Tạo dựng cốt truyện

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp văn hóa gia đình trong tiểu thuyết mùa lá rụng trong vườn của ma văn kháng (Trang 47)

6. Đóng góp của khóa luận

3.2.Tạo dựng cốt truyện

Cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng va nghệ thuật nhất định tạo thành một bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức tác động của tác phẩm văn học thuộc thể loại tự sự và kịch”. Cốt truyện là toàn bộ các biến cố được nhà văn kế ra, là cái mà người đọc có thể đem kế lại. Các nhà văn sử dụng cốt truyện để tái hiện tính cách và để tái hiện xung đột xã hội.

Trong Mùa lả rụng trong vườn, Ma Văn Kháng đã xây dựng một cốt truyện ít có nhũng tình huống gay cấn và xung đột mà nghiêng về nhũng cái bình thường nhỏ bé, gây cảm giác như không có chuyện. Tác phẩm kể về bi kịch của gia đình ông Bằng vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, từ đó, gửi gắm những triết lí sâu sắc về văn hóa gia đình.

Câu chuyện được bắt đầu vào ngày giáp tết trong không khí mua sắm và chuẩn bị tết của các thành viên. Các nhân vật dần xuất hiện với những cá tính riêng của mình. Thời gian dần trôi qua, tết năm sau lại tới... Như vậy, cốt truyện xoay quanh câu chuyện của một gia đình chỉ trong vòng một năm. Từ đó, nhà văn có dịp đi sâu cắt nghĩa bao yếu tố nhỏ nhặt trong cuộc sống thường nhật của gia đình. Chỉ gói trọn một năm, Ma Văn Kháng đã dồn nén bao sự kiện, biến đổi trong một gia đình. M ở đầu từ chuyện Lý sắm tết, Phượng từ Hoàng Liên Sơn về, chị Hoài từ quê lên, vợ con Cừ ra Hà Nội, Cừ bỏ trốn 1'ồi tự tử ở Canada, ông Bằng ốm rồi mất, c ầ n từ nước ngoài trở về,

chuyện cơ quan Luận, Phượng, chuyện Lý bồ bịch cãi vã vói chồng rồi bỏ đ i... Bao biến cố trong gia đình ấy dồn nén trong bốn mùa xuân hạ thu đông. Ma Văn Kháng đã thế hiện tính cách nhân vật thông qua các bước ngoặt của trạng thái tâm hồn; những xung đột cá nhân cũng dần hình thành thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện. Đồng thời tác giả đã khéo léo sử dụng độc thoại nội tâm, đế làm rõ suy nghĩ của mỗi nhân vật. Chi tiết bức thư của Cừ được Ma Văn Kháng khai thác, trở thành một cách nói gián tiếp để ông lí giải nguyên nhân sa ngã của Cừ. Qua một bức thư nhỏ bé thôi người đọc vừa thấy được một thế giới xa xôi mà Cừ cho là miền đất hứa, vừa là cách tác giả dùng để đồng hiện những sự kiện của quá khứ và hiện tại. Chính cách thông qua bức thư, hay những suy nghĩ, tâm tưởng của nhân vật, tác giả đã phát triển cốt truyện một cách khéo léo, đồng thời xen vào đó những suy tư chiêm nghiệm của mình về vấn đề văn hóa gia đình trước sự tác động của hoàn cảnh xã hội.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp văn hóa gia đình trong tiểu thuyết mùa lá rụng trong vườn của ma văn kháng (Trang 47)