1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Triết học chính trị j j rousseau và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay

167 1,3K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Thứ ba, trong những thập kỷ vừa qua, tư tưởng triết học chính trị của Rousseau trước hết là các tư tưởng về tự do và bình đẳng, về ý chí chung, về chủ quyền nhân dân, về khế ước xã hội,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ CHÂU LOAN

TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ J.J ROUSSEAU VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI – 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ CHÂU LOAN

TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ J.J ROUSSEAU VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS ĐẶNG HỮU TOÀN

2 TS LƯU MINH VĂN

Xác nhận NCS đã chỉnh sửa theo Quyết nghị của Hội đồng đánh giá luận án

Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng đánh giá

Luận án Tiến sĩ

TS Lưu Minh Văn GS.TS Nguyễn Hữu Vui

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các trích dẫn trong luận án có xuất xứ rõ ràng Các kết quả trình bày trong luận án là trung thực

và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Châu Loan

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đặng Hữu Toàn và TS Lưu Minh Văn đã tận tình hướng dẫn, động viên trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận án để tác giả có thể hoàn thành bản luận

án này

Xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô, các cán bộ thuộc khoa Triết học, phòng Đào tạo Sau đại học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình viết luận án và làm các thủ tục bảo vệ

Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, cơ quan và bạn đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện bản luận án

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Châu Loan

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9

1.1 Tình hình nghiên cứu về những điều kiện và tiền đề ra đời triết học

chính trị Rousseau 9

1.2 Tình hình nghiên cứu về những tư tưởng triết học chính trị Rousseau 11

1.3 Tình hình nghiên cứu về ý nghĩa của triết học chính trị Rousseau đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 17

Chương 2 NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ CỦA ROUSSEAU 25

2.1 Những điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời triết học chính trị

Rousseau 25

2.2 Những tiền đề tư tưởng cho sự ra đời triết học chính trị của Rousseau 27

2.3 J.J Rousseau: cuộc đời và tác phẩm 43

Chương 3 KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHỮNG TƯ TƯỞNG NỀN TẢNG CỦA TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ ROUSSEAU 47

3.1 Khái niệm triết học chính trị và triết học chính trị Rousseau 47

3.2 Tư tưởng triết học chính trị Rousseau về nguồn gốc của sự bất bình đẳng,

về con người và các quyền tự nhiên 50

3.3 Tư tưởng của Rousseau về ý chí chung, chủ quyền tối cao và khế ước xã hội 67

Chương 4 TƯ TƯỞNG CỦA ROUSSEAU VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN - THIẾT CHẾ THỰC HIỆN CÁC QUYỀN TỰ NHIÊN CỦA CON NGƯỜI 83

4.1 Tư tưởng của Rousseau về phương thức tổ chức và phân chia các

quyền lực nhà nước 83

4.2 Tư tưởng của Rousseau về sự phân định và kiểm soát các quyền lực

nhà nước 93

Trang 6

Chương 5 Ý NGHĨA CỦA TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ ROUSSEAU

ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY 102

5.1 Những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của triết học chính trị Rousseau 102

5.2 Khái niệm nhà nước pháp quyền và bối cảnh lịch sử đặc thù của việc

xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay 116

5.3 Ý nghĩa của những tư tưởng nền tảng trong triết học chính trị Rousseau

đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 124

5.4 Ý nghĩa của tư tưởng Rousseau về nhà nước pháp quyền – thiết chế

thực hiện quyền tự nhiên đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở

Việt Nam hiện nay 134

KẾT LUẬN 145

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN 149

TÀI LIỆU THAM KHẢO 150

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Triết học chính trị là bộ phận của triết học nghiên cứu những nền tảng của đời sống chính trị và toàn bộ cơ chế hoạt động của nó từ góc độ triết học Triết học chính trị có vị trí đặc biệt và ảnh hưởng lớn lao đến mọi lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội trong mỗi quốc gia cũng như đến mối quan hệ giữa các quốc gia Triết học chính trị hiện nay là sự phát triển của lịch sử triết học chính trị của nhân loại Bàn về vai trò của việc nghiên cứu lịch sử triết học, trong đó có lịch sử triết học chính trị, Ph Ăngghen viết: “…Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận … Tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà có Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước” [3, tr 487-479]

Dưới đây là một số điểm thể hiện tính cấp thiết của đề tài luận án:

Thứ nhất, việc nghiên cứu các di sản tư tưởng vĩ đại của nhân loại, đặc biệt là

tư tưởng triết học chính trị của thời đại Khai sáng ở Tây Âu thế kỷ XVIII là quan trọng và cần thiết, bởi vì các tư tưởng triết học chính trị trong thời đại ngày nay, trong thế kỷ XX và XXI đã và đang chịu ảnh hưởng sâu sắc của các di sản đó Việc nghiên cứu này có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, giúp chúng ta hiểu rõ nền tảng của đời sống chính trị các nước phương Tây, những ảnh hưởng của nó đến nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam

Thứ hai, triết học chính trị là một chủ đề căn bản trong các tác phẩm của J.J

Rousseau, một trong những nhà Khai sáng Pháp vĩ đại thế kỷ XVIII, người đã đặt nền móng tư tưởng cho cuộc đại cách mạng tư sản Pháp 1789-1794 và cho cuộc đấu tranh vì tự do, dân chủ ở khắp nơi trên thế giới Với tinh thần đấu tranh cho sự phát triển của xã hội, ông xuất phát từ lý tưởng tự do, bình đẳng và dành toàn bộ thời gian

và sức lực cho những tác phẩm của mình để bênh vực các quyền tự nhiên của con người, đặc biệt là quyền tự do và bình đẳng Với các quan niệm về ý chí chung, về chủ quyền nhân dân hay quyền lực tối cao, về khế ước xã hội, tư tưởng triết học

Trang 8

chính trị của Rousseau đã trở thành nhân tố tác động mạnh mẽ đến tư tưởng cách mạng của giai cấp tư sản Pháp Cùng với tư tưởng triết học chính trị của Montesquieu và của những nhà triết học Khai sáng khác, các tư tưởng triết học chính trị của Rousseau là cơ sở quan trọng đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây nhằm đảm bảo các quyền

tự nhiên chính đáng của con người như quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc Tư tưởng của ông về tự do và bình đẳng đã trở thành một nội dung cơ

bản của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789 Nhiều nội dung tư

tưởng của ông có giá trị cho tới ngày nay Tư tưởng triết học chính trị của ông có một tầm ảnh hưởng đáng kể đến lịch sử tư tưởng phương Tây từ thế kỷ XVIII đến nay Phạm vi ảnh hưởng của tư tưởng triết học chính trị của ông không chỉ dừng lại ở nước Pháp, ở châu Âu mà còn ở nhiều nước trên thế giới Nhiều tư tưởng triết học chính trị của Rousseau vẫn có ý nghĩa lớn lao đối với việc luận giải những vấn đề chính trị đương đại

Mặc dù có các xu hướng đánh giá khác nhau về những tư tưởng triết học chính trị của Rousseau, nhưng cho đến nay ngày càng có nhiều người xem ông như một người đề xướng, người phản kháng mạnh mẽ nhất đối với chế độ chuyên chế phong kiến, khi chế

độ này bác bỏ quyền tự do và bình đẳng của con người Các cách hiểu trái ngược nhau của các xu hướng này xuất phát từ các lập trường chính trị khác nhau và đều được luận giải theo một cách nào đó từ những đoạn trích dẫn trong các tác phẩm của Rousseau Chính vì thế, cho đến nay, sự tìm hiểu về con người cũng như triết học chính trị của Rousseau vẫn được tiếp tục

Thứ ba, trong những thập kỷ vừa qua, tư tưởng triết học chính trị của

Rousseau trước hết là các tư tưởng về tự do và bình đẳng, về ý chí chung, về chủ quyền nhân dân, về khế ước xã hội, về nhà nước pháp quyền, trong đó có phương thức tổ chức, phân chia và phân định giữa quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp, về sự kiểm soát các quyền lực chính trị đã được du nhập vào Việt Nam Các tư tưởng đó có giá trị gợi mở trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay Những kiến giải sâu sắc về bản chất và hệ quả của các hiện tượng “tha hóa” của quyền lực và

Trang 9

cách thức kiểm soát, loại bỏ sự tha hóa đó có không ít điểm còn giá trị trong cuộc đấu tranh chống hiện tượng lạm quyền, tham nhũng, lãng phí và tình trạng suy thoái đạo đức lối sống đang trở nên trầm trọng ở “bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên” trong bộ máy nhà nước và trong hệ thống chính trị các cấp, có nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ, như theo tinh thần Nghị quyết của Hội nghị IV và V của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI

Thứ tư, trong bối cảnh giao lưu hội nhập tư tưởng và toàn cầu hóa mọi lĩnh

vực của đời sống xã hội hiện nay, trong điều kiện phát triển các thành tựu vĩ đại của công nghệ thông tin, đặc biệt internet với các kho tư liệu vĩ đại trong các thư viện điện tử, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các những tinh hoa tư tưởng nhân loại, trong đó có tư tưởng triết học chính trị của Rousseau là hết sức quan trọng và cần thiết, không chỉ nhằm hiểu rõ nền tảng và cơ chế hoạt động trong nhà nước pháp quyền ở các quốc gia phương Tây, mà còn nhằm kế thừa, phát triển các thành tựu tư tưởng của nhân loại và học hỏi các kinh nghiệm của thế giới đối với việc xây dựng lý luận về nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay Đặc biệt, chủ đề này càng trở nên cấp thiết và có ý nghĩa hơn trong điều kiện hiện nay, khi vẫn còn tồn tại một số điểm gây tranh cãi trong quá trình xây dựng lý luận về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Tuy nhiên, cho đến nay, ở Việt Nam, đề tài về triết học chính trị của Rousseau và

ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay chưa được quan tâm nghiên cứu một cách có hệ thống và chưa được đánh giá đúng mức tương xứng tầm của nó Vì vậy, hiện nay, việc nghiên cứu một cách chuyên sâu về đề tài này ở phương diện ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, trở nên thực sự cấp thiết Với tất cả những lý do đó, tác giả luận án quyết định chọn đề tài

“Triết học chính trị J.J Rousseau và ý nghĩa của nó đối với việc xây nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sĩ của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Trang 10

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

- Phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài “Triết học chính trị của Rousseau và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay”

- Làm rõ những điều kiện và tiền đề ra đời tư tưởng triết học chính trị của

Rousseau

- Phân tích làm rõ những tư tưởng cơ bản của triết học chính trị Rousseau bao gồm những tư tưởng nền tảng của triết học chính trị và tư tưởng của ông về nhà nước pháp quyền với tính cách là thiết chế thực hiện các quyền tự nhiên của con người

- Đánh giá những giá trị, hạn chế và một số ảnh hưởng của triết học chính trị Rousseau, từ đó phân tích ý nghĩa của một số tư tưởng cơ bản trong triết học chính trị Rousseau đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và

các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền, về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là những quan điểm nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài luận án Ngoài ra, luận án còn kế thừa những công trình nghiên cứu chuyên biệt thuộc lĩnh vực triết học và các khoa học lân cận như chính trị học, luật học, v.v có liên quan đến đề tài luận án

Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp của phép biện

chứng duy vật trong việc nghiên cứu, trong đó phối hợp các phương pháp như phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh, khái quát hóa, lôgíc và lịch sử, phương pháp văn bản học, v.v

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận án có đối tượng nghiên cứu là triết học chính trị

Rousseau: những tư tưởng nền tảng của triết học chính trị về bất bình đẳng xã hội, về con người, về các quyền tự nhiên của con người, về ý chí chung, về chủ quyền tối cao,

về khế ước xã hội và tư tưởng của ông về nhà nước pháp quyền với tính cách là thiết

Trang 11

chế thực hiện các quyền tự nhiên của con người Trên cơ sở phân tích đánh giá nội dung và những giá trị, hạn chế, ảnh hưởng của các tư tưởng triết học chính trị Rousseau, luận án nghiên cứu làm rõ ý nghĩa của chúng đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung làm rõ những tư tưởng cơ bản, giá trị

hạn chế và ảnh hưởng của triết học chính trị Rousseau, chủ yếu trong tác phẩm

Luận về nguồn gốc và những cơ sở của sự bất bình đẳng giữa người với người và

tác phẩm Bàn về khế ước xã hội Ngoài ra, luận án cũng đề cập đến một số tư tưởng của Rousseau được thể hiện rải rác qua các tác phẩm khác như Luận về khoa học và

nghệ thuật, Về kinh tế chính trị

5 Đóng góp mới của luận án

Luận án phân tích một cách khái quát những điều kiện và tiền đề ra đời tư tưởng cơ bản của triết học chính trị Rousseau

Luận án phân tích một cách có hệ thống những tư tưởng cơ bản của triết học chính trị Rousseau, đặc biệt thông qua các văn bản không chỉ trong tác phẩm của ông

đã dịch ra tiếng Việt như Bàn về khế ước xã hội, mà còn trong các tác phẩm khác của ông chưa được dịch ra tiếng Việt như Luận về nguồn gốc và những cơ sở của sự

bất bình đẳng giữa người với người, Luận về khoa học và nghệ thuật, Về kinh tế chính trị Các phân tích về tư tưởng cơ bản của triết học chính trị Rousseau được hệ

thống hóa và tập trung chủ yếu vào phương diện nhà nước pháp quyền như ý chí chung, chủ quyền tối cao, khế ước xã hội, phương thức tổ chức và phân chia các quyền lực nhà nước, sự phân định và kiểm soát các quyền lực nhà nước

Luận án đánh giá một số giá trị, hạn chế và ảnh hưởng cơ bản của triết học chính trị Rousseau, từ đó phân tích ý nghĩa của triết học chính trị Rousseau đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở bối cảnh lịch sử

và các điều kiện đặc thù của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận: Luận án này có thể coi là một trong những công trình nghiên

cứu chuyên sâu và có tính hệ thống ở Việt Nam về triết học chính trị Rousseau, tập trung đặc biệt vào phương diện ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

Trang 12

Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học

viên cao học và những người quan tâm nghiên cứu về lịch sử triết học phương Tây nói chung, triết học chính trị và học thuyết chính trị Khai sáng Pháp nói riêng, cũng như cho những người quan tâm đến các vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền trên thế giới và Việt Nam

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tư liệu tham khảo, luận án bao gồm

5 chương 15 tiết

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Tình hình nghiên cứu về những điều kiện và tiền đề ra đời triết học chính trị Rousseau

Trong số các công trình thuộc loại này, có thể kể đến các công trình bằng tiếng Việt, được viết bởi các tác giả Việt Nam hoặc được dịch từ tiếng nước ngoài ra

tiếng Việt như Đại cách mạng Pháp 1789 của A Manfrêt (1965), Jean – Jacques

Rousseau (1996) của Phùng Văn Tửu, Lịch sử tư tưởng chính trị (2001) của các tác

giả Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Triết học chính trị Montesquieu với

việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam (2006) của Lê Tuấn Huy, v.v.[40]

Trong cuốn Đại cách mạng Pháp 1789, sau khi phân tích sâu sắc bối cảnh kinh tế, chính trị và xã hội nước Pháp trước cách mạng, A Manfrêt đã khẳng định:

“Những nguyên nhân chủ yếu làm cho cách mạng không tránh khỏi: mâu thuẫn sâu sắc giữa chế độ phong kiến và chủ nghĩa tư bản đã hình thành trong lòng chế độ ấy, biểu hiện bằng quan hệ mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với các đẳng cấp có đặc quyền, đã tạo thành những yếu tố quyết định cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc của toàn bộ chế độ phong kiến” [65, tr 34-35] Tác giả cuốn sách còn tập trung vào sự chuẩn bị tư tưởng cho sự ra đời của thế kỷ Ánh sáng với các nhà

tư tưởng Pháp như Montesquieu, Voltair, Diderot, v.v và các nhà tham gia biên soạn bách khoa thư khác

Trong cuốn Jean – Jacques Rousseau (1996), tác giả Phùng Văn Tửu đi sâu

phân tích cuộc đời, con người và các tác phẩm của J.J Rousseau, từ nỗi bất hạnh đầu tiên của ông ở thời thơ ấu, từ cuộc sống lao động vất vả, lưu lạc nay đây mai đó để mưu sinh cho bản thân và gia đình đến những bước ngoặt trong sự nghiệp và sáng tạo của ông Chính những trải nghiệm cuộc sống khiến ông gần gũi, cảm thông với những người nghèo khó Đây là một trong những điều kiện cho sự ra đời tư tưởng triết học chính trị của Rousseau với tính cách là bước chuẩn bị cho Đại cách mạng Pháp 1789 nhằm lật đổ chế độ phong kiến quý tộc

Cuốn Lịch sử tư tưởng chính trị (2001) các tác giả Học viện Chính trị Quốc

gia Hồ Chí Minh đã dành chương VI để xem xét tư tưởng chính trị phương Tây thời

Trang 14

kỳ cận đại Trong cuốn sách này, các tác giả đã đưa ra bức tranh khái lược về các trào lưu tư tưởng chính trị của chủ nghĩa tự do như ở J.Locke, Montesquieu và sự kế thừa ở Rousseau Theo các tác giả này, học thuyết Rousseau về khế ước xã hội mang đầy tính cách mạng Một khi nhà nước được thành lập theo khế ước thì chế độ dân chủ được đảm bảo, mọi người được tự do và khi nhà nước đó lạm quyền thì nhân dân

có quyền bãi bỏ Theo họ, cũng như Montesquieu, Rousseau phân biệt quyền lập pháp và quyền hành pháp Tuy nhiên, khác với Montesquieu, Rousseau coi quyền lập pháp là được thiết lập do khế ước xã hội, còn quyền lực hành pháp là phụ thuộc vào quyền lập pháp Nhằm ngăn ngừa việc tiếm quyền từ phía chính phủ, Rousseau đề nghị tiến hành đại hội nhân dân định kỳ, để biểu quyết về trách nhiệm của chính phủ [54, 151]

Trong cuốn luận án của mình nhan đề Triết học chính trị Montesquieu với việc

xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam (2006), Lê Tuấn Huy đã phân tích bối cảnh

và những tiền đề ra đời tư tưởng triết học chính trị của Montesquieu và Rousseau So sánh cách quan niệm của Montesquieu và Rousseau về con người, tác giả đi đến chỗ

so sánh kế thừa và cả sự khác biệt của tư tưởng triết học chính trị của Rousseau đối với

tư tưởng triết học chính trị của Montesquieu Khác với Montesquieu cho rằng, về bản chất, con người luôn có xu hướng lạm dụng quyền lực, và vì vậy, mọi quyền lực chính trị cho dù là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp, đều cần phải được kiểm soát, Rousseau lại có niềm tin sâu sắc vào ý chí chung, chủ quyền tối cao, đặc biệt vào quyền lập pháp Vì vậy, theo ông chỉ cần tập trung chủ yếu vào việc ngăn chặn nguy cơ lạm quyền của chính phủ và cơ quan tư pháp [40]

Ngoài ra, thuộc loại tư liệu này, có một số luận văn như Tư tưởng triết học

chính trị của Machiavelli trong tác phẩm ―Quân vương‖ (2007), Luận văn Thạc sĩ

triết học của Tạ Thu Hằng, Vấn đề tự do và bình đẳng trong triết học S.Montesquieu

và J.J Rousseau trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội (2008), Luận văn thạc sĩ triết

học của Trần Hương Giang, Quan niệm của G Locke về quyền sở hữu của con người

trong tác phẩm ―Khảo luận thứ hai về chính quyền‖ (2010) luận văn thạc sĩ của

Đặng Thị Loan…Hơn nữa, có thể kể đến một số bài viết đăng trên tạp chí Triết học

như “John Locke – Nhà tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng” (số 2, 2001) của Phạm Văn Đức, “Một số tư tưởng triết học chính trị của John Locke: Thực chất và ý nghĩa lịch sử” (số 1, 2007) của Đinh Ngọc Thạch, v.v

Trang 15

Liên quan trực tiếp đến loại tư liệu này, phải kể đến các bài viết của nhà triết học Nga S.V Zanin về nguồn gốc của các quan điểm chính trị xã hội của Rousseau [169, tr 19-26] hay về các nguồn gốc lý luận và đặc điểm của giả thuyết về trạng thái

xã hội học v.v Tuy nhiên, do mục đích riêng của mình, các tư liệu này chỉ đề cập ít nhiều đến các khía cạnh khác nhau, chưa phân tích một cách hệ thống những điều kiện tiền đề ra đời triết học chính trị của Rousseau về phương diện ý nghĩa đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền nói chung và ở Việt Nam nói riêng Nhưng các tư liệu trên

là rất quan trọng và hữu ích cho luận án

1.2 Tình hình nghiên cứu về những tư tưởng của triết học chính trị Rousseau

Ở Việt Nam, từ thời Pháp thuộc, đặc biệt vào đầu thế kỷ XX, các tư tưởng triết học chính trị của Rousseau được nhắc đến không ít lần trong các Tân văn, Tân thư cũng như trong các tư liệu sách báo du nhập từ nước ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc, Nhật Bản Khi ấy, nhà cách mạng Trung Hoa Lương Khải Siêu đã dịch sang tiếng Trung các tác phẩm của các nhà chính trị học của phương Tây như Locke, Hobbes, Montesquieu, Rousseau và Bentham [60, tr 5-6] Trong nhiều thập kỷ kể từ sau năm 1954, các tư tưởng của Rousseau cũng được đề cập đến ở mức độ nào đó trong các cuốn sách tham khảo, các tài liệu nghiên cứu, các bài viết và các công trình dịch thuật tiếng Việt từ tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung liên quan đến lịch sử tư tưởng chính trị hay lịch sử triết học phương Tây ở cả miền Bắc cũng như ở miền Nam Việt Nam

Trang 16

Năm 1992, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh đã xuất bản cuốn Bàn về

khế ước xã hội do Hoàng Thanh Đạm dịch từ nguyên bản tiếng Pháp Có thể nói, kể

từ thời điểm đó đến nay, ở Việt Nam xuất hiện các hàng loạt các công trình nghiên cứu về triết học của J.J Rousseau nói chung và tư tưởng chính trị của ông nói riêng

Liên quan đến loại tư liệu về tư tưởng triết học chính trị của Rousseau, không thể không nhắc đến các bài viết và phần giới thiệu của Hoàng Thanh Đạm với tư

cách là học giả được xuất bản trong cuốn Bàn về khế ước xã hội do ông dịch và tái

bản năm 2004.1

Có một số luận án, luận văn, các công trình, bài viết đề cập trực tiếp hay gián tiếp ở mức độ nhất định đến triết học chính trị của Rousseau Trong số này, có thể kể đến một tài liệu hữu ích liên quan trực tiếp đến nghiên cứu về triết học chính trị J.J

Rousseau là công trình Tư tưởng của J.J Rousseau về quyền tự do, về bình đẳng và

về Nhà nước (2006), Luận văn thạc sĩ triết học của của Nguyễn Thị Thanh Minh bảo

vệ tại Viện Triết học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Tư tưởng về quyền tự do, về bình đẳng và về Nhà nước là bộ phận quan trọng của tư tưởng triết học chính trị của J.J Rousseau Đề cập đến tư tưởng về quyền tự do, bình đẳng, về nhà nước và nhà nước pháp quyền trước Rousseau, công trình này tập trung chủ yếu vào tư tưởng của Rousseau về quyền tự do, bình đẳng và tư tưởng của ông phần nào bàn về nhà nước

và nhà nước pháp quyền Xem xét quan niệm của Rousseau về sự ra đời của nhà nước trên cơ sở khế ước xã hội và quan niệm của ông về chủ quyền nhân dân, luận văn nhận định: “Nhà nước pháp quyền theo quan niệm của Rousseau không phải là sản phẩm của tôn giáo, mà là kết quả của sự thỏa thuận giữa người và người” [72, tr 61] Do khuôn khổ giới hạn của luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ giới hạn ở những nội dung này của triết học chính trị của J.J Rousseau

Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Thu Hương “Quan niệm về con người trong

triết học khai sáng Pháp” (2007) bảo vệ tại Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, thì tập trung vào quan niệm về con người ở một số nhà triết học Khai sáng Pháp, trong đó có J.J Rousseau Quan

dưới tiêu đề Khế ước xã hội, có kèm theo lời giới thiệu và in tại Nxb Thế giới năm 2013 Theo chúng tôi,

phiên bản của dịch giả Hoàng Thanh Đạm vẫn là phù hợp hơn so với phiên bản mới này

Trang 17

niệm về con người là một trong những tư tưởng nền tảng của triết học chính trị của Rousseau, vì vậy các phân tích và đánh giả của tác giả ít nhiều có vai trò tích cực nhất định đối với đề tài luận án Tuy nhiên, mối quan tâm của công trình này chỉ dừng lại ở chủ đề con người, ít chú ý đến các phương diện khác của tư tưởng triết học chính trị

Luận văn thạc sĩ triết học của Nguyễn Thị Châu Loan với chủ đề: Tư tưởng

cơ bản của Triết học chính trị J.J Rousseau trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội

bảo vệ năm 2007 tại Khoa Triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tập trung chủ yếu vào các tư tưởng chủ yếu của triết học

chính trị Rousseau chỉ trong phạm vi văn bản của tác phẩm Bàn về khế ước xã hội,

chưa tập trung nhiều vào tư tưởng của ông về nhà nước pháp quyền, đặc biệt chưa phân tích đánh giá ý nghĩa của triết học chính trị của ông ở phương diện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, luận văn này là cơ sở quan trọng về nội dung cho nghiên cứu của luận án

Đặc biệt, trong số các công trình liên quan trực tiếp đến triết học chính trị của J.J Rousseau, phải kể đến công trình Triết học chính trị Jean Jacques Rousseau và ý

nghĩa lịch sử của nó (2008), luận án Tiến sĩ triết học của Dương Thị Ngọc Dung,

luận án Tiến sĩ triết học, bảo vệ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Sau khi khái lược nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của triết học chính trị của J.J Rousseau, tác giả Dương Thị Ngọc Dung đi sâu phân tích chương 2 với hai nội dung cơ bản của triết học chính trị của J.J Rousseau bao gồm 1) Phê phán bất bình đẳng và tha hóa con người - điểm khởi đầu của triết học chính trị J.J

Rousseau và 2) Triết học chính trị của J.J Rousseau trong Bàn về khế ước xã hội và

Emile hay vấn đề giáo dục Đối với tác phẩm Bàn về khế ước xã hội, tác giả tập trung

chủ yếu khái lược hai chủ đề “quan niệm thống nhất quyền lực và những ý tưởng về nhà nước của dân, do dân, vì dân” và “Triết lý kiến tạo mẫu người công dân cho xã hội

dân chủ trong Emile hay vấn đề giáo dục” Tuy nhiên, luận án trên chưa phân tích một

cách có hệ thống và chuyên sâu các nội dung khác của triết học chính trị Rousseau liên quan đến ý chí chung, chủ quyền tối cao, khế ước xã hội, nhà nước pháp quyền và mối

Trang 18

quan hệ giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, cơ chế kiểm soát các quyền lực, đặc biệt là quyền hành pháp Trong chương 3, tác giả Dương Thị Ngọc Dung tập trung làm rõ ý nghĩa lịch sử của triết học chính trị của J.J Rousseau, trong đó khẳng định giá trị và ảnh hưởng của triết học chính trị của J.J Rousseau đối với cách mạng thế giới và đặc biệt đối với mối liên hệ lịch sử giữa tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và triết học chính trị J.J Rousseau Do chủ đích riêng và kết cấu phù hợp với tên đề tài, công trình trên chưa khai thác và làm rõ được một cách có hệ thống và sâu sắc ý nghĩa của các nội dung đa dạng khác nhau của các

tư tưởng triết học chính trị của J.J Rousseau (như ý chí chung, chủ quyền tối cao, khế ước xã hội, cơ cấu tổ chức và phân chia các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, cơ chế kiểm soát các quyền lực hành pháp và tư pháp) đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay Mặc dù có cách tiếp cận khác gắn liền với sự phát triển các tư tưởng chính trị của J.J Rousseau qua các tác phẩm, các thời kỳ khác nhau, công trình trên là hữu ích, cần thiết và có giá

trị tham khảo cho nghiên cứu về đề tài luận án

Trong một luận văn thạc sĩ khác với chủ đề: Vấn đề tự do và bình đẳng trong

triết học S.Montesquieu và J.J Rousseau trong tác phẩm bàn về khế ước xã hội, được

bảo vệ năm 2008 tại Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả Trần Hương Giang đã tập trung làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa hai nhà tư tưởng khai sáng vĩ đại là S.Montesquieu và J.J Rousseau trong cách tiếp cận đến vấn đề tự do và bình đẳng với tính cách là vấn đề

cốt lõi và xuất phát điểm của triết học chính trị trong phạm vi tác phẩm Bàn về khế

ước xã hội Tuy nhiên, luận văn này chưa đề cập và phân tích các nội dung quan

trọng khác của triết học chính trị Rousseau và chưa xem xét các nội dung này được trình bày trong các tác phẩm khác của ông Sự khác biệt giữa hai nhà tư tưởng này về

cơ cấu tổ chức và phân chia các quyền lực nhà nước như các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp chưa được chú ý đến

Luận văn thạc sĩ Tư tưởng dân chủ của Jean Jacques Rousseau của tác giả Vũ

Thị Khuyên, bảo vệ năm 2009 tại Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, lại chỉ tập trung vào một trong các vấn đề quan trọng của triết học chính trị Rousseau là tư tưởng dân chủ Sau khi phân tích bối

Trang 19

cảnh, tiền đề ra đời tư tưởng dân chủ của J.J Rousseau, tác giả luận văn đi sâu vào hai nội dung chính: 1) tư tưởng dân chủ của J.J Rousseau trong thể chế chính trị liên quan đến tự do, bình đẳng, ý chí chung, chủ quyền tối cao, khế ước xã hội và các quyền lực chính trị; và 2) tư tưởng dân chủ của J.J Rousseau trong giáo dục liên quan đến tự do tư tưởng, quyền được giáo dục hay khát vọng về dân chủ và bình đẳng; và giáo dục trẻ em biết yêu lao động, yêu nhân loại

Ngoài ra, cũng có khá nhiều công trình khác bằng tiếng Việt được viết bởi các tác giả Việt Nam hoặc được dịch từ tiếng nước ngoài khi trình bày về lịch sử các học thuyết, các tư tưởng chính trị hay lịch sử triết học phương Tây có dành số trang nhất định đề cập đến các nội dung khác nhau của triết học chính trị Rousseau Trong số

này, phải kể đến các công trình như Triết học thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa, Triết học

khai sáng từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962) của Viện

Hàn lâm Khoa học Liên Xô được dịch ra tiếng Việt, Lịch sử triết học (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998) do giáo sư Nguyễn Hữu Vui làm chủ biên, Lịch sử các học

thuyết chính trị trên thế giới (2006) do Lưu Kiếm Thanh và Phạm Hồng Thái dịch,

cuốn Đại cương lịch sử triết học phương Tây (Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí

Minh, 2006) của các tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, v.v Mặc dù là các tài liệu tham khảo quý giá cho nghiên cứu của luận án, các công trình

trên - do mục đích riêng của mình - chủ yếu tiếp cận một cách gián tiếp từ góc nhìn

của chính trị học, luật học, xã hội học, triết học hoặc chưa tập trung phân tích một cách chuyên sâu và có hệ thống về triết học chính trị của J.J Rousseau ở phương diện

ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

Ở các nước trên thế giới, chủ đề triết học chính trị của J.J Rousseau đã được không ít các học giả quốc tế quan tâm nghiên cứu Trong số này, không thể không

kể đến tác giả người Đức Iring Fetscher với cuốn Rousseaus politische Philosophie (Triết học chính trị Rousseau, Frankfurt am Main, 1989); các tác giả người Anh Stephen Ellenburg với tác phẩm Rousseau’s Political Philosophy (Triết học chính trị

Rousseau, Cornell University Press, Ithaca and London, 1976) và Mads Qvortrup với

tác phẩm The Political Philosophy of Jean – Jacques Rousseau Impossibility of

reason (Triết học chính trị Jean – Jacques Rousseau Tính bất khả của lý tính,

Manchester University Press, Manchester, 2003)

Trang 20

Trong tác phẩm Rousseaus politische Philosophie (Triết học chính trị

Rousseau, Frankfurt am Main, 1989), tác giả Iring Fetscher tập trung vào các nội dung

liên quan đến triết học chính trị Rousseau như sau: 1) Sự phê phán của J.J Rousseau đối với xã hội đương thời; 2) Quan niệm của J.J Rousseau về con người và các vấn đề đạo đức; 3) Nền cộng hòa theo quan niệm của J.J Rousseau; 4) Những tiền đề đối với việc kiến tạo và các phương tiện để duy trì nền cộng hòa; 5) J.J Rousseau và cách mạng Pháp Theo tác giả, cần xem xét quan niệm của J.J Rousseau về con người và các vấn đạo đức như là cơ sở hay nền tảng triết học, từ đó có thể phân tích các tư tưởng triết học chính trị của nhà tư tưởng Pháp vĩ đại này như là sự vận dụng nền tảng trên cho các vấn đề chính trị thực tiễn liên quan đến nền cộng hòa như ý chí chung, quyền lập pháp, quyền hành pháp với các hình thức chính phủ và quyền tư pháp

Trong tác phẩm Triết học chính trị Rousseau (Rousseau’s Political Philosophy,

Cornell University Press, Ithaca and London, 1976), tác giả Stephen Ellenburg tập trung khai thác các khía cạnh đặc thù của triết học chính trị Rousseau liên quan đến quan niệm của ông về con người (trong đó có truyền thống tự do kế thừa từ J Locke, mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, cái tôi, tự do, bình đẳng chính trị, tự do tuyệt đối ), đến sự thống nhất và kỷ cương của cuộc sống cộng đồng (như sự chân thành, lòng tốt tự nhiên, phẩm hạnh công dân, sự giản dị ) và đến quan niệm của ông về công dân trong một nền cộng hòa thực Như vậy, cách tiếp cận đối với triết học chính trị của J.J Rousseau trong tác phẩm này là khác so với cách tiếp cận của luận án, mặc

dù nó có thể hữu ích ở mức độ nào đó đối với nghiên cứu của luận án

Trong tác phẩm Triết học chính trị Jean – Jacques Rousseau Tính bất khả

của lý tính (The Political Philosophy of Jean – Jacques Rousseau Impossibility of reason, Manchester University Press, Manchester, 2003), tác giả người Anh Mads

Qvortrup lại tập trung vào tính không thể trên thực tế của nền dân chủ trực tiếp như theo chủ trương của J.J Rousseau Sau khi xem xét cuộc đời, sự nghiệp và thời đại của J.J Rousseau, sự thức tỉnh mang tính cách mạng của ông với tính cách là người cha tinh thần của đại cách mạng tư sản Pháp, tác giả tập trung phân tích tư tưởng lập hiến của J.J Rousseau (bao gồm nền dân chủ trực tiếp, sự kiểm soát, sự cân bằng và

sự tham dự của nhân dân), sự gắn kết ở J.J Rousseau giữa “tâm hồn cổ đại” và tư tưởng hiện đại, quan niệm của ông về tôn giáo, tín ngưỡng của công dân, đặc biệt tư tưởng sâu sắc của ông về chủ nghĩa dân tộc

Trang 21

1.3 Tình hình nghiên cứu về ý nghĩa của triết học chính trị Rousseau đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

Loại các công trình nghiên cứu liên quan đến ý nghĩa của triết học chính trị

của J.J Rousseau đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

bao gồm hai nhóm nhỏ: (1) nhóm các công trình bàn về những giá trị, hạn chế, ảnh

hưởng của triết học chính trị của J.J Rousseau và (2) nhóm các công trình bàn về vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

(1) Nhóm các công trình bàn về những giá trị, hạn chế, ảnh hưởng của triết học chính trị của J.J Rousseau

Có một số ít các công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt thuộc nhóm này, trong

đó có thể kể đến Luận văn thạc sĩ triết học của Nguyễn Thị Châu Loan Tư tưởng cơ

bản của Triết học chính trị J.J Rousseau trong tác phẩm ―Bàn về khế ước xã hội‖

(2007), luận án Tiến sĩ của Dương Thị Ngọc Dung, Triết học chính trị Jean Jacques

Rousseau và ý nghĩa lịch sử của nó (2008), bài “J.J Rousseau (1712 - 1778) nhà triết

học khai sáng Pháp mang lập trường chính trị cấp tiến – tả khuynh” của Nguyễn Thị

Bích Lệ, đăng trên Tạp chí Triết học, số 7, năm 2008

Luận văn thạc sĩ triết học của Nguyễn Thị Châu Loan “Tư tưởng cơ bản của

Triết học chính trị J.J Rousseau trong tác phẩm ―Bàn về khế ước xã hội‖ (2007) đề

cập đến một số giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học chính trị của Rousseau ở một

số trang trong phần kết luận của luận văn Tuy vậy, các nhận định đó chưa được phân tích sâu sắc, chưa đưa ra các đánh giá của các học giả khác nhau về triết học chính trị Rousseau và chưa phân tích ảnh hưởng của triết học chính trị Rousseau đối với sự phát triển tư tưởng chính trị sau này trong thế kỷ XIX, XX và hiện nay Sự phân tích các tư tưởng triết học chính trị của J.J Rousseau mới dừng lại ở mức độ

của luận văn thạc sĩ, chưa thực sâu, dừng lại ở tác phẩm Bàn về khế ước xã hội, chưa

có sự so sánh với tư tưởng triết học chính trị của Montesquieu, chưa có sự phân tích sâu sắc ý nghĩa của các tư tưởng triết học Rousseau từ phương diện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam

Luận án Tiến sĩ của Dương Thị Ngọc Dung, Triết học chính trị Jean Jacques

Rousseau và ý nghĩa lịch sử của nó (2008) đã dành chương 3 để bàn về ý nghĩa lịch

sử của triết học chính trị của J.J Rousseau, trong đó chú ý đến giá trị và ảnh hưởng của triết học chính trị của J.J Rousseau đối với cách mạng thế giới như Đại cách

Trang 22

mạng Pháp 1789 hay đối với bước chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế

kỷ XIX đầu thế kỷ XX hay đối với sự ra đời của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 Tuy nhiên, do chủ đích của mình, luận án của Dương Thị Ngọc Dung chưa có phần phân tích đánh giá một cách có hệ thống về những giá trị và hạn chế của triết học chính trị Rousseau, đặc biệt chỉ xem xét một cách khái lược ảnh hưởng của triết học chính trị Rousseau ở phương diện ý nghĩa lịch sử, chưa phân tích một cách sâu sắc ở phương diện lý luận ảnh hưởng của triết học chính trị Rousseau đến các nhà tư tưởng, các trào lưu tư tưởng triết học chính trị sau này

Trong bài viết “J.J Rousseau (1712 - 1778) nhà triết học khai sáng Pháp

mang lập trường chính trị cấp tiến – tả khuynh”, đăng trên Tạp chí Triết học số 7,

năm 2008, tác giả Nguyễn Thị Bích Lệ đề cập khái lược đến khuynh hướng chính trị cấp tiến, tả khuynh của tư tưởng chính trị của J.J Rousseau Tuy nhiên, bài viết cũng chưa đi sâu phân tích những ảnh hưởng của lập trường chính trị này của J.J Rousseau đến các trào lưu tả khuynh sau này

Trong các công trình viết bằng tiếng nước ngoài thuộc nhóm này, trước hết

phải kể đến các công trình viết bằng tiếng Nga như cuốn Hợp tuyển J.J Rousseau:

ủng hộ và phản đối – Tư tưởng của J.J Rousseau trong cảm nhận và đánh giá của các nhà tư tưởng và các nhà nghiên cứu Nga (1752 – 1917), xuất bản năm 2005 tại

Nhà Xuất bản của Học viện Nhân văn Ki tô giáo Nga, St Petersburg [165]; bài viết

“Ý nghĩa có tính hệ thống của các luận văn chính trị của Rousseau đối với xã hội học

lý thuyết” của tác giả AF Filippov, trong: Các luận văn của J.J Rousseau,

Mátxcơva, 1998 [188]; bài viết của tác giả Zanin S.V nhan đề “Học thuyết của J.J

Rousseau về các giá trị và các quan điểm chính trị của ông”, trong: Thông tin của

Trung tâm khoa học Samara, Viện Hàn lâm khoa học Nga, số 4 năm 2008 [172]

Cuốn Hợp tuyển J.J Rousseau: ủng hộ và phản đối – Tư tưởng của J.J

Rousseau trong cảm nhận và đánh giá của các nhà tư tưởng và các nhà nghiên cứu Nga (1752 – 1917), xuất bản năm 2005, với 807 trang là một trong những tài liệu

tham khảo cần đặc biệt chú ý Cuốn sách này bao gồm hàng loạt bài viết có liên quan đến các giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của tư tưởng triết học chính trị của J.J Rousseau, trong phần “Khế ước xã hội trong đánh giá của các nhà xã hội học và các đại biểu Nga về triết học pháp quyền” như bài của A.S Alekseev về học thuyết

Trang 23

chính trị của J.J Rousseau trong quan hệ của nó với học thuyết của Montesquieu về cân bằng quyền lực và về đánh giá của G Kovalevsky về vấn đề này, bài của G.D Gurvich về “Rousseau và tuyên ngôn về các quyền – tư tưởng về các quyền không thể tách rời của cá nhân trong học thuyết chính trị của Rousseau”, một số bài viết của M.M Kovalevsky, của Tsertelev D.N, của A Divilkovsky về ảnh hưởng của J.J Rousseau đến nước Nga, đặc biệt đến L Tolstoy Theo G Kovalevsky, không

có sự khác nhau cơ bản giữa học thuyết của J.J Rousseau về chủ quyền nhân dân

và học thuyết của Montesquieu về cân bằng quyền lực, mà trái lại thậm chí quan niệm của Montesquieu và Rousseau về mối quan hệ giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp là có sự tương đồng Quan niệm này được A.S Alekseev đánh giá và chính xác hóa lại

Bên cạnh đó, có thể kể đến các bài viết bằng tiếng Nga có liên quan như bài

“J.J Rousseau và “lý thuyết phân quyền” trong thời cận đại” của S.V Zanin đăng

trong: Những vấn đề chính sách pháp quyền và xã hội ở Nga năm 1999 [166]; “Học thuyết của J.J Rousseau về các giá trị và các quan điểm chính trị của ông” của S.V Zanin đăng trong Tin tức của Trung tâm khoa học Samara, Viện Hàn Lâm Khoa học

Nga, Số 4 (2008) [172]; “Tính mâu thuẫn của các quan điểm triết học lịch sử và

chính trị xã hội của Rousseau” của T.I Oizerman đăng trong tạp chí Những vấn đề

Triết học, số 5 (2009) [179]; “Về đặc thù của lý thuyết khế ước của J.J Rousseau”

của N.I Filaretov đăng trong Những vấn đề hiện nay của của pháp quyền Nga, số 1

(2009) [187] Các bài viết này đề cập đến những nhận định về các tư tưởng triết học chính trị của J.J Rousseau

Ngoài ra, có thể kể đến các công trình khác viết bằng tiếng Anh, tiếng Đức có

liên quan như Der Widerspruch zwischen Mensch und Bürger bei Rousseau (Mâu

thuẫn giữa con người và công dân ở Rousseau) của Nils Ehlers, xuất bản năm 2004)

tại Göttingen; From Rousseau to Lenin Studies in Ideology and Society (Từ

Rousseau đến Lenin Nghiên cứu về hệ tư tưởng và xã hội) của Colletti, Lucio, được

John Merrington and Judith White dịch và xuất bản năm 1974 tại New York and

London; Klassiker der politischen Ideengeschichte von Platon bis Marx (Các nhà

kinh điển của lịch sử tư tưởng chính trị từ Platon đến Mác) của Walter

Reese-Schaefer, xuất bản năm 2007 tại Munich và Wien; Rousseau Eine Welt von

Trang 24

Widerständen (Rousseau Một thế giới của những đối nghịch) của Jean Starobinski,

xuất bản năm 1993 tại Frankfurt am Main Các cuốn sách này chủ yếu tập trung phân tích những ảnh hưởng khác nhau của tư tưởng chính trị của Rousseau đến tư tưởng chính trị xã hội châu Âu trong thế kỷ XX

(2) Nhóm các công trình bàn về nhà nước pháp quyền và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

Có thể nói đây là nhóm công trình với số lượng lớn các đề tài cấp khoa học nhà nước, các cuốn sách chuyên khảo, tham khảo và các bài viết vô cùng đa dạng không chỉ bằng tiếng Việt, mà còn bằng tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Pháp

Trước hết, phải kể đến Chương trình KX.04: ―Xây dựng Nhà nước pháp

Đa số các đề tài Khoa học cấp Nhà nước trên tiếp cận đến vấn đề nhà nước pháp quyền và việc xây dựng nhà nước pháp quyền từ nhiều góc độ khác nhau nhưng chủ

yếu từ góc độ luật học, chính trị học, xã hội học Đề tài Cơ sở lý luận và thực tiễn về

Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân (2006), Đề tài Khoa học cấp

Nhà nước, mã số KX.04.01 do GS.VS Nguyễn Duy Quý đã tiếp cận nhiều hơn từ góc độ triết học Từ các Đề tài Khoa học cấp Nhà nước này, xuất hiện nhiều các sách chuyên khảo, tham khảo và các bài báo liên quan Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu trên ít đề cập đến ý nghĩa của triết học chính trị Rousseau đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

2

Có thể kể đến 9 đề tài trọng điểm cấp nhà nước như sau: (1) Cơ sở lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân (2006), Đề tài Khoa học cấp Nhà nước, mã số KX.04.01 do GS.VS

Nguyễn Duy Quý, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia chủ trì trong thời gian năm 2001–2005;

(2) Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân trong giai đoạn 2001-2010, Đề tài Khoa học cấp Nhà nước, mã số KX.04.02, do GS Đào Trí Úc, Viện Nghiên cứu Nhà nước

và Pháp luật chủ trì; (3) Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Đề tài Khoa học cấp Nhà nước, mã số KX.04.03 do tác giả Tạ Xuân Đại, Ban Tổ chức TW chủ trì; (4) Xây dựng mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta, Đề tài Khoa học cấp Nhà nước, mã số KX.04.04 do GS TS Trần Ngọc Đường, Văn phòng Quốc hội chủ trì; (5) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Đề tài Khoa học cấp Nhà nước, mã số KX.04.05, do Vũ Đức Khiển, Uỷ ban Pháp luật Quốc hội chủ trì; (6) Cải cách các cơ quan

tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Toà án trong Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Đề tài Khoa học cấp Nhà nước, Mã số KX.04.06, do tác giả Uông Chu Lưu, Bộ Tư pháp chủ trì; (7) Cơ chế quan hệ của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân với các định chế xã hội ở Việt Nam hiện nay, Đề tài Khoa học cấp Nhà nước, mã số KX.04.07, do GS.TS

Lê Văn Quang, Học Viện Chính trị Quân sự chủ trì; (8) Cải cách tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Đề tài Khoa học cấp Nhà

nước, mã số KX.04.08 do GS Lê Minh Thông, Viện NC Nhà nước và Pháp luật chủ trì; và (9) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Đề tài Khoa học cấp Nhà nước, mã số KX.04.09 do Thang Văn Phúc, Bộ Nội vụ làm chủ nhiệm

Trang 25

Tiếp đến, có thể kể đến các công trình đề cập đến lý luận nhà nước pháp

quyền và vấn đề xây dựng nhà nước pháp ở Việt Nam hiện nay Đó là các cuốn sách chuyên khảo, sách tham khảo có thể sắp xếp theo trật từ thời gian từ năm 1992

đến nay như Nhà nước pháp quyền: lịch sử và hiện đại (Nxb Thông tin khoa học

Xã hội, Hà Nội, 1993); Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam - Một số vấn đề lý

luận và thực tiễn (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996) của tác giả Nguyễn Văn

Niên; Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005) do GS Đào Trí Úc làm chủ biên; Xây dựng nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội, 2006) do các tác giả Nguyễn Văn Yểu và Lê Hữu Nghĩa làm đồng chủ biên;

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và các định chế xã hội ở nước ta hiện nay

(Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006) của GS Lê Văn Quang và tác giả Văn Đức

Thanh; Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Lý luận và thực

tiễn (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010) của tác giả Nguyễn Văn Mạnh

Bên cạnh đó, xuất hiện hàng loạt các luận án tiến sĩ bàn về lý luận và thực

tiễn của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay như Tính phổ biến

và tính đặc thù trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh,

2002) của Đào Ngọc Tuấn; Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về Nhà nước với

việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ triết

học (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội,

2009) của Trần Ngọc Liêu; Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà nước xã hội

chủ nghĩa và việc vận dụng để xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà

Nội, 2009) của Trương Quốc Chính, Vấn đề hình thức của Nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ triết học (Học viện Chính trị -

Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2011) của Mai Thị Thanh; Xây dựng nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, luận án tiến sĩ triết học (Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm

Khoa học Xã hội Việt Nam, 2013) của Hoàng Thị Hạnh

Trang 26

Ngoài ra, có nhiều bài báo đăng trên các tạp chí và các kỷ yếu hội thảo khoa học trong nước và quốc tế về lý luận nhà nước pháp quyền và việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam Trong số này phải kể đến các bài viết như “Về một số nét đặc thù của Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của PGS.TS Phạm Văn Đức, Tạp chí Triết học số 9,

(2005); “Mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Nguyễn Thế Kiệt, Tạp chí Khoa

học xã hội, số 5 (2006); “Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền và vấn đề dân chủ

hóa xã hội ở Việt Nam hiện nay” của PGS.TSKH Lương Đình Hải, Tạp chí Triết

học, số 1, (2006); “Hoàn thiện cơ chế quan hệ giữa nhà nước pháp quyền XHCN với

các định chế xã hội ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Lê Văn Quang, Tạp chí Cộng

sản điện tử, số 111 (2006); “Từ những đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

hội đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”

của GS.TS Hoàng Chí Bảo, Tạp chí Triết học, số 1 (2002) và nhiều bài viết khác

của hàng chục tác giả khác như Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyễn Văn Hiện, Phạm Thế Lực,

Tô Xuân Dân, Trần Ngọc Hiên, Nguyễn Hữu Khiển, Hoàng Văn Hảo, Lê Cảm, Tương Lai, Đoàn Trọng Truyến, Hồ Văn Thông Đặc biệt, phải kể đến các bài viết

của các tác giả công bố gần đây trong cuốn kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Nhà nước pháp

quyền – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, được xuất bản năm 2013, tại Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

Các Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, các cuốn sách chuyên khảo, tham khảo, các luận án tiến sĩ và các bài viết trên đề cập đến các khía cạnh khác nhau của lý luận

về nhà nước pháp quyền, nhất là từ quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, đưa ra các vấn đề khác nhau của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam mang đến một bức tranh đa dạng, phong phú về việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay Các công trình này

là hữu ích một cách gián tiếp cho luận án với tính cách là cơ sở để hiểu biết sâu sắc hơn về ý nghĩa hay các khả năng vận dụng triết học chính trị Rousseau đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

Trang 27

Có thể nói, do các lý do khác nhau, các công trình về ý nghĩa hay giá trị gợi

mở của triết học chính trị Rousseau đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, còn rất ít, thậm chí còn trống vắng Các quan niệm của J.J Rousseau về ý chí chung, về tự do và bình đẳng, về chủ quyền nhân dân, về khế ước

xã hội, về nhà nước pháp quyền, trong đó có phương thức tổ chức và phân chia các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, về sự phân định và kiểm soát các quyền lực chính trị, đặc biệt là kiểm soát quyền hành pháp, đã chưa thực sự được chú ý nghiên cứu đúng mức ở phương diện ý nghĩa và giá trị gợi mở đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay Chính vì vậy, luận án này có thể được coi là

nỗ lực trong việc nghiên cứu khai thác phương diện lý luận này cho thực tiễn Việt Nam, góp phần nào việc xây dựng lý luận về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam hiện nay

Kết luận chương 1

Có thể đưa ra một số nhận định như sau về tình hình nghiên cứu liên quan đến

đề tài luận án “Triết học chính trị của J.J Rousseau và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay”

Thứ nhất, mặc dù có khá nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến triết

học chính trị, lịch sử triết học chính trị, lịch sử các học thuyết chính trị, lịch sử triết học phương Tây, đến những điều kiện và tiền đề ra đời triết học Khai sáng Pháp nói chung, triết học của J.J Rousseau bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, chỉ có một số các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến những điều kiện và tiền đề ra đời triết học chính trị của J.J Rousseau từ các giác độ khác nhau

Thứ hai, có nhiều công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài

đề cập một cách gián tiếp đến các bình diện khác nhau của tư tưởng chính trị Rousseau từ quan điểm chính trị học, luật học, xã hội học, sử học Nhưng có

không nhiều các công trình chuyên sâu bằng tiếng nước ngoài và rất ít công trình

bằng tiếng Việt đề cập trực tiếp đến triết học chính trị của Rousseeau Các công

trình này được trình bày với cách tiếp cận và lôgíc riêng theo mục đích và theo tiêu

đề của chúng

Trang 28

Thứ ba, trong các công trình nghiên cứu liên quan đến ý nghĩa của triết học

chính trị của J.J Rousseau đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

hiện nay, nhóm các công trình bàn về vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt

Nam hiện nay nói chung, là vô cùng phong phú với hàng loạt đề tài cấp nhà nước, luận án tiến sĩ, các sách chuyên khảo, sách tham khảo, các bài viết từ nhiều giác độ khác nhau liên quan đến những đặc thù của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, nhóm các công trình bàn về những giá trị, hạn chế, ảnh hưởng của triết học chính trị của J.J Rousseau và các công trình bàn về ý nghĩa

và các giá trị gợi mở của triết học chính trị Rousseau đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay còn rất nhỏ và ít

Tựu trung lại, ở Việt Nam chưa có các các công trình nghiên cứu chuyên sâu

và có hệ thống về triết học chính trị của J.J Rousseau ở phương diện ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

Như vậy, do nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau, việc nghiên cứu

về triết học của J.J Rousseau nói chung và triết học chính trị của J.J Rousseau nói riêng ở Việt Nam còn ở tình trạng ít được khai phá Trong nhiều thập kỷ trước đây, một phần do quan điểm cực đoan phủ nhận các học thuyết tư sản, và do chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của triết học chính trị Rousseau đối với tư tưởng chính trị thế giới, nên chúng ta ít nghiên cứu về nhà tư tưởng vĩ đại này Trong khi đó, nhiều điểm trong tư tưởng của J.J Rousseau vẫn đang thể hiện sức sống của mình đối với triết học chính trị và các học thuyết chính trị phương Tây đương đại, thậm chí được tiếp nhận trong hiến pháp 1946 ở Việt Nam và trong tư tưởng Hồ Chí Minh Những điểm này được luận chứng trong chương cuối của luận án

Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, triết học chính trị của J.J Rousseau được coi như một sự tham khảo quan trọng cho quá trình nhận thức và đổi mới tư duy chính trị ở nước ta hiện nay Ngày nay, những nội dung tư tưởng triết học chính trị của J.J Rousseau ngày càng được nhắc đến, được phân tích nhiều hơn trong công trình nghiên cứu liên quan đến lịch sử các học thuyết chính trị, chính trị học và luật học Các vấn đề lý luận và thực tiễn của triết học chính trị về các quyền

tự do, bình đẳng, về nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự được đặt ra, hiện đang được tiếp tục nghiên cứu, phát triển, bổ sung để tìm ra những yếu tố hợp lý, tích cực đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

Trang 29

Chương 2 NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TRIẾT HỌC

CHÍNH TRỊ ROUSSEAU

2.1 Những điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời triết học chính trị Rousseau

Thế kỷ XVI - XVIII có thể coi là thời đại có tính bước ngoặt cơ bản trong lịch sử cận đại, thời đại cách mạng tư sản và xác lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Những dấu ấn quan trọng đầu tiên của thời đại này là cuộc cách mạng

Hà Lan (1566), cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới và tiếp đến là cuộc cách mạng tư sản Anh (1640-1688) mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở châu Âu Vào thế kỷ XVIII, nước Pháp trở thành vũ đài của cuộc đấu tranh gay gắt giữa chế độ phong kiến đã trở nên lỗi thời và chủ nghĩa tư bản đang hình thành và phát triển trong lòng nó

Sau hai trăm năm tồn tại, chế độ chuyên chế phong kiến ở Pháp bắt đầu suy vong từ những thập kỷ cuối thế kỷ XVII Nguyên nhân sâu xa của sự suy vong đó là ở chỗ, chế độ phong kiến đã trở nên lỗi thời, không đáp ứng được các nhu cầu phát triển của đất nước về kinh tế và xã hội, mà ngược lại trở thành thế lực gây trở ngại, kìm hãm

và ngăn chặn sự phát triển của lực lượng sản xuất mới tư bản chủ nghĩa đang hình thành và phát triển Phát sinh vào thế kỷ XVI, chủ nghĩa tư bản ở Pháp đã dần dần phát triển trong lòng xã hội phong kiến và sau đó đã trở nên chín muồi Điều này đưa đến những mâu thuẫn gay gắt với trật tự phong kiến đang thống trị [Xem: 65, tr 7]

Nhờ sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản

đã kịp trở thành một lực lượng kinh tế hùng hậu Trong khi đó, toàn bộ quyền lực vẫn tiếp tục nằm trong tay giai cấp phong kiến quý tộc và tăng lữ Vào thế kỷ XVIII, mặc dù là một nước tiên tiến nhất ở châu Âu, chỉ kém Anh ở phương diện kinh tế, nước Pháp về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp với 90% nông dân và nền nông nghiệp của Pháp vẫn còn rất lạc hậu Khoảng 30% đất đai bị bỏ hoang Hình thức địa tô chiếm ưu thế ở Pháp vào thời kỳ này Tuy chỉ chiếm không đến một phần trăm dân số, giới quý tộc và tăng lữ này lại nắm trong tay hơn một phần

ba đất đai cùng với hàng triệu nông nô Giai cấp phong kiến đã khiến các vùng thôn quê Pháp trở nên kiệt quệ, tiêu điều xơ xác bởi vô vàn thứ thuế nặng nề và chế độ lao dịch hà khắc

Trang 30

Trong khi đó, nền công nghiệp Pháp đã có những bước tiến đáng kể, trong đó phải kể đến công nghiệp bông trẻ tuổi chủ yếu ở vùng Rouen và Le Havre, công nghiệp dệt tơ lụa ở Lyon, ngành luyện kim ở Alsace, Lorraine, Ardennes, v.v Thương nghiệp (nội thương và ngoại thương) ở Pháp thời kỳ này cũng phát triển mạnh mẽ: tổng ngạch kinh doanh của ngoại thương Pháp tăng gấp bốn lần trong thời gian từ 1715 đến 1792 Bordeau, Le Havre, Marceille, Nantes trở thành những thương cảng phồn thịnh với những xưởng đóng tàu lớn [Xem: 65, tr 8-17]

Tầng lớp quý tộc phong kiến đã trở thành suy thoái, không đủ khả năng giải quyết những vấn đề của quốc gia dân tộc Đa số những người thuộc giai cấp phong kiến đã rời bỏ các thái ấp về sống trong các thành phố, trao mọi chức năng kinh tế cho những kẻ điều hành được thuê mướn Giới quý tộc thôn quê thì lại chẳng hề quan tâm gì đến việc tổ chức một cách hợp lý nền nông nghiệp hay đến việc trang bị các công cụ lao động tốt hơn Các bộ luật khi đó thì lại cấm đoán giới quý tộc được tham gia các hoạt động thương nghiệp và công nghiệp Sự tồn tại của giai cấp phong kiến thống trị ăn bám được đảm bảo không chỉ bằng quyền hành và những đặc quyền đặc lợi phong kiến, mà còn bởi những khoản tiền lớn được nhà nước bao cấp Họ còn được miễn nhiều khoản thuế Triều đình phong kiến Pháp loại bỏ quyền bình đẳng của con người trước luật Mọi thứ quyền và tự do về chính trị chỉ dành riêng cho tầng lớp thống trị Càng thua kém hơn so với giai cấp tư sản đang lớn dần lên trong vị thế kinh tế, giai cấp phong kiến càng cố tìm cách duy trì các quyền lực chính trị và càng kiên quyết chống lại mọi tư tưởng "nổi loạn" đòi bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật [Xem: 40, tr 76-82]

Phong trào phản phong ngày càng lớn mạnh nhằm thủ tiêu quan hệ sản xuất phong kiến và thiết lập chế độ xã hội mới tư bản chủ nghĩa Để duy trì tòa nhà cũ nát của chế độ phong kiến, chế độ quân chủ đã thẳng tay đàn áp nhiều cuộc nổi dậy của nông dân, ra lệnh đốt các sách báo "phản loạn", tống giam các tác giả của chúng Các chính sách đối nội và đối ngoại được đưa ra, nhất là dưới thời của vua Lu-i XV trên thực tế đã thúc đẩy nhanh chóng sự suy vong của nền chuyên chế phong kiến

Như vậy, vào thế kỷ XVIII, chế độ chuyên chế phong kiến đã trở thành lực lượng phản động, kìm hãm sự phát triển và tiến bộ xã hội Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Pháp cũng như ở châu Âu đòi hỏi xóa bỏ lực lượng này Bối cảnh lịch

sử xã hội Pháp thế kỷ XVIII là những điều kiện khách quan cho phép giai cấp tư sản

Trang 31

trở thành người lãnh đạo có khả năng tập hợp xung quanh mình đông đảo quần chúng nông dân, công nhân, thợ thủ công trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến Giai cấp tư sản đã trở thành lực lượng có thể đại diện cho lợi ích của những người bị áp bức trong chế độ phong kiến

Cuộc đấu tranh gay gắt giữa những người bảo vệ và những người phản kháng chế độ phong kiến đã trở nên ngày càng sâu sắc Những chuyển biến lớn lao về chính trị xã hội diễn ra ở Pháp được thể hiện rõ nét nhất là trong lĩnh vực tư tưởng Vào những năm 40 của thế kỷ XVIII, chủ nghĩa duy vật của Montesquieu, La Mettri, Voltaire, Diderot, Helvetius, Holbach được hình thành mở đầu cho sự xuất hiện phong trào Khai sáng Pháp Các nhà tư tưởng vĩ đại này đã giương cao ngọn cờ tư tưởng dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái Trào lưu này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư tưởng của của nhân loại và thể hiện sự thắng lợi của khoa học, của lý tính và của chủ nghĩa duy vật trước thế giới quan duy tâm, phi khoa học

và tôn giáo thần bí chống lại chế độ quân chủ chuyên chế đang suy đồi [Xem: 177, tr 3-4] Bối cảnh này tác động mạnh mẽ đến sự hình thành tư tưởng triết học chính trị của J.J Rousseau

2.2 Những tiền đề tư tưởng cho sự ra đời triết học chính trị Rousseau

2.2.1 Tư tưởng triết học chính trị của N Machiavelli

N B Machiavelli (1469 - 1527) là nhà triết học chính trị Italia, một trong những nhà sáng lập của nền khoa học chính trị hiện đại Sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý tộc có truyền thống tôn trọng tri thức, đạo đức và pháp luật, ông được hưởng một nền giáo dục tốt và sớm tham gia các hoạt động chính trị thực tiễn Năm

29 tuổi, ông giữ chức bộ trưởng ngoại giao của chính quyền của cộng hòa Florence, sau đó là sứ thần đi nhiều nước ở châu Âu, có nhiều mối quan hệ mật thiết với các chính khách nổi tiếng đương thời

Trong số các tác phẩm chính của ông, phải kể đến cuốn sách Quân Vương (1513), Luận bàn về sách lịch sử La Mã của Livy (1517), Nghệ thuật chiến tranh

(1520) Tư tưởng triết học chính trị của Machiavelli thể hiện rõ nhất trong tác phẩm

Quân Vương, tác phẩm nổi tiếng bàn về nghệ thuật cai trị, về phương thức củng cố

quyền lực, về nhà nước, các phẩm chất và các thủ thuật chính trị của người cầm quyền Tác phẩm này được coi là đã đặt nền tảng cho chính trị học hiện đại

Trang 32

Một trong những tư tưởng cơ bản của Machiavelli là luận điểm coi hoạt động sống của con người là dựa trên cơ sở lợi ích vật chất của cá nhân Ông đưa ra tư tưởng về thói ích kỷ tự nhiên và về tính quy định của thói ích kỷ của con người gắn liền với các lợi ích vật chất, nhất là với sở hữu tư nhân, về các lợi ích vật chất và sở hữu tư nhân như là động lực của đời sống xã hội, là chìa khóa lý giải cho bí mật của những gắn kết xã hội Theo ông, chính sở hữu tư nhân có thể tạo ra định hướng cho các quá trình xã hội, đưa đến những xung đột xã hội và quy định hành vi thực tiễn của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Tuy nhiên, từ quan điểm này của ông, các lợi ích vật chất và nhu cầu của mọi người là khác nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau Để tránh xung đột, theo Machiavelli, cần có những lực lượng và ý chí vượt lên trên mọi cá nhân ngăn cản các cá nhân khỏi các cuộc đối đầu với nhau Đối với ông, các lực lượng và ý chí ấy không thể là tôn giáo hay đạo đức, mà chỉ có

thể là nhà nước với tính cách là thể chế điều tiết các quan hệ lợi ích, các cuộc tranh

cãi của những người có tài sản hay các chủ sở hữu tư nhân Cuộc sống con người, theo ông, cần phải hướng đến chỗ ở chỗ phục vụ nhà nước và củng cố vị thế của nhà nước như là sự đảm bảo cho hạnh phúc của con người

Là người đầu tiên phân biệt rạch ròi giữa xã hội và nhà nước, Machiavelli cho rằng, xã hội là rộng hơn nhà nước về quy mô, ngược lại nhà nước chỉ là một bộ phận hợp thành, nhưng là bộ phận cốt lõi về mặt tổ chức của xã hội Ông được coi là người sáng lập thực sự của khoa học chính trị

Bác bỏ học thuyết tôn giáo về nhà nước, Machiavelli luận giải quan niệm

về quyền lực nhà nước với tính cách là một tổ chức hợp pháp hoạt động trên cơ sở các bộ luật nhất định Việc giải phóng học thuyết nhà nước khỏi tôn giáo này đã đặt cơ sở đối với việc xem nhà nước bằng lăng kính của con người, phân tích các quy luật tự nhiên cho sự phát triển của nhà nước dựa vào kinh nghiệm, lý tính và nhận thức, chứ không phải vào thần học Ông là người đầu tiên bác bỏ mô hình nhà nước thần quyền, đồng thời xây dựng mô hình nhà nước dựa trên lợi ích vật chất của con người

Bàn về sự cần thiết của kiểm soát quyền lực, ông viết: “Nếu người chỉ huy được cử ra không tài giỏi, anh ta phải bị thay thế; nếu người đó có năng lực, anh ta phải được kiềm chế bằng luật pháp sao cho anh ta không làm gì vượt quá quyền hạn của mình” [64, tr 112-113] Tư tưởng cải cách của Machiavelli về xây dựng nhà

Trang 33

nước thế tục tách rời giáo hội, về nhà nước với tính cách là tổ chức pháp lý hoạt động theo luật pháp hay về kiểm soát quyền lực sau này đã được kế thừa trong tư tưởng triết học chính trị của J.J Rousseau

Là một trong những người đầu tiên bàn đến chính trị như một lĩnh vực đặc biệt của đời sống con người, Machiavelli đã luận chứng cho nghệ thuật chính trị đặc biệt nhằm thiết lập quyền lực nhà nước vững chắc bằng mọi phương tiện, bất chấp mọi nguyên tắc đạo đức theo phương châm “mục đích biện minh cho phương tiện” Theo ông, không phải nhà nước tồn tại vì đạo đức, mà trái lại đạo đức, nếu có, tồn tại

vì nhà nước Đạo đức không thể tồn tại ngoài cộng đồng xã hội Ông viết: “Bậc quân vương phải biết học hỏi từ bản tính của dã thú, biết kết hợp sức mạnh của sư tử với

sự tinh ranh của cáo Sư tử không thể tự bảo vệ mình tránh các cạm bẫy, còn cáo thì lại không thể chống lại sói Vì thế, cần phải là cáo để nhận ra những cạm bẫy và là sư

tử để dọa sói” [64, tr 143] Từ đây, Machiavelli ủng hộ vai trò của người cầm quyền mạnh mẽ, người có thể sử dụng mọi phương tiện đấu tranh thậm chí như giết người, phản bội, dối trá nhân danh mục tiêu vĩ đại, chẳng hạn vì sự nghiệp thống nhất nước Italia Tuy nhiên, Machiavelli chỉ sử dụng các biện pháp này trong các trường hợp cực đoan và phải cân nhắc tất cả các tình huống, phải lắng nghe tiếng nói của nhân dân và sống thuận hòa với nhân dân [Xem: 143, tr 85-90]

Machiavelli đề cao vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo quyền lực của quốc vương Ông viết: “Bởi vậy, ngài cần biết có hai phương pháp đấu tranh: cách thứ nhất bằng pháp luật, cách thứ hai bằng vũ lực Cách thứ nhất thích hợp với người, cách thứ hai dành cho dã thú Nhưng cách thứ nhất trong nhiều trường hợp vẫn chưa đủ nên cần đến cách thứ hai” [64, tr 142] Hơn nữa, Machiavelli đề cao vai trò của của nghị viện và cơ quan tư pháp trong việc đảm bảo sự ổn định của chính thể và sự an toàn của quân vương Khi đánh giá cao hình thức cai trị của nước Pháp đương thời, ông cho rằng tại quốc gia này, ta có thể tìm thấy nhiều thiết chế tốt đẹp làm chỗ dựa cho sự tự do và an toàn của quốc vương, trong đó có nghị viện và cơ quan tư pháp có vai trò trung gian để kiềm chế quý tộc và che chở dân lành mà không tạo ra áp lực đối với quốc vương Tư tưởng này sau này là mầm mống cho tư tưởng triết học chính trị Rousseau sau này về phương thức phân chia và kiểm soát các quyền lực chính trị

Trang 34

Có nhiều quan điểm rất khác nhau, thậm chí đối lập nhau trong việc đánh giá

di sản của N Machiavelli Một số nhà lý luận tìm thấy ở ông sự biện minh cho bạo lực và sự tàn bạo trong các công việc nhà nước Phương pháp đấu tranh bằng bạo lực

đã ảnh hưởng đến xu hướng tư tưởng chính trị của Rousseau, khi chính phủ toàn trị chống lại ý chí chung của nhân dân và xóa bỏ khế ước xã hội Một số người lại coi ông là người thực tế cả về lý luận và về chính trị B Mussolini và A Hitler cũng thường dựa vào tư tưởng của Machiavelli Một số khác lại phê phán sự biện minh cho bạo lực, sự phản trắc và tính hai mặt trong tư tưởng chính trị của ông

2.2.2 Tư tưởng triết học chính trị của T Hobbes và J Locke

Ở nước Anh, trước và trong quá trình diễn ra cách mạng tư sản, đã hình thành

“phương án Anh” của các nhà duy vật như Thomas Hobbes và John Locke Ngoài các vấn đề bản thể luận và nhận thức luận, các nhà tư tưởng này đều dành cho triết học chính trị một sự quan tâm đặc biệt, phản ánh nhu cầu của một xã hội đang đi vào

kỷ nguyên phát triển mới

Thomas Hobbes (1588-1679) là một nhà triết học người Anh nổi tiếng, người

đã thiết lập nền tàng cho nền triết học chính trị phương Tây qua luận thuyết về khế ước xã hội Tư tưởng chính trị của ông được thể hiện chủ yếu trong những tác phẩm

như: Những cơ sở triết học cho học thuyết về công dân (1642), Các yếu tố tự nhiên

và chính trị của pháp luật (1650), Bản chất con người: hay những yếu tố nền tảng của chính trị (1650), Leviathan, hay là vật chất, hình dạng và quyền lực nhà nước

(thường gọi tắt là Leviathan - 1651), Về tự do và tất yếu (1654) Triết học của T

Hobbes là một trong những nguồn gốc lý luận cho sự ra đời tư tưởng triết học chính trị của Rousseau

Các tư tưởng triết học chính trị của ông được thể hiện rõ nét nhất trong tác

phẩm Leviathan (1651), một trong những công trình đầu tiên về triết học chính trị,

mặc dù bản thân ông chưa sử dụng khái niệm này Trong tác phẩm này, Hobbes đã phân tích những nền tảng của nhà nước và chính phủ hợp pháp Đặt tên tác phẩm này

là Leviathan nghĩa là con thủy quái biển hung dữ theo thần thoại Hy Lạp cổ đại, bởi

vì Hobbes muốn ám chỉ quyền lực vô biên của nhà nước giống như con thủy quái Leviathan, luôn gieo rắc sự sợ hãi và khiến mọi người phải khất phục

Đối với Hobbes, trung tâm của triết học là vấn đề con người Kế thừa tư tưởng của Machiavelli coi bản tính con người là dối trá, hám lợi, trong quan niệm về con

Trang 35

người, Hobbes cho rằng, về bản tính tự nhiên, con người là động vật độc ác và ích

kỷ Hobbes là một trong những người đầu tiên đưa ra quan niệm về trạng thái tự nhiên của con người, trong đó ngự trị cuộc chiến tranh của tất cả mọi người chống lại tất cả Từ đây, Hobbes đã đưa ra ý tưởng, theo đó những con người trong một quốc gia liên kết với nhau bởi một khế ước và phục tùng nhà cầm quyền một cách tuyệt đối, để có thể qua đó được bảo vệ và duy trì cuộc sống của mình Việc ký kết khế ước xã hội được Hobbes coi là nền tảng cho sự hình thành nhà nước [Xem: 142, tr 178-182].3 Hobbes là một trong những triết gia đầu tiên đưa ra tư tưởng về khế ước

xã hội Tư tưởng của Hobbes về khế ước xã hội là tiền đề quan trọng cho sự ra đời

tư tưởng triết học chính trị của J.J Rousseau về khế ước xã hội Tuy nhiên,

Rousseau cho rằng, đó không phải là khế ước giữa thần dân và chính quyền, mà là khế ước xã hội giữa tất cả các công dân bình đẳng, thể hiện ý chí chung, chủ quyền tối cao của toàn thể nhân dân, gắn liền với quyền lập pháp Theo Rousseau, với tính cách là một cơ thể xã hội, nhà nước được hình thành trên cơ sở ý chí chung của nhân dân, khi những người dân tạo ra được sự liên kết sức mạnh của mình và tập trung ý chí của mình vào việc tạo ra quyền lực nhà nước Khế ước xã hội là sự biểu hiện của

Theo Hobbes, để đảm bảo hòa bình cần phải có ý chí thống nhất của tất cả mọi người và mỗi người phải bắt ý chí của mình tuân thủ ý chí thống nhất Sự

vậy, trong nhiều trích dẫn tiếp theo của luận án, NCS buộc phải trích theo hoặc trích ý từ các công trình nghiên cứu bằng tiếng nước ngoài liên quan đến các nguyên tác chưa được dịch này

Trang 36

thống nhất được tạo ra bằng cách đó được gọi là nhà nước hay xã hội công dân Vậy, nhà nước, theo ông, phải là một nhân cách thống nhất: ý chí của nhà nước trên

cơ sở thỏa thuận của nhiều người cần phải được coi là ý chí của tất cả mọi người sao cho nó có thể sử dụng các khả năng và năng lực của mỗi người để bảo vệ hòa

bình Tư tưởng của Hobbes về trạng thái tự nhiên và trạng thái dân sự của con

người, tư tưởng về ý chí chung của tất cả mọi người là tiền đề lý luận quan trọng cho sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học chính trị Rousseau về con người

ở trạng thái tự nhiên, trạng thái xã hội, đặc biệt tư tưởng về ý chí chung theo cách

riêng của ông Phê phán quan niệm của Hobbes về trạng thái tự nhiên như là trạng thái chiến tranh của “tất cả mọi người chống lại tất cả”, Rousseau cho rằng, trạng thái tự nhiên là trạng thái thuận lợi nhất cho hòa bình và thích hợp nhất cho nhân loại, bởi vì ở trạng thái đó, sự tự vệ của chúng ta gây thiệt hại ít nhất đến sự tự vệ của những người khác Theo Rousseau, khi chuyển từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái xã hội, con người có được tự do đạo đức, bởi vì tự do chính là hành động tuân theo luật do chính mình tạo ra

Một vấn đề cơ bản khác mà Hobbes đặt ra liên quan đến mối quan hệ giữa

nhà nước và các thần dân Ông xem nhà nước như là con người nhân tạo đối nghịch

với con người ở trạng thái tự nhiên Theo ông, có một sự khác biệt cơ bản giữa một bên là nhà nước – Leviathan với tính cách là nhân tố của quyền lực tối cao và một bên là các thần dân có các quyền nhất định không thể tách rời, khi họ hoàn toàn tuân thủ quyền lực tối cao đó Ông đã cố gắng lý giải vấn đề về nguồn gốc và bản chất của nhà nước Lịch sử nhà nước và pháp luật ở mỗi dân tộc, theo Hobbes, bao gồm hai giai đoạn chủ yếu: giai đoạn của trạng thái tự nhiên và giai đoạn của trạng thái xã hội (tức là giai đoạn nhà nước) Nhà nước được Hobbes ví như một con người nhân tạo, trong đó chính phủ là linh hồn Luật công cộng được ông xem là lương tri của mỗi công dân Các bộ luật mà nhà nước đưa ra là tất yếu và hợp lý Các cá nhân trong xã hội cần phải tuân thủ pháp luật [Xem: 40, tr 107-108] Hobbes đã phát triển những

cơ sở nhất định cho quyền cá nhân, quyền con người ở châu Âu và đưa ra quan điểm cho rằng, tất cả quyền lực chính trị hợp pháp phải mang tính "đại diện" và dựa trên

sự đồng thuận của nhân dân, rằng mọi người được làm bất kỳ điều gì mà pháp luật

không cấm

Trang 37

Những tư tưởng này của Hobbes là cơ sở quan trọng cho những tư tưởng triết học chính trị có tính phê phán của Rousseau sau này về bản chất con người ở trạng thái tự nhiên, trạng thái xã hội, về bước chuyển từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái dân sự, về ý chí chung, về cách thức thực thi và bảo đảm ý chí chung, đặc biệt về nhà nước pháp quyền

John Locke (1632-1704) là một trong những nhà triết học chính trị có ảnh

hưởng, một trong những người sáng lập của triết học chính trị, người đã đặt nền móng cho quan niệm về nhà nước pháp quyền dựa trên nền tảng của xã hội dân sự

Các tác phẩm chính của ông gồm Hai khảo luận về chính quyền (1689), Thư bàn về

khoan dung (1689), Một số suy nghĩ về giáo dục (1693), Tính hợp lý của Thiên chúa giáo (1695) Tư tưởng triết học chính trị của J Locke thể hiện rõ nhất trong tác phẩm Hai khảo luận về chính quyền

Trong Khảo luận thứ nhất về chính quyền, bàn về nguồn gốc của nhà nước,

Locke phê phán quan điểm của Robert Filmer (1588-1653) đề cao chế độ quân chủ tuyệt đối, xem quyền ưu tiên của quốc vương là cao hơn luật pháp, cho rằng, con người sinh ra vốn đã không có tự do, giống như người con vốn buộc phải tuân thủ ý chí của người cha trong gia đình Bác bỏ mọi sự can thiệp của Thượng Đế, Locke cho rằng, nhà nước là kết quả của khế ước và là việc đơn thuần của trần thế, rằng sự thỏa thuận của nhân dân chính là cơ sở của việc cai trị theo luật pháp [Xem: 41, tr 14]

Trong Khảo luận thứ hai về chính quyền với tiêu đề Luận về nguồn gốc,

phạm vi và mục đích chân chính của chính quyền dân sự, Locke tập trung vào học

thuyết về nhà nước trên cơ sở quan niệm về quyền tự nhiên và khế ước xã hội Tiếp thu tư tưởng của Hobbes, Locke cho rằng, nhà nước sẽ thay thế trạng thái tự nhiên, trạng thái mà trong đó con người hoàn toàn tự do, không phải tuân thủ ý chí của bất

cứ ai, tất cả mọi người đều bình đẳng, không có sự áp bức Trạng thái tự nhiên đó, theo ông, cũng không phải là trạng thái tùy tiện, bởi vì trong trạng thái đó mọi người phải tuân theo quy luật tự nhiên Theo ông, việc con người từ bỏ trạng thái tự

nhiên và tạo nên xã hội là để tránh tình trạng chiến tranh chống lại con người Tư

tưởng của Locke về việc nhà nước sẽ thay thế trạng thái tự nhiên là tiền đề cho tư tưởng triết học chính trị của Rousseau về con người ở trạng thái tự nhiên và trạng thái xã hội

Trang 38

Một tư tưởng quan trọng khác của Locke là luận điểm cho rằng, cơ sở đầu tiên cho tự do của con người và nguyên nhân đầu tiên cho sự xuất hiện của nhà nước là

sở hữu Theo ông, con người sinh ra tự do và được tạo hóa ban cho quyền bảo vệ cuộc sống, tự do và tài sản của mình Nhà nước được thiết lập là nhằm đảm bảo những điều kiện tốt nhất để thực hiện các quyền và tự do ấy Chính vì lẽ đó, theo Locke, mục đích vĩ đại và cơ bản của việc con người liên kết với nhau trong nhà nước và của việc trao quyền lực cho chính phủ chính là đảm bảo sở hữu của mọi người Như vậy, hoàn toàn khác với các nhà tư tưởng thời kỳ cổ đại và trung cổ,

Locke cho rằng, việc các cá nhân con người được tạo hóa ban cho các quyền không

thể tách rời như quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu là có tính ưu tiên hàng đầu Đây là luận điểm nền tảng và xuất pháp điểm cho tư tưởng triết học chính trị

của John Locke hướng đến xã hội dân sự, hoàn toàn đối lập với nền quân chủ tuyệt đối Locke đã phân biệt rạch ròi giữa các cá nhân riêng lẻ và xã hội, giữa xã hội và hệ

thống quyền lực chính trị Ông ủng hộ chủ nghĩa tự do (cổ điển), theo đó các quyền

tự do là không thể tách rời của công dân và nhà nước là người canh gác và bảo vệ các quyền đó Vì vậy, ông viết: “Nơi đâu không còn sự điều hành của công lý nhằm

bảo đảm các quyền của con người, mà cũng không còn quyền lực bên trong cộng đồng để định hướng cho vũ lực hay cung ứng cho nó những điều thiết yếu của công chúng, nơi đó chắc chắn chính quyền không còn tồn tại” [59, tr 282]

Đây có thể coi là bước tiến so với quan niệm của Hobbes Theo Hobbes, khi thành lập nhà nước, khế ước được ký kết giữa các công dân và họ tự nguyện chuyển các quyền của mình cho người có chủ quyền tối cao - người cầm quyền Về phần mình, người có chủ quyền tối cao - người cầm quyền này lại không phải là một bên

ký kết khế ước, nhưng lại được ban cho toàn quyền và quyền lực vô hạn, do vậy quyền lực của nhà cầm quyền không phải chịu sự ràng buộc và không bị kiểm soát Còn theo Locke, chính phủ nhất thiết phải là bên tham gia ký kết khế ước, và do vậy chính phủ phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện của khế ước được thể hiện trong hiến pháp và các luật “Khi một hay nhiều người nắm lấy quyền làm luật mà nhân dân lại không chỉ định họ làm việc đó, họ làm nên những luật không có thẩm quyền,

và nhân dân vì thế mà không bị ràng buộc phải tuân thủ” [59, tr 277] Tư tưởng này của Locke là cơ sở cho quan niệm sau này của Rousseau cho rằng, mọi đạo luật mà dân chúng chưa trực tiếp thông qua đều vô giá trị và không thể coi là luật

Trang 39

Với Locke, mục đích và nhiệm vụ của một chính quyền dân sự chân chính là đảm bảo "quyền sống, quyền tự do, sức khỏe và sở hữu của thần dân, là truy tố và

trừng phạt những người xâm phạm vào quyền của người khác" [40, tr 17] Một chính

phủ không thể thực hiện nhiệm vụ trên, không tuân thủ các điều kiện của khế ước xã hội, hơn nữa lại xâm phạm một cách có hệ thống các quyền tự nhiên của thần dân, theo Locke, thì đó là một chính phủ bất chính Trong trường hợp này, theo Locke, nhân dân có quyền lật đổ chính phủ để tham gia vào khế ước mới với chính phủ mới

Ông viết: "Nhân dân có quyền hành động với tư cách quyền lực tối cao và tự mình tiếp tục công việc lập pháp hoặc dựng lên một hình thức chính quyền mới, hoặc vẫn theo hình thức cũ đó nhưng được đặt vào tay những con người mới, theo những gì họ cho là tốt đẹp" [59, tr 314] Như vậy, trong mối quan hệ giữa xã hội và nhà nước, Locke dành sự ưu tiên đối với xã hội hơn đối với nhà nước Do đó, với Locke, cơ quan tối cao của nhà nước không được so sánh với cái đầu điều khiển thể xác (xã hội), mà được so sánh với cái mũ mà người ta có thể thay thế một cách không đau đớn vì thể xác (xã hội) Theo Locke, xã hội là đại lượng bất biến, còn nhà nước là đại

lượng biến đổi, phái sinh từ xã hội Tư tưởng của Locke về khế ước xã hội giữa các

công dân và chính phủ có tác động mạnh mẽ đến việc hình thành quan niệm của Rousseau về khế ước xã hội, về chủ quyền nhân dân, về kiểm soát nguy cơ lạm quyền của chính phủ

Khác với Hobbes bác bỏ việc phân chia quyền lực nhà nước, bởi vì các quyền lực được phân chia hủy hoại lẫn nhau, Locke đưa ra tư tưởng về phân chia quyền lực, mặc dù tư tưởng này mới ở dạng ban đầu chưa chín muồi Ông đã đưa ra tư tưởng về pháp trị, về sự bình đẳng của mọi công dân trong một quốc gia trước pháp luật không

phụ thuộc vào tình trạng xã hội hay tôn giáo… Trong tác phẩm “Hai khảo lược về

chính quyền”, Locke bước đầu đã đưa ra tư tưởng triết học chính trị về nhà nước

pháp quyền như tư tưởng về bản chất của nhà nước và quyền lực, về các điều kiện hình thành, biến đổi và các hình thức của chúng

Như vậy, một mặt Locke phê phán quan niệm về nguồn gốc thánh thần của vua chúa, mặt khác ông đã đưa ra quan niệm về trạng thái tự nhiên, về quyền tự nhiên của con người, về khế ước xã hội, về chủ quyền nhân dân, về quyền lực tối cao, về phân chia quyền lực, về chính phủ hợp hiến có thể đảm bảo quyền tự do

và quyền bình đẳng cho tất cả mọi công dân Ông viết: “…Người nào lấy đi tự do

Trang 40

hay cản trở hoạt động của cơ quan lập pháp vào những kỳ được quy định của nó, thì trên thực tế đã tước bỏ cơ quan lập pháp và đặt một kết thúc cho chính quyền” [59, tr 279-280] Nguồn gốc của quyền lực nhà nước là từ nhân dân, từ chủ quyền nhân dân, nhằm bảo vệ quyền tự do của nhân dân Các quan niệm này của Locke

đã được Rousseau kế thừa và phát triển trong các tư tưởng triết học chính trị của ông Các quan niệm về "trạng thái tự nhiên", "các quyền tự nhiên" của con người,

"khế ước xã hội", "chủ quyền nhân dân", "quyền lực tối cao" và về "chính phủ lạm quyền" đã được Rousseau vận dụng theo cách mới với tư cách là nền tảng triết học cho tư tưởng chính trị của ông Những quan niệm đó được Rousseau thể

hiện rõ trong tác phẩm nổi tiếng của mình Bàn về khế ước xã hội Nếu tư tưởng

triết học chính trị của Locke gắn liền với cuộc chính biến năm 1688 hay còn được gọi là cuộc cách mạng tư sản Anh lần thứ hai, thì tư tưởng triết học chính trị của Rousseau lại gắn liền với Đại cách mạng tư sản Pháp Locke có ảnh hưởng đến triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII thông qua cách cách đặt vấn đề của ông về quyền tự nhiên của con người và quyền công dân, báo trước kỷ nguyên giải phóng con người và sự thăng hoa của tự do trong thế giới trần tục, hiện thực, bằng phương tiện hiện thực

Có thể nói, trong tư tưởng chính trị mang sắc thái của chủ nghĩa duy lý, đã xuất hiện sớm quan niệm về khế ước xã hội ở Hobbes và Locke Các nhà tư tưởng này đã cố gắng tìm cách giải thích nguồn gốc của nhà nước, của luật pháp trên cơ sở thừa nhận các quyền tự nhiên cơ bản của con người Hobbes đưa ra lý luận về sự chuyển biến từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái dân sự Còn Locke thì lại điều chỉnh các quyền con người theo tinh thần thể chế hóa những quyền này trong xã hội dân sự thành quyền công dân, chuyển quyền được thừa nhận trong trạng thái tự nhiên thành quyền được hợp pháp hóa trong nhà nước hay trạng thái dân sự Rousseau đã

kế thừa những quan niệm của các bậc tiền bối một cách sâu sắc theo cách riêng cho

tư tưởng triết học chính trị của mình [Xem: 100, tr 37-42]

2.2.3 Tư tưởng triết học chính trị của các nhà Khai sáng Pháp

Khi nói đến những tiền đề lý luận cho sự ra đời của tư tưởng triết học chính trị của Rousseau, không thể không nói đến những tác động của tinh thần chung của toàn bộ phong trào Khai sáng và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nhà tư tưởng Khai sáng Pháp

Ngày đăng: 09/07/2016, 09:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Văn Ân, và Võ Trí Thành (Chủ biên) (2002), Thể chế, cải cách thể chế và phát triển: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và trường hợp Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể chế, cải cách thể chế và phát triển: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và trường hợp Việt Nam
Tác giả: Đinh Văn Ân, và Võ Trí Thành (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2002
2. Ăngghen, Ph. (1993), Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học, C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Tập 19, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Ăngghen, Ph
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 1993
3. Ăngghen, Ph. (1993), Chống Đuy-rinh, C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Tập 20, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Ăngghen, Ph
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 1993
4. Ăngghen, Ph. (1993), Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Tập 21, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Ăngghen, Ph
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 1993
5. Ăngghen, Ph. (1993), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước, C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Tập 21, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Ăngghen, Ph
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 1993
6. Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2003
7. Hoàng Chí Bảo (2002), Từ những đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học (1), tr. 35 – 42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Triết học
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 2002
8. Trường Chinh (1981), Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Trường Chinh
Nhà XB: Nxb Sự Thật
Năm: 1981
9. Dương Thị Ngọc Dung (2008), Triết học chính trị Jean Jacques Rousseau và ý nghĩa lịch sử của nó, Luận án Tiến sĩ triết học, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học chính trị Jean Jacques Rousseau và ý nghĩa lịch sử của nó
Tác giả: Dương Thị Ngọc Dung
Năm: 2008
10. Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự hạn chế quyền lực nhà nước
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2005
11. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) (2004), Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2004
12. Nguyễn Thanh Dũng (1998), Tư tưởng về nhà nước, quyền lực nhà nước trong lịch sử triết học và quan điểm của Đảng ta về xây dựng Nhà nước Việt Nam, Luận văn thạc sĩ triết học, Viện Triết học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng về nhà nước, quyền lực nhà nước trong lịch sử triết học và quan điểm của Đảng ta về xây dựng Nhà nước Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thanh Dũng
Năm: 1998
13. Tạ Xuân Đại (chủ trì) (2006), Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đề tài Khoa học cấp Nhà nước, mã số KX.04.03; Cơ quan chủ trì: Ban Tổ chức TW Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Tạ Xuân Đại (chủ trì)
Năm: 2006
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 1987
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1991
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
21. Ngô Huy Đức (2008), Tư tưởng chính trị phương Tây cận hiện đại, Tổng quan đề tài nhánh KX – 10 -10, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng chính trị phương Tây cận hiện đại
Tác giả: Ngô Huy Đức
Năm: 2008
22. Phạm Gia Đức, Lê Hải Triều, Nguyễn Văn Thảo (2003), Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
Tác giả: Phạm Gia Đức, Lê Hải Triều, Nguyễn Văn Thảo
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w