1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo nghiên cứu khoa học '“trùng quang tâm sử” của phan bội châu và thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ hán việt nam'

6 2,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 105,14 KB

Nội dung

trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 2B-2008 Trùng quang tâm sử của Phan Bội Châu và thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam Vũ Thanh Hà a Tóm tắt.. Bài viết

Trang 1

trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 2B-2008

Trùng quang tâm sử của Phan Bội Châu

và thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam

Vũ Thanh Hà (a)

Tóm tắt Bài viết nghiên cứu vị trí của Trùng Quang tâm sử trong thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam Tác phẩm thể hiện những cách tân về cách đặt tên hồi, cách giới thiệu và gọi tên nhân vật, những tư tưởng tiến bộ và dấu ấn hải ngoại Trùng Quang tâm sử là tác phẩm cuối cùng của thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam

1 Phan Bội Châu đã đóng góp cho

văn học Việt Nam một số lượng sáng tác

đồ sộ, trong đó phải kể đến tác phẩm

Trùng Quang tâm sử Tác phẩm có vị

trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác

của cụ Phan vào những năm đầu thế kỷ

XX Đây là một tiểu thuyết chương hồi

viết bằng chữ Hán Từ khi được phát

hiện đến nay, tác phẩm này đã được

nhiều người tìm đọc và nghiên cứu Đã

có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau

xung quanh vấn đề tác giả, nội dung tư

tưởng, mục đích sáng tác và thể loại của

tác phẩm Trong bài viết này, chúng tôi

tìm hiểu mối quan hệ của Trùng Quang

tâm sử trong hệ thống thể loại tiểu

thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam

Điều này được xem là sự tìm hiểu vai

trò của một tác phẩm tiểu thuyết viết

bằng chữ Hán vào loại “trẻ nhất” của

thể loại này trên con đường hoàn thiện

một thể loại văn học, trong bối cảnh văn

học trung đại đang đi những bước cuối

cùng, nhường đường cho những thể loại

văn học mới có nguồn gốc từ phương

Tây

2 Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán

Việt Nam có lịch sử khoảng hơn hai trăm năm (từ 1696 đến 1925) Mở đầu cho thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam là Hoan Châu ký, hay còn gọi là Thiên Nam liệt truyện Nguyễn Cảnh thị Hoan Châu ký được viết vào năm 1696, một bộ tiểu thuyết chương hồi miêu tả, thuật lại tám thế

hệ đầu của dòng họ Nguyễn Cảnh ở Nghệ An thuộc đất Hoan Châu thời cổ Tiếp theo là Nam triều công nghiệp diễn chí do Bảng Trung hầu Nguyễn Khoa Chiêm soạn vào năm 1719 Tác phẩm này có nhiều tên gọi: Trịnh Nguyễn diễn chí, Nam triều Nguyễn chúa khai quốc công nghiệp diễn chí, Việt Nam khai quốc chí truyện Sau đó là Hoàng

Lê nhất thống chí của nhóm tác giả Ngô Gia văn phái soạn vào khoảng thời gian cuối thế kỷ XVIII đến những năm đầu thế kỷ XIX Bộ tiểu thuyết này có nhiều tên gọi: An Nam nhất thống chí, Hậu Lê thống chí, Lê quí ngoại sử Tác phẩm tiếp theo là Hoàng Việt long hưng chí

được hoàn thành vào năm 1899 do Ngô Giáp Đậu, người làng Tả Thanh Oai, con cháu của Ngô gia văn phái soạn

Nhận bài ngày 04/01/2008 Sửa chữa xong 16/6/2008

Trang 2

Vũ Thanh Hà Trùng quang tâm sử của Phan Bội Châu và , Tr 10-16

Một tác phẩm dùng thể loại này là Việt

Lam xuân thu, còn gọi là Việt Lam tiểu

sử, hoặc Hoàng Việt xuân thu, do Vũ

Xuân Mai khởi thảo, Lê Hoan nhuận

sắc, được in vào năm 1908 Có một tác

phẩm ít được nhắc đến trong hệ thống

tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt

Nam là Tây Dương Gia Tô bí lục, do các

tác giả Phạm Ngộ Hiên - Nguyễn Hòa

Đường - Nguyễn Bá Am - Trần Trình

Hiên soạn vào những năm cuối thế kỷ

XVIII đầu thế kỷ XIX Cuối cùng là tiểu

thuyết Trùng Quang tâm sử của Phan

Bội Châu, tác phẩm được đăng tải

nhiều kỳ trên Binh sự tạp chí, ở Hàng

Châu (thuộc cơ quan quân sự tỉnh Chiết

Giang - Trung Quốc) từ năm 1921 -

1925

3 Trùng Quang tâm sử là tác phẩm

ra đời muộn nhất trong hệ thống thể

loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán

Việt Nam Mặc dù dấu vết chương hồi

vẫn còn rơi rớt trong những tiểu thuyết

hiện đại được viết bằng quốc ngữ cả

trước và sau Trùng Quang tâm sử,

nhưng sau tác phẩm này, không còn

thấy xuất hiện bộ tiểu thuyết chương

hồi nào viết bằng chữ Hán Trước khi

Trùng Quang tâm sử ra đời, tại Nam bộ

đã có nhiều tác phẩm tiểu thuyết viết

bằng quốc ngữ: Truyện thầy Lazaro

Phiền của Nguyễn Trọng Quản được

viết vào năm 1887, đến 1910 có thêm

một loạt tác phẩm: Hoàng Tố Oanh

hàm oan của Trần Chánh Chiếu, Phan

Yên ngoại sử tiết phụ gian truân của

Trương Duy Toản hoặc Ai làm được của

Hồ Biểu Chánh viết năm 1912, Hà

Hương phong nguyệt của Lê Hoằng Mưu được viết vào những năm 1912-1915… Như vậy, tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử ra đời muộn hơn so với nhiều tiểu thuyết viết bằng quốc ngữ ở Nam Bộ Vấn đề là tại sao cụ Phan lại không sử dụng chữ quốc ngữ và lối viết tiểu thuyết hiện đại để sáng tác Trùng Quang tâm sử mà vẫn sử dụng lối viết chương hồi và chữ Hán, trong khi bản thân cụ biết và cổ xúy nhiệt tình cho quốc ngữ Hơn nữa, lúc này ở Nam Bộ, tiểu thuyết mới không còn xa lạ gì với công chúng Có ý kiến cho rằng: sở dĩ có chuyện này là vì lúc bấy giờ “Số người Việt Nam đọc chữ Hán nhiều hơn số người biết đọc quốc ngữ Muốn truyền bá tư tưởng cố nhiên là phải dùng chữ Nho”[7, tr 14] Chúng tôi cho rằng, ý kiến trên chưa thỏa đáng, phải có một

số nguyên nhân khác, đơn cử như đặc trưng thể loại Tiểu thuyết chương hồi

đã rất thành công ở Trung Quốc, thời kỳ này đã được dịch sang tiếng Việt rất nhiều, lôi cuốn bạn đọc bởi kết cấu chương hồi hấp dẫn Để kể một câu chuyện lịch sử dân tộc, tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán là sự lựa chọn hợp lý Trong khi đó, tiểu thuyết hiện đại hướng đến những câu chuyện

đang hiện diện đâu đó trong cuộc sống Tiểu thuyết hiện đại viết về đời tư của con người bằng cách đi sâu khám phá chiều sâu tâm hồn, xây dựng tính cách nhân vật Còn đối với Trùng Quang tâm

sử, mục đích của tác giả là mượn một câu chuyện lịch sử, của cha ông trong quá khứ để nhắc nhở, kêu gọi đồng bào

Trang 3

trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 2B-2008

đứng lên chống thực dân Pháp chứ

không hẳn chỉ là kể lại một câu chuyện

lịch sử, viết một tiểu thuyết về lịch sử

4 Chúng tôi cho rằng, lối viết của

Trùng Quang tâm sử có một số điểm đã

thoát khỏi lối viết đặc trưng của tiểu

thuyết chương hồi cổ điển và vượt sang

địa hạt của bút pháp tiểu thuyết hiện

đại Khi giới thiệu nhân vật không còn

thấy lối gây “bất ngờ” hoặc giới thiệu lai

lịch một cách dài dòng, gắn với một sự

kiện lịch sử có ngày tháng rõ ràng như

trong các tiểu thuyết chương hồi, kiểu

như: “Mọi người đều reo mừng hưởng

ứng, và cùng nhìn về phía kẻ mới nói,

thì ra đó là viên Biện lại của đội Tiệp

bảo tên là Bằng Vũ Gã Bằng Vũ này là

người huyện…” [5, tr 542], “Lại nói

năm ấy, Thanh Đô vương Trịnh Tráng

xuống lệnh mở khoa thi chọn học trò

Bấy giờ có người học trò quê ở xã Hoa

Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia là

Đào Duy Từ, tên hiệu là…” [5, tr 221],

“Lại nói bấy giờ ở Bắc triều có viên cựu

thần là Lại bộ thượng thư Tả đô đốc

Trạc quận công, người xã Thổ Sơn,

huyện An Lão xứ Hải Dương…” [5, tr

361], “Người con trai cả là Cảnh Quế

(mẹ họ Phạm, con gái của Lai quận

công) lấy Trịnh Thị Ngọc Loan, con

gái ” [5, tr 133], “Bấy giờ viên Đội

trưởng quân hầu vào báo có người nghĩa

dân là Phan Văn Triệu xin vào yết kiến

Triệu người ấp Bảo An trấn Vĩnh

Long…” [6, tr 181] “Lại nói kẻ vén màn

sụp lạy Lê Lợi chính là Nguyễn Trãi,

người Nhị Khê, huyện Thượng Phúc…”

[6, tr 537] v v Tất cả các nhân vật

đều được giới thiệu đầy đủ lai lịch như

cách kể của liệt truyện, và cũng giống như nghệ thuật trì hoãn của sử thi, khiến cho người đọc cảm thấy câu chuyện trở nên rờm rà bởi lời giới thiệu của tác giả, khác hẳn với cách giới thiệu nhân vật của Trùng Quang tâm sử Phan Bội Châu đã mượn lời kể của một nhân vật để giới thiệu về nhân vật mới, kiểu như Phấn giới thiệu cô Chí, bằng câu chuyện giải thích lí do cô có mặt trong buổi họp mặt của các đảng viên tại sơn trại Nói chung là không có một công thức nhất định như các tác phẩm trước đó của thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam

Dấu hiệu hiện đại của Trùng Quang tâm sử còn thể hiện ở cách đặt tên các tiết (hồi) trong tác phẩm Nếu các tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam là kết quả của sự học tập, vay mượn hình thức kết cấu của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc như mỗi hồi có hai câu tóm tắt nội dung đặt ở đầu hồi

và hai câu thơ thất ngôn mang tính bình luận, đánh giá ở cuối hồi, thì Trùng Quang tâm sử đã có sự thay đổi Các hồi được đặt những tên gọi cụ thể, tên của các hồi rất ngắn gọn, tóm tắt nội dung của hồi đó, như: Bỏ nhà cứu bạn, Lộ gan anh hùng, Anh hùng thử gươm, Tráng sĩ đăng đàn Những tên gọi này không khó hiểu, dễ nhớ và rất thuận tiện cho người tiếp nhận, đồng thời có thể kể thành những câu chuyện

“lẻ” trong hệ thống những câu chuyện

về trại Trùng Quang Quá trình trần thuật câu chuyện tuân theo thời gian tuyến tính, không có những đoạn hồi cố, người đọc theo dõi câu chuyện từ đầu

Trang 4

Vũ Thanh Hà Trùng quang tâm sử của Phan Bội Châu và , Tr 10-16

cho đến khi kết thúc, khác với lối kể

chuyện của tiểu thuyết chương hồi

truyền thống, sử dụng nhiều cụm từ

“Lại nói…”, “Nay lại nói…”

Một dấu hiệu hiện đại nữa của tác

phẩm Trùng Quang tâm sử là bày tỏ

những quan điểm xã hội mới, đáng chú

ý là sự đề cao vai trò của người phụ nữ

trong sự nghiệp cách mạng cứu nước,

hoặc thể hiện quan niệm xã hội mới

bằng những khái niệm như bình quyền,

bình đẳng, dân tộc, dân quyền Những

nhân vật nữ trong tác phẩm đều là

những nhân vật hư cấu nhưng đã thể

hiện tư tưởng mới về vai trò của người

phụ nữ trong xã hội, đặc biệt trong việc

đề cao phẩm giá của người phụ nữ trong

vai trò người anh hùng cứu quốc Có thể

nói rằng, đối với các nhà nho như Phan

Bội Châu thời bấy giờ, những kiến thức

lý luận xã hội học của phương Tây hiện

đại chắc chắn là chưa ăn sâu bám rễ

trong nhận thức Hơn nữa, Phan Bội

Châu vốn là một nhà Nho, có tư tưởng

quân chủ, bằng chứng là ông vẫn muốn

chủ trại Trùng Quang sau này lại trở

thành một ông vua, “làm minh chủ để

nối nghiệp nhà Trần” Vậy nên, khi tác

giả để cho nhân vật phát biểu những

khái niệm như “bình đẳng”, “dân chủ”,

“vai trò người phụ nữ” hay cách gọi tên

hiệu quốc gia là “Nước Việt Nam chúng

ta”, ta thấy thật mới mẻ Khi nghe một

hào kiệt là ông Kiên nói với các “đồng

chí” của mình: “Anh em chúng ta ai phụ

trách công việc gì đều do công chúng ủy

nhiệm Ai không xứng chức, làm hỏng

việc, thì mọi người trong anh em đều có

quyền trách phạt” [7, tr 39] hoặc nhân

vật Phấn nói: “Nhưng theo ý riêng của tôi, thì hai chữ anh hùng không phải chỉ để dành riêng cho bạn trai chúng ta” [7, tr 41], hay như Lực nói: “Xin mời vào đảng! Chúng ta kết giao chỉ cốt phần hồn, không cần sắc tướng Nếu ai tán thành đánh giặc tức là anh em rất yêu rất kính của chúng ta” [7, tr 47], nhất là hình ảnh về một nhà nước cộng hòa, chúng ta có cảm tưởng những con người này đã thấm nhuần lý tưởng dân chủ của phong trào cách mạng tư sản ở Tây Âu hoặc đã biết tư tưởng xã hội chủ nghĩa do Cách mạng Tháng Mười Nga

đem lại Có ý kiến cho rằng Trùng Quang tâm sử ảnh hưởng bởi lối viết hiện đại của văn chương Tân thư, đặc biệt là văn Lương Khải Siêu, Đàm Tự

Đồng, những tác giả được xem là những nhà cải cách tư tưởng trong tiểu thuyết Trung Quốc hiện đại

5 Một điểm đặc biệt của tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử là dấu ấn hải ngoại Đây là tác phẩm duy nhất trong tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam sáng tác trong nước nhưng lại

được xuất bản ở nước ngoài Tác phẩm

được đăng nhiều kỳ trên Binh sự Tạp chí ở Hàng Châu, thuộc cơ quan quân

sự tỉnh Thiết Giang - Trung Quốc từ số

81 tháng 1 năm 1921 đến số 132 tháng

4 năm 1925 Cũng như nhiều tác phẩm tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam khác, Trùng Quang tâm sử cũng phải mất một thời gian dài mới đến

được với công chúng bạn đọc Việt Nam qua bản dịch quốc ngữ Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Đào Duy Anh, Trùng Quang tâm sử được viết vào những năm

Trang 5

trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 2B-2008

1901-1902, “khi người giả danh mở

trường dạy học ở quê để chuẩn bị hoạt

động” và cũng theo trí nhớ của một số

“nhà nho tiền bối người Nghệ Tĩnh, thì

nhiều người cũng nhận đó chính là tác

phẩm của Phan Bội Châu, mà các vị đã

từng được nghe tiếng, hoặc đã từng

được đọc” [7, tr 9] Như vậy, Trùng

Quang tâm sử đã được sáng tác ở trong

nước, sau đó được đăng trên tạp chí của

nước ngoài và cũng đến năm 1954 mới

được phát hiện và phải đến năm 1957

mới được dịch ra quốc ngữ Vì sao tác

phẩm này được đăng tải trên một tờ tạp

chí nước ngoài còn cần phải tìm hiểu

thêm và có những kiến giải cụ thể Phải

chăng Phan Bội Châu muốn nhắm đến

những độc giả là Việt Nam đang sinh

sống và hoạt động cách mạng ở Trung

Quốc, nhằm kể lại lịch sử của tổ tiên,

như tác giả đã từng mong mỏi: “Chắc

đồng bào ta nghe mà không chán Sao

vậy? Vì người ta, một khi nghe người kể

chuyện tổ tiên, thì ai là người không vui

lòng lắng tai nghe? ấy là lương tâm

chung của loài người Nếu không vậy,

thì hình người mà thú tính Há lẽ con

Rồng cháu Tiên như đồng bào ta mà lại

thế ư?” [7, tr 33] Rất tiếc là số người

tiếp xúc với tác phẩm không đáng kể

Khi Trùng Quang tâm sử được phát

hiện và phổ biến đến công chúng bạn

đọc trong nước thì sự nghiệp giải phóng

đất nước Việt Nam đã đi được nửa

chặng đường

6 Về nội dung của tác phẩm, nhà

nghiên cứu Đào Duy Anh đã giới thiệu

trong bài tựa cho tác phẩm Hậu Trần

dật sử, nhà xuất bản Văn hóa Hà Nội, phát hành năm 1957: “Nội dung của sách là chuyện khởi nghĩa chống quân Minh của một số hào kiệt ái quốc ở miền Nghệ An, tôn phù Trần Quý Khoáng là tôn thất nhà Trần làm minh chủ, lấy danh nghĩa nhà Trần để mưu khôi phục độc lập dân tộc Nhưng không phải là sách lịch sử mà là sách tiểu thuyết Tác giả nói là chép theo lời

kể lại của các bậc phụ lão ở miền Tương Quỳ, với dụng ý nêu lên những việc khảng khái bi ca của bao nhiêu anh hùng vô danh đã xây dựng cơ sở trước khi phong trào mang danh nghĩa chính thức khôi phục nhà Trần như chúng ta thấy trong quốc sử” [7, tr 9-10] Những

địa danh được nhắc đến trong tác phẩm

đều gắn liền với vùng Nghệ Tĩnh, mà nay có thể kiểm chứng Nhưng quan trọng là việc tác giả mượn nhân vật lịch

sử để sáng tạo nên một lịch sử mới và bằng lịch sử này để kêu gọi đồng bào

đứng lên viết một trang sử khác

7 Đối với một chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, sự nghiệp cách mạng

“một trăm thất bại, không một lần thành công” nhưng sự nghiệp văn chương lại rất đáng kể Riêng trong thể loại tiểu thuyết chương hồi, Trùng Quang tâm sử là một đóng góp quan trọng Tác phẩm cáo chung cho thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam và bắt đầu bộc lộ những điểm mới trong nội dung cũng như hình thức thể hiện của “tiểu thuyết mới” có nguồn gốc

từ Trung Quốc và phương Tây Các yếu

tố chương hồi còn đậm nét và là bút

Trang 6

Vũ Thanh Hà Trùng quang tâm sử của Phan Bội Châu và , Tr 10-16

pháp chủ đạo trong quá trình xây dựng

tác phẩm, nhưng người đọc vẫn có thể

nhận ra những đổi mới hay nói cách

khác là “tính cập nhật” lối văn hiện đại

đang ngày một lớn mạnh ở một nước có

truyền thống văn học lâu đời như nước

ta Ngày nay, nghiên cứu Trùng Quang

tâm sử trong hệ thống tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam để có một cái nhìn toàn diện về tác phẩm, góp phần nhận thức tiến trình phát triển của thể loại tiểu thuyết nói riêng, văn xuôi nói chung

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Phương Chi, Trùng Quang tâm sử hay là hình ảnh cuộc kháng chiến chống quân Trung Quốc xâm lược của quân dân nhà hậu Trần qua con mắt của một sĩ phu chống Pháp, Tạp chí Văn học, Số 5, 1979

[2] Nguyễn Phương Chi, Từ tiểu thuyết “Trùng Quang tâm sử” nghĩ về đề tài lịch sử chống Trung Quốc xâm lược qua một số sáng tác hiện nay, Tạp chí Văn học, Số 4,

1980

[3] Nguyễn Đình Chú, Tìm hiểu quan niệm anh hùng của Phan Bội Châu, Tạp chí Văn học, Số 12, 1987

[4] Phạm Ngộ Hiên - Nguyễn Hòa Đường - Nguyễn Bá Am - Trần Trình Hiến, Tây Dương Gia Tô bí lục (Ngô Đức Thọ dịch), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1981 [5] Trần Nghĩa (chủ biên), Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, Tập 3, NXB Thế giới, Hà Nội, 1997

[6] Trần Nghĩa (chủ biên), Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam (tập 4), NXB Thế giới, Hà Nội, 1997

[7] Chương Thâu, Phan Bội Châu toàn tập (tập 4), NXB Thuận Hóa - Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2001

Summary

Trùng quang tâm sử by phan Bội Châu and chapter novel genre in sino-Vietnam

This paper studies the position of Trùng Quang Tâm sử in chapter novel genre

in Sino-Vietnamese The work expresses the renovations for the way of naming chapter, the way introducing and calling names of the chapter, the advanced ideology well and oversea imprint Trùng Quang Tâm sử is the last work of chapter novel genre in Sino-Vietnamese

(a) Trường THPT Đông Sơn I - Thanh Hóa

Ngày đăng: 29/06/2014, 15:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w