7. Cấu trúc khóa luận
2.2.4 Thông tin đời sổng
Dạy học ca dao theo quan điểm tích hợp giúp học sinh nhận thấy các vấn đề của đời sống xã hội trong xã hội xưa. Ca dao diễn tả tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước... không chỉ là lời ca yêu thương tình nghĩa, ca dao còn là tiếng hát than thân cất lên từ cuộc đời xót xa, cay đắng của người Việt Nam, đặc biệt là của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn bị coi nhẹ, rẻ rúng, họ không được quyền quyết định trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã chà đạp lên quyền sống của họ, đàn ông được coi trọng, được quyền “năm thê bảy thiếp”, được nắm quyền hành ừong xã hội, trong khi đó phụ nữ chỉ là những cái bóng mờ nhạt, không được coi trọng. Họ phải cất lên tiếng nói của lòng mình:
“Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Tiếng nói đầy mặc cảm, cay đắng. Người phụ nữ ví mình như một tấm lụa được người ta bày bán giữa chợ. Thân phận họ cũng chỉ là vật giữa chợ đời bao người mua. Thân phận họ bé nhỏ và đáng thương quá đồi. Hai từ “thân em” cất lên sao xót xa, tội nghiệp. Xã hội lúc bấy giờ đâu cho họ được tự do lựa chọn, ngay từ lúc sinh ra, được là người họ đã bị xã hội định đoạt, bị cha mẹ gả bán, họ không có sự lựa chọn nào khác:
“Thân em như con cá rô thia Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu"
Không một lối thoát nào mở ra trước mắt, họ cảm thấy cuộc đời chỉ là kiếp nô lệ, bốn phía lưới giăng. Hình ảnh “Tấm lụa đào”, hay “con cá rô thia” trong hai câu ca dao trên là hình ảnh so sánh nghệ thuật. Hình ảnh này cho ta liên tưởng tới sự tàm thường, bé nhỏ của thân phận người phụ nữ: tấm lụa thì đem ra đổi bán, con cá rô thia thì được vùng vẫy đây nhưng chỉ trong chiếc ao tù. Hình ảnh con cá rô thia cho ta nghĩ đến người phụ nữ trong sự bủa vây của truyền thống, tập tục, quan niệm phong kiến bao đời hà khắc, đến hạnh phúc của mình cũng không được quyền quyết định:
“Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa
Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời...” Hay:
“Thân em như chổi đầu hè Phòng khi mưa gió đi về chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi người hàng xóm có chân thì chùi”
Ở lĩnh vực nào người phụ nữ xưa cũng không được quyền hanh phúc. Cuộc sống không có tự do, tình yêu không được công nhận, hôn nhân không được định đoạt, quan hệ vợ chồng không được tôn trọng... Ở mặt nào họ cũng bị vùi dập xô đẩy, cũng không được quyền lên tiếng lựa chọn. Đến cả sự tỏ bày tình yêu cũng vô cùng tội nghiệp:
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen Không tin bóc vỏ mà xem Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi”
Ta có thể cảm nhận được bao nỗi xót xa của người phụ nữ khi cất lên những
lời ca ấy. Không phải người phụ nữ không ý thức được vẻ đẹp và phẩm giá đáng quý của mình. Họ luôn ví mình với “tấm lụa đào”, “giếng nước trong”...nhưng những phẩm chất ấy đâu có được xã hội , người đời biết đến và coi trọng. Có thể
nói, sự bất hạnh ấy của người phụ nữ trong xã hội xưa là một hằng số chung, ở tất cả các vùng miền.
Khi còn nhỏ, sống trong gia đình, người thiếu nữ đã phải chịu sự bất công của quan niệm “trọng nam khinh nữ”. Khi đi lấy chồng, họ còn chịu thêm trăm điều cay cực. Quan niệm “xuất giá tòng phu”, “lấy chồng làm ma nhà chồng” đã khiến bao người phụ nữ xa quê phải ngậm ngùi nuốt đắng cay, thấm thìa nồi buồn, nhớ khi nghĩ về quê mẹ
Nhớ nhà nhớ mẹ mà không được về, những người đi làm dâu còn phải chịu sự đày đoạ của gia đình nhà chồng, đặc biệt là mẹ chồng. Trong chế độ cũ, những người mẹ chồng xưa kia thường là “nỗi kinh hoàng” của những nàng dâu vì xã hội phog kiến với quan niệm hôn nhân gả bán cho phép người ta “mua” vợ cho con khác nào mua người làm không công, trả cái nợ đồng lần mà chính người mẹ chồng trước đây phải gánh chịu:
“Tiếng đồn cha mẹ anh hiền Cắn cơm không vỡ cắn tiền vỡ tan”
“Trách cha, trách mẹ nhà chàng Cầm cân chẳng biết là vàng hay thau
Thực vàng chẳng phải thau đâu Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng.”
Những tâm tư của người phụ nữ được họ nhắn nhủ thông qua những lời ca dao than thân trách móc u sầu, bởi lẽ họ chỉ là những tiếng nói không trọng lượng trong cái xã hội phong kiến suy tàn.
Trong xã hội xưa, tình yêu của các đôi nam nữ không được tự do, dân chủ như bây giờ mà nó còn phụ thuộc vào rất nhiều những quan niệm xã hội. Chẳng hạn trong bài ca dao:
“Trèo lên cây khế nửa ngày, Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng. Mình đi có nhớ ta chăng?
Ta như sao vượt chờ Trăng giữa trời”
Bài ca thể hiện chân thực và cảm động một tâm trạng phổ biến trong tình yêu của người bình dân xưa: chua xót, tủi buồn cho tình duyên trắc trở; đồng thời bài ca cũng man mác một giọng điệu than thở, tủi hờn cho thân phận. Đại từ phiếm chỉ “ai” ở đây mang ý nghĩa khá rộng. Có thể là con người cụ thể nào đó, mà cũng có thể là những ngăn trở vô hình nhưng rất khó vượt qua như quan niệm môn đăng hộ đối, như định kiến phân biệt sang hèn, giàu nghèo trong xã hội... Nhưng dù là gì chăng nữa thì nó cũng là trở lực đáng sợ đối với những đôi lứa đang yêu, muốn tiến tới hồn nhân, Nó là nguyên nhân dẫn đến sự dở dang hoặc tan vỡ của những cuộc tình.
Thông qua ca dao, chúng ta có thể cảm nhận được những nét tâm tư, tình cảm của con người trong xã hội xưa, hiểu được môi trường diễn xướng, hoàn cảnh sinh hoạt của nhân dân lao động. Bên cạnh mảng ca dao trữ tình, ca dao hài hước cũng phản chiếu một khía cạnh khác trong tâm hồn của người bình dân ngày xưa, chứa đựng tinh thần lạc quan, sức sống mạnh mẽ và tinh thần phản kháng của nhân dân. Không những thế, tiếng cười trong ca dao cũng chính là những uất ức bất bình , những thái độ ứng xử , điều chỉnh hành vi , hướng tới một cuộc sống tốt đẹp công bằng hơn. Ca dao hài hước chứa đựng cái nhìn, thái độ, tình cảm của người bình dân trước các hiện tượng đời sống, mối quan hệ tình cảm giữa người với người
Ca dao hài hước còn mang theo những suy ngẫm về thực trạng xã hội phong kiến vốn dành ưu ái đặc quyền cho nam giới, v ẫ n là mô típ làm trai cho đáng nên trai nhưng không phải là lời ca ngợi vào khả năng “vá trời lấp bể” mà chỉ là:
“Làm trai cho đáng sức trai
Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng”
Trong ca dao không chỉ có tiếng cười chế giễu mà còn bao tiếng cười đàm ấm tình thương yêu gắn bó với nhau. Người bình dân biết cười đời và cũng biết cách cường điệu phóng đại những tật xấu của mình để tự cười mình. Không phải là tiếng cười thiên lệch dành cho nam giới mà cả giới nữ cũng có nhiều cái đáng cười. Điểm đặc biệt là tất cả những sự lệch chuẩn ấy đã thành cái đáng yêu trong một gia đình hanh phúc:
“Lỗ mũi em mười tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho
Đêm nằm thì ngáy o o...
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà Đi chợ thì hay ăn quà
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm Trên đầu những rác cùng rơm Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu!”
Chắc không người phụ nữ nào lại tự lôi ra tất cả những “thói hư tật xấu” của mình đầy đủ đến thế với một cách nói phóng đại tô đậm những cái ngược hoàn toàn với chuẩn mực “Công - Dung - Ngôn - Hạnh” phong kiến. Không hề gò mình ép khuôn vào một cách sống giả tạo gò bó, điều mong muốn của người bình dân là có một gia đình hạnh phúc, một sự thông cảm chia sẻ trong đời sống vợ chồng. Điệp khúc chồng yêu chồng bảo... không hề che giấu niềm tự hào có một người chồng tuyệt vời. Người chồng yêu vợ như thế quả là hiếm có trong một xã hội vốn khắt khe với những chuẩn mực nặng nề, những qui tắc cứng nhắc . Không những thế, đó chính là sự điều chỉnh hành vi của người bình dân bởi lẽ không người phụ nữ nào lại muốn giữ những nét xấu trong mắt chồng. Cười vui là thế nhưng cũng có ý nghĩa cảnh tỉnh nhẹ nhàng cho việc giữ gìn hạnh phúc.
Tiếng cười dân gian trong ca dao quả thật đã chứa đựng nghệ thuật sống của người bình dân ngày xưa. Tiếng cười ấy phản chiếu tinh thần của những người lao động luôn biết vượt lên hoàn cảnh, những bất công ngang trái, những khó khăn thực tại để lạc quan yêu đời. Tiếng cười ấy là sức sống tâm hồn khoẻ khoắn của những con người luôn ý thức giá trị bản thân, luôn mong muốn cuộc sống tốt đẹp công bằng.
Chương 3.THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM