1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp dạy học ca dao trong ngữ văn 10 theo quan điểm tích hợp

69 407 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN LƯƠNG TH Ị NGỌC BÍCH DAY HOC CA DAO TRONG NGỮ VĂN 10 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP • • KHÓA LUẬN TÓT NGIỆP ĐẠI HỌC • • • • Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn HÀ NỘI - 2015 TRƯỜNG ĐẠI • HỌC • s ư PHẠM • HÀ NỘI • 2 KHOA NGỮ VĂN LƯƠNG TH Ị NGỌC BÍCH DAY HOC CA DAO TRONG NGỮ VĂN 10 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP • • KHÓA LUÂN TỐT NGIẼP ĐAI HOC • • • • Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn Người hướng dẫn khoa học: ThS. Vũ Ngọc Doanh HÀ NỘI, 2015 LỜ I CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, Thạc sĩ Vũ Ngọc Doanh. Những nội dung này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Neu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày ....tháng.... năm 2015 Tác giả Lương Thị Ngọc Bích LỜ I CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều thày cô giáo và các bạn sinh viên khoa Ngữ văn Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thày giáo, Thạc sĩ Vũ Ngọc Doanh, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Phương pháp đã tạo điều kiện thuận lợi để khóa luận của tôi được hoàn thành. Hà Nội, ngày ....tháng.... năm 2015 Tác giả Lương Thị Ngọc Bích DANH MỤC VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh NXB Nhà xuất bản SGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phô thông TPVH Tác phâm văn học VHDG Văn học dân gian MỤC LỤC PHẦNMỞĐẬU............................................................................................... 1 1. Lý do chon đề tài..................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 2 4. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................2 5. Nhiệm vụ nghiêti cứu.......................................................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 3 7. Cấu trúc khóa luận......................................................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG.......... ...................................................................... ............. 4 Chuông 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM TÍCHHỢP....................... .............................. !........ .................................................. 4 1.1 Dạy học theo quan điểm tích hợp.............................................................4 1.1.1 Quan điểm tích hợp............................................................................. 4 1.1.2 Tích hợp trong dạy học Ngữ văn........................................................ 5 1.2 Lý thuyết tiếp nhận tác phẩm văn học......................................................7 1.2.1 Vẩn đề tiếp nhận tác phẩm văn học....................................................7 1.2.2 Vẩn đề đọc - hiểu tác phẩm văn học................................................... 8 1.3 Những đặc trưng của thể loại ca d ao ...................................................... 10 1.3.1 Khái niệm về thể loại và thi pháp thể loại........................................10 1.3.2 Đặc trưng của thể loại ca dao.......................................................... 11 ChiroiỊ22. VÃN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG DẠYHỌCCA DAOỞLỚPIO... ......................r .......................... ................. ■... ..................... 18 2.1 Chương trình ca dao trong SGK Ngữ văn 10......................................... 18 2.2 Vận dụng quan điểm tích họp trong dạy học ca dao lóp 10...................18 2.2.1 Thông tin nghệ thuật......................................................................... 18 2.2.2 Thông tin văn hóa............................................................................ 27 2.2.3. Thông tin ngôn ngữ.......................................................................... 37 2.2.4 Thông tin đời sổng...........................................................................40 Chuông 3. THỰC NGHIỆM SƯPHẠM.......................................................... 45 3.1 Mục đích thực nghiệm............................................................................45 3.2 Văn bản thực nghiệm.............................................................................. 45 3.3 Đối tượng thực nghiệm...........................................................................46 3.4 Thiết kế bài học.......................................................................................46 PHẦN KẾT LUẬN...... ...... ...............................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN M Ở ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thơ ca trữ tình dân gian là tiếng nói tâm tư , tình cảm của tập thể nhân dân lao động. Nhân vật trữ tình trong thơ ca dân gian là những con người bình dị, người dân lao động. Các nhà nghiên cứu Việt Nam từng đánh giá rất cao giá trị nhiều mặt của thơ ca dân gian: “Là tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng”. Nằm trong dòng văn học dân gian, ca dao như dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn, ngọt ngào hương sắc đồng quê. Là sáng tác của quần chúng nhân dân, những bài ca dao có tác dụng giáo dục và nuôi dưỡng tâm hồn to lớn với các thế hệ học sinh THPT. Ca dao đem lại cho chúng ta những hiểu biết về cuộc sống, văn hóa của con người qua các thời đại khác nhau. Nó nuôi dưỡng cho con người những giá trị tình cảm tốt đẹp, bồi đắp tâm hồn con người. Vì những giá trị đó mà ca dao được đưa vào chương trình SGK Ngữ Văn, trong chương trình Ngữ Văn 10, tập 1- NXB Giáo dục, có hai chùm bài ca dao: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa và Ca dao hài hước. Khi đưa vào chương trình SGK, ca dao được học sinh yêu thích hơn các thể loại văn học khác bởi đặc điểm giản dị, dễ hiểu, dễ thuộc, dễ nhớ của nó. Tuy nhiên, đối với vấn đề giảng dạy và tìm hiểu về ca dao không phải không gặp phải những khó khăn nhất định. Dạy học ca dao trong sách Ngữ văn 10 ở nhiều trường phổ thông có nhiều cách khác nhau. Trong những giờ học ca dao, có những bài vẫn được khai thác giống như bài học ở các thể văn học thảnh văn, giáo viên chỉ phân tích ngôn từ của văn bản một cách cô lập mà không đặt tác phẩm vào môi trường văn học dân gian, thời điểm phát sinh...để khai thác. Hoặc có những bài lại dạy học theo cách “diễn nôm ca dao”, làm phức tạp hóa sự giản dị của ca dao. Hiện nay, quan điểm tích hợp đang được vận dụng trong dạy học Ngữ văn và đem lại hiệu quả rất tốt và nó được vận dụng trong từng bài dạy. v ấn đề dạy học ca dao theo hướng tích hợp vẫn còn nhiều bỡ ngỡ với giáo viên và học sinh. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Dạy học ca dao trong ngữ văn 10 theo quan điểm tích hợp”, để giúp học sinh tiếp cận được ca dao một cách hiệu quả nhất, đồng thời giải quyết được phần nào khó khăn của người giáo viên đứng lớp. 1 2. Lịch sử vấn đề Đã có nhiều công trình nghiên cứu về dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn như “Những đổi mới của chương trình SGK và yêu cầu dạy học Ngữ văn 10 ’’(Nguyễn Thuý Hồng,Tạp chí Giáo dục, kỳ 2, 2006); “Tích hợp trong dạy học Ngữ văn” (Nguyễn Thanh Hùng, Tạp chí nghiên cứu khoa học Giáo dục, số 6 (3/2006); “Tích hợp và liên hội hướng tới kết nối trong dạy học Ngữ vãn”(Nguyễn Trọng Hoàn, Tạp chí Giáo dục, số 22, 2002)... Những tài liệu này đã cung cấp cho tôi kiến thức lí luận, những ví dụ minh hoạ, những giải pháp cụ thể trong dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn và nó có vai trò định hướng, mở đường cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi. v ề vấn đề phân tích, bình giảng ca dao và dạy học ca dao đã được nhiều cuốn sách bàn tới như: “Những đặc điểm thỉ pháp của các thể loại văn học dân gian” của GS Đỗ Bình Trị, NXB Giáo dục, “Thi pháp ca dao” của nhà nghiên cứu văn học dân gian Nguyễn Xuân Kính, NXB Giáo dục KHXH- Hà Nội...những công trình khoa học nghiên cứu về dạy học ca dao theo hướng tích hợp như: “Giảng dạy ca dao-dân ca trong chương trình ngữ văn 7” , “Nâng cao chất lượng của học sinh khi giảng dạy ca dao- dân ca trong chương trình Ngữ văn 7 như thế nào?”, “Dạy học ca dao trong Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực” ... Với những kiến thức lý luận có được từ những tài liệu trên, đề tài của chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp những vấn đề lý thuyết về thi pháp ca dao, về quan điểm tích hợp trong dạy học... để làm cơ sở cho việc khảo sát thực tế, tìm ra những hướng đi, biện pháp tối ưu trong dạy học ca dao theo quan điểm tích hợp. 3. Đối tượng nghiên cứu Cách dạy học ca dao toong SGK Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp. Cụ thể là hoạt động của giáo viên và học sinh trong các giờ học ca dao ở lớp 10 theo hướng tích hợp. 4. M ục đích nghiên cứu - Nắm vững được quan điểm dạy học tích hợp. - Chỉ ra những thông tin trong dạy học ca dao. 2 - Góp phần nhỏ vào việc tìm ra các hướng đi của dạy học ca dao một cách hiệu quả nhất. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học tích hợp. - Đe xuất một phương án có tính khả thi, hiệu quả cho việc dạy học ca dao ở lớp 10 theo quan điểm tích hợp. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tổng hợp lý luận. - Phương pháp khảo sát. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp so sánh. 7. Cấu trú c khóa luận Ngoài phần Mở đầu, phần kết luận và thư mục tham khảo, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận của việc dạy học theo quan điểm tích hợp. Chương 2.Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học ca dao ở lớp 10. Chương 3.Thực nghiệm sư phạm. 3 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP 1.1 Dạy học theo quan điểm tích hợp 1.1.1 Quan điểm tích hợp 1.1.1.1 Khái niệm * Tích hợp: là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, từ thập niên 90 của thế kỷ XX ừở lại đây, vấn đề xây dựng môn học tích hợp với những mức độ khác nhau mới thực sự được tập trung nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ thông. Tích hợp là một phương pháp dạy học hiện đại nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức được cung cấp với năng lực thực tế của người học, kiến thức hàn lâm với thực tế đời sống, trong khi thời gian học tập có hạn.Quan điểm tích hợp được áp dụng với nhiều bộ môn khác nhau, với những mức độ khác nhau như: tích hợp đa môn, tích hợp liên môn, tích hợp xuyên môn... Có rất nhiều quan điểm khác nhau về tích hợp. Có ý kiến cho rằng, tích hợp là tổ hợp( conbi-nation) hay phối hợp (co-ordination) các môn học... Theo Nguyễn Khắc Phi trong sách giáo viên Ngữ văn 6 đã đưa ra quan điểm về tích hợp: “Tích hợp là một phương hướng nhằm phổi hợp một cách tối ưu các quả trình học tập riêng rẽ các môn học khác nhau theo các mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và những yêu cầu cụ thể khác nhau ” [tr 6]. Theo quan điểm của TS.Nguyễn Văn Đường trong bài “ Những điểm mới của chương trình và SGK Ngữ vãn ố”, tạp chỉ giáo dục, năm 2002 cho rằng: “ Tích hợp là sự tổng hợp ở mức độ cao, hài hòa, biện chứng ở các cấp độ, phương diện khác nhau nhằm đạt hiệu quả, chất lượng mới và tố t’’ [tr 7]. Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn trong bài “ Tích hợp và liên hội hướng tới kết nổi trong dạy học Ngữ văn”, tạp chỉ Giáo dục, sổ 22, năm 2002 quan niệm: “Tích hợp 4 là thuật ngữ mà nội hàm của nó chỉ hướng tiếp cận kiến thức từ việc khai thác giá trị của các tri thức công cụ thuộc từng phân môn, trên cơ sở một văn bản có vai trò ỉà kiến thức nguồn ” [tr 21-22]. 1.1.1.2 Phân loại Tích hợp ngang là “tích hợp trong từng thời điểm”( một tiết học, một bài học) từ kiến thức bài học của phân môn này liên hệ đến các phân môn khác ( Văn- Tiếng Việt -Làm văn) hoặc giữa môn Ngữ văn với các môn học khác, với các lĩnh vực trong cuộc sống, để làm nổi bật, đào sâu kiến thức, phát triển tư duy của học sinh. Tích họp theo chiều dọc là tích hợp một đơn vị kiến thức và kỹ năng với đơn vị kiến thức và kỹ năng đã học trước đó .Cụ thể là: kiến thức và kỹ năng của lớp trên, bậc học trên bao hàm cả kiến thức và kỹ năng của lớp dưới, nhưng cao hơn, sâu hơn kiến thức và kỹ năng của lớp dưới, bậc học dưới. Đây là kiểu tích hợp khoa học. Xét riêng từng phân môn một thì khi tích hợp ngang, ít nhiều phá vỡ tính hàng dọc của hệ thống tri thức thuộc ngành khoa học. Với phân môn Văn học, vì coi trọng việc học văn theo thể loại nên tính hệ thống của văn học sử bị lu mờ rõ rệt. Dầu sao chúng ta vẫn thấy các nhà biên soạn chương trình, sách giáo khoa, có dụng ý sắp xếp các văn bản đọc- hiểu vừa theo thể loại, vừa theo tìn h tự lịch sử nhằm tạo ra ít nhiều cơ sở cho việc học chương trình văn học sử ở bậc THPT. Thông qua các giờ ôn tập từng phần hay ôn tập cuối năm về kiến thức văn học, giáo viên giúp học sinh bước đầu thấy được sự phát triển của lịch sử văn học từ tác phẩm đến thể loại, đến phương pháp, phong cách, trào lưu sáng tác và một số vấn đề lịch sử tiếp nhận văn học. Trong các kiểu tích hợp trên, các nhà biên soạn chương trình và sách giáo khoa đặc biệt lưu tâm đến kiểu tích hợp ngang, coi đây như là “nguyên tắc chính để tổ chức nội dung giảng dạy” Ngữ văn. 1.1.2 Tích hợp trong dạy học Ngữ văn Trong dạy học Ngữ văn, tích hợp hiểu một cách đơn giản là dạy học ba phân môn hợp nhất, hòa trộn vào với nhau, học cái này thông qua cái kia và ngược lại. Quan điểm tích hợp được vận dụng ngay trong chương trình và SGK Ngữ văn THCS, THPT. Trong “ Chương trình THPT, môn Ngữ văn ”, năm 2002 do Bộ GD&ĐT 5 dự thảo, các nhà biên soạn chương trình SGK đã nhấn mạnh: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo, tổ chức nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy” [tr 27]. Quán triệt quan điểm này, các nhà biên soạn đã lồng ghép các tri thức tương đồng của ba phân môn trong cùng một bài học thật nhuần nhuyễn, phù hợp với tính chất tích cực của chương trình SGK. Tính chất tích hợp đã được thể hiện ngay trong chương trình SGK Ngữ văn như: dùng tên gọi Ngữ Văn để thay thế cho các tên gọi trước đây như Văn học- Tiếng ViệtLàm văn, hay cách gọi môn Văn- Tiếng Việt, hoặc Tiếng Việt- Văn học. Như vậy ngay từ cách gọi tên môn học đã thể hiện sự tích hợp liên môn của ba phân môn. Tích hợp ba phân môn trong cùng một bài dạy nhằm mục đích hình thành bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết và hình thành cho học sinh năng lực phân tích, bình giá, cảm thụ văn học một cách chủ động, sáng tạo, giúp học sinh biết vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng của từng phân môn để giải mã và tạo lập văn bản. Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPTchẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật... mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhả trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này. Nói khác đi, đó là lối dạy học khép kín “trong nội bộ phân môn”, biệt lập các bộ phận Văn học, Tiếng Việt và Làm văn vốn có quan hệ gần gũi về bản chất, nội dung và kĩ năng cũng như mục tiêu, đủ cho phép phối hợp, liên kết nhằm tạo ra những đóng góp bổ sung cho nhau cả về lí luận và thực tiễn, đem lại kết quả tổng hợp và vững chắc trong việc giải quyết những tình huống tích hợp hoặc những vấn đề thuộc từng phân môn. Tóm lại, tích hợp trong dạy học môn Ngữ văn có thể hiểu là sự hợp nhất của ba phân môn Văn- Tiếng Việt- Làm văn. Cả ba phân môn đều dựa vào một văn bản chung để khai thác, hình thành kiến thức và rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu của mỗi phần 6 trong hệ thống kiến thức của cả ba phần có mối liên hệ chặt chẽ, phụ thuộc vào nhau, hồ trợ nhau và cùng làm sáng tỏ cho nhau, tránh chồng chéo và có tính chất thống nhất. 1.2 Lý thuyết tiếp nhận tác phẩm văn học 1.2.1 Vẩn để tiếp nhận tác phẩm văn học 1.2.1.1 Khái niệm tiếp nhận tác phẩm văn học Theo “Từ điển Tiếng Việt”: tiếp nhận là đón nhận cái từ người khác, từ nói khác chuyển giao cho [9,tr 1020]. Theo “Từ điển th u ật ngữ văn học” quan niệm: tiếp nhận văn học là hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng thẩm m ĩ của tác phẩm văn học bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tài nghệ của tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc, cách hiểu, ẩn tượng trong trí nhớ ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo, bản dịch chuyển thể [3,tr 325]. Như vậy, tiếp nhận văn học là một hoạt động tinh thần. Đó là một quá trình đưa TPVH- sản phẩm nghệ thuật tinh thần được sáng tạo bởi một cá nhân hoặc cả một tập thể đến với độc giả. Đây là một hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ thẩm mĩ, nhận thức, giải trí làm giàu vốn sống của người đọc. 1.2.1.2 Đặc trưng của tiếp nhận văn học Đặc trưng của quá ừình tiếp nhận văn học: vừa mang tính chủ quan, chịu sự chi phối của qui luật tâm lí, nhận thức, giao tiếp và mang tính khách quan do điều kiện sống, lịch sử, không gian, thời gian chính trị văn hóa. Hoạt động tiếp nhận các văn bản Ngữ văn là một hoạt động nhận thức nói chung đối với những ai đọc và quan tâm đến văn bản Ngữ văn, đồng thời nó cũng là một hoạt động nghệ thuật của người học, là hoạt động mang tính mục đích nhằm chuyển nội dung các văn bản vốn tồn tại khách quan vào bên trong ý thức của người tiếp nhận.Nó là một hoạt động tiếp nhận mang tính đặc thù, bởi nó là một hoạt động tinh thần và kết quả của hoạt động này phụ thuộc sâu sắc vào chủ thể tiếp nhận, vào tàm tiếp nhận của chủ thể ( năng lực, tâm lí và điều kiện tiếp nhận). Tiếp nhận văn học luôn tồn tại những khoảng cách. Đó là khoảng cách về lịch sử: TPVH khi được đưa vào trong nhà trường đã là quá khứ, giữa văn bản và người 7 học luôn tồn tại khoảng cách về lịch sử. Khoảng cách về tâm lí: giữa các tác giả và người đọc, cũng như các nhân vật trong tác phẩm với bạn độc luôn tồn tại một khoảng cách tâm lí. Ở đây có sự khác biệt về tâm lí thế hệ. Tác giả thuộc một thê hệ, bạn đọc thuộc một thế hệ. Sự khác biệt về tâm lí dẫn đến sự hiểu biết và thông cảm là vô cùng khó khăn. Khoảng cách ngôn ngữ: ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, nó vừa ổn định, vừa biến đổi. Trong quá trình phát triển, có những từ, mẫu câu mất đi hoặc không được sử dụng, có những từ mẫu câu mới xuất hiện. Những biến đổi này tạo ra khoảng cách về ngôn ngữ. Nó gây cản trở khó khăn cho việc đọc các văn bản văn học, nhất là văn bản văn học trong quá khứ và các văn bản văn học nước ngoài được dịch ra Tiếng Việt. Nhưng do sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa, nên việc chuyển đổi về ngôn ngữ là vô cùng khó khăn. Những khoảng cách trên luôn tồn tại, trở thành khó khăn cho quá trình tiếp nhận. Nhiệm vụ của người dạy TPVH trong nhà trường là bằng cách nào đó giúp người học rút ngắn các khoảng cách. Khoảng cách càng được rút ngắn thì hiệu quả tiếp nhận càng được nâng cao. 1.2.1.3 Định hướng tiếp nhận vãn học Định hướng tiếp nhận văn học trong dạy học là xác định cho bài giảng một hướng khai triển sao cho đạt được hiệu quả giáo dục và phát triển. Trong dạy học Ngữ văn, định hướng là xác định những khả năng tác động của tác phẩm, những khả năng tác động thiết thực ở một lớp, một cấp, một lứa tuổi nhất định để hướng các em vào giá trị, ý nghĩa khách quan của tác phẩm và tư tưởng nghệ thuật của tác giả. Từ đó tạo nên sự hòa đồng thẩm mĩ giữa học sinh với tác giả thông qua văn bản văn chương nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách và mở rộng tri thức ở các em. Các định hướng tiếp nhận văn học: đọc văn bản văn chương, định hướng cắt nghĩa, định hướng phân tích, định hướng bình giá. 1.2.2 Vẩn để đọc - hiểu tác phẩm văn học 1.2.2.1Khái niệm đọc- hiểu Theo “Từ điển Tiếng Việt” (2008) thì đọc là “tiếp nhận nội dung của một tập kí hiệu bằng cách nhìn vào các kí hiệu Trong tiếp nhận tác phẩm văn chương, đọc là khâu đầu tiên, là hoạt động tiền đề. 8 GS.TS. Trần Đình Sử trong tạp chí “Văn học và tuổi trẻ” ( tháng 11-2007) đưa ra khái niệm như sau: “đọc là tổng hòa của nhiều quá trình, nhiều hành vi nhằm đạt được mục đích và nắm bẳt ỷ nghĩa của văn bản. Đọc bằng mẳt, bằng miệng ( phát âm), đọc nhận biết, tưởng tượng, ỉỉên hệ, ghi chép, ghi nhớ, tra cứu, phân tích, so sánh, trao đổi Theo “Từ điển Tiếng Việt” (2008) thì hiểu là: “Nhận ra ỷ nghĩa, bản chất, lí ỉẽ của cái gì bằng sự vận dụng trí tuệ Có thể thấy, hiểu là tiếp nhận các thông tin, cắt nghĩa các thông tin tiếp nhận từ văn bản. Như vậy, đọc hiểu là hai khái niệm, đọc là một hoạt động ở đây có chủ thể đối tượng, chủ thể là bạn đọc, đối tượng là văn bản. Hiểu là mục đích của việc đọc. Có nhiều quan niệm khác nhau về việc đọc hiểu. Quan niệm thứ nhất: đọchiểu là một phương pháp, nó tồn tại bình đẳng với cá phương pháp khác nhau như phương pháp diễn giảng, phương pháp thuyết trình, phương pháp dạy học nêu vấn đề... Quan niệm hai: đọc- hiểu là một kiểu dạy học văn bản, giống như dạy gảng văn trước đây nhưng nó rộng lớn hơn giảng văn, vì giảng văn chỉ dùng cho kiểu một văn bản là văn bản nghệ thuật. Còn đọc- hiểu được dùng cho tất cả các loại văn bản thuộc các phong cách chức năng ngôn ngữ khác nhau. Trong SGK Ngữ văn thí điểm lớp 10 do Phan Trọng Luận chủ biên chia đọchiểu thành bốn bước và cũng có thể hiểu là bốn cấp độ và mỗi cấp độ có hai mức: Đọc thông- đọc thuộc. Đọc kĩ- đọc sâu. Đọc hiểu- đọc sáng tạo. Đọc đánh giá- đọc ứng dụng. 1.2.2.2 Vai trò chức năng của đọc- hiểu Đọc là hoạt động của con người, chỉ có con người mới có thể đọc được các văn bản từ ngữ, giải mã các kí hiệu ngôn ngữ. Trong dạy học Ngữ văn hiện nay, đọc- hiểu là một khâu quan trọng, để phát hiện ra cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương thì đọc hiểu là yêu cầu đầu tiên. Thông qua đọc- hiểu, HS sẽ được cung cấp những tri thức về con người, đời sống, xã hội.... bởi thông tin trong các văn bản vô cùng phong phú và đa dạng. Nhận thức được thế giới, cuộc sống của cin người sẽ giúp học sinh nhận thức được bản thân mình, các em sẽ hiểu mình cần phải làm gì 9 và làm như thế nào để sống tốt và có ý nghĩa hơn. Như vậy, đọc- hiểu là một phương thức giáo dục đạo đức và thẩm mĩ góp phần hoàn thiện nhân cách HS. Bên cạnh đó hoạt động đọc- hiểu rèn luyện cho các em tính chủ động, óc sáng tạo và năng lực làm văn. Đọc- hiểu còn là một phương pháp dạy học mới, khắc phục được những hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống... Như vậy, đọc- hiểu trở thành một yêu càu bắt buộc để tiếp nhận một tác phẩm văn chương, đờng thời nó có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động dạy và học Ngữ văn theo tinh thần đổi mới. 1.3 Những đặc trưng cũa thể loại ca dao 1.3.1 Khái niệm về thể loại và thi pháp thể loại Việc dạy học ca dao theo đặc trưng thể loại là gì, nó có những ưu điểm và hạn chế như thế nào và dạy học ca dao theo quan điểm tích hợp như thế nào? Đề tài này sẽ làm rõ hai vấn đề trên. Để làm sáng tỏ hai vấn đề trên tôi dựa vào những thảnh tựu nghiên cứu về thi pháp của các nhà nghiên cứu văn học dân gian (Hoàng Tiến Tựu, Nguyễn Xuân Kính, Đồ Bình Trị...) và những tài liệu hướng dẫn thực thi chương trình và SGK Ngữ văn vừa được đổi mới và thông qua việc khảo sát thực tế dạy học ca dao theo SGK Ngữ văn 10 vừa mới thực thi đàu năm. Những điều trình bày dưới đây về các khái niệm thể loại, thi pháp thể loại và đặc trưng của thể loại ca dao được lấy từ cuốn “Thi pháp ca dao” của tác giả Nguyễn Xuân Kính , cuốn “Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian ” của tác giả Đỗ Bình Trị và được lấy làm một trong những cơ sở lý thuyết cho luận văn này. Theo tác giả Đồ Bình Trị trong cuốn “Những đặc điểm thỉ pháp của các thể loại văn học dân gian thể loại là tổng thể các tác phẩm cùng cỏ chung mẩy dấu hiệu về hệ đề tài, thi pháp, chức năng, phương thức diễn xướng [tr 3]. Theo tác giả Đỗ Bình Trị trong cuốn “Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian thỉ pháp thể loại là tổng thể các yếu tổ thuộc về hình thức và thủ pháp nghệ thuật mà các tác phẩm thuộc cùng một thể ỉoại đều thong nhất sử dụng [tì14]. Mỗi thể loại VHDG có cách nói riêng của nó nhằm biểu đạt nội dung riêng. 10 Thi pháp thể loại chính là cách nói riêng ấy. Vì vậy, phải nắm được thi pháp thể loại mới có khả năng giải mã được các tác phẩm cùng thể loại. Dạy học ca dao theo đặc trang thể loại là đi tìm hiểu tất cả các yếu tố thuộc về hình thức và thủ pháp nghệ thuật của nó. 1.3.2 Đặc trưng cửa thể loại ca dao * về nhân vật trữ tình trong ca dao Ca dao là loại thơ trữ tình dân gian, bày tỏ tiếng nói tư tưởng tình cảm của con người, trong ca dao truyền thống, chủ thể trữ tình( tức tác giả) luôn đồng nhất với nhân vật trữ tình. Thông qua những nhân vật trữ tình toong ca dao, xu hướng nhân dân muốn diễn tả những nét bản chất gắn với con người trong thời đại ấy. Những nét bản chất này thể hiện một cách tập trung ở cảm hứng trữ tình chủ đạo trong ca dao, dù là nam hay nữ, dù là vợ hay chồng, người làm ruộng hay người làm nghề sông nước... nhưng đều cảm nhận thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ thì sẽ cất lên thành bài ca than thở về những khổ đau và bất hạnh của kiếp người; nêu cảm nghĩ về những người mình thương mến, những nơi thân thuộc mà thấy yêu thương thì ắt sẽ cất lên thành bài ca ân tình ân nghĩa - tình gia đình, tình bạn bè, tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước... Chính vì vậy, nói đến ca dao, dân ca người ta nhắc đến những câu hát than thân và những câu hát tình nghĩa của quần chúng nhân dân, những người lao động và bị áp bức trong xã hội cũ... Nhân vật trữ tình thường gắn với những đại từ nhân xưng trong ca dao như: “anh”, “em”, “qua”, “bậu”, “ta”, “chàng”, “thiếp”, “tôi”... “Ai làm bầu bí đứt dây Thiếp ở bên này, chàng ở bên kia” Hay: “Bậu nói với qua bậu không hái lựu bẻ đào, Chớ mận đâu bậu bọc, đào nào bậu cầm tay.” Và kể cả những hình ảnh xưng hô ẩn dụ như: “mận”, “đào”, “trúc”, “mai”, “trăng”, “gió”, “thuyền”, “biển” ...Tất cả không hề có dấu ấn cá nhân nên dễ dàng gợi sự đồng cảm sâu xa ở người đọc: 11 “Thuyền đi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” “Trúc xinh trúc mọc đầu đình Em xinh em đứng một mình vẫn xinh * v ề kết cấu của ca dao Ca dao có kết cấu rất đặc trang, vì vậy dạy học ca dao càn giúp học sinh nắm được kết cấu của ca dao, để vận dụng nó vào nói và viết những lúc cần thiết(tích hợp). Ket cấu ca dao rất đa dạng, gồm những kiểu chính: Lối kết cấu đối đáp là những lời trò chuyện trực tiếp bằng thơ ca: “Bây giờ mận mới hỏi đào, Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì đào xin thưa, Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.” Người con trai ướm hỏi cô gái và cô gái trả lời. Dạng kết cấu này chiếm hầu hết trong kho tàng ca dao, dân ca là mảng đề tài về tình yêu đôi lứa và tình cảm gia đình. Tuy nhiên trong ca dao, không hẳn mọi bài ca dao đều chia ra rõ ràng lời của hai nhân vật trữ tình cùng tham gia đối đáp, có những bài ca dao kết cấu chỉ theo một vế và tự nó đã có đầy đủ đặc tính của kết cấu đối đáp,vì bản thân nó như một lời trò chuyện: “Trầu không vôi ắt là trầu nhạt Cau không hạt ắt là cau tra Mình không lấy ta ắt là mình thiệt Ta không lấy mình, ta biết lấy ai?” “Hoa thơm hoa héo càng thơm Em giòn rách áo đói cơm càng giòn” Lặp lại mô tip dân gian cũng là một trong những đặc điểm quan ưọng của kết cấu ca dao, các công thức mở đầu có tính khuôn mẫu của cùng một cách nghĩ bộc trực, gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Đây chính là một biểu hiện của ca dao mang sắc thái riêng biệt như: chiều chiều, trèo lên cây, thân em, ước gỉ...tạo ra sự 12 nảy sinh của vô số dị bản ừong ca dao, điều quan trọng hơn là nó thể hiện lối nói, suy nghĩ, tình cảm của nhân dân lao động. * về thể thơ trong ca dao Các thể thơ trong ca dao xét chung đều là những thể thơ dân tộc: lục bát, lục bát biến thể, song thất lục bát, song thất lục bát biến thể, các thể vãn... Mồi thể loại này đều có những nét riêng biệt nhất định, phù hợp với tình huống, tâm trạng hoặc tùy theo các làn điệu. Điều đó chứng tỏ các tác giả dân gian không chịu bó các sáng tác của mình trong các huôn mẫu có sẵn, tạo nên tính đa dạng của ca dao, sự hồn nhiên mộc mạc trong ca dao hơn thơ. Dạy học ca dao giúp các em nắm được những đặc điểm của các thể thơ dân tộc, được các tác giả dân gian sử dụng để biểu lộ những tình cảm nhất định. * về hình ảnh biểu tượng Thế giới biểu tượng trong ca dao khá phong phú và đa dạng. Biểu tượng trong ca dao là một loại biểu tượng nghệ thuật, xây dựng bằng ngôn từ với những quy ước của cộng đồng. Có thể phân loại các biểu tượng hết sức phong phú đa dạng của hiện thực ấy như sau:thế giới các hiện tượng tự nhiên, thiên nhiên (trăng, sao, mây, cỏ, cây, hoa, lá,rồng, phượng, chim, muông...); thế giới các vật thể nhân tạo(khăn, gương lược,thuyền, lưới, đò, đình, nhà, cầu, áo....) Những biểu tượng này trở thành những mô típ quen thuộc, như những ký ức tư tưởng thẩm mỹ dân gian, cho nên hễ nói lên một biểu tượng nào trong ca dao, ta có thể dễ dàng cảm nhận được. * v ề thời gian, không gian nghệ thuật Dạy học ca dao giúp học sinh nắm bắt được khái niệm về thời gian, không gian nghệ thuật và các khái niệm liên quan như thời gian diễn xướng, thời gian ước lệ tượng trưng, không gian tâm lý, không gian ước lệ tượng trưng.... Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật là sự thể hiện hiện thực khách quan được phản ánh vào trong tóc phẩm tạo nên thế giới nghệ thuật cho tác phẩm ấy. Thời gian nghệ thuật trong ca dao là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng.Thời gian hiện tại của ca dao bộc lộ qua những từ như: hôm nay, hôm qua: 13 “Bây giờ em mới hỏi anh, Trầu vàng nhá với cau xanh thế nào? Cau xanh nhá với trầu vàng, Tình anh sánh với duyên nàng đẹp đôi.” “Hôm nay sum họp trúc mai, Tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm.” Trong ca dao còn có những cụm từ chỉ thời gian như: ngày đi,ngày về, hôm qua, đêm qua thì cũng từ thời hiện tại mà nói. Likhatrốp gọi là thời gian diễn xướng. Ngoài ra thời gian trong ca dao còn là thời gian tâm lý. Đã là thời gian tâm lý thì nó có muôn vàn cách biểu hiện phụ thuộc vào những cảm nghĩ, tâm tư, cảm xúc...của nhân vật trữ tình. “Ngày đi em chửa có chồng, Ngày về em đã con bế, con bồng, con mang.” “Ngày đi” không còn là thời gian vật lí mà thời gian đang diễn ra trong tâm trạng nhân vật, hoàn cảnh chủ quan. Đó là tâm trạng của nhân vật trữ tình trước sự thay đổi của hoàn cảnh: “Tôi xa mình ông trời nắng tôi nói mưa, Canh ba tôi nói sáng, ông ười mưa tôi nói chiều.” Không gian nghệ thuật: dòng sông, con thuyền, cái cầu, bờao, cây đa, mái đình...là những không gian vật lí thường gặp trong ca dao. “Cô kia cắt cỏ bên sông, Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây. Sang đây anh nắm cổ tay, Anh hỏi câu này có lấy anh không. ” Nhìn chung, trong kho tàng văn học dân gian của người Việt, không gian vật lí là những không gian bình dị của làng quê, có quy mô vừa phải. Bên cạnh không gian vật lí, trong ca dao còn xuất hiện không gian xã hội. Ở đây có những mối quan hệ xã hội hết sức đa dạng giữa con người với con người. “Gặp nhau giữa chuyến đò đầy, Một lòng đã hẹn, cầm tay mặn mà.” 14 Cũng giống như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong ca dao trữ tình cũng là thời gian tâm lí. Nếu xác định được nhân vật trữ tình đang hát ở nơi nào, địa điểm nào thì ta đoán biết được tâm trạng của nhân vật đang diễn ra như thế nào. Chẳng hạn, “ngõ sau” là nỗi buồn, nỗi nhớ; “bến sông” là nơi ngóng trông chờ đợi, “giữa đường” là nơi gặp gỡ, làm quen. Bên cạnh những không gian vật lí, không gian xã hội có tên gọi, không gian trong ca dao còn là không gian phiếm chỉ. Tính phiếm chỉ tạo nên sự đồng cảm của những con người mang tâm trạng chung. Đó có thể là tâm trạng của một cô gái đang yêu, một chàng trai thất tình, một người con xa quê...tính chất này làm cho người đọc đồng cảm, có chung tâm trạng khi đọc những câu ca dao ấy lên đều thấy mình trong đó. * về ngôn ngữ trong ca dao Dạy học ca dao giúp học sinh nhận biết và cảm thụ được vẻ đẹp của ngôn ngữ ca dao. Từ đó biết vận dụng vào việc làm văn biểu cảm trong tạo lập văn bản hoặc dùng ca dao làm ngữ liệu để soi tỏ đặc điểm của Tiếng Việt ( tích hợp với hai phân môn Làm văn và Tiếng Việt). Ca dao là sự kết tinh lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động. Ngôn ngữ ca dao là thứ ngôn ngữ tự nhiên, chânchất, giản dị...Tính chất giản dị đứng là một đặc điểm gây ấn tượng nhất của ngôn ngữ ca dao. Tình yêu mộc mạc của người bình dân được thể hiện một cách chân thành, đôi khi hài hước hóm hỉnh: “Cô kia cắt cỏ bên sông Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây. Sang đây anh nắm cổ tay, Anh hỏi câu này: có lấy anh chăng?” “Hỡi cô gánh cỏ đường vòng Vai anh không gánh nhưng lòng anh thương Hỡi cô gánh cỏ đường vòng Cho anh gánh hộ để làm chồng một vai”. Ngôn ngữ ca dao mang vẻ đẹp giản dị nhưng cũng rấ t sinh động. Ca dao biểu hiện cảm nghĩ một cách gợi cảm, miêu tả sự vật một cách gợi hình, điều này 15 thể hiện ở việc sửdụng sáng tạo những từ mô phỏng, từ láy, thanh điệu, các biện phápso sánh, ẩn dụ, tượng trưng cùng hệ thống động từ và tính từ của Tiếng Việt. “Đôi ta như thể con tằm Cùng ăn một lá cùng nằm một nong” “Thiếp xa chàng như rồng nọ xa mây Như chim chèo bẻo xa cây măng vòi” Nhờ khéo léo khai thác, sử dụng những giá trị gợi tả dồi dàocủa tiếng dân tộc, ngôn ngữ ca daocó khả năng tác động mạnh mẽ vào các giác quan, cảm quan, trực giác và trí tưởng tượng của người tiếp nhận. Ngôn ngữ ca dao vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa mangsắc thái địa phương. Chúng ta nhận thấy dấu ấn văn hóa vùng miền nhờ vào ngôn ngữ địa phương. Ca dao Bắc Bộ thì nhẹ nhàng tình tứ. “Người về em chẳng cho về, Em nâng vạt áo, em đề câu thơ.” Ca dao Nam Bộ thì bộc lộ một cách rõ ràng, bộc trực, dứt khoát: “Anh về em nắm vạt áo em la làng, Anh bỏ chữ thương chữ nhớ giữa đàng cho em.” Có thể nói, ngôn ngữ rất quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản, là chất liệu quan trọng của văn bản nghệ thuật. Ngôn ngữ ca dao vừa mang sắc thái dân gian gắn với cách cảm, cách nghĩ của nhân dân lao động, vừa gắnvới những cảm xúc cá nhân trong tình huống cụ thể, cái tôi trữ tình trong dângian là cái tôi phiếm chỉ, cái tôi phổ biến. Ngôn ngữ ca dao đã kế tục phát huy những đặc điểm ngôn từ tuyệt vời của Tiếng Việt. Việc dạy học ca dao theo đặc trưng thể loại giúp người dạy và người học soi chiếu bài ca dao ấy vào đặc trang cơ bản của nó. Ca dao chỉ thực sự sống khi đặt vào môi trường văn hóa của nó, tức là khai thác ca dao không phải chỉ chú ý đến các yếu tố ngoài văn bản: các làn điệu dân ca, hình thức diễn xướng...mà còn là tổ hợp của nhiều nghệ thuật: lời ,nhạc, biểu diễn... Vì thế nhất thiết giáo viên phải đặt ca dao vào trong chỉnh thể nguyên hợp văn hóa, có như vậy, người dạy mới xác 16 định đúng bản chất của ca dao và người học mới hiểu trọn vẹn và sâu sắc văn bản ngôn từ ca dao. Dạy học ca dao theo đặc trưng thể loại còn giúp bao quát được văn bản ca dao một cách toàn diện các yếu tố thuộc về hình thức biểu đạt: ngôn ngữ, hình ảnh, kết cấu, thời gian, không gian nghệ thuật, thể thơ... Các yếu tố này đan xen hòa quyện tạo nên một chỉnh thể văn bản ca dao thống nhất, toàn vẹn. Như vậy, dạy học ca dao theo đặc trang thể loại giúp việc khái quát giá trị mục đích và cách thức biểu đạt của mỗi văn bản ca dao một cách hiệu quả. Tuy nhiên việc dạy học ca dao theo đặc trưng thể loại vẫn có những hạn chế nhất định, việc dạy học ca dao theo thi pháp chủ yếu là để phát hiện những yếu tố hình thức chứa đựng giá ưị nội dung rõ nhất, sâu sắc nhất có ý nghĩa thẩm mĩ lâu dài. Tuy thế, ca dao còn phản chiếu nội dung văn hóa dân gian và nghệ thuật diễn xướng dân gian với những dấu ấn riêng. Do vậy, tiếp cận ca dao theo đặc trưng thể loại là cần thiết, nhưng chưa đủ để khám phá các bình diện nội dung và ý nghĩa khác trong ca dao. 17 Chương 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC CA DAO Ở LỚP 10 2.1 Chương trình ca dao trong SGK Ngữ văn 10 Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 do Bộ GD&ĐT dự thảo đã ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy.” “Nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn học, từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình; tích hợp trong SGK; tích hợp trong phương pháp dạy học của GV và tích hợp trong hoạt động học tập của HS; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo.” Kế thừa thành tựu của sách giáo khoa cũ, về cấu trúc và nội dung của phần văn học dân gian có nhiều thay đổi về cấu trúc và nội dung chương trình, trong đó ca dao được tăng số tiết học và có sự tích hợp. Trong SGK Văn học 10 gồm hai chùm bài: Những câu hát than thân và Những câu hát tình nghĩa (không học ca dao hài hước). Trong SGK Ngữ văn 10 gộp hai chùm bài ca dao thành: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa và một chùm bài là: Ca dao hài hước. 2.2 Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học ca dao lớp 10 2.2.1 Thông tin nghệ thuật Một văn bản nghệ thuật bao gồm nhiều thông tin phong phú và đa dạng. Dạy học theo quan điểm tích hợp sẽ cung cấp cho học sinh khối lượng kiến thức tổng hợp. Nó khác với cách dạy truyền thống là chỉ cung cấp cho học sinh những giá trị về nghệ thuật, tư tưởng và các biện pháp nghệ thuật nổi bật. Thông qua việc xây dựng các tình huống, nêu các vấn đề, thảo luận nhóm, hệ thống các câu hỏi...trong bài học, mà người GV giúp HS hoạt động tìm hiểu và chiếm lĩnh các gia trị thông tin của tác phẩm. Ca dao phản ảnh tâm tư, tình cảm, thế giới tâm hồn của người lao động. Nó thường được biểu hiện thành: những câu hát than thân, những câu hát yêu thương tình nghĩa, những tiếng cười trào lộng, châm biếm...Chủ thể trữ tình luôn luôn đồng 18 nhất với nhân vật trữ tình và thông qua nhân vật trữ tình, người đọc có thể thấy được nồi tâm tư tình cảm của một con người, của cả một thế hệ, cộng đồng có chung cảm xúc đó. Cách xưng hô trong ca dao thường gắn với các đại từ nhân xưng như: “anh, em, nàng,ta...” và thường có những mô tip mở đàu quen thuộc như: thân em, trèo lên cây, ước gì.... “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” Hay “Thân em như củ ấu gai Ruột ừong thì trắng vỏ ngoài thì đen Ai ơi nếm thử mà xem Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi” Mô tip “thân em” xuất hiện trong ca dao để khẳng định đây lời than thân ngậm ngùi, xót xa của người phụ nữ: thân phận bị phụ thuộc, nhỏ bé, không tự quyết định được số phận đời mình trong xã hội phong kiến xưa. Đó là lời than chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Xã hội phong kiến phụ quyền tồn tại hàng nghìn năm với những quan niệm bất công đã đẩy người phụ nữ xuống địa vị thấp kém nhất ữong gia đình cũng như xã hội. Nỗi niềm ấy được họ gửi gắm vào những câu ca dao than thân, tuy là “thân em” nhưng nó là đại diện cho tất cả người phụ nữ xưa. Trong ca dao có biết bao nhiêu những câu hát than thân về cuộc đời, số phận của người phụ nữ: “Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày” Hay: “Thân em như chổi đầu hè Phòng khi mưa gió đi về chùi chân Chùi rồi lại vứt ra sân Gọi người hàng xóm có chân thì chùi”... 19 Các bài ca dao tuy đều nói đến thân phận nổi nênh, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa. Thế nhưng mỗi bài lại có một sắc thái tình cảm riêng: người phụ nữ ý thức được tuổi xuân và vẻ đẹp của mình (như tấm lụa đào). Nhưng thân phận lại thật xót xa khi không thể tự quyết định được tương lai của chính mình (phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?). Hay ở bài sau là lời khẳng định phẩm chất và vẻ đẹp đích thực của con người (ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen). Bài ca còn là lời mời mọc da diết của cô gái. Lời mời mọc ấy là khát khao của con người mong muốn được khẳng định cái chân giá trị, cái vẻ đẹp của mình. Tư tưởng của bài ca dao vẫn là nỗi ngậm ngùi chua xót cho thân phận của người con gái trong xã hội xưa. Họ lo lắng cho số phận, cuộc đời mình, tình duyên của họ cũng gặp nhiều trắc trở: “Trèo lên cây khế nửa ngày Ai làm chua xót lòng này khế ơi! Mặt trăng sánh với mặt trời, Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng Mình ơi có nhớ ta chăng? Ta như sao vượt chờ trăng giữa trời”. Bài ca thể hiện chân thực và cảm động một tâm trạng phổ biến ừong tình yêu của người bình dân xưa: chua xót, tủi buồn cho tình duyên trắc trở; đồng thời bài ca cũng man mác một giọng điệu than thở, tủi hờn cho thân phận. Câu đầu “Trèo lên cây....” như một mô tip quen thuộc, có tác dụng đưa đẩy bắt vần: “Trèo lên cây bưởi hái hoa, Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân. Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay...” “Trèo lên cây bưởi hái hoa, Người ta hái hết đôi ta bẻ cành.” “Trèo lên cây gạo cao cao, Bước xuống vườn đào hái nụ tầm xuân.” 20 Nồi chua xót trong lòng cô gái vì “ai” đó, chỉ biết ngỏ cùng cây khế. Vì đâu mà chua xót? Lại một làn nữa, mô tip quen thuộc “ai” xuất hiện, để chỉ các thế lực ép gả hay ngăn cản tình yêu nam nữ xuất hiện nhiều lần, ví như: “Ai làm cho bướm lìa hoa Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.” “Ai làm bầu bí đứt dây Chàng nam thiếp bắc gió tây lạnh lùng. ” Ở trong bài ca dao này từ “ai” cũng mang nghĩa như vậy. “Ai” ở đây có thể là cha mẹ, là những hủ tục cưới cheo phong kiến hay có khi là chính người tình...M ặc dầu lỡ duyên nhưng tình nghĩa vẫn thuỷ chung bền vững. Cái tình ấy được nói lên bằng những hình ảnh so sánh ẩn dụ (mặt trăng, mặt trời, sao Hổm, sao Mai). Điểm đặc biệt của những hình ảnh nghệ thuật này là tính bền vững, không thay đổi trong quy luật hoạt động của nó. Lấy cái bất biến của vũ trụ, của thiên nhiên để khẳng định cái tình thuỷ chung son sắt của lòng người chính là chủ ý của tác giả dân gian. Giá trị nghệ thuật nổi bật của ca dao còn ở việc sử dụng những hình ảnh đã trở thành biểu tượng như: cái cầu, cái khăn, đèn, gừng cay- muối mặn...Đặc biệt, đó là những hình ảnh rất gần gũi, quen thuộc với đời sống của nhân dân lao động và nó đi vào ca dao, trở thành những biểu tượng thể hiện nồi niềm tâm tư của con người. Trong ca dao tình yêu, chiếc cầu là một mô tip rất quenthuộc. Nó là biểu tượng để chỉ nơi gặp gỡ, trao duyên của những đôi lứa đang yêu. Chiếc cầu thường mang tính ước lệ độc đáo - là cành hồng, là ngọn mồng tơi,... và ở đây là dải yếm : “Ước gì sông rộng một gang Bắc càu dải yếm cho chàng sang chơi” Con sông đã không có thực (rộng một gang) nên chiếc càu kia cũng không có thực. Nó thực ra là một "cái cầu tình yêu". Bài ca dao còn độc đáo hơn ở chỗ nó là chiếc cầu do người con gái bắc cho người yêu mình. Nó chủ động, táo bạo, mãnh liệt nhưng cũng trữ tình và ý nhị biết bao. Chiếc cầu ở đây được làm bằng vật thuộc về chủ thể trữ tình (khác với cảnh hồng, cảnh trầm, ngọn mồng tơi... 21 những vật ở bên ngoài chủ thể). Vì thế mà chiếc cầu - dải yếm như là một thông điệp tượng trưng cho trái tim rạo rực yêu thương mà người con gái muốn mời gọi, dâng hiến cho người yêu của mình. Trong ca dao, hình ảnh chiếc càu đã trở thành biểu tượng và nó xuất hiện nhiều lần: “Hai ta cách một con sông Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang” “Cách nhau có một con đầm Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang Cành trầu lá dọc lá ngang Đố người bên ấy bước sang cành ừầm” “Gần đây mà chẳng sang chơi Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu Sợ rằng chàng chả đi cầu Cho tốn công thợ, cho sầu lòng em...” Hai bài ca dao trên đều là lời mời gọi của nhân vật trữ tình. Nó có hình thức giống như những câu hát giao duyên. Hai câu ca dao tuy khác nhau ở hình ảnh "chiếc càu" (cành hồng, cành trầm) nhưng đều có giá trị thẩm mĩ cao. Ở bài ca dao dưới, hình ảnh chiếc cầu vẫn rất gần gũi và giản dị (ngọn mùng tơi) nhưng nội dung cả bài lại mang hàm ý là lời trách móc, hờn dồi nhẹ nhàng của cô gái hướng đến chàng trai (người ở phía bên kia). Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung, nhất là thương nhớ trong tình yêu. Vậy mà trong bài ca dao “Khăn thương nhớ ai....” nó lại được diễn tả một cách thật cụ thể, tinh tế và gợi cảm bằng những hình ảnh tượng trưng mang tính nghệ thuật cao. Nỗi niềm thương nhớ của cô gái đối với người yêu đã được gửi gắm vào các sự vật như cái khăn, cái đèn, đôi mắt, đặc biệt là hình ảnh cái khăn: “Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất. Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt lên vai. 22 Khăn thương nhớ ai, Khăn chùi nước mắt. Đèn thương nhớ ai, Mà đèn không t ắ t , Mắt thương nhớ ai, Mắt ngủ không yên. Đêm qua em những lo phiền, Lo vì một nỗi không yên một b ề ” Bài ca diễn tả nỗi nhớ niềm thương của một cô gái. Đó là nỗi nhớ thương đến tan chảy cả cõi lòng nhưng không tự bộc lộ một cách buông tuồng dễ dãi. Đó cũng là tâm trạng nồi lòng biết ngỏ cùng ai, cứ hiện hình dần lên và sáng mãi ra từ trong cõi nhớ của riêng mình cô gái. hẳn là nhớ thương phải bồn chồn lắm, nên cô mới hỏi dồn dập đến vậy: hỏi khăn, hỏi đèn, rồi hỏi cả mắt mình nữa? Cái khăn được hỏi đến đầu tiên và được hỏi nhiều nhất, trong 6 câu thơ (tức nửa bài ca). Giống như cái áo, cái khăn đội đầu hoặc cái khăn tay, thường là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ người đàng xa, nó gắn bó thân thiết với người con gái: “Gửi khăn, gửi áo, gửi lời, Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa.” Hay “Nhớ khi khăn mở, trầu trao, Miệng thì cười nụ biết bao nhiêu tình.” Sáu câu thơ đầu được cấu trúc theo lối vắt dòng láy lại 6 lần từ khăn ở vị trí đầu câu thơ và lấy lại 3 lần khăn thương nhớ ai như một điệp khúc, làm cho nồi nhớ càng thêm triền miên da diết. Biết bao cô gái đã khóc thầm như thế trong ca dao thuở xưa: “Nhớ ai em những khóc thầm, Hai hàng nước mắt đàm đầm như mưa.” Nỗi nhớ mở rộng theo không gian và trải dài theo thời gian. Nỗi nhớ được tiếp tục gửi vào ngọn đèn: Đèn thương nhớ ai, Mà đèn không tắt. Chừng nào ngọn lửa 23 tình yêu vẫn cháy sáng trong trái tim người con gái thì ngọn đèn kia vẫn sáng thâu đêm. Đèn không tắt hay chính con người đang thao thức thâu đêm trong nỗi nhớ thương đằng đẵng ? Nếu trên kia, cái khăn đã biết giãi bày, thì ở đây, ngọn đèn cũng biết thổ lộ. Nó nói với chúng ta nhiều điều không có trong lời ca... Cuối cùng, cô gái hỏi chính đôi mắt của mình. Dù kín đáo, gợi cảm bao nhiêu chăng nữa thì cái khăn và ngọn đèn cũng chỉ là những hình ảnh được mượn làm cái cớ để gửi gắm nỗi niềm tâm sự. Cứ nhắm mắt vào, hình ảnh người thương lại hiện ra, ngủ làm sao cho được! Ở trên là đèn không tắt thì ở đây Mắt ngủ không yên. Hình tượng thơ thật hợp lí, nhất quán và tự nhiên như tình yêu và niềm thương nỗi nhớ của cô gái. Nồi nhớ được nói đến dồn dập trong 10 câu thơ 4 chữ, chỉ có lời hỏi mà không có lời đáp. Nhưng câu trả lời đã được giản tiếp khẳng định trong năm điệp khúc thương nhớ ai vang mãi không dứt như một niềm khắc khoải để rồi cuối cùng trào ra thành một niềm lo âu thực sự cho hạnh phúc lứa đôi: “Đêm qua em những lo phiền, Lo vì một nỗi không yên một b ề ” Cô gái nhớ thương người yêu và lo lắng cho duyên phận đôi lứa không yên một bề. Vì sao vậy? Phải đặt bài ca này vào cuộc sống của người phụ nữ xưa và trong hệ thống của những bài ca than thân về hôn nhân và gia đình thì ta mới thấy hết ý nghĩa của hai câu kết, hạnh phúc lứa đôi của họ thường bấp bênh vì tình yêu tha thiết nhiều khi không dẫn đến hôn nhân. Mặc dầu vậy, bài ca dao vẫn là tiếng hát của một trái tim khao khát yêu thương.. Điều đó khiến cho nỗi nhớ này không hề bi luỵ mà như một nét đẹp trong tâm hồn đáng quý của các cô gái Việt ở làng quê xưa. Chính vì những điều đó mà bài ca Khăn thương nhớ ai dường như có một vị trí riêng trong ca dao về nỗi nhớ. Một đặc điểm nổi bật về giá trị nghệ thuật của ca dao hài hước là nghệ thuật phóng đại, lối nói cường điệu, kết hợp với lối kết cấu đối đáp trong ca dao,đó là những lời trò chuyện trực tiếp bằng thơ ca: 24 “-Cưới nàng, anh toan dẫn voi, Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn. Dần trâu, sợ họ máu hàn, Dần bò, sợ họ nhà nàng co gân. Miễn là có thú bốn chân, Dần con chuột béo, mời dân, mời làng. - Chàng dẫn thế em lấy làm sang, Nỡ nào em lại phá ngang như là... Người ta thách lợn thách gà, Nhà em thách cưới một nhà khoai lang: Củ to thì để mời làng, Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi. Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi! Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà; Bao nhiêu củ rím, củ hà, Để cho con lợn, con gà nó ăn ...” Bài ca dao là cuộc đối thoại lí thú giữa chàng và nàng. Tình yêu của chàng trai và cô gái sắp sửa tiến tới hôn nhân. Để đi tới trăm năm hạnh phúc, đôi trai tài gái sắc còn phải bước qua cửa ải xin cưới, dẫn cưới, đây cũng là tập tục gây trở ngại cho không ít cặp uyên ương. Hai người đã tâm sự, bàn bạc với nhau trước khi chính thức trình quan viên hai họ về dự định cho đám cưới nay mai. Sự lí thú bắt đầu từ chỗ chàng trai chủ động kể về những lễ vật mà mình toan dẫn cưới khi anh ta chưa hể hỏi người yêu là nhà gái thách cưới những gì. Chàng trai hồn nhiên giãi bày: “Cưới nàng, anh toan dẫn voi, Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn. Dần trâu, sợ họ máu hàn, Dần bò, sợ họ nhà nàng co gân. Miễn là có thú bốn chân, Dẩn con chuột béo, mời dân, mời làng.” 25 Lời tâm sự bộc lộ hoàn cảnh, tấm lòng, tính nết, tâm tư, nguyện vọng của chàng trai. Nhà nghèo thật nhưng cưới vợ chẳng lẽ lại không có lễ vật dẫn cưới theo đúng phong tục ? Sự khoác lác, ba hoa của chàng trai được tác giả hé mở qua từ toan: Cưới nàng, anh toan dẫn voi... một ý định phi lí khó có thể thảnh hiện thực. Chàng trai đã khôn ngoan đưa ra những lễ vật chỉ có trong tưởng tượng của mình. Đó là voi, trâu, bò... toàn những con vật quý hiếm hoặc đắt tiền, có khi cả đời anh ta không thể nào mua được. Bằng lối nói khoa trương, phóng đại, chàng trai đã dõng dạc lặp lại ba lần với vẻ tự tin như đinh đóng cột: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò. Chàng trai đã “tưởng tượng” ra lễ cưới thật sang trọng, linh đình. Ai ngờ mỗi lần công bố lại là một lần thay đổi, mỗi lần thay đổi lại được giải thích bằng lí do nực cười: dẫn voi / sợ quốc cấm, dẫn trâu / sợ máu hàn và dẫn bò/ sợ họ nhà nàng co gân...Lễ vật lúc đàu thì to tát, sang trọng, càng về sau càng giảm và rốt cuộc chỉ là một con chuột béo, làm cho ai ai cũng phải ngơ ngác, ngạc nhiên. Nhưng ngược lại, cô gái trong bài ca dao lại thản nhiên, bình tĩnh, không chê bai, không từ chối mà còn khen: “ Chàng dẫn thế em lấy làm sang. Nỡ nào em lại phá ngang như là Người ta thách lợn thách gà, Nhà em thách cưới một nhà khoai lang.” Cưới xin là việc hệ trọng nhất trong đời người con gái, vậy mà cô chỉ thách một nhà khoai lang! Nhưng như vậy là đủ lắm rồi, vì nhà em nghèo mà nhà anh cũng nghèo. Thái độ không mặc cảm mà còn chấp nhận cảnh nghèo khiến cho lời thách cưới lạ lùng bồng trở nên dí dỏm, đáng yêu. Hơn thế nữa, lời thách cưới của cô gái còn chứa đựng một triết lí nhân sinh của người lạo động thuở xưa: coi tình nghĩa quý hơn của cải. Tiếng cười dân gian trong ca dao quả thật đã chứa đựng nghệ thuật sống của người bình dân ngày xưa. Tiếng cười ấy phản chiếu tinh thần của những người lao động luôn biết vượt lên hoàn cảnh, những bất công ngang toái, những khó khăn thực tại để lạc quan yêu đời. Tiếng cười ấy là sức sống tâm hồn khoẻ khoắn của những con người luôn ý thức giá trị bản thân, luôn mong muốn cuộc sống tốt đẹp công bằng. 26 Ca dao đã phản ánh muôn vàn những cung bậc cảm xúc của con người trong xã hội, đó là lời than thân về số phận phụ nữ, là lời yêu thương tình cảm, cũng có thể là tiếng cười trào lộng, hài hước, châm biếm. Bằng thể thơ lục bát của dân tộc cùng ngôn ngữ ca dao giản dị, mang đậm màu sắc dân tộc đã tạo cho ca dao Việt Nam mang những vẻ đẹp riêng của nó. 2.2.2 Thông tin văn hóa Dạy học tích hợp không chỉ giúp học sinh có những kiến thức chuyên sâu, tích hợp với các phân môn khác, mà còn thêm hiểu biết những kiến thức về giá trị văn hóa, những nét về phong tục tập quán của nhân dân lao động thông qua ca dao. Nếu hiểu văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần, có tính biểu trang và tồn tại lâu đời do con người tạo ra, thì dân tộc nào cũng có văn hoá, cộng đồng nào cũng có văn hoá. Có những giá trị văn hoá mang tính hằng thể chung cho cả nhân loại, lại có những giá trị văn hoá mang tính đặc thù, chỉ có ở cộng đồng này mà không thấy rõ ở cộng đồng kia và ngược lại.Những giá trị văn hoá đặc thù ấy chính là đặc trưng văn hoá.Có thể hiểu, đặc trưng văn hoá là những nét trội về một hay một số mặt nào đó của văn hoá một dân tộc hay một cộng đồng. Những nét trội này làm thành các giá trị văn hoá cơ bản, tiêu biểu, có tính bền vững; cùng với các giá trị khác, chúng làm thành nền văn hoá. Như vậy, đặc trưng văn hoá của một dân tộc chính là những giá trị tiêu biểu về tinh thần và vật chất mà dân tộc đã tích luỹ trong quá trình lịch sử, nó có tính bền vững, có ý nghĩa lâu dài, có giá trị khu biệt. Có như thế, đặc trưng văn hoá mới làm thành bản sắc văn hoá. Tìm hiểu văn hoá dân tộc chính là tìm hiểu cái bản sắc ấy, tức cũng là xác định nét khác biệt. Theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ - văn hoá Trần Ngọc Thêm lý giải: “Bởi văn hoá là sản phẩm của con người và tự nhiên nên nguồn gốc sâu xa của mọi sự khác biệt về văn hoá chính là do những khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý- khí hậu) và xã hội (lịch sử - kinh tế) quy định”. Với cách nhìn như vậy, tác giả đã lần tìm ra mối quan hệ ảnh hưởng, chi phối giữa các mặt, theo thứ tự: điều kiện tự nhiên, môi trường sinh tồn - nghề nghiệp - đời sống - tâm lý, quan niệm ...với văn hoá; trong đó, tự nhiên - môi trường là xuất phát điểm. Phương Đông với khí hậu nóng, ẩm - 27 có nhiều đồng bằng - thích hợp nghề trồng trọt - tạo nên lối sống định cư - có tâm lý tôn trọng, hoà hợp với tự nhiên - lối tư duy thiên về tổng hợp, biện chứng - trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ; có tính dân chủ, trọng cộng đồng - có tính dung hợp, mềm dẻo, hiếu hoà... nên được coi là văn hoá trọng tĩnh (gốc nông nghiệp).Đây là điển hình của văn hoá mang đặc trưng gốc nông nghiệp phương Đông, tạo thành không gian văn hoá vùng Đông Nam Á. Việt Nam là một đất nước có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều; có nhiều vùng đồng bằng và sông nước, với nghề nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu... Như thế, Việt Nam chính là nơi hội tụ ở mức đầy đủ nhất mọi đặc trưng của văn hoá khu vực. Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ. Cho nên, từ trong cội nguồn, không gian văn hoá Việt Nam được định hình trên nền không gian văn hoá khu vực Đông Nam Á tiền sử. Mỗi bài ca dao ra đời trên những khu vực văn hóa khác nhau lại mang những nét khác nhau. Văn hóa Việt Nam với nhiều vùng miền khác nhau, với những nét đặc trưng về văn hóa, về điều kiện tự nhiên xã hội khác nhau thì khi đi vào ca dao nó cũng chịu sự chi phối ấy. Trong ca dao trữ tình đồng bằng sông Cửu Long, cấu trúc so sánh "Thân em..." không nhiều nhưng cũng góp thêm vào kho tàng ca dao dân tộc những hình ảnh so sánh mang đậm nét địa phương. Nó không chỉ làm phong phú thêm những hình thức biểu hiện mà còn cả về giá trị biểu đạt. Ví dụ như: “Thân em như thể bèo trôi Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu?” “Thân em như trái bần trôi Sóng dập gió dồi, biết tấp vào đâu?” “Thân em như cá rô mề Lao xao buổi chợ biết về tay ai?” Sự phong phú này không phải chỉ do tác giả dân gian luôn tìm cách nói mới mẻ. Các hình ảnh so sánh là kết quả của trí tuệ, tâm hồn, tính cách, nếp nghĩ, thói quen, cách nói và cả phong thổ, cảnh quan cùng điều kiện lịch sử tạo nên. Neu như trong ca dao Bắc bộ, "Thân em" được so sánh với những hình ảnh như: "tấm lụa đào", "hạt mưa sa", "hạt mưa rào", "giếng giữa đàng",... 28 “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” “Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa” “Thân em như giếng giữa đàng Kẻ khôn rửa mặt người phàm rửa chân” Trong ca dao Trung bộ là: "cá vô lờ", "áo mới may", "hạt cau khô"... “Thân em như áo mới may Như cau trăm miếng bỏ trên khay trầu” “Phận em như cá vô lờ Mắc cái hom chật hẹp biết ngày nào ra” “Thân em như miếng cau khô Kẻ thanh chuộng mỏng, người thô chuộng dày” Ở ca dao đồng bằng sông Cửu Long, chúng ta lại bắt gặp những hình ảnh như: "trái bần trôi", "bèo trôi", "cá rô mề"...Cả ba hình ảnh vừa kể đều là ba hình ảnh gắn bó với đồng lúa, miệt vườn, sông nước của đồng bằng sông Cửu Long. Có thể nói, sông nước, kênh rạch, ruộng vườn cùng với hệ động, thực vật phong phú của nó đã đi vào tâm thức ngôn ngữ và tu duy thẩm mĩ của cư dân vùng đất mới “Cá rô mề" lại được so sánh với "thân em"! Quả là một sự liên tưởng, phát hiện bất ngờ. Người con gái ở đây không chỉ bất lực, không tự định đoạt số phận của mình như trong bài ca dao miền Trung: “Thân em như cá giữa rào Kẻ chài người lưới biết vào tay ai?" Mà còn bị đẩy đến mức cùng cực bất hạnh hơn. Nếu hình ảnh trên chỉ thể hiện một cảm hứng về thân phận trôi nổi, bấp bênh, không định đọat được cuộc đời mình thì hình ảnh "cá rô mề giữa chợ" thể hiện sự bất lực, buông xuôi, vô vọng, không lối thoát... Neu "Thân em như cá giữa rào..." chỉ dừng lại là lời than thở thì hình ảnh "Thân em như cá rô mề..." đã dầm dề những giọt lệ tủi buồn, ai oán. Thân em dù rơi vào tay ai cũng chẳng ra gì. Chẳng chút ước mơ, không niềm hi vọng. Chủ thể trữ 29 tình đã gieo vào lòng người đọc một nồi rung động, đồng cảm sâu xa về thân phận, nồi bất hạnh của người phụ nữ ngày xưa. Hình ảnh "bèo" đem đến cho chúng ta một giá trị biểu đạt khác.Ở đây chúng ta không muốn nói hình ảnh nào là hay hơn mà chỉ đề cập đến nét riêng trong sự thể hiện. So với ca dao những vùng khác và nhất là ca dao Bắc bộ, chúng ta thấy hình ảnh so sánh "Thân em..." của ca dao đồng bằng sông Cửu Long có sự khác nhau về mức độ biểu hiện. Dù đều nói về thân phận người phụ nữ, nhưng hình ảnh so sánh trong ca dao Bắc bộ thường là những hình ảnh đẹp, có giá trị và càn thiết cho mọi người. Hình tượng người phụ nữ ở đây dù không tự định đoạt được số phận của mình nhưng họ có ý thức là "người có giá". "Tấm lụa đào" thời xa xưa nào phải là món hàng dành cho người nghèo khó? "Hạt mưa" cần thiết biết bao cho con người. Chính vì ý thức về giá trị của mình nên sự than thân trách phận của họ dường như chỉ dừng lại ở sự lo lắng, trăn trở không biết cuộc đời của mình rồi sẽ ra sao. Ở đây nó thể hiện một lời than, một sự bất lực, một nỗi lo lắng vì không định đoạt được số phận của mình nhưng vẫn còn toát lên niềm mơ ước, hi vọng và cơ hội vẫn còn. Mơ ước về một tương lai tốt đẹp đối với họ là hoàn toàn có cơ sở, không quá xa vời. Chính vì thế, nó ít khi kết thúc bằng một dấu chấm hỏi tu từ day dứt mà chỉ dừng lại ở sự giãi bày, tâm sự. Nhưng còn hình ảnh "bèo"? Nó gợn lên cái gì đó hẩm hiu, rẻ rúng, chua xót, cô đơn đến tội nghiệp. Hình ảnh "bèo" thường kết hợp với "bọt" để tạo nên từ kép hợp nghĩa "bọt bèo". Hình ảnh ấy có mấy ai đoái hoài? Đấy là hình ảnh dùng để ví những gì không có giá trị hoặc có giá trị thấp hơn mức thường: giá bèo, rẻ như bèo... Hình ảnh này thường được dùng để so sánh với những con người đáng thương, những số phận bị vùi dập, những cuộc đời hẩm hiu không nơi nương tựa. Ví thân mình như cánh bèo trôi lại bị "sóng dập gió dồi", chủ thể trữ tình dường như đã rơi vào sự tuyệt vọng, cùng đường và không còn gì, không có gì để lựa chọn. Hình ảnh độc đáo nhất, sáng tạo nhất, mang tính phát hiện nhất và đồng thời cũng thể hiện nét riêng nhất của vùng sông nước là hình ảnh "trái bàn". Bần là một loại cây to mọc dọc theo bờ sông, quả tròn, dẹt, ăn chua và chát, có rễ mọc ngược lên khỏi mặt bùn, nhọn và xốp. Có thể nói đây là loại cây rất quen thuộc của vùng sông 30 nước đồng bằng sông Cửu Long nhưng cũng là loại cây có giá trị kinh tế thấp. So với các loại cây vùng nước lợ mọc ở ven sông như: mắm, tràm, đước... cây bần thua xa về giá trị sử dụng. Cây bàn có trái ăn được nhưng chua và chát. Trái bần chín lúc lắc trên cành như trêu ngươi cũng chưa chắc có người để mắt huống chi lại trôi dạt, bập bềnh, dập dềnh trên dòng nước. Thân phận ấy chỉ chờ ngày thối rữa, mục nát để rồi phân hủy, hoá thân theo dòng nước, bãi sình nơi nó đã sinh ra. Hình ảnh "trái bần" lại đồng âm với tính từ "bần" có nghĩa là nghèo tạo nên một sự cộng hưởng về nét nghĩa biểu hiện. "Trái bàn" ở đây không cố định như "cái giếng giữa đàng" hoặc di động nhẹ nhàng và có phần khoe sắc của "tấm lụa đào phất phơ trước gió". "Trái bần" ở trạng thái động, nó không phải trôi xuôi mà là trôi nổi, ngoi ngóp, lặn hụp lại còn bị "sóng dập, gió dồi". Cái thân ấy dẫu có tắp vào đâu cũng chẳng ai để mắt; dẫu có được đoái hoài thì cũng không được trân trọng, nâng niu. "Tấm lụa đào" dẫu có rơi vào tay người sang hay kẻ hèn thì cũng được giữ gìn, chăm chút vì nó làm đẹp cho người. “Hạt mưa” thì nơi nào không cần đến, thậm chí hạt mưa ấy dù có phải rơi xuống ruộng cày thì nào đã phí hoài, bỏ đi. Hình ảnh so sánh ấy ta thấy có ẩn chứa niềm hi vọng, ước mơ về một bến tốt đẹp. "Tấm lụa đào" còn được người ta chiêm ngưỡng và người muốn sở hữu phải trả một cái giá nhất định nào đó. "Hạt mưa" thì chẳng khác nào ân huệ ười ban, rơi xuống đâu, nơi ấy được nhờ. Còn "trái bần" thì ai cần, ai muốn, ai mong, ai mơ, ai ước? "Trái bần" chẳng có con đường nào để lựa chọn. Nếu có ước mơ thì chỉ là mơ ước tấp đại vào một hốc cây, bờ bụi nào đó cho thôi phải kéo dài thân phận nổi trôi. Sao mà hình ảnh "Thân em..." lại có thể tương đồng với hình ảnh "toái bần"? Tác giả dân gian có quá khoa trương không? So sánh tu từ nào ít nhiều cũng mang tính khoa trương. Thế nhưng, hình ảnh "trái bần" ở đây vẫn mang tính hiện thực, vẫn như là nỗi ám ảnh đối với người đọc về thân phận những con người bất hạnh và đặc biệt là thân phận người phụ nữ phương Nam xưa. Cảm hứng thân phận này có mối quan hệ về cảnh và người cùng thực tế đời sống của những cư dân vùng đất mới trong những ngày đàu mở cõi. Và tất nhiên trong bộ phận cư dân đó có người phụ nữ. Họ chính là người chịu đau khổ nhất, thiệt thòi nhất, bầm dập nhất. 31 Cùng một đối tượng, người ta có thể so sánh với rất nhiều hình ảnh khác nhau qua sự liên tưởng phát hiện đầy sáng tạo của tác giả dân gian. Đối tượng người phụ nữ, và đặc biệt là thân phận của họ là một trong những ví dụ tiêu biểu. Ở mỗi miền, mỗi vùng “Thân em...” lại hiện lên với những hình ảnh khác nhau, phản ánh một cách nhìn riêng, một tư duy thẩm mĩ riêng góp phần tạo nên sự đa dạng trong cách phô diễn. Sự thống nhất về mặt cấu trúc, sự phong phú đa dạng về hình ảnh liên tưởng đã cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Ca dao không chỉ cho ta thấy những nét riêng trong suy nghĩ, tư tưởng thẩm mĩ của từng vùng miền, mà thông qua đó, những nét đẹp về phong tục tập quán, những giá trị văn hóa cổ xưa còn lưu lại trong ca dao. Trong chùm ca dao hài hước trong SGK Ngữ văn 10, có một bài ca dao đề cập đến phong tục cưới hỏi: Cưới nàng, anh toan dẫn voi, Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn. Dẩn trâu, sợ họ máu hàn, Dần bò, sợ họ nhà nàng co gân. Miễn là có thú bốn chân, Dần con chuột béo, mời dân, mời làng. - Chàng dẫn thế em lấy làm sang, Nỡ nào em lại phá ngang như là... Người ta thách lợn thách gà, Nhà em thách cưới một nhà khoai lang: Củ to thì để mời làng, Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi. Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi! Đe cho con trẻ ăn chơi giữ nhà; Bao nhiêu củ rím, củ hà, Đe cho con lợn, con gà nó ăn ...” Cưới hỏi là một việc vô cùng hệ trọng trong cuộc đời của mỗi con người, vì thế ta vẫn thường nghe dân gian ta nhắc nhử: 32 “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà Xong ba việc ấy mới ra con người” Bài ca dao một phần nào đó phản ánh những nghi thức của tục cưới. Một trong những nghi thức không thể thiếu trong cưới hỏi đó là thách cưới với những đồ sính lễ. Nó như là những tiền đề cơ sở đảm bảo tính hợp pháp để hôn nhân thực hiện, bởi chỉ cần nhà gái đồng ý nhận sính lễ thì cho dù chưa có hôn thư thì chuyện hôn nhân xem như đã được xác định. Sính lễ như một sự thử thách với con trai, nhưng điều quan trọng nhất nó như là những thủ tục nghi lễ bắt buộc thể hiện bản sắc riêng, phong vị riêng của xứ sở nông nghiệp. Sính lễ cưới hỏi rất phong phú , đa dạng tùy theo điều kiện của từng vùng, từng nơi, nhưng đại để nó sẽ không thể thiếu được: trầu cau, rượu chè, gạo nếp, tiền cưới , gà, lợn, lụa là, vàng bạc... số lượng sính lễ từ xưa không được dân gian ta xác định, nó được quy định theo từng thời kì lịch sử, phải xem xét đến địa vị xã hội, điều kiện kinh tế của từng gia đình. Tục thách cưới in đậm trong ca dao: “Khâu rồi anh sẽ trả công, Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho. Giúp em một thúng xôi vò, Một con lợn béo, một vò rượu tăm. Giúp em đôi chiếu em nằm...” Tục thách cưới tồn tại lâu đời trong tâm thức con người Việt Nam như một chiếc cầu nối tình cảm, đem đến những mối nhân duyên tốt đẹp cho con người, nhưng cũng có lúc nó như một đập chắn, ngăn cản hạnh phúc con người: “Bạc thì trăm rưỡi, tiền chín mươi chum Lụa thì chín tấm cho dày Trâu bò chín chục đuổi ngay vào làng Nếu không sắm để chớ vào làng làm chi...” Đó có thể là những lời thách cưới của những gia đình giàu sang khi muốn làm khó những chàng trai nghèo khó lòng đáp ứng được. Tuy nhiên, Cao Huy Đỉnh cho rằng: Khi đọc những câu hát lấy lời cô dâu thách cưới chú rể hàng ngàn tấm lụa, 33 hàng trăm con lợn béo, hàng chục vò rượu tăm thì cũng không nên hi vọng đó là những sự thật lịch sử của phong tục đúng một trăm phần trăm... Bởi vì rằng đó chỉ là những mô tip khoa trương, phóng đại... không những không phải là đề cao thói thách cưới mà trái lại là chống lại thói thách cưới một cách nhẹ nhàng, dí dỏm. Những bài ca dao trên tuy không phải là lời thách cưới của nhân dân ta trong hiện thực, nhưng đó là cách nói ước lệ của nhân dân để kín đáo chống lại sự đòi hỏi quá cao trong thách cưới. Nộp cheo cũng là một trong những nghi thức của tục cưới hỏi . Bên cạnh sính lễ mà nhà trai phải chuẩn bị để mang sang nhà gái thì “trước khi làm lễ cưới, nhà trai phải biện lễ vật chủ yếu bao gồm trầu, cau, rượu, chè và một khoản tiền để làm lễ cáo yết thành hoàng làng ở đình làng. Sau đó đem trầu cau, chè rượu biếu các vị chức sắc thân hảo trong làng và nộp lệ phí cho làng. Nếu lấy vợ khác làng thì lễ cáo yết thành hoàng, biếu trầu cau rượu chè, nộp tiền lệ phí đều diễn ra ở nhà gái. Nộp cheo xong mới tổ chức lễ cưới. Như vậy đám cưới đã được cộng đồng làng xóm công nhận. Hình thức nộp cheo có thể khác nhau, tùy theo quy định của từng làng, có thể bằng tiền mặt hoặc có thể bằng hiện vật để phục vụ cho các hoạt động công ích của làng. Nộp cheo có vai trò rất quan trọng, như một hình thức để dân làng làm chứng, công nhận cho cuộc hôn nhân của hai người: “Bao giờ tiền cưới trao tay Tiền reo chấp nước mới hay vợ chồng” Ngày nay trong cưới hỏi, người Việt không tiến hành nghi thức này nữa, thay vào đó là thủ tục đăng kí kết hôn, song nộp cheo là một tập tục mang nét đẹp của văn hóa làng xã. Tìm về với ca dao để chúng ta có thể cảm nhận được những nét đẹp văn hóa trong phong tục cưới hỏi của người Việt ta còn cảm nhận được rất nhiều những nét đẹp khác như: vấn danh, nạp cát, thỉnh kì, thân nghinh.... Quay lại với bài ca dao hài hước: “cưới nàng anh toan dẫn voi...” Bài ca dao thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lao động: dù trong cảnh sống nghèo khó vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Bài ca dao với lối kết cấu đối đáp lí thú giữa chàng và nàng. 34 Các tác giả dân gian đã mượn hình ảnh trào lộng, hài hước để thể hiện nội dung trữ tình. Tình yêu của chàng trai và cô gái sắp sửa tiến tới hôn nhân. Để đi tới trăm năm hạnh phúc, đôi trai tài gái sắc còn phải bước qua cửa ải xin cưới, dẫn cưới, đây cũng là tập tục gây trở ngại cho không ít cặp uyên ương. Sự lí thú bắt đầu từ chồ chàng trai chủ động kể về những lễ vật mà mình toan dẫn cưới khi anh ta chưa hề hỏi người yêu là nhà gái thách cưới những gì. Chàng trai hồn nhiên giãi bày: “Cưới nàng, anh toan dẫn voi, Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn. Dần trâu, sợ họ máu hàn, Dẩn bò, sợ họ nhà nàng co gân. Miễn là có thú bốn chân, Dần con chuột béo, mời dân, mời làng.” Lời tâm sự bộc lộ hoàn cảnh, tấm lòng, tính nết, tâm tư, nguyện vọng của chàng trai. Nhà nghèo thật nhưng cưới vợ chẳng lẽ lại không có lễ vật dẫn cưới theo đúng phong tục . Có thể hình dung ra hoàn cảnh của đôi nam nữ yêu nhau qua bài ca dao: họ sống nghèo khổ nhưng vô cùng lạc quan. Lời đối đáp có chút tinh nghịch nhưng cũng thoáng chút ngậm ngùi cho phận nghèo. Ngôn ngữ phóng đại khoa trương khỏa lấp đi một sự thật mà người đời quen gọi là “nói khoác” thực ra đã mang một ý vị chua chát đả phá vào những hủ tục ngăn cách con người tìm đến với nhau. Chàng trai đã có những lễ vật dẫn cưới thật sang trọng: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò... nhưng cuối cùng lại là con chuột béo thật ấn tượng. Lí giải thật hợp tình hợp lẽ: con voi to đùng kia là hàng quốc cấm - phép nước luật vua không cho phép, dẫn trâu dẫn bò thì lo họ hàng nhà gái máu hàn, rút gân - chứng tỏ chàng trai là người “chu đáo” với đàng gái biết bao! Sợ cho nhà gái hay là một lời đay nghiến, mỉa mai những người đã nghĩ ra chuyện thách cưới ác nghiệt khiến cho đôi lứa phải chịu cảnh dở khóc dở cười. Con chuột béo là một thái độ đáp lại bằng cách giễu cợt cay chua. Sự khéo léo còn được tô vẽ bằng hình ảnh hài hước: dẫn con chuột béo, tức là lễ vật cũng đàng hoàng, tươm tất để mời dân mời làng, nào có thua kém gì so với các lễ vật khác. Nhưng lời đáp lại của cô gái dù đùa vui mà lại ẩn chứa một nỗi lòng đáng qúy: 35 “Chàng dẫn thế em lấy làm sang Nỡ nào em lại phá ngang như là... Người ta thách lợn thách gà Nhà em thách cưới một nhà khoai lang...” Cô gái chỉ thách có... một nhà khoai lang! Nhưng như vậy là đủ lắm rồi, vì nhà em nghèo mà nhà anh cũng nghèo. Thái độ không mặc cảm mà còn chấp nhận cảnh nghèo khiến cho lời thách cưới lạ lùng bỗng trở nên dí dỏm, đáng yêu. Hơn thế nữa, lời thách cưới của cô gái còn chứa đựng một triết lí nhân sinh của người lạo động thuở xưa: coi tình nghĩa quý hơn của cải. Đây cũng là một đặc điểm trong tính cách văn hóa của con người Việt Nam đó là coi trọng tình nghĩa. Một nhà khoai lang, mới nghe tưởng quá nhiều nhưng thực tế đó là thử lễ vật xoàng xĩnh, chàng trai có thể kiếm được. Dân tộc ta bao đời nay sống bằng lúa ngô, khoai sắn. Lễ vật tuy bình thường nhưng ý nghĩa thì sâu xa, thấm thìa. Để cho người yêu an tâm không còn băn khoăn gì nữa, cô gái giải thích cặn kẽ: “Củ to thì để mời làng, Còn như củ nhỏ họ hàng ăn chơi.” Làng là các vị chức sắc trong làng xã, mỗi khi có ma chay, cưới hỏi, phải nghĩ đến họ trước tiên. Cô gái đã cẩn thận chọn những củ to để mời làng theo đúng lễ nghi. Còn khoản đãi bà con họ hàng, cô gái dùng những củ nhỏ hơn. Cùng cảnh ngộ “thân cò, thân chim”, ai mà không cảm thông, chia sẻ. Lo cho làng và họ hàng xong, cô gái mới quay về với gia đình mình: “Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi! Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà...” Đọc bài ca dao trào lộng Cưới nàng anh toan dẫn voi..., đằng sau tiếng cười hả hê có khi là nước mắt. Với sự thương yêu, đồng cảm trong cuộc sống, thuận vợ thuận chồng trong nếp nghĩ và công việc, những đôi lứa đang yêu nhất định sẽ sống hạnh phúc. Đó cùng là ước mơ của người bình dân tự ngàn xưa. Dạy học tích hợp trong ca dao nhằm đưa các em học sinh về với những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, để ta cảm nhận được những nét đẹp trong tâm hồn dân 36 tộc ta từ ngàn đời. Tìm về với văn hóa dân tộc qua ca dao như là một “địa hạt không bao giờ cũ mòn”, giúp ta tri nhận được biết bao giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Trở về đó ta như được thả hồn mình vào vô vàn những phongtục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Như đã trở thành một giá trị văn hóa vững bền- cưới hỏi đi vàotrong ca dao là một nội dung biểu đạt cho ngôn ngữ mộc mạc, bình dân. Ở đó phong tục cưới hỏi hiện lên với tất cả những vẻ đẹp được chắt lọc từ nếp cảm, nếp nghĩ của người Việt. 2.2.3. Thông tin ngôn ngữ Dạy học tích hợp trong giờ đọc hiểu ca dao còn giúp học sinh hiểu được những giá trị vẻ đẹp của ngôn ngữ ca dao- ngôn ngữ dân tộc. Có thể nói ngôn ngữ ca dao đã kế tụ những đặc điểm nghệ thuật tuyệt vời nhất của tiếng Việt: nó có cả những đăc điểm tinh túy của ngôn ngữ văn học (mà cụ thể là ngôn ngữ thơ) đồng thời nó còn là sự vận động linh hoạt, tài tình, có hiệu quả cao của ngôn ngữ chung, ngôn ngữ hội thoại và một loại ngôn ngữ truyền miệng đặc biệt: truyền miệng bằng thơ. Ở ca dao chúng ta bắt gặp những cách nói trau chuốt, mượt mà, ý nhị đầy chất thơ như: “Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.” Hay: “Muối ba năm muối đang còn mặn, Gừng chín tháng gừng hãy còn cay. Đôi ta nghĩa nặng tình đầy, Có xa nhau đi nữa, cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.” Cũng có thể ta bắt gặp trong ca dao thứ ngôn ngữ tự nhiên, chân chất, giản dị.... Ta có thể bắt gặp lối nói hài hước, bông đùa trong ca dao hài hước nhưng nó lại mang đến những ý nghĩa sâu xa: “Làm trai cho đáng sức trai Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng” 37 Từ bản chất của những người yêu lao động, người bình dân phê phán và chế giễu những kẻ lười biếng mà huênh hoang. Ý nghĩa hài hước toát ra từ hình ảnh đối nghịch: sức dài vai rộng mà lại khom lưng chống gối chỉ để gánh hai hạt vừng. Động tác kia chẳng khác nào mô phỏng hình ảnh các vị chức sắc quan lại chỉ giỏi khom lưng luồn cúi, chống gối quì lụy để tiến thân. Người bình dân chế giễu những kẻ vô tích sự ấy, mang tiếng là gánh vác sơn hà nhưng thực tế chẳng khác nào những bọn vô công rỗi nghề ăn bám người khác. Thật bất hạnh cho những ai vớ phải một ông chồng như the! Ca dao cũng sẵn những lời ca thán của những người phụ nữ: “Chồng người đi ngược về xuôi Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo” Bằng sự kết hợp giữa ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hội thoại với ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ gọt dũa đã tạo nên những đặc điểm riêng biệt độc đáo của ca dao. Ngôn từ ca dao giản dị nhưng nó mang chức năng thông báo, chức năng thẩm mĩ . Chẳng hạn: công thức mở đầu "Thân em" trong chùm ca dao than thân của người phụ nữ trong cuộc đời cũ. Theo từ điển tiếng Việt, từ "thân" được dùng ở đây có hai nét nghĩa chính: chỉ cơ thể người và chỉ cuộc đời riêng của mỗi người (Tục ngữ:có thân thì phải tự lo; ăn chẳng có, khó đến thân; Truyện Kiều: Nghĩ thân mà lại ngậm ngùi cho thân); nhân dân chọn cách nói "thân" thay vì "đời" bao quát được sự tồn tại của con người, cuộc sống con người ở nhiều mặt: về thân thể, về đời sống vật chất, tinh thần, cuộc đời,... Mặt khác chữ "thân" cũng có ý nhấn mạnh tính riêng, cá biệt của mỗi người, do đó vấn đề quyền sống cá nhân (trong đó có quyền tự do về thân thể, quyền mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc; Truyện Kiều: Đục trong thân cũng là thân ) cũng đặt ra ở đây và cái nhìn nhân văn sâu sắc của nhân dân cũng chứa đựng trong từ ngữ này. Xét về phương diện văn hóa dân tộc, rộng hơn là văn hóa phương Đông, con người với các đặc điểm tính cách, xu hướng, sở trường, số phận... đều có thể nhìn thấy qua các dấu hiệu trên cơ thể dựa vào nhân tướng học. Một cảm nhận tự nhiên: "thân" bao giờ cũng gắn với "phận", cho nên, nói thân cũng là nói đến số phận, nói đến những bất hạnh, gian truân của đường đời, nói đến cái bé nhỏ của kiếp người...Và phải chăng lựa chọn chữ "thân" để rọi vào 38 trong tâm thức văn hóa Việt đã gọi dậy bao nhiêu là cảm thương, xót xa, đồng cảm...Trên phương diện thẩm mĩ, có thể nói công thức "thân em" mang đậm vẻ đẹp nữ tính bởi chất giọng dịu dàng, nhỏ nhẹ gợi lên bằng hai thanh ngang, bởi cách xưng "em" ngọt ngào ẩn chứa cái yếu đuối, bé nhỏ cùng niềm tha thiết được chở che. Vẻ đẹp nữ tính này tạo sức truyền cảm mạnh mẽ và làm cho bài ca đi thẳng đến trái tim người đọc ngay từ đoạn mở đàu. Có thể khẳng định, công thức "Thân em" là sự lựa chọn tinh tế, sâu sắc thể hiện tài năng, kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật của nhân dân ; kết tinh đày đủ tinh thần nhân văn tiến bộ và văn hóa dân tộc. Điều đó lí giải vì sao công thức này đã được nhân rộng với hệ thống dị bản phong phú và đi vào cả văn học viết. Tương tự với trường hợp công thức "Ước gì" trong chùm ca dao ước muốn hóa thân với chủ đề tình yêu đôi lứa. Ở đây, trợ từ gì mang hàm ý nhấn mạnh, đặc biệt là, theo thói quen sử dụng của tiếng Việt, khác với trợ từ sao mang ý nhấn mạnh khẳng định (ước sao/ mong sao), trợ từ gì thường xuất hiện trong câu có hàm ý phủ định hoàn toàn (chẳng gì là đẹp/chẳng ai ghét bỏ gì anh ta/chẳng hiểu gì cả). Điều đó có nghĩa là ngay trong điều ước muốn đã hàm ý điều ước vốn dĩ là không có thật và không thể có thật. Nhân vật trữ tình dường như vẫn ý thức điều ước muốn của mình là không thể có mà vẫn ước ao và càng cháy bỏng ước ao. Niềm thiết tha với khát vọng tự do và hạnh phúc cá nhân trong ca dao mạnh mẽ nhường ấy! Đặt trong môi trường văn hóa của xã hội Việt Nam thời trước với bao nhiêu bức tường ngăn cách tình yêu tự do của lứa đôi, càng thấu rõ vì sao có những ước mơ không thật ấy và dẫu biết không thật mà vẫn cứ ước ao! Trên điểm nhìn thẩm mĩ, công thức này cũng thể hiện màu sắc lãng mạn, vẻ đẹp mơ mộng vốn dĩ thuộc về bản chất tình yêu và khơi nguồn cho giấc mơ hóa thân trong tình yêu của hình tượng tiếp theo. Mỗi bài ca huy động nhiều công thức ngôn từ, và mỗi công thức ngôn từ đều có giá trị biểu đạt riêng, hòa hợp, cộng hưởng với nhau tạo nên vẻ đẹp hài hòa trong chỉnh thể tự nhiên không thể chia cắt. Bên cạnh công thức mở đầu, càn phải tính đến sự lựa chọn hình thức của thể thơ nhất là những hình thức biếnthể có dụng ý nghệ thuật nhất định, công thức kết cấu, xưng hô,...và những biến hóa 39 về công thức chung trong các dị bản khác nhau. Điều này một lần nữa khẳng định công thức ngôn từ mang tính chất tinh luyện chứ không hề máy móc; đó là thứ nước trong lành từ khe núi chảy ra để làm nên những dòng sông lớn của kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian. Cái đặc sắc của ngôn ngữ ca dao là sự kết hợp nhuần nhuyễn hai phong cách: ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ hội thoại, nó truyền miệng bằng thơ. Và chính cái hình thức tồn tại ấy là một trong những điều kiện để ca dao dễ thấm đượm, đọng sâu hơn trong lòng mỗi con người. 2.2.4 Thông tin đời sổng Dạy học ca dao theo quan điểm tích hợp giúp học sinh nhận thấy các vấn đề của đời sống xã hội trong xã hội xưa. Ca dao diễn tả tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước... không chỉ là lời ca yêu thương tình nghĩa, ca dao còn là tiếng hát than thân cất lên từ cuộc đời xót xa, cay đắng của người Việt Nam, đặc biệt là của người phụ nữ trong xã hội cũ. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn bị coi nhẹ, rẻ rúng, họ không được quyền quyết định trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã chà đạp lên quyền sống của họ, đàn ông được coi trọng, được quyền “năm thê bảy thiếp”, được nắm quyền hành ừong xã hội, trong khi đó phụ nữ chỉ là những cái bóng mờ nhạt, không được coi trọng. Họ phải cất lên tiếng nói của lòng mình: “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” Tiếng nói đầy mặc cảm, cay đắng. Người phụ nữ ví mình như một tấm lụa được người ta bày bán giữa chợ. Thân phận họ cũng chỉ là vật giữa chợ đời bao người mua. Thân phận họ bé nhỏ và đáng thương quá đồi. Hai từ “thân em” cất lên sao xót xa, tội nghiệp. Xã hội lúc bấy giờ đâu cho họ được tự do lựa chọn, ngay từ lúc sinh ra, được là người họ đã bị xã hội định đoạt, bị cha mẹ gả bán, họ không có sự lựa chọn nào khác: “Thân em như con cá rô thia Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu" 40 Không một lối thoát nào mở ra trước mắt, họ cảm thấy cuộc đời chỉ là kiếp nô lệ, bốn phía lưới giăng. Hình ảnh “Tấm lụa đào”, hay “con cá rô thia” trong hai câu ca dao trên là hình ảnh so sánh nghệ thuật. Hình ảnh này cho ta liên tưởng tới sự tàm thường, bé nhỏ của thân phận người phụ nữ: tấm lụa thì đem ra đổi bán, con cá rô thia thì được vùng vẫy đây nhưng chỉ trong chiếc ao tù. Hình ảnh con cá rô thia cho ta nghĩ đến người phụ nữ trong sự bủa vây của truyền thống, tập tục, quan niệm phong kiến bao đời hà khắc, đến hạnh phúc của mình cũng không được quyền quyết định: “Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời...” Hay: “Thân em như chổi đầu hè Phòng khi mưa gió đi về chùi chân Chùi rồi lại vứt ra sân Gọi người hàng xóm có chân thì chùi” Ở lĩnh vực nào người phụ nữ xưa cũng không được quyền hanh phúc. Cuộc sống không có tự do, tình yêu không được công nhận, hôn nhân không được định đoạt, quan hệ vợ chồng không được tôn trọng... Ở mặt nào họ cũng bị vùi dập xô đẩy, cũng không được quyền lên tiếng lựa chọn. Đến cả sự tỏ bày tình yêu cũng vô cùng tội nghiệp: “Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen Không tin bóc vỏ mà xem Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi” Ta có thể cảm nhận được bao nỗi xót xa của người phụ nữ khi cất lên những lời ca ấy. Không phải người phụ nữ không ý thức được vẻ đẹp và phẩm giá đáng quý của mình. Họ luôn ví mình với “tấm lụa đào”, “giếng nước trong”...nhưng những phẩm chất ấy đâu có được xã hội , người đời biết đến và coi trọng. Có thể 41 nói, sự bất hạnh ấy của người phụ nữ trong xã hội xưa là một hằng số chung, ở tất cả các vùng miền. Khi còn nhỏ, sống trong gia đình, người thiếu nữ đã phải chịu sự bất công của quan niệm “trọng nam khinh nữ”. Khi đi lấy chồng, họ còn chịu thêm trăm điều cay cực. Quan niệm “xuất giá tòng phu”, “lấy chồng làm ma nhà chồng” đã khiến bao người phụ nữ xa quê phải ngậm ngùi nuốt đắng cay, thấm thìa nồi buồn, nhớ khi nghĩ về quê mẹ Nhớ nhà nhớ mẹ mà không được về, những người đi làm dâu còn phải chịu sự đày đoạ của gia đình nhà chồng, đặc biệt là mẹ chồng. Trong chế độ cũ, những người mẹ chồng xưa kia thường là “nỗi kinh hoàng” của những nàng dâu vì xã hội phog kiến với quan niệm hôn nhân gả bán cho phép người ta “mua” vợ cho con khác nào mua người làm không công, trả cái nợ đồng lần mà chính người mẹ chồng trước đây phải gánh chịu: “Tiếng đồn cha mẹ anh hiền Cắn cơm không vỡ cắn tiền vỡ tan” “Trách cha, trách mẹ nhà chàng Cầm cân chẳng biết là vàng hay thau Thực vàng chẳng phải thau đâu Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng.” Những tâm tư của người phụ nữ được họ nhắn nhủ thông qua những lời ca dao than thân trách móc u sầu, bởi lẽ họ chỉ là những tiếng nói không trọng lượng trong cái xã hội phong kiến suy tàn. Trong xã hội xưa, tình yêu của các đôi nam nữ không được tự do, dân chủ như bây giờ mà nó còn phụ thuộc vào rất nhiều những quan niệm xã hội. Chẳng hạn trong bài ca dao: “Trèo lên cây khế nửa ngày, Ai làm chua xót lòng này, khế ơi! Mặt trăng sánh với mặt trời. 42 Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng. Mình đi có nhớ ta chăng? Ta như sao vượt chờ Trăng giữa trời” Bài ca thể hiện chân thực và cảm động một tâm trạng phổ biến trong tình yêu của người bình dân xưa: chua xót, tủi buồn cho tình duyên trắc trở; đồng thời bài ca cũng man mác một giọng điệu than thở, tủi hờn cho thân phận. Đại từ phiếm chỉ “ai” ở đây mang ý nghĩa khá rộng. Có thể là con người cụ thể nào đó, mà cũng có thể là những ngăn trở vô hình nhưng rất khó vượt qua như quan niệm môn đăng hộ đối, như định kiến phân biệt sang hèn, giàu nghèo trong xã hội... Nhưng dù là gì chăng nữa thì nó cũng là trở lực đáng sợ đối với những đôi lứa đang yêu, muốn tiến tới hồn nhân, Nó là nguyên nhân dẫn đến sự dở dang hoặc tan vỡ của những cuộc tình. Thông qua ca dao, chúng ta có thể cảm nhận được những nét tâm tư, tình cảm của con người trong xã hội xưa, hiểu được môi trường diễn xướng, hoàn cảnh sinh hoạt của nhân dân lao động. Bên cạnh mảng ca dao trữ tình, ca dao hài hước cũng phản chiếu một khía cạnh khác trong tâm hồn của người bình dân ngày xưa, chứa đựng tinh thần lạc quan, sức sống mạnh mẽ và tinh thần phản kháng của nhân dân. Không những thế, tiếng cười trong ca dao cũng chính là những uất ức bất bình , những thái độ ứng xử , điều chỉnh hành vi , hướng tới một cuộc sống tốt đẹp công bằng hơn. Ca dao hài hước chứa đựng cái nhìn, thái độ, tình cảm của người bình dân trước các hiện tượng đời sống, mối quan hệ tình cảm giữa người với người Ca dao hài hước còn mang theo những suy ngẫm về thực trạng xã hội phong kiến vốn dành ưu ái đặc quyền cho nam giới, v ẫn là mô típ làm trai cho đáng nên trai nhưng không phải là lời ca ngợi vào khả năng “vá trời lấp bể” mà chỉ là: “Làm trai cho đáng sức trai Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng” Trong ca dao không chỉ có tiếng cười chế giễu mà còn bao tiếng cười đàm ấm tình thương yêu gắn bó với nhau. Người bình dân biết cười đời và cũng biết cách cường điệu phóng đại những tật xấu của mình để tự cười mình. Không phải là tiếng cười thiên lệch dành cho nam giới mà cả giới nữ cũng có nhiều cái đáng cười. Điểm đặc biệt là tất cả những sự lệch chuẩn ấy đã thành cái đáng yêu trong một gia đình hanh phúc: 43 “Lỗ mũi em mười tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho Đêm nằm thì ngáy o o... Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà Đi chợ thì hay ăn quà Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm Trên đầu những rác cùng rơm Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu!” Chắc không người phụ nữ nào lại tự lôi ra tất cả những “thói hư tật xấu” của mình đầy đủ đến thế với một cách nói phóng đại tô đậm những cái ngược hoàn toàn với chuẩn mực “Công - Dung - Ngôn - Hạnh” phong kiến. Không hề gò mình ép khuôn vào một cách sống giả tạo gò bó, điều mong muốn của người bình dân là có một gia đình hạnh phúc, một sự thông cảm chia sẻ trong đời sống vợ chồng. Điệp khúc chồng yêu chồng bảo... không hề che giấu niềm tự hào có một người chồng tuyệt vời. Người chồng yêu vợ như thế quả là hiếm có trong một xã hội vốn khắt khe với những chuẩn mực nặng nề, những qui tắc cứng nhắc . Không những thế, đó chính là sự điều chỉnh hành vi của người bình dân bởi lẽ không người phụ nữ nào lại muốn giữ những nét xấu trong mắt chồng. Cười vui là thế nhưng cũng có ý nghĩa cảnh tỉnh nhẹ nhàng cho việc giữ gìn hạnh phúc. Tiếng cười dân gian trong ca dao quả thật đã chứa đựng nghệ thuật sống của người bình dân ngày xưa. Tiếng cười ấy phản chiếu tinh thần của những người lao động luôn biết vượt lên hoàn cảnh, những bất công ngang trái, những khó khăn thực tại để lạc quan yêu đời. Tiếng cười ấy là sức sống tâm hồn khoẻ khoắn của những con người luôn ý thức giá trị bản thân, luôn mong muốn cuộc sống tốt đẹp công bằng. 44 Chương 3.THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục đích thực nghiệm Thưc nghiệm sư phạm có vị trí đặc biệt quan trọng của khoa học giáo dục nói chung và phương pháp dạy học văn nói riêng. Cho nên tôi tiến hành dạy thực nghiệm để đánh giá, kiểm tra tính khả thi của những biện pháp dạy học ca dao đã nghiên cứu ở trên. Thông qua việc thiết kế giáo án, dạy thực nghiệm và đánh giá kết quả giờ dạy để biết được có nâng cao hiệu quả so với cách dạy hiện tại của giáo viên hay không, từ đó có những kết luận khoa học cho các biện pháp sư phạm đã đề xuất. 3.2 Văn bản thực nghiệm - Thực nghiệm hai chùm bài ca dao trong SGK Ngữ văn 10 Vận dụng các phương pháp dạy học tích hợp vào việc thực nghiệm chùm bài: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa và chùm bài ca dao: Ca dao hài hước của SGK Ngữ văn 10 tập 1 (NXB Giáo dục, 2006- Chương trình chuẩn) Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa gồm 6 bài, khi được giảng dạy giúp học sinh cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến qua nghệ thuật đậm màu sắc dân gian của ca dao. Đồng thời, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ. Ca dao hài hước gồm 4 bài, giúp học sinh cảm nhận được tiếng cười lạc quan ữong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều vất vả, lo toan. - Trong chương trình Ngữ văn 10 có hai chùm bài ca dao mà luận văn tìm hiểu nhằm phát huy việc dạy học theo hướng tích hợp. Hướng dạy hai chùm bài ca dao này là hướng dẫn học sinh tìm hiểu từng bài ca dao về nội dung ý nghĩa, về đặc trưng riêng về thể thơ, kết cấu, ngôn ngữ, hình ảnh... Và để hiểu đúng, hiểu sâu từng bài ta nên đặt nó vào hệ thống những bài ca dao tương tự và đặt nó trong môi trường diễn xướng. 45 - Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp nhằm tiếp cận, khám phá ca dao trên hai mặt: yếu tố thi pháp trong văn bản ngôn từ và các yếu tố nằm ngoài văn bản. Việc vận dụng các phương pháp dạy học tích hợp vào trong bài dạy giúp khắc phục những lối dạy cũ, tiếp cận cũ, chỉ phân tích ca dao trên bề mặt văn bản vẫn tồn tại bấy lâu. Thực hiện những nguyên tắc trên, tôi tiến hành xây dựng bản thiết kế thực nghiệm dạy học bài: “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” và bài: “Ca dao hài hước.” 3.3 Đối tượng thực nghiệm Do điều kiện thời gian và nhiều nguyên nhân khách quan khó thực hiện việc tiến hành rộng rãi trên nhiều dịa bàn với nhiều đối tượng, thực nghiệm của tôi được tiến hành ở trường THPT Kim Anh, huyện Thanh Xuân, Hà Nội với 2 lớp 10: 10A với 45 HS và lớp 10B với 42 HS. 3.4 Thiết kế bài học Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa I. Mục tiêu cần đạt 1. về kiến thức Giúp học sinh: Cảm nhận được tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật riêng đậm sắc màu dân gian của ca dao 2. v ề kĩ năng Giúp học sinh: Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại 3. Thái độ Giáo dục cho học sinh ý thức trân trọng và đồng cảm với tâm hồn người lao động và những suy nghĩ của họ 46 II. Chuẩn bị - Giáo viên: SGK, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo.... - Học sinh: SGK, vở soạn, vở ghi.... III. Phương pháp Phương pháp diễn giảng, phát vấn- đàm thoại, thảo luận nhóm... IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tồ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3.GÌỚỈ thiệu bài mới Nhà thơ Xuân Diệu đã từng nói rằng: “Những câu ca dao từ Nam chí Bắc như có đất, như có nước, như cỏ cát, như cỏ mồ hôi người, chúng ta sẽ dần cảm thấy như tụ lại khóe mat một giọt ướt sáng ngời. Đó là một giọt tinh túy chắt ra từ ruột già của non sông. ” Đúng vậy, ca dao được sáng tác, nuôi dưỡng, ỉuu truyền bởi tập thể nhân dân lao động và qua đó cuộc sổng, suy nghĩ tình cảm của con người được thể hiện rõ nhất. Bài học ngày hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu để thay được cuộc sổng chân thực của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa. 4. Nội dung bài mới 47 Hoạt động cũa GV và HS Nội dung cần đạt Hoat đông 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần I. Giới thiều chung chung về ca dao. I. Ca dao GV: Nêu khái niệm ca dao. Phân biệt ca dao a. Khái niêm với phong dao, đồng dao và dân ca? - Ca dao là lời thơ trữ tình dân HS: Suy nghĩ và trả lời. gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người. - Phong dao là ca dao nói về phong tục, đồng giao là bài hát của trẻ em. Nếu dân ca là những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc, thì ca dao là lời của thơ. b. Phân loai GV : Ca dao có thể chia thành mấy loại? - Ca dao than thân HS: Suy nghĩ và trả lời. - Ca dao yêu thương, tình nghĩa - Ca dao hài ước, trào phúng. GV: Nêu đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của c. Đăc điểm nehê thuât - Lời ca ngắn ca dao? - Thể thơ: lục bát, lục bát biến thể HS: Suy nghĩ và trả lời. - Ngôn ngữ gàn gũi với đời sống, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ - Diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian. GV: - Ca dao than thân: 2 bài đầu - Ca dao yêu thương, tình nghĩa: các bài còn lại. 48 II. Đoc -hiểu văn bản 1■Ca dao than thân a. Điểm chung GV: Hai bài ca dao mở đầu bằng mô tip quen - Mô tip mở đầu: Thân em thuộc nào? Tác dụng của nó? - N ộ i dung: Than thở về số phận, HS suy nghĩ và trả lời tự khẳng định sắc đẹp, phẩm hạnh của mình. GV: Tuy 2 bài ca dao có công thức mở đầu b. Nét riêng giống nhau nhưng chúng có ý nghĩa riêng * Bài 1: như thế nào? - Hình ảnh so sánh, tượng trang HS suy nghĩ và trả lời. nhấn mạnh sắc đẹp của người con gái: Tấm lụa đào phất phơ giữa chợ: + Sắc đẹp chông chênh, chỉ như một món hàng để mua bán + Không tự làm chủ được số phận mà chờ vào sự may rủi của số GV: Hoạt động nhóm, chia lớp thành 2 phận. nhóm( thảo luận 3’): Tìm các câu ca dao mở đàu bằng “ Thân em”. Từ đó em cảm nhận như thế nào về thân phận người phụ nữ trong * Bài 2: xã hội phong kiến xưa? - Nhấn mạnh, khẳng định giá trị HS thảo luận, đại diện nhóm phát biểu. thực của cô gái (Giá trị bản chất Gv bình: Mô tip “thân em ” xuấthiện khó nhận ra, thậm chí bị lãng quên trong ca dao để khẳng định đây lời than thân bởi cái bề ngoài gai góc, đen đủi) ngậm ngùi, xót xa của người phụ nữ: thân - Thái độ của các cô gái cũng mạnh phận bị phụ thuộc, nhỏ bé, không tự quyết dạn hơn, thể hiện trong lời mời gọi 49 định được sổ phận đời mình trong xã hội da diết, đáng thương —> Ẩn chứa phong kiến xưa. Đó ỉà ỉời than chung của sự ngậm ngùi, xót xa cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Xã của người con gái nghèo, khao khát hội phong kiến phụ quyền tồn tại hàng nghìn hạnh phúc lứa đôi. năm với những quan niệm bất công đã đẩy người phụ nữ xuống địa vị thấp kém nhất trong gia đình cũng như xã hội. Nỗi niềm ẩy được họ gửi gắm vào những câu ca dao than thân, tuy là “thân em ” nhưng nó là đại diện cho tất cả người phụ nữ xưa. Trong ca dao cỏ biết bao nhiêu những câu hát than thân về cuộc đời, so phận của người phụ nữ: -Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày -Thân em như chổi đầu hè Phòng khi mưa gió đi về chùi chân Chùi rồi lại vứt ra sân Gọi người hàng xóm có chân thì chùi”... Bài tập: Sưu tầm và so sánh các bài ca dao than thân ở 3 vùng văn hóa: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có điểm gì giống nhau và khác nhau? Từ đó rút ra được đặc điểm văn hóa của từng vùng miền qua cách thể hiện ca dao? GV: Trong xã hội hiện đại ngày nay, yị trí, sổ phận của người phụ nữ như thế nào? Còn tần tại những người phụ nữ bị coi thường, chà đạp nữa không? 50 GV: Bài ca dao thứ 3 có nội dung như thế 2. Ca dao yêu thương, tình nghĩa nào? Em thấy trong đó có môtíp nào quen a. Bài ca dao thứ 3 thuộc? - N ộ i dung: tình yêu lứa đôi, bị lỡ HS: Suy nghĩ và trả lời dở nên đau đớn, chua xót, thương nhớ và đợi chờ. - Mô tip: “Trèo lên cây...” được sử dụng để gây cảm xúc, dẫn dắt tâm trạng. Trò chuyện với cây khế cũng là trò chuyện với chính lòng mình. - Từ “ai” phiếm chỉ: Người chia rẽ mối tình duyên (lễ giáo, xã hội phong kiến bất công, bình đẳng) - Câu 3 + 4 + 5 tiếp tục khẳng định ý nguyện không thay đổi: ước muốn gắn kết, không tách rời cùng tình cảm son sắt của anh. - Hình ảnh: “Sao Vượt chờ trăng giữa trời”: sự cô đơn, vô vọng trong chờ đợi của chàng trai. b. Bài ca dao thứ 4 GV: Nội dung, nghệ thuật của bài ca dao này - Nội dung: Diễn tả tình cảm nhớ có gì nổi bật? thương của đôi lứa khi xa cách. Cô HS: Suy nghĩ và trả lời gái hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt mình chính là tự bày tỏ tâm trạng mình. - Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh ẩn dụ - nhân hoá- hoán dụ, cấu trúc điệp... GV: Trong dòng suy tư sự vật nào được cô + Hình ảnh khăn: xuất hiện đầu 51 gái hỏi đến trước tiên và nhiều nhất? Vì sao? tiên vì khăn thường là vật trao HS : suy nghĩ và trả lời. duyên, khăn gắn bó với người con GV giảng bình: Cái khăn được cô gái hỏi gái lúc vui lúc buồn —» Tất cả đến đầu tiên và nhiều nhất, trong suốt ócâu những hành động đó đều diễn tả thơ đầu (nửa bài ca). Có lẽ bởi cái khăn tâm trạng nhớ thương da diết, chờ cũng như cái áo đã trở thành biểu tượng của đợi mòn mỏi đến da diết, mụ mị tình yêu nam nữ, thường là vật trao duyên: của cô gái -Gửi khăn, gửi áo, gửi lời Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa. -Nhở bao khăn ở trầu chao Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình. Đây lại còn là vật gần gũi gắn bó với các cô gái xưa, ỉàm nên vẻ đẹp tình tứ duyên dáng riêng cho họ. Mà biết đâu trong ngữ cảnh của bài ca dao, đây ỉạỉ là kivật tình yêu mà chàng trai trao tặng. GV: Nỗi nhớ của cô gái được diễn tả qua + Hình ảnh đèn không tắt: ánh sáng những hình ảnh biểu tượng nào? Nêu ý của tình yêu vượt thời gian nghĩa? + Con mắt chong chong vì thương Hs suy nghĩ và trả lời. nhớ mỏi mòn. GV: Đến hai câu kết, kết cấu lời thơ có sự - Hai câu cuối là sự tháo gỡ những chuyển biến như thế nào? Cô gái lo phiền về dồn nén, tức tưởi ở trên: nhớ đến điều gì ? Vì sao? thế là vì quá ưu phiền. Nhớ thương, HS suy nghĩ và trả lời. ưu phiền cứ trộn lẫn vào nhau để GV: Nỗi lo lắng của cô gái thể hiện điều gì bật ra những câu thơ dồn nén. về thân phận của người con gái trong xã hội xưa? HS suy nghĩ và trả lời. GV g i ả n g ó là nỗi lo phiền không chỉ riêng 52 của cô gái mà của tất cả người phụnữ trong xã hội xưa. Hạnh phúc lứa đôi của họ thường bấp bênh vì tình yêu có thiết tha đâu đã dẫn đến hôn nhân cụ thể, đâu dễ đậu thành trái ngọt hoa thơm, họ vẫn luôn nơm nớp một nỗi sợ mênh mông trước bể tình bể đời: Thương anh cũng muốn nói ra Sợ mẹ bằng đất sợ cha bằng trời. c. Bài ca dao số 5 GV: Em có nhận xét gì về hình ảnh cầu dải - Nội dung: Thể hiện ước muốn yếm và dòng sông rộng một gang? độc đáo và táo bạo của cô gái trong HS: Suy nghĩ và trả lời tình yêu. GV : Tìm một số bài ca dao có chứa hình ảnh - Cầu dải yếm và dòng sông rộng biểu tượng “ chiếc cầu”? so sánh nó với hình một gang: cây cầu và dòng sông ảnh “ chiếc cầu- dải yếm” ? trong mơ ước của cô gái, vượt ra HS suy nghĩ và trả lời ngoài mọi toả chiết và rằng buộc Gv bình: Trong ca dao hình ảnh chiếc cầu của lễ giáo phong kiến. Chiếc cầu đã trở thành biểu tượng và xuất hiện nhiều dải yếm tượng trưng cho tình yêu lần: mãnh liệt của em đối với anh. - Hai ta cách một con sông Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang - Gần đây mà chẳng sang chơi Để em ngắt ngọn mùng tơi bẳc cầu.. Mỗi bài ca dao cỏ hình ảnh chiếc cầu khác nhau ( cành hồng, ngọn mùng tơi...) thì đem lại giá trị thẩm m ĩ khác . 53 GV : Thể thơ ở bài ca dao số 6 có gì đặc biệt? d. Bài ca dao số 6 Hình ảnh muối, gừng, ba vạn sáu nghìn ngày - Thể thơ song thất lục bát (7-7-6có ý nghĩa như thế nào? 8) có biến thể ở câu 8: Tăng lên 13 HS: Thảo luận nhóm và trả lời tiếng. GV bình: Muối và gừng là những gia vị - Muối, gừng: trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân ta. Và + Hai gia vị quen thuộc trong bữa nó còn được dùng như là những vị thuốc cho ăn của người Việt Nam. những con người vừa mới om dậy. Đó cũng + Tượng trang cho sự gắn bó và là hương vị của tình người trong cuộc sổng tình cảm thuỷ chung của con người bao đời nay của nhân dân ta: (tình cảm vợ chồng keo sơn, gắn “Tay nâng đĩa muối hén gừng bó trọn đời) Gừng cay muối mặn...đừng quên nhau” - Ba vạn sáu nghìn ngày là thời gian của 100 năm - một đời người: một đời người mới xa nhau - chỉ có cái chết mới chia lìa được. III. Ghi nhớ (SGKÌ 5. Cũng cố dặn dò - Học thuộc bài cũ. - Tìm những câu ca dao mở đầu bằng các mô tip: “ thân em, trèo lên cây...” - Soạn bài: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. 54 Ca dao hài hước I. Mục tiêu cần đạt 1. v ề kiến thức GiúpHS thấy được tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam ngày xưa, thể hiện bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh. 2.về kĩ năng: Giúp HS tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao. 3.về thái độ: Trân trọng những nét đẹp thuộc về bản chất người lao động bình dân. II. Chuẩn bị - Giáo viên:SGK,SGV, giáo án, tài liệu tham khảo.... -Học sinh: SGK, vở, bài soạn.... III. Phương pháp Phương pháp diễn giảng, phát vấn- đàm thoại, thảo luận nhóm.... IV. Tiến trìn h lên lớp 1.ổn định tể chức lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: (bảng phụ):Trò chơi giải ô chữ Hãy giải ô chữ bằng cách trả lời nhanh các câu h ỏ i : 1. Truyện “Tam đại con gà” .... thói dốt mà còn khoe khoang, dốt mà dấu dốt. 2. Truyện cười không chỉ phê phán mà con đem đến cho chúng ta những ... bổ ích. 3. Nghệ thuật ... của truyện “Tam đại con gà” là khai thác những mâu thuẫn trái tự nhiên. 4. Trong truyện “Tam đại con gà” có hai ... trái tự nhiên: dốt nhưng khoe giỏi và dốt mà dấu dốt. 5. Trong TP “Nhưng nó phải bằng hai mày”, ... được giới thiệu là người xử kiện giỏi. 6. Trong truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”, yếu tố gây cười độc đáo nhất là nghệ thuật... 55 7. Ly trudng khong chi xu kien bang ngon ngu, ma con the hien bang ... xoe ban tay trai up len ngon tay mat. P G a h e P h a n B a i h o y c u & i M a u t h u a n L y t r w & n g C h 0 i c h C ie c h c it i KL: O ch£r hang doc: Hai hudc. 3.Gidi thieu bai mdi Qua phan kiem tra bai cu bang tro chai o chu, chung ta co o chu hang doc la: hai hudc. Su hai hudc cua nhan dan khong chi duoc the hien xuat sac trong cac tac pham tu su. Nhieu khi de trai long, tac gia dan gian da lua chon hinh thuc tru tinh de the hien minh. Cung bat len tieng cudi, nhung ca dao lai dem den cho ngudi doc, ngucri nghe mot cam xuc mai me. Chung ta se di tim kiem cam xuc do qua bai hoc hom nay. 4. Noi dung bai moi Hoat dong cua GV va HS Yeu cau can dat H oat dong 1: Huong dan HS tim hieu chung I. Gidi thieu ve ca dao hai hudc: ve ca dao hai hudc. 1. Phan loai ca dao hai hudc: GV: Phan loai ca dao hai hudc va neu dac - Ca dao tu trao: la nhung bai ca dao diem cua tung loai? vang len tieng tu cudi ban than minh, HS suy nghi va tra ldi. cudi hoan canh cua minh... - Ca dao cham biem: dung ldi le sac sao tham thuy de phe phan, che bai, che dieu nhung thoi tat xau, nhung kieu ngudi xau trong xa hoi. 56 => Ca dao hài hước độc đáo, đặc sắc thể hiện lòng yêu đời và tinh thần lạc H oat đỏng 2 : Hướng dẫn HS đọc hiểu văn quan của người bình dân xưa.... bản. ỊL Đọc- hiếu văn bản. GV: Theo em bài nào là ca dao tự trào, bài 1. B à il. nào là ca dao châm biếm? a. Hình thức kết cẩu: HS suy nghĩ và trả lời. Kiểu đối đáp: -T ừ nhân xưng (anh, em) GV:Ve hình thức kêt cấu, bài ca dao có gì - Hình thức: dấu hiệu gạch đàu dòng. đáng lưu ý? Hs suy nghĩ trả lời. Gv B ìn h : Hình thức đối đáp được thể hiện rất nhiều trong ca dao. Nhất là trong những cuộc vui đùa hay hát giao duyên trai gái. Ở đây, lời hát cất lên như trong chặng hát cưới của dân ca. b. Việc dẫn cưới của chàng trai GV: Theo tục lệ của người Việt, cưới xin - Dự định dẫn cưới: không thể thiếu sính lễ dẫn cưới, tục thách Toan Sợ các nghi thức ấy được thể hiện như thế nào? dẫn voi quôc câm HS suy nghĩ và trả lời. dẫn trâu họ máu hàn Gv bình: Tục thách cưới cùng với sính lễ, dẫn bò co gân. nghỉ thức nộp cheo là những nét đẹp trong -> Lễ vật sang -> Lý do có lý, phong tục cưới hỏi của cha ông ta ngày xưa. quá, hứa hẹn một có tình, chính Nó như là những tiền đề cơ sở đảm bảo tính lễ cưới linh đình. đáng cưới và nghi thức nộp cheo.Ở bài ca dao này hợp pháp để hôn nhân thực hiện, bởi chỉ cần nhà gái đồng ỷ nhận sính lễ thì cho dù chưa 57 cỏ hôn thư thì chuyện hôn nhân xem như đã được xác định. Sính lễ như một sự thử thách với con trai, nhưng điều quan trọng nhất nó - Quyết định dẫn cưới: như là những thủ tục nghi ỉễ bắt buộc thể "Miễn là có thú bổn chân hiện bản sắc riêng, phong vị riêng của xứ sở Dan con chuột béo mời dân, mời làng nông nghiệp. Sính lễ cưới hỏi rất phong phú , + Miễn: cứ có là được đa dạng tùy theo điều kiện của từng vùng, + Thú bốn chân (đảm bảo tiêu chuẩn số từng nơi, nhưng đại để nỏ sẽ không thể thiếu lượng) được: trầu cau, rượu chè, gạo nếp, tiền cưới + Chuột béo (chất lượng đảm bảo) , gà, lợn, lụa là, vàng bạc... số lượng sính lễ => Chàng chọn được vật dẫn cưới độc từ xưa không được dân gian ta xác định, nó đáo đến phi lý nhưng phù hợp hoàn được quy định theo từng thời kì lịch sử, phải cảnh. xem xét đến địa vị xã hội, điều kiện kinh tế của từng gia đình. GV:Tiếng cười bật lên ở đây nhờ yếu tố nghệ thuật nào? - Nghệ thuật: HS suy nghĩ và trả lời. Bình: Bằng lối nói khoa trương, tác giả dân + Lối nói khoa trương, phóng đại. gian tưởng tượng ra một đám cưới linh + Lối nói giảm dần (voi -> chuột) đình... sau đó tiệm thoái, đối lập, giảm dần, + Lối nói đối lập, dí dỏm '.chuột béo (sổ chàng trai đi đến quyết định: “dẫn con chuột ít) > < mời dân làng (số nhiều) béo”. Trong suy diễn của anh chỉ một con chuột béo cũng đủ để mời dân làng. Cách nói của chàng gợi nhớ đến câu thành ngữ “Đầu voi đuôi chuột”, thú vị, tinh nghịch. GV:Qua những gì đã phân tích, em có nhận xét gì về cách nói của chàng trai này? HS suy nghĩ và trả lời 58 => Cách nói hóm hỉnh, hài hước, thông minh thể hiện tinh thần lạc quan, yêu GV: Trước lời dẫn cưới của chàng trai, cô gái đã thách cưới những gì?Thái độ của cô đời của chàng trai. gái như thế nào? HS suy nghĩ và trả lời c.Lời thách cưới của cô sái. GV bình: Cô gái với thái độ vui vẻ, lạc quan - Người ta: thách lợn, thách gà thách cưới với lễ vật đơn giản nhưng ỷ - Còn em: thách “một nhà khoai lang”. nghĩa: một nhà khoai lang. —» Nghệ thuật đối làm nổi bật rõ cái phi GV: Cách sử dụng sính lễ của cô gái như thế lí (xưa nay chưa có) và lòng nhân hậu nào và qua đó cho ta thấy cô gái là người như của cô. thế nào? HS suy nghĩ và trả lời. Bình: Cũng bằng lối nói giảm dần, cô đã thể - Sử dụng lễ vật: hiện sự trân trọng trước món quà cưới mà Củ to - mời làng chàng trai đem lại. Trong cách lo toan, tính Củ nhỏ - họ hàng ăn chơi toán của cô, tất cả lễ vật đều hữu dụng, kể cả Củ mẻ - con trẻ những thứ tưởng chừng như bỏ đi, theo đúng Củ rím, củ hà - con lợn, con gà. những quy định thách cưới và nộp cheo. =>+ cô gái đã thể hiện sự đảm đang, Niềm vui chia đều cho tất cả. Mọi người đều nồng hậu, chu tất của mình. bày tỏ thái độ vui và bằng lòng với cảnh + bày tỏ thái độ cảm thông, đồng nghèo. Nghèo mà không buồn sầu, mặc cảm, cảm sẻ chia với hoàn cảnh của chàng nghèo mà sống vui vẻ, yêu đời. trai. Đằng sau tiếng cười đó chứa đựng một triết lí + coi trọng tình nghĩa hơn của cải. nhân sinh của người lao động: coi trọng tình nghĩa hơn của cải. GV :Theo em bài ca dao này có phê phán *.Đằng sau tiếng cười ẩy là sự phê điều gì không? phán tục dẫn cưới, thách cưới nặng HS suy nghĩ và trả lời. nề của người xưa. 59 2. Bài 2.3 GV: Trong bài ca dao số 2,3 tác giả dân gian *Bài 2: cười hạng người nào trong xã hội? - Đối tượng châm biếm: bậc nam nhi HS suy nghĩ và trả lời. yếu đuối, không đáng sức trai. GY bình: Chí làm trai thời đại nào cũng được coi trọng. Trong văn học xưa các trang nam nhi không ngần ngại thể hoài bão của mình.Tuy cũng chí làm trai, song anh chàng trong bài ca dao thực yếu đuối, èo uột, đớn hèn... đáng chê cười. Lẽ ra trang nam tử phải sức dài vai rộng, khỏe mạnh, cường tráng thì đây anh chàng - Nghệ thuật: phóng đại kết hợp với thủ này phải “khom lưng chống gối” -* cố gắng pháp đối lập: hết sức, vận hết bình sinh mới gánh nổi “hai + Tư thế: "Khom lưng, chống gối" hạt vừng”. -> gắng hết sức. + Hành động: "gánh hai hạt vừng" GV:Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì -> nhỏ bé. để biểu hiện tiếng cười? => Bức tranh hài hước, đặc sắc, thú vị. Hs suy nghĩ và ừả lời. GV :Thào luận nhóm: Hãy tìm những câu thơ, ca dao thể hiện chỉ hướng nam nhỉ? « Làm tra i cho đáng nên trai xuống Đông, Đống tĩnh, lên Đoài, Đ o à i..." "C hí làm tra i dặm nghìn da ngựa, Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao." «Làm tra i đứng ở trong trờ i đất Phải có danh gì với nứỉ sông. « Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lở núi non» 60 "Làm trai cho đáng nên trai * Bài 3: so sánh, đối lập Phú Xuân đã trải Đồng Nai cũng từng" +Chồng người: phóng khoáng, lo toan GV: Ở bài ca dao số 3 đã sử dụng biện pháp việc lớn nghệ thuật nào? Tác dụng của nó? +Chồng em: quanh quẩn xó bếp,lười HS suy nghĩ và trả lời. nhác GV; Đổi tượng chế giễu của bài ca dao 4 ỉà ai? Nội dung và tác dụng của các biện pháp 3.Bài 4 : nghệ thuật? -Chê những người đàn bà: vô duyên, HS suy nghĩ và trả ỉời. xấu nết +Mũi: mười tám gánh lông: xấu không biết sửa soạn hình thức +Ngủ: ngáy o o: vô duyên, thiếu tế nhị +Đi chợ: ăn quà: thói quen xấu +Đầu: rác, rơm: luộm thuộm, bẩn thỉu =>Lời châm biếm, nhắc nhở nhẹ nhàng *Tóm ỉaỉ: với nghệ thuật trào lộng hóm hỉnh, sử dụng các BPNT cường điệu, phóng đại, tương phản, đối lập...các bài ca dao hài hước đã tạo ra tiếng cười giải trí, thể hiện tâm hồn lạc quan, ừiết lí nhân sinh lảnh mạnh của người bình dân. III. GHI N H Ở (SGK) 5. Củng cố,dặn dò • Tìm những bài ca dao nói về tục cưới hỏi. • Đọc thuộc thơ. • Soạn bài mới. 61 PHẦN KẾT LUẬN Nghiên cứu ca dao và đổi mới phương pháp dạy học ca dao theo hướng tích hợp không chỉ đơn thuần là tìm cách dạy và học sao cho có hiệu quả mà nó còn có ý nghĩa lâu dài. Ca dao là những viên ngọc quý có giá trị tinh thần bền vững trong đời sống của nhân dân lao động, nó có khả năng bồi đắp cho thế hệ trẻ ngày hôm nay những giá trị truyền thống của dân tộc để các em có thể hiểu và thêm yêu những giá trị tốt đẹp đó của dân tộc. Ca dao là sáng tác của tập thể nhân dân lao động, nó chứa đựng trong đó những tâm tư tình cảm, nỗi niềm, các cung bậc cảm xúc khác nhau của nhân dân lao động, nó mang những ý tưởng thẩm mỹ sâu xa nên việc tiếp nhận đầy đủ những giá trị của ca dao là rất khó. Chúng tôi đã chỉ ra những đặc trưng của thể loại ca dao và cách tiếp cận nó từ lối tiếp cận thi pháp, nhưng nó vẫn có những hạn chế nhất định. Dạy học theo hướng tích hợp là một hướng học đã và đang được thể hiện trong đổi mới chương trình và SGK Ngữ văn hiện nay Là một phần của môn Ngữ văn, Đọc hiểu vãn bản cũng vận dụng quan điểm dạy học theo hướng tích hợp vào quá trình dạy học để nhằm đạt hiệu quả cao trong mục tiêu dạy học đã đề ra. Và đây cũng là một trong những lí do để chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Dạy học ca dao trong Ngữ văn 10 theo quan điểm tích hợp. Trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu đề tài, chúng tôi xác định bước đàu khóa luận đạt được những kết quả như sau: - Có những hiểu biết cơ bản về quan điểm dạy học tích hợp và vận dụng vào dạy học ca dao trong SGK Ngữ văn 10. - Đe xuất việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học ca dao trong SGK Ngữ văn 10. Đổi mới là một quá trình lâu dài. Nó đòi hỏi công sức và trí tuệ của nhiều người. Trong khuôn khổ một khóa luận chúng tôi chỉ trình bày những điều có tính 62 chất thu hoạch sau khoá học và mạnh dạn đề xuất những suy nghĩ của mình trước một vấn đề lớn của xã hội. Chúng tôi hi vọng những đề xuất này sẽ được ứng dụng vào hoạt động dạy học ở nhà trường phổ thông nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học hiện nay. 63 [...]... kiểu tích hợp ngang, coi đây như là “nguyên tắc chính để tổ chức nội dung giảng dạy Ngữ văn 1.1.2 Tích hợp trong dạy học Ngữ văn Trong dạy học Ngữ văn, tích hợp hiểu một cách đơn giản là dạy học ba phân môn hợp nhất, hòa trộn vào với nhau, học cái này thông qua cái kia và ngược lại Quan điểm tích hợp được vận dụng ngay trong chương trình và SGK Ngữ văn THCS, THPT Trong “ Chương trình THPT, môn Ngữ văn. .. (không học ca dao hài hước) Trong SGK Ngữ văn 10 gộp hai chùm bài ca dao thành: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa và một chùm bài là: Ca dao hài hước 2.2 Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học ca dao lớp 10 2.2.1 Thông tin nghệ thuật Một văn bản nghệ thuật bao gồm nhiều thông tin phong phú và đa dạng Dạy học theo quan điểm tích hợp sẽ cung cấp cho học sinh khối lượng kiến thức tổng hợp Nó... Tuy thế, ca dao còn phản chiếu nội dung văn hóa dân gian và nghệ thuật diễn xướng dân gian với những dấu ấn riêng Do vậy, tiếp cận ca dao theo đặc trưng thể loại là cần thiết, nhưng chưa đủ để khám phá các bình diện nội dung và ý nghĩa khác trong ca dao 17 Chương 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC CA DAO Ở LỚP 10 2.1 Chương trình ca dao trong SGK Ngữ văn 10 Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm... chung tâm trạng khi đọc những câu ca dao ấy lên đều thấy mình trong đó * về ngôn ngữ trong ca dao Dạy học ca dao giúp học sinh nhận biết và cảm thụ được vẻ đẹp của ngôn ngữ ca dao Từ đó biết vận dụng vào việc làm văn biểu cảm trong tạo lập văn bản hoặc dùng ca dao làm ngữ liệu để soi tỏ đặc điểm của Tiếng Việt ( tích hợp với hai phân môn Làm văn và Tiếng Việt) Ca dao là sự kết tinh lời ăn tiếng nói... rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy. ” “Nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn học, từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình; tích hợp trong SGK; tích hợp trong. .. Ngôn ngữ ca dao đã kế tục phát huy những đặc điểm ngôn từ tuyệt vời của Tiếng Việt Việc dạy học ca dao theo đặc trưng thể loại giúp người dạy và người học soi chiếu bài ca dao ấy vào đặc trang cơ bản của nó Ca dao chỉ thực sự sống khi đặt vào môi trường văn hóa của nó, tức là khai thác ca dao không phải chỉ chú ý đến các yếu tố ngoài văn bản: các làn điệu dân ca, hình thức diễn xướng mà còn là tổ hợp. .. diễn Vì thế nhất thiết giáo viên phải đặt ca dao vào trong chỉnh thể nguyên hợp văn hóa, có như vậy, người dạy mới xác 16 định đúng bản chất của ca dao và người học mới hiểu trọn vẹn và sâu sắc văn bản ngôn từ ca dao Dạy học ca dao theo đặc trưng thể loại còn giúp bao quát được văn bản ca dao một cách toàn diện các yếu tố thuộc về hình thức biểu đạt: ngôn ngữ, hình ảnh, kết cấu, thời gian, không gian... trong SGK; tích hợp trong phương pháp dạy học của GV và tích hợp trong hoạt động học tập của HS; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo.” Kế thừa thành tựu của sách giáo khoa cũ, về cấu trúc và nội dung của phần văn học dân gian có nhiều thay đổi về cấu trúc và nội dung chương trình, trong đó ca dao được tăng số tiết học và có sự tích hợp Trong SGK Văn học 10 gồm hai chùm bài: Những câu hát than... Các yếu tố này đan xen hòa quyện tạo nên một chỉnh thể văn bản ca dao thống nhất, toàn vẹn Như vậy, dạy học ca dao theo đặc trang thể loại giúp việc khái quát giá trị mục đích và cách thức biểu đạt của mỗi văn bản ca dao một cách hiệu quả Tuy nhiên việc dạy học ca dao theo đặc trưng thể loại vẫn có những hạn chế nhất định, việc dạy học ca dao theo thi pháp chủ yếu là để phát hiện những yếu tố hình... SGK Ngữ văn như: dùng tên gọi Ngữ Văn để thay thế cho các tên gọi trước đây như Văn học- Tiếng ViệtLàm văn, hay cách gọi môn Văn- Tiếng Việt, hoặc Tiếng Việt- Văn học Như vậy ngay từ cách gọi tên môn học đã thể hiện sự tích hợp liên môn của ba phân môn Tích hợp ba phân môn trong cùng một bài dạy nhằm mục đích hình thành bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết và hình thành cho học sinh năng lực phân tích, ... ưu dạy học ca dao theo quan điểm tích hợp Đối tượng nghiên cứu Cách dạy học ca dao toong SGK Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp Cụ thể hoạt động giáo viên học sinh học ca dao lớp 10 theo hướng tích. .. hướng tích hợp như: “Giảng dạy ca dao- dân ca chương trình ngữ văn 7” , “Nâng cao chất lượng học sinh giảng dạy ca dao- dân ca chương trình Ngữ văn nào?”, Dạy học ca dao Ngữ văn 10 theo hướng tích. .. (không học ca dao hài hước) Trong SGK Ngữ văn 10 gộp hai chùm ca dao thành: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa chùm là: Ca dao hài hước 2.2 Vận dụng quan điểm tích hợp dạy học ca dao lớp 10

Ngày đăng: 07/10/2015, 08:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN