Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC ĐẠO ĐỨC IMMANUEL KANT
2.3. Đạo đức học ứng dụng
Việc tiếp tục triển khai những nguyên tắc của mệnh lệnh tuyệt đối trong đời sống xã hội, được Kant gọi là đạo đức học ứng dụng (angewandte Ethik). Nó là một phần quan trọng trong triết học thực tiễn của Kant.
Trong phần này, luận án chỉ tập trung phân tích một số lĩnh vực của đạo đức học ứng dụng Kant, như triết học pháp quyền, triết học lịch sử, triết học tôn giáo, nhằm làm rõ mối quan hệ giữa triết học đạo đức và đạo đức học ứng dụng trong triết học thực tiễn của ông.
Triết học pháp quyền (Rechtsphilosophie) được Kant phân tích cụ thể trong tác phẩm “Siêu hình học của đạo đức” (“Metaphysik der Sitten”) (1797). Mục đích của triết học pháp quyền là tìm lời giải đáp cho vấn đề:
làm thế nào để có thể đảm bảo được tự do và phẩm giá con người.
Theo Kant, triết học đạo đức và triết học pháp quyền đều là những học thuyết về bổn phận (Pflichten), tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau.
Trong khi triết học đạo đức đề cập đến bổn phận bên trong (innere Pflicht), thì triết học pháp quyền chỉ quan tâm đến bổn phận bề ngoài (auessere Pflicht) có thể cưỡng chế được của hành vi mà không hỏi đến quan niệm đạo đức, cái mà từ đó các bổn phận được thực hiện hay vi phạm [94, 23 - 24].
Khác với bổn phận bề ngoài có thể cưỡng chế được của hành vi, bổn phận bên trong xuất phát từ động cơ của chủ thể hành động. Động cơ đó dựa trên nguyên tắc của ý chí, nghĩa là nó phải xuất phát từ một ý chí tốt tuyệt đối, một ý chí tự trị. Kant cho rằng có thể có những hành vi phù hợp với bổn phận nhưng chưa hẳn đã là hành vi đạo đức, nếu bổn phận đó không đồng thời là động cơ của hành vi.
Động cơ của chủ thể hành động quyết định tính chất của hành vi và là cơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa tính đạo đức và tính hợp pháp của hành vi, giữa sự tự nguyện khuất phục qui luật đạo đức và sự phù hợp với cái mà pháp luật đòi hỏi. Kant viết: “Sự phù hợp hay không phù hợp của một hành vi với qui luật mà không quan tâm đến động cơ của nó gọi là sự hợp phỏp (Legalitaet); nhưng nếu trong sựù phự hợp đú, ý tưởng về bổn
phận xuất phát từ qui luật đồng thời là động cơ của hành vi thì gọi là đạo đức (Moralitaet)” [94, 23].
Kế thừa tư tưởng của các nhà Khai sáng, đặc biệt là Rousseau về quyền tự nhiên của con người, Kant cho rằng tự do là quyền bẩm sinh (das angeborene Recht) [94, 56]. Tự do bẩm sinh là sự độc lập đối với tất cả các luật ban hành, là quyền mỗi người tự nhiên mà có [94, 57].
Con người sinh ra là tự do và bình đẳng. Sự bình đẳng bẩm sinh nằm trong nguyên tắc của sự tự do bẩm sinh; và vì vậy, giữa chúng không có sự phân biệt khác nhau [94, 56 - 57]. Trong trạng thái tự nhiên, con người có thể tự do tranh chấp, kiềm chế lẫn nhau trong các lĩnh vực đời sống của họ, nhưng đó là sự tự do hoang dã mang tính bản năng. Chỉ khi chuyển sang trạng thái xã hội, con người mới ý thức được tự do thực sự của mình thông qua pháp luật.
Con người sinh ra là tự do, nhưng mặt khác, tự do cũng là quyền mà con người có được do pháp luật đem lại (das erworbene Recht) [94, 55 - 56]. Pháp luật là sự hợp nhất ý chí của nhiều người theo một qui luật phổ biến của tự do. Pháp luật đặt ra những điều kiện có thể cưỡng chế được hành vi tùy tiện (Willkuer) của con người trong một xã hội, nhưng vẫn đảm bảo tự do cá nhân thông qua những điều kiện này. “Pháp luật - Kant viết - là tổng thể những điều kiện, mà dưới những điều kiện đó sự tùy tiện của một người có thể hợp nhất với sự tùy tiện của những người khác tuân theo một qui luật phổ biến của tự do” [94, 43].
Khác với tự do bẩm sinh, tự do mà con người có được thông qua pháp luật là “sự độc lập đối với sự độc đoán cưỡng bức của những người
khác. Trong chừng mực tự do của mỗi người có thể hợp nhất với những tự do của những người khác theo một qui luật chung thì đấy là quyền hiện hữu duy nhất, khởi đầu, đem lại cho mỗi người từ quyền làm người” [94, 56].
Như võùy, khỏi niệm tự do ở Kant khụng chỉ giới hạn trong quyền tự nhiên của con người, mà còn là quyền con người. Đây là tư tưởng rất tiến bộ của Kant bởi nó nói lên mối quan hệ giữa quyền tự nhiên và quyền con người thông qua sự thừa nhận của pháp luật.
Một vấn đề rất quan trọng trong triết học pháp quyền của Kant là khái niệm trách nhiệm pháp lý (die Rechtspflichten). Khác với cách hiểu thông thường theo nghĩa tiêu cực (chịu sự trừng phạt khi gây ra hậu quả xấu), trách nhiệm pháp lý ở Kant được hiểu theo nghĩa tích cực là nghĩa vụ của mỗi người đối với chính mình và với mọi người [94, 54 - 55].
Với chính mình, hãy là một con người biết nhận thức về quyền của mình trong mọi quan hệ xã hội. Luôn khẳng định giá trị của mình là giá trị của một con người, không bao giờ để mình chỉ là phương tiện, mà đối với người khác hãy đồng thời là mục đích. Trách nhiệm này là trách nhiệm bên trong, xuất phát từ quyền làm người trong mỗi cá nhân [94, 54]. Với mọi người hãy đối xử đúng luật, không làm điều gì bất công; hãy tránh xa những mối liên hệ, những tổ chức gây bất công cho người khác, và chỉ nhận cái thuộc về mình [94, 54].
Sự khẳng định giá trị người xuất phát từ quyền làm người: không bao giờ để mình chỉ là phương tiện, mà đối với người khác hãy đồng thời là mục đích, cũng như việc cần phải nhận thức được nghĩa vụ của mình đối
với mọi người: hãy đối xử đúng luật và chỉ nhận cái thuộc về mình, thực chất là sự chuyển hóa nguyên tắc tôn trọng phẩm giá con người của tư tưởng đạo đức của ông.
Mỗi người cần phải nhận thức về quyền làm người cũng như quyền tự do của mình để có thể hành động đúng. Tuy nhiên, để những quyền trên được đảm bảo cần phải có một nhà nước hợp lý tính, tồn tại trên những nguyên tắc pháp quyền thuần túy.
Kế thừa tư tưởng của Rousseau về khế ước xã hội, Kant giả định rằng nhà nước có thể được thiết lập dựa trên khế ước ban đầu (urspruenglicher Kontrakt), theo đó “tất cả mọi người từ bỏ tự do bên ngoài của họ để trở thành thành viên của một cộng đồng - một nhà nước - điều đó không có nghĩa là anh ta phải hy sinh một phần tự do bên ngoài bẩm sinh của mình vì một mục đích, mà là anh ta đã từ bỏ hoàn toàn sự tự do hoang dã để tìm lại tự do trong sự phụ thuộc của luật pháp, bởi sự phụ thuộc này xuất phát từ chính ý chí ban hành luật của chính anh ta” [94, 190 – 191].
Như vậy, lập luận của Kant về sự chuyển hóa tự do cá nhân từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái xã hội hoàn toàn giống lập luận của Rousseau. Theo đó, trong xã hội dân sự, con người không mất đi tự do bẩm sinh của mình, mà tìm được tự do trong sự phụ thuộc của luật pháp. Con người tự ban hành luật và tự giác thực hiện những luật pháp mà mình đưa ra, đấy chính là tự do.
Khác với Hegel, Kant không đề cập đến sự tồn tại hiện thực của một nhà nước cụ thể, mà là một nhà nước tồn tại trong ý tưởng theo nguyên tắc
pháp quyền thuần túy, một nhà nước cần phải có trong tương lai để có thể đảm bảo được quyền con người. “Nhà nước là sự tập hợp của nhiều người dưới các luật. Trong chừng mực các luật này là các qui luật tiên nghiệm tất yếu thì hình thức của nó là hình thức của một nhà nước trong ý tưởng, như thể nó tồn tại theo nguyên tắc pháp quyền thuần túy, mà những nguyên tắc đấy phục vụ với tư cách là hướng đạo (Richtschnur) cho một tổ chức của con người để trở thành một cộng đồng nội tại” [94, 186].
Kế thừa tư tưởng của Rousseau về một “ý chí chung”, Kant cho rằng quyền lập phỏp là quyền tối cao (Souverọnitọt) và chỉ cú thể là ý chớ hợp nhất của toàn dân (nur der allgemein vereinigte Volkswille). Ông viết:
Bởi vì tất cả luật pháp đều phải xuất phát từ ý chí hợp nhất đó, nên nó tất yếu không có quyền được đối xử với bất cứ ai một cách bất công. Tuy vậy, nếu một người nào đó thực hiện cái gì chống lại người khác thì luôn có thể là thông qua luật pháp để thực hiện sự không công bằng, nhưng không bao giờ có khả năng như vậy trong quyết định về chính bản thân mình. Như vậy chỉ có thể ý chí được liên kết thống nhất của tất cả trong chừng mực mỗi người đối với tất cả và tất cả đối với mỗi người cùng thông qua một quyết định, và như vậy chỉ ý chí dân tộc được liên kết chung mới là ý chí lập pháp [94, 187].
Tuy nhiên, khác với Rousseau, Kant lập luận rằng không phải tất cả mọi công dân trong một xã hội đều được tham gia thực hiện quyền lập pháp. Chỉ “những công dân tích cực” (die aktiven Staatsbuerger) mới có quyền tham gia bầu cử một hiến pháp chung [94, 187].
Sự phân biệt này dựa trên cơ sở của sự tự do luật pháp (gesetzliche Freiheit), sự bình đẳng công dân (buergerliche Gleichheit) và tính độc lập công dân (Selbstaendigkeit). Tính độc lập công dân là sự tồn tại và duy trì cuộc sống của anh ta không phụ thuộc vào sự độc đoán của người khác trong xã hội, mà sự tồn tại đấy dựa trên các quyền và sức mạnh của chính mình (eigene Rechten und Kraeften) là một thành viên (ein Glied) của một cộng đồng. Kết quả là với tư cách công dân của mình, trong những việc liên quan đến luật pháp anh ta không cần thông qua sự đại diện của người khác [94, 188].
Những người không làm việc trong bộ máy nhà nước, phụ nữ nội trợ, những người làm thuê không có tài sản, nhà máy; và do vậy, sự tồn tại và duy trì cuộc sống của họ bị phụ thuộc vào người khác. Họ chỉ là một phần (ein Teil) của cộng đồng, chứ không phải là thành viên của cộng đồng này.
Vì bị phụ thuộc về kinh tế nên họ thiếu tư cách công dân và sự tồn tại của họ chỉ là sự tồn tại vốn có tự nhiên. Họ phải tuân theo sự điều khiển hay phải được bảo trợ của những cá nhân khác nên họ không có tính độc lập công dân. Họ là những “công dân thụ động” (die passiven Staatsbuerger);
và vì vậy, họ không có quyền bầu cử.
Kant lập luận rằng, sự phụ thuộc vào ý chí người khác và sự bất bình đẳng này không bao giờ là sự phụ thuộc và bất bình đẳng với tư cách là con người, cái cùng chung tạo ra một dân tộc. Ngược lại nó chỉ là sự phụ thuộc xét về điều kiện để có quyền bầu cử cho một hiến pháp chung [94,189].
Kế thừa tư tưởng Montesquieu về nguyên tắc phân quyền, Kant cho rằng để hạn chế chuyên quyền, ba quyền lực nhà nước cần phải độc lập với nhau. Bởi chính phủ cộng hòa tồn tại dựa trên nguyên tắc phân tách quyền lực, nên chỉ hình thức nhà nước này mới có thể đảm bảo tự do cá nhân mà không cản trở quyền tự do của những người còn lại.
Nhìn chung, tư tưởng pháp quyền được Kant đề cập một cách có hệ thống từ việc phân tích khái niệm pháp quyền theo nguyên tắc lý tính thuần túy thực tiễn, nghĩa là theo qui luật của tự do, đến quan hệ pháp quyền và phương thức thực hiện nó thông qua quyền lực nhà nước. Triết học pháp quyền Kant kêu gọi con người cần phải nhận thức về quyền tự do, quyền làm người, và nghĩa vụ của mỗi cá nhân đối với bản thân và xã hội: không bao giờ để mình chỉ trở thành phương tiện mà luôn đồng thời là mục đích và cũng không bao giờ sử dụng người khác chỉ như là phương tiện để đạt được mục đích của mình; trong quan hệ xã hội cần phải đối xử đối đúng luật và chỉ nhận cái thuộc về mình.
Đặc biệt trong tư luật – phù hợp với nguyên tắc tôn trọng phẩm giá con người - không bao giờ được đối xử với con người như là một vật hoặc chỉ là phương tiện để đạt được một mục đích nào đó. Và quyền lực trừng phạt của nhà nước, không được lập luận bởi nhiệm vụ gìn giữ tình trạng pháp luật, mà bởi sự cần thiết về mặt đạo đức của sự trừng phạt. Mặt khác, để bảo vệ quyền làm người hiện hữu duy nhất đó thì quyền lập pháp phải thuộc về nhân dân và ba quyền lực nhà nước phải độc lập với nhau.
Những quan điểm trên của Kant thực chất là sự tiếp tục triển khai những tư tưởng cơ bản của triết học đạo đức vào lĩnh vực pháp quyền. Nó
không những khẳng định rằng con người là tự do, mà còn chỉ ra phương thức để có thể đảm bảo được quyền tự do đó. Ý tưởng của Kant về một nhà nước lý tưởng tồn tại trên những nguyên tắc pháp quyền thuần túy đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng Fichte về một nhà nước pháp quyền sau này.
Mặc dù lấy khái niệm tự do làm cơ sở lập luận cho những vấn đề pháp quyền, theo đó chỉ có bản thân nhân dân mới có thể là người đứng đầu nhà nước, vì vậy quyền lập pháp phải thuộc về công dân. Tuy nhiên, khi Kant cho rằng, chỉ những “công dân tích cực”, tức những người có “tính độc lập công dân”, mới có quyền tham gia bầu cử một hiến pháp chung, ông đã mâu thuẫn với chính những lập luận của mình. Trên thực tế, quyền lập pháp tối cao không thuộc về công dân, mà thuộc về giai cấp tư sản mà thoâi.
Mặc dù kế thừa tư tưởng Rousseau khi đưa ra nhận định rằng quyền lập pháp chỉ có thể là ý chí hợp nhất của toàn dân, nhưng Kant không nhận thấy rằng ý chí đó do quan hệ sản xuất vật chất chi phối và quyết định. Vì vậy, ý chí tự do của Kant, thực chất chỉ là “những qui định khái niệm thuần túy về mặt tư tưởng và những định đề về đạo đức” [40, 270]. Tuy nhiên những vấn đề mà triết học pháp quyền Kant đặt ra về quyền và trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân và xã hội, cũng như của xã hội đối với mỗi người thông qua hệ thống quyền lực nhà nước, vẫn còn có những giá trị nhất định đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hieọn nay.
Triết học lịch sử (Geschichtsphilosophie) cũng được Kant lập luận dựa trên nền tảng của triết học đạo đức. Mục đích của triết học lịch sử là hướng con người sống và hành động vươn tới một “vương quốc tự do” và một nền hòa bình vĩnh cửu trong tương lai.
Tư tưởng triết học lịch sử được Kant trình bày chủ yếu trong hai tác phẩm: “Về sự xác định khái niệm chủng tộc người” (“Ueber die Bestimmung des Begriffs einer Meschenrasse”) (1785) và “Giả thiết ban đầu của lịch sử loài người” (“Mutmasslicher Anfang der Menschengeschichte”), xuất bản năm 1786.
Tiến trình lịch sử nhân loại được Kant xem như là sự tiếp tục quá trình phát triển của lịch sử tự nhiên theo hướng ngày càng hoàn thiện. Tiến trình đó là tiến trình phát triển của loài (Gattung). Về bản chất, mọi người trên trái đất đều thuộc một loài. Loài là cái có tính chất quyết định, còn sự khác nhau giữa các chủng tộc người là do sự tác động khác nhau của những điều kiện sống cụ thể. Trong trạng thái tự nhiên nguyên thuỷ, hoạt động của con người do bản năng tự nhiên chi phối. Nhưng cùng với lao động và sự phát triển của trí năng con người dần dần đưa mình bước ra khỏi “tình trạng thô thiển” đó [104, 443].
Bằng sự học hỏi, con người có được những khả năng (đi, đứng, nói…) khác với những loài động vật khác, biết lựa chọn môi trường sống cho mình, thiết lập những mối quan hệ trong cộng đồng và biết dự đoán về tương lai. Năng lực dự đoán về tương là một trong những bước phát triển cao của quá trình phát triển của con người. Nhờ năng lực này con người có