7. Cấu trúc khóa luận
2.2.3. Thông tin ngôn ngữ
Dạy học tích hợp trong giờ đọc hiểu ca dao còn giúp học sinh hiểu được những giá trị vẻ đẹp của ngôn ngữ ca dao- ngôn ngữ dân tộc. Có thể nói ngôn ngữ ca dao đã kế tụ những đặc điểm nghệ thuật tuyệt vời nhất của tiếng Việt: nó có cả những đăc điểm tinh túy của ngôn ngữ văn học (mà cụ thể là ngôn ngữ thơ) đồng thời nó còn là sự vận động linh hoạt, tài tình, có hiệu quả cao của ngôn ngữ chung, ngôn ngữ hội thoại và một loại ngôn ngữ truyền miệng đặc biệt: truyền miệng bằng thơ. Ở ca dao chúng ta bắt gặp những
cách nói trau chuốt, mượt mà, ý nhị đầy chất thơ như: “Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.” Hay:
“Muối ba năm muối đang còn mặn, Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.
Đôi ta nghĩa nặng tình đầy,
Có xa nhau đi nữa, cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.”
Cũng có thể ta bắt gặp trong ca dao thứ ngôn ngữ tự nhiên, chân chất, giản dị.... Ta có thể bắt gặp lối nói hài hước, bông đùa trong ca dao hài hước nhưng nó lại mang đến những ý nghĩa sâu xa:
“Làm trai cho đáng sức trai
38
Từ bản chất của những người yêu lao động, người bình dân phê phán và chế giễu những kẻ lười biếng mà huênh hoang. Ý nghĩa hài hước toát ra từ hình ảnh đối nghịch: sức dài vai rộng mà lại khom lưng chống gối chỉ để gánh hai hạt vừng. Động tác kia chẳng khác nào mô phỏng hình ảnh các vị chức sắc quan lại chỉ giỏi khom lưng luồn cúi, chống gối quì lụy để tiến thân. Người bình dân chế giễu những kẻ vô tích sự ấy, mang tiếng là gánh vác sơn hà nhưng thực tế chẳng khác nào những bọn vô công rỗi nghề ăn bám người khác. Thật bất hạnh cho những ai vớ phải một ông chồng như thế! Ca dao cũng sẵn những lời ca thán của những người phụ nữ:
“Chồng người đi ngược về xuôi Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo”
Bằng sự kết hợp giữa ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hội thoại với ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ gọt dũa đã tạo nên những đặc điểm riêng biệt độc đáo của ca dao.
Ngôn từ ca dao giản dị nhưng nó mang chức năng thông báo, chức năng thẩm mĩ . Chẳng hạn: công thức mở đầu "Thân em" trong chùm ca dao than thân của người phụ nữ trong cuộc đời cũ. Theo từ điển tiếng Việt, từ "thân" được dùng ở đây có hai nét nghĩa chính: chỉ cơ thể người và chỉ cuộc đời riêng của mỗi người (Tục ngữ:có thân thì phải tự lo; ăn chẳng có, khó đến thân; Truyện Kiều: Nghĩ thân mà lại ngậm ngùi cho thân); nhân dân chọn cách nói "thân" thay vì "đời" bao quát được sự tồn tại của con người, cuộc sống con người ở nhiều mặt: về thân thể, về đời sống vật chất, tinh thần, cuộc đời,... Mặt khác chữ "thân" cũng có ý nhấn mạnh tính riêng, cá biệt của mỗi người, do đó vấn đề quyền sống cá nhân (trong đó có quyền tự do về thân thể, quyền mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc; Truyện Kiều: Đục trong thân cũng là thân ) cũng đặt ra ở đây và cái nhìn nhân văn sâu sắc của nhân dân cũng chứa đựng trong từ ngữ này. Xét về phương diện văn hóa dân tộc, rộng hơn là văn hóa phương Đông, con người với các đặc điểm tính cách, xu hướng, sở trường, số phận... đều có thể nhìn thấy qua các dấu hiệu trên cơ thể dựa vào nhân tướng học. Một cảm nhận tự nhiên: "thân" bao giờ cũng gắn với "phận", cho nên, nói thân cũng là nói đến số phận, nói đến những bất hạnh, gian truân của đường đời, nói đến cái bé nhỏ của kiếp người...Và phải chăng lựa chọn chữ "thân" để rọi vào
39
trong tâm thức văn hóa Việt đã gọi dậy bao nhiêu là cảm thương, xót xa, đồng cảm...Trên phương diện thẩm mĩ, có thể nói công thức "thân em" mang đậm vẻ đẹp nữ tính bởi chất giọng dịu dàng, nhỏ nhẹ gợi lên bằng hai thanh ngang, bởi cách xưng "em" ngọt ngào ẩn chứa cái yếu đuối, bé nhỏ cùng niềm tha thiết được chở che. Vẻ đẹp nữ tính này tạo sức truyền cảm mạnh mẽ và làm cho bài ca đi thẳng đến trái tim người đọc ngay từ đoạn mở đầu. Có thể khẳng định, công thức "Thân em" là sự lựa chọn tinh tế, sâu sắc thể hiện tài năng, kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật của nhân dân ; kết tinh đầy đủ tinh thần nhân văn tiến bộ và văn hóa dân tộc. Điều đó lí giải vì sao công thức này đã được nhân rộng với hệ thống dị bản phong phú và đi vào cả văn học viết. Tương tự với trường hợp công thức "Ước gì" trong chùm ca dao ước muốn hóa thân với chủ đề tình yêu đôi lứa. Ở đây, trợ từ gì mang hàm ý nhấn mạnh, đặc biệt là, theo thói quen sử dụng của tiếng Việt, khác với trợ từ sao mang ý nhấn mạnh khẳng định (ước sao/ mong sao), trợ từ gì thường xuất hiện trong câu có hàm ý phủ định hoàn toàn (chẳng gì là đẹp/chẳng ai ghét bỏ gì anh ta/chẳng hiểu gì cả). Điều đó có nghĩa là ngay trong điều ước muốn đã hàm ý điều ước vốn dĩ là không có thật và không thể có thật. Nhân vật trữ tình dường như vẫn ý thức điều ước muốn của mình là không thể có mà vẫn ước ao và càng cháy bỏng ước ao. Niềm thiết tha với khát vọng tự do và hạnh phúc cá nhân trong ca dao mạnh mẽ nhường ấy! Đặt trong môi trường văn hóa của xã hội Việt Nam thời trước với bao nhiêu bức tường ngăn cách tình yêu tự do của lứa đôi, càng thấu rõ vì sao có những ước mơ không thật ấy và dẫu biết không thật mà vẫn cứ ước ao! Trên điểm nhìn thẩm mĩ, công thức này cũng thể hiện màu sắc lãng mạn, vẻ đẹp mơ mộng vốn dĩ thuộc về bản chất tình yêu và khơi nguồn cho giấc mơ hóa thân trong tình yêu của hình tượng tiếp theo.
Mỗi bài ca huy động nhiều công thức ngôn từ, và mỗi công thức ngôn từ đều có giá trị biểu đạt riêng, hòa hợp, cộng hưởng với nhau tạo nên vẻ đẹp hài hòa trong chỉnh thể tự nhiên không thể chia cắt. Bên cạnh công thức mở đầu, cần phải tính đến sự lựa chọn hình thức của thể thơ nhất là những hình thức biếnthể có dụng ý nghệ thuật nhất định, công thức kết cấu, xưng hô,...và những biến hóa
40
về công thức chung trong các dị bản khác nhau. Điều này một lần nữa khẳng định công thức ngôn từ mang tính chất tinh luyện chứ không hề máy móc; đó là thứ nước trong lành từ khe núi chảy ra để làm nên những dòng sông lớn của kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian.
Cái đặc sắc của ngôn ngữ ca dao là sự kết hợp nhuần nhuyễn hai phong cách: ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ hội thoại, nó truyền miệng bằng thơ. Và chính cái hình thức tồn tại ấy là một trong những điều kiện để ca dao dễ thấm đượm, đọng sâu hơn trong lòng mỗi con người.