7. Cấu trúc khóa luận
2.2.2 Thông tin văn hóa
Dạy học tích hợp không chỉ giúp học sinh có những kiến thức chuyên sâu, tích hợp với các phân môn khác, mà còn thêm hiểu biết những kiến thức về giá trị văn hóa, những nét về phong tục tập quán của nhân dân lao động thông qua ca dao.
Nếu hiểu văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần, có tính biểu trưng và tồn tại lâu đời do con người tạo ra, thì dân tộc nào cũng có văn hoá, cộng đồng nào cũng có văn hoá. Có những giá trị văn hoá mang tính hằng thể chung cho cả nhân loại, lại có những giá trị văn hoá mang tính đặc thù, chỉ có ở cộng đồng này mà không thấy rõ ở cộng đồng kia và ngược lại.Những giá trị văn hoá đặc thù ấy chính là đặc trưng văn hoá.Có thể hiểu, đặc trưng văn hoá là những nét trội về một hay một số mặt nào đó của văn hoá một dân tộc hay một cộng đồng. Những nét trội này làm thành các giá trị văn hoá cơ bản, tiêu biểu, có tính bền vững; cùng với các giá trị khác, chúng làm thành nền văn hoá. Như vậy, đặc trưng văn hoá của một dân tộc chính là những giá trị tiêu biểu về tinh thần và vật chất mà dân tộc đã tích luỹ trong quá trình lịch sử, nó có tính bền vững, có ý nghĩa lâu dài, có giá trị khu biệt. Có như thế, đặc trưng văn hoá mới làm thành bản sắc văn hoá. Tìm hiểu văn hoá dân tộc chính là tìm hiểu cái bản sắc ấy, tức cũng là xác định nét khác biệt.
Theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ - văn hoá Trần Ngọc Thêm lý giải: “Bởi văn hoá là sản phẩm của con người và tự nhiên nên nguồn gốc sâu xa của mọi sự khác biệt về văn hoá chính là do những khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý- khí hậu) và xã hội (lịch sử - kinh tế) quy định”. Với cách nhìn như vậy, tác giả đã lần tìm ra mối quan hệ ảnh hưởng, chi phối giữa các mặt, theo thứ tự: điều kiện tự nhiên, môi trường sinh tồn - nghề nghiệp - đời sống - tâm lý, quan niệm…với văn hoá; trong đó, tự nhiên - môi trường là xuất phát điểm. Phương Đông với khí hậu nóng, ẩm -
28
có nhiều đồng bằng - thích hợp nghề trồng trọt - tạo nên lối sống định cư - có tâm lý tôn trọng, hoà hợp với tự nhiên - lối tư duy thiên về tổng hợp, biện chứng - trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ; có tính dân chủ, trọng cộng đồng - có tính dung hợp, mềm dẻo, hiếu hoà… nên được coi là văn hoá trọng tĩnh (gốc nông nghiệp).Đây là điển hình của văn hoá mang đặc trưng gốc nông nghiệp phương Đông, tạo thành không gian văn hoá vùng Đông Nam Á. Việt Nam là một đất nước có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều; có nhiều vùng đồng bằng và sông nước, với nghề nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu… Như thế, Việt Nam chính là nơi hội tụ ở mức đầy đủ nhất mọi đặc trưng của văn hoá khu vực. Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ. Cho nên, từ trong cội nguồn, không gian văn hoá Việt Nam được định hình trên nền không gian văn hoá khu vực Đông Nam Á tiền sử.
Mỗi bài ca dao ra đời trên những khu vực văn hóa khác nhau lại mang những nét khác nhau. Văn hóa Việt Nam với nhiều vùng miền khác nhau, với những nét đặc trưng về văn hóa, về điều kiện tự nhiên xã hội khác nhau thì khi đi vào ca dao nó cũng chịu sự chi phối ấy. Trong ca dao trữ tình đồng bằng sông Cửu Long, cấu trúc so sánh "Thân em..." không nhiều nhưng cũng góp thêm vào kho tàng ca dao dân tộc những hình ảnh so sánh mang đậm nét địa phương. Nó không chỉ làm phong phú thêm những hình thức biểu hiện mà còn cả về giá trị biểu đạt. Ví dụ như:
“Thân em như thể bèo trôi Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu?”
“Thân em như trái bần trôi Sóng dập gió dồi, biết tấp vào đâu?”
“Thân em như cá rô mề Lao xao buổi chợ biết về tay ai?”
Sự phong phú này không phải chỉ do tác giả dân gian luôn tìm cách nói mới mẻ. Các hình ảnh so sánh là kết quả của trí tuệ, tâm hồn, tính cách, nếp nghĩ, thói quen, cách nói và cả phong thổ, cảnh quan cùng điều kiện lịch sử tạo nên.
Nếu như trong ca dao Bắc bộ, "Thân em" được so sánh với những hình ảnh như: "tấm lụa đào", "hạt mưa sa", "hạt mưa rào", "giếng giữa đàng",...
29
“Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
“Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa”
“Thân em như giếng giữa đàng Kẻ khôn rửa mặt người phàm rửa chân”
Trong ca dao Trung bộ là: "cá vô lờ", "áo mới may", "hạt cau khô"... “Thân em như áo mới may
Như cau trăm miếng bỏ trên khay trầu” “Phận em như cá vô lờ
Mắc cái hom chật hẹp biết ngày nào ra” “Thân em như miếng cau khô
Kẻ thanh chuộng mỏng, người thô chuộng dày”
Ở ca dao đồng bằng sông Cửu Long, chúng ta lại bắt gặp những hình ảnh như: "trái bần trôi", "bèo trôi", "cá rô mề"...Cả ba hình ảnh vừa kể đều là ba hình ảnh gắn bó với đồng lúa, miệt vườn, sông nước của đồng bằng sông Cửu Long. Có thể nói, sông nước, kênh rạch, ruộng vườn cùng với hệ động, thực vật phong phú của nó đã đi vào tâm thức ngôn ngữ và tư duy thẩm mĩ của cư dân vùng đất mới
“Cá rô mề" lại được so sánh với "thân em"! Quả là một sự liên tưởng, phát hiện bất ngờ. Người con gái ở đây không chỉ bất lực, không tự định đoạt số phận của mình như trong bài ca dao miền Trung:
“Thân em như cá giữa rào Kẻ chài người lưới biết vào tay ai?"
Mà còn bị đẩy đến mức cùng cực bất hạnh hơn. Nếu hình ảnh trên chỉ thể hiện một cảm hứng về thân phận trôi nổi, bấp bênh, không định đọat được cuộc đời mình thì hình ảnh "cá rô mề giữa chợ" thể hiện sự bất lực, buông xuôi, vô vọng, không lối thoát... Nếu "Thân em như cá giữa rào..." chỉ dừng lại là lời than thở thì hình ảnh "Thân em như cá rô mề..." đã dầm dề những giọt lệ tủi buồn, ai oán. Thân em dù rơi vào tay ai cũng chẳng ra gì. Chẳng chút ước mơ, không niềm hi vọng. Chủ thể trữ
30
tình đã gieo vào lòng người đọc một nỗi rung động, đồng cảm sâu xa về thân phận, nỗi bất hạnh của người phụ nữ ngày xưa.
Hình ảnh "bèo" đem đến cho chúng ta một giá trị biểu đạt khác.Ở đây chúng ta không muốn nói hình ảnh nào là hay hơn mà chỉ đề cập đến nét riêng trong sự thể hiện. So với ca dao những vùng khác và nhất là ca dao Bắc bộ, chúng ta thấy hình ảnh so sánh "Thân em..." của ca dao đồng bằng sông Cửu Long có sự khác nhau về mức độ biểu hiện. Dù đều nói về thân phận người phụ nữ, nhưng hình ảnh so sánh trong ca dao Bắc bộ thường là những hình ảnh đẹp, có giá trị và cần thiết cho mọi người. Hình tượng người phụ nữ ở đây dù không tự định đoạt được số phận của mình nhưng họ có ý thức là "người có giá". "Tấm lụa đào" thời xa xưa nào phải là món hàng dành cho người nghèo khó? "Hạt mưa" cần thiết biết bao cho con người. Chính vì ý thức về giá trị của mình nên sự than thân trách phận của họ dường như chỉ dừng lại ở sự lo lắng, trăn trở không biết cuộc đời của mình rồi sẽ ra sao. Ở đây nó thể hiện một lời than, một sự bất lực, một nỗi lo lắng vì không định đoạt được số phận của mình nhưng vẫn còn toát lên niềm mơ ước, hi vọng và cơ hội vẫn còn. Mơ ước về một tương lai tốt đẹp đối với họ là hoàn toàn có cơ sở, không quá xa vời. Chính vì thế, nó ít khi kết thúc bằng một dấu chấm hỏi tu từ day dứt mà chỉ dừng lại ở sự giãi bày, tâm sự. Nhưng còn hình ảnh "bèo"? Nó gợn lên cái gì đó hẩm hiu, rẻ rúng, chua xót, cô đơn đến tội nghiệp. Hình ảnh "bèo" thường kết hợp với "bọt" để tạo nên từ kép hợp nghĩa "bọt bèo". Hình ảnh ấy có mấy ai đoái hoài? Đấy là hình ảnh dùng để ví những gì không có giá trị hoặc có giá trị thấp hơn mức thường: giá bèo, rẻ như bèo... Hình ảnh này thường được dùng để so sánh với những con người đáng thương, những số phận bị vùi dập, những cuộc đời hẩm hiu không nơi nương tựa. Ví thân mình như cánh bèo trôi lại bị "sóng dập gió dồi", chủ thể trữ tình dường như đã rơi vào sự tuyệt vọng, cùng đường và không còn gì, không có gì để lựa chọn.
Hình ảnh độc đáo nhất, sáng tạo nhất, mang tính phát hiện nhất và đồng thời cũng thể hiện nét riêng nhất của vùng sông nước là hình ảnh "trái bần". Bần là một loại cây to mọc dọc theo bờ sông, quả tròn, dẹt, ăn chua và chát, có rễ mọc ngược lên khỏi mặt bùn, nhọn và xốp. Có thể nói đây là loại cây rất quen thuộc của vùng sông
31
nước đồng bằng sông Cửu Long nhưng cũng là loại cây có giá trị kinh tế thấp. So với các loại cây vùng nước lợ mọc ở ven sông như: mắm, tràm, đước... cây bần thua xa về giá trị sử dụng. Cây bần có trái ăn được nhưng chua và chát. Trái bần chín lúc lắc trên cành như trêu ngươi cũng chưa chắc có người để mắt huống chi lại trôi dạt, bập bềnh, dập dềnh trên dòng nước. Thân phận ấy chỉ chờ ngày thối rữa, mục nát để rồi phân hủy, hoá thân theo dòng nước, bãi sình nơi nó đã sinh ra. Hình ảnh "trái bần" lại đồng âm với tính từ "bần" có nghĩa là nghèo tạo nên một sự cộng hưởng về nét nghĩa biểu hiện. "Trái bần" ở đây không cố định như "cái giếng giữa đàng" hoặc di động nhẹ nhàng và có phần khoe sắc của "tấm lụa đào phất phơ trước gió". "Trái bần" ở trạng thái động, nó không phải trôi xuôi mà là trôi nổi, ngoi ngóp, lặn hụp lại còn bị "sóng dập, gió dồi". Cái thân ấy dẫu có tắp vào đâu cũng chẳng ai để mắt; dẫu có được đoái hoài thì cũng không được trân trọng, nâng niu. "Tấm lụa đào" dẫu có rơi vào tay người sang hay kẻ hèn thì cũng được giữ gìn, chăm chút vì nó làm đẹp cho người. “Hạt mưa” thì nơi nào không cần đến, thậm chí hạt mưa ấy dù có phải rơi xuống ruộng cày thì nào đã phí hoài, bỏ đi. Hình ảnh so sánh ấy ta thấy có ẩn chứa niềm hi vọng, ước mơ về một bến tốt đẹp. "Tấm lụa đào" còn được người ta chiêm ngưỡng và người muốn sở hữu phải trả một cái giá nhất định nào đó. "Hạt mưa" thì chẳng khác nào ân huệ trời ban, rơi xuống đâu, nơi ấy được nhờ. Còn "trái bần" thì ai cần, ai muốn, ai mong, ai mơ, ai ước? "Trái bần" chẳng có con đường nào để lựa chọn. Nếu có ước mơ thì chỉ là mơ ước tấp đại vào một hốc cây, bờ bụi nào đó cho thôi phải kéo dài thân phận nổi trôi. Sao mà hình ảnh "Thân em..." lại có thể tương đồng với hình ảnh "trái bần"? Tác giả dân gian có quá khoa trương không? So sánh tu từ nào ít nhiều cũng mang tính khoa trương. Thế nhưng, hình ảnh "trái bần" ở đây vẫn mang tính hiện thực, vẫn như là nỗi ám ảnh đối với người đọc về thân phận những con người bất hạnh và đặc biệt là thân phận người phụ nữ phương Nam xưa. Cảm hứng thân phận này có mối quan hệ về cảnh và người cùng thực tế đời sống của những cư dân vùng đất mới trong những ngày đầu mở cõi. Và tất nhiên trong bộ phận cư dân đó có người phụ nữ. Họ chính là người chịu đau khổ nhất, thiệt thòi nhất, bầm dập nhất.
32
Cùng một đối tượng, người ta có thể so sánh với rất nhiều hình ảnh khác nhau qua sự liên tưởng phát hiện đầy sáng tạo của tác giả dân gian. Đối tượng người phụ nữ, và đặc biệt là thân phận của họ là một trong những ví dụ tiêu biểu. Ở mỗi miền, mỗi vùng “Thân em...” lại hiện lên với những hình ảnh khác nhau, phản ánh một cách nhìn riêng, một tư duy thẩm mĩ riêng góp phần tạo nên sự đa dạng trong cách phô diễn. Sự thống nhất về mặt cấu trúc, sự phong phú đa dạng về hình ảnh liên tưởng đã cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
Ca dao không chỉ cho ta thấy những nét riêng trong suy nghĩ, tư tưởng thẩm mĩ của từng vùng miền, mà thông qua đó, những nét đẹp về phong tục tập quán, những giá trị văn hóa cổ xưa còn lưu lại trong ca dao. Trong chùm ca dao hài hước trong SGK Ngữ văn 10, có một bài ca dao đề cập đến phong tục cưới hỏi:
“- Cưới nàng, anh toan dẫn voi, Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn, Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng. - Chàng dẫn thế em lấy làm sang, Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà, Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng, Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi! Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ rím, củ hà, Để cho con lợn, con gà nó ăn…”
Cưới hỏi là một việc vô cùng hệ trọng trong cuộc đời của mỗi con người, vì thế ta vẫn thường nghe dân gian ta nhắc nhở:
33
“Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà Xong ba việc ấy mới ra con người”
Bài ca dao một phần nào đó phản ánh những nghi thức của tục cưới. Một trong những nghi thức không thể thiếu trong cưới hỏi đó là thách cưới với những đồ sính lễ. Nó như là những tiền đề cơ sở đảm bảo tính hợp pháp để hôn nhân thực hiện, bởi chỉ cần nhà gái đồng ý nhận sính lễ thì cho dù chưa có hôn thư thì chuyện hôn nhân xem như đã được xác định. Sính lễ như một sự thử thách với con trai, nhưng điều quan trọng nhất nó như là những thủ tục nghi lễ bắt buộc thể hiện bản sắc riêng, phong vị riêng của xứ sở nông nghiệp. Sính lễ cưới hỏi rất phong phú , đa dạng tùy theo điều kiện của từng vùng, từng nơi, nhưng đại để nó sẽ không thể thiếu được: trầu cau, rượu chè, gạo nếp, tiền cưới , gà, lợn, lụa là, vàng bạc... Số lượng sính lễ từ xưa không được dân gian ta xác định, nó được quy định theo từng thời kì lịch sử, phải xem xét đến địa vị xã hội, điều kiện kinh tế của từng gia đình. Tục thách cưới in đậm trong ca dao:
“Khâu rồi anh sẽ trả công, Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho.
Giúp em một thúng xôi vò, Một con lợn béo, một vò rượu tăm.
Giúp em đôi chiếu em nằm...”
Tục thách cưới tồn tại lâu đời trong tâm thức con người Việt Nam như một chiếc cầu nối tình cảm, đem đến những mối nhân duyên tốt đẹp cho con người, nhưng cũng có lúc nó như một đập chắn, ngăn cản hạnh phúc con người:
“Bạc thì trăm rưỡi, tiền chín mươi chum Lụa thì chín tấm cho dày
Trâu bò chín chục đuổi ngay vào làng Nếu không sắm để chớ vào làng làm chi...”
Đó có thể là những lời thách cưới của những gia đình giàu sang khi muốn làm khó những chàng trai nghèo khó lòng đáp ứng được. Tuy nhiên, Cao Huy Đỉnh cho rằng: Khi đọc những câu hát lấy lời cô dâu thách cưới chú rể hàng ngàn tấm lụa,
34
hàng trăm con lợn béo, hàng chục vò rượu tăm thì cũng không nên hi vọng đó là