Sự ảnh hưởng của triết học đạo đức Immanuel Kant đối với triết học Marx

Một phần của tài liệu Triết học đạo đức của immanuel kant và ảnh hưởng của nó đối với triết học đức thế kỷ XIX (Trang 140 - 152)

Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC ĐẠO ĐỨC IMMANUEL KANT

3.3. Sự ảnh hưởng của triết học đạo đức Immanuel Kant đối với triết học Marx

Sự ảnh hưởng của triết học đạo đức Kant đối với triết học Marx - do Karl Heinrich Marx (1818 – 1883) và Friedrich Engels (1820 – 1895) sáng lập – không nhiều. Thậm chí trong một số vấn đề (khái niệm tự do, khái niệm thực tiễn…), quan điểm của triết học Marx hoàn toàn đối lập với quan điểm của Kant, nhưng cách tiếp cận của Kant về vấn đề con người và việc nghiên cứu con người như một chủ thể hoạt động tích cực nhằm hướng con người sống và hành động xứng đáng với quyền và phẩm giá con người đã có những ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng của Marx và Engels.

Marx sinh ra trong một gia đình có nguồn gốc do thái tại Trier, cha làm luật sư. Kết thúc trung học (1830 – 1835), Marx theo học khoa luật tại trường đại học Bonn và Berlin. Mặc dù theo học nghành luật, nhưng Marx lại thích triết học và lịch sử. Ông thường xuyên đi nghe Bruno Bauer, Friedrich Carl von Savigny, Friedrich Schlegel giảng bài và đặc biệt yêu thích triết học Hegel. Năm 1841, Marx được trao học vị tiến sỹ với đề tài

“Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcơrít và triết học tự nhiên EÂpiquya” (“Differenz der demokritischen und epikureischen Naturphilosophie”). Bởi Marx là một thành viên xuất sắc của phái Hegel trẻ (Junghegelianer) và là bạn chiến đấu của Bauer chống lại chủ nghĩa chuyên chế quân chủ phổ về mặt triết học, nên khi Bauer mất chỗ giảng

dạy ở Bonn, con đường học vấn của Marx đành bỏ dở. Từ 1842 đến 1843, Marx làm chủ biên báo sông Ranh. Sau khi báo sông Ranh bị chính quyền Phổ đóng cửa, Marx cùng vợ chuyển tới Paris. Chính ở Paris, Marx đã gặp Engels.

Engels sinh ra trong một gia đình tư sản ở Eberfeld. Sau khi học hết trung học, Engels được chuyển tới học nghành kinh doanh tại một trường thương mại ở Bremen (Bremer Handelshaus). Trong thời gian làm nghĩa vụ quân sự ở Berlin (1841), ông tham gia nhóm Hegel trẻ và nghiên cứu triết học Ludwig Feuerbach (1804 - 1872), rất thích tác phẩm “Bản chất đạo cơ đốc” (“Wesen des Christentum”) (1841) của Feuerbach. Vì công việc kinh doanh, Engels thường phải đi ra đây đó, và cũng chính vì vậy, ông đã gặp Marx tại Paris mùa hè năm 1844. Từ đấy trở đi, tên tuổi của Marx và Engels thường gắn liền với nhau và với những tác phẩm đồ sộ, mang tính vượt thời, các ông đã làm nên bước ngoặt cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học phương Tây nói riêng và triết học nói chung.

Ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX dưới sự tác động của các điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, triết học Marx còn là sự kế thừa, phát triển những tư tưởng văn hóa tinh thần nhân loại, được đúc kết trong các học thuyết triết học từ cổ đại đến cận đại. Chính Marx đưa ra nhận định rằng, triết học là tinh hoa tinh thần của thời đại, các triết gia là sản phẩm của thời đại, và dòng sữa tinh tế nhất, quí giá nhất được tập trung lại trong chính những tư tưởng triết học [38, 157] .

Triết học Kant không chỉ phân tích mối quan hệ của con người với tự nhiên nhằm làm rõ vị trí, vai trò chủ thể của con người trong thế giới, mà

còn hướng con người sống và hành động xứng đáng với vị trí của mình.

Theo đó, trong hoạt động đạo đức, con người cần phải ý thức về tự do để thực hiện bổn phận của mình phù hợp với một qui luật đạo đức chung mang tính phổ quát và tất yếu. Trong lĩnh vực hoạt động pháp quyền, con người cần phải nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình đối với bản thân và xã hội để có hành động đúng, góp phần tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp chung cho tất cả mọi người. Trong lĩnh vực tôn giáo, lịch sử và văn hóa, con người cần sống hướng tới những giá trị nhân văn chung của toàn nhân loại, tiến tới xây dựng một “vương quốc tự do” và một nền hoà bình vĩnh cửu trong tương lai.

Những quan điểm trên thể hiện tính độc đáo của triết học Kant về vấn đề con người và vị trí con người trong thế giới so với các bậc tiền bối.

Đây là những đóng góp rất có ý nghĩa của triết học Kant đối với lịch sử tư tưởng triết học nói chung và triết học Marx nói riêng, bởi nó đã đưa ra những quan điểm khá toàn diện về con người, cả ở góc độ nhận thức, lẫn lĩnh vực hoạt động thực tiễn của con người.

Khi nghiên cứu triết học Kant, Marx và Engels, một mặt, phê phán những quan điểm duy tâm, phiến diện, phi lịch sử của nó trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, nhưng mặt khác, cũng đồng thời đánh giá cao công lao của Kant đối với thời đại, nhất là những cống hiến của ông trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”

(1873 – 1886), Engels nhận định rằng, “… Can – tơ là người khởi xướng ra hai giả thuyết thiên tài, mà nếu không có hai giả thuyết này thì lý luận của khoa học tự nhiên ngày nay không thể tiến lên được, - thuyết về nguồn gốc

của hệ thống mặt trời mà trước kia người ta cho là của La-pla-xơ và thuyết thủy triều làm giảm tốc độ quay của quả đất,-…” [41, 492].

Đánh giá cao những quan điểm biện chứng về tự nhiên của triết học Kant, Engels khẳng định: chính Kant là người đầu tiên phá vỡ những quan niệm siêu hình và phương pháp tư duy siêu hình tồn tại trong nhiều thế kỷ, và ông đã phá vỡ một cách hết sức khoa học đến mức là hiện nay phần lớn lý lẽ của ông đã dùng để chứng minh vẫn còn có giá trị [41, 86].

Engels còn cho rằng Kant thuộc về những nhà tư tưởng vĩ đại của Đức mà những xã hội chủ nghĩa Đức như ông lấy làm tự hào được xuất thân từ họ. Trong “Lời nói đầu” của tác phẩm “Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học” (“Die Entwicklung des Sozialismus von der Utopie zur Wissenschaft”) (1882), Engels viết: “Chủ nghĩa xã hội khoa học về cơ bản là một sản phẩm Đức và nó chỉ có thể phát sinh trong một dân tộc mà nền triết học cổ điển đã gìn giữ được một cách sinh động truyền thống biện chứng có ý thức… Nếu các thầy giáo của giai cấp tư sản dìm cái ký ức về các triết gia Đức vĩ đại và về phép biện chứng do họ sáng tạo ra, vào vũng lầy của một chủ nghĩa chiết chung buồn thảm – đến mức mà chúng tôi phải kêu gọi khoa học tự nhiên hiện đại làm chứng cho rằng phép biện chứng tồn tại thực tế, - thì chúng tôi, những người xã hội chủ nghĩa Đức, lấy làm tự hào rằng chúng tôi xuất thân không những từ Xanh- xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen, mà cả từ Can-tơ, Phi-stơ và Hê-ghen nữa”

[37, 460 – 461].

Tuy nhiên, Marx và Engels đã nhận thấy tính ảo tưởng, phi hiện thực trong việc giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội của con người trong triết học Kant.

Trong khi Kant lấy nguyên tắc của ý chí làm cơ sở xác định giá trị đạo đức, bác bỏ mọi nguyên tắc thực tiễn vật chất, thì triết học Marx lại xuất phát từ hiện thực cuộc sống để lập luận cho giá trị đạo đức của hành vi. Đối lập với quan điểm của Kant, Marx và Engels cho rằng giá trị đạo đức không nằm trong nguyên tắc của ý chí mà nằm ngay trong chính đời sống hiện thực, trong hoạt động thực tiễn của con người.

Trong khi Kant cho rằng cần thiết phải đưa ra qui luật đạo đức - mệnh lệnh tuyệt đối – mang tính hình thức, có giá trị cho mọi thực thể lý tính và ở mọi thời đại, thì triết học Marx khẳng định rằng không thể có một qui luật chung như vậy chừng nào còn tồn tại giai cấp trong xã hội.

Đạo đức luôn mang tính dân tộc, tính giai cấp và tính thời đại. “Con người dù tự giác hay không tự giác, rút cuộc đều rút ra những quan niệm đạo đức của mình từ những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là những quan hệ kinh tế, trong đó người ta sản xuất và trao đổi”

[41, 136].

Marx và Engels cũng đồng thời nhận thấy sự bất lực của giai cấp tư sản Đức trong tư tưởng triết học Kant. Sự bất lực đó được phản ánh rõ trong quan điểm của Kant về “một ý chí tốt” (“thiện ý”) và niềm tin về sự bất tử của linh hồn và sự tồn tại của Thượng đế ở thế giới bên kia. Trong

“Hệ tư tưởng Đức” (“Die deusche Ideologie”) (1845 – 1846), các ông viết:

Tình trạng nước Đức vào cuối thế kỷ trước được phản ánh một cách đầy đủ trong “Phê phán lý tính thực tiễn” của Can - tơ.

Trong khi giai cấp tư sản Pháp, bằng cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong số những cuộc cách mạng mà lịch sử đã chứng kiến, đã giành được địa vị thống trị và đã chiếm được lục địa châu Âu, trong khi sự giải phóng chính trị của giai cấp tư sản Anh đã cách mạng hóa nền công nghiệp và khống chế Ấn độ về mặt chính trị và tất cả cỏc nơi khỏc trờn thế giới về măùt thương nghiệp, - thỡ những người thị dân Đức bất lực chỉ mới đi tới “thiện ý” thôi.

Can - tơ lấy làm thoả mãn với chỉ “thiện ý” thôi, dẫu rằng cái thiện ý ấy hoàn toàn không mang lại hiệu quả gì và ông ta đã chuyển việc thực hiện thiện ý ấy, sự hài hoà giữa thiện ý ấy với những nhu cầu và dục vọng của cá nhân sang thế giới bên kia.

Thiện ý ấy của Can - tơ hoàn toàn phù hợp với tình trạng bất lực, bị áp chế và nghèo nàn của những người thị dân Đức, mà lợi ích nhỏ bé của họ chưa bao giờ có thể phát triển thành lợi ích dân tộc chung của một giai cấp, vì vậy họ luôn luôn bị giai cấp tư sản của tất cả các dân tộc khác bóc lột [40, 267].

Tuy nhiên, kế thừa cách đặt vấn đề của Kant về con người, xem con người vừa thuộc về “thế giới hiện tượng” - về mặt sinh học, chịu sự qui định của những nguyên lý nhân quả - vừa thuộc về thế giới “vật tự nó” - tự do trong hành động của mình, Marx cũng cho rằng “con người trực tiếp là thực thể tự nhiên”. Với tính cách là thực thể tự nhiên, con người giống

như động vật và thực vật, bị qui định và bị hạn chế bởi những đối tượng không phụ thuộc vào nó. Ông viết:

Con người trực tiếp là thực thể tự nhiên. Với tính cách là thực thể tự nhiên, hơn nữa là thực thể tự nhiên sống, một mặt, nó được phú cho những lực lượng tự nhiên, những lực lượng sống, nó là thực thể tự nhiên hoạt động, những lực lượng đó tồn tại trong nó dưới hình thức thiên bẩm và năng lực, dưới hình thức năng khiếu;

và mặt khác, với tính cách là thực thể tự nhiên, nhục thể, cảm tính, có tính đối tượng, nó giống như động vật và thực vật, là thực thể đau khổ, bị qui định và bị hạn chế, nghĩa là những đối tượng của năng khiếu của nó tồn tại bên ngoài nó như những đối tượng không phụ thuộc vào nó [42, 232].

Cũng như Kant, Marx cho rằng con người không chỉ là “một thực thể tự nhiên”, mà còn là “một sinh vật có tính loài”, “một thực thể tự do”.

Trong “Bản thảo kinh tế – triết học năm 1844”, Marx viết:

Con người là một sinh vật có tính loài, không những với ý nghĩa là cả về thực tiễn cũng như về lý luận, con người biến loài, cả loài của chính mình cũng như loài của những vật khác, thành vật của mình, mà còn với ý nghĩa - và đây chỉ là cách diễn đạt cũng điều ấy theo một lối khác mà thôi - con người đối xử với bản thân mình như với một loài hiện đang sống, con người đối xử với bản thân mình như với thực thể phổ biến và do đó là một thực thể tự do [42, 134].

Với tư cách là một thực thể sinh vật, con người mang bản tính tự nhiên và bản tính đó thể hiện qua những nhu cầu bản năng. Tuy nhiên khác với quan điểm của Kant, Marx cho rằng con người có thể thỏa mãn nhu cầu của mình bằng hoạt động sáng tạo, đó là lao động. Lao động là điều kiện cơ bản, đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và cũng chỉ có con người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi trạng thái loài vật [39, 673].

Lao động sỏng tạo ra bản thõn con người, thụng qua lao đụùng con người có thể làm biến đổi giới tự nhiên và xã hội. Ngay từ “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, Marx đã viết: “Việc tạo một cách thực tiễn ra thế giới vật thể, việc cải tạo giới tự nhiên vô cơ là sự tự khẳng định của con người với tư cách là một sinh vật có tính loài có ý thức, nghĩa là một sinh vật đối xử với loài như với bản chất của chính mình” [42, 136 - 137].

Như vậy, về bản tính tự nhiên con người là một thực thể sinh vật, nhưng do lao động, nhờ lao động con người mới thoát khỏi trạng thái thuần túy loài vật và trở thành một thực thể sinh vật - xã hội. Mặc dù trong triết học đạo đức, Kant cũng đề cập đến bản chất xã hội của con người khi ông cho rằng con người là một “thực thể xã hội” (“Gesellschatswesen”) và sống trong một “cộng đồng xã hội” (“Gemeinschaftswesen”), nhưng ông lại lập luận rằng nguồn gốc bản chất xã hội của con người nằm trong lý tính.

Marx đồng ý với quan điểm của Kant rằng, con người là một “thực thể xã hội” [42, 171], nhưng cái “thực thể xã hội” đó không chỉ là sinh hoạt xã hội, hay những quan hệ mang tính xã hội (đạo đức, pháp quyền,

tôn giáo…) như cách hiểu của Kant, mà gắn liền với phương thức tồn tại đặc thù của nó. Marx viết:

Như vậy, tính chất xã hội là cái vốn có của toàn bộ sự vận động;

bản thân xã hội sản xuất ra con người với tính cách là con người như thế nào thì nó cũng sản xuất ra xã hội như thế. Hoạt động và sự hưởng dụng những thành quả của hoạt động, xét theo nội dung của nó cũng như xét theo phương thức tồn tại, đều mang tính chất xã hội: hoạt động xã hội và hưởng dụng xã hội. Bản chất con người của tự nhiên chỉ tồn tại đối với con người xã hội;

vì chỉ có trong xã hội, tự nhiên đối với con người mới là một cái khâu liên hệ con người với con người, mới là tồn tại của con người đối với người khác và tồn tại của người khác đối với người đó, mới là nhân tố sinh hoạt của hiện thực con người [42, 169 - 170].

Cho rằng, “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” [40, 11], vì vậy, khi nói đến bản chất của con người, Marx đã không dừng lại ở bản năng sinh vật và hoạt động lý tính của con người như Kant, mà còn nói đến con người hiện thực với những quan hệ hiện thực.

Tính hiện thực của con người là hoạt động thực tiễn của của con người. Tính hiện thực gắn liền những điều kiện sinh hoạt vật chất trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Lập luận về vấn đề này, Marx và Engels vieát:

Chúng ta xuất phát từ những con người đang hành động, hiện thực và chính là cũng xuất phát từ quá trình đời sống hiện thực của họ mà chúng ta mô tả sự phát triển của những phản ánh tư tưởng và tiếng vang tư tưởng của những quá trình đời sống ấy.

Ngay cả những ảo tưởng hình thành trong đầu óc con người cũng là những vật thăng hoa tất yếu của quá trình đời sống vật chất của họ, một quá trình có thể xác định được bằng kinh nghiệm và gắn liền với những tiền đề vật chất [40, 37 -38].

Marx và Engels khẳng định rằng tính hiện thực của con người không phụ thuộc vào ý chí mà luôn gắn liền với sản xuất vật chất, với cơ cấu xã hội cụ thể.

Cơ cấu xã hội và nhà nước luôn nảy sinh ra từ quá trình sinh sống của những cá nhân nhất định, không phải của những cá nhân đúng như bản thân những cá nhân ấy có thể tự hình dung hay đúng như người khác có thể hình dung, mà là của những cá nhân đúng như trong hiện thực, nghĩa là đúng như họ đang hành động, sản xuất một cách vật chất, tức là đúng như họ hành động trong những giới hạn, tiền đề và điều kiện vật chất nhất định, không phụ thuộc vào ý chí của họ [40, 36].

Như vậy, mặc dù đồng ý với quan điểm của Kant rằng con người là một sinh vật có lý tính, nhưng Marx và Engels đã đi xa hơn Kant khi cho rằng bản chất xã hội của con người không nằm trong lý tính mà trong những mối quan hệ xã hội hiện thực.

Một phần của tài liệu Triết học đạo đức của immanuel kant và ảnh hưởng của nó đối với triết học đức thế kỷ XIX (Trang 140 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)