Quyền con người giờ đây đã trở thành một chủ đề được quan tâm trên toàn thế giới, nó đã vượt qua lãnh thổ biên giới quốc gia. Tăng cường hợp tác quốc tế về quyền con người, thứ nhất, đó là kênh trao đổi, chia sẻ thông tin nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, đồng thời tìm kiếm những sự đồng thuận; thứ hai, đó cũng là kênh nhằm chia sẻ những kinh nghiệm, tiếp nhận những sự hỗ trợ về kỹ thuật, lẫn tài chính để đảm bảo tốt hơn vấn đề quyền con người; thứ ba, đây cũng là cơ hội để các nước, các tổ chức có thể ngồi cùng nhau, thẳng thắn chia sẻ, bày tỏ quan điểm với tinh thần thiện chí, hướng tới mục tiêu xây dựng nền văn hóa nhân quyền trên thế giới hiện nay.
Trong những năm qua, về phương diện hợp tác quốc tế, theo Báo cáo UPR của Chính phủ, Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực trong lĩnh vực quyền con người, như việc tham gia thành lập Ủy ban Liên Chính phủ ASEAN về quyền con người (AICHR), Ủy ban ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của phụ nữ và trẻ em (ACWC), xây dựng Tuyên ngôn ASEAN
về quyền con người, tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, các Chính phủ trong khu vực về phòng, chống nạn buôn bán người,…
Việt Nam cũng đã tiến hành nhiều cuộc đối thoại song phương và đa phương về quyền con người với các chính phủ, các tổ chức quốc tế, như Hoa Kì, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Úc, Liên minh châu Âu,… Mục đích của các cuộc đối thoại này là nhằm trao đổi, tìm hiểu rõ hơn về hoàn cảnh lịch sử, truyền thống văn hóa, thể chế, hệ thống chính sách và pháp luật,… của Việt Nam. Qua đó tìm kiếm sự đồng thuận, hạn chế những bất đồng trong vấn đề quyền con người từ các bên liên quan, đồng thời đây cũng là kênh trao đổi các kinh nghiệm và tiếp nhận những sự hỗ trợ (kỹ thuật, tài chính) để giải quyết tốt các vấn đề về quyền con người được quan tâm.
Mới đây vào ngày 12-11-2013, Việt Nam đã trúng cử, trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc, đây vừa là một cơ hội, vừa là một thách thức cho Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người, trước hết là ở phạm vi trong nước, sau đó góp phần vào công cuộc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người chung trên toàn thế giới hiện nay. Để làm được điều này, Việt Nam cần tích cực tăng cường hợp tác quốc tế, cải thiện hình ảnh của mình về vấn đề quyền con người; tăng cường giao lưu, truyền bá những giá trị văn hóa truyền thống tích cực nói chung, những giá trị văn hóa về quyền con người nói riêng; đồng thời, tiếp thu những giá trị văn hóa tiến bộ về quyền con người trên thế giới trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, với mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Như vậy, qua những điều nêu trên có thể thấy, đảm bảo quyền con người, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đảm bảo phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội,… luôn là những vấn đề được Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm. Để kết hợp hài hòa được những yếu tố này trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước đòi hỏi phải có thời gian, sự thiện chí, những bước đi, biện pháp và chính sách cụ thể nhằm
hiện thực hóa. Qua đó góp phần tôn trọng và bảo đảm các quyền con người trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đồng thời góp phần cho cuộc đấu tranh vì quyền con người cho tất cả mọi thành viên của nhân loại trên phạm vi toàn thế giới hiện nay.
KẾT LUẬN
1. Quyền con người là thành quả chung của nhân loại, đó chính là sự kết tinh từ giá trị văn hóa truyền thống cao đẹp của các dân tộc, từ các giá trị chung, cốt lõi liên quan đến quyền con người được chia sẻ trong các nền văn minh, tôn giáo và triết học trên thế giới. Theo đó, quyền con người là những quyền tự nhiên, mỗi cá nhân sinh ra đã có, đơn giản bởi họ là “con người” – là thành viên của cộng đồng nhân loại. Các quyền này là các quyền cơ bản, nhằm đảm bảo cho một cá nhân có thể tồn tại và có cơ hội phát triển bản thân trong đời sống cộng đồng. Và pháp luật, ở cả phạm vi quốc gia và quốc tế, cần ghi nhận và bảo đảm cho họ những quyền này.
Tuy nhiên, việc ghi nhận các quyền con người trong pháp luật không làm giảm giá trị của các quyền chưa được pháp luật ghi nhận, giống như quy định nổi tiếng của Tu chính án thứ 9 Hiến pháp Mỹ, đó là: “Việc liệt kê một số quyền nhất định trong Hiến pháp không được hiểu là phủ nhận hoặc hạ thấp những quyền khác của người dân”[27, tr.492].
2. Cũng giống như các nền văn hóa khác, nền văn hóa và pháp lý truyền thống Việt Nam với lịch sử hàng ngàn năm chống giặc ngoại xâm và chống chọi với thiên tai, với ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo kết hợp với văn hóa bản địa, đã hun đúc lên những giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam về quyền con người, đó là “tinh thần yêu nước, độc lập tự cường; tinh thần đoàn kết chịu đựng, hy sinh vì cộng đồng; tinh thần nhân đạo, khoan dung đối với mọi người (kể cả kẻ thù);…”[24, tr.496]. Đồng thời, nó cũng chứa đựng những hạn chế mang tính cố hữu của các xã hội phong kiến phương Đông, đó là trọng nam khinh nữ; coi trọng con người tập thể hơn con người cá nhân; đề cao đạo đức hơn pháp luật;…
thống tốt đẹp về quyền con người là những chủ trương, chính sách lớn của nhà nước, được thể hiện qua các quan điểm, tư tưởng mang tính chỉ đạo trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, xây dựng con người Việt Nam mới, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay.
4. Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, trước tiên và quan trọng nhất đó chính là giáo dục. Chỉ có giáo dục, nâng cao nhận thức, trình độ dân trí mới có thể phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp về quyền con người, đồng thời tiếp thu những giá trị văn hóa tiến bộ, loại bỏ những giá trị mang tính lạc hậu, hạn chế, tiến tới xây dựng một nền văn hóa về quyền con người, ở đó các quyền con người được tôn trọng và đảm bảo.
5. Cuối cùng, với mục tiêu xây dựng một nhà nước pháp quyền, cần đẩy mạnh không ngừng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, hệ thống pháp luật về quyền con người nói riêng; tăng cường cải cách thể chế nói chung, đặc biệt là cải cách tư pháp, nhằm bảo đảm không ngừng các quyền con người cho mọi người. Đây chính là những cơ sở vững chắc nhất cho việc tôn trọng, đảm bảo và thực thi các quyền con người. Đồng thời, cần tăng cường xây dựng, hoàn thiện các thiết chế, bộ máy và cơ chế thực thi, bảo đảm và giám sát quyền con người. Đặc biệt là, cần thành lập các thiết chế độc lập trong việc thực thi và giám sát thực thi quyền con người, bao gồm Hội đồng Hiến pháp, Thanh tra Quốc hội (Ombudsman) về quyền con người, hay Cơ quan nhân quyền quốc gia. Hơn nữa, cần tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội, tăng cường đối thoại, giao lưu hợp tác quốc tế. Tất cả những giải pháp tổng thể trên đây góp phần thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển của Việt Nam hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Tư pháp (2008), Tìm hiểu về quyền con người: Tài liệu hướng dẫn về giáo dục quyền con người, tài liệu dịch do Wolfgang Benedek chủ biên, NXB Tư pháp, Hà Nội.
2. Bộ Tư pháp (2014), Ưu tiên ban hành các luật về quyền con người, trích trả lời của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trong Chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” ngày 9-3-2014, đăng trên:
http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-Bo-Tu- Phap.aspx?ItemID=6344, [truy cập 17-8-2014].
3. Nguyễn Duy Cần (1992), Lão Tử tinh hoa, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
4. Chính phủ (2013), Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kì II năm 2014, Hà Nội.
5. Mai Ngọc Chừ (2010), Các giá trị Đông Á và việc thiết kế chương trình, nội dung giảng dạy Đông phương học, đăng trên:
http://www.vnu.edu.vn/home/?C2051/N1007/Cac-gia-tri-dong-a-va- viec-thiet-ke-chuong-trinh,-noi-dung-giang-day-dong-phuong-hoc.htm, [truy cập 17-8-2014].
6. Ngô Huy Cương (2013), Nhà nước hiện nay, bài giảng tại khoa Luật, Lớp Cao học Nhân quyền khóa 2, tháng 8-2013, Hà Nội.
7. Phùng Danh Cường (2014), Vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay, tr.36-39, 115-119, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
8. Nguyễn Đăng Dung (2011), “Cách thức quy định các quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam: So sánh với Hiến pháp các nước”, Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, tr.572-584.
9. Vũ Công Giao (2007), Văn hóa truyền thống Đông Á: Có hay không các giá trị nhân quyền, đăng trên Văn Hóa Học:
http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-the-gioi/vh-phuong-dong- nhung-van-de-chung/96-vu-cong-giao-van-hoa-truyen-thong-dong-a-co- hay-khong-cac-gia-tri-.html, [truy cập 1-8-2014].
10. Vũ Công Giao (2013), “Hiến định cơ quan nhân quyền quốc gia trên thế giới và triển vọng ở Việt nam”, Các thiết chế hiến định độc lập: Kinh nghiệm quốc tế và triển vọng ở Việt Nam, tr.198-229.
11. Vũ Công Giao (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh và triết lý nhân quyền, bài giảng tại khoa Luật, Lớp Cao học Nhân quyền khóa 2, tháng 8-2013, Hà Nội. 12. GPAR, GENCOMNET và CIFPEN (2013), Báo cáo chung của các bên liên quan gửi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc cho cơ chế kiểm điểm định kì toàn cầu của Việt Nam năm 2014, Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Thanh Hà (2014), Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tr.121-124, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
14. Hoàng Hùng Hải (2013), “Một số hạn chế trong pháp luật hình sự phong kiến Việt Nam”, Kỷ yếu: Quyền con người trong truyền thống văn hóa và pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến, tr.29-36.
15. Chu Thị Thúy Hằng (2013), “Những tư tưởng cơ bản về quyền con người trong Quốc Triều Hình Luật của nhà Lê”, Kỷ yếu: Quyền con người trong truyền thống văn hóa và pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến, tr.51-65.
16. Chu Thị Thúy Hằng (2013), “Tư tưởng về nhân đạo, nhân văn và khoan dung trong pháp luật thời Lý – Trần”, Kỷ yếu: Quyền con người trong truyền thống văn hóa và pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến, tr.44-50.
17. Lê Thị Hồng (2014), Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng của phụ nữ, đăng trên:
http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content& view=article&id=9762:s-kcb-nckh&catid=309:s-kcb-nckh&Itemid=357, [truy cập 19-8-2014].
18. Tạ Chí Hồng (2004), Đạo đức Phật giáo quan niệm về lẽ công bằng, bình đẳng và lòng khoan dung, đăng trên Báo Giác Ngộ Online: https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=73D053, [truy cập 1-8-2014].
19. Trần Trọng Kim (2001), Nho giáo, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 20. Khoa Luật – ĐHQGHN (2010), Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948:
Mục tiêu chung của nhân loại, tài liệu dịch do Godmundur Alfredsson và Asbjorn Eide chủ biên, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
21. Khoa Luật – ĐHQGHN (2011), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
22. Khoa Luật – ĐHQGHN (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
23. Khoa Luật – ĐHQGHN (2011), Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
24. Khoa Luật – ĐHQGHN (2011), Tư tưởng về quyền con người: Tuyển tập tư liệu Việt Nam và thế giới, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
25. Khoa Luật – ĐHQGHN (2012), Giới thiệu công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966), NXB Hồng Đức, Hà Nội. 26. Khoa Luật – ĐHQGHN (2012), Hỏi đáp về quyền con người, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
27. Khoa Luật – ĐHQGHN (2012), Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến: Một số tiểu luận của các học giả nước ngoài, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
28. Nguyễn Hiến Lê (1993), Lão Tử Đạo Đức Kinh, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
29. Nguyễn Hiến Lê (1995), Luận Ngữ, NXB Văn học, Hà Nội.
30. Phan Huy Lê (2010), Những thuộc tính Đông Á của Việt Nam, đăng trên: http://www.vnu.edu.vn/home/?C2051/N1006/Nhung-thuoc-tinh-dong-a- cua-Viet-Nam.htm, [truy cập 17-8-2014].
31. Hoàng Văn Nghĩa (2013), “Những nội dung cơ bản về văn hóa và quyền con người trong văn hóa truyền thống Việt Nam”, Kỷ yếu: Quyền con người trong truyền thống văn hóa và pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến, tr.86-107.
32. Hoàng Văn Nghĩa (2013), “Tư tưởng về nhân quyền trong truyền thống văn hóa và pháp luật Việt Nam thời kỳ nhà Nguyễn và Pháp thuộc”, Kỷ yếu: Quyền con người trong truyền thống văn hóa và pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến, tr.66-85.
33. Vũ Thế Ngọc (2006), Lão Tử Đạo Đức Kinh, NXB Lao động, Hà Nội. 34. Thích Pháp Như (2014), Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã
hội trong kinh điển nguyên thủy, đăng trên Đạo Phật Ngày Nay: http://www.daophatngaynay.com/vn/giao-duc/14793-phat-giao-va-muc- tieu-giao-duc-cong-bang-xa-hoi-trong-kinh-dien-nguyen-thuy.html, [truy cập 1-8-2014].
35. Mai Thanh Quế (2012), Giáo dục và giáo dục Phật giáo: Bản chất và giá trị, đăng trên Đạo Phật Ngày Nay:
http://www.daophatngaynay.com/vn/giao-duc/11090-giao-duc-va-giao- duc-phat-giao-ban-chat-va-gia-tri.html, [truy cập 1-8-2014].
36. Hồ Sĩ Quý (2006), Về giá trị và giá trị châu Á, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Đỗ Tiến Sâm, Phạm Duy Đức (2010), Văn hóa Đông Á trong tiến trình hội nhập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Nguyễn Duy Sơn (2012), Tư tưởng Hồ Chí Minh và triết lý nhân quyền, bài giảng tại khoa Luật, Lớp Cao học Nhân quyền khóa 1, tháng 2-2012, Hà Nội.
39. Đỗ Thị Thơm (2013), “Những rào cản của pháp luật truyền thống đến việc bảo vệ quyền con người”, Kỷ yếu: Quyền con người trong truyền thống văn hóa và pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến, tr.108-116. 40. Trung tâm nghiên cứu Quyền con người – Học viện CTQG HCM (2003),
Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam: Truyền thống, lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Trung tâm nghiên cứu Quyền con người – Học viện CTQG HCM (2004),
Quyền con người: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và Ốt-xtrây-lia (Human Rights: Theory and Pratice in Vietnam and Australia), NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
42. Lã Khánh Tùng (2013), “Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam với tiến trình sửa đổi Hiến pháp trong năm 2013”, Sự tham gia của nhân dân vào quy trình lập hiến: Lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam, tr.252-263. 43. Viện Nghiên cứu Quyền con người – Học viện CTQG HCM (2012), Báo
cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở: Giáo dục quyền con người cho cán bộ thực thi pháp luật, Hà Nội.
44. Viện Nghiên cứu Quyền con người – Học viện CTQG HCM (2013), Báo