1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giá trị Đông Á và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển quyền con người ở Việt Nam hiện nay

111 550 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 800,86 KB

Nội dung

Điều này là hoàn toàn sai lầm, bởi vì văn hóa Đông Á với ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo, luôn thấm đẫm tinh thần khoan dung, nhân văn và nhân đạo – những nền tảng quan trọ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN MINH TÂM

GI¸ TRÞ §¤NG ¸ Vµ ¶NH H¦ëNG CñA Nã

§èI VíI Sù PH¸T TRIÓN QUYÒN CON NG¦êI

ë VIÖT NAM HIÖN NAY

Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người

Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS HOÀNG VĂN NGHĨA

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Minh Tâm

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục bảng

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ GIÁ TRỊ ĐÔNG Á VỀ QUYỀN CON NGƯỜI 13

1.1 Khái niệm, nguồn gốc và lịch sử phát triển quyền con người 13

1.1.1 Khái niệm 13

1.1.2 Nguồn gốc và lịch sử phát triển 14

1.2 Các đặc trưng cơ bản của quyền con người 18

1.2.1 Tính phổ quát (universal) 18

1.2.2 Tính không thể chia cắt (indivisible) 19

1.2.3 Tính không thể chuyển nhượng (inalienable) 20

1.2.4 Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (interrelated, interdependent) 20

1.3 Giá trị Đông Á về quyền con người 21

1.3.1 Quan niệm về giá trị Đông Á 21

1.3.2 Một số nội dung cơ bản 26

Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ TRỊ ĐÔNG Á ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM 43

2.1 Khái quát cơ sở hình thành những đặc trưng văn hóa Việt Nam 43

2.2 Những ảnh hưởng tích cực của giá trị Đông Á đến sự phát triển quyền con người ở Việt Nam 45

2.2.1 Tinh thần yêu nước, độc lập tự chủ 45

Trang 4

2.2.2 Tinh thần khoan dung, nhân đạo 47 2.2.3 Tôn trọng phẩm giá 53 2.2.4 Quyền không tách rời nghĩa vụ, quyền của cá nhân gắn liền với

quyền của tập thể, cộng đồng 55 2.2.5 Đề cao các nguyên tắc tự quản 57

2.3 Một số rào cản của giá trị Đông Á đến sự phát triển quyền

con người ở Việt Nam 58

2.3.1 Quá nhấn mạnh đến nghĩa vụ, đề cao tính cộng đồng dẫn đến

xem nhẹ quyền, lợi ích của cá nhân 59 2.3.2 Tư tưởng trọng nam, khinh nữ, xem nhẹ vai trò của phụ nữ 61 2.3.3 Quá đề cao các nguyên tắc của đạo đức (đức trị) hơn là nguyên

tắc pháp luật (pháp trị) 64 2.3.4 Ảnh hưởng sâu đậm của hệ tư tưởng Nho giáo mang tính thứ

bậc, hà khắc và bảo thủ 65

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ

ĐÔNG Á VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 70 3.1 Một số quan điểm 70

3.1.1 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt

Nam về quyền con người 70 3.1.2 Quan điểm phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống

nói chung và giá trị văn hóa về quyền con người nói riêng 79 3.1.3 Quan điểm phát triển lấy con người là trung tâm và vì sự giải

phóng toàn diện năng lực và bản chất con người 81 3.1.4 Quan điểm bảo đảm quyền con người gắn liền với phát triển

kinh tế – xã hội theo hướng bền vững 83

3.2 Một số giải pháp nhằm phát huy giá trị quyền con người ở

Việt Nam hiện nay 85

Trang 5

3.2.1 Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về quyền

con người 85

3.2.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tăng cường bảo đảm quyền con người 90

3.2.3 Thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia 92

3.2.4 Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội giám sát việc thực thi chính sách và pháp luật 93

3.2.5 Tăng cường hợp tác quốc về vấn đề quyền con người 95

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Khái quát các mốc phát triển của tư tưởng về

Trang 7

Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “những giá trị dân chủ, nhân quyền được thừa nhận trên toàn cầu chính là sự kết tinh từ những giá trị văn hóa truyền thống cao đẹp của mọi dân tộc”[24, tr.522] Và đồng thời cũng

nhận thấy rằng văn hóa truyền thống (tín ngưỡng, tôn giáo và đạo đức trong các nền văn hóa) có ảnh hưởng sâu đậm và lâu dài đến nhận thức, quan điểm

về quyền con người của các quốc gia, dân tộc Bởi vì, văn hóa truyền thống không những đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người mà nó còn tác động vào hành vi và cách suy nghĩ của họ

Một số nhà nghiên cứu cũng cho rằng, quyền con người và truyền thống văn hóa có mối liên hệ chặt chẽ và thường phản ánh mối quan hệ giữa

tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người – vốn dĩ là sự thống nhất của hai mặt cùng tồn tại và tác động qua lại lẫn nhau Một mặt, quyền con

người là những kết tinh giá trị nhân văn của nhân loại, được thừa nhận bởi nhiều quốc gia, dân tộc và trở thành các giá trị phổ biến của nhân loại mà cần

phải được tôn trọng, bảo vệ và phát huy Mặt khác, nội dung, hình thức và

cách thức thực hiện các quyền con người bị giới hạn bởi truyền thống văn

Trang 8

hóa, hoàn cảnh địa lý, chế độ chính trị và trình độ phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc Tuyên bố Vienna và Chương trình hành động

(Vienna Declaration and Programme of Action, 1993) cũng đã thừa nhận

rằng, trong nhận thức và việc bảo đảm các quyền con người, phải tính đến ý

nghĩa “(tầm) quan trọng của tính đặc thù về dân tộc, khu vực cũng như bối cảnh khác nhau về lịch sử, văn hóa và tôn giáo”[22, tr.337] Tuy nhiên, mối

quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người cũng đã và đang là chủ đề gây nhiều tranh cãi giữa các quốc gia phát triển phương Tây với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước ở châu Á

Thừa nhận về tính đa dạng văn hóa (sự khác nhau giữa các nền văn hóa), cũng như quyền con người vừa mang tính phổ phiến, vừa mang tính đặc thù hiện nay là một điều vô cùng quan trọng Bởi vì, cho dù hầu hết các quốc gia và dân tộc đều (thống nhất) đồng ý với nhau về một số quy tắc cơ bản của quyền con người, nhưng việc giải thích và thực hiện các quy tắc đó lại là khác nhau, phụ thuộc vào tâm lý, tập quán, tôn giáo và những giá trị trong nền văn hóa của họ Do đó, các quyền con người cũng được thực hiện theo những cách thức khác nhau Tuy vậy, cũng nên tránh, không được thổi phồng quá mức, từ chối việc cải thiện tình trạng quyền con người ở mỗi nước chỉ vì cái

cớ văn hóa truyền thống

Cho nên, nghiên cứu mối quan hệ giữa quyền con người và truyền thống văn hóa của các quốc gia, dân tộc là một vấn đề có ý nghĩa Trước hết nhằm để so sánh các quan điểm, nhận thức về quyền con người, từ đó có thể tìm ra được những tiếng nói chung trong khi vẫn giữ gìn và tôn trọng những

sự khác biệt, thúc đẩy trao đổi, giao lưu hiểu biết và học hỏi lẫn nhau trên lĩnh vực này Tiếp đó có thể tìm kiếm được những sự bổ sung cho nhận thức về quyền con người thông qua việc phân tích, đánh giá, nhận ra những điểm mạnh (những khía cạnh tốt đẹp của văn hóa truyền thống) và điểm yếu trong

Trang 9

nền văn hóa của mình, nhằm sửa đổi hoặc loại bỏ những quan điểm còn hạn chế, mang tính rào cản; tiếp thu và học hỏi những quan điểm mới mang tính nhân văn, tiến bộ

Vấn đề quyền con người ở Việt Nam nói chung, quan điểm của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam về quyền con người nói riêng (trong đó có quan điểm về tính đặc thù của quyền con người) đã và đang là vấn đề thường xuyên bị thách thức bởi các nhà chính trị và khoa học phương Tây vốn theo trường phái đề cao học thuyết tính phổ biến của quyền con người, cũng như quan điểm quyền con người cao hơn chủ quyền quốc gia Họ thường cho rằng quyền con người là những giá trị văn minh xuất phát từ nền văn hóa phương Tây, còn ở các nền văn hóa phương Đông, nhất là trong các nền văn hóa Đông Á (trong đó có Việt Nam) không có truyền thống tôn trọng và bảo đảm các quyền con người Điều này là hoàn toàn sai lầm, bởi vì văn hóa Đông Á với ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo, luôn thấm đẫm tinh thần khoan dung, nhân văn và nhân đạo – những nền tảng quan trọng của luật quốc

tế về quyền con người; và dân tộc Việt Nam đã có một truyền thống văn hóa

và nền tảng pháp luật (phong kiến) lâu đời quan tâm đến các quyền con người, thậm chí có những bộ luật còn chứa đựng những tư tưởng tiến bộ, vượt thời đại trong việc ghi nhận và bảo đảm các quyền con người (như Bộ Luật Hồng Đức của triều đại Hậu Lê) Tuy nhiên, việc quá đề cao truyền thống văn hóa và pháp luật (phong kiến) mà không nhận thấy những tác động tiêu cực của nó đến việc tôn trọng và bảo đảm các quyền con người lại là một quan điểm lệch lạc, chủ quan, duy ý chí

Thực tế thì trong hơn hai thập kỷ vừa qua, ở khu vực châu Á và

ASEAN nói riêng, vấn đề “giá trị Đông Á” hay “giá trị châu Á” về quyền con

người luôn là một trong những chủ đề gây tranh luận sôi nổi và rộng rãi Các quan điểm và chính sách về quyền con người ở nhiều quốc gia trong khu vực

Trang 10

này, đặc biệt là Việt Nam, phản ánh một thực tiễn về thừa nhận và áp dụng giá trị Đông Á trong quan niệm về quyền con người Chẳng hạn như, quyền

cá nhân gắn liền với quyền và lợi ích của tập thể, của cộng đồng; quyền gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ;… là những quan điểm khá phổ biến ở châu

Á Những quan điểm này đã và đang được áp dụng trong thực tiễn xây dựng

và thực thi pháp luật, chính sách ở nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Indonesia và Việt Nam Cho nên, việc nghiên cứu và làm rõ những giá trị văn hóa, pháp luật truyền thống và ảnh hưởng của nó lên việc bảo đảm, thực hiện các quyền con người mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng

Vì những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Giá trị Đông Á và ảnh

hưởng của nó đối với sự phát triển quyền con người ở Việt Nam hiện nay”

làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, nhằm góp phần luận giải và làm rõ về mối quan hệ giữa văn hóa và pháp luật truyền thống với quyền con người, sự ảnh hưởng, tác động qua lại giữa chúng, nhằm tìm ra những giải pháp vừa có thể bảo tồn, phát huy được những điểm tốt của văn hóa truyền thống, vừa có thể bảo đảm tốt hơn các quyền con người ở Việt Nam hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Quyền con người nói chung, mối quan hệ giữa quyền con người với văn hóa nói riêng, đã được nghiên cứu sâu rộng ở các nước trên thế giới từ rất sớm, nhất là từ giữa và cuối thế kỷ XX trở lại đây Có thể kể ra một số công trình, tài liệu sau đây:

- Công trình: Bình luận và khuyến nghị chung của các ủy ban công ước thuộc Liên hợp quốc về quyền con người, NXB Công an nhân dân (2008) đã

giải thích rõ nội dung của các điều khoản, những quy định quan trọng của công ước quốc tế về quyền con người theo quan điểm của Liên hợp quốc

Trang 11

- Công trình: Phát triển là quyền tự do (Development as Freedom) của

tác giả Amartya Sen – nhà kinh tế học, triết gia Ấn Độ cho rằng văn hóa vừa

là phương tiện, vừa là mục đích của sự phát triển Nội dung xuyên suốt của cuốn sách là mối tương tác giữa phát triển kinh tế và tự do Các quyền tự do không chỉ là mục đích cơ bản của sự phát triển, mà còn là một trong số các phương tiện chủ yếu của sự phát triển

- Công trình: Tìm hiểu về quyền con người: Tài liệu hướng dẫn về giáo dục quyền con người, NXB Tư pháp (2008) của tác giả Wolfgang Benedek đã

cung cấp những thông tin phong phú về quyền con người, giúp người đọc hiểu được các nội dung, đặc trưng của quyền con người và các vấn đề khác có liên quan, qua đó hình thành được các quan điểm, kiến thức và khả năng vận dụng quyền con người vào thực tế cuộc sống

- Công trình: Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948: Mục tiêu chung của nhân loại (The Universial Declaration of Human Rights: A Common Standard of Achievement), của hai tác giả Gudmundur Alfredsson và Asbjorn

Eide, do khoa Luật dịch, NXB Lao động-xã hội (2010), trong đó bao gồm những bài viết phân tích về tính pháp lý và bối cảnh lịch sử của toàn bộ các

điều khoản trong Tuyên ngôn quốc tế về Quyền con người của các học giả và

nhiều nhà hoạt động thực tiễn nổi tiếng trong lĩnh vực quyền con người

- Công trình: Tư tưởng về quyền con người: Tuyển tập tư liệu thế giới

và Việt Nam, NXB Lao động-xã hội (2011) tập hợp một khối lượng tư liệu

lớn và toàn diện về lịch sử phát triển của nhận thức và tư tưởng về quyền con người của nhân loại cũng như của dân tộc Việt Nam

- Tiểu luận: Nhân quyền và các giá trị châu Á của Amartya Sen trình

bày tại Hội đồng Đạo đức và Quốc tế vụ thuộc Học viện Carnegie (Carnegie

Council on Ethnics and International Affairs), được dịch và in trong cuốn: Về Pháp quyền và Chủ nghĩa hợp hiến: Một số tiểu luận của các học giả nước

Trang 12

ngoài, NXB Lao động-xã hội (2012) cung cấp một cách nhìn khái quát về giá

trị Á Đông và quyền con người, trong đó ông phản bác những lý luận cho rằng quyền con người và tự do không phù hợp với văn hóa Á Đông, đồng thời cũng phản bác thái độ cao ngạo của những người (phương Tây) cho rằng đã mang ánh sáng văn minh (nhân quyền, tự do) đến cho các dân tộc Á Đông

- Tiểu luận: Dân chủ như một giá trị toàn cầu của Amartya Sen được dịch và in trong cuốn: Về Pháp quyền và Chủ nghĩa hợp hiến: Một số tiểu luận của các học giả nước ngoài, NXB Lao động-xã hội (2012) đã phân tích

một số khía cạnh về dân chủ, phản bác lại những luận điểm truyền thống văn hóa như “giá trị châu Á” để bảo vệ cho sự chuyên chế, độc tài, hạn chế dân chủ ở một số xã hội châu Á

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

- Công trình: Các thiết chế hiến định độc lập: Kinh nghiệm quốc tế và triển vọng ở Việt Nam, NXB ĐH QGHN (2013) của các tác giả Đào Trí Úc,

Nguyễn Thị Mơ, Nguyễn Văn Thuận và Vũ Công Giao đồng chủ biên, trong

đó tập hợp các tham luận và bổ sung một số nghiên cứu có liên quan đến cơ quan nhân quyền quốc gia, một thiết chế có ý nghĩa tích cực trong việc bảo vệ

và thúc đẩy quyền con người ở các quốc gia

- Công trình: Giới thiệu công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966) và Giới thiệu công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội (ICESCR, 1966), NXB Hồng Đức (2012) của Trung tâm nghiên

cứu Quyền con người và Quyền công dân – khoa Luật, ĐHQGHN cung cấp những phân tích sâu sắc về nội hàm của các quyền con người, đồng thời cũng trình bày sơ lược về quá trình phát triển của các quyền con người

- Công trình nghiên cứu: Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam: Truyền thống, lý luận và thực tiễn, NXB CT-QG (2003) gồm gần 100 bài viết

của các học giả, nhà nghiên cứu và quản lý của hai nước Việt Nam và Trung

Trang 13

Quốc về các khía cạnh khác nhau của quyền con người, với một tầm bao quát rộng, có hệ thống về truyền thống, lý luận và thực tiễn bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, Trung Quốc

- Công trình nghiên cứu: Quyền con người: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và Ốt-xtrây-lia, NXB Lý luận Chính trị (2004) gồm một số nghiên cứu

của các học giả Việt Nam và Ốt-xtrây-lia, trong đó đã đề cập đến lịch sử và

cơ sở của quyền con người ở Việt Nam và Ốt-xtrây-lia, vai trò của văn hóa truyền thống, văn hóa và triết học trong việc tạo lập những nền tảng cho việc đánh giá điều kiện thực tiễn, sự phát triển, bảo tồn, học thuật hiện nay về quyền con người

- Công trình nghiên cứu: Văn hóa Đông Á trong tiến trình hội nhập,

NXB CT-QG (2010) của hai tác giả Đỗ Tiến Sâm và Phạm Duy Đức (chủ biên) đã đưa ra những phân tích về sự ảnh hưởng của những giá trị văn hóa Đông Á (với sự kết hợp của ba giá trị truyền thống cơ bản là Nho-Phật-Lão) đến sự phát triển của khu vực, cũng như sự phát triển của văn hóa nhân loại Đồng thời cũng đưa ra ý nghĩa của sự ảnh hưởng này đến quá trình hoạch định sự phát triển của mỗi quốc gia (khu vực Đông Á) trong từng thời kì lịch

sử Cuốn sách tập hợp những chuyên đề khoa học tập trung đi sâu vào nghiên cứu mô hình văn hóa, giá trị văn hóa Đông Á trong lịch sử và hiện tại, đồng thời cũng cho thấy những biến đổi và phát triển của nó trong xu thế phát triển chung của nhân loại, xu thế hội nhập quốc tế

- Công trình nghiên cứu: Về giá trị và giá trị châu Á, NXB CT-QG

(2005) của tác giả Hồ Sĩ Quý đã phân tích, luận giải mối tương quan giữa những giá trị truyền thống châu Á và nền văn hóa Việt Nam, đồng thời phân tích sự biến động một số giá trị ưu trội trong bảng giá trị châu Á tại Việt Nam như cần cù, hiếu học, gia đình và cộng đồng

- Cuốn: Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Đại

Trang 14

học Quốc gia Hà Nội (2011) của các tác giả Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng đồng chủ biên, cung cấp một khối lượng kiến thức trọng tâm về pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền con người, đồng thời cũng bao gồm một lượng kiến thức nhất định về lý luận (triết học,

xã hội học, chính trị học,…) về quyền con người, nhằm đưa đến cho người đọc sự hiểu biết toàn diện về vấn đề rất rộng lớn và phức tạp này

- Cuốn: Hỏi đáp về quyền con người, NXB ĐH QGHN (2012) của

Trung tâm nghiên cứu Quyền con người và Quyền công dân – khoa Luật, ĐHQGHN cung cấp những vấn đề cốt lõi nhất về vấn đề quyền con người, với những thông tin ngắn gọn, súc tích bao gồm cả những vấn đề lý luận, pháp lý về quyền con người ở tầm quốc tế và Việt Nam

- Một số bài đăng tạp chí về mối liên hệ giữa văn hóa và quyền con

người, tính phổ quát tương đối của quyền con người như: Reinterpreting East-Asian Culture and Human Rights: The Case of Traditional Vietnamese Legal Culture, của tác giả Hoàng Văn Nghĩa đăng trên tạp chí quốc tế: International Studies Journal (ISJ)/No.36/VII (ngày 1/8/2012) Tiếp cận văn hóa với tính cách là một quyền con người cơ bản, của tác giả Hoàng Văn Nghĩa đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị tháng 5-2011 Bàn về tính phổ quát tương đối của quyền con người, của tác giả Hoàng Văn Nghĩa đăng trên Tạp

chí Nghiên cứu Con người, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam năm

2013 Văn hóa truyền thống Đông Á: Có hay không các giá trị nhân quyền,

của tác giả Vũ Công Giao đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Con người, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam năm 2007

Các công trình nghiên cứu trên đây đã luận giải và làm rõ tương đối sâu rộng về vấn đề quyền con người, cũng như mối quan hệ giữa quyền con người

và văn hóa, giữa các giá trị văn hóa với quan niệm và thực tiễn quyền con người,… Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu hệ thống hóa

Trang 15

và làm rõ giá trị Đông Á với quyền con người, tiếp cận từ góc độ so sánh và đối chiếu từ luật quốc tế về quyền con người, cũng như từ thực tiễn của sự phát triển quyền con người ở Việt Nam trong truyền thống và hiện tại

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích

Mục đích của nghiên cứu là góp phần làm rõ những nền tảng đạo đức, chính trị, lịch sử, truyền thống văn hóa Đông Á ở Việt Nam và luận giải về mối quan hệ, tác động, ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển quyền con người ở Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những nội dung, tư tưởng của văn hóa và pháp luật truyền thống Đông Á ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển quyền con người ở Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 16

Luận văn nghiên cứu những nội dung, tư tưởng về văn hóa, pháp luật truyền thống và quyền con người ở Việt Nam từ thời kỳ phong kiến cho đến thời gian hiện nay

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin (duy vật biện chứng và duy vật lịch sử), các quan điểm của Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam và của Liên Hợp Quốc về quyền con người

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn bao gồm: khảo cứu tài liệu, phân tích – tổng hợp, thống kê, so sánh

Các cách tiếp cận của luận văn bao gồm: cách tiếp cận dựa trên quyền con người (HRBA), nhân học văn hóa, dân tộc học, triết học, chính trị học và luật học

6 Những nét mới của luận văn

Ở Việt Nam hiện mới chỉ có một vài nghiên cứu về cơ chế nhân quyền

ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào đề cập đến khía cạnh lịch sử, văn hóa của khu vực trong mối quan hệ với quyền con người Luận văn này là nghiên cứu đầu tiên phân tích một cách toàn diện

về truyền thống văn hóa – giá trị Đông Á – và quyền con người Vì vậy, nó góp phần bổ sung, khỏa lấp khoảng trống trong nghiên cứu về văn hóa, chính trị và quyền con người ở Việt Nam

7 Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn

Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần cung cấp những luận cứ khoa học về mối quan hệ giữa văn hóa với quyền con người (truyền thống văn hóa và quyền con người); các quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam về quyền con người; các đề xuất, kiến nghị góp phần phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống, đồng thời khắc phục, sửa đổi những hạn chế, rào cản của văn hóa truyền thống đối với việc tôn trọng, bảo

Trang 17

vệ và thực hiện các quyền con người đầy đủ cho tất cả mọi người

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu ở Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam Ngoài ra, luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu, hội thảo, chuyên đề có liên quan đến vấn đề văn hóa và quyền con người

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn kết cấu gồm 3 chương, 8 tiết được kết cấu như sau:

- Chương 1 Một số vấn đề lý luận về quyền con người và giá trị Đông

Á về quyền con người Chương này cung cấp những nhận thức chung về

quyền con người thông qua việc phân tích khái niệm, nguồn gốc, quá trình phát triển, và các đặc trưng của quyền con người Đồng thời, khái quát quan niệm về giá trị Đông Á, các đặc trưng và nội dung cơ bản của giá trị Đông Á

về quyền con người

- Chương 2 Ảnh hưởng của giá trị Đông Á đối với sự phát triển quyền con người ở Việt Nam Chương này làm rõ nền tảng và sự ảnh hưởng của giá

trị Đông Á đối với sự phát triển quyền con người ở Việt Nam, thông qua việc phân tích và chỉ ra những ảnh hưởng tích cực (như tôn trọng nhân phẩm, tinh thần nhân đạo, khoan dung, tinh thần yêu nước, độc lập tự chủ…) cũng như những hạn chế (như sự hà khắc của Nho giáo, tư tưởng trọng nam khinh nữ, xem nhẹ vai trò của người phụ nữ, quá đề cao tính cộng đồng dẫn đến xem nhẹ tính cá nhân,…) của giá trị Đông Á về quyền con người

- Chương 3 Quan điểm và giải pháp phát huy giá trị Đông Á về quyền con người ở Việt Nam hiện nay Chương này mở đầu bằng việc đưa ra một số

quan điểm về quyền con người ở Việt Nam hiện nay, như quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người, quan

Trang 18

điểm phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống về quyền con người, quan điểm phát triển lấy con người là trung tâm, quyền con người vừa

là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển Tiếp đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy giá trị quyền con người ở Việt Nam hiện nay, như tăng cường truyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về quyền con người, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo quyền con người,…

Trang 19

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

VÀ GIÁ TRỊ ĐÔNG Á VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

1.1 Khái niệm, nguồn gốc và lịch sử phát triển quyền con người

1.1.1 Khái niệm

Quyền con người là một vấn đề chính trị – pháp luật nhạy cảm, phức tạp, luôn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi về mặt hệ tư tưởng, quan điểm, giá trị và thực tiễn việc tôn trọng và bảo đảm Với tính cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn (bao gồm: luật học, chính trị học, triết học, văn hóa học, đạo đức, tôn giáo,…), quyền con người là một phạm trù đa diện, có tính chất liên ngành, đa ngành Theo một tài liệu thống

kê của Liên hợp quốc vào năm 1994 cho thấy, “có đến gần 50 định nghĩa về quyền con người đã được công bố”[21, tr.37] Trong phạm vi của luận văn

này, tác giả sẽ đưa ra hai khái niệm, đại diện cho hai xu hướng tranh luận chủ yếu hiện nay về quyền con người Đó là xu hướng quốc gia – quốc tế, và xu hướng luật tự nhiên – luật thực định

Văn phòng Cao ủy của Liên hợp quốc về Quyền con người (OHCHR)

đã là cơ quan chính thức của Liên hợp quốc đưa ra định nghĩa về quyền con

người, theo đó: “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người”[21, tr.37]

Các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam, trong khi thừa nhận những mức độ nhất định của định nghĩa trên, cũng đưa ra những quan niệm khác nhau về quyền con người Chẳng hạn, Amartya Sen – nhà tư tưởng nhận giải

Nobel Kinh tế học năm 1998, quan niệm quyền con người là những khả năng

Trang 20

và năng lực (capacities) nhằm giúp họ thực hiện được các quyền và tự do cơ bản Còn một số nhà khoa học Việt Nam cho rằng, “quyền con người xuất phát từ những nhu cầu và phẩm giá vốn có của mỗi người, được pháp luật ghi nhận và bảo đảm”[40, tr.145] GS TS Nguyễn Đăng Dung – một người có

nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về quyền con người định nghĩa:

Quyền con người là những quyền cơ bản nhất của con người, được có một cách tự nhiên, gắn bó mật thiết với con người – một động vật cao cấp có lý trí và có tình cảm, làm cho con người khác với các động vật khác, mà nhà nước thành lập với một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của mình là phải bảo vệ những quyền đó[7, tr.573]

Như vậy, (từ những điều nêu trên) có thể đưa ra một số nhận thức chung về đặc trưng, nội hàm, cũng như cách hiểu về quyền con người, đó là:

thứ nhất, quyền là những đặc tính cơ bản gắn liền với con người, xuất phát từ

phẩm giá vốn có của con người như quyền sống, quyền bình đẳng, quyền được phát triển,… bất kể sự khác nhau về chủng tộc, màu da, tôn giáo, ngôn

ngữ, hay bất kì sự khác biệt nào khác; thứ hai, các quyền này yêu cầu phải

được ghi nhận và đảm bảo bằng các nguyên tắc của pháp luật cả ở phạm vi quốc gia và quốc tế (các điều ước quốc tế, luật tập quán quốc tế, các nguyên tắc chung và các nguồn khác của luật quốc tế)

1.1.2 Nguồn gốc và lịch sử phát triển

Nghiên cứu lịch sử tư tưởng về quyền con người trong một số học

thuyết chính trị và pháp lý cơ bản đã chỉ ra cho thấy “quyền con người là một khái niệm tiến triển theo thời gian”[44] Sự phát triển của nó gắn liền với “sự phát triển của các tôn giáo, tư tưởng, tập quán và pháp luật trong các giai đoạn lịch sử của nhân loại”[25, tr.19]

Trong thời kì cổ đại và trung đại, những giá trị chung, cốt lõi tương ứng

Trang 21

với khái niệm về quyền con người hiện đại đã xuất hiện trong các tôn giáo lớn, một số bộ luật cổ, và trong các tác phẩm của các nhà tư tưởng thời kì đó

Các giáo lý của Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo đều “chứa đựng nhiều

tư tưởng có ý nghĩa đạo đức về hạnh phúc, bình đẳng và tự do”[24, tr.11-46]

Các bộ luật cổ như: Bộ luật Hammurabi cổ đại, Bộ luật của Cyrus Đại đế, Bộ

luật Ashoka, Luật Manu,… đã phản ánh được “những nhận thức và quan niệm về công bằng, giá trị của nhân phẩm, và các quyền lợi chính đáng của con người”[24, tr.47-63] Các nhà tư tưởng có ảnh hưởng trong thời kì này cả

ở phương Đông và phương Tây như: Khổng Tử, Mặc Tử, Platon, Aristotle,…

trong các tác phẩm của mình đều đã đề cập đến “những nội dung, khía cạnh của tư tưởng về quyền con người, các giá trị tự do, bình đẳng”[24, tr.64-105]

Đến thời kì khai sáng và cách mạng tư sản, quyền con người đã có bước phát triển lên tầm cao mới với sự ra đời của những học thuyết, tư tưởng tiến bộ trong thời kì khai sáng, cùng với những văn kiện pháp lý quan trọng ra đời trong các cuộc cách mạng tư sản Nổi bật trong giai đoạn này là tư tưởng

về pháp luật tự nhiên và quyền tự nhiên Các học giả tiêu biểu như: Thomas Hobbes, John Locke, Thomas Paine, Rousseau, Montesquieu,… với khuôn

khổ lý thuyết về khế ước xã hội, quan niệm về quyền bình đẳng của con

người, vai trò của tự do và công lý chống lại các hành động tàn bạo, chuyên chế và áp bức, vai trò của pháp trị trong việc tạo nên một xã hội được tổ chức tốt Họ cho rằng:

“Quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng chỉ đơn giản bởi họ là thành viên của gia đình nhân loại”[25, tr.21], “không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nào”[21, tr.39], “không một chủ thể nào có quyền ban phát hay tước bỏ các quyền bẩm sinh, vốn có này”[26, tr.22-23]

Trang 22

Đối lập với tư tưởng về pháp luật tự nhiên và quyền tự nhiên, các nhà tư tưởng theo học thuyết quyền pháp lý, với đại diện tiêu biểu Edmund

Burke và Jeremy Bentham lại cho rằng, “quyền con người không phải là những gì bẩm sinh, vốn có một cách tự nhiên mà phải do các nhà nước xác định và pháp điển hóa thành các quy phạm pháp luật hoặc xuất phát từ truyền thống văn hóa”[25, tr.24]

Trước cách mạng tư sản, một số văn kiện được coi như những cột mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của quyền con người như: Đại Hiến

chương Anh quốc (Magna Carta, 1215), Bộ luật về Quyền của Anh (Bill of Rights, 1689) đã ghi nhận những quyền quan trọng (như các quyền chính trị,

các quyền tư pháp, quyền tự do về thân thể,…) Các văn kiện này ít nhiều đều

chịu ảnh hưởng của những “tư tưởng tiến bộ trong các học thuyết tôn giáo, chính trị với mục tiêu nhằm bảo vệ phẩm giá của con người”[25, tr.21]

Cách mạng tư sản, với ngọn cờ quyền con người nhằm chống lại chế độ

vương quyền và thần quyền của xã hội phong kiến, đã tạo ra một dấu ấn quan trọng trong lịch sử đấu tranh cho tiến bộ xã hội, cho các quyền và tự do cơ bản của con người Sự ra đời của Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp, Bộ luật về quyền của Mỹ đã thể hiện

quyền con người như một chân lý hiển nhiên, rằng “con người sinh ra tự do bình đẳng về quyền lợi và luôn được tự do bình đẳng về quyền lợi”[24,

tr.119] Các văn kiện này cũng đã đưa đến việc ghi nhận và thực hiện nhiều quyền con người khác nhau trong các lĩnh vực đời sống xã hội như: quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo; tự do báo chí, quyền lập hội và hội họp; quyền bình

đẳng trong xét xử, quyền tự do về thân thể (habeas corpus), quyền sở hữu,…

Từ thế kỷ 19 cho đến nay, với các phong trào đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ và cải thiện điều kiện sống cho người lao động, phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa, sự ra đời của các tổ chức quốc tế

Trang 23

như Tổ chức Lao động Quốc tế, và đặc biệt là Liên hợp quốc, đã đánh dấu một bước phát triển mới của quyền con người Quyền con người dần trở nên phổ biến, ngày càng được thừa nhận và tuân thủ bởi các quốc gia trên thế giới, bất chấp sự khác biệt về chế độ chính trị, hệ tư tưởng, truyền thống văn hóa, triết lý tôn giáo Việc Liên hợp quốc xây dựng hàng loạt các văn kiện về

quyền con người (cốt lõi là Bộ luật về Quyền gồm 3 văn kiện: UDHR, ICCPR

và ICESCR) và các cơ chế để đảm bảo thực hiện càng khẳng định các quyền con người phổ quát cho mọi thành viên của gia đình nhân loại

Ngày nay, cùng với sự phát triển của phong trào đấu tranh cho quyền con người trên phạm vi toàn cầu, những khái niệm và vấn đề khác có liên quan đến quyền con người cũng đã được đưa ra và phát triển, như: dân chủ, phát triển bền vững, tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, cách tiếp cận dựa trên quyền, quyền được sống trong môi trường trong lành, quyền được hưởng

hòa bình,… làm cho “quyền con người trở thành một trong những khái niệm được đề cập, chấp nhận và cổ vũ một cách rộng khắp, thường xuyên và nồng nhiệt nhất hiện nay”[21, tr.56]

Bảng dưới đây là khái quát một số sự kiện, văn kiện đánh dấu sự phát triển của tư tưởng về quyền con người từ trước tới nay [1], [21]:

Bảng 1.1: Khái quát các mốc phát triển của tư tưởng về quyền con người

Trang 24

7-1 TCN Kinh Thánh (Kinh Tân Ước)

Hai về chính phủ dân sự (the Second Treatise on Civil

Government) của John Locke

Pháp; Bộ luật về Quyền của Mỹ

và phát triển các văn kiện về Luật Nhân đạo quốc tế

các văn kiện quốc tế về bảo đảm các quyền của người lao động

kiện quốc tế về quyền con người, các cơ chế đảm bảo thực hiện; xây dựng và tổ chức các Hội nghị, Chương trình hành động về quyền con người

(Nguồn: Bảng này được tổng hợp từ Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người

và Tìm hiểu về quyền con người: Tài liệu hướng dẫn về giáo dục quyền con người)

1.2 Các đặc trưng cơ bản của quyền con người

Theo pháp luật quốc tế về quyền con người hiện nay, thì quyền con người có các đặc trưng cơ bản sau đây:

1.2.1 Tính phổ quát (universal)

Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 có thể được coi là văn kiện chính

Trang 25

thức đầu tiên về mặt nhà nước thể hiện (khẳng định) tính phổ quát của các quyền

con người khi khẳng định: “Chúng tôi tin rằng những chân lý này là hiển nhiên, rằng: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc”[24, tr.115] Tiếp đến,

Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người 1948 đã tiếp tục khẳng định lại, rằng:

Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền… Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền

và tự do nêu trong bản Tuyên ngôn này mà không có bất kì sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc

xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay các địa vị khác[22, tr.49] Như vậy, xuất phát từ sự bình đẳng của mọi người với tư cách con người, cho nên mọi người phải có các quyền ngang nhau mà không có bất sự

phân biệt vì lý do gì Tuy nhiên, “sự bình đẳng ở đây không phải là cào bằng

về mức độ hưởng thụ các quyền, mà bình đẳng về tư cách chủ thể và cơ hội hưởng thụ các quyền con người”[21, tr.42]

1.2.2 Tính không thể chia cắt (indivisible)

Đặc trưng này nói lên rằng các quyền con người về nguyên tắc đều có tầm quan trọng, giá trị như nhau, không có quyền nào cao hơn quyền nào

“Sự tước đoạt hay hạn chế bất kì quyền nào của con người đều có tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con người”[21, tr.42]

Hai hội nghị quốc tế về quyền con người cũng đã khẳng định tính không thể chia cắt của quyền con người Hội nghị Teheran vào năm 1968 đã

chỉ rõ rằng, “tất cả các quyền con người là không thể phân chia và phụ thuộc lẫn nhau”[1, tr.36] Tiếp theo, Hội nghị tại Vienna năm 1993 đã ra được bản

Trang 26

Tuyên bố Vienna và Chương trình hành động, trong đó khẳng định: “Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ biến, không thể chia cắt, phụ thuộc

và liên quan đến nhau”[22, tr.336]

Tuy nhiên trên thực tế, trong những trường hợp hay tình huống cụ thể, dựa trên yêu cầu của việc bảo đảm các quyền con người, vẫn có những ưu tiên đối với những quyền nhất định Chẳng hạn như trong tình trạng chiến tranh hay trường hợp đối với các nhóm dễ bị tổn thương, có những quyền được ưu tiên đảm bảo và thực hiện hơn như: quyền sống, quyền được chăm sóc y tế, quyền được đối xử công bằng, không phân biệt đối xử,…

1.2.3 Tính không thể chuyển nhượng (inalienable)

Các quyền con người, suy cho cùng là các quyền nhân thân, gắn với cá nhân Theo đặc trưng này thì không một chủ thể nào, kể cả nhà nước có quyền hạn chế hay tước đoạt một cách tùy tiện đối với các quyền gắn với con

người này Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhằm đảm bảo “sự tôn trọng đối với việc hưởng thụ các quyền và tự do của người khác, hay những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự, công cộng và phúc lợi chung”[22, tr.54], một

số quyền con người vẫn có thể bị giới hạn hoặc tước đoạt, như trong tình trạng khẩn cấp quốc gia thì một số quyền con người có thể bị hạn chế, hay khi một cá nhân phạm những tội ác nghiêm trọng nhất thì quyền sống của cá nhân

đó có thể bị tước đoạt

Theo thông lệ chung của thế giới, “việc giới hạn hay tước đoạt các quyền con người đều phải do pháp luật quy định, và chỉ trong những trường hợp như đã được nêu trên nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng, tương xứng của cộng đồng hay của các cá nhân”[26, tr.25]

1.2.4 Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (interrelated & interdependent)

Đặc trưng này cùng với tính không thể chia cắt của quyền con người có

mối liên hệ mật thiết với nhau Cả trong lý luận và thực tiễn đều đã cho thấy,

Trang 27

các quyền con người có mối quan hệ (trực tiếp hoặc gián tiếp) và tác động qua lại lẫn nhau Việc không đảm bảo hoặc thực hiện tốt một quyền, sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho việc đảm bảo thực hiện các quyền khác Ngược

lại, “tiến bộ trong việc thực hiện một quyền sẽ có những tác động tích cực đến việc bảo đảm các quyền khác”[21, tr.43]

Chẳng hạn như, “các quyền văn hóa theo nghĩa rộng nhất có thể (được coi) bao gồm các quyền như: quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do lập hội, quyền tự quyết, quyền tiếp nhận thông tin, quyền học tập,…”[20, tr.597]

Chúng cho phép chủ thể hưởng lợi tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng mình Điều này cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau và không thể chia cắt của các quyền tự do cơ bản của con người

Trên đây là bốn đặc trưng cơ bản của quyền con người theo pháp luật quốc tế về quyền con người hiện nay Tuy nhiên, theo quan điểm của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, quyền con người lại có các đặc trưng khác, chẳng hạn như: quyền con người là một giá trị của nhân loại nhưng đồng thời mang tính giai cấp; quyền con người gắn liền với nghĩa vụ; quyền của cá nhân gắn liền với quyền của cộng đồng; quyền con người mang giá trị phổ quát nhưng có tính đặc thù (về văn hóa, lịch sử, điều kiện và trình độ phát triển kinh tế – xã hội và văn hóa của xã hội, trình độ nhận thức, ý thức pháp luật,…); quyền con người gắn liền với chủ quyền quốc gia, với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;… Các quan điểm này sẽ được tác giả phân tích và làm rõ ở phần sau của luận văn

1.3 Giá trị Đông Á về quyền con người

1.3.1 Quan niệm về giá trị Đông Á

Về khái niệm “Đông Á”, đây là một khái niệm mới ra đời trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai Cũng có những cách hiểu khác nhau về khái

niệm này, chẳng hạn như về mặt địa lý, khái niệm Đông Á dùng để chỉ “khu

Trang 28

vực gồm Đông Bắc Á và Đông Nam Á (theo nghĩa rộng)”, hoặc dùng để chỉ

“khu vực gồm các quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản (theo nghĩa hẹp)”[37, tr.11]

Trong luận văn này, khái niệm Đông Á được đề cập đến theo nghĩa văn hóa vùng, hay không gian văn hóa Quan niệm này nhận được sự đồng thuận

của nhiều nhà nghiên cứu (văn hóa) ở nước ta Chẳng hạn, theo GS TS Hồ Sĩ

Quý, “khái niệm Đông Á được dùng với nghĩa vùng văn hóa nhiều hơn với nghĩa là một khu vực địa – chính trị Đây là một vùng văn hóa riêng biệt, định hình từ rất sớm và có nhiều nét đặc thù, độc đáo cả về mặt văn hóa và cả về mặt lịch sử”[36, tr.170]

Còn theo GS TS Phan Huy Lê, đó là “không gian văn hóa hay khu vực địa – văn hóa hay địa – lịch sử – văn hóa”[30] với cơ sở chủ yếu là mối quan

hệ lịch sử và tính tương đồng văn hóa (mặc dù vị trí địa lý cũng có tầm quan trọng của nó) PSG TS Trần Lê Bảo làm rõ hơn yếu tố văn hóa trong khái

niệm này, đó là: “Đông Á bao gồm cộng đồng các dân tộc chịu một phần ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, thể hiện trong quá trình lịch sử lâu dài,

từ ngôn ngữ Hán, đến tôn giáo, triết học như Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo Đại thừa”[37, tr.65]

Về khái niệm giá trị, trong tác phẩm Về giá trị và giá trị châu Á, tác giả

GS TS Hồ Sĩ Quý đã đề cập và phân tích các nghiên cứu so sánh của một số

học giả về các giá trị của châu Á và phương Tây (sẽ được đề cập cụ thể hơn ở phần dưới) Tác giả nhận ra và khẳng định rằng, “với các nền văn hóa khác nhau thì các giá trị làm người phần nhiều là giống nhau hoặc tương đương nhau Rất hiếm có giá trị nào chỉ là “của riêng” của một cộng đồng; điều gì châu Á tôn vinh thì về đại thể ở nơi khác người ta cũng tôn vinh”[36, tr.158-

159] Sự khác nhau ở đây chỉ là khác nhau về giá trị quan, tức là ở bảng giá trị

và vị trí của từng giá trị, từ đó tác giả đã đưa ra định nghĩa của mình về khái

niệm giá trị quan như sau:

Trang 29

Giá trị quan – đó là hệ thống các giá trị cá nhân và giá trị xã hội đã định hình và tạo thành quan điểm, quan niệm, tâm thế… có ý nghĩa nhìn nhận, đánh giá và định hướng đối với con người và cộng đồng trong quá trình điều chỉnh cách sống, lối sống và hành vi Giá trị quan của mỗi cộng đồng được thể hiện trong tương quan vị trí của từng giá trị trong bảng giá trị; tương quan đó thường là sản phẩm lâu dài của lịch sử sinh tồn và phát triển của mỗi nền văn hóa Giá trị quan của mỗi cộng đồng tồn tại một cách tự nhiên trong mỗi thành viên cộng đồng; nó chi phối việc xác định ý nghĩa của cuộc sống và ý nghĩa của sự làm người đối với mỗi thành viên cộng đồng[36, tr.161]

Vậy, giá trị Đông Á là gì? Có hay không các giá trị Đông Á? Và cụ thể

đó là các giá trị nào? Các nhà nghiên cứu đều nhận định, rằng có tồn tại các giá trị Đông Á, song lại chưa thống nhất được quan điểm PGS TS Trần Lê Bảo

cho rằng, “khu vực Đông Á với đặc điểm riêng của không gian văn hóa, cùng với những đặc thù về địa lí, về tộc người, về kinh tế – xã hội và những giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng trong và ngoài khu vực, đã tạo nên một số giá trị văn hóa truyền thống khác biệt so với những khu vực khác”[37, tr.64] Từ đó,

ông đưa ra định nghĩa về giá trị văn hóa Đông Á như sau:

Giá trị văn hóa Đông Á là hệ thống chuẩn mực về quan hệ giữa con người – xã hội loài người với tự nhiên và quan hệ giữa con người với con người, do các cộng đồng cư dân trong khu vực Đông

Á sáng tạo ra trong quá trình tương tác lâu dài với tự nhiên và xã hội Những giá trị này thể hiện diện mạo tinh thần của cộng đồng các dân tộc Đông Á, có thể khu biệt với văn hóa của cộng đồng các dân tộc khu vực khác[37, tr.64]

Còn theo PSG TS Mai Ngọc Chừ, các giá trị Đông Á bao hàm rất

Trang 30

nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề có thể nói đến “Các giá trị Đông Á có thể tìm thấy hoặc biểu hiện ở tổ chức làng xã, ở Nho giáo, Phật giáo, ở chữ Hán và vai trò, ảnh hưởng của nó, ở các phẩm chất thuộc về tính cách của con người,

ở những đặc điểm văn hóa phổ quát, tiêu biểu của Đông Á…”[5] Ông cũng

nêu ra một số phẩm chất đặc trưng của con người khu vực Đông Á hay được nhắc đến là:

Thứ nhất, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ý thức cộng đồng cao; Thứ hai, cần cù lao động và tiết kiệm trong tiêu dùng; Thứ ba, hiếu học, ham hiểu biết, tiếp thu nhanh những cái mới; Thứ tư, phương thức chỉ đạo tập trung có hiệu lực, đảm bảo

được mọi hành động thống nhất, hạn chế được sự phân tán vô chính phủ, tránh được những thái độ, những việc làm theo kiểu tự

do, cực đoan[5]

Cuộc tranh luận sôi nổi về các giá trị châu Á và quyền con người

những năm 1990 cho ta thấy được nhiều điều thú vị Trước hết, nó dường như chỉ tập trung vào khu vực Đông Á hơn là cả châu Á, khi chính Lý Quang Diệu – nguyên thủ tướng và nhà cải cách vĩ đại của Singapore, một trong những người khởi xướng và ủng hộ cho quan điểm về các giá trị châu Á đã

giải thích rằng: “khi tôi nói đến những người Đông Á, tôi muốn nói đến các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, tách ra khỏi vùng Đông Nam Á, một nơi pha trộn hai nền văn hóa của Trung Hoa và Ấn Độ, tuy văn hóa Ấn Độ cũng chú trọng những giá trị tương tự”[45, tr.174] Còn David I

Hitchcock khi tiến hành cuộc nghiên cứu so sánh quan niệm sống (qua các thang giá trị) giữa người Mỹ và người châu Á, ông cũng chỉ thực hiện nghiên cứu ở các nước Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Philippines – những nước mà có thể được coi là có chịu ảnh hưởng ít nhiều của văn hóa Đông Á, để từ đó rút ra những kết luận so sánh

Trang 31

các thang giá trị về quan niệm sống giữa người Mỹ và người Đông Á (sẽ được

đề cập rõ hơn ở dưới đây)

Điều thú vị tiếp theo đó là cuộc tranh luận này chỉ đề cập và chú trọng đến vai trò của Nho giáo mà thiếu đi những vai trò khác của Phật giáo hay Lão giáo trong các xã hội Đông Á Các nghiên cứu hay tranh luận đều chỉ tập trung đến những giá trị của sự kỷ luật, hiếu học, đề cao lợi ích cộng đồng,… được rút ra từ Nho giáo Theo quan niệm của Lý Quang Diệu, thì

giá trị châu Á về quyền con người bao gồm các giá trị chủ yếu dựa trên hệ tư

tưởng Nho giáo (Confucianism), đó là: đề cao nghĩa vụ hơn so với quyền; quyền của cá nhân phải gắn chặt với quyền của cộng đồng; đề cao vai trò của gia đình và tính thứ bậc;… Còn Amartya Sen đã tranh luận và phê phán

Lý Quang Diệu đã chỉ tuyệt đối hóa và nhấn mạnh đến Nho giáo như là nền tảng của cái gọi là giá trị châu Á Theo Amartya Sen, châu Á đâu chỉ có Nho giáo, mà còn là di sản của Phật giáo, Hồi giáo (Ấn Độ cổ đại) và Thần giáo

(Nhật Bản),… “Nếu coi văn hóa Đông Á chỉ có Nho giáo thì đây là một sự nhầm lẫn nghiêm trọng”[27, tr.243]

Điều thú vị nữa là cuộc tranh luận này cũng đã chỉ ra được một điểm,

tuy chưa thống nhất, đó là có tồn tại các giá trị Đông Á, và nó có tạo nên sự

khác biệt so với văn hóa các khu vực khác trên thế giới David I Hictchcock trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng, đối với người Đông Á, 5 giá trị cá

nhân quan trọng nhất đó là: “Cần cù; Hiếu học; Trung thực; Tự lực cánh sinh; và Kỷ luật”[36, tr.133] Còn 5 giá trị xã hội quan trọng nhất là: “Một xã hội trật tự; Sự hòa hợp xã hội; Các quan chức có trách nhiệm; Cởi mở đón nhận tư tưởng mới; và Tự do ngôn luận”[36, tr.133] Còn Tommy Koh đưa ra

10 giá trị nền tảng cho sự thành đạt của các xã hội Đông Á là:

Không tán thành chủ nghĩa cá nhân cực đoan; Coi trọng gia đình; Coi trọng việc học hành; Cần kiệm và thanh đạm; Cần cù; Coi

Trang 32

trọng cộng đồng; Đề cao quan hệ bổn phận giữa chính phủ và công dân; Ở một số nước chính phủ tạo điều kiện cho công dân có cổ phần; Coi trọng xã hội có đạo đức; Tán thành nền báo chí tự do nhưng không tuyệt đối[36, tr.135-137]

Ngoài ra, Francis Fukuyama, Richard Robison, Chen Fenglin (Trần Phong Lâm), hay Phan Ngọc, tuy không hoàn toàn giống nhau, cũng đều đưa

ra những nhận xét và các giá trị đặc thù của văn hóa châu Á (Đông Á) Cho nên, vấn đề cần giải quyết trong luận văn này là xác định chính xác những giá trị truyền thống đích thực của xã hội và con người Đông Á nói chung, của dân tộc Việt Nam nói riêng, và những ảnh hưởng của nó đến việc tôn trọng và bảo đảm các quyền con người cho tất cả mọi người

1.3.2 Một số nội dung cơ bản

Các tín ngưỡng, tôn giáo và các quan niệm đạo lý trong văn hóa truyền thống Đông Á có ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm về quyền con người ở khu vực này, trong đó Nho giáo và Phật giáo là ảnh hưởng nhiều nhất Tuy nhiên, sự ảnh hưởng đó không phải là giống nhau ở tất cả các xã hội Đông Á

Ở trường hợp Việt Nam, sự giao thoa của bốn chiều tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo, kết hợp với văn hóa bản địa, lại tạo ra những đặc trưng có sự khác biệt so với các xã hội Đông Á khác Vì vậy, điều trước tiên chúng ta cần

là làm rõ những nội dung cơ bản của các tín ngưỡng, tôn giáo, các quan niệm đạo lý này xét trên khía cạnh về quyền con người

1.3.2.1 Nho giáo

Nho giáo là một học thuyết chính trị – đạo đức, ra đời ở Trung Quốc vào thời Xuân Thu – Chiến Quốc Người có công sáng lập (hệ thống hóa và xây dựng thành một học thuyết hoàn chỉnh) là Khổng Tử, sau đó được Mạnh

Tử và Tuân Tử hoàn thiện và phát triển thêm (theo hai xu hướng khác nhau) Học thuyết (Nho giáo Khổng – Mạnh) này có ảnh hưởng lớn đến các xã hội

Trang 33

Đông Á Nó nói về những bản chất của con người (như lòng nhân đức, tính trung thực), mối quan hệ đạo đức giữa con người với nhau (tam cương, ngũ luân, chính danh), (đề cao) giáo dục mọi người sống có trách nhiệm với xã hội (tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ), và chủ trương chính quyền dùng đức trị, lễ trị và nhân trị để xây dựng một xã hội hữu đạo và thịnh trị, có trật

tự (xã hội đại đồng)

Mặc dù thực tế chỉ ra rằng, Nho giáo đã được sử dụng như một công cụ

để bảo vệ trật tự chính trị và củng cố quyền lực của chế độ phong kiến Tuy nhiên, Nho giáo không chủ trương trung thành một cách vô điều kiện với mọi hình thức nhà nước (sẽ được nói rõ hơn ở phần dưới), và không ngần ngại đưa

ra những khuyến cáo, thông điệp với người cai trị để có được những sửa đổi, cải cách cho phù hợp Cùng với đó, xét trên khía cạnh quyền con người, Nho giáo vẫn chứa đựng những tư tưởng mang tính nhân văn, tiến bộ so với thời kì

nó ra đời và phát triển, đồng thời cũng có những ý nghĩa tích cực đến nhận thức, tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trong xã hội, có thể chỉ ra một vài nét chính sau:

Thứ nhất, Nho giáo đề cao nhân đức, yêu thương mọi người – đây là phạm trù hạt nhân, tư tưởng xuyên xuất của Nho giáo

Trong tác phẩm Luận Ngữ – chép lại những lời dạy của Khổng Tử, chữ

nhân được nhắc đến rất nhiều lần Nội dung chữ nhân của Khổng Tử, trước hết, có nghĩa là yêu người (ái nhân) và giúp đỡ mọi người (cứu nhân) Khi

Phàn Trì hỏi nhân là gì? Phu Tử nói “yêu người” (Phàn Trì vấn nhân, Tử viết

“ái nhân”[29, tr.91]) Và người nào có lòng yêu thương con người, thì người

đó có đức nhân và ngược lại (Tử viết: “duy nhân giả năng hiếu nhân, năng ố nhân”[29, tr.32])

Người có đức nhân phải là người trung, thứ – có nghĩa là suy ra từ bản thân mình, hay từ lòng mình mà suy ra – đây chính là đạo làm người Chữ

Trang 34

trung có nghĩa là yêu người, hết lòng với người, mình muốn tự lập thì cũng muốn giúp người thành công (“Phù nhân giả, kỉ dục lập nhi lập nhân, kỉ dục đạt nhi đạt nhân”[29, tr.51]) Còn chữ thứ có nghĩa là cái gì mình không muốn thì không làm cho người khác (“Trọng Cung vấn nhân Tử viết: ký sở bất dục, vật thi ư nhân”[29, tr.86]) Điều này tạo ra cơ sở để mọi người biết

tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau – một quan niệm về quyền con người

Người có đức nhân, đối với bản thân mình, phải là người biết khắc phục, kìm nén ham muốn của mình để thực hiện theo đúng lễ (Nhan Uyên vấn nhân

Tử viết “khắc kỷ phục lễ vi nhân”[29, tr.86]) Lễ ở đây là cách ứng xử giữa

người với người, là tiêu chuẩn đánh giá và thước đo phẩm giá của con người

Đó là, “con cái phải có hiếu với cha mẹ, bề tôi phải trung với vua, chồng vợ có nghĩa với nhau, anh em phải trên kính dưới nhường, bạn bè phải giữ được lòng tin, chữ tín với nhau”[9] Còn Mạnh Tử nhấn mạnh, “khi chăm sóc cha mẹ già của mình, anh phải chăm sóc cha mẹ già của cả người khác; chăm sóc con cái của mình, anh cũng nên chăm con của người khác nữa”[40, tr.83]

Như vậy, có thể thấy chữ nhân trong Nho giáo nghiêng về trách nhiệm của con người nhiều hơn – khác với chữ nhân trong luật nhân đạo quốc tế (chỉ

là một phần của lòng nhân đức, nghiêng về quyền lợi con người) Nhân đức ở đây là: đối với mình thì phải trong sạch, không nghĩ và không làm điều xấu,

điều ác, phải giữ đúng lễ và không ngừng vươn lên; “trong nhà thì kính yêu, chăm sóc cha mẹ và những người thân trong gia đình; ra ngoài thì những điều mình không muốn thì không làm cho người khác, hay khi tự lập cho mình thì đồng thời cũng giúp người khác thành công”[9]

Thứ hai, Nho giáo đưa ra chủ nghĩa dân túy – lấy dân làm gốc, và tư tưởng đức trị

Nho giáo rất coi trọng nhân dân, chủ trương lấy dân làm gốc Khi Tử Cống hỏi về phép trị dân, trong ba điều lương thực, binh bị và dân, nếu bất

Trang 35

đắc dĩ phải bỏ một, Khổng Tử trả lời bỏ binh bị Tử Cống hỏi tiếp trong hai điều còn lại, nếu bất đắc dĩ phải bỏ một nữa, Khổng Tử trả lời bỏ lương thực Ông cho rằng:

“Nếu dân không tin vào chính quyền, thì chính quyền đó phải

đổ”[29, tr.87] Còn Mạnh Tử cho rằng, “trong một nhà nước, nhân

dân là quan trọng nhất, tiếp đến là xã tắc, kẻ cai trị là ít quan trọng nhất – dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”[24, tr.103]; “nhân dân là nền tảng của đất nước, khi nền tảng được vững chắc thì đất nước được bình yên”[40, tr.33] Tuân Tử chỉ rõ rằng, “vua là thuyền, thứ dân là nước Nước chở thuyền, nước có thể lật thuyền”[9]

Nho giáo cũng quan tâm đặc biệt đến đạo đức của người cầm quyền Khổng Tử cho rằng vua cũng chỉ là một người như dân bình thường, nên cũng

phải “tu thân, sửa mình, trau dồi đạo đức của bản thân để làm gương cho mọi người”[19, tr.92] Nhờ đó cảm hóa được dân chúng, dân chúng phục mà nghe

theo, chứ không dùng bạo lực thô bạo để ép buộc Làm chính trị mà dùng đức

thì như sao Bắc đẩu ở một nơi mà các ngôi sao khác hướng về cả (“Vi chính dĩ đức, thí như bắc thần, cư kì sở nhi chúng tinh củng chi”[29, tr.16]) Cai trị dân

mà dùng đạo đức, đưa dân vào khuôn pháp mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và

thực lòng qui phục (“Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách”[29, tr.17])

Còn Mạnh Tử cho rằng, người cầm quyền phải hết lòng chăm lo, biết lo

lắng cho hạnh phúc của nhân dân, thì dân sẽ một lòng đi theo: “Người vui cái vui của dân, thì dân cũng vui cái vui của mình; người lo cái lo của dân, thì dân cũng lo cái lo của mình Vì thiên hạ mà vui, vì thiên hạ mà lo, thế mà không làm vương thì chưa có vậy”[19, tr.230]

Như vậy, đức trị cùng tư tưởng lấy dân làm gốc của Nho giáo khiến các vua chúa, quan lại phải “kiềm chế tính độc đoán của mình, phải biết tự sửa mình và trau dồi đạo đức, tạo điều kiện cho người dân được hưởng các

Trang 36

quyền và tự do trong một giới hạn nhất định”[9]

Thứ ba, Nho giáo đề cao sự hòa hợp, tôn tri trật tự trong xã hội

Lễ trị là một nội dung quan trọng của Nho giáo, với tam cương – ngũ luân là những quy tắc xử thế mang tính chuẩn mực và học thuyết chính danh

Chúng xác định vị trí, vai trò, nghĩa vụ của mỗi người để họ hành động cho

đúng, đó là “danh không chính thì lời nói chẳng thuận, lời nói không thuận thì việc chẳng nên, việc không nên thì lễ nhạc chẳng hưng vượng, lễ nhạc không hưng vượng thì hình phạt chẳng trúng, hình phạt không trúng ắt dân không biết xử trí ra sao”[29, tr.92] Những điều này cho thấy Nho giáo đề cao trật

tự, sự ổn định trong xã hội Theo đó, trong các mối quan hệ, mỗi người phải

theo địa vị, danh phận của mình làm theo lễ, đó là “vua phải thương dân, tôi phải trung với vua; cha mẹ phải bao dung với con cái, con cái phải hiếu đễ với cha mẹ; chồng phải ngay thẳng, vợ phải nhẫn nhịn; anh phải đại lượng,

em phải kính nhường; bạn bè phải thành thật và tôn trọng lẫn nhau”[9]

Nho giáo cho rằng, mỗi cá nhân không thể tồn tại độc lập, mà bao giờ cũng là thành viên của một tập thể (đó là gia đình, cộng đồng, hay dân tộc)

Từ đó, Nho giáo đề cao tính cộng đồng, lợi ích tập thể, trách nhiệm (nghĩa vụ) của cá nhân đối với tập thể, lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ – một tư tưởng quan trọng trong Nho giáo Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là triệt tiêu quyền lợi của cá nhân, mà có sự trung hòa (mỗi

người vì mọi người, mọi người vì mỗi người), và “quyền lợi của mỗi cá nhân chỉ đạt được một cách gián tiếp theo các nghĩa vụ”[9]

Một xã hội ổn định, có tôn ti trật tự là một trong những yếu tố nền tảng

để đảm bảo các quyền con người Tuy nhiên, tôn ti trật tự trong Nho giáo không đồng nghĩa với việc ưu ái quyền lực, hay bảo vệ sự độc đoán của giai cấp thống trị Bởi vì, “người cai trị luôn bị chế ước bởi các phạm trù đạo đức, lấy dân làm gốc,…”[9] Nho giáo cũng không yêu cầu nhân dân phải

Trang 37

trung thành một cách mù quáng với chính quyền Khi Tử Lộ hỏi về đạo thờ vua, Khổng Tử nói không được lừa dối vua, dám can ngăn dù xúc phạm vua

(Tử Lộ vấn sự quân Tử viết “vật khi dã, nhi phạm chi”[29, tr.105]) Còn đối với một chính quyền tồi tệ, Khổng Tử khuyến khích nhân dân chống lại: “Khi nước có đạo, hãy nói thẳng và hành động dũng cảm Còn khi nước đã mất đạo, hãy hành động dũng cảm và nói năng nhỏ nhẹ” (Bang hữu đạo, nguy ngôn nguy hành; bang vô đạo, nguy hành nguy tốn)[27, tr.244]

Sự hòa hợp cũng rất được Nho giáo chú trọng và có vị trí nổi bật Con người cần một mối quan hệ hòa hợp để tồn tại Khổng Tử nói, “khi thực hiện nguyên tắc chính trực, sự hòa hợp là quý”[9] Ông khuyên mọi người hãy đối

xử với người khác như đối xử với chính mình, những gì mình không muốn thì

đừng làm cho người khác (“Ký sở bất dục, vật thi ư nhân”[29, tr.86]) Đây là

sự mở rộng tư tưởng đề cao con người (quyền con người), khi yêu cầu mọi

người “đối xử với nhau bằng tình yêu thương, sự tôn trọng phẩm giá và các quyền của nhau, giải quyết các mối quan hệ trên tinh thần hiểu biết, cảm thông và tôn trọng lẫn nhau”[9]

Có thể thấy quan điểm về sự hòa hợp có những nét tương đồng với một

số nguyên tắc trong luật quốc tế về quyền con người hiện đại như khoan dung, cùng chung sống trong hòa bình trên tinh thần tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, Tuy nhiên, nó được mở rộng, sâu sắc và toàn diện hơn, bởi:

Sự hòa hợp ở đây không chỉ bó hẹp giữa cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tập thể, mà còn giữa con người với tự nhiên[9] Nho giáo cho rằng, con người dựa vào thiên nhiên, và muôn loài cùng mọi vật tạo nên tự nhiên đều có quyền sống, do vậy, người ta không chỉ cần yêu bản thân mình, mà còn cần yêu thương những người khác và yêu quý muôn loài nhằm để sống một cuộc sống tốt đẹp hơn[40, tr.59]

Nếu xã hội ngày nay đề cao sự hòa hợp, thì sẽ không gây ra nhiều

Trang 38

những vấn đề như bạo lực, xung đột giữa các cá nhân với nhau, giữa các nhà nước, các quốc gia, gây ra những vấn đề về môi trường tự nhiên – môi trường sống của con người như biến đổi khí hậu toàn cầu, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí,… Cho nên, có thể thấy sự hòa hợp trong Nho giáo chứa đựng giá trị mang ý nghĩa quan trọng đối với việc tôn trọng và bảo đảm các quyền con người

Thứ tư, Nho giáo đề cao con người, quyền được học tập của mọi người Nho giáo đề cao con người, khi cho rằng, “trong muôn loài, con người

là đáng quý nhất”[9], “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”[24, tr.103] Mục tiêu giáo dục đạo đức, với hình tượng người quân tử, Nho giáo đề cao

xây dựng nhân cách của mỗi cá nhân con người, từ cách ăn, đi đứng, nói năng, suy nghĩ, hành động,… Chẳng hạn như, người quân tử nghiêm túc mà

không thất thố, giao thiệp với ai mà cũng kính cẩn, lễ độ (“Quân tử kính nhi

vô thất, dữ nhân cung nhi hữu lễ”[29, tr.87])

Khổng Tử cho rằng, bất luận hạng người nào, dù giàu sang, nghèo hèn,

thông minh, đần độn,… cũng đều có thể học và có quyền được học (“Hữu giáo vô loại”[29, tr.117]) Trên thực tế thì học trò của Khổng Tử rất đông đảo

và đủ các lứa tuổi, tầng lớp, hạng người, trong số đó có không ít người nghèo khó Bất kì ai dâng lễ mọn (dù chỉ một bó nem), ông cũng không chê để rồi

không dạy (“Tự hành thúc tu dĩ thượng, ngô vị thường vô hối yên”[29, tr.54])

Dù người xin học là kẻ thô bỉ, kém cỏi, năng lực nhận thức yếu, ông cũng tận tình đem hai bề từ đầu chí cuối mà dẫn giải cho thật tường tận mới nghe

(“Hữu bỉ phu vấn ư ngã, không không như giã, giá khấu kỳ lưỡng đoan, nhi kiệt yên”[29, tr.68])

Khổng Tử cũng là người đầu tiên mở trường tư, làm cho giáo dục được đến với đông đảo các tầng lớp nhân dân hơn Sau này, khi Nho giáo trở thành

hệ tư tưởng thống trị, nó đã xây dựng lên hệ thống khoa cử phong kiến và

Trang 39

nguyên tắc tuyển dụng người có tài, có đức tham gia vào chính quyền cai trị Điều này một phần nào đó, tạo điều kiện (bình đẳng) cho các tầng lớp nhân dân (có học, có tài, có đức) có điều kiện tham gia vào công việc của chính quyền, quản lý xã hội

1.3.2.2 Phật giáo

Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ 6-5 TCN do đức Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập ra Phật giáo quan niệm rằng khởi thủy con người sống hạnh phúc, bình đẳng và tự do Chỉ đến khi xã hội xuất hiện lòng tham, cướp bóc và lừa đảo mới sinh ra bất bình đẳng, đói nghèo và bị bỏ rơi Ở xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ, đó chính là sự nô dịch của chính quyền và hệ thống đẳng cấp bất công của Bà-la-môn Xuất phát từ nền tảng đó, Phật giáo có nhiều tư tưởng có ý nghĩa đạo đức về hạnh phúc, bình đẳng và tự do – những

tư tưởng có liên quan đến quyền con người, có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của nhiều cộng đồng, dân tộc, nhất là các dân tộc ở Đông Á Có thể chỉ ra một số nội dung nổi bật sau:

Thứ nhất, Phật giáo đề cao con người, khuyên con người sống khoan dung, nhân đạo với mọi người

Phật giáo coi con người là trọng tâm (trung tâm), quan niệm cuộc đời là

bể khổ Thuyết nhân quả và thuyết nghiệp báo xác định rõ, cái khổ này do chính con người tạo nên, bởi vô minh (mê lầm) và tham dục Do đó, cũng

chính con người phải tự tìm đường giải thoát cho mình Đó là sự tự nỗ lực rèn

luyện trí tuệ thân tâm, diệt trừ vô minh, tham dục (“làm dữ ở nơi ta, mà nhiễm ô cũng bởi ta; làm lành bởi ta, mà thanh tịnh cũng bởi ta, chứ không ai

có thể làm cho ai thanh tịnh được”[18])

Phật giáo cho rằng đã là con người thì ai cũng muốn mưu cầu hạnh phúc, ai cũng biết quý trọng thân thể, đó là tài sản quý nhất mà bất cứ ai cũng

không có quyền xâm phạm Cho nên, Phật giáo “không chấp nhận hành động

Trang 40

hủy diệt đời sống của chúng sinh khác”[34] Trong giới luật của Phật giáo –

là những điều răn của Phật mà các Phật tử phải theo, là những điều không nên

làm, hoặc đã làm thì bỏ dần dần cho đến hết, thì giới luật đầu tiên (trong ngũ giới) là không sát sinh Tư tưởng bất sát – không sát sinh thực chất là cấm

giết người, cấm giết các sinh vật khác một cách cố ý, phải tôn trọng sự sống

và quyền sống căn bản của mọi người, để giữ mình và người Điều này còn

thể hiện “sự bình đẳng về nhân phẩm và các quyền của con người trong Phật giáo”[9] Ngoài ra, Phật giáo “khuyến khích mọi người ăn chay, đây cũng là cách để tôn trọng và bảo vệ quyền sống cho những chúng sanh khác”[34]

Khi nói đến Phật giáo, là người ta dễ liên tưởng đến tấm lòng từ, bi, hỉ,

xả Phật giáo khuyên con người sống khoan dung và bao dung, thể hiện ở tinh thần vô ngã, vô chấp, vị tha và Tứ Vô Lượng tâm – đây là nền tảng của việc tôn trọng các quyền con người Lòng khoan dung của Phật giáo “không phải

là đức độ của người trên đối với kẻ dưới, không phải là sự thương hại, không chỉ bó hẹp trong cõi người, mà là sự thông cảm, tôn trọng chúng sinh nói chung”[18] Coi khoan dung là lễ vật lớn nhất của đời người

Lòng khoan dung, từ bi của Phật giáo, còn thể hiện ở việc tạo cơ hội cho những người có quá khứ lầm lỗi Dù đó là người thánh thiện hay kẻ tàn

ác, dù đó là người cao thượng hay kẻ xấu xa, nhưng nếu biết ăn năn hối cải thì đều được tạo cơ hội hướng thiện để tái hòa nhập

Ngoài ra, Phật giáo cũng khuyên con người phải biết thương yêu, giúp

đỡ (chúng sinh) đồng loại, những người khó khăn, yếu thế trong xã hội

Những điều trên cho thấy “lòng khoan dung hiểu theo tinh thần Phật giáo nó rộng lớn và quảng đại đến nhường nào”[9]

Thứ hai, Phật giáo đề cao lẽ công bằng, bình đẳng, và sự tự do

Hệ thống giáo lý của Phật giáo được xây dựng dựa trên cái nền bình

Ngày đăng: 15/05/2015, 11:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tư pháp (2008), Tìm hiểu về quyền con người: Tài liệu hướng dẫn về giáo dục quyền con người, tài liệu dịch do Wolfgang Benedek chủ biên, NXB Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu về quyền con người: Tài liệu hướng dẫn về giáo dục quyền con người
Tác giả: Bộ Tư pháp
Nhà XB: NXB Tư pháp
Năm: 2008
2. Bộ Tư pháp (2014), Ưu tiên ban hành các luật về quyền con người, trích trả lời của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trong Chương trình“Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” ngày 9-3-2014, đăng trên:http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-Bo-Tu-Phap.aspx?ItemID=6344, [truy cập 17-8-2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ưu tiên ban hành các luật về quyền con người," trích trả lời của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trong Chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời
Tác giả: Bộ Tư pháp
Năm: 2014
3. Nguyễn Duy Cần (1992), Lão Tử tinh hoa, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lão Tử tinh hoa
Tác giả: Nguyễn Duy Cần
Nhà XB: NXB Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1992
4. Chính phủ (2013), Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kì II năm 2014, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kì II năm 2014
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2013
5. Mai Ngọc Chừ (2010), Các giá trị Đông Á và việc thiết kế chương trình, nội dung giảng dạy Đông phương học, đăng trên:http://www.vnu.edu.vn/home/?C2051/N1007/Cac-gia-tri-dong-a-va-viec-thiet-ke-chuong-trinh,-noi-dung-giang-day-dong-phuong-hoc.htm,[truy cập 17-8-2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giá trị Đông Á và việc thiết kế chương trình, nội dung giảng dạy Đông phương học
Tác giả: Mai Ngọc Chừ
Năm: 2010
6. Ngô Huy Cương (2013), Nhà nước hiện nay, bài giảng tại khoa Luật, Lớp Cao học Nhân quyền khóa 2, tháng 8-2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà nước hiện nay
Tác giả: Ngô Huy Cương
Năm: 2013
7. Phùng Danh Cường (2014), Vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay, tr.36-39, 115-119, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Phùng Danh Cường
Năm: 2014
8. Nguyễn Đăng Dung (2011), “Cách thức quy định các quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam: So sánh với Hiến pháp các nước”, Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, tr.572-584 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách thức quy định các quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam: So sánh với Hiến pháp các nước”, "Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung
Năm: 2011
9. Vũ Công Giao (2007), Văn hóa truyền thống Đông Á: Có hay không các giá trị nhân quyền, đăng trên Văn Hóa Học:http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-the-gioi/vh-phuong-dong-nhung-van-de-chung/96-vu-cong-giao-van-hoa-truyen-thong-dong-a-co-hay-khong-cac-gia-tri-.html, [truy cập 1-8-2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa truyền thống Đông Á: Có hay không các giá trị nhân quyền
Tác giả: Vũ Công Giao
Năm: 2007
10. Vũ Công Giao (2013), “Hiến định cơ quan nhân quyền quốc gia trên thế giới và triển vọng ở Việt nam”, Các thiết chế hiến định độc lập: Kinh nghiệm quốc tế và triển vọng ở Việt Nam, tr.198-229 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến định cơ quan nhân quyền quốc gia trên thế giới và triển vọng ở Việt nam”, "Các thiết chế hiến định độc lập: Kinh nghiệm quốc tế và triển vọng ở Việt Nam
Tác giả: Vũ Công Giao
Năm: 2013
11. Vũ Công Giao (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh và triết lý nhân quyền, bài giảng tại khoa Luật, Lớp Cao học Nhân quyền khóa 2, tháng 8-2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Tư tưởng Hồ Chí Minh và triết lý nhân quyền
Tác giả: Vũ Công Giao
Năm: 2013
12. GPAR, GENCOMNET và CIFPEN (2013), Báo cáo chung của các bên liên quan gửi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc cho cơ chế kiểm điểm định kì toàn cầu của Việt Nam năm 2014, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chung của các bên liên quan gửi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc cho cơ chế kiểm điểm định kì toàn cầu của Việt Nam năm 2014
Tác giả: GPAR, GENCOMNET và CIFPEN
Năm: 2013
13. Nguyễn Thị Thanh Hà (2014), Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tr.121-124, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hà
Năm: 2014
14. Hoàng Hùng Hải (2013), “Một số hạn chế trong pháp luật hình sự phong kiến Việt Nam”, Kỷ yếu: Quyền con người trong truyền thống văn hóa và pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến, tr.29-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số hạn chế trong pháp luật hình sự phong kiến Việt Nam”, "Kỷ yếu: Quyền con người trong truyền thống văn hóa và pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến
Tác giả: Hoàng Hùng Hải
Năm: 2013
15. Chu Thị Thúy Hằng (2013), “Những tư tưởng cơ bản về quyền con người trong Quốc Triều Hình Luật của nhà Lê”, Kỷ yếu: Quyền con người trong truyền thống văn hóa và pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến, tr.51-65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tư tưởng cơ bản về quyền con người trong Quốc Triều Hình Luật của nhà Lê”, "Kỷ yếu: Quyền con người trong truyền thống văn hóa và pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến
Tác giả: Chu Thị Thúy Hằng
Năm: 2013
16. Chu Thị Thúy Hằng (2013), “Tư tưởng về nhân đạo, nhân văn và khoan dung trong pháp luật thời Lý – Trần”, Kỷ yếu: Quyền con người trong truyền thống văn hóa và pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến, tr.44-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng về nhân đạo, nhân văn và khoan dung trong pháp luật thời Lý – Trần”, "Kỷ yếu: Quyền con người trong truyền thống văn hóa và pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến
Tác giả: Chu Thị Thúy Hằng
Năm: 2013
17. Lê Thị Hồng (2014), Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng của phụ nữ, đăng trên:http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&id=9762:s-kcb-nckh&catid=309:s-kcb-nckh&Itemid=357, [truy cập 19-8-2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng của phụ nữ
Tác giả: Lê Thị Hồng
Năm: 2014
18. Tạ Chí Hồng (2004), Đạo đức Phật giáo quan niệm về lẽ công bằng, bình đẳng và lòng khoan dung, đăng trên Báo Giác Ngộ Online:https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=73D053, [truy cập 1-8-2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức Phật giáo quan niệm về lẽ công bằng, bình đẳng và lòng khoan dung
Tác giả: Tạ Chí Hồng
Năm: 2004
20. Khoa Luật – ĐHQGHN (2010), Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948: Mục tiêu chung của nhân loại, tài liệu dịch do Godmundur Alfredsson và Asbjorn Eide chủ biên, NXB Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948: "Mục tiêu chung của nhân loại
Tác giả: Khoa Luật – ĐHQGHN
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2010
21. Khoa Luật – ĐHQGHN (2011), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người
Tác giả: Khoa Luật – ĐHQGHN
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w