Văn bản thực nghiệm

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp dạy học ca dao trong ngữ văn 10 theo quan điểm tích hợp (Trang 51)

7. Cấu trúc khóa luận

3.2 Văn bản thực nghiệm

- Thực nghiệm hai chùm bài ca dao trong SGK Ngữ văn 10

Vận dụng các phương pháp dạy học tích hợp vào việc thực nghiệm chùm bài: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa và chùm bài ca dao: Ca dao hài hước của SGK Ngữ văn 10 tập 1 (NXB Giáo dục, 2006- Chương trình chuẩn)

Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa gồm 6 bài, khi được giảng dạy giúp học sinh cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến qua nghệ thuật đậm màu sắc dân gian của ca dao. Đồng thời, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.

Ca dao hài hước gồm 4 bài, giúp học sinh cảm nhận được tiếng cười lạc quan ữong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều vất vả, lo toan.

- Trong chương trình Ngữ văn 10 có hai chùm bài ca dao mà luận văn tìm hiểu nhằm phát huy việc dạy học theo hướng tích hợp. Hướng dạy hai chùm bài ca dao này là hướng dẫn học sinh tìm hiểu từng bài ca dao về nội dung ý nghĩa, về đặc trưng riêng về thể thơ, kết cấu, ngôn ngữ, hình ảnh... Và để hiểu đúng, hiểu sâu từng bài ta nên đặt nó vào hệ thống những bài ca dao tương tự và đặt nó trong môi trường diễn xướng.

- Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp nhằm tiếp cận, khám phá ca dao

trên hai mặt: yếu tố thi pháp trong văn bản ngôn từ và các yếu tố nằm ngoài văn

bản. Việc vận dụng các phương pháp dạy học tích hợp vào trong bài dạy giúp khắc

phục những lối dạy cũ, tiếp cận cũ, chỉ phân tích ca dao trên bề mặt văn bản vẫn tồn tại bấy lâu.

Thực hiện những nguyên tắc trên, tôi tiến hành xây dựng bản thiết kế thực

nghiệm dạy học bài: “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” và bài: “Ca dao

hài hước.”

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp dạy học ca dao trong ngữ văn 10 theo quan điểm tích hợp (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)