Văn bản thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học ca dao trong ngữ văn 10 theo quan điểm tích hợp (Trang 51)

7. Cấu trúc khóa luận

3.2 Văn bản thực nghiệm

- Thực nghiệm hai chùm bài ca dao trong SGK Ngữ văn 10

Vận dụng các phương pháp dạy học tích hợp vào việc thực nghiệm chùm bài: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa và chùm bài ca dao: Ca dao hài hước của SGK Ngữ văn 10 tập 1 (NXB Giáo dục, 2006- Chương trình chuẩn)

Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa gồm 6 bài, khi được giảng dạy giúp học sinh cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến qua nghệ thuật đậm màu sắc dân gian của ca dao. Đồng thời, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.

Ca dao hài hước gồm 4 bài, giúp học sinh cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều vất vả, lo toan.

- Trong chương trình Ngữ văn 10 có hai chùm bài ca dao mà luận văn tìm hiểu nhằm phát huy việc dạy học theo hướng tích hợp. Hướng dạy hai chùm bài ca dao này là hướng dẫn học sinh tìm hiểu từng bài ca dao về nội dung ý nghĩa, về đặc trưng riêng về thể thơ, kết cấu, ngôn ngữ, hình ảnh... Và để hiểu đúng, hiểu sâu từng bài ta nên đặt nó vào hệ thống những bài ca dao tương tự và đặt nó trong môi trường diễn xướng.

46

- Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp nhằm tiếp cận, khám phá ca dao trên hai mặt: yếu tố thi pháp trong văn bản ngôn từ và các yếu tố nằm ngoài văn bản. Việc vận dụng các phương pháp dạy học tích hợp vào trong bài dạy giúp khắc phục những lối dạy cũ, tiếp cận cũ, chỉ phân tích ca dao trên bề mặt văn bản vẫn tồn tại bấy lâu.

Thực hiện những nguyên tắc trên, tôi tiến hành xây dựng bản thiết kế thực nghiệm dạy học bài: “Ca dao than thân, yêu thƣơng tình nghĩa” và bài: “Ca dao

hài hƣớc.”

3.3 Đối tƣợng thực nghiệm

Do điều kiện thời gian và nhiều nguyên nhân khách quan khó thực hiện việc tiến hành rộng rãi trên nhiều dịa bàn với nhiều đối tượng, thực nghiệm của tôi được tiến hành ở trường THPT Kim Anh, huyện Thanh Xuân, Hà Nội với 2 lớp 10: 10A với 45 HS và lớp 10B với 42 HS.

3.4 Thiết kế bài học

Ca dao than thân, yêu thƣơng tình nghĩa I. Mục tiêu cần đạt

1. Về kiến thức

Giúp học sinh: Cảm nhận được tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật riêng đậm sắc màu dân gian của ca dao

2. Về kĩ năng

Giúp học sinh: Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại

3. Thái độ

Giáo dục cho học sinh ý thức trân trọng và đồng cảm với tâm hồn người lao động và những suy nghĩ của họ

47

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: SGK, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo....

- Học sinh: SGK, vở soạn, vở ghi....

III. Phƣơng pháp

Phương pháp diễn giảng, phát vấn- đàm thoại, thảo luận nhóm...

IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3.Giới thiệu bài mới

Nhà thơ Xuân Diệu đã từng nói rằng: “Những câu ca dao từ Nam chí Bắc như có đất, như có nước, như có cát, như có mồ hôi người, chúng ta sẽ dần cảm thấy như tụ lại khóe mắt một giọt ướt sáng ngời. Đó là một giọt tinh túy chắt ra từ ruột già của non sông.” Đúng vậy, ca dao được sáng tác, nuôi dưỡng, lưu truyền bởi tập thể nhân dân lao động và qua đó cuộc sống, suy nghĩ tình cảm của con người được thể hiện rõ nhất. Bài học ngày hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu để thấy được cuộc sống chân thực của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa.

48

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần chung về ca dao.

GV: Nêu khái niệm ca dao. Phân biệt ca dao với phong dao, đồng dao và dân ca?

HS: Suy nghĩ và trả lời.

GV: Ca dao có thể chia thành mấy loại? HS: Suy nghĩ và trả lời.

GV: Nêu đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của ca dao?

HS: Suy nghĩ và trả lời.

GV: - Ca dao than thân: 2 bài đầu

- Ca dao yêu thương, tình nghĩa: các bài còn lại.

I. Giới thiệu chung

1. Ca dao a. Khái niệm

- Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.

- Phong dao là ca dao nói về phong tục, đồng giao là bài hát của trẻ em. Nếu dân ca là những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc, thì ca dao là lời của thơ.

b. Phân loại - Ca dao than thân

- Ca dao yêu thương, tình nghĩa - Ca dao hài ước, trào phúng. c. Đặc điểm nghệ thuật - Lời ca ngắn

- Thể thơ: lục bát, lục bát biến thể - Ngôn ngữ gần gũi với đời sống, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ

- Diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian.

49 GV: Hai bài ca dao mở đầu bằng mô típ quen thuộc nào? Tác dụng của nó?

HS suy nghĩ và trả lời

GV: Tuy 2 bài ca dao có công thức mở đầu giống nhau nhưng chúng có ý nghĩa riêng như thế nào?

HS suy nghĩ và trả lời.

GV: Hoạt động nhóm, chia lớp thành 2 nhóm( thảo luận 3’): Tìm các câu ca dao mở đầu bằng “ Thân em”. Từ đó em cảm nhận như thế nào về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa?

HS thảo luận, đại diện nhóm phát biểu.

Gv bình: Mô típ “thân em” xuấthiện trong ca dao để khẳng định đây lời than thân ngậm ngùi, xót xa của người phụ nữ: thân phận bị phụ thuộc, nhỏ bé, không tự quyết

1. Ca dao than thân a. Điểm chung

- Mô típ mở đầu: Thân em

- Nội dung: Than thở về số phận, tự khẳng định sắc đẹp, phẩm hạnh của mình.

b. Nét riêng * Bài 1:

- Hình ảnh so sánh, tượng trưng nhấn mạnh sắc đẹp của người con gái: Tấm lụa đào phất phơ giữa chợ:

+ Sắc đẹp chông chênh, chỉ như một món hàng để mua bán

+ Không tự làm chủ được số phận mà chờ vào sự may rủi của số phận.

* Bài 2:

- Nhấn mạnh, khẳng định giá trị thực của cô gái (Giá trị bản chất khó nhận ra, thậm chí bị lãng quên bởi cái bề ngoài gai góc, đen đủi) - Thái độ của các cô gái cũng mạnh dạn hơn, thể hiện trong lời mời gọi

50

định được số phận đời mình trong xã hội phong kiến xưa. Đó là lời than chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Xã hội phong kiến phụ quyền tồn tại hàng nghìn năm với những quan niệm bất công đã đẩy người phụ nữ xuống địa vị thấp kém nhất trong gia đình cũng như xã hội. Nỗi niềm ấy được họ gửi gắm vào những câu ca dao than thân, tuy là “thân em” nhưng nó là đại diện cho tất cả người phụ nữ xưa. Trong ca dao có biết bao nhiêu những câu hát than thân về cuộc đời, số phận của người phụ nữ:

-Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày -Thân em như chổi đầu hè

Phòng khi mưa gió đi về chùi chân Chùi rồi lại vứt ra sân

Gọi người hàng xóm có chân thì chùi”...

Bài tập: Sƣu tầm và so sánh các bài ca dao than thân ở 3 vùng văn hóa: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có điểm gì giống nhau và khác nhau? Từ đó rút ra đƣợc đặc điểm văn hóa của từng vùng miền qua cách thể hiện ca dao?

GV: Trong xã hội hiện đại ngày nay, vị trí, số phận của ngƣời phụ nữ nhƣ thế nào? Còn tồn tại những ngƣời phụ nữ bị coi thƣờng, chà đạp nữa không?

da diết, đáng thương → Ẩn chứa sự ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của người con gái nghèo, khao khát hạnh phúc lứa đôi.

51 GV: Bài ca dao thứ 3 có nội dung như thế nào? Em thấy trong đó có môtíp nào quen thuộc?

HS: Suy nghĩ và trả lời

GV: Nội dung, nghệ thuật của bài ca dao này có gì nổi bật?

HS: Suy nghĩ và trả lời

GV: Trong dòng suy tư sự vật nào được cô

2. Ca dao yêu thương, tình nghĩa a. Bài ca dao thứ 3

- Nội dung: tình yêu lứa đôi, bị lỡ dở nên đau đớn, chua xót, thương nhớ và đợi chờ.

- Mô típ: “Trèo lên cây…” được sử dụng để gây cảm xúc, dẫn dắt tâm trạng. Trò chuyện với cây khế cũng là trò chuyện với chính lòng mình. - Từ “ai” phiếm chỉ: Người chia rẽ mối tình duyên (lễ giáo, xã hội phong kiến bất công, bình đẳng) - Câu 3 + 4 +5 tiếp tục khẳng định ý nguyện không thay đổi: ước muốn gắn kết, không tách rời cùng tình cảm son sắt của anh.

- Hình ảnh: “Sao Vượt chờ trăng giữa trời”: sự cô đơn, vô vọng trong chờ đợi của chàng trai.

b. Bài ca dao thứ 4

- Nội dung: Diễn tả tình cảm nhớ thương của đôi lứa khi xa cách. Cô gái hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt mình chính là tự bày tỏ tâm trạng mình. - Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh ẩn dụ - nhân hoá- hoán dụ, cấu trúc điệp…

52 gái hỏi đến trước tiên và nhiều nhất? Vì sao? HS: suy nghĩ và trả lời.

GV giảng bình: Cái khăn được cô gái hỏi đến đầu tiên và nhiều nhất, trong suốt 6câu thơ đầu (nửa bài ca). Có lẽ bởi cái khăn cũng như cái áo đã trở thành biểu tượng của tình yêu nam nữ, thường là vật trao duyên:

-Gửi khăn, gửi áo, gửi lời

Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa. -Nhớ bao khăn ở trầu chao

Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình. Đây lại còn là vật gần gũi gắn bó với các cô gái xưa, làm nên vẻ đẹp tình tứ duyên dáng riêng cho họ. Mà biết đâu trong ngữ cảnh của bài ca dao, đây lại là kỉvật tình yêu mà chàng trai trao tặng.

GV: Nỗi nhớ của cô gái được diễn tả qua những hình ảnh biểu tượng nào? Nêu ý nghĩa?

Hs suy nghĩ và trả lời.

GV: Đến hai câu kết, kết cấu lời thơ có sự chuyển biến như thế nào? Cô gái lo phiền về điều gì ? Vì sao?

HS suy nghĩ và trả lời.

GV: Nỗi lo lắng của cô gái thể hiện điều gì về thân phận của người con gái trong xã hội xưa?

HS suy nghĩ và trả lời.

GV giảng:Đó là nỗi lo phiền không chỉ riêng

tiên vì khăn thường là vật trao duyên, khăn gắn bó với người con gái lúc vui lúc buồn → Tất cả những hành động đó đều diễn tả tâm trạng nhớ thương da diết, chờ đợi mòn mỏi đến da diết, mụ mị của cô gái

+ Hình ảnh đèn không tắt: ánh sáng của tình yêu vượt thời gian

+ Con mắt chong chong vì thương nhớ mỏi mòn.

- Hai câu cuối là sự tháo gỡ những dồn nén, tức tưởi ở trên: nhớ đến thế là vì quá ưu phiền. Nhớ thương, ưu phiền cứ trộn lẫn vào nhau để bật ra những câu thơ dồn nén.

53

của cô gái mà của tất cả người phụnữ trong xã hội xưa. Hạnh phúc lứa đôi của họ thường bấp bênh vì tình yêu có thiết tha đâu đã dẫn đến hôn nhân cụ thể, đâu dễ đậu thành trái ngọt hoa thơm, họ vẫn luôn nơm nớp một nỗi sợ mênh mông trước bể tình bể đời:

Thương anh cũng muốn nói ra Sợ mẹ bằng đất sợ cha bằng trời.

GV: Em có nhận xét gì về hình ảnh cầu dải yếm và dòng sông rộng một gang?

HS: Suy nghĩ và trả lời

GV: Tìm một số bài ca dao có chứa hình ảnh biểu tượng “ chiếc cầu”? so sánh nó với hình ảnh “ chiếc cầu- dải yếm” ?

HS suy nghĩ và trả lời

Gv bình: Trong ca dao hình ảnh chiếc cầu đã trở thành biểu tượng và xuất hiện nhiều lần:

- Hai ta cách một con sông

Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang - Gần đây mà chẳng sang chơi

Để em ngắt ngọn mùng tơi bắc cầu..

Mỗi bài ca dao có hình ảnh chiếc cầu khác nhau ( cành hồng, ngọn mùng tơi...) thì đem lại giá trị thẩm mĩ khác .

c. Bài ca dao số 5

- Nội dung: Thể hiện ước muốn độc đáo và táo bạo của cô gái trong tình yêu.

- Cầu dải yếm và dòng sông rộng một gang: cây cầu và dòng sông trong mơ ước của cô gái, vượt ra ngoài mọi toả chiết và rằng buộc của lễ giáo phong kiến. Chiếc cầu dải yếm tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt của em đối với anh.

54 GV: Thể thơ ở bài ca dao số 6 có gì đặc biệt? Hình ảnh muối, gừng, ba vạn sáu nghìn ngày có ý nghĩa như thế nào?

HS: Thảo luận nhóm và trả lời

GV bình: Muối và gừng là những gia vị trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân ta. Và nó còn được dùng như là những vị thuốc cho những con người vừa mới ốm dậy. Đó cũng là hương vị của tình người trong cuộc sống bao đời nay của nhân dân ta:

“Tay nâng đĩa muối hén gừng

Gừng cay muối mặn…đừng quên nhau”

d. Bài ca dao số 6

- Thể thơ song thất lục bát (7-7-6- 8) có biến thể ở câu 8: Tăng lên 13 tiếng.

- Muối, gừng:

+ Hai gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam.

+ Tượng trưng cho sự gắn bó và tình cảm thuỷ chung của con người (tình cảm vợ chồng keo sơn, gắn bó trọn đời)

- Ba vạn sáu nghìn ngày là thời gian của 100 năm - một đời người: một đời người mới xa nhau - chỉ có cái chết mới chia lìa được.

III. Ghi nhớ (SGK)

5. Củng cố dặn dò - Học thuộc bài cũ.

- Tìm những câu ca dao mở đầu bằng các mô típ: “ thân em, trèo lên cây...” - Soạn bài: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

55

Ca dao hài hƣớc I. Mục tiêu cần đạt

1. Về kiến thức

GiúpHS thấy được tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam ngày xưa, thể hiện bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh.

2.Về kĩ năng:

Giúp HS tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao.

3.Về thái độ:

Trân trọng những nét đẹp thuộc về bản chất người lao động bình dân.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên:SGK,SGV, giáo án, tài liệu tham khảo.... -Học sinh: SGK, vở, bài soạn....

III. Phƣơng pháp

Phương pháp diễn giảng, phát vấn- đàm thoại, thảo luận nhóm....

IV. Tiến trình lên lớp 1.Ổn định tổ chức lớp.

2.Kiểm tra bài cũ: (bảng phụ):Trò chơi giải ô chữ

Hãy giải ô chữ bằng cách trả lời nhanh các câu hỏi :

1. Truyện “Tam đại con gà” …. thói dốt mà còn khoe khoang, dốt mà dấu dốt. 2. Truyện cười không chỉ phê phán mà con đem đến cho chúng ta những ... bổ ích. 3. Nghệ thuật ... của truyện “Tam đại con gà” là khai thác những mâu thuẫn trái tự nhiên.

4. Trong truyện “Tam đại con gà” có hai ... trái tự nhiên: dốt nhưng khoe giỏi và dốt mà dấu dốt.

5. Trong TP “Nhưng nó phải bằng hai mày”, ... được giới thiệu là người xử kiện giỏi.

6. Trong truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”, yếu tố gây cười độc đáo nhất là nghệ thuật...

56

7. Lý trưởng không chỉ xử kiện bằng ngôn ngữ, mà còn thể hiện bằng ... xòe bàn tay trái úp lên ngón tay mặt.

P h ê p h á n B à i h c G â y c ư i M â u t h u n L ý t r ư n g C h ơ i c h C c h KL: Ô chữ hàng dọc: Hài hƣớc. 3.Giới thiệu bài mới

Qua phần kiểm tra bài cũ bằng trò chơi ô chữ, chúng ta có ô chữ hàng dọc là: hài hước. Sự hài hước của nhân dân không chỉ được thể hiện xuất sắc trong các tác

Một phần của tài liệu Dạy học ca dao trong ngữ văn 10 theo quan điểm tích hợp (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)