0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Khái quát cơ sở hình thành những đặc trưng văn hóa Việt Nam

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ ĐÔNG Á VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 49 -49 )

Có thể nói, Việt Nam nằm ở một vị trí đắc địa – nơi giao lưu và chịu ảnh hưởng bởi nhiều luồng tư tưởng văn hóa, tôn giáo và hệ tư tưởng. Đó là sự du nhập của nền văn hóa Trung Hoa, với Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo Đại thừa. Đó là sự du nhập của nền văn hóa Ấn Độ, với Phật giáo Tiểu thừa. Ngoài ra, còn có Thiên chúa giáo, Hồi giáo,... Tuy nhiên, có ảnh hưởng sâu đậm nhất đến văn hóa truyền thống nước ta là Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo. Ba hệ tư tưởng này kết hợp với văn hóa bản địa, đã tạo nên những đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam.

Nghiên cứu bước đầu cho thấy, cả Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo du nhập vào nước ta cùng một thời gian. Và đều có những sự cải biến, bổ sung nhất định cho thích hợp với văn hóa bản địa. Chẳng hạn, nhân nghĩa trong Nho giáo Trung Quốc là tình cảm và nghĩa vụ (một chiều) thiêng liêng của bề tôi đối với nhà vua, của con đối với cha, của vợ đối với chồng. Còn nhân nghĩa trong Nho giáo Việt Nam, đó là vì nhân dân. Điều này được thể hiện sâu sắc và rõ nét nhất trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, với việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Vì nhân dân, ông đã không theo cha sang Trung Quốc để phụng dưỡng, mà ở lại tìm đường cứu nước, giúp nhân dân và cũng là để trả thù cho cha. Mặc dù là con cháu của nhà Trần, vì nhân dân, ông vẫn ra làm quan khi nhận thấy ở nhà Hồ những yếu tố tích cực cho dân tộc. Vì nhân dân, khi nhà Hồ chính sự phiền hà, ông đã vượt qua tư tưởng trung thần không thờ hai vua thông thường của Nho giáo, quyết tâm đi tìm minh quân để tìm đường giải phóng dân tộc.

Nho giáo và Phật giáo đều dựa vào các triều đại phong kiến để mở rộng sự ảnh hưởng của mình. Thời kỳ Lý – Trần thì Phật giáo chiếm ưu thế và là hệ tư tưởng chính, chi phối toàn bộ đời sống văn hóa và pháp luật. Các vị vua, quan trong thời kỳ này rất coi trọng Phật giáo. Nhiều vua, quan đều xuất thân từ cửa Phật. Tuy nhiên, họ cũng đã vận dụng và sử dụng Nho giáo trong việc xây dựng và củng cố chính quyền. Như việc vua Lý Thánh Tông xây Văn Miếu, vua Lý Nhân Tông mở khoa thi Tam Trường, lập Quốc Tử Giám, Hàn Lâm Viện và khuyến khích việc học Nho giáo.

Họ cũng không quên Lão giáo. Khẩu hiệu tam giáo đồng nguyên rất thịnh hành dưới thời nhà Trần. Vua Trần Thái Tông đã nói đến lý thuyết tổng hợp Phật Thánh phân công trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển xã hội. Còn Quốc sư Đỗ Pháp Thuận khi được hỏi về vận nước, cách trị nước để vận mệnh quốc gia được vững bền, đã trả lời:

Quốc tộ như đằng lạc Nam thiên lý thái bình Vô vi cư điện các Xứ xứ tức đao binh

Từ thời kỳ nhà Hậu Lê trở về sau, Nho giáo dần chiếm ưu thế, trở thành hệ tư tưởng chính trị – pháp lý thống trị trong xã hội. Nho giáo thời nhà Hậu Lê chứa đựng nhiều tư tưởng tiến bộ, thể hiện qua phạm trù nhân nghĩa trong quá trình đấu tranh chống quân Minh, giải phóng dân tộc. Bộ Luật Hồng Đức của nhà Hậu Lê có thể được coi là đỉnh cao trong hệ thống pháp luật của các xã hội Đông Á lúc bấy giờ, nó chứa đựng rất nhiều những tư tưởng tiến bộ và nhân văn về quyền con người, mặc dù vẫn còn quy định những hình phạt hà khắc, hay những bất công mang tính cố hữu của chế độ phong kiến.

Thời kỳ nhà Nguyễn, Nho giáo phát triển đến cực thịnh, với những tư tưởng của Tân Nho giáo, thậm chí còn hà khắc hơn so với Nho giáo truyền

thống. Pháp luật thời kì này có thể coi là một bước thụt lùi về tính nhân văn. Những tư tưởng tiến bộ trong Bộ Luật Hồng Đức hầu như không được kế thừa. Thay vào đó, nhà Nguyễn học theo mô hình pháp luật của nhà Minh ở phương Bắc, với những quy định rất khắc nghiệt của tư tưởng Tân Nho giáo.

Mặc dầu vậy, đặc trưng văn hóa làng – xã của người Việt lại tạo ra sự cô lập, khép kín giữa các làng – xã với nhau, giữa địa phương với trung ương. Làm cho pháp luật của nhà nước khó đi vào đời sống cộng đồng, và “hệ tư tưởng Nho giáo (Tân Nho giáo) cũng không ảnh hưởng mạnh mẽ đến người dân như đối với tầng lớp vua quan, quí tộc”[47]. Đồng thời, văn hóa làng – xã tạo ra cái được gọi là nền dân chủ làng – xã, tạo ra không gian cho văn hóa bản địa duy trì và phát triển. Điều này cũng minh chứng cho việc hơn một ngàn năm Bắc thuộc, mà dân tộc ta vẫn không bị đồng hóa.

Qua những phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng, nền văn hóa truyền thống Việt Nam, với sự giao thoa của Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo kết hợp với văn hóa bản địa, chắc chắn chứa đựng những tư tưởng tiến bộ về quyền con người. Đúng như nhận định của TS Tạ Văn Tài được trích dẫn trong bài viết của TS Hoàng Văn Nghĩa, khẳng định rằng: “Việt Nam đã có một truyền thống rất lâu đời về các quyền con người, ít nhất một ngàn năm tuổi”[47]. Đó có thể là nhân nghĩa của Nho giáo, là lòng từ bikhoan dung của Phật giáo, các tư tưởng tiến bộ và nhân văn thể hiện trong các bộ luật,… Đi cùng với đó là những rào cản, hạn chế vốn gắn với sự cố hữu trong các xã hội phong kiến Đông Á. Cụ thể sẽ được phân tích, làm rõ thêm ở dưới đây.

2.2. Những ảnh hưởng tích cực của giá trị Đông Á đối với sự phát triển quyền con người ở Việt Nam

2.2.1. Tinh thần yêu nước, độc lập tự chủ

Lịch sử phát triển tư tưởng nhân loại về quyền con người cho thấy ở phương Tây, sự đấu tranh cho các quyền con người hiện đại “gắn liền với những

cuộc cách mạng tư sản, chống lại chế độ phong kiến thần quyền”[40, tr.162]. Cùng với đó là sự ra đời của Đại Hiến chương Anh quốc (Magna Charta, 1215), Bộ luật về quyền của Anh (Bill of Rights, 1689), Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.

Ở Việt Nam, đấu tranh vì quyền con người gắn liền với các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giành lại độc lập, tự do cùng với việc bảo vệ và xây dựng đất nước. Có thể khẳng định rằng, không một quốc gia nào trên thế giới lại trải qua nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập như Việt Nam. Đó là những cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Chính bề dày lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước này đã đặt nền tảng cho một tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc sâu sắc.

Trong kho tàng văn học dân gian, tinh thần yêu nước được thể hiện qua câu chuyện cậu bé Thánh Gióng, tuy mới ba tuổi, nhưng khi nghe tin đất nước có giặc ngoại xâm, Thánh Gióng đã xung phong đi đánh giặc. Câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy cũng cho thấy, “các quyền và lợi ích của mỗi người phải nằm trong và gắn liền với độc lập dân tộc”[41, tr.14]. Những giá trị quý báu của con người – tình cha con, nghĩa vợ chồng – bị phủ nhận bởi một tình cảm và nghĩa vụ lớn hơn, đó là lòng yêu nước, và nghĩa vụ đối với dân tộc.

Trong công cuộc chống ngoại xâm, (tinh thần yêu nước) đó là tinh thần

sát thát, hào khí Đông A, tinh thần Bồ Tát đạo cởi áo cà sa mặc chiến bào của thời nhà Trần, là tinh thần nhân nghĩa trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hậu Lê,… Có thể tổng kết tinh thần yêu nước, độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam qua ba tác phẩm đặc sắc – được coi là ba bản Tuyên ngôn độc lập, khẳng định chủ quyền dân tộc và tự do cho mỗi người Việt Nam như sau.

Đó là bài thơ thần Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt:

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tuyệt nhiên định phận tại Thiên Thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Những đẳng hành khan thủ bại hư

Đó là bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi:

Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác

Đó là bản Tuyên ngôn độc lập 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nói lên rằng: “Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do”[24, tr.713].

Đây cũng là những tư tưởng quan trọng trong pháp luật quốc tế về quyền con người hiện đại, rằng “tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền”[22, tr.49], rằng “tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết”[22, tr.56, 78]. Để thực hiện được những điều này, trước tiên và quan trọng nhất là phải có độc lập dân tộc. Chỉ khi có được độc lập dân tộc, những người cùng sinh sống trong một quốc gia mới có thể được hưởng thụ các quyền và tự do cơ bản của mình, mới có thể tự quyết định con đường phát triển đất nước của mình.

2.2.2. Tinh thần khoan dung, nhân đạo

Tinh thần khoan dung, nhân đạo là một giá trị (đặc trưng) văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, thời nào cũng có. Đây cũng là cốt lõi của tư tưởng và luật quốc tế quyền con người hiện đại. Nó không những được thể hiện trong kho tàng văn học dân gian, mà còn ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật, cách trị nước của các bậc vua quan trong các triều đại. Có lẽ

do vậy mà “lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam không có những trang sử quá tàn bạo, khốc liệt, và hầu như ở thời kì nào cũng có những ví dụ về tinh thần khoan dung, nhân đạo đối với nhân dân của mình, cũng như giặc ngoại xâm”[21, tr.392].

Trước hết, trong kho tàng văn học dân gian còn để lại, đã thể hiện nền văn hóa Việt Nam luôn tôn trọng, yêu thương con người. Trong cuộc sống hàng ngày, người ta luôn tâm niệm thương người như thể thương thân, coi

người sống hơn đống vàng, đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại,… Từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, tình yêu thương, nhân đạo giữa người với người đã được thể hiện: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”[40, tr.151]. Còn đối với các dân tộc cùng sinh sống trên một lãnh thổ, khu vực, người Việt Nam tâm niệm: “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”[40, tr.151].

Tinh thần khoan dung, nhân đạo của văn hóa truyền thống còn thể hiện rõ nét ở cách trị vì, cai trị của các triều đại phong kiến. Đặc biệt đó là tư tưởng

thân dân, trọng dân, lấy dân làm gốc của các vị vua, nhờ đó mà có thể duy trì được triều đại, đất nước, chống lại các cuộc xâm lược. Điều này đồng nghĩa với việc “bảo vệ các quyền con người và thực thi dân chủ”[47]. Đây không phải là lòng tốt của những bậc cai trị, mà là một điều kiện để duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội, đoàn kết dân tộc để xây dựng đất nước và chống ngoại xâm.

Thời nhà Lý, tư tưởng trọng dân được Lý Công Uẩn thể hiện trong

Chiếu rời đô, đó là trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, cho thấy vua rất coi trọng ý dân, coi ý dân cũng như là mệnh trời vậy. Năm 1029, vua Lý Thái Tông cho đặt lầu chuông để người dân bị oan ức đến đánh chuông xin được xem xét, phán xử. Điều này thể hiện rõ “sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong chế độ phong kiến Việt Nam”[21, tr.393].

tư tưởng chính thống trong thời kỳ này, được áp dụng và có ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống chính trị – xã hội, pháp lý và văn hóa. Cho nên, pháp luật thời kỳ này thể hiện rõ nét “tinh thần nhân đạo của Phật giáo như chăm lo làm việc thiện, giúp đỡ người già cả, cô đơn, nghèo khó, đặc biệt là thực hiện đại xá vào các dịp vua mới lên ngôi, mất mùa hoặc được mùa, hoàng hậu sinh con trai,… nhằm trả lại tự do cho kẻ bị tù tội, miễn lao dịch cho người dân”[41, tr.17]. Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành luật Hình Thư, sửa đổi pháp luật để việc kiện tụng được rõ ràng, tránh oan sai, phân định rõ và giảm các hình phạt để dân chúng khỏi bị lạc hậu và có thể dễ dàng hiểu được. Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư còn ghi lại rằng:

Ngày mùng 1, tháng 10 năm Nhâm Ngọ (1042) ban hành Hình thư. Trước kia việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thương sót, sai Trung thư san định luật lệnh, châm chước cho thích dụng với thời thế, chia ra môn loại, biến thành điều khoản, làm thành sách hình thư của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong xuống chiếu ban hành dân lấy làm tiện. Đến đây phép xử án được bằng thẳng, rõ ràng, cho nên mới đổi niên hiệu là Minh Đạo và đúc tiều Minh Đạo [21, tr.392].

Nổi bật hơn nữa đó là về lòng nhân đạo của vua Lý Thánh Tông, khi nghĩ đến cảnh khổ cực của người bị giam trong ngục, vua tỏ lòng thương xót và lệnh cho “cấp chăn chiếu và cơm ăn ngày hai bữa”, “nhất luật khoan giảm dù tội nặng hay nhẹ cho các tù nhân”[21, tr.393]. Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư còn ghi lại rằng:

Mùa đông, tháng 10, đại hàn, vua bảo các quan tả hữu rằng: “Trẫm ở trong cung sưởi than lông thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm,

chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu và cấp cơm ăn ngày hai bữa”[21, tr.393]. Mùa hạ, vua ngự ở điện Thiên Khánh xử kiện. Khi ấy công chúa Động Thiên đứng hầu bên cạnh, vua chỉ vào công chúa bảo ngục lại rằng: “Ta yêu con ta cũng như lòng ta làm cha mẹ dân. Dân không hiểu biết mà mắc vào hình pháp, trẫm rất thương xót. Từ nay về sau, không cứ gì tội nặng hay nhẹ đều nhất luật khoan giảm”[40, tr.153].

Tuy nhiên, “hệ thống pháp luật nhân văn và chính sách quá nhân đạo của nhà Lý cũng bị các học giả đời sau chỉ trích”[47]. Như việc mặc dù pháp luật có quy định những tội “thập ác”, nhưng với tinh thần thương dân, khoan dung và nhân ái, các vua Lý đã xử phạt rất nhẹ. Ngô Sĩ Liên – sử thần nhà Hậu Lê đánh giá: “Giết người thì phải xử tội chết đó là phép của đời xưa, nay tội giết người cũng xử như tội khác thật là không phân biệt mức độ, mất sự cân nhắc nặng nhẹ… Đó là vì Thái Tông say đắm cái lòng nhân nhỏ nhặt của nhà Phật mà quên mất cái nghĩa lớn của người làm vua”[16, tr.48]. Hay việc vua Lý Nhân Tông với lòng nhân từ, quyết định tha chết cho Lê Văn Thịnh, một kẻ phản bội, người có ý định giết vua và cướp ngôi. Ngô Sĩ Liên viết:

Tha chết cho một kẻ có ý định giết vua và cướp ngôi là một chính sách hình sự sai lầm. Điều này là vì đức tin Phật giáo của nhà vua. Nhà vua bị mù quáng bởi giáo lý của đạo Phật về tình yêu và chủ nghĩa nhân đạo, đã tha thứ cho một kẻ phản bội. Vì vậy, lòng nhân từ

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ ĐÔNG Á VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 49 -49 )

×