1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm tam cương trong triết học nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở việt nam hiện nay

74 1K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 68,03 KB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

TRẦN THỊ TƯƠI

QUAN ĐIỂM “TAM CƯƠNG” TRONG

TRIẾT HỌCNHO GIÁO VÀ sự ẢNH HƯỞNG CỦA NÓĐỐI VỚI VIÊC XÂY DƯNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA

• •

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCChuyên ngành: Triết học

Ngưòi hướng dẫn khoa học:ThS Nguyễn Thị Giang

HÀ NỘI, 2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để có được thành công của đề tài này chúng em xin bày tỏ lòng cảm ơn tói ThS Nguyễn Thị Giang về sự giúp đỡ, hướng dẫn và dìu dắt tận tình của cô trong suốt quá trình em thực hiện đề tài khóa luận Sự giúp đỡ của cô đã giúp em có nghị lực để vượt qua khó khăn và hoàn thảnh đề tài khóa luận tốt nghiệp này.

Qua đây em cũng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới nhà trường Đại học

Sư phạm Hà Nội 2 nói chung và các thầy cô trong khoa Giáo dục Chính trị -

Giáo dục công dân nói riêng đã tạo điều kiện cho em được học tập trong môi

trường tốt, được tham gia làm khóa luận Đây là điều kiện thuận lợi để em đượchọc hỏi, tiếp thu tri thức mới Đây cũng là cơ hội để em khẳng định bản thân mình, rèn luyện các kỹ năng thực tế như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm, kỹ năng thảo luận nhóm

Thông qua đây em cũng chân thành cảm ơn tới tập thể cán bộ trung tâm thư viện thông tin Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em được mượn tài liệu tham khảo có liên quan tới đề tài khóa luận này.

Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn đồng hành ủng hộ em hoàn thành đề tài khóa luận này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Sinh viên thưc hiên ■•

Hà Nôi, ngày tháng năm 2016

Tác giả khóa luận

Trần Thi Tươi

s

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 7

Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG 7

1.1 Một vài nét về Nho giáo 7

1.2 Nội dung của quan điểm “Tam cương” ừong triết học Nho giáo 16

Trang 5

MỞ ĐẦU1 Lí do chon đề tài

Gia đình là tế bào của xã hội Từ gia đình, con người được sinh ra và trưởng thành cả về thể chất lẫn nhân cách Với hai chức năng cơ bản của gia đình: tái sinh con người để duy trì nòi giống và xã hội hóa cá nhân để hình thành nhân cách, gia đình sẽ tồn tại mãi trong đời sống của nhân loại Sức mạnhtrường tồn của mỗi quốc gia, dân tộc, xã hội - phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại, phát triển của gia đình và gia đình văn hóa Không những thế, gia đình còn có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế cũng như giữ gìn, kế thừa vàphát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc một cách bền vững; đồng thòi loại bỏ các hủ tục, lạc hậu và tiếp thu các giá trị hiện đại là xu hướng phát triển của mỗi gia đình.

Ở Việt Nam, vấn đề gia đình đang được đặt ra với vị trí mang tầm chiến

lược quốc gia Từ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỉ quả độ tiến lên

chủ nghĩa xã hội, Đảng ta khẳng định: “Gia đình là tể bào của xã hội, là cáinói thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếpsổng và hình thành nhân cách Các chính sách của Đảng và Nhà nước phảichú ý tới xây dựng gia đình no ẩm, hòa thuận, tiến bộ Nâng cao ý thức vềnghĩa vụ gia đình đổi với mọi lớp người” [9, tr 76 - 77].

Với tư cách là một thiết chế xã hội văn hóa, gia đình Việt Nam trong truyền thống và hiện đại vẫn là nơi hội tụ, gắn kết mỗi thành viên trong gia đìnhvói nhau Khi vui người ta luôn san sẻ cùng gia đình và khi buồn cũng tìm sự an ủi, chở che từ gia đình thân yêu Vì thế, đối với mỗi con người Việt Nam mang tâm hồn Việt, gia đình là nơi thiêng liêng nhất, thực sự là nơi ẩn náu của sự yên ổn, sự kính trọng và tình yêu thương Nét đẹp trong văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam đã góp phần làm phong phú hơn lên bản sắc văn hóa dân tộc, ngày nay những giá trị đó cần được kế thừa và phát huy.

Trang 6

Nho giáo cho rằng, gia đình có vị trí quan trọng trong sự ổn định và phát triển của xã hội Vì vậy, những hành vi ứng xử và giao tiếp của mỗi thành viên trong gia đình được Nho giáo quy định chặt chẽ, phụ thuộc vào danh phận mỗi người Những quy định này, nếu loại bỏ những yếu tố bảo thủ, mất dân chủ thì cho đến nay, vẫn còn có giá trị Ke thừa những tư tưởng tích cực của Nho giáo về gia đình ừong việc xây dựng gia đình mới, gia đình có văn hóa ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là việc làm cần thiết Theo quan niệm Nho giáo, mọi ngưòi trong xã hội đều bị trói buộc bởi Tam cương gồm: vua- tôi, cha-con, vợ-chồng Tam cương quy định hành vi ứng xử của con người nó phản ánh hai mặtcủa cuộc sống hiện thực là quan hệ gia đình và quan hệ xã hội Trong quan hệ gia đình, Nho giáo rất coi trọng việc ứng xử đúng theo Ngũ luân, tức là năm mối quan hệ tự nhiên Đó là: quan hệ vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, anh - em, bạn - bè Đi cùng với các mối quan hệ đó là những yêu cầu giao tiếp bắt buộc mà mỗi thành viên trong xã hội phải thực hiện Bởi chỉ có thực hiện đúng Ngũ luân thì con người mới trở thành con người xã hội Đồng thời, theo tư tưởng Tam cương, Nước cũng chỉ là căn nhà to, căn nhà nhỏ - gia đình hòa thuận thì căn nhà to cũng hòa thuận Do đó, một xã hội muốn thanh bình thì trước hết càncó những gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

Tư tưởng Tam cương của Nho giáo đã làm cho các thành viên trong gia đình ứng xử vói nhau theo trật tự luân thường đạo lý, góp phần làm cho gia

đình có văn hóa, phù họp với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá

độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay,mặt trái của cơ chế thị trường cùng vói lối sống thực dụng, tôn thờ đồng tiền, các sản phẩm văn hóa độc hại từ bên ngoài tràn vào cùng vói các tệ nạn xã hội đang tiến công mạnh mẽ vào các gia đình Từ đó, tình trạng ly hôn, ly thân, sống thử không đăng kí kết hôn, quan hệ tình dục, nạo phá thai trước hôn nhân

Trang 7

ngày càng gia tăng Nhiều giá trị đạo đức gia đình đang xuống cấp Các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè bê tha và đại dịch HIV/AIDS đang len lỏi thâm nhập vào các gia đình Đặc biệt, bạo lực gia đình đang là vấn đề nổi cộm.Như vậy, việc xây dựng gia đình văn hóa đang đứng trước những thách thức lớn đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động với phương châm “xâyđi đôi vói chống và lấy xây làm chính”.

Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề đã nêu trên nên nghiên cứu quan điểm Tam cương của triết học Nho giáo và sự vận dụng những giá trị của tư tưởng đó vào xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa lý

luận và thực tiễn sâu sắc Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Quan điểm “Tam

cương” trong triết học Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay”.

2 Lịch sử nghiền cứu đề tài

Ở Việt Nam, từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu đến Nhogiáo và gia đình cũng như gia đình văn hóa Có thể khái quát một số kết quả nghiên cứu ở hai loại hình chủ yếu sau:

về học thuyết luân lý và đạo đức của Nho giáo (2004) của tác giả Minh

Anh, Tạp chí Triết học, số 8, tr.46; Việt Nam phong tục (2001) của tá giả Phan Kế Bính, Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội; Vai trò và nhiệm vụ của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình mới của cách mạng (1974) của tác giả Lê Duẩn, Nxb Sự thật, Hà Nội; Văn hóa đổi mới (1994) của tác giả Phạm Văn Đồng, Nxb CTQG, Hà Nội; Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế- xã hội (1996) của tác giả Phạm Minh Hạc, Nxb KHXH, Hà Nội; Quyền lực của vợ- chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam (2007) của tác giả

Phạm Thị Huệ, Tạp chí xã hội học, số 3, Ừ.47; về gia đình truyền thống Việt

Nam với ảnh hưởng của Nho giáo (1989) của tác giả Trần Đình Hượu, Tạp chí xã hội học, số 2, ta.25; Suy nghĩ về việc xây dựng chiến lược gia đình hiện nay

Trang 8

Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết trên các tạp chí, các bài báo đã đề cập đến vấn đề này Tuy nhiên, nhìn chung các bài, các đề tài đã nghiên cứu một cách tổng quát nhất sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với các lĩnh vực văn hóa tinh thần Việt Nam, song chưa có đề tài nào đề cập tới sự vận dụng những giá trị của tư tưởng Tam cương vào việc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay Do đó, trên cơ sở tiếp thu và hệ thống hóa kiến thức, những quan điểm khoa học của người đi trước dưới góc độ Triết học Mác - Lênin, tôi sẽ nghiên

cứu rõ hơn về đề tài: “Quan điểm “Tam cương” trong triết học Nho giáo và

sự ảnh hưởng của nó đối vái việc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay ” với mong muốn bước đầu nhìn nhận toàn diện và hệ thống hơn về

vấn đề này.

3 Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu vấn đề lý luận chung về tư tưởng Tam cương ừong triết học Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Sự ảnh hưởng của tư tưởng “Tam cương” ừong xây dựng gia đình văn hóaở Việt Nam hiện nay.

Trang 9

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện được mục đích nêu trên đề tài đề ra nhiệm vụ cụ thể đó là:Tìm hiểu quan điểm “Tam cương” của triết học Nho giáo

Tìm hiểu về gia đình và gia đình văn hóa ở Việt Nam

Sự ảnh hưởng của quan điểm “Tam cương” đối vói việc xây dựng gia đìnhvăn hóa ở Việt Nam hiện nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiền cứu của đề tài

5.1 Cơ sở lý luận

Đứng trên quan điểm của phép biện chứng duy vật trong quá trình nghiên cứu đề tài như: quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm phát triển, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng gia đình văn hóa.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với các quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về gia đình văn hóa.

Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng các phương pháp liên ngành, phương pháp điều ưa xã hội học, phương pháp diễn dịch, quy nạp, phân tích, tổng họp, lôgic và lịch sử để tiếp cấn và giải quyết những yêu cầu đặt ra của đề tài.

6 Đóng góp của đề tài

Đề tài nêu lên một cách có hệ thống, khoa học về tư tưởng “Tam cương” tíong triết học Nho giáo Đồng thời làm rõ quan niệm về gia đình văn hóa

Trang 10

nghiên cứu về sau.

7.Bố cuc của đề tài ■

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 2 chương, 5 tiết.

Trang 11

NỘI DUNGChương 1

MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG1.1 Một vài nét về Nho giáo

1.1.1 Sự ra đời của Nho giáo

Nếu phương Đông là chiếc nôi lớn của nền văn minh nhân loại thì Ấn Độ và Trung Quốc là những trung tâm văn hóa triết học cổ xưa rực rỡ và phong phú nhất của nền văn minh ấy Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất trên thế giới hơn 4000 năm phát triển liên tục, vớinhiều phát minh vĩ đại trong lịch sử trên nhiều lĩnh vực khoa học, nơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết học lớn có ảnh hưởng đến nền văn minh Châu Á cũng như toàn thế giới.

Một trong những tư tưởng triết học phương Đông thời đó mà ý nghĩa của nó vẫn còn có giá trị cho đến tận ngày nay về vấn đề luân lí, đạo đức, chính trị -xã hội, đó là những tư tưởng triết học của Nho giáo Nho gia, Nho giáo là những thuật ngữ bắt nguồn từ chữ “nhân” (người), đứng cạnh chữ “nhu” (cần, chờ, đợi) Nho giáo xuất hiện sớm, lúc đầu chỉ là những tư tưởng hoặc là trí thức chuyên học văn chương và lục nghệ góp phần trị nước Đến thòi Khổng Tử đã hệ thống hóa những tư tưởng và trí thức trước đây thành học thuyết, gọi là Nho học hay “Khổng học”.

Nho giáo ra đời cách đây hơn 2500 năm ở Trung Hoa cổ đại gắn liền với tên tuổi người sáng lập là Khổng Tử Khổng Tử hay còn gọi là Khổng Phu Tử sinh ngày 27 tháng 8, 551 TCN, mất ngày 11 tháng 4, năm 479 TCN ở nước Lỗừong một gia đình quý tộc sa sút Khi còn nhỏ, tuy gia cảnh nghèo khó nhưng ông vẫn có điều kiện học sớm và rất ham học Ông là một nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Hoa; các bài giảng và triết lí của ông có

Trang 12

ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống và tư tưởng của các nền văn hóa Đông Á Người Trung Hoa đời sau đã tôn xưng ông là Vạn thế sư biểu (bậc thầy của muôn đời) Khổng Tử tuy sáng lập ra học thuyết Nhân Nghĩa Nho gia nhưng không được các quân vưomg thời Xuân Thu coi trọng mà phải do các hậu học như Tử cống, Tử Tư, Mạnh Tử, Tuân Tử truyền bá rộng về sau.

Những tiền đề dẫn đến sự ra đời của Nho giáo:

về kỉnh tế, lực lượng sản xuất đã có những bước tiến lớn, nhiều ngành

nghề mới ra đời, cộng thêm sự suy yếu của thế lực chính trị nhà Chu đã làm cho chế độ kinh tế “Tỉnh điền” tan rã Trong xã hội xuất hiện sở hữu tư nhân vềđất đai và do đó xuất hiện giai cấp mới là giai cấp địa chủ.

về chính trị, suốt thời Xuân Thu, mệnh lệnh của “Thiên tử nhà Chu”

không còn được tuân thủ; trật tự lễ nghĩa, cưcmg thường xã hội đảo lộn; đạo đức suy đồi Đây là thời mà “Vua không ra đạo vua, tôi chẳng ra đạo tôi” Triết học tại thời điểm này trong xã hội nảy sinh ra hai mâu thuẫn lớn, đó là mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ và tàng lớp thống trị quý tộc thị tộc nhà Chu và mâuthuẫn thứ hai gay gắt hon nhiều, là mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp địa chủ, mâu thuẫn thứ hai biểu hiện là thế lực nào cũng muốn bá chủ Trung nguyên, dẫn tói cuộc chiến tranh giữa các dòng họ, đẩy xã hội vào thòi kỳ loạn lạc, thời “Đánh nhau tranh thành, thì giết người thây chết đầy thành; đánh nhau giành đất thì giết người thây chết đầy đồng”.

về văn hoá, người Trung hoa đã sáng tạo ra tri thức về nhiều lĩnh vực, đạt

được kiến thức vượt thời đại.

Chính trong thời đại lịch sử biến chuyển sôi động đó đã đặt ra một loạt những vấn đề xã hội và triết học mới, buộc các nhà tư tưởng phải quan tâm lý giải và làm nảy sinh một loạt các trường phái triết học đa dạng Các dòng tư tưởng triết học thời này đều có chung một đặc trưng là quan tâm giải quyết các vấn đề chính trị - đạo đức - xã hội và không quan tâm tới tôn giáo.

Ở thời đại của Khổng Tử thì chế độ tông pháp nhà Chu đảo lộn, đạo lý

Trang 13

nhân luân suy đồi Khổng Tử muốn đem tài sức của mình ra để giúp vua với hy vọng lập lại trật tự lễ giáo nhà Chu và cải thiện cho phù họp với điều kiện lịch sử mới nhưng không được vua nước Lỗ trọng dụng Ông chu du đến các nước chư hầu với mong muốn mang lí tưởng cải tạo xã hội ra giúp nước trị dân, cứu đời nhưng không thành Nho giáo có 6 bộ sách lớn là Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc và Kinh Xuân Thu Đến đời nhà Tần, bộ Kinh Nhạc bị thất truyền, chỉ còn lại Ngũ Kinh Tư tưởng trung tâm của Nho giáo là những vấn đề về chính trị, đạo đức của con ngưòi và xã hội.

Trong cuộc đời dạy học của mình, những lời dạy của Thầy đã được học trò ghi chép lại và tập họp thành bộ “Luận Ngữ” Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời dạy mà soạn ra sách Đại học; sau đó cháu nội của Khổng Tử là Khổng cấp còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung Đen thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đã ra sức bảo vệ Nho giáo, thường xuyên tỏ thái độ tôn sừng vương đạo, khinh bỉ bá đạo; tôn sùng nhân, nghĩa; khinh bỉ thói mưu lợi Từ những đòi hỏi của thực trạng xã hội lúc bấy giờ, Mạnh Tử đã đề cập đến nhiều vấn đề cụ thể của đời sống chính trị và kinh tế nhiều hơn thầy Khổng Tử Mạnh Tử đã tập họp và ghi lại những cuộc biện luận của mình thành tập gọi là “Bảy Thiên” Mạnh Tử Như vậy, Mạnh Tử cùngvới Luận ngữ, Đại học và Trung dung tập họp thành bộ Tứ thư và cùng với NgũKinh trở thành tài liệu chính thức của Nho Giáo.

Thời Đông Chu kéo dài trong cảnh loạn lạc, rối ren Tình hình này đẩy toàn bộ triều đại nhà Chu và hình thái kinh tế - xã hội của nó đi tới chỗ kết thúcvà đòi hỏi Nho giáo muốn tồn tại và phát triển được thì phải vượt qua khủng hoảng Thực tế đạo lý Nho giáo không thế chấm dứt được tình trạng loạn lạc, vốn đặt nền tảng ở “nhân trị”, đã không thể áp dụng thành công ữên phương diện trị quốc.

Nho giáo, đạo lý làm vũ khí tinh thần bảo vệ nề nếp, thể chế nhà Chu

Trang 14

cũng phải chịu sự phán quyết của thế lực đang lên Tần Doanh Chính đã ra chủ trưomg “đốt sách, chôn Nho”, “phần thủ, khanh Nho” làm cho Nho giáo phải lao đao, khốn đốn Với những chính sách tàn bạo của nhà Tần đã gặp phải sự lên án và buộc tội của những thế lực đại biểu cho xu thế mới của xã hội Lưu Bang đã giành thắng lợi, triều đại nhà Hán bắt đầu Từ đây Nho giáo bắt đầu lấy lại được ưu thế của mình và trở thành vũ khí tinh thần của nhà Hán Ở thời này, Đại học và Trung dung được gộp vào Lễ Kí Hán Vũ Đế đưa Nho giáo lên hàng Quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước về tư tưởng Và cũng từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm Nho giáo thời nhà Hán được gọi là Hán Nho Điểm khác biệt so với Nho giáo trước đời Tần là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, ngoài là “nhân trị” nhưngtrong là “pháp trị” Bằng việc kết họp cả “nhân trị” và “pháp trị”, Hán Nho đã đạt được những thành công lớn trên phương diện trị quốc.

Triều đại nhà Hán nổi lên một nhân vật quan trọng là Đổng Trọng Thư Ông đã bổ sung vào học thuyết Khổng - Mạnh phàn nói về trời đất, quỷ thần, âm dương ngũ hành mà Khổng Tử và Mạnh Tử cố né tránh hoặc có nói sơ qua đồng thời hệ thống hóa học thuyết này một cách hoàn chỉnh, vừa làm cho quân quyền và thần quyền quyện chặt vào nhau.

Từ thế kỉ XVI trở đi, triều đại nhà Minh, Thanh gắn với sự tiếp xúc văn hóa phương Tây đã đặt ra những vấn đề không thế giải quyết được dưới ánh sáng của Đạo Nho Cùng với sự trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa Đông - Tây, các triết lí của các nhà tư tưởng dân chủ Thực tế cuộc sống đã làm nảy sinh trong đầu óc nhà Nho những nỗi băn khoăn khó quyết định Đến cuối triều đại nhà Thanh, một số nhân vật tiêu biểu đã hấp thụ được nhiều tư tưởng mới Tây Âu về tự do, bình đẳng, bác ái Đến năm 1911, cách mạng Tân Hợi giành thắng lợi đưa Trung Quốc từ vũng bùn phong kiến dần dần bức lên Từ đây,

Trang 15

Nho giáo gắn liền với các triều đại phong kiến Trung Quốc cơ bản đã kết thúc, song ảnh hưởng của nó vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Nho giáo ngay từ khi ra đời đã có điểm khác biệt căn bản với tư tưởng củacác tôn giáo, nhất là vấn đề con người, quan tâm đến con người, đến cuộc đời và tìm thú vui trong cuộc sống Phật giáo cho cuộc đời là bể khổ nên tìm cách giải thoát Lão giáo cũng yếm thế, bi quan nên cần sự “vô vi tịch mịch” Chỉ có đạo Nho là coi ừọng sự sống hơn cả Con người khi sống ừên cuộc đời này hãy lo lấy việc của chính mình Chuyện của con người khi sống còn chưa lo hết, lo gì đến việc sau khi chết Đây có thể coi là điểm khác nhất của Nho giáo so với các học thuyết khácvà có lẽ nhờ đó mà Nho giáo giữ vị trí độc tôn và ưu

chuộng trong thời gian rất dài của lịch sử Mặt khác, Nho giáo rất chú trọng dạyđạo làm người, hướng vào rèn luyện đạo đức con người, đề cao giáo dục, giáo dục làm cho con người ác thành thiện Song tuy vậy, đạo làm người theo quan điểm của Nho giáo là đạo làm người trong xã hội phong kiến Nho giáo là hệ tưtưởng phục vụ quyền lợi của giai cấp phong kiến, tuy nhiên quan niệm đạo đức của Nho giáo có nhiều điểm tích cực Một trong những điểm đó là đặt rõ vấn đềngười quân tử, tức là người lãnh đạo chính trị phải có đạo đức cao cả; dù nguyên tắc ấy không được thực hiện trong thực tế nó vẫn là một điểm làm chỗ dựa cho những sĩ phu đấu tranh Nho giáo đã tạo ra cho kẻ sĩ một tinh thần trách nhiệm cao cả với xã hội, là yếu tố tạo nên truyền thống hiếu học, truyền thống khí tiết của kẻ sĩ Như vậy, tư tưởng đạo đức của Nho giáo có ý nghĩa vô cùng quan ừọng và có giá trị lớn lao cho tới ngày hôm nay.

1.1.2 Sự du nhập của Nho giáo ở Việt Nam

Nho giáo được du nhập vào Việt Nam theo chân kẻ xâm lược, là công cụ thống trị tư tưởng của các tập đoàn phong kiến phương Bắc và đã tồn tại trong suốt thời kỳ phong kiến Một số quý tộc người Việt học chữ Hán để phục vụ cho chính quyền đô hộ Một số người học để nâng cao tầm hiểu biết Mục đích

Trang 16

khác nhau, song do hoàn cảnh lịch sử xã hội, người Việt tiếp thu Nho giáo có cải biến Nho giáo lúc đầu gặp sự phản ứng, do đó do nhu cầu thực tiễn người Việt đã tiếp biến Nho giáo theo hướng có lợi, biến công cụ tư tưởng của kẻ thù thành công cụ nhận thức ừong cuộc đấu tranh để tồn tại và phát triển Vậy là từ chỗ bị ép học nó, nhân dân ta đã tự nguyện làm quen và học nó ngày một phổ biến rộng rãi Vì thế những người Việt Nam đầu tiên được giữ chức vụ quan ừọng dưới thời Bắc thuộc như Lý Tiến, Lý cầm - làm thái thú, thứ sứ - đều là những người học thông kinh truyện, xuất thân từ khoa bảng Đã có một số bằngchứng cho thấy Nho giáo được truyền vào thế kỷ I TCN khi ở Trung Quốc nhà Tây Hán đã đánh bại tập đoàn phong kiến họ Triệu và giành lấy quyền thống trịvà cho lập 3 quận tại Bắc Bộ Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của Nho giáo còn rất hạn chế, song song đó Nho giáo là công cụ thống trị của chính quyền đô hộ và phục vụ cho chính quyền đô hộ, Nho giáo còn được xem để du nhập chữ Hán vào Việt Nam và dần Hán hóa ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam tạo ra về mặt kỹthuật với một kho tàng tri thức về xã hội và về tự nhiên, đó là nền văn học, sử học, triết học, thiên văn học, y học được tiếp thu từ thời Trung Quốc cổ đại.

Đến thế kỉ IX, ngay sau khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán, giành được độc lập đã xây dựng thể chế quốc gia, đặt các nghi lễ thẩm phục, chịu ảnhhưởng sâu sắc của Nho giáo, tức là tinh thần tôn ti đẳng cấp Các triều đại đầu tiên khi niên hiệu, tôn hiệu cũng đã thể hiện sự tin tưởng màu sắc là lý thuyết mệnh trời như “ứng thiên”, “thuận thiên”, “phụng thiên”.

Nho giáo với tư cách là hệ tư tưởng của giai cấp thống tri, được coi là nguyên tắc, khuôn mẫu soi sáng cho hoạt động quản lý xã hội của các vưomg quốc phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV Các nhà Nho đã tìm

trong kinh điển Nho gia những kinh nghiệm, những bài học về quản lý xã hội

Nho giáo đề cao yếu tố chủ quan của con người với phương châm: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ; đề cao những quy tắc đạo đức, hướng xã hội vào

Trang 17

khuôn phép, trật tự phong kiến Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội phong kiến, Nho giáo cùng với những tư tưởng cơ bản của nó đã ảnh hưởngđến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội và con người Việt Nam; đến quá trình hình thành và phát triển của xã hội và chế độ phong kiến Việt Nam, đến việc xây dựng đạo đức con người, gia đình và xã hội Việt Nam Có thể thấy, Nho giáo thời kì đàu có những tư tưởng tích cực như tư tưởng đại đồng, có hiếu với cha mẹ, tình cảm anh em gắn bó, hòa thuận Nét đặc sắc của

Nho giáo là chú trọng vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân đặc biệt là chú ý đến đạo đức người cầm quyền G.s Vũ Khiêu đã nhận xét: Ở đây Nho giáo đã nhận

thức được một thực tế là những người ừong bộ máy nhà nước mất đạo đức thì

không thể cai trị được nhân dân Vì vậy, đạo đức là một phương tiện để tranh

thủ được lòng tin của nhân dân.

Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, Nho giáo giữ vị trí độc tôn Các sách kỉnh điển của Nho giáo được in ấn và phát hành rộng rãi Với Nho giáo có xu hướng đi sâu vào những luận điểm triết học về chính trị và đạo đức nhắm xác lập ý thức hệ cai trị phong kiến theo mô hình chế độ trung ương tập quyền cao độ Nhiều tư tưởng tiến bộ ừong các quan điểm chính trị - đạo đức của Nho giáo đãđược các nhà tư tưởng Việt Nam kế thừa theo tinh thần thực tiễn của dân tộc Đó là tư tưởng thân dân, trọng dân, coi dân là gốc của quốc gia Đó là tư tưởng nhân, nghĩa trong đời sống chính trị - xã hội, đó là mối quan hệ biện chứng song trùng giữa vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, đó là các phạm trù đạo đức trung hiếu, tiết nghĩa Như vậy, việc sử dụng Nho giáo qua các triều đại phong kiến là sự lựa chọn có ý thức của giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam Nho giáo thực sự trở thành công cụ hữu hiệu phục vụ cho việc trị nước mà Phật giáovà Đạo giáo không có.

Nho giáo đã có lịch sử rất lâu đời, trải qua nhiều giai đoạn với những bước thăng trầm khác nhau và ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội Việt Nam

Trang 18

ở những phương diện nhất định Nho giáo vốn coi nhân dân là những người nghèo hèn được bề trên chăn dắt và sai khiến; Hồ Chí Minh đòi lấy người cán bộ phải là “đầy tớ của nhân dân”, phải học hỏi nhân dân và yêu quý nhân dân Với tỉnh thần ấy, Hồ Chí Minh đã xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, biến nhân dân thành sức mạnh vô địch để giành độc lập và xây dựng Tổ quốc Nho giáo đã nuôi dưỡng hàng ngàn năm tinh thần “ừọng nam khinh nữ”, từ chỗ khinh rẻ phụ nữ tới chỗ áp bức họ, trói buộc họ trong bếp núc gia đình Cách mạng Việt Nam đã sớm bỏ qua những tư tưởng lạc hậu ấy, mở tung cánh cửa gia đình để người phụ nữ cùng bình đẳng với nam giới trên mọi lĩnh vực chiến đấu, sản xuất và quản lý gia đình và đất nước.

Bên cạnh đó, Nho giáo rất coi trọng trí thức, coi ừọng học hành Hàng nghìn năm qua, nhà nước Việt Nam đều lấy Nho học - Nho giáo làm nền tảng líluận để tổ chức nhà nước, pháp luật và đặc biệt là giáo dục Nho giáo coi trọng đức là coi ừọng cách làm người, coi ừọng con người là yếu tố quyết định Giáo dục Nho giáo góp phàn nâng cao văn hóa con người đặc biệt về văn hóa, sử học, triết học Với phương châm “học nhi ưu tắc sĩ”, học để có thể tìm ra một nghề nghiệp mới và nâng cao vị trí xã hội của bản thân là động lực hiếu học trong nhân dân Hiếu học là đặc điểm của của Nho giáo Hiếu học đã trở thảnh truyền thống văn hóa Á Đông trong đó có Việt Nam Bên cạnh đó, Nho giáo còn hướng quảng đại quần chúng nhân dân vào việc học hành, tu dưỡng đạo đức theo Ngũ thường: “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín” làm cho xã hội ngày càng phát triển văn minh hơn Nho giáo góp phàn xây dựng mối quan hệ xã hội rộng rãi hơn, bền chặt hơn, có tôn ti trật tự vượt quá phạm vi cục bộ là các làng xã,ấp hướng tới tầm mức quốc gia, ngoài ra nó góp phần xây dựng mối quan hệ gia đình bền chặt, có tôn ti trật tự hơn nhờ tuân theo Ngũ luân ‘Vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bạn - bè” Trong gia đình điều cốt lõi là con người phải có “đức hiếu” Hiếu là biểu hiện của Nhân, là nguồn gốc của Trung Với

Trang 19

người Việt, hiếu kính với cha mẹ là giá trị tinh thần, là nội dung đạo đức trong gia đình, ăn sâu vào nếp nghĩ, lối sống Hiếu kính với tổ tiên, ông bà, cha mẹ trước hết là phải cư xử tốt với người đang sống Con cháu phải kính trọng cha mẹ bởi công cha nghĩa me như núi cao, nước nguồn kể sao cho xiết:

“Công cha như núi Thái Son,Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Phải hiếu thảo với cha mẹ lúc sống, phụng dưỡng lúc về già, thành kính biết ou, thưong tiếc khi khuất núi

Tóm lại, lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam là sự phản ánh lịch sử trên hai ngàn năm cố kết cộng đồng dân tộc để dựng nước và giữ nước Đó cũng là lịch sử phát sinh và phát triển của tư tưởng triết học ừong quá trình thường xuyên có sự giao lưu, tiếp biến đối với các hệ tư tưởng triết học lớn được du nhập từ bên ngoài mà trước hết là các học thuyết lớn của Trung Hoa và Ấn Độ Nho giáo với tư cách là học thuyết có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trìnhphát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam Nhiều tư tưởng triết học đã được các nhà tư tưởng Việt Nam tiếp thu có chọn lọc, bổ sung; các danh Nho Việt Nam không có sự sáng tạo gì đóng góp vào học thuyết mà chỉ thể hiện rõ chí khí, bảnlĩnh của mình trước những việc bất bình của xã hội Ngày nay, chúng ta phê phán Nho giáo dựa trên lập trường triết học Mác - Lênin Từ đó, kế thừa và phát huy những nhân tố tích cực của nó để phục vụ cho công cuộc phát triển đấtnước Đây cũng chính là những sáng tạo tư tưởng theo tinh thần thực tiễn Việt Nam, góp phần làm sâu sắc và phong phú đời sống tinh thần và học thuyết của dân tộc.

1.2 Nội dung của quan điểm “Tam cương” trong triết học Nho giáo

1.2.1 Các quan hệ của “Tam cương” trong triết học Nho giáo

1.2.1.1 Quan hệ vua-tôi

Trang 20

Trước hết quan hệ quân thần: (“Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” nghĩa là dù vua có baỏ bề tôi chết đi nữa thì bề tôi cũng phải tuân lệnh, nếu bề tôi không tuân lệnh thì bề tôi không trung với vua) Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt luôn luôn công minh, tôi trung thành một dạ.

Dân ta ngày xưa tin rằng phải có Trời “Không có Trời, ai ở được với ai?”.Hẳn vì thế mà cũng cho rằng một nước cần phải có vua, vì nếu không có người cầm đầu để quản lý xã hội cho có trật tự thì làm sao dân chúng có thể sinh sống yên bình được? Do đó phát sinh ra mối tưomg quan giữa vua và tôi:

“Ong kiến còn có vua tôi

Huống chi loài người chẳng có nghĩa ư”

Trong đạo thờ vua, bề tôi phải hết lòng “Thờ vua cốt để đưa vua lên đường đạo đức” không được như vậy thà thoi việc đi “Làm quan lớn ở triều đình mà để đạo lớn không được thi hành đó là điều sỉ nhục” “Nước nhà yên ổn,vẫn ăn lương, nước nhà loạn lạc cũng vẫn ăn lương, đó là điều sỉ nhục” Vì vậy,làm vua của một nước thì phải lo cho dân được ấm no, yên bình.

Đối với bề tôi, vua phải giữ lễ và đối xử ừọng hậu, dùng nười tài đủ sức khuyên răn mình, chứ không dùng những hạn hạng quan chức chỉ biết tuân lệnh“vua mà coi bề tôi như bùn, rác thì bề tôi sẽ coi vua như kẻ cướp, người thù”.

* Quan niệm Khổng Tử về quan hệ vua-tôi

Trước hết, ông chống ngôi vua kiểu cha truyền con nối Ông lên án việc chức tước truyền theo huyết thống, dòng tộc mặc dù trong xã hội đương thời cóba kiểu lên ngôi được chấp nhận Đó là:

Lên ngôi do cha truyền con nối Lên ngôi do vua trước truyền lạiLên ngôi do đổi mệnh vua

Khổng Tử cho rằng, người cầm quyền phải có đức, có tài mà không cần đến đẳng cấp xuất thân của nó Với ông người đứng đầu của một quốc gia phải

Trang 21

đạt được nhân đạo và phải đạt được thiên đạo để trở thảnh một minh quân, một bề trên chính trực.

Đối với những yêu càu cụ thể, Khổng Tử chủ trưomg:

- Vua phải đảm bảo cho dân được ấm no, phải xây dựng được lực lượng quân sự hùng hậu và đặc biệt là phải chiếm được lòng tin của dân.

- Vua phải biết làm cho dân giàu và biết giáo hóa dân

- Vua phải biết tận dụng người đức độ và có năng lực làm việc, phải biết rộng lượng với những người cộng sự của mình.

Vì vậy, bề tôi đối với vua, theo ông phải coi như cha, như mẹ của mình Trong quan hệ giữa bề tôi và vua, tôi vì vua mà “Trung” “Trung” của Khổng Tử chỉ đòi hỏi sự hết lòng và thành tâm thật ý trong quan hệ với nhau.

*Quan niệm của Đổng Trọng Thư về quan hệ vua-tôi

Ông đưa ra thứ quy tắc đạo đức phi lí, phi nhân bản: Vua xử tội chết thần phải chết nếu không mắc tội bất trung Ngoài ra ông còn nói: Vua là tượng của “Trời” nên có đức che, hướng dẫn, bề tôi là tượng của “Đất” nên có đức tính chuyên chở tuân theo và “Trung quân” là phải trung thành tuyệt đối với nhà vua Bởi vì mối quan hệ vua - tôi là đứng đàu trong ba mối quan hệ được coi là đường cột, cơ bản của con người, xã hội.

Như vây, quan hệ vua - tôi có nghĩa là: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” (vua xử bề tôi chết, bề tôi không chết là không có lòng trung) và ngoài ravua thưởng phạt luôn luôn công minh, tôi trung thành một dạ Hơn nữa chữ “trung” vốn chỉ có nghĩa là ngay thẳng, hết lòng, hết sức với vua Vua là người cầm đầu trong nước, coi trách vụ làm cho dân no ấm yên lành, cho nước được tự chủ độc lập Dân là kẻ được hưởng các điều ấy, ắt là phải phục vụ phò vua một cách ngay thẳng, hết lòng hết sức:

“Làm tôi thì ở cho trungChớ ở hai lòng mà hóa dở dang”

1.2.1.2 Quan hệ cha - con

Trang 22

Quan hệ cha con là một trong ba quan hệ cơ bản của con người Duy trì mối quan hệ này cũng là duy trì tôn ti trật tự trong gia đình cũng như xã hội và ràng buộc ừách nhiệm giữa con người với con người Tư tưởng Nho giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến các mối quan hệ trong gia đình người Việt và được thể hiện dưới nhiều góc độ khác nhau Trong quan hệ cha - con được thể hiện tập trung biểu hiện trong khuôn khổ Từ, Hiếu, Lễ.

Nho giáo quan niệm rằng: Cha mẹ phải yêu thương, nuôi dưỡng con cái (Từ) “Khi con cái còn nhỏ phải lo lắng chăm sóc cho con khôn lớn, khi con cái trưởng thành phải dậy dỗ uốn nắn và làm gương cho con cái biết đạo ứng xử làm người trong xã hội: biết trung với vua, biết hiếu với cha mẹ, biết kính với người trên, biết đễ với anh em, biết tín với bạn bè, biết thấy việc nghĩa thì phải làm Đồng thời là cha mẹ phải biết che chở, bảo vệ con cái sẵn sàng bao che cho con cái khỏi tội lỗi” [1, tr.46] Ngược lại, con cái phải kính trọng cha mẹ bởi Nho giáo cho rằng “Chỉ cần mỗi người đều yêu thương cha mẹ mình, đều kính trong bậc tôn thượng của mình, thì tự nhiên thiên hạ được thái bình” [Mạnh Tử, Thiên Ly Lâu, Thượng] Ngày nay, hơn bao giờ hết cha mẹ cũng vẫn là người thường xuyên giáo dục con trẻ thái độ, cử chỉ, ăn nói lễ phép, tôn kính người trên, tôn sư trọng đạo, nhường nhịn lẫn nhau như tổ tiên thường dạy:

“Uốn cây từ thủa còn nonDạy con từ thủa con còn thơ ngây”.Ca dao Việt Nam cũng có câu:

“Cây xanh thì lá cũng xanhCha mẹ hiền lành để đức cho con”.

Có nghĩa là cha mẹ phải luôn giữ lời ăn tiếng nói cũng như tác phong làm việc để con cái noi theo luôn là tấm gương sáng để con cái học tập bởi lẽ: “Không có gì tác động lên tâm hồn non nớt của con trẻ bằng quyền lực của sự

Trang 23

làm gương, còn giữa muôn vàn tấm gương thì không có tấm gương nào gây ấn tượng sâu sắc và bền chặt bằng tấm gương của cha mẹ và thầy cô”

[N.I.NÔvicỐp] Trong cuốn “Giáo dục gia đình” Phạm Khắc Chương cũng từng nói “Con cái họ đang theo dõi họ và bất cứ hành động nào của người lớn trước mặt con cái đều chỉ dạy cho chúng về cách đối xử với mọi người” Cha mẹ là người thầy đầu tiên định hướng cho con cái, rèn luyện cho con cái nề nếphọc tập và đức tính tốt.

Khác với tư tưởng hiếu thuận của người Phương Tây đề cao quyền bình đẳng của con cái Nho giáo quy định con cái phải nghe lời không được cãi lại cha mẹ “Cha mẹ mắng cửa trước, con cái luồn cửa sau” Là con thì phải luôn giữ được địa vị của ông cha, làm theo lễ của ông cha, tấu nhã như ông cha, kínhnhững người mà ông cha trọng, mến những người mà ông cha yêu, thờ người thác như thờ người sống, trọng những người đã qua như trọng người đang tồn tại Để làm được như vậy theo Khổng Tử “Cha còn sống phải xem xét chí của cha, cha chết rồi phải xem việc làm của cha, ba năm không thay đổi những lời cha đã dạy, như thế có nghĩa là hiếu vậy” [ Khổng Tử, Luận Ngữ, Học Nhi, tiết 11] Do ảnh hưởng của quan niệm trên mà trong gia đình Việt Nam hiện nay con cái không được tự ý quyết định một vấn đề nào đó khi chưa được xem như là kim chỉ nam, thước đo của chuẩn mực đạo đức mà người con luôn phải tuân theo:

“Cá không ăn muối cá ươn

Con không nghe cha mẹ ữăm đường con hư”.

Nho giáo cũng quan niệm: Người làm con phải phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ còn sống Điều đó có nghĩa là khi phụng dưỡng cha mẹ thì phải có sự kính cẩn, phải có lễ, Khổng Tử chỉ rõ “Đời nay hễ thấy ai nuôi được cha mẹ thì người ta khen là người có hiếu Nhưng những con thú như chó, ngựa thì người ta cũng nuôi Cho nên nuôi cha mẹ mà chẳng kính trọng thì có khác gì nuôi thú

Trang 24

vật” [ Luận Ngữ, Vi chính, tiết 7] Vì thế, việc phụng dưỡng cha mẹ là phải biếtkính cẩn, chăm sóc cha mẹ Trong gia đình Việt Nam hiện nay, con cái cũng luôn chăm sóc, kính trọng ông bà, cha mẹ Sự kính ừọng được thể hiện bằng nhiều việc làm khác nhau trong đó phải kể đến việc các con cái ừong gia đình làm việc mừng thượng thọ Những gia đình nào có cha mẹ già đến bảy, tám mươi tuổi thì làm lễ mường thọ cho cha mẹ, gọi là lễ “thượng thọ” Hôm ăn mừng trước hết người ta làm lễ gà xôi, hoặc tam xinh hoặc heo giò đem ra đình lễ thần gọi là bái tạ thần hưu, có nghĩa là tạ ơn thánh thần đã phù hộ cho cha mẹsống lâu Bất cứ gia đình nào dù khá giả hay nghèo khó thì đều tổ chức mừng thượng thọ cho cha mẹ Phan Kế Bính cho rằng: “Mừng thọ và mừng sinh nhật của cha mẹ cũng là một việc để tỏ lòng kính yêu cha mẹ, là việc làm rất hay, người không có thì chẳng kể gì, nhưng giàu có thì nên lắm, có lẽ hơn là làm rỗ ngày hủy nhật Ta không mấy nhà theo lễ ấy mà chỉ phù hoa sau khi cha mẹ đã mất rồi, thực sự là một việc làm sai lầm” [2, tr.69].

Tư tưởng phải có con trai để nối dõi tông đường của Nho giáo cũng đã ăn sâu trong tâm khảm người Việt cho đến tận ngày nay Nho giáo cho rằng: Có bađiều bất hiếu lớn đó là Một là, làm những chuyện bậy bạ, khiến cho cha mẹ mang nhục Hai là, nhà nghèo mà cha mẹ lại già yếu nhưng chẳng chịu ra làm quan nuôi cha mẹ Ba là, không có con trai nối dõi khiến cho cha mẹ không có người hương khói Trong ba điều bất hiếu ấy, Nho giáo coi việc không có con nối dõi là điều bất hiếu lớn nhất Ngày nay, tuy học vẫn của người dân trong xã hội hiện đại đã được cải thiện đáng kể nhưng những quan niệm này đã tồn tại trong một thời gian dài ừải qua nhiều thế hệ nên khó có thể được cải biến trong một thời gian ngắn Thực tế nhiều gia đình Việt Nam hiện nay “đẻ cố” để có người thờ cúng mai sau Gia đình đông con mà không có khả năng nuôi dạy dẫn tới sự đói nghèo, thất học Nguy hiểm hon là sự mâu thuẫn giữa các thảnh viên luôn là hệ quả đi liền với tư tưởng “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, ở

Trang 25

những làng quê vấn đề này còn mang nặng nề đến mức chuyện có hay không cócon trai còn ảnh hưởng đến vinh nhục của người cha Nếu không có con trai thì người cha luôn bị xếp ngồi mâm dưới khi dự cỗ bàn, vì cho rằng như thế là không đủ tư cách để tiếp chuyện với các cụ bô lão Điển hình là có những gia đình vì không sinh được con ừai nên tự cảm thấy bất hiếu với tổ tiên, xấu hổ với làng xóm nên đã bỏ quê hương đi biệt xứ.

Mang trong mình những nhược điểm cố hữu nhưng Nho giáo vẫn ảnh hưởng tích cực đối với truyền thống gia phong của người Việt Tại nhiều vùng miền tư tưởng Nho giáo đã được áp dụng sáng tạo và thích ứng với tập tục, văn hóa riêng của vùng đó Có thể lấy ví dụ như nhiều dòng họ đã lập gia phả, gia pháp để giáo dục con cháu duy trì truyền thống tốt đẹp tổ tiên để lại Nhiều bản gia pháp chuyển những quy định thành những câu thơ dễ đọc hơn.

Bài “Vè dạy con” (Sưu tầm ở Tâm Phước, Gò Công Đông)Con đừng ham bạc ham tiền

Đem duyên bán rẻ để phiền cho duyênGái khôn chẳng khác chiếc thuyềnTrai khôn cầm bách mối giềng thẳng ngay

Con đừng vợ một vợ haiĂn chơi làm lạc có ngày ly thân

Con mà tiết kiệm ân cầnSiêng năng làm lụng để phần ấm no

Những bài vè hay những câu ca dao từ xa xưa để lại đều mang đậm nét nhân văn, tính giáo dục cao đối với các thành viên trong mối quan hệ gia đình Qua đây ông cha ta muốn truyền lại tử tuởng Nho giáo về trách nhiệm và nghĩa vụ riêng phù họp với danh phận của mỗi thành viên Cha mẹ phải nuôi dưỡng, giáo dục con cái và ngược lại con cái phải vâng lời cung kính với cha mẹ.

1.2.1.3 Mối quan hệ chồng - vợ

Trang 26

Trong gia đình Nho giáo truyền thống Việt Nam quan hệ chồng - vợ đượcquy định khá rõ ràng Nho giáo đã đúc kết mối quan hệ ấy vào những quy luật như đối với người vợ, người đàn bà trong xã hội là “tam tòng, tứ đức” Tam tòng- tại gia tòng phụ - xuất giá tòng phu - phu tử tòng tử Có nghĩa là khi chưa lấy chồng người con cái phải biết nghe lời cha mẹ, khi lấy chồng phải biết phụctùng chồng, chồng chết thì phải ở vậy mà nuôi con không nên tái giá Tứ đức - Công (chăm lo cuộc sống gia đình), Dung (chăm lo thân thể cho tốt, đẹp, sạch sẽ), Ngôn (lời nói dịu dàng, đoan ừang), Hạnh (ngay thẳng nhân ái trong mọi công việc), Trong xã hội Việt Nam hiện đại những quy tắc Nho giáo xưa vẫn tồn tại trong thiết chế mỗi gia đình cũng như ừong quan điểm chuẩn mực đạo đức của mỗi con người Việt Nam Tuy nhiên, những quy tắc Nho giáo này đã phát triển cùng với sự tiến bộ của xã hội và nhận thức cả con người Quan điểmNho giáo tiến bộ đã quan tâm đúng mức hơn tới vai trò cá nhân người phụ nữ bên cạnh việc duy trì những chuẩn mực về đạo đức và về quan hệ gia đình Những tư tưởng này đã mang sắc thái mới, nhân đạo hơn, công bằng hơn đối với mọi cá nhân bất kể giới tính và vai ttò ừong xã hội cũng như ừong gia đình Tuy vậy, ừong một số gia đình Việt Nam hiện đại tư tưởng Nho giáo cũ vẫn tồntại bất kể sự tồn tại của những tư tưởng mới đã ừở nên phổ biến Tại các gia đình này người chồng vẫn giữ thái độ gia trưởng, không tôn trọng quyền của người phụ nữ vốn được pháp luật bảo vệ Hiện nay bạo lực trong các gia đình Việt Nam vẫn là điều nhức nhối của cả xã hội Theo đồng chí Lê Duẩn từng nói: “Bạo lực trong gia đình là tệ ngược đãi phụ nữ và trẻ em là hiện tượng có tính phổ biến trong mọi tầng lớp dân cư, xảy ra ừên mọi vùng miền” [7, tr 32] Bạo lực gia đình không phải là mới, chế độ phụ hệ tư tưởng trọng nam khinh nữ đã kéo theo sự bất bình đẳng giữa phụ nữa và nam giới Trước đây, những người phụ nữ bị hành hạ chủ yếu là sống dựa vào chồng Khi chuyển sang kinh tế thị trường vai ừò của người phụ nữ cũng thay đổi song thực tế đã ghi nhận

Trang 27

rất nhiều trường họp phụ nữ thành công hon vẫn bị chồng ngược đãi hành hung.Theo nghiên cứu của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thì những trường họp nàychiếm 72% trong số những vụ xung đột gia đình Tính từ năm 2000-2005 tại 18/61 tỉnh, thành phố có 111630 vụ đánh đập hành hạ vợ con, ừong bốn tháng đầu năm 2007 ở Hà Nội có 512 vụ việc về bạo lực gia đình mà nạn nhân là phụ nữ Trên thực tế hành vi bạo lực gia đình có thể kéo dài được trước hết cũng do nhận thức của người phụ nữ Họ cho rằng những hành vi bạo lực đó là do sự thiếu kiềm chế của người chồng, là người vợ thì phải chịu thiệt thòi thì gia đìnhmới hạnh phúc Những người vợ chấp nhận chịu đựng một phần là vì muốn níu kéo hạnh phúc gia đình và một phần cũng là vì lối suy nghĩ “xấu chàng hổ ai” Tư tưởng tự ti về thân phận đàn bà cũng là một lí do dẫn đến sự tự nghuyện chấp nhận quyền lực tối cao của nam giới và địa vị phụ thuộc của nữ giới trong gia đình Mặc dù lối sống tư duy này lạc hậu và đi ngược lại với xu thế của xã hội nhưng nó đã tồn tại trong khoảng thời gian dài nên khó có thể thay đổi được.

Trong mối quan hệ chồng - vợ thì mối tương quan về quyền giữa hai người cũng là vấn đề rất quan trọng Với quan niệm của Nho giáo xưa thì mọi quyền của nam giới đều nặng hơn nữa giới rất nhiều Người chồng trong gia đình thường có ba quyền cơ bản:

Thứ nhất, Quyền về tiền của của hai vợ chồng làm ra, hoặc của người chồng hay do người vợ làm ra cũng được gọi là của chồng cả:

“Trai tay không chẳng ăn mày vợ Gái trăm vạn cũng thể nhờ

Thứ hai, Quyền trong công việc giao tiếp Chỉ người đàn ông có quyền giao thiệp với người ngoài chứ đàn bà thì không được tham dự tới tất thảy côngviệc xã hội Cho nên từ trong họ đến ngoài làng cho đến việc tiếp khách, các

Trang 28

công việc ứng tiếp xã hội cũng không việc gì dự đến đàn bà ở nước ta đàn bà vì thế mà ít kiến thức, chỉ hoạt động chủ yếu trong gia đình.

Thứ ba, Quyền tự do, chỉ người đàn ông được quyền tự do nghĩa là muốn chơi bời gì thì choi, muốn đi lại đâu thì đi lại người vợ không có quyền ngăn cấm Chồng có thể lấy năm, bảy vợ mà vợ chỉ được phép lấy một chồng.

“Tài trai lấy năm lấy bảyGái chính chuyên chỉ có một chồng”.

Quyền hạn của phụ nữ Nho giáo chỉ được giới hạn trong khuôn khổ gia đình Người vợ trên phụng dưỡng cha mẹ chồng có khi phải nuôi cả chồng nữa,giúp chồng lo lắng công việc gánh vác giang sơn, dưới săn sóc nuôi con Đây được coi là quyền nội trợ Thực ra thì đây giống với nghĩa vụ hơn là quyền lợi.

Do ảnh hưởng sâu nặng này mà ở nước ta hiện nay trong các gia đình khi quyết định một vấn đề gì thì người chồng vẫn là người quyết định chủ yếu Nghiên cứu cho thấy rằng: Người chồng vẫn là người quyết định chính trong công việc sản xuất của gia đình với một tỉ lệ cao nhất tới 51,9% chiếm hơn một nửa tổng số trả lời Người vợ là người quyết định chính chiếm tỉ lệ thấp chiếm 16,4% chỉ bằng 1,3% so với người chồng Tỷ lệ hai vợ chồng quyết định bằng nhau là 31,7% Thực ra thì kinh tế không phải là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyền quyết định của người chồng trong công việc sản xuất của gia đình mà trong gia đình tồn tại vào niềm tin của người chồng, người cha là người có quyền nhất , người vợ, con cái phải nghe theo kể cả trong trường họp người chồng, người cha ốm yếu và họ không phải kiếm cơm chính trong gia đình Trích đoạn thảo luận nhóm sau đây cho thấy điều này: “Như ông nhà tôi không làm nặng được nhưng có cái gì thì tôi và con tôi cũng phải nói với ông ấy, ông ấy đồng ý thì mới dám làm chứ đâu phải ông ấy bệnh hoạn rồi mình cãi ông ấy,đâu cũng hỏi ông ấy tỷ lần, ông ấy đồng ý thì mới dám làm” [12, tr.47] Trong gia đình về quyền tiếp cận và quyền kiểm soát những tài sản lớn hiện nay cũng

Trang 29

có sự chênh lệch lớn giữa vợ và chồng Điển hình là về đất đai và tín dụng mặc dù Hiến pháp, Luật đất đai, Luật hôn nhân và gia đình đảm bảo cho phụ nữ và nam giới được hưởng các quyền như nhau đối với đất đai nhưng phần lớn cho thấy đất đai là do chủ hộ (người chồng) đứng tên một mình điều đó đồng nghĩa với việc chồng được quyền quyết định với tài sản đất đó Khi chồng muốn cho, bán hay chuyển nhượng người vợ không có quyền tham gia hoặc tham gia cũngchỉ lấy lệ Ông Saroi Dash quyền giám đốc quốc gia Ation Aid Việt Nam nói: “Phụ nữ là người sản xuất nông nghiệp chủ yếu và nuôi sống cả gia đình song quyền tiếp cận và quyền sử dụng các công cụ và tư liệu sản xuất của họ vẫn chưa được đảm bảo thậm chí có khi còn bị xâm phạm”.

Gia đình là cái nôi để con người sinh tồn và phát triển Mối quan hệ vợ chồng có ảnh hưởng đến sự phát triển của thế hệ mai sau Đối với xã hội Việt Nam gia đình đóng vai trò là một tế bào của xã hội Vì vây, xã hội muốn phát triển thì mỗi tế bào càn được phát triển ở điều kiện tốt nhất Muốn vậy vợ chồng phải chung thủy, thương yêu, hòa thuận, cùng nhau xây dựng một gia đình bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

1.2.2 Gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay

1.2.2.1 Các khái niệm cơ bản

* Khái niệm gia đình

Khái niệm gia đình đã được nhiều nhà tư tưởng, nhà hoạt động thực tiễn nghiên cưú, quan tâm như: Trong tác phẩm kinh điển “Hệ tư tưởng Đức” (1845) Các Mác và Ăngghen cho rằng: “Hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở Đó là quan hệ giữa vợ và chồng; cha mẹ và con cái, đó là gia đình.” [5, tr.41] Quan điểm của Các Mác và Ăngghen là: Gia đình ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của xã hội loài người, trong quá trình tái tạo ra chính bản thân mình thì đồng thời cùng tái tạo ra gia đình và gia đình được tạo bởi hai mối quan hệ chủ

Trang 30

yếu: quan hệ hôn nhân (vợ-chồng), quan hệ huyết thống (cha mẹ - con cái).Gia đình là cái gốc của con người, noi con người sinh ra và bắt đầu một cuộc sống Trong suốt cuộc đời, gia đình luôn là điểm tựa, là cội nguồn của tìnhcảm, là cái nôi của sự bình yên, là yếu tố vô cùng cần thiết cho cuộc sống con người và cho xã hội Gia đình là một nhóm xã hội được cấu trúc theo những chuẩn mực văn hóa nhất định, như một tập họp những mối quan hệ giữa các cá nhân (vợ chồng, con cái và anh chị em), gia đình là một thành quả văn hóa đặc thù của con người.

Gia đình đã tồn tại trong lịch sử nhân loại hàng vạn năm, đã biến đổi qua nhiều kiểu loại, quy mô và cơ cấu rất khác nhau Hiện nay gia đình với nhiều loại hình, nhiều biểu hiện rất phong phú và đa dạng Khái niệm gia đình thườngđược dùng để chỉ một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân Quan niệm về gia đình của một số người hiện nay không chỉ đóng khung trong những mối liên hệ về huyết thống, về dòng họ, anh em, bố mẹ, cha mẹ nuôi mà gia đình còn có một phạm vi rộng lớn hơn trên cơ sở những người có tình yêu thương tương ừợ,giúp đỡ lẫn nhau.

Như vây, bàn về gia đình, c Mác đã khẳng định tầm quan trọng đặc biệt

của nó trong duy trì nòi giống và nhấn mạnh mối quan hệ huyết thống Tuy nhiên, vấn đề gia đình không chỉ được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác nghiên cứu Vì tầm quan trọng trong quá trình phát triển của con người , xã hội,vấn đề này còn được đề cập đến trong những văn bản khác nhau như bàn về những quyền của con người và gia đình.

Ở Việt Nam, vấn đề gia đình luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học khác nhau, thuộc nhiều chuyên ngành và vì vậy định nghĩa về gia đình cũng rất phong phú và đa dạng.

Khái niệm gia đình:

Trang 31

Theo Từ điển Tiếng Việt, Văn Tân chủ biên đã định nghĩa: “Gia đình là đom vị xã hội, thành lập trên cơ sở dòng máu, bắt đàu có từ thời đại Thi tộc mẫu hệ, trong thời đại phong kiến thường có cha mẹ, con cháu, có khi chắt nữa;trong thời đại Tư bản chủ nghĩa thường chỉ có vợ chồng và con cái” [3, tr.113 - 114] Định nghĩa nỳ khái quát được một số nét cơ bản, bản chất của gia đình về cơ sở hình thành, duy trì, biến đổi của gia đình trong lịch sử và khẳng định gia đình là đơn vị xã hội nhung chưa nêu được vai trò của gia đình đối với xã hội qua các chức năng của nó Có thể nói, dưới góc độ ngôn ngữ, định nghĩa gia đình chưa thật đầy đủ, cần phải có định nghĩa mới về gia đình nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đòi hỏi.

Nhìn từ góc độ xã hội học, nhà nghiên cứu Lê Thi quan niệm: Khái niêm gia đình được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hình thành ừên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, nảy sinh quan hệ hôn nhân đó và cùng chungsống (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng, nội ngoại) Đồng thời, gia đình cũng cóthể bao gồm một số người được gia đình nuôi dưỡng, tuy không có quan hệ huyết thống các thành viên gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình cảm), giữa họ thường có những ràng buộc có tính pháp lý, được nhà nước thùa nhận và bảo vệ (được ghi rõ ừong luật hôn nhân và gia đình Việt Nam) Đồng thời trong gia đình còn có những quy định rõ ràngvề quyền được phép và cấm đoán quan hệ tình dục giữa các thành viên.[18, tr.42] Đây là khái niệm đề cập tới nét đặc trưng, bản chất cơ bản của gia đình nhưng nặng về trình bày, phân tích chưa khái quát, cô đọng.

Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2000, khẳng định: “Gia đình là tập họp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau theo luật định” [4, tr.12] Đây là quan niệm chính thống của nhà nước ta, là cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề liên quan đến gia đình Quan niệm này chưa khái quát rõ nét bản chất

Trang 32

quan trọng là gia đình có vai trò to lớn đối với xã hội.

Thực tế cuộc sống gia đình hiện nay cho thấy cần có một định nghĩa gia đình mang tính khái quát cao, phản ánh được đầy đủ nét bản chất đặc trưng về gia đình phù họp với lịch sử hình thành và phát triển cùng những biến đổi của gia đình với sự tác động mạnh mẽ của điều kiện kinh tế - xã hôi mới, của thời đại văn minh tin học đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.

Từ góc độ văn hóa học, khái niệm gia đình được dùng để chỉ một nhóm xã hộ được hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại ) cùng chung sống Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng cho cả một đời người, là môi trường văn hóa đầu tiên giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách, là nơi hội tụ, chọn lọc và sáng tạo văn hóa của con người và xã hội loài người.

Tổ chức UNESCO của Liên họp quốc đã lấy năm 1994 là năm quốc tế giađình và khẳng định: Gia đình là yếu tố tự nhiên và cơ bản, một đơn vị kinh tế của xã hội Gia đình coi như một giá trị vô cùng quý báu của nhân loại cần được giữ gìn và phát huy UNESCO đã đưa ra định nghĩa về gia đình: “Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng, cùng chung sống và có ngân sách chung” [20, tr.12].

Giáo sư Trần Đình Hượu cho rằng: “Gia đình là một tổ chức xã hội rất xa xưa, bắt nguồn từ quan hệ nam nữ, từ việc sinh con đẻ cái rất tự nhiên, vềsau trong lịch sử mới thay đổi thích ứng với phưomg thức sản xuất, với cơ chế chính t r ị - x ã hội, với nền văn hóa [13, tr.25].

Những khái niệm trên về gia đình của các nhà nghiên cứu đều đưa ra một khái niệm bao quát nhất nhằm phản ánh được đầy đủ và khoa học Nhưng trongcuộc sống khi nói đến gia đình thì điều đầu tiên là nói đến một tập họp người cùng chung sống dưới một mái nhà và giữa họ có mối liên hệ với nhau bởi quanhệ hôn nhân giữa vợ và chồng, quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con cái,

Trang 33

giữa anh chị em ruột, giữa ông bà và con cháu; một số người được gia đình nuôi dưỡng gắn bó với nhau về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyên lợi được họ hàng, làng xóm ủng hộ, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Tóm lại, không có một định nghĩa nào là duy nhất về gia đình cho mọi nền văn hóa mà có thể thống nhất cơ bản là: Gia đình là một cộng đồng người ừên cơ sở hai mối quan hệ cơ bản hôn nhân, huyết thống được xã hội thừa nhận.

*Khái niệm văn hóa

Ngày nay chúng ta thường bắt gặp danh từ văn hóa được sử dụng rộng rãi,trong nhiều lĩnh vực, nhưng để hiểu và sử dụng khái niệm “văn hóa” cho đúng thì đây là điều mà tất cả chúng ta đang quan tâm.

Trong tiếng Hán, văn hóa là hai từ ghép do từ văn và từ hóa ghép lại mà thành Văn dùng để chỉ vẻ đẹp thanh cao, đẹp đẽ Hóa dùng để chỉ sự thay đổi, biến đổi Văn hóa có nghĩa là biến đổi để trở thành đẹp, trở thành có giá trị (Từđiển Hán - Việt).

Trong tiếng Việt, văn hóa là danh từ có nội hàm và ngữ nghĩa khá phong phú và phức tạp Người ta có thể hiểu văn hóa như một hoạt động sáng tạo của con người, nhưng cũng có thể hiểu văn hóa là lối sống, thái độ ứng xử, lại có thể hiểu văn hóa như trình độ học vấn mà mỗi công nhân viên chức vẫn ghi trong lý lịch công chức của mình.

Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam, Tràn Ngọc Thêm định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hôi” [19, tr.10].

Trong cuốn Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xãhội - kinh tế của Phạm Minh Hạc định nghĩa: “Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và giá trị tinh thần, do con người, do cộng đồng, dân tộc, loài người sáng

Trang 34

tạo Có văn hóa của nhân loại, văn hóa của dân tộc, văn hóa của cộng đồng, vănhóa gia đình và văn hóa từng con người.” [11, tr.79].

Nhìn chung, các khái niệm trên xác định văn hóa theo nghĩa rộng hoặc thiên về trạng thái vận động của văn hóa, nơi sinh hoạt, hoạt động hoặc thiên vềtrạng thái tĩnh, trạng thái kết quả của văn hóa như tổng thể các giá tri vật chất và giá tri tinh thần Với cách tiếp cận biện chứng để nắm bắt ừạng thái vận động và trạng thái tĩnh của văn hóa, Hồ Chí Minh đã có nhiều phát biểu về văn hóa, trong đó có một phát biểu đáng chú ý như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [15, tr.431] Người xem xét văn hóa trong sự thống nhất với kinh tế, chính trị, xã hội và việc xây dựng nó thực sự là một “mặt ừận.”

Kế thừa tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà nó liên quan tới con người ữong một quá ữình tồn tại, phát triển, quá trinh con người làm nên lịch sử , cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và đẹp nhất củanó, bao gồm cả hệ thống giá trị: Tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh các cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh.”[10, tr.16].

Hội nghi lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII của Đảng đã đưa ra nội hàm của khái niệm văn hóa, đã đề cập đến tám vấn đề lớn trong đó “Lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa được coi là những lĩnh vực quan trọng nhất hiện nay cần đặc biệt quan tâm.” [6 tr.ll].

Trang 35

Ở đây, một mặt tiếp cận văn hóa từ đối tượng đạo đức, lối sống chuẩn mực giá trị xã hội, có nghĩa là chúng ta quan niệm văn hóa theo nghĩa rộng Mặt khác, việc tiếp cận đạo đức, lối sống phần nào nghiêng về trạng thái động thì việc tiếp cận các chuẩn giá trị xã hội lại nghiêng về trạng thái tĩnh Hơn thế nữa, trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với việc tất yếu diễn ra quátrình chuyển đổi mạnh mẽ và sâu sắc đạo đức, lối sống Điều đó cần thiết phải định hình, định tính được chúng để góp phàn bảo đảm sự phát triển bền vững nhằm giữ gìn, phát huy, được bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện biến động thường xuyên của nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước.

Từ cách đặt vấn đề trên như vậy và trên cơ sở quan điểm toàn diện, chính thể có kế thừa những định nghĩa trước đó thì văn hóa được quan niệm gồm những nội dung như sau: “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, giao lưu, tích lũy và phát triển thông qua hoạt động cải biến và ứng xử với thiên nhiên, xã hội và được biểu hiện dưới các thể thức ngày càng sân sắc, đa dạng để tôn vinh và phát triển toàn diện con người.” [17, tr.71 - 72].

Như vậy, quan niệm văn hóa là một phức họp nhiều mặt, do con người sáng tạo nên và văn hóa mang tính xã hội - lịch sử Không có văn hóa ngoài xã hội loài người, văn hóa không chỉ có ở những dân tộc “thượng đẳng” mà văn hóa đều sinh thành tồn tại và phát triển ở bất cứ dân tộc nào dù trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp kém, lạc hậu hay văn minh đi chăng nữa.

Văn hóa con người bắt đầu từ văn hóa gia đình và mang dấu ấn của văn hóa gia đình.

*Khái niệm gia đình văn hóa

Gia đình văn hóa theo quan niệm hiện đại là gia đình được hội tụ những gia lễ tốt đẹp trong truyền thống với những yếu tố họp lý tiến bộ trong nền văn

Trang 36

minh đương đại Trước hết, gia đình văn hóa là gia đình bình yên, mọi thành viên ừong gia đình sống hòa thuận, giữ được các mối quan hệ tốt đẹp, ăn ở với hàng xóm láng giềng không xảy ra điều tiếng gì, thường xuyên quan tâm tới mọi người, tham gia công tác xã hội nhiệt tình và có hiệu quả, có tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau được mọi người tin yêu, quý mến Từng thành viên ừong gia đình đều là công dân tốt, có cuộc sống trong sạch, lành mạnh, nề nếp, kỷ cương Kết quả đem lại cho gia đình này là “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, con cái được học hành, mọi thành viên gia đình đều tiến bộ, đều thành đạt, không khí gia đình luôn luôn đầm ấm vui tươi Khi giao tiếp với mọi người ai cũng cảm nhận: Trẻ em thì lễ phép, ngoan; người lán thì khiêm tốn, thân tình, lịch sự Cách tổ chức sinh hoạt gia đình họp lý, có tôn tì trật tự, văn minh.

Tuy nhiên, mỗi một địa phương, vùng lãnh thổ, thành phần dân tộc càn vận dụng sáng tạo những định hướng cơ bản ừong xây dựng gia đình văn hóa, cụ thể hóa những định hướng ấy thành các tiêu chí cụ thể, thích họp với hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội phù họp với từng hình thức gia đình hiệncó Trong mỗi giai đoạn thực hiện nhất định lại đề ra những tiêu chí cụ thể sát họp ừong từng nội dung xây dựng gia đình, ừánh đề ra tiêu chuẩn chung chung,không cụ thể Đồng thời phải rút kinh nghiệm sau mỗi thời kì, mỗi phong trào vận động cụ thể.

I.2.2.2 Các tiêu chỉ về gia đình văn hóa ở Việt Nam

Gia đình bền vững không chỉ là niềm hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà mà còn là nhân tố quan trọng góp phàn giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàncủa xã hội và sự ổn định dân số của mỗi quốc gia Vì vậy, gia đình luôn là một mối quan tâm đặc biệt của Đảng ta Tại Đại hội XI của Đảng, vấn đề gia đình trong thời kỳ mới được Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh và làm sâu sắc hơn.

Gia đình văn hóa là khái niệm do Ban chỉ đạo nếp sống mới Trung ương

Trang 37

đặt ra, để chỉ một kiểu văn hóa gia đình mới, một trình độ văn hóa gia đình mớiở nước ta hiện nay Gia đình văn hóa là một danh hiệu để phong tặng cho những gia đình đạt được hoặc thực hiện được tốt các tiêu chuẩn đó Danh hiệu này chỉ phẩm chất của gia đình, nói lên nếp sống có văn hóa của gia đình Gia đình văn hóa là một khái niệm “động”, từ khi xuất hiện đến nay có nhiều thay đổi Hiện nay, chứng ta chính thức dừng tên gọi “Gia đình vãn hóa” nhưng trước đây nó được gọi bằng cái tên khác nhau: gia đình mới, gia đình có nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa xã hội chủ nghĩa, gia đình văn hóa mới.

Để cụ thể hóa các mục tiêu, Bộ Văn háo, Thể thao và Du lịch đã ban hànhvà triển khai thực hiện Quy chế công nhận “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân số văn hóa” Trong đó, tiêu chí công nhận “Gia đình văn hóa” gồm:

Tiêu chí 1: Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính

sách pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương.

Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân; không vi phạm pháp luật Nhà nước, quy định của địa phương và quy ước, hương ước cộng đồng.

Giữ gìn an ninh chính trị, ừật tự an toàn xã hội; vệ sinh môi trường; nếp sống văn hóa nơi công cộng; bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan của địa phương; tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không sư dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại; không mắc các tệ nạn xã hội; tham gia tích cực bài trừ tệ nạn xã hội và phòng chống các tội phạm.

Tham gia thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua; các sinh hoạt, hội họp ở cộng đồng.

Ngày đăng: 04/11/2016, 17:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w