1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Triết học đạo đức của immanuel kant và ảnh hưởng của nó đối với triết học đức thế kỷ XIX

180 1,1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 180
Dung lượng 511,95 KB

Nội dung

Cách đặt vấn đề của Kant về con người và vị trí con người trong thế giới, về tự do và phẩm giá con người, cũng như việc khẳng định rằng con người là “mục đích cuối cùng của mọi mục đích”

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ THỊ MỸ DUNG

TRIẾT HỌC ĐẠO ĐỨC CỦA

IMMANUEL KANT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI TRIẾT HỌC ĐỨC

THẾ KỶ XIX

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

TP HỒ CHÍ MINH - 2008

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ THỊ MỸ DUNG

TRIẾT HỌC ĐẠO ĐỨC CỦA

IMMANUEL KANT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI TRIẾT HỌC ĐỨC

THẾ KỶ XIX

Chuyên ngành : LỊCH SỬ TRIẾT HỌC Mã số : 62.22.80.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

PGS TS VŨ TÌNH

TP HỒ CHÍ MINH - 2008

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Nội dung nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố

Tác giả luận án

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng qua tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 5

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án 12

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 12

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 13

6 Cái mới của luận án 13

7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án 14

8 Kết cấu của luận án 14

Chương 1: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC IMMANUEL KANT 16

1.1 Hoàn cảnh ra đời của triết học Immanuel Kant 16

1.2 Các thời kỳ phát triển của triết học Immanuel Kant 33

1.3 Vị trí của triết học đạo đức trong triết học Immanuel Kant 50

Kết luận chương 1 56

Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC ĐẠO ĐỨC IMMANUEL KANT 58

2.1 Cơ sở xác định giá trị đạo đức 58

2.2 Mệnh lệnh tuyệt đối và những đặc trưng cơ bản của nó 66

2.3 Đạo đức học ứng dụng 80

Kết luận chương 2 105

Trang 5

Chương 3: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC ĐẠO ĐỨC

IMMANUEL KANT ĐỐI VỚI TRIẾT HỌC

ĐỨC THẾ KỶ XIX 107

3.1 Sự ảnh hưởng của triết học đạo đức Immanuel Kant đối với triết học Johann Gottlieb Fichte 108

3.2 Sự ảnh hưởng của triết học đạo đức Immanuel Kant đối với triết học Georg Wilhelm Friedrich Hegel 124

3.3 Sự ảnh hưởng của triết học đạo đức Immanuel Kant đối với triết học Marx 135

3.4 Sự ảnh hưởng của triết học đạo đức Immanuel Kant đối với triết học Hermann Cohen 147

Kết luận chương 3 152

KẾT LUẬN 156

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 175

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Như Engels đã nói, một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận, mà muốn phát triển năng lực tư duy đó thì cho tới nay, không có cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ lịch sử triết học thời trước [41, 487] Việc nghiên cứu tư tưởng triết học đạo đức Kant có thể giúp chúng ta hiểu sâu hơn về lịch sử tư tưởng triết học nói chung và triết học cổ điển Đức nói riêng, góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận

Sự hình thành và phát triển của mỗi học thuyết triết học gắn liền với hoàn cảnh lịch sử đã sản sinh ra nó và dòng chảy chung của lịch sử tư tưởng văn minh nhân loại Trong lịch sử triết học, nhất là thời kỳ trước Marx, không có chủ nghĩa duy vật nào là triệt để và cũng không có chủ nghĩa duy tâm nào lại không tìm thấy trong nó những hạt nhân tiến bộ Triết học Marx ra đời không chỉ chịu sự qui định của những điều kiện lịch sử, kinh tế – xã hội Đức những năm 40 của thế kỷ XIX, mà còn là sự kế thừa và phát triển những tư tưởng văn hóa tinh thần nhân loại, được đúc kết trong các học thuyết triết học từ cổ đại đến cận đại Vì vậy, việc nghiên cứu lịch sử triết học trước Marx, trong đó có triết học đạo đức Kant, là cần thiết bởi khó có thể hiểu hết giá trị và ý nghĩa của triết học Marx nói riêng và chủ nghĩa Marx nói chung nếu nghiên cứu chúng trong sự tách rời với những vấn đề trên

Trang 7

Với việc đề cao vai trò hoạt động lý tính của con người, nghiên cứu con người như một chủ thể hoạt động tích cực trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội, triết học Kant nói chung và triết học đạo đức của ông nói riêng, đã mở ra một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử tư tưởng triết học phương Tây Từ đấy về sau, mọi trào lưu triết học đều ít nhiều xoay quanh những những vấn đề mà Kant đã đặt ra

Cách đặt vấn đề của Kant về con người và vị trí con người trong thế giới, về tự do và phẩm giá con người, cũng như việc khẳng định rằng con người là “mục đích cuối cùng của mọi mục đích” (“Endzweck aller Zwecke”), đã có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nền triết học cổ điển Đức, khơi dậy nguồn cảm hứng cho các trào lưu triết học phương Tây từ thế kỷ XIX đến nay như triết học Marx, chủ nghĩa Kant mới, triết học hiện sinh và một số học thuyết triết học chính trị phương Tây hiện đại

Tiếp tục những vấn đề mà triết học đạo đức Kant đã đặt ra, các nhà triết học Đức thế kỷ XIX (J G Fichte, G W F Hegel, K Marx, F Engels, H Cohen…) đã xem con người là trung tâm của mọi vấn đề triết học, nghiên cứu con người như một chủ thể của quá trình hoạt động thực tiễn, từ đấy hướng con người sống và hành động vì con người và tương lai của loài người, mặc dù cách giải quyết những vấn đề trên có thể rất khác nhau

Việc nghiên cứu bản chất con người gắn liền với khái niệm tự do và đời sống đạo đức, tâm linh, tình cảm, của con người trong triết học đạo đức Kant, đã khơi dậy nguồn cảm hứng cho các nhà hiện sinh (M Heidegger,

Trang 8

K Jaspers, J.- P Sartre,…) đi tìm bản chất con người trong đời sống nội tâm của chính mình Kế thừa Kant, các nhà triết học hiện sinh đều đề cao tự

do, xem nó là đặc trưng cơ bản làm nên phẩm giá và bản chất con người, mặc dù khái niệm tự do được hiểu khác nhau

Nguyên tắc tôn trọng phẩm giá con người của triết học đạo đức Kant, xem con người “mọi lúc là mục đích, chứ không bao giờ chỉ là

phương tiện” đã trở thành cơ sở lập luận cho một số học thuyết triết học

chính trị hiện đại (“Một học thuyết về sự công bằng” (“A Theory of Justice”) (1971) của J Rawls (1921), hay “Công bằng xã hội” (“Just Community”) của L Kohlberg (1927 – 1987)) Kế thừa Kant, Rawls và Kohlberg đều cho rằng công bằng chỉ có thể trở thành hiện thực khi mọi người đều bình đẳng về quyền tự do cơ bản và giá trị của mỗi người là giá trị của một con người

Trong thời đại ngày nay, những tư tưởng nhân văn của triết học đạo đức Kant vẫn còn nguyên giá trị Việc xem con người là “mục đích của chính mình” (“Selbstzweck”) và là “mục đích cuối cùng của mọi mục đích”, cũng như nguyên tắc tôn trọng phẩm giá con người của triết học đạo đức Kant, giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn ý nghĩa của cuộc sống con người, hướng chúng ta sống và hành động vì con người

Đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, không nằm ngoài mục đích vì con người Con người là nguồn lực của mọi nguồn lực, là nội lực của phát triển Phát triển con người, về thực chất, là phát triển và hoàn thiện nhân cách Và để phát triển, hoàn thiện nhân cách con người thì ngoài việc giáo dục ý thức đạo

Trang 9

đức, học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cần phải có một nhà nước pháp quyền với những chính sách kinh tế – xã hội cụ thể để con người có thể sống xứng đáng với phẩm giá làm người

Mặc dù những tư tưởng của Kant về việc xây dựng một nhà nước pháp quyền còn nhiều hạn chế bởi thế giới quan duy tâm và sự qui định của tính lịch sử thời đại, nhưng những vấn đề mà nó đặt ra về quyền và trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân và xã hội, cũng như của xã hội đối với mỗi người thông qua hệ thống quyền lực nhà nước, vẫn còn có những giá trị nhất định đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

Sự khẳng định quyền con người (Menschenrecht) xuất phát từ quyền tự do và phẩm giá làm người, cũng như việc cần thiết phải xây dựng nhà nước tốt nhất ở mọi dân tộc, hướng tới một nền hòa bình vĩnh cửu trong tương lai của triết học Kant là những tư tưởng mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện hiện khát vọng của toàn nhân loại

Việc nghiên cứu những tư tưởng triết học đạo đức Kant, một mặt, giúp chúng ta hiểu biết thêm về những giá trị đạo đức mang tính nhân văn chung của toàn nhân loại, góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận, mặt khác, còn đưa ra những gợi ý thiết thực nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm về quyền và phẩm giá con người trong bối cảnh cuộc sống có nhiều biến động của chúng ta hiện nay

Xuất phát từ những yêu cầu lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi đã chọn: “Triết học đạo đức của Immanuel Kant và ảnh hưởng của nó đối với triết học Đức thế kỷ XIX” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình

Trang 10

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Triết học Kant là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và là chủ đề của nhiều cuộc hội thảo quốc tế diễn ra hàng năm trên thế giới Năm 2004, kỷ niệm hai trăm năm ngày mất của Kant, hội thảo quốc tế về triết học Kant được tổ chức tại Đức, Ý, Trung Quốc, Việt Nam, v.v…, trong đó các bài báo cáo về triết học đạo đức của ông chiếm đa số Tuy cùng nghiên cứu về triết học đạo đức Kant nhưng do đứng trên thế giới quan và lập trường tư tưởng khác nhau nên các nhà nghiên cứu đã lập luận, đưa ra những đánh giá khác nhau về nội dung và ý nghĩa của triết học đạo đức Kant

Ở Đức, triết học đạo đức Kant được nghiên cứu sâu rộng theo nhiều chiều hướng khác nhau Các nhà triết học của chủ nghĩa Kant mới (mà đại biểu là Friedrich Albert Lange, Hermann Cohen và Wilhelm Windelband) đã chú trọng nhiều đến tư tưởng nhân văn của triết học đạo đức Kant, từ đó

đi đến kết luận rằng triết học đạo đức Kant là nền tảng lý luận của chủ

nghĩa xã hội Trong các tác phẩm “Lập luận của Kant về đạo đức học”

(“Kants Begruendung der Ethik”) (1877), Nxb Reclam, Stuttgart, tái bản

năm 1983, và “Đạo đức học của ý chí thuần túy” (“Ethik des reinen

Willens”) (1904), Nxb Reclam, Stuttgart, tái bản năm 1989, Cohen đã đưa

ra nhận định rằng sự tiến bộ của lịch sử là sự tiến bộ của những quan niệm đạo đức và nguyên tắc tôn trọng phẩm giá con người trong triết học đạo đức Kant: không bao giờ được xem con người chỉ như là phương tiện mà

Trang 11

luôn là mục đích, là tư tưởng xã hội chủ nghĩa, là cương lĩnh đạo đức để xây dựng chủ nghĩa xã hội trong tương lai

Trong các tác phẩm “Mệnh lệnh tuyệt đối của Kant là nguyên tắc của

hành động đúng“ (“Kants Kategorischer Imperativ als Kriterium der Richtigkeit des Handelns) của Schnoor Christian, Nxb Tuebingen, xuất bản

năm 1989, cũng như tác phẩm “Triết học đạo đức của Kant” (“Kants

Moralphilosophie”) của Steigleder, Klaus, Nxb Stuttgart/Weimar, xuất

bản năm 2002; “Đặt nền móng cho siêu hình học của đạo đức Một sự bình

luận tổng hợp” (“Grundlegung zur Metaphysik der Sitten Ein kooperativer Kommentar”) do Otfried Hoeffe chủ biên, Nxb Suhrkamp, Frankfurt am

Main, xuất bản năm 2000; hay “Lập luận của Kant về triết học thực tiễn“ (“Kants Begruendung der praktischen Philosophie”) của Freudiger, Juerg,

Nxb Bern, xuất bản năm 1993…, các nhà triết học Đức đã phân tích nội dung cơ bản của triết học đạo đức Kant (mệnh lệnh tuyệt đối, nhân phẩm con người, cái thiện tối cao, vấn đề hạnh phúc, tự do, tự chủ), từ đấy đưa ra những nhận định về giá trị và ảnh hưởng nó đối với thời đại

Phân tích về ảnh hưởng của triết học Kant đối với nền triết học Phương Tây, các nhà triết học Đức nhất trí rằng, hầu hết các học thuyết triết học cận, hiện đại đều bắt đầu từ Kant, dù đó là triết học lý luận hay triết học thực tiễn Có những học thuyết dùng triết học Kant làm cơ sở lý luận cho học thuyết của mình, cũng có học thuyết dùng nó để tranh luận hay bác bỏ những quan điểm đối lập Những nhận định này được thể hiện

rõ trong tác phẩm “Immanuel Kant Cuộc sống, tác phẩm, ảnh hưởng”

(“Immanuel Kant Leben, Werk, Wirkung”), của Sandvoss E R., Nxb

Trang 12

Kohlhammer, Stuttgart, xuất bản năm 1983 Cụ thể hơn, trong tác phẩm

“Immanuel Kant”, của Otfried Hoeffe, Nxb Muenchen, xuất bản năm

1996, Hoeffe viết: “Cho dù một triết gia được người đời sau cải tiến, phát triển sáng tạo, hay bị ngộ nhận đến thế nào đi nữa, thì lịch sử triết học sau Kant, về một phần cơ bản, phải được hiểu như lịch sử sự ảnh hưởng, như sự tiếp thu và tiếp tục phát triển, như sự tái tạo, phê phán và tiếp thu chính những tư tưởng của Kant” [87, 301 – 302]

Trong tác phẩm trên, Hoeffe đã đi sâu phân tích sự ảnh hưởng của triết học Kant đối với triết học phương Tây cận, hiện đại và khẳng định rằng triết học Kant đã tạo nên bước ngoặt thời đại Nó chứa đựng một tiềm lực tư duy không thể tát cạn và cho đến nay vẫn chưa thể đo lường hết được

Đồng ý với nhận định trên của Hoeffe, trong tác phẩm “Lịch sử triết

học” (“Geschichte der Philosophie”), tập 2, Nxb Herder, tái bản năm 1991

tại Freiburg, Johannes Hirschberger đưa ra nhận định: quan điểm của Kant về bổn phận đạo đức, về tự do, tự trị và phẩm giá con người đã làm đảo lộn tư duy triết học thế kỷ XVII – XVIII và đặt cơ sở nền tảng cho mọi vấn đề triết học từ đấy về sau Ông viết: “Kant được xem là triết gia Đức lớn nhất, hơn nữa là triết gia lớn nhất của thời cận đại, là triết gia của nền văn hóa tân thời và của nhiều lĩnh vực khác nữa Dù người ta có đánh giá Kant

gì đi nữa, điều không thể chối cãi là ít nhất Kant đã nâng triết học Đức tiến lên một giai đoạn mới Danh tiếng của ông đẩy lùi những gì đi trước vào bóng tối và tỏa sáng lên những gì đi sau” [85, 268 – 269]

Trang 13

Trong tác phẩm “Kant và Marx Một sự đối thoại thời đại” (“Kant

und Marx Ein Epochengespraech”) của Oskar Negt, Nxb Steidl,

Goettingen, xuất bản năm 2003, Negt đã đồng ý với nhận định của nhiều nhà triết học phương Tây rằng, không có Kant sẽ không có Fichte, Schelling, Hegel và Marx Negt cũng đưa ra những nhận định về sự tương đồng giữa triết học Kant và triết học Marx Ông đánh giá cao tư tưởng nhân văn của triết học đạo đức Kant và cho rằng khó có thể hiểu được cặn kẽ tư tưởng nhân văn của Marx, nếu trước đó không có sự hiểu biết về Kant Ngược lại, đọc các tác phẩm của Marx có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Kant Theo Negt, những nội dung cơ bản của triết học đạo đức Kant như: tự do, tự trị và phẩm giá con người có ảnh hưởng nhất định đến quan điểm của Marx về vấn đề con người

Nghiên cứu triết học đạo đức Kant, các nhà triết học Đức đề cập đến nhiều tác phẩm của ông Tuy nhiên, ba tác phẩm cơ bản: “Đặt nền móng cho siêu hình học của đạo đức” (“Grundlegung einer Metaphysik der Sitten”) (1785), “Phê phán lý tính thực tiễn” (“Kritik der praktischen

Vernunft”) (1788) và “Siêu hình học của đạo đức” (“Metaphysik der

Sitten”) (1797), vẫn dành được sự quan tâm nhiều nhất của các nhà nghiên cứu

Mặc dù các nhà nghiên cứu Đức đứng trên nhiều lập trường và quan điểm khác nhau để phân tích, đánh giá giá trị tư tưởng của nó đối lịch sử tư tưởng triết học, nhưng họ đều khẳng định rằng triết học Kant nói chung và triết học đạo đức của ông nói riêng, là một cuộc cách mạng rất quan trọng

Trang 14

trong lĩnh vực tư tưởng triết học phương Tây và ông xứng đáng được xem là người đã khai sáng một kỷ nguyên mới của khoa học con người

Ở Việt Nam, trước năm 1975 cũng có khá nhiều sách báo đã đăng tải các công trình nghiên cứu về triết học Kant Đó là những bài viết của

Nguyên Sa về “Triết học Kant”, đăng trên tạp chí Sáng tạo số 11 và 12, năm 1957; bài: “Thử tóm tắt học thuyết Kant” của Hòa Nguyên Nguyễn

Hóa, đăng trên tạp chí “Bách khoa”, số 13, năm 1957 Trong những bài viết này các tác giả đã trình bày một cách khái quát nhất nội dung triết học Kant và đưa ra những nhận định của mình về giá trị tư tưởng của triết học Kant đối với một số học thuyết triết học phương Tây đương đại Đặc biệt

tác phẩm “Triết học Kant” của Trần Thái Đỉnh, do Nxb Văn mới, xuất bản

năm 1974, đã đề cập đến tư tưởng triết học Kant một cách có hệ thống với sự phân tích, đánh giá cụ thể ba tác phẩm cơ bản của Kant thời kỳ phê phán Tác phẩm “Triết học Kant” đã được Nxb Văn hóa thông tin tái xuất bản năm 2005

Trong những năm gần đây, số lượng các công trình nghiên cứu về triết học đạo đức Kant đã tăng lên đáng kể Phần lớn các công trình tập trung phân tích những tư tưởng cơ bản của triết học đạo đức Kant, từ đó, hoặc là so sánh với các học thuyết triết học đạo đức khác, hoặc là đánh giá về mặt giá trị tư tưởng và ý nghĩa nhân văn của nó đối với thời đại

Tác phẩm “Triết học Imanuin Cantơ” của GS TS Nguyễn Văn Huyên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 1996 và tác phẩm “I

Cantơ - Người sáng lập nền triết học cổ điển Đức” của GS TS Nguyễn

Trọng Chuẩn, GS TS Nguyễn Văn Huyên, PGS TS Đặng Hữu Toàn

Trang 15

(đồng chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 1997, đã phân tích mệnh lệnh tuyệt đối của triết học đạo đức Kant và đưa ra những nhận định về giá trị và ý nghĩa của nó GS TS Nguyễn Văn Huyên nhận định rằng “ý tưởng nhân đạo của triết học đạo đức của Kant cho đến hôm nay vẫn còn nguyên tính chất thời sự Nó cho ta phương pháp nhìn nhận tương lai để đấu tranh chống lại chủ nghĩa phi nhân đạo của thuyết vị khoa học - kỹ thuật hiện đại; chống lại quan niệm tách biệt, mâu thuẫn và đối lập giữa tiến bộ khoa học - công nghệ với tiến bộ loài người; và ý nghĩa

lớn lao nhất có tính chất nhân loại bao trùm nhất là nó cho ta thấy rằng, ý

nghĩa cuộc sống con người không phải là cái gì trừu tượng mà là thực tiễn cụ thể; hơn nữa, không chỉ là cụ thể của hiện tại mà còn của tương lai, của những khả năng” [25, 175]

Trong kỷ yếu hội thảo quốc tế “Triết học cổ điển Đức: những vấn đề

nhận thức luận và đạo đức học” của Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Chính

trị quốc gia, xuất bản năm 2006, có 23 báo cáo tham luận trong và ngoài nước nghiên cứu về triết học đạo đức Kant Hầu hết các báo cáo tham luận đều đề cao tính nhân văn của triết học đạo đức Kant GS TS Nguyễn Trọng Chuẩn cho rằng, triết học đạo đức Kant thấm đượm tinh thần nhân văn, thể hiện khát vọng đem lại cho con người một cách nhìn mới hơn về thế giới và về chính bản thân mình Tinh thân nhân văn và lạc quan đó thể hiện ra như là những tư tưởng vượt thời đại nhằm hướng tới các giá trị toàn nhân loại

Các bài nghiên cứu của các PGS TS Nguyễn Thế Nghĩa, PGS TS Đặng Hữu Toàn, PGS TS Nguyễn Quang Hưng, ThS Nguyễn Kim Lai,

Trang 16

ThS Vũ Thị Thu Lan, TS Lê Công Sự, v.v…, đã tập trung làm rõ những luận điểm cơ bản của triết học đạo đức Kant, vai trò của triết học đạo đức trong hệ thống triết học của Kant, cũng như ảnh hưởng của nó đối với nền triết học phương Tây đương đại

Nhìn chung, tài liệu nghiên cứu về triết học đạo đức Kant ở Việt Nam trong những năm gần đây đã nhiều hơn trước Thông qua các giáo trình, các tài liệu tham khảo, cũng như những bài báo cáo tham luận, triết học đạo đức Kant đã được giới thiệu một cách tổng quát, đem lại cho người đọc một cái nhìn ban đầu và những đánh giá khái quát nhất Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về triết học Kant nói chung và triết học đạo đức của ông nói riêng Đã có những bản

trích dịch nội dung một số tác phẩm triết học đạo đức Kant như “Nhập môn

triết học phương Tây” của Samuel Enoch Stumpf & Donald C Abel, do

Lưu Văn Hy biên dịch, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản

năm 2004; hay “Phê phán lý tính thực hành” do Bùi Văn Nam Sơn dịch và

chú giải, Nxb Tri Thức, xuất bản năm 2007 Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa có đầy đủ nguồn tài liệu về triết học đạo đức Kan nên sự nghiên cứu về nó còn gặp nhiều khó khăn

Dựa trên những tác phẩm của Kant, nhất là những tác phẩm bàn về triết học đạo đức, đối chiếu với các bản dịch của Bùi Văn Nam Sơn, các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước, chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá nội dung tư tưởng cơ bản của triết học đạo đức Kant và sự ảnh hưởng của nó đối với triết học Đức thế kỷ XIX, góp phần đáp ứng nhu cầu tìm hiểu

Trang 17

chuyên sâu về triết học Kant nói riêng và lịch sử triết học phương Tây nói chung

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Mục đích của luận án là làm rõ nội dung cơ bản của triết học đạo đức Kant và ảnh hưởng của nó đối với triết học Đức thế kỷ XIX

Để thực đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển tư tưởng triết học Kant (hoàn cảnh ra đời, các thời kỳ phát triển của triết học Kant) qua đó làm rõ vị trí của triết học đạo đức trong hệ thống triết học của ông

2 Trình bày nội dung cơ bản của triết học đạo đức Kant (quan điểm của ông về cơ sở xác định giá trị đạo đức, mệnh lệnh tuyệt đối và đạo đức học ứng dụng)

3 Phân tích ảnh hưởng của triết học đạo đức Kant đối với triết học Đức thế kỷ XIX, cụ thể là đối với triết học Fichte, triết học Hegel, triết học Marx và triết học Cohen

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu: luận án nghiên cứu nội dung cơ bản của triết học đạo đức Kant và ảnh hưởng của nó đối với triết học Đức thế kỷ XIX Phạm vi nghiên cứu: luận án làm rõ vị trí của triết học đạo đức Kant trong hệ thống triết học của ông; phân tích nội dung cơ bản và sự ảnh

hưởng của nó đối với triết học Đức thế kỷ XIX

Trang 18

Triết học Đức thế kỷ XIX phát triển mạnh mẽ, đa dạng với nhiều trào lưu tư tưởng khác nhau, nhưng không phải học thuyết nào cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng triết học Kant, nhất là triết học đạo đức của ông Vì vậy, luận án chỉ tập trung nghiên cứu một số học thuyết triết học chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ triết học đạo đức của Kant, nhất là về vấn đề con người, vấn đề tự do, quyền và phẩm giá con người Cụ thể là triết học của

J G Fichte, G W F Hegel, K Marx/F Engels và đại diện của chủ nghĩa Kant mới – H Cohen

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Để thực hiện đề tài, luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, đối chiếu và so sánh, để làm rõ nội dung tư tưởng, những mặt tiến bộ và hạn chế, cũng như sự ảnh hưởng của triết học đạo đức Kant đối với triết học Đức thế kỷ XIX

6 Cái mới của luận án

1 Luận án đã phân tích nội dung cơ bản của triết học đạo đức Kant và đưa ra những đánh giá cụ thể về mặt tiến bộ và hạn chế của nó

2 Luận án đã phân tích sự ảnh hưởng của triết học đạo đức Kant đối với một số học thuyết triết học Đức thế kỷ XIX (triết học Fichte, triết học Hegel, triết học Marx và triết học Cohen), qua đó khẳng định vị trí quan trọng của triết học đạo đức Kant đối với lịch sử triết học phương Tây

Trang 19

7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận: Trên cơ sở phân tích, đánh giá nội dung tư tưởng triết học đạo đức Kant, luận án góp phần đưa ra một cái nhìn tổng thể về những giá trị nhân văn của triết học đạo đức Kant cũng như ảnh hưởng của nó đối với triết học Đức thế kỷ XIX, góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận

Ý nghĩa thực tiễn: Với việc phân tích những tư tưởng nhân văn của triết học đạo đức Kant về con người, quyền và phẩm giá con người, luận án góp phần đưa ra những gợi ý thiết thực nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm về quyền và phẩm giá con người trong cuộc sống có nhiều biến động của chúng ta hiện nay

Ngoài ra, luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về triết học cổ điển Đức, lịch sử tư tưởng triết học phương Tây và đạo đức học

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 3 chương, 10 tiết

Chương 1: trình bày khái quát quá trình hình thành và phát triển tư tưởng triết học Kant, bao gồm hoàn cảnh ra đời, các thời kỳ phát triển của triết học Kant và vị trí của triết học đạo đức trong hệ thống triết học của ông

Trang 20

Chương 2: phân tích những nội dung cơ bản của triết học đạo đức Kant như cơ sở xác định giá trị đạo đức; mệnh lệnh tuyệt đối và những đặc trưng cơ bản của nó; đạo đức học ứng dụng

Chương 3: phân tích một số ảnh hưởng của triết học đạo đức Kant đối với triết học Đức thế kỷ XIX, cụ thể là triết học Fichte, triết học Hegel, triết học Marx và triết học Cohen

Trang 21

Chương 1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ

PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC IMMANUEL KANT

Cũng như mọi học thuyết triết học khác, triết học Kant ra đời chịu sự qui định của hoàn cảnh lịch sử dân tộc và của thời đại Để có thể hiểu được tư tưởng triết học đạo đức Kant một cách có hệ thống, trong chương

này luận án trình bày khái quát hoàn cảnh ra đời, các thời kỳ phát triển của

triết học Kant và vị trí của triết học đạo đức trong toàn bộ hệ thống triết

học của ông

1.1 HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC IMMANUEL KANT

Là người sáng lập nền triết học cổ điển Đức, Immanuel Kant (1724 - 1804) đã để lại dấu ấn lâu dài và sâu sắc trong lịch sử triết học phương Tây Những tư tưởng của triết học Kant trong mọi lĩnh vực đã góp phần làm giàu thêm kho tàng tư duy nhân loại

Sinh ra trong một gia đình thợ thủ công không mấy giàu có tại thành phố Koenigsberg, thuộc miền Đông nước Phổ (nay là Kaliningrad), Kant bắt đầu theo học triết học, toán học, vật lý học và thần học tại trường đại học Koenigsberg từ năm 1740 Sau khi tốt nghiệp đại học, Kant đã trải qua nhiều năm làm gia sư Năm 1755 ông đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ với đề tài: “Về lửa” (“De igne”), và sau đó vài tháng ông được bổ nhiệm làm giảng viên của trường đại học Koenigsberg với tiểu luận về “Những nguyên tắc đầu tiên của nhận thức siêu hình học” (“Nova dilucidatio”)

Trang 22

Năm 1770 ông được phong giáo sư lôgíc học và siêu hình học, đảm nhiệm công việc giảng dạy cho đến cuối đời

Tuy đời sống riêng của Kant không có biến cố gì nổi bật, vì ông không đi đây đó và không có nhiều mối quan hệ chính trị, nhưng ông vô cùng thành công trong chức vụ dạy học và là một người trò chuyện rất thú

vị và lôi cuốn Với một cuộc sống bình dị tuân theo những qui tắc nhất định, ông nổi tiếng là người có kỷ luật chặt chẽ, là “chiếc đồng hồ sống” của người dân Koenigsberg

Xuất phát từ thực tiễn nước Đức thế kỷ XVIII, triết học Kant là sự thể hiện phần nào bức tranh xã hội, lịch sử của dân tộc Đức thời bấy giờ Sự ra đời của triết học Kant không chỉ chịu sự qui định của những điều kiện kinh tế - xã hội Đức mà còn gắn liền với sự phát triển của những thành tựu khoa học tự nhiên và những tư tưởng nhân văn chung của các nước Tây Âu, đặc biệt là tư tưởng của các nhà Khai sáng Pháp

Thực tiễn lịch sử - xã hội vương quốc Đức (Deutsches Reich) trong

những thế kỷ XVII - XVIII đã ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học Kant

Là một quốc gia phong kiến nông nghiệp lạc hậu với hai đặc điểm

nổi bật là sự chia cắt về chính trị và sự lạc hậu về kinh tế, thực tiễn vương

quốc Đức thời bấy giờ được Engels đánh giá là thời kỳ yếu hèn nhất của

lịch sử dân tộc Đức Sự chia cắt về mặt chính trị được thể hiện rõ nhất qua các cuộc chiến tranh giữa Hoàng đế và các nước chư hầu (1618 - 1648) Với hoà ước Westfallen, cuộc chiến 30 năm kết thúc nhưng trên toàn bộ

Trang 23

lãnh thổ của vương quốc Đức vẫn tồn tại trên 300 nước chư hầu và nhiều lãnh địa kỵ sĩ

Hầu hết các nước chư hầu đều tập trung các quyền lập pháp, hành chính, tư pháp, quân sự và tài chính trong tay của một người, xây dựng thành một chế độ chuyên chính trung ương tập quyền Thông qua bộ máy quan liêu, bộ máy cảnh sát và quân đội thường trực, họ thống trị và áp bức nhân dân trong lãnh địa của họ Đầu thế kỷ XVIII, để nâng cao thu nhập về tài chính, một số nước chư hầu đã đem từng nhóm thần dân của mình bán cho các nhà buôn ngoại quốc làm lính đánh thuê

Cuộc chiến tranh 30 năm đã đem đến nhiều tai họa cho vương quốc Đức Chiến tranh đã tàn phá nhiều thành thị và hầu hết các vùng nông thôn Sự chia cắt lãnh thổ đã làm cho nền kinh tế của vương quốc Đức lúc bấy giờ lâm vào tình trạng đình đốn bởi mỗi tiểu vương quốc đều có hệ thống pháp luật riêng, có chế độ “cân đong đo đếm” riêng, có hệ thống tiền tệ riêng Nghiêm trọng hơn cả là tại biên giới mỗi vương quốc đều xây dựng những trạm thuế quan đường thuỷ và bộ làm cản trở mạch máu lưu thông kinh tế của đất nước Không có một thị trường thống nhất, công - thương nghiệp ở Đức không thể phát triển được, nền kinh tế hầu như bị tê liệt Bối cảnh kinh tế – xã hội của vương quốc Đức lúc bấy giờ được Engels nêu rõ trong bài “Tình hình nước Đức” (đăng trên tạp chí “The Northern Star” ngày 25.10.1845) như sau: “Đấy là cả một đống những cái chán chường, mục nát và tan rã Không ai cảm thấy dễ chịu Thủ công nghiệp, thương nghiệp, công nghiệp và nông nghiệp trong nước đều rơi

Trang 24

vào cảnh điêu tàn cùng cực Nông dân, thợ thủ công và chủ xí nghiệp chịu hai lần khổ ải: chính quyền ăn bám và trạng thái tiêu điều” [39, 755]

Nghiêm trọng hơn cả là sự tái diễn chế độ nông nô lần thứ hai trong

thế kỷ XVII đã đẩy người nông dân trên toàn vương quốc Đức đến chỗ cùng cực Nổi bật nhất của sự tái diễn này là các vùng phía bắc và đông bắc nước Đức, trong đó có vương quốc Phổ, quê hương của nhà triết học Kant Ở đây không chỉ tồn tại chế độ chuyên chế trung ương tập quyền mà còn là một chính thể quân chủ với bộ máy quân đội hùng mạnh và tầng lớp công chức quí tộc Hầu hết nông dân đều bị nông nô hóa và giai cấp địa chủ quí tộc thường áp dụng những hình thức cai trị hết sức tàn nhẫn đối với họ Trong suốt tuần lễ, người nông nô phải canh tác trên đất riêng của địa chủ và chỉ được quyền canh tác trên đất của mình vào ban đêm Địa chủ thường phái những người giám công cầm roi giám sát công việc của nông nô Ngoài ra, giai cấp địa chủ còn có quyền về mặt tư pháp và cảnh sát đối với nông nô Người nông nô bị tước đoạt hầu hết quyền tự do Họ không được học những nghề thủ công và nếu không được địa chủ đồng ý thì họ không được kết hôn Nông nô còn thường bị đem bán, cho mượn hoặc đem cầm cố Sự bóc lột và thống trị của giai cấp địa chủ quí tộc luôn được chính thể quân chủ chuyên chế Phổ bảo vệ, vì vậy cuộc sống của người nông dân ngày càng lâm vào cảnh cùng cực, nhân phẩm con người

bị chà đạp

Sự chia cắt về chính trị và sự lạc hậu về kinh tế của vương quốc Đức cùng với sự tái diễn chế độ nông nô lần thứ hai đã tạo nên nỗi thống khổ cho nhân dân Đức, tác động đến sự hình thành tư tưởng của Kant về ý chí

Trang 25

tự do, về nhân phẩm con người, về vấn đề chiến tranh và hòa bình, về việc cần thiết phải xây dựng một liên minh giữa các quốc gia nhằm đảm bảo một nền hòa bình lâu dài cho toàn thể nhân loại

Chính từ thực tiễn lịch sử nước Đức mà khát vọng tự do của con người và ước mơ xây dựng một liên bang của các nhà nước lý tưởng, tiến tới một nền hòa bình vĩnh cửu trên toàn thế giới đã trở thành những nội dung cơ bản của triết học Kant Tuy nhiên, vì được xây dựng trên mảnh đất hiện thực nghèo nàn và lạc hậu, nên những khát vọng đó cũng chỉ nằm trong “thiện ý” mà thôi

Tuy bị chia cắt về mặt chính trị và lạc hậu về kinh tế, nhưng vương quốc Đức thời kỳ này lại đạt được sự phát triển chưa từng có về triết học, văn hóa và nghệ thuật Nhiều nhà triết học, nhà văn, nhà ngôn ngữ, nhà thơ (Johann Gottlieb Herder (1744 – 1803), Johann Wolgang Von Goethe (1749 – 1832), Friedrich Schiller (1759 - 1805), …), thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật của mình, đã phản ánh sự trì trệ của xã hội hiện thực, khơi dậy năng lực lý tính của con người và hướng con người sống và hành động vươn tới tự do

Sự kết hợp giữa tư tưởng văn hóa Đức truyền thống với tư tưởng nhân văn của Khai sáng Pháp trong các tác phẩm nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ trên đã có ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng chính trị của tầng lớp tư sản Đức nói chung và tư tưởng triết học Kant nói riêng Ra đời sau tác phẩm “Phê phán lý tính thuần túy” của Kant một năm, vở kịch “Những tên cướp” (“Raeuber”) (1782) của Schiller đã thể hiện sự phẫn nộ của giai cấp tư sản Đức đối với một thế giới đang mục nát, một nhà nước quân chủ

Trang 26

chuyên chế, độc đoán, bất công và tham nhũng, kêu gọi con người đứng lên chống lại cái ác và bảo vệ quyền con người

Sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên, nhất là thiên văn

học, đã ảnh hưởng rất lớn đến phương thức tư duy của Kant

Sự phát triển của thiên văn học thời kỳ này như thuyết nhật tâm của nhà bác học Balan, Nikolaus Copernicus (1473-1543), ba định luật về sự chuyển động của các hành tinh của nhà thiên văn học Đức Johann Kepler (1571-1630) và định luật hấp dẫn vũ trụ của Isaac Newton (1643 - 1727), đã giúp Kant nhận ra sự hạn chế của phương pháp tư duy siêu hình thống trị trong nhiều thế kỷ

Từ xa xưa nhà thiên văn học người Hy Lạp, Ptolemy đã cho rằng trái

đất nằm ở trung tâm vũ trụ, còn mặt trời, mặt trăng và các hành tinh khác

đều xoay chung quanh nó Trong khoảng một ngàn năm, mọi người đều tin vào quan niệm trên của Ptolemy về vũ trụ và gọi nó là thuyết Vũ trụ địa tâm Thuyết này được Giáo hội công giáo chấp nhận, vì họ cho rằng Thượng đế tạo dựng vũ trụ nhằm phục vụ con người, do đó trái đất - nơi con người sinh sống - phải nằm ở trung tâm Mãi đến năm 1543 với tác phẩm “Về sự xoay tròn của các thiên thể” của nhà thiên văn học người Ba Lan, Copernicus, một bước ngoặt mới trong lịch sử vũ trụ luận được hình thành Copernicus đã chứng minh rằng trung tâm của Thái dương hệ chính là mặt trời, còn trái đất và những hành tinh khác đều chuyển động xung quanh nó Tuy nhiên học thuyết của ông không giải thích được vấn đề tại sao những vật thể tồn tại trên mặt đất không bị “bốc” khỏi đây nếu quả thực trái đất đang chuyển động

Trang 27

Kepler là nhà thiên văn học Đức đầu tiên công khai ủng hộ quan điểm của Copernicus Công trình đáng chú ý nhất của ông là ba định luật về sự chuyển động của các hành tinh Định luật đầu tiên nói rằng, hành tinh chuyển đôïng không phải theo một vòng tròn mà theo một hình bầu dục gọi là êlíp với mặt trời nằm ở tiêu điểm Định luật thứ hai nói rằng, tốc độ chuyển động của hành tinh tăng lên khi nó chuyển dịch càng gần mặt trời Định luật thứ ba xác định công thức toán học giữa thời gian cần cho hành tinh chuyển động quanh mặt trời và khoảng cách giữa nó và mặt trời

Các định luật của Kepler miêu tả chuyển động của các hành tinh chính xác hơn học thuyết Copernicus Ba định luật của Kepler cho thấy vũ trụ vận hành theo những định luật rõ ràng Nhưng một vấn đề vẫn chưa được giải thích là tại sao hành tinh vẫn không bị đẩy ra khỏi quĩ đạo của nó và bay mất vào khoảng không vũ trụ ?

Với định luật hấp dẫn vũ trụ của Newton, sự băn khoăn đó đã được giải đáp Theo định luật này, mỗi hành tinh đều có một lực hấp dẫn, mà sức của nó tùy thuộc vào khối lượng và vị trí của nó trong vũ trụ Phối hợp với định luật quán tính (bất kì vật nào đều giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều, chừng nào nó còn chưa bị các lực tác động bên ngoài buộc phải thay đổi trạng thái đó), định luật hấp dẫn vũ trụ được dùng để tính toán về sự chuyển động và vị trí của mọi thiên thể, đặc biệt là sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời

Các phát minh và khám phá khoa học nói trên đã cho thấy, thế giới vật chất là một hệ thống vận hành theo những qui luật tự nhiên Từ đấy, một số nhà khoa học đưa ra ý tưởng rằng, xã hội loài người cũng hoạt động

Trang 28

theo những qui luật tự nhiên Vấn đề đặt ra là cần tìm cách khám phá những qui luật này bằng các phương pháp khoa học mới giống như các nhà thiên văn học đã phát hiện ra các qui luật chi phối các vì sao và các hành tinh Và Kant là một trong số những nhà tư tưởng đó

Những thành tựu của khoa học tự nhiên đã giúp Kant nhận ra sự hạn chế của phương pháp tư duy siêu hình thống trị trong nhiều thế kỷ và đưa

ra phương pháp tư duy mới - phương pháp biện chứng - xem xét sự vật trong sự vận động, tương tác và biến đổi không ngừng Dựa trên cơ sở những thành tựu của khoa học tự nhiên, Kant đã giải thích nguồn gốc của hệ mặt trời từ mối quan hệ giữa lực hút và lực đẩy vốn có trong vật chất, mà không cần đến “cú hích đầu tiên của Thượng đế” như cách lý giải của Descartes và Newton Cũng từ những thành tựu của khoa học tự nhiên, Kant đã đưa ra kết luận rằng giới tự nhiên tồn tại trong tính vô cùng tận của nó, và theo qui luật của tự nhiên, mọi sự vật nói chung đều nằm trong quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong

Về mặt lý luận, những quan điểm của chủ nghĩa duy lý (đại diện là

Descartes, Spinoza, Leibniz, Wolff) và chủ nghĩa duy nghiệm (đại diện là Locke, Berkeley, Hume) về vấn đề nhận thức của con người, cũng như những tư tưởng nhân văn của các nhà triết học Khai sáng, đặc biệt là tư tưởng của Rousseau, đã tác động mạnh đến tư tưởng triết học Kant thời kỳ phê phán

Được xây dựng trên nền tảng của khoa học tự nhiên lý thuyết, chủ nghĩa duy lý đã đề cao vai trò suy diễn toán học và đi đến khẳng định: nguồn gốc duy nhất của tri thức là lý tính Họ tuyệt đối hóa tư duy lôgíc,

Trang 29

đề cao tính phổ biến và tính tất yếu của tri thức cá nhân, đồng thời hạ thấp giá trị của tri giác cảm tính Các nhà triết học duy lý đã tuyệt đối hóa năng lực lý tính và cho rằng, con người có thể đạt tới tri thức về các thực tại tiên nghiệm mà chỉ cần đi từ ý niệm này sang ý niệm khác như người ta vẫn làm trong các suy diễn toán học Các chứng minh duy lý về sự tồn tại của Thượng đế hay sự giải thích của Spinoza và Leibniz về cơ cấu thực tại đã

minh chứng cho tính giáo điều của những học thuyết này

Đối lập với trường phái triết học trên, chủ nghĩa duy nghiệm lại khẳng định rằng cảm giác là nguồn gốc duy nhất của tri thức Không có cái

gì trong lý tính mà trước đó lại không có trong cảm tính Hume khẳng định: mọi nhận thức của con người đều đến từ kinh nghiệm, vì vậy con người không thể nào có tri thức về bất kỳ thực tại tiên nghiệm nào

Những quan niệm đối lập trên của chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy nghiệm thế kỷ XVII - XVIII về nguồn gốc, bản chất tri thức, đã làm nổi lên một vấn đề nan giải của khoa học thời bấy giờ, đó là sự phiến diện, không đầy đủ, và vì vậy dẫn đến bế tắc về mặt lý luận

Nếu tán thành quan niệm của chủ nghĩa duy nghiệm thì phải thừa nhận rằng, mọi tri thức khoa học chỉ là những hiểu biết vụn vặt, ngẫu nhiên, hay thay đổi Vì vậy, trong những vấn đề cần phải giải quyết của siêu hình học như vấn đề tự do, Thượng đế, chủ nghĩa duy nghiệm cho rằng không thể có tri thức về chúng được Ngược lại, nếu tán thành quan điểm của chủ nghĩa duy lý thì phải thừa nhận rằng mọi tri thức khoa học là kết quả sáng tạo của trí tuệ con người mà không cần đến sự tồn tại của hiện thực khách quan

Trang 30

Cả chủ nghĩa duy lý lẫn chủ nghĩa duy nghiệm đều đã chú ý đến vai trò tích cực của chủ thể nhận thức Nhưng cái “tôi tư duy” của Descartes một khi bị tách khỏi thế giới cảm tính thì những tri thức của nó không tránh khỏi bị mất chỗ dựa ở kinh nghiệm và trở thành những quan niệm trống rỗng, không thể dung hợp được với hiện thực cảm tính sinh động Vì khái niệm thực thể tư duy không đủ vững chắc để biện hộ cho tính khách quan của một tri thức phi cảm tính, nên Descartes đã phải đặt hoạt động nhận thức của chủ thể dưới sự bảo đảm của Thượng đế Tính tích cực của chủ thể rốt cuộc chỉ là cái bóng của một thực thể toàn năng

Cái “tôi tri giác” của Berkeley chỉ đem lại những cảm giác đơn lẻ, ngẫu nhiên Vì tuyệt đối hóa vai trò của nhận thức cảm tính: “tồn tại nghĩa là được cảm nhận”, nên để chứng minh cho giá trị khách quan của chân lý, ông đã tìm đến Thượng đế như là nguyên nhân tuyệt đối của mọi cảm giác trong ý thức của cái “tôi” Như vậy, cả Descartes và Berkeley đều đã thừa nhận uy quyền của Thượng đế đối với hoạt động nhận thức của con người

Với tham vọng kết hợp cả quan điểm của chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy nghiệm vào trong một hệ thống và cố gắng khắc phục những hạn chế, bế tắc của hai khuynh hướng triết học trên, triết học lý luận của Kant đã ra đời Trong hệ thống triết học của mình Kant đã cố gắng kết hợp yếu tố cảm tính với yếu tố giác tính trong quá trình nhận thức Nếu như các nhà triết học duy cảm và duy lý đều bất lực khi tìm kiếm sự thống nhất của hai yếu tố này trong một tri thức duy nhất, và do đó đã đi đến những quan niệm cực đoan, trái ngược nhau về tri thức, thì Kant đã cố gắng luận giải

Trang 31

mối quan hệ giữa chúng một cách có hệ thống từ lập trường duy tâm tiên nghiệm

Đồng ý với quan điểm của các nhà triết học duy nghiệm, Kant cho

rằng mọi nhận thức của con người đều bắt đầu với kinh nghiệm, tuy nhiên ông lại nhấn mạnh, không phải vì thế mà tất cả đều bắt nguồn từ kinh

nghiệm Vẫn có những tri thức khoa học được hình thành nhờ năng lực phán phán đoán tiên nghiệm của con người như trong toán học thuần túy (reine Mathematik) Ở điểm này Kant đã đồng ý với tư tưởng các nhà triết học duy lý về tính độc lập của chủ thể nhận thức Cái “tôi tư duy” (“Ich denke”) trong triết học lý luận của Kant cũng bắt nguồn từ cái “tôi tư duy” của Descartes

Theo Kant, nhờ nhận thức cảm tính sự vật được chúng ta lĩnh hội, trở thành những dữ kiện cho chúng ta, nhưng phải nhờ năng lực tưởng tượng (Einbildungskraft) và năng lực tổng hợp thuần túy (Apperzeption) của trí năng trong cái “tôi tư duy” dưới dạng các phạm trù, những tri thức đó mới có tính phổ quát và tất yếu Giữa nhận thức cảm tính và nhận thức giác tính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Ông viết: “Có hai nguồn (Staemme) của nhận thức có thể cùng bắt nguồn từ một rễ chung (Wurzel) mà chúng ta không biết được, đó là cảm tính (Sinnlichkeit) và giác tính (Verstand) Nhờ cảm tính những đối tượng được mang lại cho chúng ta, nhờ giác tính những đối tượng được chúng ta suy tưởng” [91, 91]

Cùng với sự khẳng định rằng khái niệm mà không có trực quan thì trống rỗng, còn trực quan mà không có khái niệm thì mù quáng, triết học tiên nghiệm (Transzendentalphilosophie) của Kant đã dung hòa được cả tư

Trang 32

tưởng của chủ nghĩa duy nghiệm lẫn chủ nghĩa duy lý Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy rằng Kant không chỉ đơn giản kết hợp những yếu tố hợp lý của các trường phái triết học trên mà thực sự đã làm một cuộc cách mạng trong phương pháp tư duy để xây dựng nên triết học tiên nghiệm của mình

Tinh thần “hoài nghi có phương pháp” của David Hume đã đánh thức

Kant ra khỏi giấc ngủ giáo điều nhiều năm về trước và vạch ra một hướng

đi mới cho những nghiên cứu trong tư duy triết học của ông

Kant nhận xét rằng, chính Hume “là người đã đặt những bước chân đầu tiên vào đúng con đường của chân lý”, và “Hume có lẽ là đại biểu xứng đáng và tài ba nhất trong số các các triết gia theo thuyết hoài nghi; các tác phẩm và phương pháp của ông quả thật đã gây được ảnh hưởng sâu sắc nhất, đánh thức việc nghiên cứu về năng lực của bản thân lý tính” [91, 785]

Chính quan điểm của Hume về nguyên tắc nhân quả đã gợi mở cho Kant một hướng tư duy mới Kant nhận ra rằng khi nói đến nguyên tắc nhân quả, các nhà triết học trước đó đã sai lầm khi cho rằng tất cả đều phải có nguyên nhân “trước sau” và dựa vào đó để chấp nhận một nguyên nhân đầu tiên là Thượng đế Nghi vấn về nguyên tắc nhân quả của Hume đã giúp Kant tiến xa hơn trong việc nghiên cứu những vấn đề tương quan giữa các khái niệm khác

Quan sát những đối tượng của tri thức, Hume đã đưa ra nguyên tắc liên tưởng, theo đó tất cả những gì mà đối tượng mang lại được liên kết thống nhất thành những biểu tượng trong tư tưởng Nhưng sự liên kết này nằm ở đâu ? Ở chính sự vật, trong tri giác trực tiếp, hay trong sự diễn dịch

Trang 33

của lý tính ? Cái gì tạo nên sự tương quan giữa tưởng tượng và đối tượng bên ngoài ? Đó là những nghi vấn khởi điểm mà Kant đã tiếp thu từ Hume cho sự phê phán triết học của mình Tuy nhiên Kant đã từ chối đi theo kết luận cuối cùng của Hume, bởi nó không giải quyết được vấn đề mà siêu hình học thời bấy giờ đặt ra là làm thế nào để có thể có được tri thức khoa học

Tư tưởng tiến bộ của các nhà khai sáng Pháp, đặc biệt là quan điểm

của Rousseau về lịch sử phát triển xã hội, về tự do, về sự tha hóa bản chất

tự nhiên của con người, và sự cần thiết phải phục hồi những giá trị tự nhiên đó bằng con đường giáo dục, đã có ảnh hưởng rất mạnh đến tư tưởng triết học đạo đức Kant

Mặc dù chỉ là một tiểu vương quốc, nhưng do vị trí địa lý và chính sách bảo vệ công thương nghiệp được vương triều chú ý nên từ cuối thế kỷ XVII, vương quốc Phổ đã trở thành một quốc gia cường thịnh nhất có nền kinh tế phồn vinh trong vương quốc Đức Từ thập niên 20 của thế kỷ XVIII trở đi bộ máy quản lý hành chính quốc gia đã đạt mức tập quyền hóa cao độ Friedrich Wilhelm III đã chú trọng phát triển công thương nghiệp, giao thông vận tải đường thủy, khoa học nghệ thuật và sự nghiệp giáo dục Sự phát triển của nền văn hóa, khoa học nghệ thuật và giáo dục tại vương quốc Phổ đã tạo điều kiện cho nhà triết học Kant tiếp thu những

tư tưởng tiến bộ của các nhà khai sáng Pháp, đặc biệt là tư tưởng của Rousseau

Trong tác phẩm “Luận về nguồn gốc và bản chất của sự bất bình đẳng giữa người với người” (1755), Rousseau nhận định rằng lịch sử nhân

Trang 34

loại là kết quả hoạt động của con người Trong trạng thái tự nhiên, con người bình đẳng về quyền lợi và cơ hội Nhưng với sự xuất hiện chế độ tư hữu mà trước tiên là sở hữu đất đai, và sự phát triển của trí tuệ nhằm tự hoàn thiện mình, sự bất bình đẳng giữa người với người trong xã hội công dân bắt đầu xuất hiện Quá trình hoàn thiện công cụ sản xuất và sự phân công lao động thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng đồng thời làm nảy sinh tư duy sở hữu

Theo Rousseu, mặc dù chế độ tư hữu là sự thể hiện tiến bộ của xã hội, là sự phát triển năng lực tự hoàn thiện mình của con người, nhưng chính sự phát triển đó lại là nguyên nhân của sự bất bình đẳng Nền văn minh vật chất càng phát triển thì sự bất bình đẳng giữa người với người ngày càng gia tăng, và đó là nguyên nhân của sự suy đồi về mặt đạo đức trong xã hội dân sự

Nếu trong trạng thái tự nhiên, con người là bình đẳng, thì trong xã hội dân sự, con người cảm thấy xa lạ với chính mình, đánh mất bản chất tự nhiên của mình và bị tha hóa bởi những mối quan hệ xã hội Và, để xóa bỏ sự bất bình đẳng đó, nhà nước được hình thành dựa trên một khế ước chung Khế ước xã hội là biểu hiện của ý chí tự do, là kết quả của hành động lịch sử tự do của con người Để ý chí chung này trở thành hiện thực, quyền lập pháp phải là chủ quyền tối cao không thể phân chia, và phải thuộc về nhân dân [48, 81]

Với khế ước xã hội, con người mất đi cái tự do tự nhiên làm theo những gì mình muốn, nhưng lại có được tự do trong sự qui định của luật pháp, tự do dân sự Sự phục tùng khế ước không phải là phụ thuộc vào ý

Trang 35

chí người khác, mà là tuân theo ý chí của chính mình [48, 89] Ông viết:

“Với khế ước xã hội, con người mất đi cái tự do thiên nhiên và cái quyền hạn chế được làm những điều muốn làm mà làm được, nhưng mặt khác con người thu lại được quyền tự do dân sự và quyền sở hữu những cái mà anh

ta có” [48, 73 -74]

Cho rằng trong môi trường xã hội đầy rẫy sự cám dỗ vật chất, con người có thể đánh mất mình, trong tác phẩm “Emille hay vấn đề giáo dục” (1762), Rousseau kêu gọi sự phục hồi những giá trị tự nhiên của con người bằng con đường giáo dục Thông qua giáo dục trong môi trường tự nhiên, con người có được kinh nghiệm của riêng mình, hiểu được giá trị công việc, biết chia sẻ, đồng cảm với mọi người Điều quan trọng nhất là trong môi trường đó, con người có thể học được cách làm người, trở thành những con người tự tin, yêu hòa bình, góp phần xây dựng một xã hội tự do, bình đẳng và bác ái

Những tư tưởng nhân văn trên của Rousseau đã “cảm hóa” Kant, giúp Kant nhận rõ được tầm quan trọng của khoa học thực tiễn Chính Rousseau đã làm nên bước ngoặt trong cuộc đời nghiên cứu của Kant: chuyển từ nghiên cứu khoa học tự nhiên sang nghiên cứu con người và những mối quan hệ của nó Nói về ảnh hưởng của Rousseau đối với mình, Kant viết: “Tôi là người nghiên cứu theo khuynh hướng riêng của mình Tôi khao khát tri thức, ước vọng vươn lên không mệt mỏi và đôi lúc tôi cảm thấy thỏa mãn với những thành quả mà mình đạt được Đã có lúc tôi nghĩ rằng điều này có thể đưa lại niềm vinh dự cho nhân loại, và tôi khinh miệt những kẻ tiện dân không có tri thức Rousseau đã cảm hóa tôi Những

Trang 36

mặc cảm mù quáng và tính kiêu ngạo trong tôi mất dần Tôi bắt đầu tôn trọng mọi người và thấy mình có ích hơn trước” [54, 721]

Kế thừa quan điểm của Rousseau rằng con người sinh ra là tự do, và

“từ bỏ tự do của mình là từ bỏ phẩm chất con người, từ bỏ quyền làm người và cả nghĩa vụ làm người” [47, 59], Kant cũng khẳng định rằng tự do là quyền bẩm sinh duy nhất hiện hữu, là quyền làm người mà luật thành văn phải thừa nhận Nếu tự do được Rousseau hiểu là tự đặt mình trong sự qui định của luật pháp, là tự do dân sự, thì Kant cũng cho rằng về mặt pháp lý, tự do là hành động tuân theo những điều kiện chung, là tự do chính trị

Kế thừa quan điểm của Rousseau rằng, tiếng nói của lương tâm không phải từ Thượng đế mà từ bản tính tự nhiên chưa bị tha hóa của con người, Kant đã nhấn mạnh đến tính tự trị của ý chí, lấy sự tự do làm cơ sở cho đạo đức cá nhân và cho rằng cái qui định ý chí chỉ có thể là lý tính thực tiễn mà thôi

Mặc dù đồng ý với quan điểm của Rousseau rằng, khế ước xã hội là biểu hiện của ý chí tự do, là kết quả của hành động lịch sử của tự do, và tự

do là quyền và nghĩa vụ làm người, nhưng Kant đã không dừng lại ở đấy mà tiếp tục tìm kiếm lời giải đáp cho những vấn đề liên quan đến phạm trù này Trong khi Rousseau nhấn mạnh sự bình đẳng tự nhiên và quyền tự quyết của con người theo khía cạnh luật pháp, thì Kant cố gắng giải quyết về mặt lý thuyết vấn đề, thế nào là tự do và tự do được thể hiện như thế nào Có sự hợp nhất giữa tất yếu và tự do hay không ? Con người có thể

Trang 37

thoát khỏi quyền lực của tự nhiên và những ràng buộc của cuộc sống hay không ? Con người có thể thiết lập nên “vương quốc tự do” hay không ? Mặc dù nhiều quan điểm của Kant về sau khác với Rousseau, nhưng nhìn chung tư tưởng của Rousseau đã để lại dấu ấn sâu đậm trong triết học thực tiễn của Kant Chính vì vậy, khi đánh giá về triết học Kant, Marx đã viết: “Triết học Can-tơ là lý luận Đức của cách mạng Pháp” [38, 131]

Tóm lại, điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội cùng với những thành tựu của khoa học tự nhiên và triết học tại vương quốc Đức và Tây Âu thế kỷ XVII - XVIII đã có những ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học Kant nói chung và triết học đạo đức của ông nói riêng

Là một quốc gia phong kiến nông nghiệp, lạc hậu về kinh tế, chia cắt về chính trị, vương quốc Đức đã trở thành một trong những nước kém phát triển nhất ở Tây Âu thời bấy giờ Chiến tranh triền miên, sự tái diễn chế độ nông nô lần thứ hai và chế độ chuyên chính quân chủ Phổ đã đẩy cuộc sống của người nông dân vào con đường cùng cực, nhân phẩm con người bị chà đạp Thực tiễn xã hội đó đã ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng triết học đạo đức Kant về vấn đề tự do và nguyên tắc tôn trọng nhân phẩm của con người

Sự phát triển của khoa học tự nhiên, nhất là thiên văn học trong thế kỷ XVII - XVIII, đã giúp Kant có cái nhìn tổng thể về thế giới và sự đổi mới trong phương pháp tư duy Sự bế tắc của chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy nghiệm trong việc lý giải nguồn gốc, bản chất và vai trò của chủ thể nhận thức đã trở thành tiền đề lý luận của triết học Kant Kết hợp

Trang 38

những yếu tố hợp lý của hai trường phái triết học trên trong một hệ thống, Kant đã giải quyết được sự bế tắc đó trong triết học lý luận của ông Kế thừa và phát triển những tư tưởng nhân văn của Rousseau, đặc biệt là vấn đề tự do, Kant đã đi sâu nghiên cứu phạm trù này và dùng nó để lý giải cho những vấn đề cơ bản trong triết học đạo đức của ông

1.2. CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC IMMANUEL KANT

Triết học Kant phát triển qua hai thời kỳ chính là thời kỳ “tiền phê phán” (1746 - 1769) và thời kỳ “phê phán” (1770 - 1804) Thời kỳ “tiền phê phán”, Kant nghiên cứu chủ yếu các vấn đề toán học, khoa học tự nhiên và ông đã có nhiều phát minh nổi tiếng về các lĩnh vực này Thời kỳ

“phê phán” là thời kỳ ông có nhiều đóng góp to lớn cho kho tàng triết học

cổ điển Đức nói riêng và triết học thế giới nói chung

Thời kỳ “tiền phê phán” (“Vorkritiksche Periode”), tư tưởng triết

học của Kant chịu ảnh hưởng nhiều bởi quan niệm duy tâm và thần học của Gottfried Wilhelm Leibniz (1646 - 1716) và Christian Wolff (1679 - 1754) Về sau các quan niệm duy vật máy móc của Newton và Descartes có ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng của ông hơn Từ năm 1755, với sự ra đời của tác phẩm “Lịch sử tự nhiên đại cương và thuyết bầu trời, hay là thử trình bày kết cấu và nguồn gốc cơ học của toàn bộ vũ trụ theo những nguyên tắc của Newton” (“Allgemeine Naturgeschichte und Theorie des Himmels, oder Versuch von der Verfassung und dem mechanischen Ursprunge des ganzen Weltgebaeudes nach Newtonischen Grundsaetze

Trang 39

abgehandelt”), Kant đã xây dựng được một thế giới quan độc lập của riêng mình

Leibniz và Wolff là những đại biểu thuộc thế hệ thứ hai của những nhà triết học khai sáng Đức Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp nghiên cứu và nội dung cụ thể trong vấn đề nhận thức luận và vũ trụ luận, nhưng trong lĩnh vực siêu hình học, cả hai ông đều công nhận sự tồn tại của Thượng đế và cho rằng giữa lý trí và niềm tin không có sự mâu thuẫn Theo Leibniz và Wolff, Thượng đế là một thực thể tất yếu, là nguyên tắc của sự hài hòa Thượng đế có linh hồn bất tử

Trong thời kỳ “tiền phê phán”, những quan điểm trên của Leibniz và Wolff đã gợi mở cho Kant nhiều vấn đề trong việc tìm kiếm bằng chứng chứng minh cho sự tồn tại của Thượng đế Kế thừa tinh thần của Leibniz và Wolff, trong bài viết năm 1763 về “Cơ sở chứng minh duy nhất có thể có cho việc chứng minh sự hiện hữu của Thượng đế” (“Der einzig moegliche Beweisgrund zu einer Demonstration des Dasein Gottes”), Kant cho rằng thực thể tất yếu là cái tinh thần (Geist) Trí năng (Verstand) và ý chí (Wille) của cái tinh thần là cơ sở của sự trật tự, của cái đẹp và là sự hoàn hảo của thế giới Mọi sự sống cũng như mọi quyền lực thiếu sự điều khiển của trí năng và ý chí của một thực thể tất yếu là điều khó có thể tưởng tượng [90, 45]

Thực thể tất yếu đó chính là Thượng đế Thượng đế là một thực thể tất yếu vô điều kiện (ein schlechterdings notwendiges Wesen) Thượng đế là sự thống nhất trong bản chất của nó (einig in seinem Wesen), là một thực thể đơn giản (einfache Substanz), là cái tinh thần (ein Geist) Thượng

Trang 40

đế tồn tại vĩnh cửu trong thời gian (ewig in seiner Dauer), bất biến trong đặc tính của nó (unveraenderlich in seiner Beschaffenheit), phổ biến trong mọi khả năng và hiện thực (allgenugsam in Ansehung alles Moeglichen und Wirklichen) [90, 46]

Trong tác phẩm này, Kant đặc biệt quan tâm tới quan điểm của nhà triết học Wolff về bằng chứng chứng minh cho sự tồn tại của Thượng đế

Kant cho rằng luận điểm đầu tiên của Wolff: nếu có gì đó tồn tại, thì cũng

tồn tại cái gì đó không phụ thuộc vào cái khác, có thể chấp nhận được,

nhưng lập luận tiếp theo của Wolff: cái không phụ thuộc này là thực thể tất

yếu vô điều kiện, là không đáng tin cậy [90, 173 - 174]

Kant đồng ý với phương pháp của Wolff là dùng nguyên tắc nhân quả để chứng minh cho sự tồn tại tiên thiên hoàn hảo của Thượng đế, theo đó mọi sự tồn tại và phát triển của vạn vật trong vũ trụ đều có nguyên nhân của nó Nhưng nguyên nhân đó không phải do suy luận của những khái niệm trí năng (như quan điểm của Wolff), mà nằm trong tính mục đích của tự nhiên Theo Kant, sự tồn tại có trật tự hài hòa, thống nhất tuân theo những qui luật nhất định của tự nhiên, chứng tỏ rằng phải có một hữu thể tất yếu, vô điều kiện điều hành, đó là Thượng đế [90, 180 -181]

Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên, đặc biệt là của thiên văn học thế kỷ XVI – XVII và định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, Kant đã nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của trái đất cũng như mối quan hệ giữa mặt trăng và sự tự quay của trái đất Kant kết luận rằng trái đất quay tự do xung quay trục của nó, nhưng do sức hút của mặt trăng đối với thể lỏng trên bề mặt trái đất nên sự tự quay của trái

Ngày đăng: 26/02/2016, 16:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2002), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình triết học Mác - Lênin
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2002
2. Bryan Magee (2003), Câu chuyện triết học (Huỳnh Phan Anh - Mai Sơn dòch), Nxb. Thoáng keâ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu chuyện triết học (Huỳnh Phan Anh - Mai Sơn dòch)
Tác giả: Bryan Magee
Nhà XB: Nxb. Thoáng keâ
Năm: 2003
3. Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch (2003), Vấn đề triết học trong tác phẩm của C. Mác - Ph. Ăngghen, V. I. Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề triết học trong tác phẩm của C. Mác - Ph. Ăngghen, V. I. Lênin
Tác giả: Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2003
4. Quang Chiến (chủ biên) (2000), Chân dung triết gia Đức, Nxb. Trung tâm văn hóa - ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chân dung triết gia Đức
Tác giả: Quang Chiến (chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Trung tâm văn hóa - ngôn ngữ Đông Tây
Năm: 2000
5. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên, Đặng Hữu Toàn (đồng chủ biên) (1997), I. Cantơ - Người sáng lập nền triết học cổ điển Đức, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: I. Cantơ - Người sáng lập nền triết học cổ điển Đức
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên, Đặng Hữu Toàn (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 1997
6. Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp (2001), Quan điểm lịch sử triết học của Hêghen, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm lịch sử triết học của Hêghen
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2001
7. Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp (2002), Triết học pháp quyền của Hêghen, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học pháp quyền của Hêghen
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2002
8. Nguyễn Trọng Chuẩn (2006), “Đạo đức học của Cantơ và ý nghĩa hiện thời của nó”, Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 433 - 440 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học của Cantơ và ý nghĩa hiện thời của nó”, "Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2006
9. Ngô Thị Mỹ Dung (2006), “Triết học đạo đức của Cantơ và ảnh hưởng của nó đối với nền triết học phương Tây”, Triết học cổ điển Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học đạo đức của Cantơ và ảnh hưởng của nó đối với nền triết học phương Tây”
Tác giả: Ngô Thị Mỹ Dung
Năm: 2006
10. Bùi Đăng Duy (2006), “Immanuen Cantơ và nền triết học hiện đại ở phương Tây”, Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 446 - 154 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Immanuen Cantơ và nền triết học hiện đại ở phương Tây”, "Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học
Tác giả: Bùi Đăng Duy
Năm: 2006
11. Bùi Đăng Duy - Nguyễn Tiến Dũng (2003), Lược khảo triết học phương Tây hiện đại (sách tham khảo), Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược khảo triết học phương Tây hiện đại (sách tham khảo)
Tác giả: Bùi Đăng Duy - Nguyễn Tiến Dũng
Năm: 2003
12. Durant, Will (2000), Câu chuyện triết học, Nxb. Đà Nẵng 13. Trần Thái Đỉnh (1974), Triết học Kant, Nxb. Văn mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu chuyện triết học", Nxb. Đà Nẵng 13. Trần Thái Đỉnh (1974), "Triết học Kant
Tác giả: Durant, Will (2000), Câu chuyện triết học, Nxb. Đà Nẵng 13. Trần Thái Đỉnh
Nhà XB: Nxb. Đà Nẵng 13. Trần Thái Đỉnh (1974)
Năm: 1974
14. Michel Gerten (2006), “Quan hệ giữa tự do, pháp quyền và nhà nước trong học thuyết pháp quyền của G. Phíchtơ”, Triết học cổ điển Đức:Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ giữa tự do, pháp quyền và nhà nước trong học thuyết pháp quyền của G. Phíchtơ”, "Triết học cổ điển Đức: "Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học
Tác giả: Michel Gerten
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2006
16. Hòa Nguyên Nguyễn Hóa (1957), “Thử tóm tắt học thuyết Kant”, Bách Khoa, số 13, tr. 14 - 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử tóm tắt học thuyết Kant”, "Bách Khoa
Tác giả: Hòa Nguyên Nguyễn Hóa
Năm: 1957
17. Nguyễn Vũ Hảo (2006), “Tư tưởng của I. Cantơ về sự thống nhất của lý luận nhận thức, đạo đức học trong nhân học”, Triết học cổ điển Đức:Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 155 - 169 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng của I. Cantơ về sự thống nhất của lý luận nhận thức, đạo đức học trong nhân học”, "Triết học cổ điển Đức: "Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học
Tác giả: Nguyễn Vũ Hảo
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2006
18. Học viện chính trị quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình đạo đức học Mác- Lênin, Nxb. Lý luận chính trị, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đạo đức học Mác- Lênin
Tác giả: Học viện chính trị quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb. Lý luận chính trị
Năm: 2004
19. Hegel, G. W. F. (2006), Hiện tượng học tinh thần (Phaenomenologie des Geistes), Bùi Văn Nam Sơn (dịch và chú giải), Nxb. Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện tượng học tinh thần (Phaenomenologie des Geistes)
Tác giả: Hegel, G. W. F
Nhà XB: Nxb. Văn học
Năm: 2006
20. Đỗ Thị Hòa Hới (2006), “Tìm hiểu một số quan niệm đạo đức của I. Cantơ (qua so sánh với quan niệm đạo đức của Mạnh Tử)”, Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 496 - 511 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu một số quan niệm đạo đức của I. Cantơ (qua so sánh với quan niệm đạo đức của Mạnh Tử)”, "Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học
Tác giả: Đỗ Thị Hòa Hới
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2006
21. Đỗ Minh Hợp (1997), “Vai trò của triết học Cantơ đối với sự phát triển của triết học”, I. Cantơ - Người sáng lập nền triết học cổ điển Đức, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 294 - 298 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của triết học Cantơ đối với sự phát triển của triết học”, "I. Cantơ - Người sáng lập nền triết học cổ điển Đức
Tác giả: Đỗ Minh Hợp
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 1997
22. Trịnh Duy Huy (2006), “Quan hệ giữa cá thể và cộng đồng trong học thuyết đạo đức học của Cantơ”, Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 529 - 539 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ giữa cá thể và cộng đồng trong học thuyết đạo đức học của Cantơ”, "Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học
Tác giả: Trịnh Duy Huy
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2006

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w