Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tăng cường bảo đảm quyền

Một phần của tài liệu Giá trị Đông Á và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển quyền con người ở Việt Nam hiện nay (Trang 96)

Ngoài hai nhóm đối tượng nêu ở trên, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về quyền con người cũng là một mối quan tâm thường xuyên, quan trọng và cần thiết. Bởi vì, thứ nhất, trình độ hiểu biết, ý thức, sự tôn trọng pháp luật nói chung, pháp luật về quyền con người nói riêng của người dân còn hạn chế là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hành vi vi phạm; thứ hai, chỉ khi người dân nhận thức được rõ các quyền của mình, họ mới biết cách để thụ hưởng các quyền đó, đồng thời tôn trọng các quyền của những người khác.

Xuất phát từ đặc điểm cụ thể ở nước ta là nước có nhiều dân tộc, tôn giáo khác nhau, nhiều giai tầng xã hội (công nhân, nông dân, trí thức,…), cho nên khi tuyên truyền giáo dục quyền con người, cần phải có nội dung thích hợp với từng loại đối tượng. Các hình thức tuyên truyền giáo dục có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức đối thoại với người dân, các hội nghị, hội thảo trao đổi về lĩnh vực quyền con người, tổ chức trợ giúp pháp lý cho người dân,…

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tăng cường bảo đảm quyền con người quyền con người

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang cố gắng rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về quyền con người nói riêng, nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tính từ năm 2009 trở lại đây, pháp luật về quyền con người đã có những cải thiện nhất định. Chẳng hạn như, số tội danh áp dụng hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã giảm từ 29 xuống còn 22, không áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, bổ sung một số tội danh liên quan đến khủng bố,…

Nhiều đạo luật quan trọng đã được Quốc hội ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc cho việc tôn trọng, bảo đảm và thực thi các quyền con người, như: Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009, Luật Khám chữa bệnh 2009, Luật Lý lịch tư pháp 2009, Luật Người cao tuổi 2010, Luật Người khuyết tật 2010, Luật Nuôi con nuôi 2010, Luật Thi hành án hình sự 2010, Luật Tố tụng hành chính 2010, Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2011, Luật Phòng, chống mua bán người 2011, Luật Công đoàn 2012, Luật Xử lý các vi phạm hành chính 2012, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012,…

Một số đạo luật quan trọng khác cũng được sửa đổi, bổ sung như: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (sửa đổi 2010), Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi 2010), Bộ luật Lao động (sửa đổi 2012), Luật Luật sư (sửa đổi, bổ sung 2012), Luật Xuất bản (sửa đổi 2012). Ngoài ra, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản dưới luật nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành những luật, bộ luật kể trên.

Một sự kiện quan trọng, đó là vào ngày 28 tháng 11 năm 2013, Quốc hội đã thông quan bản Hiến pháp mới với rất nhiều những thay đổi quan trọng trong lĩnh vực quyền con người, đây chính là cơ sở pháp lý nền tảng quan trọng cho những thay đổi nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Lấy ví dụ, trong lĩnh vực tư pháp hình sự, Hiến pháp 2013 đã ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội: Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; và nguyên tắc tranh tụng: Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm. Để đảm bảo được tinh thần của nguyên tắc này, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 phải cần có những sửa đổi cho phù hợp với Hiến pháp, cụ thể như quy định bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân của công dân tại Điều 6 không chỉ nghiêm cấm, giới hạn ở các hình thức truy bức, nhục hình,

mà cần mở rộng thành mọi hình thức tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất cứ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân trong quá trình tố tụng.

Cần bổ sung quyền im lặng của người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo. Mặt khác, nên bỏ trách nhiệm chứng minh tội phạm, quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyền khởi tố vụ án hình sự của Tòa án. Bởi vì, Tòa án với vai trò là người trọng tài, người ra phán quyết trong quan hệ tố tụng, chỉ căn cứ vào những chứng cử được trình bày tại phiên tòa xét xử và quá trình tranh tụng trước tòa để ra phán quyết, không thể có những thẩm quyền hay những trách nhiệm nêu trên, vì nó vừa lấn sân sang chức năng của cơ quan khác, vừa không đảm bảo được sự khách quan, vô tư trong quá xét xử vụ án.

Trên đây chỉ là một ví dụ nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật giúp tăng cường, đảm bảo quyền con người trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta. Đây cũng là một chủ trương được nhà nước ưu tiên trong quá trình xây dựng các luật, pháp lệnh của Quốc hội trong thời gian tới. Cụ thể, theo trả lời của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trong Chương trình Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời ngày 9-3-2014:

Theo dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ, thì có tới 28 luật về quyền con người, quyền công dân cần được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, trong đó có 12 luật liên quan đến các quyền chính trị – dân sự, 16 luật liên quan đến các quyền kinh tế – văn hóa – xã hội, sẽ được xây dựng, trình Quốc hội trong các năm 2015 và 2016, một số ngay trong năm 2014[2].

Một phần của tài liệu Giá trị Đông Á và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển quyền con người ở Việt Nam hiện nay (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)