Thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia

Một phần của tài liệu Giá trị Đông Á và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển quyền con người ở Việt Nam hiện nay (Trang 98)

Theo cách hiểu chung hiện nay, “cơ quan nhân quyền quốc gia là một cơ quan được giao những chức năng cụ thể trong việc thúc đẩy và bảo vệ

quyền con người”[10, tr.198]. Một định nghĩa cụ thể hơn của OHCHR: “Cơ quan nhân quyền quốc gia là những cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiến định và/hoặc luật định trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người. Các cơ quan này là một phần của bộ máy nhà nước và được nhà nước cung cấp kinh phí hoạt động”[10, tr.198]. Về chức năng, một số những chức năng quan trọng của cơ quan nhân quyền quốc gia là:

Thứ nhất, tư vấn (theo yêu cầu) cho Chính phủ, Nghị viện và các cơ quan nhà nước khác về vấn đề lập pháp, hành pháp, tư pháp và thực tiễn liên quan đến bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; thứ hai, thúc đẩy việc bảo đảm sự hài hòa của pháp luật và thực tiễn quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người; thứ ba,

vận động nhà nước tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người; thứ tư, hỗ trợ xây dựng các chương trình nghiên cứu, giảng dạy quyền con người ở quốc gia; thứ năm, phổ biến kiến thức, thông tin về quyền con người[10, tr.202].

Với các chức năng cơ bản nêu trên, thì việc thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia là một giải pháp quan trọng, bổ sung cho hai giải pháp nêu trên đó là giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về quyền con người

hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tăng cường, đảm bảo các quyền con người. Có thể thấy, các giải pháp này có những mối liên hệ nhất định với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau.

Một phần của tài liệu Giá trị Đông Á và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển quyền con người ở Việt Nam hiện nay (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)