1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học ca dao trong ngữ văn 10 theo quan điểm tích hợp

70 684 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 649,76 KB

Nội dung

Trong những giờ học ca dao, có những bài vẫn được khai thác giống như bài học ở các thể văn học thành văn, giáo viên chỉ phân tích ngôn từ của văn bản một cách cô lập mà không đặt tác ph

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

=======***=======

LƯƠNG THỊ NGỌC BÍCH

DẠY HỌC CA DAO TRONG NGỮ VĂN 10

THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

KHÓA LUẬN TỐT NGIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

=======***=======

LƯƠNG THỊ NGỌC BÍCH

DẠY HỌC CA DAO TRONG NGỮ VĂN 10

THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

KHÓA LUẬN TỐT NGIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn

Người hướng dẫn khoa học: ThS Vũ Ngọc Doanh

HÀ NỘI, 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, Thạc sĩ

Vũ Ngọc Doanh Những nội dung này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác

Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội, ngày….tháng… năm 2015

Tác giả

Lương Thị Ngọc Bích

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều thầy cô giáo và các bạn sinh viên khoa Ngữ văn Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo, Thạc sĩ Vũ Ngọc Doanh, người

đã trực tiếp tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Phương pháp đã tạo điều kiện thuận lợi để khóa luận của tôi được hoàn thành

Hà Nội, ngày….tháng… năm 2015

Tác giả

Lương Thị Ngọc Bích

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Mục đích nghiên cứu 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Cấu trúc khóa luận 3

PHẦN NỘI DUNG 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP 4

1.1 Dạy học theo quan điểm tích hợp 4

1.1.1 Quan điểm tích hợp 4

1.1.2 Tích hợp trong dạy học Ngữ văn 5

1.2 Lý thuyết tiếp nhận tác phẩm văn học 7

1.2.1 Vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học 7

1.2.2 Vấn đề đọc - hiểu tác phẩm văn học 8

1.3 Những đặc trưng của thể loại ca dao 10

1.3.1 Khái niệm về thể loại và thi pháp thể loại 10

1.3.2 Đặc trưng của thể loại ca dao 11

Chương 2 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC CA DAO Ở LỚP 10 18

2.1 Chương trình ca dao trong SGK Ngữ văn 10 18

2.2 Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học ca dao lớp 10 18

2.2.1 Thông tin nghệ thuật 18

2.2.2 Thông tin văn hóa 27

2.2.3 Thông tin ngôn ngữ 37

2.2.4 Thông tin đời sống 40

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 45

3.1 Mục đích thực nghiệm 45

3.2 Văn bản thực nghiệm 45

3.3 Đối tượng thực nghiệm 46

3.4 Thiết kế bài học 46

PHẦN KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thơ ca trữ tình dân gian là tiếng nói tâm tư , tình cảm của tập thể nhân dân lao động Nhân vật trữ tình trong thơ ca dân gian là những con người bình dị, người dân lao động Các nhà nghiên cứu Việt Nam từng đánh giá rất cao giá trị nhiều mặt của thơ ca dân gian: “Là tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng”

Nằm trong dòng văn học dân gian, ca dao như dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn, ngọt ngào hương sắc đồng quê Là sáng tác của quần chúng nhân dân, những bài ca dao có tác dụng giáo dục và nuôi dưỡng tâm hồn to lớn với các thế hệ học sinh THPT Ca dao đem lại cho chúng ta những hiểu biết về cuộc sống, văn hóa của con người qua các thời đại khác nhau Nó nuôi dưỡng cho con người những giá trị tình cảm tốt đẹp, bồi đắp tâm hồn con người Vì những giá trị đó mà

ca dao được đưa vào chương trình SGK Ngữ Văn, trong chương trình Ngữ Văn 10,

tập 1- NXB Giáo dục, có hai chùm bài ca dao: Ca dao than thân, yêu thương tình

nghĩa và Ca dao hài hước Khi đưa vào chương trình SGK, ca dao được học sinh

yêu thích hơn các thể loại văn học khác bởi đặc điểm giản dị, dễ hiểu, dễ thuộc, dễ nhớ của nó Tuy nhiên, đối với vấn đề giảng dạy và tìm hiểu về ca dao không phải không gặp phải những khó khăn nhất định

Dạy học ca dao trong sách Ngữ văn 10 ở nhiều trường phổ thông có nhiều cách khác nhau Trong những giờ học ca dao, có những bài vẫn được khai thác giống như bài học ở các thể văn học thành văn, giáo viên chỉ phân tích ngôn từ của văn bản một cách cô lập mà không đặt tác phẩm vào môi trường văn học dân gian, thời điểm phát sinh…để khai thác Hoặc có những bài lại dạy học theo cách “diễn nôm ca dao”, làm phức tạp hóa sự giản dị của ca dao Hiện nay, quan điểm tích hợp đang được vận dụng trong dạy học Ngữ văn và đem lại hiệu quả rất tốt và nó được vận dụng trong từng bài dạy Vấn đề dạy học ca dao theo hướng tích hợp vẫn còn nhiều bỡ ngỡ với giáo viên và học sinh Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn

đề tài: “Dạy học ca dao trong ngữ văn 10 theo quan điểm tích hợp”, để giúp học

sinh tiếp cận được ca dao một cách hiệu quả nhất, đồng thời giải quyết được phần nào khó khăn của người giáo viên đứng lớp

Trang 8

2 Lịch sử vấn đề

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn như

“Những đổi mới của chương trình SGK và yêu cầu dạy học Ngữ văn 10 ”(Nguyễn Thuý Hồng,Tạp chí Giáo dục, kỳ 2, 2006); “Tích hợp trong dạy học Ngữ văn” (Nguyễn Thanh Hùng, Tạp chí nghiên cứu khoa học Giáo dục, số 6 (3/2006); “Tích

hợp và liên hội hướng tới kết nối trong dạy học Ngữ văn”(Nguyễn Trọng Hoàn, Tạp chí Giáo dục, số 22, 2002) Những tài liệu này đã cung cấp cho tôi kiến thức lí

luận, những ví dụ minh hoạ, những giải pháp cụ thể trong dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn và nó có vai trò định hướng, mở đường cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi

Về vấn đề phân tích, bình giảng ca dao và dạy học ca dao đã được nhiều cuốn

sách bàn tới như: “Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian” của

GS Đỗ Bình Trị, NXB Giáo dục, “Thi pháp ca dao” của nhà nghiên cứu văn học

dân gian Nguyễn Xuân Kính, NXB Giáo dục KHXH- Hà Nội những công trình

khoa học nghiên cứu về dạy học ca dao theo hướng tích hợp như: “Giảng dạy ca

dao-dân ca trong chương trình ngữ văn 7” , “Nâng cao chất lượng của học sinh khi giảng dạy ca dao- dân ca trong chương trình Ngữ văn 7 như thế nào?”, “Dạy học

ca dao trong Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực”

Với những kiến thức lý luận có được từ những tài liệu trên, đề tài của chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp những vấn đề lý thuyết về thi pháp ca dao, về quan điểm tích hợp trong dạy học để làm cơ sở cho việc khảo sát thực tế, tìm ra những hướng đi, biện pháp tối ưu trong dạy học ca dao theo quan điểm tích hợp

3 Đối tƣợng nghiên cứu

Cách dạy học ca dao trong SGK Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp Cụ thể là hoạt động của giáo viên và học sinh trong các giờ học ca dao ở lớp 10 theo hướng tích hợp

4 Mục đích nghiên cứu

- Nắm vững được quan điểm dạy học tích hợp

- Chỉ ra những thông tin trong dạy học ca dao

Trang 9

- Góp phần nhỏ vào việc tìm ra các hướng đi của dạy học ca dao một cách hiệu quả nhất

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học tích hợp

- Đề xuất một phương án có tính khả thi, hiệu quả cho việc dạy học ca dao ở lớp 10 theo quan điểm tích hợp

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp lý luận

- Phương pháp khảo sát

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Phương pháp so sánh

7 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, phần kết luận và thư mục tham khảo, khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận của việc dạy học theo quan điểm tích hợp

Chương 2.Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học ca dao ở lớp 10

Chương 3.Thực nghiệm sư phạm

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC

THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

1.1 Dạy học theo quan điểm tích hợp

1.1.1 Quan điểm tích hợp

1.1.1.1 Khái niệm

* Tích hợp: là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang được quan

tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới Ở nước ta, từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây, vấn đề xây dựng môn học tích hợp với những mức độ khác nhau mới thực sự được tập trung nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ thông

Tích hợp là một phương pháp dạy học hiện đại nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức được cung cấp với năng lực thực tế của người học, kiến thức hàn lâm với thực tế đời sống, trong khi thời gian học tập có hạn.Quan điểm tích hợp được áp dụng với nhiều bộ môn khác nhau, với những mức độ khác nhau như: tích hợp đa môn, tích hợp liên môn, tích hợp xuyên môn

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về tích hợp Có ý kiến cho rằng, tích hợp là

tổ hợp( conbi-nation) hay phối hợp (co-ordination) các môn học

Theo Nguyễn Khắc Phi trong sách giáo viên Ngữ văn 6 đã đưa ra quan điểm về tích hợp: “Tích hợp là một phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá

trình học tập riêng rẽ các môn học khác nhau theo các mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và những yêu cầu cụ thể khác nhau” [tr 6]

Theo quan điểm của TS.Nguyễn Văn Đường trong bài “ Những điểm mới của

chương trình và SGK Ngữ văn 6”, tạp chí giáo dục, năm 2002 cho rằng: “ Tích hợp

là sự tổng hợp ở mức độ cao, hài hòa, biện chứng ở các cấp độ, phương diện khác nhau nhằm đạt hiệu quả, chất lượng mới và tốt” [tr 7]

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn trong bài “ Tích hợp và liên hội hướng tới kết nối

trong dạy học Ngữ văn”, tạp chí Giáo dục, số 22, năm 2002 quan niệm: “Tích hợp

Trang 11

là thuật ngữ mà nội hàm của nó chỉ hướng tiếp cận kiến thức từ việc khai thác giá trị của các tri thức công cụ thuộc từng phân môn, trên cơ sở một văn bản có vai trò

là kiến thức nguồn” [tr 21-22]

1.1.1.2 Phân loại

Tích hợp ngang là “tích hợp trong từng thời điểm”( một tiết học, một bài học)

từ kiến thức bài học của phân môn này liên hệ đến các phân môn khác ( Văn- Tiếng Việt –Làm văn) hoặc giữa môn Ngữ văn với các môn học khác, với các lĩnh vực trong cuộc sống, để làm nổi bật, đào sâu kiến thức, phát triển tư duy của học sinh

Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp một đơn vị kiến thức và kỹ năng với đơn vị

kiến thức và kỹ năng đã học trước đó Cụ thể là: kiến thức và kỹ năng của lớp trên, bậc học trên bao hàm cả kiến thức và kỹ năng của lớp dưới, nhưng cao hơn, sâu hơn kiến thức và kỹ năng của lớp dưới, bậc học dưới Đây là kiểu tích hợp khoa học

Xét riêng từng phân môn một thì khi tích hợp ngang, ít nhiều phá vỡ tính hàng dọc của hệ thống tri thức thuộc ngành khoa học Với phân môn Văn học, vì coi trọng việc học văn theo thể loại nên tính hệ thống của văn học sử bị lu mờ rõ rệt Dẫu sao chúng ta vẫn thấy các nhà biên soạn chương trình, sách giáo khoa, có dụng ý sắp xếp các văn bản đọc- hiểu vừa theo thể loại, vừa theo trình tự lịch sử nhằm tạo ra ít nhiều

cơ sở cho việc học chương trình văn học sử ở bậc THPT Thông qua các giờ ôn tập từng phần hay ôn tập cuối năm về kiến thức văn học, giáo viên giúp học sinh bước đầu thấy được sự phát triển của lịch sử văn học từ tác phẩm đến thể loại, đến phương pháp, phong cách, trào lưu sáng tác và một số vấn đề lịch sử tiếp nhận văn học

Trong các kiểu tích hợp trên, các nhà biên soạn chương trình và sách giáo khoa đặc biệt lưu tâm đến kiểu tích hợp ngang, coi đây như là “nguyên tắc chính để

tổ chức nội dung giảng dạy” Ngữ văn

1.1.2 Tích hợp trong dạy học Ngữ văn

Trong dạy học Ngữ văn, tích hợp hiểu một cách đơn giản là dạy học ba phân môn hợp nhất, hòa trộn vào với nhau, học cái này thông qua cái kia và ngược lại Quan điểm tích hợp được vận dụng ngay trong chương trình và SGK Ngữ văn

THCS, THPT Trong “ Chương trình THPT, môn Ngữ văn”, năm 2002 do Bộ GD&ĐT

Trang 12

dự thảo, các nhà biên soạn chương trình SGK đã nhấn mạnh: “Lấy quan điểm tích hợp

làm nguyên tắc chỉ đạo, tổ chức nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy” [tr 27] Quán triệt quan điểm này, các nhà biên soạn

đã lồng ghép các tri thức tương đồng của ba phân môn trong cùng một bài học thật nhuần nhuyễn, phù hợp với tính chất tích cực của chương trình SGK

Tính chất tích hợp đã được thể hiện ngay trong chương trình SGK Ngữ văn như: dùng tên gọi Ngữ Văn để thay thế cho các tên gọi trước đây như Văn học- Tiếng Việt- Làm văn, hay cách gọi môn Văn- Tiếng Việt, hoặc Tiếng Việt- Văn học Như vậy ngay

từ cách gọi tên môn học đã thể hiện sự tích hợp liên môn của ba phân môn

Tích hợp ba phân môn trong cùng một bài dạy nhằm mục đích hình thành bốn

kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết và hình thành cho học sinh năng lực phân tích, bình giá, cảm thụ văn học một cách chủ động, sáng tạo, giúp học sinh biết vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng của từng phân môn để giải mã và tạo lập văn bản

Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPTchẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ,

bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này Nói khác đi, đó là lối dạy học khép kín “trong nội bộ phân môn”, biệt lập các bộ phận Văn học, Tiếng Việt và Làm văn vốn có quan hệ gần gũi về bản chất, nội dung và kĩ năng cũng như mục tiêu, đủ cho phép phối hợp, liên kết nhằm tạo ra những đóng góp bổ sung cho nhau cả về lí luận và thực tiễn, đem lại kết quả tổng hợp và vững chắc trong việc giải quyết những tình huống tích hợp hoặc những vấn đề thuộc từng phân môn

Tóm lại, tích hợp trong dạy học môn Ngữ văn có thể hiểu là sự hợp nhất của ba phân môn Văn- Tiếng Việt- Làm văn Cả ba phân môn đều dựa vào một văn bản chung

để khai thác, hình thành kiến thức và rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu của mỗi phần

Trang 13

trong hệ thống kiến thức của cả ba phần có mối liên hệ chặt chẽ, phụ thuộc vào nhau,

hỗ trợ nhau và cùng làm sáng tỏ cho nhau, tránh chồng chéo và có tính chất thống nhất

1.2 Lý thuyết tiếp nhận tác phẩm văn học

1.2.1 Vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học

1.2.1.1 Khái niệm tiếp nhận tác phẩm văn học

Theo “Từ điển Tiếng Việt”: tiếp nhận là đón nhận cái từ người khác, từ nói

khác chuyển giao cho [9,tr 1020]

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” quan niệm: tiếp nhận văn học là hoạt

động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm văn học bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tài nghệ của tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc, cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo, bản dịch chuyển thể [3,tr 325]

Như vậy, tiếp nhận văn học là một hoạt động tinh thần Đó là một quá trình đưa TPVH- sản phẩm nghệ thuật tinh thần được sáng tạo bởi một cá nhân hoặc cả một tập thể đến với độc giả Đây là một hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ thẩm mĩ, nhận thức, giải trí làm giàu vốn sống của người đọc

1.2.1.2 Đặc trưng của tiếp nhận văn học

Đặc trưng của quá trình tiếp nhận văn học: vừa mang tính chủ quan, chịu sự chi phối của qui luật tâm lí, nhận thức, giao tiếp và mang tính khách quan do điều kiện sống, lịch sử, không gian, thời gian chính trị văn hóa

Hoạt động tiếp nhận các văn bản Ngữ văn là một hoạt động nhận thức nói chung đối với những ai đọc và quan tâm đến văn bản Ngữ văn, đồng thời nó cũng là một hoạt động nghệ thuật của người học, là hoạt động mang tính mục đích nhằm chuyển nội dung các văn bản vốn tồn tại khách quan vào bên trong ý thức của người tiếp nhận.Nó là một hoạt động tiếp nhận mang tính đặc thù, bởi nó là một hoạt động tinh thần và kết quả của hoạt động này phụ thuộc sâu sắc vào chủ thể tiếp nhận, vào tầm tiếp nhận của chủ thể ( năng lực, tâm lí và điều kiện tiếp nhận)

Tiếp nhận văn học luôn tồn tại những khoảng cách Đó là khoảng cách về lịch sử: TPVH khi được đưa vào trong nhà trường đã là quá khứ, giữa văn bản và người

Trang 14

học luôn tồn tại khoảng cách về lịch sử Khoảng cách về tâm lí: giữa các tác giả và người đọc, cũng như các nhân vật trong tác phẩm với bạn độc luôn tồn tại một khoảng cách tâm lí Ở đây có sự khác biệt về tâm lí thế hệ Tác giả thuộc một thê

hệ, bạn đọc thuộc một thế hệ Sự khác biệt về tâm lí dẫn đến sự hiểu biết và thông cảm là vô cùng khó khăn Khoảng cách ngôn ngữ: ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, nó vừa ổn định, vừa biến đổi Trong quá trình phát triển, có những từ, mẫu câu mất đi hoặc không được sử dụng, có những từ mẫu câu mới xuất hiện Những biến đổi này tạo ra khoảng cách về ngôn ngữ Nó gây cản trở khó khăn cho việc đọc các văn bản văn học, nhất là văn bản văn học trong quá khứ và các văn bản văn học nước ngoài được dịch ra Tiếng Việt Nhưng do sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa, nên việc chuyển đổi về ngôn ngữ là vô cùng khó khăn

Những khoảng cách trên luôn tồn tại, trở thành khó khăn cho quá trình tiếp nhận Nhiệm vụ của người dạy TPVH trong nhà trường là bằng cách nào đó giúp người học rút ngắn các khoảng cách Khoảng cách càng được rút ngắn thì hiệu quả tiếp nhận càng được nâng cao

1.2.1.3 Định hướng tiếp nhận văn học

Định hướng tiếp nhận văn học trong dạy học là xác định cho bài giảng một hướng khai triển sao cho đạt được hiệu quả giáo dục và phát triển Trong dạy học Ngữ văn, định hướng là xác định những khả năng tác động của tác phẩm, những khả năng tác động thiết thực ở một lớp, một cấp, một lứa tuổi nhất định để hướng các em vào giá trị, ý nghĩa khách quan của tác phẩm và tư tưởng nghệ thuật của tác giả Từ đó tạo nên sự hòa đồng thẩm mĩ giữa học sinh với tác giả thông qua văn bản văn chương nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách và mở rộng tri thức ở các em Các định hướng tiếp nhận văn học: đọc văn bản văn chương, định hướng cắt nghĩa, định hướng phân tích, định hướng bình giá

1.2.2 Vấn đề đọc - hiểu tác phẩm văn học

1.2.2.1 Khái niệm đọc- hiểu

Theo “Từ điển Tiếng Việt” (2008) thì đọc là “tiếp nhận nội dung của một tập

kí hiệu bằng cách nhìn vào các kí hiệu” Trong tiếp nhận tác phẩm văn chương, đọc

là khâu đầu tiên, là hoạt động tiền đề

Trang 15

GS.TS Trần Đình Sử trong tạp chí “Văn học và tuổi trẻ” ( tháng 11-2007)

đưa ra khái niệm như sau: “đọc là tổng hòa của nhiều quá trình, nhiều hành vi

nhằm đạt được mục đích và nắm bắt ý nghĩa của văn bản Đọc bằng mắt, bằng miệng ( phát âm), đọc nhận biết, tưởng tượng, liên hệ, ghi chép, ghi nhớ, tra cứu, phân tích, so sánh, trao đổi”

Theo “Từ điển Tiếng Việt” (2008) thì hiểu là: “Nhận ra ý nghĩa, bản chất, lí

lẽ của cái gì bằng sự vận dụng trí tuệ” Có thể thấy, hiểu là tiếp nhận các thông tin,

cắt nghĩa các thông tin tiếp nhận từ văn bản

Như vậy, đọc hiểu là hai khái niệm, đọc là một hoạt động ở đây có chủ thể đối

tượng, chủ thể là bạn đọc, đối tượng là văn bản Hiểu là mục đích của việc đọc

Có nhiều quan niệm khác nhau về việc đọc hiểu Quan niệm thứ nhất: đọc- hiểu là một phương pháp, nó tồn tại bình đẳng với cá phương pháp khác nhau như phương pháp diễn giảng, phương pháp thuyết trình, phương pháp dạy học nêu vấn đề Quan niệm hai: đọc- hiểu là một kiểu dạy học văn bản, giống như dạy gảng văn trước đây nhưng nó rộng lớn hơn giảng văn, vì giảng văn chỉ dùng cho kiểu một văn bản là văn bản nghệ thuật Còn đọc- hiểu được dùng cho tất cả các loại văn bản thuộc các phong cách chức năng ngôn ngữ khác nhau

Trong SGK Ngữ văn thí điểm lớp 10 do Phan Trọng Luận chủ biên chia đọc- hiểu thành bốn bước và cũng có thể hiểu là bốn cấp độ và mỗi cấp độ có hai mức: Đọc thông- đọc thuộc Đọc kĩ- đọc sâu Đọc hiểu- đọc sáng tạo Đọc đánh giá- đọc ứng dụng

1.2.2.2 Vai trò chức năng của đọc- hiểu

Đọc là hoạt động của con người, chỉ có con người mới có thể đọc được các văn bản từ ngữ, giải mã các kí hiệu ngôn ngữ Trong dạy học Ngữ văn hiện nay, đọc- hiểu là một khâu quan trọng, để phát hiện ra cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương thì đọc hiểu là yêu cầu đầu tiên Thông qua đọc- hiểu, HS sẽ được cung cấp những tri thức về con người, đời sống, xã hội bởi thông tin trong các văn bản vô cùng phong phú và đa dạng Nhận thức được thế giới, cuộc sống của cin người sẽ giúp học sinh nhận thức được bản thân mình, các em sẽ hiểu mình cần phải làm gì

Trang 16

và làm như thế nào để sống tốt và có ý nghĩa hơn Như vậy, đọc- hiểu là một phương thức giáo dục đạo đức và thẩm mĩ góp phần hoàn thiện nhân cách HS

Bên cạnh đó hoạt động đọc- hiểu rèn luyện cho các em tính chủ động, óc sáng tạo và năng lực làm văn Đọc- hiểu còn là một phương pháp dạy học mới, khắc phục được những hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống

Như vậy, đọc- hiểu trở thành một yêu cầu bắt buộc để tiếp nhận một tác phẩm văn chương, đờng thời nó có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động dạy và học Ngữ văn theo tinh thần đổi mới

1.3 Những đặc trƣng của thể loại ca dao

1.3.1 Khái niệm về thể loại và thi pháp thể loại

Việc dạy học ca dao theo đặc trưng thể loại là gì, nó có những ưu điểm và hạn chế như thế nào và dạy học ca dao theo quan điểm tích hợp như thế nào? Đề tài này

sẽ làm rõ hai vấn đề trên Để làm sáng tỏ hai vấn đề trên tôi dựa vào những thành tựu nghiên cứu về thi pháp của các nhà nghiên cứu văn học dân gian (Hoàng Tiến Tựu, Nguyễn Xuân Kính, Đỗ Bình Trị ) và những tài liệu hướng dẫn thực thi chương trình và SGK Ngữ văn vừa được đổi mới và thông qua việc khảo sát thực tế dạy học ca dao theo SGK Ngữ văn 10 vừa mới thực thi đầu năm

Những điều trình bày dưới đây về các khái niệm thể loại, thi pháp thể loại và

đặc trưng của thể loại ca dao được lấy từ cuốn “Thi pháp ca dao” của tác giả Nguyễn Xuân Kính , cuốn “Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân

gian” của tác giả Đỗ Bình Trị và được lấy làm một trong những cơ sở lý thuyết cho

luận văn này

Theo tác giả Đỗ Bình Trị trong cuốn “Những đặc điểm thi pháp của các thể

loại văn học dân gian”: thể loại là tổng thể các tác phẩm cùng có chung mấy dấu hiệu về hệ đề tài, thi pháp, chức năng, phương thức diễn xướng [tr 3]

Theo tác giả Đỗ Bình Trị trong cuốn “Những đặc điểm thi pháp của các thể loại

văn học dân gian”: thi pháp thể loại là tổng thể các yếu tố thuộc về hình thức và thủ pháp nghệ thuật mà các tác phẩm thuộc cùng một thể loại đều thống nhất sử dụng [tr 4]

Mỗi thể loại VHDG có cách nói riêng của nó nhằm biểu đạt nội dung riêng

Trang 17

Thi pháp thể loại chính là cách nói riêng ấy Vì vậy, phải nắm được thi pháp thể loại mới có khả năng giải mã được các tác phẩm cùng thể loại Dạy học ca dao theo đặc trưng thể loại là đi tìm hiểu tất cả các yếu tố thuộc về hình thức và thủ pháp nghệ thuật của nó

1.3.2 Đặc trưng của thể loại ca dao

* Về nhân vật trữ tình trong ca dao

Ca dao là loại thơ trữ tình dân gian, bày tỏ tiếng nói tư tưởng tình cảm của con người, trong ca dao truyền thống, chủ thể trữ tình( tức tác giả) luôn đồng nhất với nhân vật trữ tình

Thông qua những nhân vật trữ tình trong ca dao, xu hướng nhân dân muốn diễn tả những nét bản chất gắn với con người trong thời đại ấy Những nét bản chất này thể hiện một cách tập trung ở cảm hứng trữ tình chủ đạo trong ca dao, dù là nam hay nữ, dù là vợ hay chồng, người làm ruộng hay người làm nghề sông nước nhưng đều cảm nhận thân phận mình là thấy buồn, thấy khổ thì sẽ cất lên thành bài

ca than thở về những khổ đau và bất hạnh của kiếp người; nêu cảm nghĩ về những người mình thương mến, những nơi thân thuộc mà thấy yêu thương thì ắt sẽ cất lên thành bài ca ân tình ân nghĩa – tình gia đình, tình bạn bè, tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước Chính vì vậy, nói đến ca dao, dân ca người ta nhắc đến những câu hát than thân và những câu hát tình nghĩa của quần chúng nhân dân, những người lao động và bị áp bức trong xã hội cũ

Nhân vật trữ tình thường gắn với những đại từ nhân xưng trong ca dao như:

“anh”, “em”, “qua”, “bậu”, “ta”, “chàng”, “thiếp”, “tôi”

“Ai làm bầu bí đứt dây Thiếp ở bên này, chàng ở bên kia”

Hay:

“Bậu nói với qua bậu không hái lựu bẻ đào, Chớ mận đâu bậu bọc, đào nào bậu cầm tay.”

Và kể cả những hình ảnh xưng hô ẩn dụ như: “mận”, “đào”, “trúc”, “mai”,

“trăng”, “gió”, “thuyền”, “biển” …Tất cả không hề có dấu ấn cá nhân nên dễ dàng gợi sự đồng cảm sâu xa ở người đọc:

Trang 18

“Thuyền đi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

“Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Em xinh em đứng một mình vẫn xinh

* Về kết cấu của ca dao

Ca dao có kết cấu rất đặc trưng, vì vậy dạy học ca dao cần giúp học sinh nắm được kết cấu của ca dao, để vận dụng nó vào nói và viết những lúc cần thiết(tích hợp)

Kết cấu ca dao rất đa dạng, gồm những kiểu chính:

Lối kết cấu đối đáp là những lời trò chuyện trực tiếp bằng thơ ca:

“Bây giờ mận mới hỏi đào, Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa, Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.”

Người con trai ướm hỏi cô gái và cô gái trả lời Dạng kết cấu này chiếm hầu hết trong kho tàng ca dao, dân ca là mảng đề tài về tình yêu đôi lứa và tình cảm gia đình Tuy nhiên trong ca dao, không hẳn mọi bài ca dao đều chia ra rõ ràng lời của hai nhân vật trữ tình cùng tham gia đối đáp, có những bài ca dao kết cấu chỉ theo một vế và tự nó đã có đầy đủ đặc tính của kết cấu đối đáp,vì bản thân nó như một lời trò chuyện:

“Trầu không vôi ắt là trầu nhạt Cau không hạt ắt là cau tra Mình không lấy ta ắt là mình thiệt

Ta không lấy mình, ta biết lấy ai?”

“Hoa thơm hoa héo càng thơm

Em giòn rách áo đói cơm càng giòn”

Lặp lại mô típ dân gian cũng là một trong những đặc điểm quan trọng của

kết cấu ca dao, các công thức mở đầu có tính khuôn mẫu của cùng một cách nghĩ bộc trực, gần gũi với cuộc sống hàng ngày Đây chính là một biểu hiện của ca dao

mang sắc thái riêng biệt như: chiều chiều, trèo lên cây, thân em, ước gì tạo ra sự

Trang 19

nảy sinh của vô số dị bản trong ca dao, điều quan trọng hơn là nó thể hiện lối nói, suy nghĩ, tình cảm của nhân dân lao động

* Về thể thơ trong ca dao

Các thể thơ trong ca dao xét chung đều là những thể thơ dân tộc: lục bát, lục

bát biến thể, song thất lục bát, song thất lục bát biến thể, các thể vãn Mỗi thể loại

này đều có những nét riêng biệt nhất định, phù hợp với tình huống, tâm trạng hoặc tùy theo các làn điệu Điều đó chứng tỏ các tác giả dân gian không chịu bó các sáng tác của mình trong các huôn mẫu có sẵn, tạo nên tính đa dạng của ca dao, sự hồn nhiên mộc mạc trong ca dao hơn thơ

Dạy học ca dao giúp các em nắm được những đặc điểm của các thể thơ dân tộc, được các tác giả dân gian sử dụng để biểu lộ những tình cảm nhất định

* Về hình ảnh biểu tƣợng

Thế giới biểu tượng trong ca dao khá phong phú và đa dạng Biểu tượng trong ca dao là một loại biểu tượng nghệ thuật, xây dựng bằng ngôn từ với những quy ước của cộng đồng Có thể phân loại các biểu tượng hết sức phong phú đa dạng của hiện thực

ấy như sau:thế giới các hiện tượng tự nhiên, thiên nhiên (trăng, sao, mây, cỏ, cây, hoa, lá,rồng, phượng, chim, muông…); thế giới các vật thể nhân tạo(khăn, gương lược,thuyền, lưới, đò, đình, nhà, cầu, áo )

Những biểu tượng này trở thành những mô típ quen thuộc, như những ký ức

tư tưởng thẩm mỹ dân gian, cho nên hễ nói lên một biểu tượng nào trong ca dao, ta

có thể dễ dàng cảm nhận được

* Về thời gian, không gian nghệ thuật

Dạy học ca dao giúp học sinh nắm bắt được khái niệm về thời gian, không

gian nghệ thuật và các khái niệm liên quan như thời gian diễn xướng, thời gian ước

lệ tượng trưng, không gian tâm lý, không gian ước lệ tượng trưng

Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật là sự thể hiện hiện thực khách quan được phản ánh vào trong tác phẩm tạo nên thế giới nghệ thuật cho tác phẩm ấy

Thời gian nghệ thuật trong ca dao là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng.Thời gian hiện tại của ca dao bộc lộ qua những từ như: hôm nay, hôm qua:

Trang 20

“Bây giờ em mới hỏi anh, Trầu vàng nhá với cau xanh thế nào?

Cau xanh nhá với trầu vàng, Tình anh sánh với duyên nàng đẹp đôi.”

“Hôm nay sum họp trúc mai, Tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm.”

Trong ca dao còn có những cụm từ chỉ thời gian như: ngày đi,ngày về, hôm

qua, đêm qua thì cũng từ thời hiện tại mà nói Likhatrốp gọi là thời gian diễn xướng

Ngoài ra thời gian trong ca dao còn là thời gian tâm lý Đã là thời gian tâm lý thì nó

có muôn vàn cách biểu hiện phụ thuộc vào những cảm nghĩ, tâm tư, cảm xúc của nhân vật trữ tình

“Ngày đi em chửa có chồng, Ngày về em đã con bế, con bồng, con mang.”

“Ngày đi” không còn là thời gian vật lí mà thời gian đang diễn ra trong tâm

trạng nhân vật, hoàn cảnh chủ quan Đó là tâm trạng của nhân vật trữ tình trước sự thay đổi của hoàn cảnh:

“Tôi xa mình ông trời nắng tôi nói mưa, Canh ba tôi nói sáng, ông trời mưa tôi nói chiều.”

Không gian nghệ thuật: dòng sông, con thuyền, cái cầu, bờao, cây đa, mái

đình là những không gian vật lí thường gặp trong ca dao

“Cô kia cắt cỏ bên sông,

Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây

Sang đây anh nắm cổ tay,

Anh hỏi câu này có lấy anh không.”

Nhìn chung, trong kho tàng văn học dân gian của người Việt, không gian vật lí

là những không gian bình dị của làng quê, có quy mô vừa phải Bên cạnh không gian vật lí, trong ca dao còn xuất hiện không gian xã hội Ở đây có những mối quan

hệ xã hội hết sức đa dạng giữa con người với con người

“Gặp nhau giữa chuyến đò đầy, Một lòng đã hẹn, cầm tay mặn mà.”

Trang 21

Cũng giống như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong ca dao trữ tình cũng là thời gian tâm lí Nếu xác định được nhân vật trữ tình đang hát ở nơi nào, địa điểm nào thì ta đoán biết được tâm trạng của nhân vật đang diễn ra như thế nào Chẳng hạn, “ngõ sau” là nỗi buồn, nỗi nhớ; “bến sông” là nơi ngóng trông chờ đợi,

“giữa đường” là nơi gặp gỡ, làm quen Bên cạnh những không gian vật lí, không gian xã hội có tên gọi, không gian trong ca dao còn là không gian phiếm chỉ Tính phiếm chỉ tạo nên sự đồng cảm của những con người mang tâm trạng chung Đó có thể là tâm trạng của một cô gái đang yêu, một chàng trai thất tình, một người con xa quê…tính chất này làm cho người đọc đồng cảm, có chung tâm trạng khi đọc những câu ca dao ấy lên đều thấy mình trong đó

* Về ngôn ngữ trong ca dao

Dạy học ca dao giúp học sinh nhận biết và cảm thụ được vẻ đẹp của ngôn ngữ

ca dao Từ đó biết vận dụng vào việc làm văn biểu cảm trong tạo lập văn bản hoặc dùng ca dao làm ngữ liệu để soi tỏ đặc điểm của Tiếng Việt ( tích hợp với hai phân môn Làm văn và Tiếng Việt)

Ca dao là sự kết tinh lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động

Ngôn ngữ ca dao là thứ ngôn ngữ tự nhiên, chânchất, giản dị Tính chất giản dị

đúng là một đặc điểm gây ấn tượng nhất của ngôn ngữ ca dao Tình yêu mộc mạc của người bình dân được thể hiện một cách chân thành, đôi khi hài hước hóm hỉnh:

“Cô kia cắt cỏ bên sông

Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây

Sang đây anh nắm cổ tay, Anh hỏi câu này: có lấy anh chăng?”

“Hỡi cô gánh cỏ đường vòng Vai anh không gánh nhưng lòng anh thương

Hỡi cô gánh cỏ đường vòng Cho anh gánh hộ để làm chồng một vai”

Ngôn ngữ ca dao mang vẻ đẹp giản dị nhƣng cũng rất sinh động Ca dao

biểu hiện cảm nghĩ một cách gợi cảm, miêu tả sự vật một cách gợi hình, điều này

Trang 22

thể hiện ở việc sử dụng sáng tạo những từ mô phỏng, từ láy, thanh điệu, các biện pháp so sánh, ẩn dụ, tượng trưng cùng hệ thống động từ và tính từ của Tiếng Việt

“Đôi ta như thể con tằm Cùng ăn một lá cùng nằm một nong”

“Thiếp xa chàng như rồng nọ xa mây Như chim chèo bẻo xa cây măng vòi”

Nhờ khéo léo khai thác, sử dụng những giá trị gợi tả dồi dào của tiếng dân tộc, ngôn ngữ ca dao có khả năng tác động mạnh mẽ vào các giác quan, cảm quan, trực giác và trí tưởng tượng của người tiếp nhận

Ngôn ngữ ca dao vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa mangsắc thái địa phương Chúng ta nhận thấy dấu ấn văn hóa vùng miền nhờ vào ngôn ngữ địa

phương Ca dao Bắc Bộ thì nhẹ nhàng tình tứ

“Người về em chẳng cho về,

Em nâng vạt áo, em đề câu thơ.”

Ca dao Nam Bộ thì bộc lộ một cách rõ ràng, bộc trực, dứt khoát:

“Anh về em nắm vạt áo em la làng, Anh bỏ chữ thương chữ nhớ giữa đàng cho em.”

Có thể nói, ngôn ngữ rất quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản, là chất liệu quan trọng của văn bản nghệ thuật Ngôn ngữ ca dao vừa mang sắc thái dân gian gắn với cách cảm, cách nghĩ của nhân dân lao động, vừa gắn với những cảm xúc cá nhân trong tình huống cụ thể, cái tôi trữ tình trong dân gian là cái tôi phiếm chỉ, cái tôi phổ biến Ngôn ngữ ca dao đã kế tục phát huy những đặc điểm ngôn từ tuyệt vời của Tiếng Việt

Việc dạy học ca dao theo đặc trưng thể loại giúp người dạy và người học soi chiếu bài ca dao ấy vào đặc trưng cơ bản của nó Ca dao chỉ thực sự sống khi đặt vào môi trường văn hóa của nó, tức là khai thác ca dao không phải chỉ chú ý đến các yếu tố ngoài văn bản: các làn điệu dân ca, hình thức diễn xướng mà còn là tổ hợp của nhiều nghệ thuật: lời ,nhạc, biểu diễn Vì thế nhất thiết giáo viên phải đặt

ca dao vào trong chỉnh thể nguyên hợp văn hóa, có như vậy, người dạy mới xác

Trang 23

định đúng bản chất của ca dao và người học mới hiểu trọn vẹn và sâu sắc văn bản ngôn từ ca dao Dạy học ca dao theo đặc trưng thể loại còn giúp bao quát được văn bản ca dao một cách toàn diện các yếu tố thuộc về hình thức biểu đạt: ngôn ngữ, hình ảnh, kết cấu, thời gian, không gian nghệ thuật, thể thơ Các yếu tố này đan xen hòa quyện tạo nên một chỉnh thể văn bản ca dao thống nhất, toàn vẹn Như vậy, dạy học ca dao theo đặc trưng thể loại giúp việc khái quát giá trị mục đích và cách thức biểu đạt của mỗi văn bản ca dao một cách hiệu quả Tuy nhiên việc dạy học ca dao theo đặc trưng thể loại vẫn có những hạn chế nhất định, việc dạy học ca dao theo thi pháp chủ yếu là để phát hiện những yếu tố hình thức chứa đựng giá trị nội dung rõ nhất, sâu sắc nhất có ý nghĩa thẩm mĩ lâu dài Tuy thế, ca dao còn phản chiếu nội dung văn hóa dân gian và nghệ thuật diễn xướng dân gian với những dấu

ấn riêng Do vậy, tiếp cận ca dao theo đặc trưng thể loại là cần thiết, nhưng chưa đủ

để khám phá các bình diện nội dung và ý nghĩa khác trong ca dao

Trang 24

Chương 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC CA DAO Ở LỚP 10

2.1 Chương trình ca dao trong SGK Ngữ văn 10

Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 do Bộ GD&ĐT dự thảo đã ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy.” “Nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn học, từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình; tích hợp trong SGK; tích hợp trong phương pháp dạy học của GV và tích hợp trong hoạt động học tập của HS; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo.”

Kế thừa thành tựu của sách giáo khoa cũ, về cấu trúc và nội dung của phần văn học dân gian có nhiều thay đổi về cấu trúc và nội dung chương trình, trong đó

ca dao được tăng số tiết học và có sự tích hợp Trong SGK Văn học 10 gồm hai

chùm bài: Những câu hát than thân và Những câu hát tình nghĩa (không học ca dao hài hước) Trong SGK Ngữ văn 10 gộp hai chùm bài ca dao thành: Ca dao than

thân, yêu thương tình nghĩa và một chùm bài là: Ca dao hài hước

2.2 Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học ca dao lớp 10

2.2.1 Thông tin nghệ thuật

Một văn bản nghệ thuật bao gồm nhiều thông tin phong phú và đa dạng Dạy học theo quan điểm tích hợp sẽ cung cấp cho học sinh khối lượng kiến thức tổng hợp Nó khác với cách dạy truyền thống là chỉ cung cấp cho học sinh những giá trị

về nghệ thuật, tư tưởng và các biện pháp nghệ thuật nổi bật Thông qua việc xây dựng các tình huống, nêu các vấn đề, thảo luận nhóm, hệ thống các câu hỏi trong bài học, mà người GV giúp HS hoạt động tìm hiểu và chiếm lĩnh các gia trị thông tin của tác phẩm

Ca dao phản ánh tâm tư, tình cảm, thế giới tâm hồn của người lao động Nó thường được biểu hiện thành: những câu hát than thân, những câu hát yêu thương tình nghĩa, những tiếng cười trào lộng, châm biếm Chủ thể trữ tình luôn luôn đồng

Trang 25

nhất với nhân vật trữ tình và thông qua nhân vật trữ tình, người đọc có thể thấy được nỗi tâm tư tình cảm của một con người, của cả một thế hệ, cộng đồng có chung cảm xúc đó Cách xưng hô trong ca dao thường gắn với các đại từ nhân xưng

như: “anh, em, nàng,ta ” và thường có những mô típ mở đầu quen thuộc như: thân

em, trèo lên cây, ước gì

“Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Hay

“Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi”

Mô típ “thân em” xuất hiện trong ca dao để khẳng định đây lời than thân

ngậm ngùi, xót xa của người phụ nữ: thân phận bị phụ thuộc, nhỏ bé, không tự quyết định được số phận đời mình trong xã hội phong kiến xưa Đó là lời than chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Xã hội phong kiến phụ quyền tồn tại hàng nghìn năm với những quan niệm bất công đã đẩy người phụ nữ xuống địa

vị thấp kém nhất trong gia đình cũng như xã hội Nỗi niềm ấy được họ gửi gắm vào những câu ca dao than thân, tuy là “thân em” nhưng nó là đại diện cho tất cả người phụ nữ xưa Trong ca dao có biết bao nhiêu những câu hát than thân về cuộc đời, số phận của người phụ nữ:

“Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”

Trang 26

Các bài ca dao tuy đều nói đến thân phận nổi nênh, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa Thế nhưng mỗi bài lại có một sắc thái tình cảm riêng: người phụ nữ ý thức được tuổi xuân và vẻ đẹp của mình (như tấm lụa đào) Nhưng thân phận lại thật xót xa khi không thể tự quyết định được tương lai của chính mình (phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?) Hay ở bài sau là lời khẳng định phẩm chất và vẻ đẹp đích thực của con người (ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen) Bài ca còn là lời mời mọc da diết của cô gái Lời mời mọc ấy là khát khao của con người mong muốn được khẳng định cái chân giá trị, cái vẻ đẹp của mình Tư tưởng của bài ca dao vẫn là nỗi ngậm ngùi chua xót cho thân phận của người con gái trong xã hội xưa Họ lo lắng cho số phận, cuộc đời mình, tình duyên của họ cũng gặp nhiều trắc trở:

“Trèo lên cây khế nửa ngày

Ai làm chua xót lòng này khế ơi!

Mặt trăng sánh với mặt trời, Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng

Mình ơi có nhớ ta chăng?

Ta như sao vượt chờ trăng giữa trời”

Bài ca thể hiện chân thực và cảm động một tâm trạng phổ biến trong tình yêu của người bình dân xưa: chua xót, tủi buồn cho tình duyên trắc trở; đồng thời bài ca cũng man mác một giọng điệu than thở, tủi hờn cho thân phận Câu đầu “Trèo lên cây ” như một mô típ quen thuộc, có tác dụng đưa đẩy bắt vần:

“Trèo lên cây bưởi hái hoa, Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay ”

“Trèo lên cây bưởi hái hoa, Người ta hái hết đôi ta bẻ cành.”

“Trèo lên cây gạo cao cao, Bước xuống vườn đào hái nụ tầm xuân.”

Trang 27

Nỗi chua xót trong lòng cô gái vì “ai” đó, chỉ biết ngỏ cùng cây khế Vì đâu

mà chua xót? Lại một lần nữa, mô típ quen thuộc “ai” xuất hiện, để chỉ các thế lực

ép gả hay ngăn cản tình yêu nam nữ xuất hiện nhiều lần, ví như:

“Ai làm cho bướm lìa hoa Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.”

“Ai làm bầu bí đứt dây Chàng nam thiếp bắc gió tây lạnh lùng.”

Ở trong bài ca dao này từ “ai” cũng mang nghĩa như vậy “Ai” ở đây có thể là cha mẹ, là những hủ tục cưới cheo phong kiến hay có khi là chính người tình…Mặc dầu lỡ duyên nhưng tình nghĩa vẫn thuỷ chung bền vững Cái tình ấy

được nói lên bằng những hình ảnh so sánh ẩn dụ (mặt trăng, mặt trời, sao Hôm, sao

Mai) Điểm đặc biệt của những hình ảnh nghệ thuật này là tính bền vững, không

thay đổi trong quy luật hoạt động của nó Lấy cái bất biến của vũ trụ, của thiên nhiên để khẳng định cái tình thuỷ chung son sắt của lòng người chính là chủ ý của tác giả dân gian

Giá trị nghệ thuật nổi bật của ca dao còn ở việc sử dụng những hình ảnh đã trở thành biểu tượng như: cái cầu, cái khăn, đèn, gừng cay- muối mặn Đặc biệt, đó là những hình ảnh rất gần gũi, quen thuộc với đời sống của nhân dân lao động và nó đi vào ca dao, trở thành những biểu tượng thể hiện nỗi niềm tâm tư của con người Trong

ca dao tình yêu, chiếc cầu là một mô típ rất quenthuộc Nó là biểu tượng để chỉ nơi gặp

gỡ, trao duyên của những đôi lứa đang yêu Chiếc cầu thường mang tính ước lệ độc

đáo - là cành hồng, là ngọn mồng tơi, và ở đây là dải yếm:

“Ước gì sông rộng một gang Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi”

Con sông đã không có thực (rộng một gang) nên chiếc cầu kia cũng không

có thực Nó thực ra là một "cái cầu tình yêu" Bài ca dao còn độc đáo hơn ở chỗ

nó là chiếc cầu do người con gái bắc cho người yêu mình Nó chủ động, táo bạo, mãnh liệt nhưng cũng trữ tình và ý nhị biết bao Chiếc cầu ở đây được làm bằng vật thuộc về chủ thể trữ tình (khác với cành hồng, cành trầm, ngọn mồng tơi

Trang 28

những vật ở bên ngoài chủ thể) Vì thế mà chiếc cầu - dải yếm như là một thông

điệp tượng trưng cho trái tim rạo rực yêu thương mà người con gái muốn mời gọi, dâng hiến cho người yêu của mình Trong ca dao, hình ảnh chiếc cầu đã trở thành biểu tượng và nó xuất hiện nhiều lần:

“Hai ta cách một con sông Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang”

“Cách nhau có một con đầm Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang Cành trầu lá dọc lá ngang

Đố người bên ấy bước sang cành trầm”

“Gần đây mà chẳng sang chơi

Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu

Sợ rằng chàng chả đi cầu Cho tốn công thợ, cho sầu lòng em ”

Hai bài ca dao trên đều là lời mời gọi của nhân vật trữ tình Nó có hình thức giống như những câu hát giao duyên Hai câu ca dao tuy khác nhau ở hình ảnh

"chiếc cầu" (cành hồng, cành trầm) nhưng đều có giá trị thẩm mĩ cao

Ở bài ca dao dưới, hình ảnh chiếc cầu vẫn rất gần gũi và giản dị (ngọn mùng tơi) nhưng nội dung cả bài lại mang hàm ý là lời trách móc, hờn dỗi nhẹ nhàng của

cô gái hướng đến chàng trai (người ở phía bên kia)

Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung, nhất là thương nhớ trong tình yêu Vậy mà trong bài ca dao “Khăn thương nhớ ai ” nó lại được diễn tả một cách thật cụ thể, tinh tế và gợi cảm bằng những hình ảnh tượng trưng mang tính nghệ thuật cao Nỗi niềm thương nhớ của cô gái đối với người yêu đã được gửi gắm vào các sự vật như cái khăn, cái đèn, đôi mắt, đặc biệt là hình ảnh cái khăn:

“Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt lên vai

Trang 29

Khăn thương nhớ ai, Khăn chùi nước mắt

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt , Mắt thương nhớ ai, Mắt ngủ không yên

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề…”

Bài ca diễn tả nỗi nhớ niềm thương của một cô gái Đó là nỗi nhớ thương đến tan chảy cả cõi lòng nhưng không tự bộc lộ một cách buông tuồng dễ dãi Đó cũng

là tâm trạng nỗi lòng biết ngỏ cùng ai, cứ hiện hình dần lên và sáng mãi ra từ trong cõi nhớ của riêng mình cô gái hẳn là nhớ thương phải bồn chồn lắm, nên cô mới hỏi dồn dập đến vậy: hỏi khăn, hỏi đèn, rồi hỏi cả mắt mình nữa?

Cái khăn được hỏi đến đầu tiên và được hỏi nhiều nhất, trong 6 câu thơ (tức nửa bài ca) Giống như cái áo, cái khăn đội đầu hoặc cái khăn tay, thường là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ người đàng xa, nó gắn bó thân thiết với người con gái:

“Gửi khăn, gửi áo, gửi lời, Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa.”

“Nhớ ai em những khóc thầm, Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa.”

Nỗi nhớ mở rộng theo không gian và trải dài theo thời gian Nỗi nhớ được tiếp tục gửi vào ngọn đèn: Đèn thương nhớ ai, Mà đèn không tắt Chừng nào ngọn lửa

Trang 30

tình yêu vẫn cháy sáng trong trái tim người con gái thì ngọn đèn kia vẫn sáng thâu đêm Đèn không tắt hay chính con người đang thao thức thâu đêm trong nỗi nhớ thương đằng đẵng ? Nếu trên kia, cái khăn đã biết giãi bày, thì ở đây, ngọn đèn cũng biết thổ lộ Nó nói với chúng ta nhiều điều không có trong lời ca…

Cuối cùng, cô gái hỏi chính đôi mắt của mình Dù kín đáo, gợi cảm bao nhiêu chăng nữa thì cái khăn và ngọn đèn cũng chỉ là những hình ảnh được mượn làm cái

cớ để gửi gắm nỗi niềm tâm sự Cứ nhắm mắt vào, hình ảnh người thương lại hiện

ra, ngủ làm sao cho được! Ở trên là đèn không tắt thì ở đây Mắt ngủ không yên Hình tượng thơ thật hợp lí, nhất quán và tự nhiên như tình yêu và niềm thương nỗi nhớ của cô gái

Nỗi nhớ được nói đến dồn dập trong 10 câu thơ 4 chữ, chỉ có lời hỏi mà không

có lời đáp Nhưng câu trả lời đã được giản tiếp khẳng định trong năm điệp khúc thương nhớ ai vang mãi không dứt như một niềm khắc khoải để rồi cuối cùng trào

ra thành một niềm lo âu thực sự cho hạnh phúc lứa đôi:

“Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề…”

Cô gái nhớ thương người yêu và lo lắng cho duyên phận đôi lứa không yên một bề Vì sao vậy? Phải đặt bài ca này vào cuộc sống của người phụ nữ xưa và trong hệ thống của những bài ca than thân về hôn nhân và gia đình thì ta mới thấy hết ý nghĩa của hai câu kết, hạnh phúc lứa đôi của họ thường bấp bênh vì tình yêu tha thiết nhiều khi không dẫn đến hôn nhân Mặc dầu vậy, bài ca dao vẫn là tiếng hát của một trái tim khao khát yêu thương Điều đó khiến cho nỗi nhớ này không

hề bi luỵ mà như một nét đẹp trong tâm hồn đáng quý của các cô gái Việt ở làng quê xưa Chính vì những điều đó mà bài ca Khăn thương nhớ ai dường như có một

vị trí riêng trong ca dao về nỗi nhớ

Một đặc điểm nổi bật về giá trị nghệ thuật của ca dao hài hước là nghệ thuật phóng đại, lối nói cường điệu, kết hợp với lối kết cấu đối đáp trong ca dao,đó là những lời trò chuyện trực tiếp bằng thơ ca:

Trang 31

“-Cưới nàng, anh toan dẫn voi, Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn

Dẫn trâu, sợ họ máu hàn, Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân

Miễn là có thú bốn chân, Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng

- Chàng dẫn thế em lấy làm sang,

Nỡ nào em lại phá ngang như là…

Người ta thách lợn thách gà, Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:

Củ to thì để mời làng, Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi

Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!

Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;

Bao nhiêu củ rím, củ hà,

Để cho con lợn, con gà nó ăn…”

Bài ca dao là cuộc đối thoại lí thú giữa chàng và nàng Tình yêu của chàng trai

và cô gái sắp sửa tiến tới hôn nhân Để đi tới trăm năm hạnh phúc, đôi trai tài gái sắc còn phải bước qua cửa ải xin cưới, dẫn cưới, đây cũng là tập tục gây trở ngại cho không ít cặp uyên ương Hai người đã tâm sự, bàn bạc với nhau trước khi chính thức trình quan viên hai họ về dự định cho đám cưới nay mai Sự lí thú bắt đầu từ chỗ chàng trai chủ động kể về những lễ vật mà mình toan dẫn cưới khi anh ta chưa hể hỏi người yêu là nhà gái thách cưới những gì Chàng trai hồn nhiên giãi bày:

“Cưới nàng, anh toan dẫn voi, Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn

Dẫn trâu, sợ họ máu hàn, Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân

Miễn là có thú bốn chân, Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.”

Trang 32

Lời tâm sự bộc lộ hoàn cảnh, tấm lòng, tính nết, tâm tư, nguyện vọng của chàng trai Nhà nghèo thật nhưng cưới vợ chẳng lẽ lại không có lễ vật dẫn cưới theo đúng phong tục ? Sự khoác lác, ba hoa của chàng trai được tác giả hé mở qua từ toan: Cưới nàng, anh toan dẫn voi… một ý định phi lí khó có thể thành hiện thực Chàng trai đã khôn ngoan đưa ra những lễ vật chỉ có trong tưởng tượng của mình

Đó là voi, trâu, bò… toàn những con vật quý hiếm hoặc đắt tiền, có khi cả đời anh

ta không thể nào mua được

Bằng lối nói khoa trương, phóng đại, chàng trai đã dõng dạc lặp lại ba lần với

vẻ tự tin như đinh đóng cột: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò Chàng trai đã “tưởng tượng”

ra lễ cưới thật sang trọng, linh đình Ai ngờ mỗi lần công bố lại là một lần thay đổi, mỗi lần thay đổi lại được giải thích bằng lí do nực cười: dẫn voi / sợ quốc cấm, dẫn trâu / sợ máu hàn và dẫn bò/ sợ họ nhà nàng co gân Lễ vật lúc đầu thì to tát, sang trọng, càng về sau càng giảm và rốt cuộc chỉ là một con chuột béo, làm cho ai ai cũng phải ngơ ngác, ngạc nhiên Nhưng ngược lại, cô gái trong bài ca dao lại thản nhiên, bình tĩnh, không chê bai, không từ chối mà còn khen:

“ Chàng dẫn thế em lấy làm sang

Nỡ nào em lại phá ngang như là Người ta thách lợn thách gà, Nhà em thách cưới một nhà khoai lang.”

Cưới xin là việc hệ trọng nhất trong đời người con gái, vậy mà cô chỉ thách một nhà khoai lang! Nhưng như vậy là đủ lắm rồi, vì nhà em nghèo mà nhà anh cũng nghèo Thái độ không mặc cảm mà còn chấp nhận cảnh nghèo khiến cho lời thách cưới lạ lùng bỗng trở nên dí dỏm, đáng yêu Hơn thế nữa, lời thách cưới của

cô gái còn chứa đựng một triết lí nhân sinh của người lạo động thuở xưa: coi tình nghĩa quý hơn của cải

Tiếng cười dân gian trong ca dao quả thật đã chứa đựng nghệ thuật sống của người bình dân ngày xưa Tiếng cười ấy phản chiếu tinh thần của những người lao động luôn biết vượt lên hoàn cảnh, những bất công ngang trái, những khó khăn thực tại để lạc quan yêu đời Tiếng cười ấy là sức sống tâm hồn khoẻ khoắn của những con người luôn ý thức giá trị bản thân, luôn mong muốn cuộc sống tốt đẹp công bằng

Trang 33

Ca dao đã phản ánh muôn vàn những cung bậc cảm xúc của con người trong

xã hội, đó là lời than thân về số phận phụ nữ, là lời yêu thương tình cảm, cũng có thể là tiếng cười trào lộng, hài hước, châm biếm Bằng thể thơ lục bát của dân tộc cùng ngôn ngữ ca dao giản dị, mang đậm màu sắc dân tộc đã tạo cho ca dao Việt Nam mang những vẻ đẹp riêng của nó

2.2.2 Thông tin văn hóa

Dạy học tích hợp không chỉ giúp học sinh có những kiến thức chuyên sâu, tích hợp với các phân môn khác, mà còn thêm hiểu biết những kiến thức về giá trị văn hóa, những nét về phong tục tập quán của nhân dân lao động thông qua ca dao Nếu hiểu văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần, có tính biểu trưng và tồn tại lâu đời do con người tạo ra, thì dân tộc nào cũng có văn hoá, cộng đồng nào cũng có văn hoá Có những giá trị văn hoá mang tính hằng thể chung cho cả nhân loại, lại có những giá trị văn hoá mang tính đặc thù, chỉ có ở cộng đồng này mà không thấy rõ ở cộng đồng kia và ngược lại.Những giá trị văn hoá đặc thù ấy chính

là đặc trưng văn hoá.Có thể hiểu, đặc trưng văn hoá là những nét trội về một hay một số mặt nào đó của văn hoá một dân tộc hay một cộng đồng Những nét trội này làm thành các giá trị văn hoá cơ bản, tiêu biểu, có tính bền vững; cùng với các giá trị khác, chúng làm thành nền văn hoá Như vậy, đặc trưng văn hoá của một dân tộc chính là những giá trị tiêu biểu về tinh thần và vật chất mà dân tộc đã tích luỹ trong quá trình lịch sử, nó có tính bền vững, có ý nghĩa lâu dài, có giá trị khu biệt Có như thế, đặc trưng văn hoá mới làm thành bản sắc văn hoá Tìm hiểu văn hoá dân tộc chính là tìm hiểu cái bản sắc ấy, tức cũng là xác định nét khác biệt

Theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ - văn hoá Trần Ngọc Thêm lý giải: “Bởi văn hoá là sản phẩm của con người và tự nhiên nên nguồn gốc sâu xa của mọi sự khác biệt về văn hoá chính là do những khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý- khí hậu)

và xã hội (lịch sử - kinh tế) quy định” Với cách nhìn như vậy, tác giả đã lần tìm ra mối quan hệ ảnh hưởng, chi phối giữa các mặt, theo thứ tự: điều kiện tự nhiên, môi trường sinh tồn - nghề nghiệp - đời sống - tâm lý, quan niệm…với văn hoá; trong

đó, tự nhiên - môi trường là xuất phát điểm Phương Đông với khí hậu nóng, ẩm -

Trang 34

có nhiều đồng bằng - thích hợp nghề trồng trọt - tạo nên lối sống định cư - có tâm lý tôn trọng, hoà hợp với tự nhiên - lối tư duy thiên về tổng hợp, biện chứng - trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ; có tính dân chủ, trọng cộng đồng - có tính dung hợp, mềm dẻo, hiếu hoà… nên được coi là văn hoá trọng tĩnh (gốc nông nghiệp).Đây là điển hình của văn hoá mang đặc trưng gốc nông nghiệp phương Đông, tạo thành không gian văn hoá vùng Đông Nam Á Việt Nam là một đất nước

có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều; có nhiều vùng đồng bằng và sông nước, với nghề nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu… Như thế, Việt Nam chính là nơi hội tụ ở mức đầy đủ nhất mọi đặc trưng của văn hoá khu vực Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ Cho nên, từ trong cội nguồn, không gian văn hoá Việt Nam được định hình trên nền không gian văn hoá khu vực Đông Nam Á tiền sử

Mỗi bài ca dao ra đời trên những khu vực văn hóa khác nhau lại mang những nét khác nhau Văn hóa Việt Nam với nhiều vùng miền khác nhau, với những nét đặc trưng về văn hóa, về điều kiện tự nhiên xã hội khác nhau thì khi đi vào ca dao

nó cũng chịu sự chi phối ấy Trong ca dao trữ tình đồng bằng sông Cửu Long, cấu trúc so sánh "Thân em " không nhiều nhưng cũng góp thêm vào kho tàng ca dao dân tộc những hình ảnh so sánh mang đậm nét địa phương Nó không chỉ làm phong phú thêm những hình thức biểu hiện mà còn cả về giá trị biểu đạt Ví dụ như:

“Thân em như thể bèo trôi Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu?”

“Thân em như trái bần trôi Sóng dập gió dồi, biết tấp vào đâu?”

“Thân em như cá rô mề Lao xao buổi chợ biết về tay ai?”

Sự phong phú này không phải chỉ do tác giả dân gian luôn tìm cách nói mới

mẻ Các hình ảnh so sánh là kết quả của trí tuệ, tâm hồn, tính cách, nếp nghĩ, thói quen, cách nói và cả phong thổ, cảnh quan cùng điều kiện lịch sử tạo nên

Nếu như trong ca dao Bắc bộ, "Thân em" được so sánh với những hình ảnh như: "tấm lụa đào", "hạt mưa sa", "hạt mưa rào", "giếng giữa đàng",

Trang 35

“Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

“Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa”

“Thân em như giếng giữa đàng

Kẻ khôn rửa mặt người phàm rửa chân”

Trong ca dao Trung bộ là: "cá vô lờ", "áo mới may", "hạt cau khô"

“Thân em như áo mới may Như cau trăm miếng bỏ trên khay trầu”

“Phận em như cá vô lờ Mắc cái hom chật hẹp biết ngày nào ra”

“Thân em như miếng cau khô

Kẻ thanh chuộng mỏng, người thô chuộng dày”

Ở ca dao đồng bằng sông Cửu Long, chúng ta lại bắt gặp những hình ảnh như:

"trái bần trôi", "bèo trôi", "cá rô mề" Cả ba hình ảnh vừa kể đều là ba hình ảnh gắn

bó với đồng lúa, miệt vườn, sông nước của đồng bằng sông Cửu Long Có thể nói, sông nước, kênh rạch, ruộng vườn cùng với hệ động, thực vật phong phú của nó đã

đi vào tâm thức ngôn ngữ và tư duy thẩm mĩ của cư dân vùng đất mới

“Cá rô mề" lại được so sánh với "thân em"! Quả là một sự liên tưởng, phát

hiện bất ngờ Người con gái ở đây không chỉ bất lực, không tự định đoạt số phận của mình như trong bài ca dao miền Trung:

“Thân em như cá giữa rào

Kẻ chài người lưới biết vào tay ai?"

Mà còn bị đẩy đến mức cùng cực bất hạnh hơn Nếu hình ảnh trên chỉ thể hiện một cảm hứng về thân phận trôi nổi, bấp bênh, không định đọat được cuộc đời mình thì hình ảnh "cá rô mề giữa chợ" thể hiện sự bất lực, buông xuôi, vô vọng, không lối thoát Nếu "Thân em như cá giữa rào " chỉ dừng lại là lời than thở thì hình ảnh

"Thân em như cá rô mề " đã dầm dề những giọt lệ tủi buồn, ai oán Thân em dù rơi vào tay ai cũng chẳng ra gì Chẳng chút ước mơ, không niềm hi vọng Chủ thể trữ

Ngày đăng: 07/10/2015, 10:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Hữu Bội (2006), Thiết kế dạy học Ngữ văn 10, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế dạy học Ngữ văn 10
Tác giả: Hoàng Hữu Bội
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
2. Nguyễn Cừ (2001), Tuyển tập tục ngữ- ca dao Việt Nam, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập tục ngữ- ca dao Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Cừ
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2001
3. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (1996),Từ điển thuật ngữ văn học,Nxb Giáo Dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo Dục Hà Nội
Năm: 1996
4. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn-dạy văn, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiểu văn-dạy văn
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2000
5. Nguyễn Xuân Kính (2006), Thi pháp ca dao, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp ca dao
Tác giả: Nguyễn Xuân Kính
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2006
7. Phan Trọng Luận (2006), Ngữ văn 10 (bộ cơ bản), NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 10
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
8. Phan Trọng Luận ( 2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Bộ Giáo dục và đào tạo Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên
9. Hoàng Phê (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1998
10. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Tp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Thêm
Nhà XB: Nxb Tp HCM
Năm: 2001
11. Đỗ Bình Trị, Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
6. Phan Trọng Luận (1998), Phương pháp dạy Văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w