của luận văn:
Một là, hệ thống hoá, làm rõ khái niệm con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Hai là, phân tích nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
Ba là, đưa ra một số ý nghĩa trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu những quan niệm của Hồ Chí Minh về con người chủ yếu qua các văn bản của Người được tập hợp trong 12 tập bộ Hồ Chí Minh toàn tập
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về con người
Luận văn sử dụng kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề tài luận văn
Luận văn sử dụng một số phương pháp cụ thể như sau: Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử cùng các phương pháp cơ bản: Phân tích - tổng hợp, logic - lịch sử, thống kê, so sánh
5 Đóng góp
Một là, góp phần hệ thống hóa những tư tưởng của Hồ Chí Minh về con người
Hai là, góp phần luận chứng ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về con người đối với sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
6 Ý nghĩa của luận văn
Với những kết quả đạt được luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc học tập, giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, xây dựng con người, phát huy vai trò con người trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp Luận văn cũng có giá trị tham khảo, phục vụ công tác hoạch định chính sách xây dựng, bồi dưỡng, phát triển con người và củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam
7 Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liều tham khảo, luận văn có 2 chương, 4 tiết
Trang 9Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI 1.1 Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
Tư tuởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ chí Minh về con người nói riêng được hình thành bởi hai nhân tố khách quan và chủ quan với bốn nội dung:
Tinh hoa văn hoá truyền thống của dân tộc
Tinh hoa văn hoá nhân loại
Cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin
Yếu tố chủ quan - phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh
1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
1.2.1 Quan niệm về con người
Hồ Chí Minh không có một bài viết chuyên luận về con người Khái niệm con người được sử dụng ở từng hoàn cảnh, điều khác nhau
Trong lĩnh vực chính trị- xã hội: Hồ Chí Minh thường dùng những cụm từ: nhân dân, dân, quần chúng, đồng bào, cán bộ, đảng viên… tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh, nội dung cụ thể để đạt tới sự giản dị, dễ hiểu nhưng rất chính xác, tinh tế theo đúng tinh thần của chủ nghĩa Mác- lênin
Còn khi nói tới những vấn đề của con người trong văn hóa, đạo đức, triết học, Hồ Chí Minh thường dùng các từ: người, con người
Chúng ta có thể thấy rằng, khái niệm con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao hàm 3 nội dung
sau:
Thứ nhất, con người với tư cách là con người xã hội
Hồ Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa rất độc đáo về con người: “chữ Người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bạn bè Nghĩa rộng là đồng bào cả nước Rộng nữa là cả loài người” [51, tr.644] Với cách hiểu này, con người là có tính xã hội, là con người xã hội, là thành viên của một cộng đồng nhất định Cộng
đồng đó là: gia đình, họ tộc, làng xóm, đất nước cho đến cả nhân loại
Thứ hai, con người là sự thống nhất giữa con người cá nhân và con người xã hội
Trong mọi trường hợp khi nhấn mạnh và coi trọng cá nhân thì Hồ Chí Minh cũng khẳng định vai trò của con người với tư cách là tập thể, cộng đồng xã hội Ngược lại, khi nói đến những con người tập thể, xã hội thì cũng bao hàm trong đó những con người cụ thể
Sự thống nhất giữa con người cá nhân và con người xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là
sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích xã hội, giữa lợi ích chung và lợi ích riêng
Cụ thể là sự thống nhất giữa lợi ích của mỗi cá nhân với lợi ích của Đảng, của dân tộc
Thứ ba, con người là sự thống nhất giữa con người giai cấp, dân tộc và nhân loại
Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là con người giai cấp, dân tộc mà còn là con người nhân loại Con người dù thuộc dân tộc nào, giai cấp nào thì cũng đều có đặc điểm chung là sinh ra phải được bình đẳng, tự do và được mưu cầu hạnh phúc, phải được hưởng các quyền con người
1.2.2 Con người là vốn quý nhất, yếu tố quyết định thành công của cách mạng
Vai trò của con người được thể hiện tập trung ở vai trò của quần chúng nhân dân, là người sáng tạo chân chính ra lịch sử chứ không phải ở vài ba cá nhân anh hùng nào
Trang 10Hồ Chí Minh coi “con người là vốn quý nhất” ở ba cấp độ: nhân dân nói chung; công nhân, nông dân, trí thức, bộ đội; một con người cụ thể, tức là quần chúng nhân dân lao động
Vai trò của con người được thể hiện tập trung ở vai trò của quần chúng nhân dân, là người sáng tạo chân chính ra lịch sử chứ không phải ở vài ba cá nhân anh hùng nào
Vì vậy Hồ Chí Minh có lòng yêu thương vô hạn, sự tin tưởng tuyệt đối vào con người, ý chí đấu
tranh để giải phóng con người
1.2.2 Con người là vốn quý nhất, yếu tố quyết định thành công của cách mạng
Vai trò của con người được thể hiện tập trung ở vai trò của quần chúng nhân dân, là người sáng tạo chân chính ra lịch sử chứ không phải ở vài ba cá nhân anh hùng nào
Hồ Chí Minh coi “con người là vốn quý nhất” ở ba cấp độ: nhân dân nói chung; công nhân, nông dân, trí thức, bộ đội; một con người cụ thể, tức là quần chúng nhân dân lao động
Vai trò của con người được thể hiện tập trung ở vai trò của quần chúng nhân dân, là người sáng tạo chân chính ra lịch sử chứ không phải ở vài ba cá nhân anh hùng nào
Vì vậy Hồ Chí Minh có lòng yêu thương vô hạn, sự tin tưởng tuyệt đối vào con người, ý chí đấu
tranh để giải phóng con người
1.2.3 Con người là mục tiêu, động lực của cách mạng và công cuộc xây dựng xã hội mới
Con người là mục tiêu của cách mạng
Thứ nhất, Con người, tự do, hạnh phúc của con người, đó là mục tiêu cao nhất, mục tiêu thường
xuyên mà vì nó Hồ Chí Minh đã cống hiến cả cuộc đới mình Chính vì tự do, hạnh phúc của con người mà
Hồ Chí Minh đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Trong tư tưởng của Người, Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chỉ có giá trị thực sự khi nó mang
lại tự do, hạnh phúc cho con người
Thứ 3, kế thừa phát triển chủ nghĩa Mác- lênin về CMVS trong điều kiện thực tiễn VN: Người cho
rằng cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa
Mục tiêu chủ đạo - sợi chỉ đỏ xuyên suốt hai cuộc cách mạng đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Trước khi giành được chính quyền thì mục tiêu cao nhất là độc lập dân tộc
Sau khi giành được chính quyền thì mục tiêu ăn, mặc, học hành lại được ưu tiên hơn “Dân chỉ biết
rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ Chúng ta phải thực hiện ngay: làm cho dân có
ăn Làm cho dân có mặc Làm cho dân có chỗ ở Làm cho dân được học hành” [50, tr.152]
Thứ 4, con người không chỉ là mục tiêu của cách mạng mà còn là mục tiêu của công cuộc xây dựng
xã hội mới
Vì vậy, xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm tạo cho nhân dân một cuộc sống ngày càng đầy đủ về vật chất và tinh thần “Làm cho nhân dân lao động thoát khỏi sự bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được no ấm và sống một đời hạnh phúc” [56, tr.17]; “làm cho đời sống của nhân dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn” [51, tr.95]
Giải phóng con người thoát khỏi những trói buộc của những tư tưởng cũ, lạc hậu
Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, trong đó có quyền dân chủ, để nhân dân thực sự trở