Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội giám sát việc

Một phần của tài liệu Giá trị Đông Á và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển quyền con người ở Việt Nam hiện nay (Trang 99)

thực thi chính sách và pháp luật

Mặc dầu, nhà nước với công cụ pháp luật là chủ thể có vai trò, nghĩa vụ chính trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người. Tuy nhiên, đây cũng là thủ phạm chính của các vi phạm quyền con người. Cho nên, cần có sự tham gia của các tổ chức xã hội giám sát việc thực thi các chính sách và pháp luật

của nhà nước, đóng vai trò như một kênh thông tin, kênh phản biện xã hội, một đối trọng của nhà nước, để các chính sách và pháp luật của nhà nước vừa có thể đạt được các mục tiêu mà nhà nước đề ra, vừa bảo đảm tốt vấn đề quyền con người.

Trong tiểu luận nhân quyền và các giá trị Á Đông, tác giả Amartya Sen đã đưa ra một sự kiện rất đáng chú ý trong lịch sử về những nạn đói kinh khủng trên thế giới, cho thấy “vai trò của các tổ chức xã hội trong việc đòi hỏi những hành động thích ứng của chính quyền đối với những nhu cầu chung của người dân, đó là ngăn ngừa những tai họa kinh tế và xã hội”[27, tr.238]. Ở những quốc gia phát triển trên thế giới, các tổ chức xã hội hay còn gọi là xã hội dân sự có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ, thúc đẩy các quyền con người. Nó giúp tăng cường tiếng nói cho những người không có quyền lực về kinh tế và chính trị thông qua các chiến dịch về quyền con người. Nó có thể “trao quyền và huy động, củng cố sự tham gia của công dân vào quá trình kinh tế, chính trị nhằm bảo đảm các quyền con người”[1, tr.46]. Đồng thời, nó cũng giám sát việc thực thi các chính sách và pháp luật, những cam kết của nhà nước về quyền con người.

Ở Việt Nam, thuật ngữ xã hội dân sự hay tổ chức xã hội dân sự chưa được chính thức công nhận. Bản thân những khái niệm này cũng chưa được xác định phạm vi nội hàm. Đôi khi nó còn nhận được những nhận định rất tiêu cực từ phía một số cơ quan báo chí nhà nước. Các cơ quan nhà nước thì vẫn có sự dè dặt nhất định đối với các tổ chức phi chính phủ trong nước, mặc dầu “đây là những chủ thể có đăng kí, phải định kì nộp báo váo, chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước và ít nhiều mang tính “chính thống” hơn các nhóm không đăng kí”[42, tr.253].

Cho dù chưa được thừa nhận chính thức, trên thực tế có rất “nhiều tổ chức đã được thành lập trong nhiều lĩnh vực, để hỗ trợ cho quyền của các

nhóm yếu thế, vận động cho quản trị tốt và dân chủ, bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu”[12, tr.7]. Nhiều các tổ chức xã hội đã được các cơ quan nhà nước (Quốc hội, Chính phủ,…) “mời tham gia vào quá trình thảo luận, tham vấn về các chính sách, soạn thảo các văn bản pháp luật”[42, tr.254]. Nhà nước cũng đã có khung pháp lý để các tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ có thể phản biện các chính sách của nhà nước.

Tuy nhiên, việc chưa công nhận xã hội dân sự và hệ thống pháp lý về chủ thể này chưa đầy đủ là một thách thức không nhỏ trong việc thành lập và hoạt động của những tổ chức này hiện nay. Cho nên, vấn đề cần thực hiện trong thời gian tới là cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, xây dựng và ban hành Luật về hội, Luật Biểu tình để tạo cơ sở pháp lý cho những hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự, tăng cường vai trò của các tổ chức này đối với đảm bảo quyền con người.

Một phần của tài liệu Giá trị Đông Á và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển quyền con người ở Việt Nam hiện nay (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)