1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết bướm trắng của nhất linh

70 935 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 541,37 KB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, khóa luận “Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh” là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của nhữ

Trang 1

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2011

Tác giả khóa luận

Hà Thị Tuyết Nhung

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, khóa luận “Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh” là đề tài nghiên cứu của

riêng tôi, có tham khảo ý kiến của những người đi trước, dưới sự giúp đỡ khoa học của Thạc sĩ Vũ Văn Ký Khóa luận không sao chép từ một công trình có sẵn nào

Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2011

Tác giả khóa luận

Hà Thị Tuyết Nhung

Trang 3

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Mục lục

Mở đầu 5

1 Lí do chọn đề tài 5

2 Lịch sử vấn đề 6

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Đóng góp của khóa luận 8

7 Bố cục khóa luận 8

Nội dung 10

Chương 1: Những vấn đề chung 10

1.1 Tổ chức Tự lực Văn đoàn – Lịch sử hình thành và phát triển 10

1.1.1 Tổ chức Tự lực Văn đoàn 10

1.1.2 Tôn chỉ, mục đích sáng tác và cơ quan ngôn luận của Tự lực Văn đoàn 11

1.1.3 Vai trò của Tự lực Văn đoàn trong cuộc cách tân Văn học 13

1.2 Nhất Linh và vị trí của Nhất Linh trong Tự lực Văn đoàn 14

1.2.1 Tác giả Nhất Linh 14

1.2.2 Vị trí của Nhất Linh trong Tự lực Văn đoàn 16

1.3 Vấn đề miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn 17

Trang 4

1.3.1 Nhân vật và vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực Văn

đoàn 17

1.3.2 Vai trò miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết 20

Chương 2: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh 22

2.1 Giới thiệu tiểu thuyết Bướm trắng 22

2.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong Bướm trắng 24

2.2.1 Nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện 24

2.2.1.1 Tình huống truyện tạo bi kịch tâm lí nhân vật 25

2.2.1.2 Không gian nghệ thuật 27

2.2.1.3 Thời gian nghệ thuật 32

2.2.2 Nghệ thuật đối thoại 38

2.2.2.1 Đối thoại mang tính chất ám chỉ của nhân vật 39

2.2.2.2 Đối thoại qua cử chỉ, hành động của nhân vật 44

2.2.2.3 Đối thoại mang tính chất độc thoại của nhân vật 47

2.2.3 Nghệ thuật độc thoại 52

2.2.3.1 Độc thoại nội tâm qua hình thức viết thư 53

2.2.3.2 Độc thoại nội tâm kết hợp miêu tả và kể 56

2.2.3.3 Độc thoại nội tâm qua miêu tả thế giới cảm giác 63

Kết luận 68

Tài liệu tham khảo 70

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Tự lực Văn đoàn có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại Việt Nam, đặc biệt ở giai đoạn 1930–1945 Vì vậy, khi nghiên cứu văn học không thể bỏ qua hiện tượng văn học này Có thể nói, Tự lực Văn đoàn là một tổ chức sáng tác đi tiên phong trong trào lưu hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX

Nhất Linh là nhà văn lớn, đồng thời được đội ngũ nhà văn trong nhóm xem là linh hồn của Tự lực Văn đoàn Ông là người tham gia sáng lập Tự lực Văn đoàn (1933), đồng thời cũng là cây bút sáng giá nhất của nhóm Văn phẩm của ông bao gồm truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, thành

công hơn cả là thể loại tiểu thuyết “Trong vòng tám năm 1932 – 1940 Tự lực Văn đoàn chiếm ưu thế tuyệt đối trên văn đoàn công khai sách báo, vừa đẹp nhất vừa bán chạy nhất, có ảnh hưởng nhất định trong giới tri thức tư sản và tiểu tư sản thành thị điều đó không ai phủ nhận đứng đầu là Nhất Linh” [3, 365] Nhất Linh luôn có ý thức đấu tranh bằng văn nghệ cho

những quan điểm xã hội của mình với lối viết ngắn gọn, giản dị, chắt lọc đặc biệt ở nghệ thuật miêu tả nhân vật Ông tập trung đi vào khám phá

chiều sâu tâm hồn nhân vật với nhiều biến cố phức tạp tiêu biểu là Bướm

trắng (1940) Hà Minh Đức nhận xét: “Bướm trắng là một tác phẩm gây

ấn tượng về mặt nghệ thuật của Nhất Linh, với nghệ thuật miêu tả tâm lí sắc sảo, tác giả xây dựng được một nhân vật có nội tâm phức tạp và phù hợp góp phần hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam” [3, 191] Chúng ta khẳng

định rằng Bướm trắng ra đời, đã đánh dấu một chặng đường phát triển tài

Trang 6

năng của Nhất Linh Nó kịp thời phản ánh chân thật bộ phận thanh niên trí thức tiểu tư sản rơi vào bi kịch vòng xoáy của những tâm trạng giả dối và chân thật, ích kỉ và nhân hậu, phóng đãng và tự trọng, thấp hèn và cao thượng, tất cả mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật

Nhất Linh là nhà văn có vai trò trụ cột của tổ chức Tự lực Văn đoàn sáng tác của ông có sức chi phối và ảnh hưởng sâu sắc đến sáng tác của tổ

chức Mặt khác Bướm trắng được Nhất Linh viết ở giai đoạn thoái trào của

xu hướng tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn Đây là tác phẩm gây nhiều tranh cãi

về nội dung tư tưởng, nhưng lại được coi là tiểu thuyết thành công về nghệ

thuật của nhà văn Nghiên cứu, tìm hiểu Bướm trắng hẳn sẽ đem lại nhiều

bổ ích và lí thú

Với những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghệ thuật miêu tả

tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh”

2 Lịch sử vấn đề

Hơn nửa thế kỉ qua, tiểu thuyết của Nhất Linh được các nhà phê bình nghiên cứu khá nhiều Việc đánh giá Tự lực Văn đoàn, cũng như nghiên cứu tiểu thuyết của Nhất Linh có nhiều diễn biến phức tạp, mỗi một thời kì

có những đánh giá khác nhau Tiểu thuyết Bướm trắng đã đánh dấu thành

công của Nhất Linh ở giai đoạn chuyển từ tiểu thuyết luận đề sang tiểu thuyết tâm lí đã từng làm tốn nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu

Thứ nhất, những ý kiến phản đối tư tưởng của truyện Trong công

trình nghiên cứu của Trương Chính, ông nhận xét: “Bướm trắng là cuốn

tiểu thuyết của Nhất Linh bị các nhà phê bình chê nhiều nhất Tiểu thuyết của Tự lực Văn đoàn vốn đã bệnh tật nên càng mau chóng bộc lộ chủ nghĩa

cá nhân, hưởng lạc, ích kỉ, thậm chí điên loạn, đồi bại …có thể nói đó là

Trang 7

cuốn tiểu thuyết vô luân lí, phi luân lí như chúng ta thường gặp trong văn chương Pháp Nhất Linh phân tích tâm lí một con bệnh” [3, 522-523]

Thứ hai, bên cạnh những ý kiến phản đối với cái nhìn phiến diện về

Bướm trắng còn có những ý kiến thể hiện quan điểm nhìn nhận, đánh giá

khách quan hơn Trong lời giới thiệu Bướm trắng của Nhất Linh,Hà Minh

Đức ghi nhận đóng góp của Nhất Linh về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân

vật Tác giả khẳng định: “Miêu tả nhân vật Trương, Nhất Linh đã vận dụng nhiều hình thức miêu tả trực tiếp, gián tiếp, nhật kí, thư từ, đối thoại, độc thoại nội tâm Có thể nói Nhất Linh thành công nhiều trong phân tích tâm

lí nhân vật (…) với khả năng phân tích tâm lí uyển chuyển sắc sảo đã góp phần quan trọng vào nghệ thuật miêu tả tâm lí của Nhất Linh” [3, 243]

Như vậy, dù không có nhiều công trình nghiên cứu riêng về Bướm

trắng, nhưng một số tác giả khi bàn về Tự lực Văn đoàn, về sự nghiệp văn

học của Nhất Linh cũng đã quan tâm đến một số vấn đề của tiểu thuyết

Bướm trắng

Kế thừa những ý kiến có tính chất gợi ý, định hướng của người đi

trước, chúng tôi tiếp tục đi sâu tìm hiểu “Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân

vật trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh”

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài hướng tới các mục đích và nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của ngòi bút Nhất

Linh qua tác phẩm Bướm trắng

- Thấy được cái hay, nét độc đáo của tiểu thuyết tâm lí, so sánh với tiểu thuyết luận đề

Trang 8

- Từ đó, ghi nhận đóng góp của Nhất Linh trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và đóng góp của ông đối với quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài chủ yếu đi sâu khai thác “Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân

vật trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh”

4.2 Phạm vi đề tài

Đề tài giới hạn trong tiểu thuyết Bướm trắng của nhà văn Nhất Linh,

trong đó, tập trung vào vấn đề nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

Tuy nhiên, để có được cái nhìn khách quan và đánh giá thỏa đáng

chúng tôi có sự so sánh với một số tác phẩm khác như: Đôi bạn, Nắng thu của Nhất Linh, Đẹp của Khái Hưng

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích

Phương pháp so sánh

Phương pháp tổng hợp

6 Đóng góp của đề tài

Khóa luận góp phần làm rõ nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong

tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh Đồng thời là một tư liệu tham khảo

thiết thực trong việc tìm hiểu tiểu thuyết Nhất Linh

Trang 9

Chương I: Những vấn đề chung Chương II: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu

thuyết Bướm trắng của Nhất Linh

Phần kết luận

Ngoài ra khóa luận còn có mục lục, tài liệu tham khảo

Trang 10

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Tổ chức Tự lực Văn đoàn – lịch sử hình thành và phát triển

1.1.1 Tổ chức Tự lực Văn đoàn

Tự lực Văn đoàn là một tổ chức văn học do Nhất Linh sáng lập (1933) Tổ chức này có tám thành viên chính thức là: Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng (Trần Khánh Dư), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Vinh), Trần Tiêu, Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ), Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu) Ngoài ra còn có đội ngũ cộng tác viên đông đảo, trong đó có những văn nghệ sĩ nổi tiếng đương thời như: Đoàn Phú Tứ, Huy Cận, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân… Ba cây bút chủ đạo của Tự lực Văn đoàn là Nhất Linh, Khái Hưng

và Hoàng Đạo

Sự ra đời của Tự lực Văn đoàn chịu ảnh hưởng lớn của lịch sử xã hội Xã hội Việt Nam những năm 1930–1945, là xã hội thực dân phong kiến tối tăm nhiều biến động Thực dân Pháp đô hộ và tiến hành nhiều chính sách đàn áp, trên tất cả các mặt Chúng thẳng tay kìm kẹp cuộc sống của nhân dân Năm 1930, Đảng cộng sản Việt nam ra đời, đã lãnh đạo toàn dân tộc giành tự do Chính sách văn hóa của thực dân đã ảnh hưởng mạnh

mẽ tới xã hội Việt Nam, nó cũng tạo ra những thay đổi về mặt văn hóa, ý thức hệ tư sản đã có mặt và ngày càng phát huy ảnh hưởng đến đời sống tinh thần xã hội Quá trình đô thị hóa làm xuất hiện một bộ phận công chúng mới, công chúng thị dân, với quan niệm thẩm mĩ hoàn toàn khác

Trang 11

Đời sống tinh thần chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa và văn học phương Tây

Văn học Việt Nam giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của lịch

sử Văn học 1930-1945 phát triển mau lẹ và phân chia thành nhiều bộ phận,

xu hướng khác nhau Sự xuất hiện của các bộ phận văn học, trào lưu văn học, làm cho nền văn học giai đoạn này phong phú và đa dạng Tự lực Văn đoàn ra đời trong hoàn cảnh đó

1.1.2 Tôn chỉ, mục đích sáng tác và cơ quan ngôn luận của Tự lực

Văn đoàn

Tự lực Văn đoàn là tổ chức văn học có tôn chỉ, mục đích hoạt động mang tính tự giác Tôn chỉ của Tự lực Văn đoàn có mười điểm, trong đó có những điểm rất quan trọng:

- Đề cao ý thức làm giàu cho văn sản nước nhà (Điều 1)

- Tôn trọng tự do cá nhân, chú ý cái mới, sự tươi trẻ lòng yêu đời (Điều 5)

- Ca tụng những nét hay vẻ đẹp của nước, quan tâm tới bình dân, chủ nghĩa bình dân, tính cách bình dân của văn chương (Điều 6)

Như vậy, Tự lực Văn đoàn đã chủ trương đổi mới cả nội dung và hình thức

Mục đích sáng tác của Tự lực Văn đoàn chịu ảnh hưởng của quy luật vận động lịch sử xã hội Trong khoảng hơn mười năm phát triển, Tự lực Văn đoàn muốn thoát li như một khuynh hướng văn chương lãng mạn

Tự lực Văn đoàn ra đời mong muốn góp phần phát triển tư tưởng văn hóa, văn nghệ Xã hội Việt Nam trong thời khắc còn mang tính quẩn quanh, đan xen nhiều tư tưởng giữa Nho giáo và Phật giáo, giữa duy tâm và

Trang 12

duy vật Một mặt xã hội lúc này nổi lên một bộ phận công chúng bị tha hóa chạy theo lối sống xa hoa của nền văn minh Âu hóa Văn chương Tự lực Văn đoàn phát huy hiệu quả, tiến công vào tư tưởng lạc hậu, trói buộc con người, phê phán những kẻ giàu mà thiếu văn hóa Tự lực Văn đoàn khao khát đổi thay và cách tân thực trạng những hoàn cảnh sống trì trệ của xã hội Việt Nam

Đóng góp và xây dựng mục đích sáng tác đó là đội ngũ những người viết, người đọc, thuộc thế hệ mới đã trực tiếp sáng tạo và góp sức xây dựng Văn đoàn Những cây bút như Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam đều là trí thức Tây học, có tư tưởng tiến bộ Mong muốn xây dựng cho nước nhà một nền văn chương có bản sắc dân tộc, thiết tha với dân chủ, bình đẳng, chuộng tự do trong buổi đầu hăm hở xây dựng văn nghiệp của dân tộc

Cơ quan ngôn luận của Tự lực Văn đoàn là hai tờ báo Phong hóa, Ngày nay Tự lực Văn đoàn còn có nhà xuất bản riêng – nhà xuất bản Đời nay Báo chí và nhà xuất bản của Tự lực Văn đoàn sẽ là nơi in ấn các sáng tác của tổ chức, là nơi đăng tải các ý kiến, trao đổi tranh luận về sáng tác

Có thể nói, trước Cách mạng tháng Tám chưa có tổ chức văn học nào lại hoạt động mang tính chuyên nghiệp, chặt chẽ, khoa học như Tự lực Văn đoàn

Tự lực Văn đoàn là tổ chức văn học đầu tiên và duy nhất giai đoạn 1930-1945 có tôn chỉ sáng tác Tuy còn nhiều hạn chế, thiếu sót, nhưng Tự lực Văn đoàn khẳng định năng lực và khát vọng cống hiến cho nền văn học Việt Nam Thông qua cơ quan ngôn luận tờ Phong hóa, Ngày nay, tiếng nói của Tự lực Văn đoàn được đông đảo bạn đọc đón nhận Tất cả những điều

Trang 13

đó khẳng định vị trí của Văn đoàn trong tiến trình lịch sử văn học nước nhà

1.1.3 Vai trò của Tự lực Văn đoàn trong cuộc cách tân văn học

Ra đời trong hoàn cảnh lich sử đầy biến động, nền văn học lúc này chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, Tự lực Văn đoàn xuất hiện với mục đích, tôn chỉ và cơ quan ngôn luận rõ ràng, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhóm.Với những tác phẩm dễ hiểu, gần gũi phản ánh tư tưởng của các thành viên trong Tự lực Văn đoàn, đã khẳng định sự độc đáo về nội dung, tư tưởng so với thơ văn cũ

Vai trò của Tự lực Văn đoàn trong cuộc cách tân văn học được thể hiện qua nhiều góc độ Thứ nhất là cổ vũ phong trào thơ mới qua tờ Phong hóa, Ngày nay

Thứ hai, Tự lực Văn đoàn có vai trò bồi dưỡng mầm non văn học, đã

cổ vũ thơ mới, phát hiện và ươm mầm cho những tài năng Nhờ sự nâng đỡ của Tự lực Văn đoàn, nhiều tài năng được phát hiện như Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tứ, Tế Hanh…

Thứ ba, Tự lực Văn đoàn có công trong việc cách tân văn học, đã loại bỏ những câu văn biền ngẫu ngự trị trong văn chương một thời, để tạo

ra những câu văn trẻ trung, mềm mại, nhưng vẫn giữ nét văn hóa dân tộc

Tự lực Văn đoàn còn tổ chức thi sáng tác để phát hiện hiện tài năng

do hai tờ báo Ngày nay và Phong hóa đảm nhiệm Trong mười năm tồn tại

Tự lực Văn đoàn đã ba lần tổ chức thi sáng tác và trao giải vào các năm

1935, 1937, 1939

Vai trò của Tự lực Văn đoàn còn thể hiện ở những đóng góp cho lí luận, phê bình văn học Những bài giới thiệu phê bình, tranh luận về nghệ

Trang 14

thuật của Khái Hưng, Nhất Linh, đã góp phần đặt nền móng cho ngành lí luận, phê bình văn học hiện đại

Tự lực Văn đoàn không phải nhóm duy nhất, nhưng lại là nhóm quan trọng trong việc cách tân văn học hiện đại Có thể nói, Tự lực Văn đoàn là một hiện tượng văn học trải qua nhiều biến động, tới nay chúng ta không thể không công nhận những giá trị mà Tự lực Văn đoàn đóng góp cho nền văn học Việt Nam Một thực tế khách quan, cũng như khoa học đã chứng minh, đó là Tự lực Văn đoàn có công trong việc phát triển văn xuôi hiện đại và thơ mới

1.2 Nhất Linh và vị trí của Nhất Linh trong Tự lực Văn đoàn

1.2.1 Tác giả Nhất Linh

Trong văn đàn văn học Việt Nam 1930-1945, bên cạnh những tài năng văn chương lớn, Nhất Linh là ngôi sao sáng của Tự lực Văn đoàn Hà Minh Đức cho rằng, Nhất Linh là “linh hồn” của Tự lực Văn đoàn Chính tài năng của ông đã làm sáng lên ánh hào quang nghệ thuật của cả nhóm

Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tường Tam Ông xuất thân trong một gia đình công chức gốc Nho học ở Cẩm Giàng, Hải Dương Cha ông mất trong một chuyến đi công cán ở Lào khi Nhất Linh 12 tuổi Do hoàn cảnh gia đình lâm vào khó khăn, con đường học tập của Nhất Linh bị gián đoạn Nhưng chính nhờ trí thông minh và tài năng thiên bẩm Nhất Linh đã thành công trên con đường sáng tạo nghệ thuật

Nhất Linh biết làm thơ từ lúc 6 tuổi Sau khi đỗ đạt nhiều bằng và trải qua nhiều nghề, năm 1927 ông đậu bằng cử nhân khoa học tại Pháp và

từ 1930 Nhất Linh dạy học ở trường tư thục Thăng Long

Trang 15

Đến với văn chương, Nhất Linh kí tên với nhiều bút danh khác nhau như Bảo Sơn, Đông Sơn, Tân Việt Bút danh Nhất Linh được ông dùng khi

bước vào tuổi “tam thập nhi lập”

Cùng với văn chương, Nhất Linh còn tham gia hoạt động chính trị Năm 1940, khi Tự lực Văn đoàn bước vào thời kì thoái trào cũng là lúc Nhất Linh ngừng sáng tác và rẽ sang con đường chính trị Quá trình hoạt động chính trị của Nhất Linh cũng phức tạp và gây nhiều tranh cãi Ở đây, chúng tôi xin không đi sâu vào lĩnh vực này trong cuộc đời của Nhất Linh

Nhất Linh là tiểu thuyết gia có khuynh hướng cải cách Những tiểu

thuyết có giá trị của ông chủ yếu sáng tác trong khoảng 1930-1942 Bướm

trắng là tác phẩm đánh dấu tài năng của Nhất Linh ở thể loại tiểu thuyết

tâm lí Ở giai đoạn này Nhất Linh được nhiều người biết đến với niềm say

mê, hào hứng bởi sáng tác của ông phù hợp với tâm lí bạn đọc, đặc biệt những vấn đề có tính chất cải cách giải phóng con người thoát khỏi cái xưa

cũ lạc hậu Tiêu biểu cho nội dung ấy còn được thể hiện trong cuốn tiểu

thuyết nổi tiếng Đoạn tuyệt “Có thể nói Đoạn tuyệt là tác phẩm tiêu biểu

của Nhất Linh (…) là bản tuyên ngôn đầy đủ của nhóm về vấn đề mới cũ”

[3, 532] Giá trị của nó là vấn đề xung đột giữa cái mới và cái cũ Trong khi cái cũ không còn phù hợp nữa, vấn đề đặt ra là sự hạn chế của Nho giáo,

Vu Gia nhận xét: “Nguyễn Tường Tam tức Nhất Linh viết văn hay là có óc

tổ chức, có nhiều óc sáng tạo” [3, 29]

Tóm lại, Nhất Linh là nhà tiểu thuyết có tài, có công trong việc hiện đại hóa nền văn học hiện đại Việt Nam

Trang 16

1.2.2 Vị trí của Nhất Linh trong Tự lực Văn đoàn

Là người có tài, tiếp thu nền tri thức văn học phương Tây, sau khi về nước Nhất Linh cùng với một số người như Khái Hưng, Hoàng Đạo tham gia sáng lập Tự lực Văn đoàn

Vị trí của Nhất Linh trong Tự lực Văn đoàn được thể hiện ở vai trò

chủ soái, nói như Bạch Năng Thi: “Các nhà văn nhóm này học hỏi nhiều ở phương Tây…họ chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nhất Linh người đứng đầu nhóm cho nên có thể nói những ưu điểm của Tự lực Văn đoàn về cách xây dựng tác phẩm, sáng tạo nhân vật ( ) hành văn đấy cũng là ưu điểm của Nhất Linh” [3, 505]

Trong văn học dân tộc, Nhất Linh là người khởi xướng nâng đỡ và dìu dắt trào lưu tiến bộ Mười bốn năm hoạt động văn chương, tám năm lãnh đạo Tự lực Văn đoàn, Nhất Linh có tới chục bộ tiểu thuyết, 20 truyện, sáng tác nhiều thể loại, viết báo, làm thơ, truyện ngắn, truyện dài

Các sáng tác có giá trị của Nhất Linh xuất hiện đều qua các giai

đoạn: Đoạn tuyệt (1934), Gánh hàng hoa (1934) viết chung với Khái Hưng, Đôi bạn (1939), Bướm trắng (1940) Những tập truyện ngắn như

Tối tăm (1936), Anh phải sống (1939)…

Nhất Linh là nhà văn có tư tưởng riêng, ông chọn lựa những hiện tượng của đời sống, luận đề hóa và giải quyết theo hướng riêng của mình Trên một số vấn đề về đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, Nhất Linh đã thể hiện có sức thuyết phục

Xu hướng bình dân của Nhất Linh một phần do tác động, ảnh hưởng của phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương dưới sự lãnh đạo của Đảng, mặt khác còn xuất phát từ sự trung thành với tôn chỉ, mục đích sáng tác của

Trang 17

tổ chức Tự lực Văn đoàn Điều đánh chú ý ở Nhất Linh là xu hướng ấy được ông thể hiện một cách chân thành, đầy tâm huyết Tiêu biểu cho xu

hướng ấy là truyện ngắn Nghèo trong tập Thế rồi một buổi chiều, hay các truyện Đầu đường xó chợ, Anh phải sống Nhà văn đã bày tỏ sâu sắc tư

tưởng đồng cảm của mình với những con người nghèo khổ trong xã hội

Đóng góp nghệ thuật của Nhất Linh không hề nhỏ, văn Nhất Linh có

nhiều chất triết lí nhưng không khô khan Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Giọng

văn của Nhất Linh là lối hành văn thi vị, thi vị ở ý mà ít ở lời” (Lược thảo

lịch sử văn học Việt Nam) Nhất Linh còn đi sâu vào mâu thuẫn trong tâm

hồn, với tấn bi kịch tinh thần của nhân vật Điều đó thấy rõ trong Bướm

trắng, tác phẩm đánh dấu tài năng nghệ thuật của ông Cũng theo Đỗ Đức

Hiểu: “Nhất Linh là nhà tiểu thuyết đã góp phần vào công cuộc hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX Mỗi tác phẩm của ông ra đời

là một mốc mới trong nghệ thuật viết tiểu thuyết Bướm trắng là một thành

tựu mới trong sự nghiệp văn chương của Nhất Linh” [5, 70]

Như vậy, tham gia Tự lực Văn đoàn với vai trò là trụ cột, Nhất Linh

cố gắng nỗ lực không ngừng cùng với tài năng của mình, ông có ảnh hưởng không nhỏ tới các thành viên trong nhóm Có thể nói Nhất Linh là mũi tên chỉ hướng cho Tự lực Văn đoàn phát triển

1.3 Vấn đề miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết

1.3.1 Nhân vật và vai trò của nhân vật trong Tự lực Văn đoàn

Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,

Nguyễn Khắc Phi, định nghĩa như sau về nhân vật: “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người trong đời sống Nhân vật được miêu tả qua các biến cố xung đột mâu

Trang 18

thuẫn và mọi chi tiết các loại, đó là mâu thuẫn nội tâm của nhân vật Mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật kia, với tuyến nhân vật này với nhân vật khác…[ 11, 235 – 236 ]

Trong phạm vi bài viết, chúng tôi không thể tìm hiểu kĩ đặc điểm của nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn Tuy nhiên thống kê các tác phẩm của Nhất Linh và Khái Hưng, thì nhân vật hiện lên mang đầy đủ những mẫu thuẫn, xung đột cá nhân với xã hội Nhân vật trong các tác phẩm của Tự lực Văn đoàn không đông đúc, thường trong tác phẩm ít nhân vật, nhân vật phụ ít nhưng chủ yếu tập trung làm nổi bật nhân vật chính và phục vụ đắc lực cho nội dung tác phẩm

Đặc điểm đầu tiên ta thấy trong tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn là hình tượng nhân vật người phụ nữ Đó là những cô gái trẻ trung đầy nhiệt huyết nhưng gặp phải tình duyên trắc trở, số phận nghiệt ngã đôi khi bị cuốn theo

vòng xoáy cuộc đời Các tác phẩm như Đoạn tuyệt, nhân vật Loan, Lạnh

lùng với nhân vật Nhung, hay Thoát li với nhân vật Hồng, tất cả đều gặp

những hoàn cảnh cá nhân khác nhau Nếu như Loan không dám lấy chồng,

ở vậy để giữ “tiết hạnh khả phong”, thì Hồng trong Thoát li lại khao khát

một cuộc sống tự do, một tình yêu chân thật, nhưng vì người đời ghẻ độc,

Thân với Loan trong Đoạn tuyệt lấy nhau không vì tình yêu, cuối cùng

Loan đã hành động thoát khỏi cuộc sống đó Cặp đôi Dũng và Ni cô trong

Trang 19

Thế rồi một buổi chiều, nhờ tình yêu của Dũng đã giúp Ni cô làm nên một

cuộc vượt ngục tâm hồn, sống lại chính mình với trái tim sau bao năm đóng

khép Cặp đôi Lan Ngọc trong Hồn bướm mơ tiên lại là cặp đôi lí tưởng ca

ngợi tình yêu đẹp, một tình yêu trong mộng tưởng, vượt lễ giáo

Nhân vật trong các tác phẩm của Thạch Lam, Hoàng Đạo xuất hiện hình ảnh người lao động nghèo khổ Trong giai đoạn lịch sử giao thời Tây, Tàu lẫn lộn, nông dân sống trong cảnh bùn lầy nước đọng, Thạch Lam

hướng về người nghèo với niềm thương cảm qua các truyện Nhà mẹ Lê,

Đói, Một cơn giận Thạch Lam đi sâu vào bi kịch nhân sinh, có sức ám ảnh

không dứt, ông xứng đáng là cây bút hiện thực trữ tình Theo Thạch Lam:

“Trong người ta cái xấu và cái tốt lẫn lộn, mà thiên chức của nhà văn phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có những công bằng nhiều yêu thương”

[7, 31]

Nhân vật trong Tự lực Văn đoàn đã đóng góp không nhỏ trong việc truyền tải tư tưởng của tác giả, đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết Trong tiểu thuyết luận đề, nhân vật là những con người hành động, họ tìm ra lối thoát khẳng định cái tôi cá nhân trong khát vọng tình yêu và cuộc sống tự do

chống lễ giáo phong kiến Nửa chừng xuân, Thoát li, Thừa tự đã phản

ánh không khí bế tắc ngột ngạt của đại gia đình phong kiến với những tranh giành ích kỉ, với những âm mưu tính toán ẩn dưới vẻ bề ngoài quyền quý

Nhân vật còn có tác dụng phản ánh thực trạng thanh niên tiểu tư sản rơi vào bế tắc cuộc đời, trượt dài trong bi kịch không tìm ra lối thoát

Như vậy, trong sáng tác tác giả Tự lực Văn đoàn đã xây dựng một thế giới nhân vật với hành động, tính cách phù hợp đề làm nổi bật tư tưởng tác phẩm Ấn tượng sâu sắc của tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn đối với độc

Trang 20

giả, nhất là độc giả đương thời, một phần quan trọng là do sức hấp dẫn của các nhân vật Tuy nhiên hình tượng nhân vật còn được nhà văn khai thác ở những góc độ khác nhau như đối thoại, hành động, độc thoại… Đó là những thủ pháp nghệ thuật khiến cho chân dung nhân vật sống động trước mắt độc giả Trong những thủ pháp đó thủ pháp miêu tả tâm lí được coi là

có vai trò quyết định thành công trong xây dựng nhân vật

1.3.2 Vai trò miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết

Tiểu thuyết là một thể loại văn học chiếm vị trí quan trọng trong

sáng tác nghệ thuật Theo Từ điển thuật ngữ văn học “Tác phẩm tự sự cỡ

lớn, có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian

và thời gian Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời những bức tranh phong tục, đạo đức, xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt (…)” [ 11,115] Qua thể loại tiểu thuyết sau khi lựa chọn đề tài, chủ đề

sáng tác, nhà văn có điều kiện bộc lộ tài năng sáng tạo nghệ thuật

Nhân vật trong tiểu thuyết do nhà văn sáng tạo, là xương sống và linh hồn của tác phẩm văn chương Trước khi một tác phẩm văn chương ra mắt bạn đọc, tư duy của chủ thể sáng tác phải hình thành chủ đề, đề tài, phương tiện để truyền tải tư tưởng không ai khác chính là nhân vật Nhân vật trong tiểu thuyết hay trong các thể loại rất đa dạng, phong phú chủ yếu thống nhất với đề tài, vì thế nhân vật là nhân tố truyền tải những tình cảm

mà nhà văn gửi gắm Tình cảm đó chứa nhiều cung bậc khác nhau thông qua mâu thuẫn hay sự hài hòa đăng đối trong đời sống nhân vật, tạo nên sức hấp dẫn của thể loại tiểu thuyết Qua chất liệu ngôn từ nhân vật hiện lên sống động như bức tranh thu nhỏ của đời sống xã hội

Trang 21

Quá trình nhân vật bộc lộ tính cách là quá trình miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Nhà văn đã thổi hồn vào nhân vật Vậy linh hồn của nhân vật là gì? Đó chính là tâm lí nhân vật Miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết là đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, khám phá những cung bậc cảm xúc, những mâu thuẫn trong tình cảm nhân vật Tác giả đã cho nhân vật ở những trạng thái cảm xúc khác nhau, mục đích là đẩy nhân vật tới tận cùng của những mâu thuẫn, nhằm phục vụ cho việc bộc lộ quan điểm của tác giả

Miêu tả tâm lí nhân vật càng phức tạp, mở ra nhiều chiều cảm xúc thì càng khẳng định tài năng của nhà văn Một tiểu thuyết tâm lí chỉ hấp dẫn người đọc khi nhà văn miêu tả phong phú, đa dạng, phức tạp, chính xác,…các cung bậc tâm lí của nhân vật Nói cách khác thế giới nội tâm của

hệ thống nhân vật được khắc họa như thế nào chính là giá trị của thể loại

tiểu thuyết tâm lí Nhận xét về Bướm trắng, Trần Hữu Tá viết: “Bướm

trắng của Nhất Linh đã thể hiện một phong cách mới (…) dòng ý thức của

chương như con suối chảy róc rách thậm chí có lúc tưởng chìm lẫn đi trong mớ sự kiện lộn xộn, vụn vặt được nhà văn trình bày hẳn hoi như trạm như khắc”

Tâm lí nhân vật trở thành một cứu cánh, một lí do để tác phẩm tồn tại và đứng vững Vì thế giới nội tâm con người là một thế giới đặc biệt, cần được khám phá Tiểu thuyết tâm lí hướng tới thế giới nội tâm con người, giống như thể loại hướng tới các đối tượng khác Như vậy, miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết có vai trò rất quan trọng Nó là hình thức quan trọng nhất để thể loại tiểu thuyết tâm lí tồn tại và có giá trị

Trang 22

Trở lên, chúng tôi đã bàn một cách sơ lược về vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết, trong tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn và đặc biệt vai trò của

việc miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết tâm lí Có thể coi Bướm

trắng là một tiểu thuyết tâm lí, sức hấp dẫn của nó, như đã khẳng định, có

sự đóng góp rất quan trọng của ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật Đây là vấn

đề mà chúng tôi đề cập ở chương sau

Trang 23

CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÍ NHÂN VẬT TRONG TIỂU

THUYẾT BƯỚM TRẮNG CỦA NHẤT LINH

2.1 Giới thiệu tiểu thuyết Bướm trắng

Bướm trắng là cuốn tiểu thuyết cuối cùng kết thúc chặng đường

sáng tác văn học nghệ thuật của Nhất Linh Hình ảnh những thanh niên còn chút hăng hái lí tưởng thời kì đầu, những nhân vật có đầu óc cải lương, cải thiện đời sống của những người nghèo trong thời kì đầu, những nhân vật có đầu óc cải lương, cải thiện đời sống của những người nghèo trong thời kì Mặt trận dân chủ đã hết, thay vào đó là những nhân vật sống mất lí trí, trượt dài theo vòng xoáy của những cám dỗ vật chất Trương là đại diện cho

cuộc sống đó Bướm trắng viết về Trương, là sinh viên trường Luật nghỉ

học vì bị bệnh lao trong lúc tuổi đời tràn đầy nhựa sống, ấp ủ biết bao khát vọng chính đáng đã gặp ngay rào cản và nỗi buồn chán vì bệnh tật Liên, người yêu của Trương đã chết vì bệnh lao, giờ đây chính Trương lại là nạn nhân của căn bệnh quái ác đó Trong tâm trạng tuyệt vọng mất niềm tin vào cuộc sống, Trương gặp Thu, nàng đã đánh thức trái tim của anh, tình cảm mới mẻ đó làm Trương khao khát sống và yêu đời Tuy nhiên khi bác sĩ khẳng định bệnh tình của Trương thì cái chết luôn xuất hiện trong đầu Trương, ám ảnh dày vò làm anh thay đổi hẳn quan niệm sống Giây phút gặp Thu, Trương thấy rạo rực náo nức, muốn làm lại cuộc đời mặc dù đó chỉ là tia hi vọng mong manh, nhưng rất ý nghĩa Giờ đây Trương trở nên hết băn khoăn, e dè và ham muốn liều lĩnh của một kẻ cùng đường, như con thiêu thân mất phương hướng Tác giả khai thác tâm lí tới triệt để, có

Trang 24

những tình huống khiến người đọc phải thót tim về những hành động liều lĩnh của Trương Nhân vật có hai mảng tối và sáng, tỉnh táo và mê muội, ước mơ và hối hận Nhất Linh khéo để cho nhân vật dằn vặt, trôi nổi trên hai bờ tình cảm đó Nhân vật Trương là đại diện cho những con người không có ý chí vươn lên, không có sức đề kháng trước khó khăn Hà Minh

Đức cho rằng: “Bướm trắng nằm trong dòng văn chương lãng mạn, trong

đó có ít nhiều yếu tố hiện thực gắn với sinh hoạt của một số nhân vật của một thời Tuy nhiên đó chỉ là cảnh ngộ của một số con người trượt dốc, bất mãn trước cuộc đời và sống buông thả hoàn cảnh không chi phối tới sự phát triển của nhân vật mà nhân vật tự nó lang thang trong cuộc đời”.[3,

89]

Là cuốn tiểu thuyết ra đời cuối thời kì sáng tác, nhưng lại làm nên thành công cho tài năng sáng tạo nghệ thuật của Nhất Linh Nhân vật và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật là kết quả thành công của Nhất Linh Vậy thành công ấy cụ thể như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu ở phần sau

2.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong Bướm trắng

2.2.1 Nghệ thuật tạo dựng tình huống

Khái niệm tình huống truyện có nhiều định nghĩa khác nhau Tình huống truyện được hiểu là một hoàn cảnh đặc biệt, một cảnh huống bất thường mà ở đó con người bộc lộ một cách chân xác những suy nghĩ, hành động, năng lực và cá tính của mình Tình huống truyện gắn bó chặt chẽ với cốt truyện, thường hiện lên một cách rõ nét ở các bước ngoặt trên dòng cốt truyện, chi phối chiều hướng con đường đời của nhân vật

Trang 25

2.2.1.1 Tình huống truyện tạo bi kịch tâm lí nhân vật

Tình huống trong Bướm trắng là sự kết hợp đặc biệt của tài năng

Nhất Linh Tác giả khéo sắp xếp hai tình huống cạnh nhau có vai trò chủ đạo, xuyên suốt, bám sát cốt truyện, thúc đẩy tâm lí nhân vật phát triển

Tình huống thứ nhất là Trương gặp Thu trên xe điện ngầm, ngay từ cái nhìn đầu tiên tình yêu giữa chàng và nàng đã nảy nở, dự báo nhiều thú

Một mặt,Trương rất yêu Thu, Trương thấy xao xuyến trong lòng muốn gặp Thu Những lúc buồn chán chàng đã đến gặp nàng Trong truyện

ta bắt gặp rất nhiều lần chàng khóc, khổ sở vì ngọn lửa tình yêu dâng cháy trong lòng, nhưng lại bị kìm nén, ám ảnh bởi cái chết gần kề Cụ thể trong lần về quê cùng gia đình Thu, Trương đã khóc khi nhìn thấy bàn tay của

Thu qua khe cửa sổ: “Sao lúc đó chàng thấy khổ sở thế, trong sự sống có bao nhiêu cái đẹp mà chỉ riêng mình chàng bị hắt hủi, đối với đời chàng như người chỉ được nắm cái bàn tay Trương nằm xuống thấy bùi ngùi như sắp khóc” [13, 41] Nhưng trước một hoàn cảnh nghiệt ngã, nỗi ám ảnh về

Trang 26

cái chết như một khối vô hình đè nặng lên tâm hồn Trương Sự thật là ý muốn được thổ lộ tình cảm với Thu được Trương bày tỏ trong bức thư gửi

cho nàng Nhưng vài ngày sau chàng lại không thấy mới lạ nữa “Tình yêu không giúp ích gì cho chàng, chỉ xui chàng làm hại đến cuộc đời Thu một cách độc ác không ngờ” [13, 419]

Vì thế cảm giác buồn tủi lúc nào cũng thường trực trong tâm trạng của Trương Nước mắt và sự đầy đọa về tâm hồn là hành động Trương làm khi nghĩ tới số phận của mình Trong truyện ta bắt gặp rất nhiều lần Trương

đi dưới mưa, nước mắt và nước mưa hòa lẫn làm một Lần thứ nhất Trương

từ nhà bác sĩ Chuyên về, lần thứ hai khi Trương từ ấp của Thu trở về Hà Nội, chàng quyết định không gặp Thu nữa, quyết định ấy làm chàng đau

khổ: “Chàng đi dưới mưa đầy đọa cho thân mình khổ” [13, 423]

Nhất Linh rất tài tình khi sắp xếp các tình huống và sự kiện một cách logic, lôi cuốn người đọc Từ bi kịch giằng xé sự sống, tình yêu và cái chết gần kề, Nhất Linh để nhân vật trôi nổi trên hai bờ vực thẳm, dự báo liên tiếp những quyết định táo bạo của nhân vật

Hai tình huống có tác dụng như một điểm nhấn trong cuộc đời Trương, tạo nên bi kịch tâm lí nhân vật Làm cơ sở để nhà văn khai thác tâm lí nhân vật, đồng thời là điểm tựa cho những tình huống khác xuất

hiện, thúc đẩy sự phát triển của tâm lí nhân vật Cốt truyện của Bướm

trắng nói về sự trượt dốc của Trương, tư tưởng của nhà văn chủ yếu nằm ở

những trang phân tích tâm lí nhân vật Tác giả hướng vào thế giới nội tâm với sự vận động liên tục, sự vận động ấy dựa trên những tình huống bất ngờ, éo le, hai cái đó làm cho nhân vật mất chủ động, mất phương hướng tạo nên bi kịch tinh thần sâu sắc

Trang 27

2.2.1.2 Không gian nghệ thuật

Trong văn học có nhiều định nghĩa khác nhau về không gian nghệ thuật, nhưng đều thống nhất không gian nghệ thuật không đồng nhất với

không gian hiện thực “Không gian nghệ thuật là hình thái bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Sự miêu tả trần thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn diễn ra trong trường nhất định của nó, cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp,

xa, gần, dài, rộng tạo thành viễn cảnh nghệ thuật Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan” [11, 160]

Trong bất kì một tác phẩm văn học nào cũng đều có không gian nghệ thuật, nó là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật Không gian nghệ thuật như một phương tiện để nhân vật bộc lộ tính cách Mỗi nhân vật được đặt trong một không gian phù hợp, ở đó diễn ra mọi hành động, suy nghĩ của nhân vật Không gian nghệ thuật luôn có vai trò làm nền cảnh phối hợp tác động vào tâm lí nhân vật, nhằm bộc lộ tư tưởng tác giả Không gian nghệ thuật do tác giả tạo nên, gắn liền với diễn biến chiều hướng đường đời của nhân vật Nhất Linh thật tài tình khi đặt nhân vật vào những không gian mà

ở đó nhân vật có điều kiện bộc lộ những suy nghĩ, dự định, những day dứt, hoài nghi về cuộc đời một cách tự nhiên Vì thế, không gian Nhất Linh lựa

chọn trong Bướm trắng là không gian tâm trạng cảm xúc

Bướm trắng được sáng tác theo thể loại tiểu thuyết tâm lí, mục đích

của tác giả là đi vào thế giới nội tâm để khai thác tâm lí nhân vật, vì thế

không gian trong Bướm trắng không phải là không gian chùa chiền như

Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng, hay không gian chật hẹp trong Tố Tâm

Trang 28

của Hoàng Ngọc Phách Không gian của Bướm trắng gợi cho ta thấy chiều

sâu tâm lí nhân vật

Không gian thứ nhất là không gian của cuộc sống chuẩn mực, không gian của tình bạn, tình yêu ngập tràn cảm xúc Trong không gian đó, nhân vật được sống với những giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời, tình yêu

mà Trương giành cho Thu trở nên trong sáng Đó là không gian mà Trương, Thu và bạn bè ngồi quây quần bên nhau, người hòa đàn, người hát

Thu đã hát cho Trương nghe “Chàng chỉ thấy tiếng Thu trong và ấm áp, chàng để ý tới lời diễn hơn là điệu hát Mắt Thu chàng thấy long lanh mỗi lần nhìn chàng, chàng biết Thu đang nghĩ, em hát để cho anh nghe.” [13,

450] Đó còn là không gian của buổi đi chơi cùng Thu và các bạn để Trương xuống Hải Phòng làm việc Thu, Trương, Hợp, Kim cùng nhau lên chợ Giời, trong buổi đi chơi đó, Trương một lần nữa có dịp thổ lộ tình yêu

của mình với Thu “Thu và Trương cùng cười rồi cùng trèo lên, không ai bảo nhau, hai người cùng gắng sức trèo thật nhanh, Trương thỉnh thoảng ngừng lại đợi Thu chàng nghe rõ tiếng Thu thở mạnh, quay lại hỏi khẽ:

Em mệt lắm phải không?” [13, 460]

Không gian trở nên huyền ảo, thiêng liêng mọi cử chỉ như ngừng lại, con người tràn ngập trong cuộc sống tình yêu Một tình yêu đáng trân trọng, khi Thu đến thăm Trương, hai người không nói câu nào, cứ lặng lẽ ngồi như thế lâu lắm Sau này ngụp lặn trong cuộc sống trụy lạc để cố quên

đi tình yêu, nhưng nỗi nhớ bùng lên, Trương lại tìm đến không gian trong sạch để tâm hồn quên đi hiện thực Khi tâm hồn Trương hòa vào cuộc sống tình yêu, ta thấy anh cũng giống như bạn bè khác rất chân thành, cũng nhạy cảm và nâng niu tình yêu đến vô bờ Khi bên Thu, chàng thấy cảnh trời đất

Trang 29

đẹp rực rỡ xán lạn, lá cây xanh hơn, ngắm các bông hoa trong vườn chàng thấy tươi thắm mơ ước (…) Gió và ánh sáng làm cho chàng say sưa như uống rượu Ở đó có niềm hi vọng về hạnh phúc, chàng nghĩ tới ngày vui

khi cưới Thu “căn phòng cưới đẹp và thơm như một động tiên”

Như vậy ở không gian thứ nhất ta thấy Trương là một người có trai tim yêu và nhạy cảm trước tình yêu Ở không gian này, nó như một tấm gương phản chiếu cuộc đời của Trương Về sau này, khi chìm trong tội lỗi

và bi kịch tinh thần, thì không gian ấy lại giày vò Trương làm cho tâm can Trương không lúc nào nguôi hờn trách cuộc đời Đồng thời, không gian thứ nhất như một căn cứ mà tác giả xây dựng góp phần làm sáng tỏ tính cách của nhân vật

Không gian thứ hai là không gian của nỗi tuyệt vọng của cuộc sống trụy lạc Nhất Linh đã mô tả không gian này một cách đậm nét Từ lúc biết mình sẽ chết trong vòng một năm nữa, Trương bơi giữa hai bờ không gian, Trương mang sẵn nỗi quạnh hưu của cuộc đời cô độc nay bệnh tật bi đát như cái án tử hình quá gần để ngăn cách với tình yêu Trong không gian thứ hai, Trương luôn tự tra vấn sự dối trá của mình Nhận rõ căn bản tâm hồn mà ghê sợ, vùng vẫy cố trở lại cuộc sống trong sạch nhưng chàng lại chìm sâu hơn Biết mình một năm nữa sẽ chết, Trương lao vào ăn chơi vô

độ, bán đất ở quê và lấy tiền đốt vào các cuộc ăn chơi, cá cược, đua ngựa, vào nhà săm Mặc dù có những lúc cảm thấy xấu hổ và nhơ nhuốc, nhưng càng tuyệt vọng Trương càng nhấn sâu vào tội lỗi và cuối cùng chàng vào

tù vì thụt két Trương đau khổ vì bản chất, chàng cố đứng ngoài cuộc đời trụy lạc nhưng lại càng chênh vênh hơn như người sống ở giữa nơi đất phẳng và vũng lầy Trong không gian này, tâm lí nhân vật được khai thác

Trang 30

triệt để, dường như nhân vật vẫn ý thức được hành vi của mình, nhưng lại thực hiện nó như một người bị quỷ ám, để rồi dằn vặt lương tâm

Nhất linh sử dụng độc thoại phơi bày những khúc quanh co trong tâm hồn Trương, một tâm hồn của người hấp hối Chàng day dứt với bản thân Trước giờ phạm tội, với tâm trạng hồi hộp, bồn chồn, khổ sở Trương biện minh cho hành động của mình với những tính toán, do dự liều lĩnh Chàng mong cho ông chủ đến, rồi lại tiếc ông chủ đến, Trương hành động rồi lại thấy mình tội lỗi Chàng trì hoãn việc trả lại tiền Trời mưa như đồng minh của Trương, mưa to, mưa tầm tã, mưa rả rích càng dẫn chàng sâu vào tội lỗi, bị thua bạc, vào tù

Nguyên nhân sâu xa là Trương đã trắng trợn phát biểu tư tưởng của

mình trong cuộc trò chuyện với Thăng, anh của Thu “Tôi một phần vì yếu, phần vì tiền, chơi bời liều lĩnh, liều gần như dại dột ( ) Anh ở Pháp về không biết thanh niên Việt Nam một thanh niên không lí tưởng, chưa sống

đã già cỗi như sắp chết.” [13, 487] Tác giả đặt nhân vật vào không gian

của sự dằn vặt tội lỗi, Trương như một con thiêu thân lao vào những cuộc chơi mà không thể thoát ra được Ở không gian này, nhân vật đắm chìm trong nỗi tuyệt vọng của cuộc sống trụy lạc, chính bản thân nhân vật tạo ra

bi kịch tinh thần cho mình Trương yếu đuối một cách mù quáng dẫn tới sự liều lĩnh trong hành động và cũng từ không gian này nhân vật bộc lộ rõ tính cách của mình

Không gian thứ ba là không gian của tiềm thức, không gian này cho thấy sự vật lộn ghê gớm của thế giới bí ẩn trong con người Trương Nó như sợi dây bảo hiểm khi con người chơi vơi tuyệt vọng, bi đát, đánh mất hết nhân phẩm Nó giúp cho con người tìm về cuộc sống có khát vọng

Trang 31

Không gian thứ ba là không gian của tiềm thức, của sự ám ảnh, của giấc mơ về cái chết, về cuộc sống tươi đẹp có bướm trắng và hoa cải vàng Cái chết luôn ám ảnh Trương Sau đêm trụy lạc đầu tiên, Trương mơ thấy Thu mặc áo Tây, đội mấn, xõa tóc đi theo một chiếc quan Chính chàng lại nằm trong áo quan ấy và mặc toàn vải trắng Giấc mơ dự báo cho chàng một cuộc sống đau đớn không lối thoát, mong chết vì chán sống để thoát khỏi tình yêu khi sức lực cùng kiệt Linh hồn Trương còn chán sống hơn cả thân thể anh, chàng nhận thấy mình khốn nạn và vô luân

Tác giả để cho nhân vật chìm trong tâm trạng của những giấc mơ, nỗi ám ảnh Nếu như trước khi vào tù, Trương muốn thoát khỏi tình yêu để không làm khổ Thu, thì sau khi ra tù Trương thay đổi hẳn Trương trở lại muốn giết Thu, chàng viết thư hẹn Thu để thực hiện âm mưu Trước lúc hành động tội ác chàng bỗng gặp đám ma, giấc mơ cái chết ám ảnh chàng giữa ban ngày Trương tưởng mình nằm mơ và thoáng một lúc chỉ trong mấy giây chàng cảm tưởng nằm trong áo quan và sau áo quan là các bạn cũ của chàng

Trải qua giấc mơ, Trương lại không ngừng suy xét hành vi của mình sống bất nhân thì cái chết không được nhẹ tội Tình yêu của chàng với Thu không thành, giấc mơ hoa cải vàng, bướm trắng luôn ám ảnh Trương, nó như một biểu tượng cho những điều mong manh dễ tan vỡ

Sau khi Trương trải qua bao sóng gió cuộc đời mà tự thân lựa chọn, cuối cùng anh trở về với con số không Nhất Linh cho nhân vật quay về với quá khứ, tìm lại những gì xưa kia mà giờ đây có thể là niềm hi vọng an ủi cho anh làm lại cuộc đời Nếu như lúc ở Hà Nội chưa bị vào tù, Thu là người con gái Trương muốn cưới làm vợ, thì sau khi ra tù Nhan lại là người

Trang 32

Trương muốn tìm tới như một bến đỗ cuộc đời Đó là niềm an ủi tươi sáng như một sự phục sinh về tâm hồn

Như vậy, không gian trong Bướm trắng là không gian của nội tâm

tâm tưởng Nó tập trung diễn tả những cung bậc cảm xúc, những mâu thuẫn nội tâm nhân vật, nội tâm chi phối cảnh vật, hành động Nguyên nhân sâu

xa là do Trương yếu đuối không có sức đề kháng với hiện thực Không gian

ấy làm cho nhân vật bộc lộ những cảm xúc, tâm trạng một cách trực tiếp rõ ràng

2.2.1.3 Thời gian nghệ thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thời gian nghệ thuật là: “Thế giới

mà ta có thể nghiệm được trong tác phẩm văn học với độ dài của nó, nhịp

độ nhanh hay chậm với chiều dài thời gian là quá khứ, hiện tại hay tương lai (…) Thời gian nghệ thuật là sáng tạo của tác giả trên cơ sở tổ chức chất liệu” [11, 64]

Thời gian nghệ thuật là sáng tạo của tác giả nên mang tính chủ quan của người nghệ sĩ Nó có thể trùng hợp với thế giới vật chất, nhưng cũng có thể biến dạng để truyển tại cảm nhận của tác giả về thế giới, về đời sống, cả chiều dài quy mô và hướng vận động một chiều của thế giới tự nhiên Thời gian trong tác phẩm văn học sử dụng một cách có hiệu quả, vì mỗi mốc thời gian đều đi liền với những sự kiện chiều hướng con đường đời nhân vật Thời gian trong tác phẩm văn học là thời gian vận động hỗ trợ sự phát triển của cốt truyện, giúp quá trình lĩnh hội tác phẩm của người đọc được nhanh nhất

Thời gian trong Bướm trắng là sự kết hợp của thời gian hiện thực (tự

nhiên khách quan) với thời gian tâm lí

Trang 33

Thời gian hiện thực là dòng thời gian vận động theo quy luật tuyến tính Trong một ngày, thời gian được đánh dấu bằng các cụm từ như sáng, trưa, chiều, tối Còn trong một năm là sự tiếp nối của bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông Trong truyện xuất hiện các cụm từ chỉ thời gian như một năm, bốn tháng, vài ngày sau, mười ngày Đó là những mốc thời gian gắn với diễn biến cuộc đời nhân vật Trương Một năm là khoảng thời gian bác sĩ Chuyên dự đoán Trương còn được sống khi bệnh lao đang ở giai đoạn cuối

Nó như một giới hạn thúc đẩy nhân vật bộc lộ tâm lí Rơi vào hoàn cảnh bệnh tật, nhân vật buông xuôi tất cả, lao vào ăn chơi với suy nghĩ sống hết mình bởi những thú hưởng lạc ở đời Bốn tháng là thời gian Trương vào tù Trong những khoảng thời gian ấy, nhân vật quằn quại, vật lộn trong sự tuyệt vọng và tội lỗi Tác giả dựa vào khoảng thời gian giả định là một năm

sẽ chết của nhân vật giống như một giới hạn, thúc đẩy nhân vật bộc lộ tâm

Thời gian tâm lí trong Bướm trắng là thời gian diễn ra trong dòng

hồi ức của Trương Vì vậy nó được hiện lên một cách linh hoạt mà không

bị gò bó theo khuân mẫu nào, nhân vật tự do liên tưởng, suy nghĩ, hồi tưởng lại những sự kiện gắn với mốc thời gian mà chỉ nhân vật biết Nhưng khi trình bày dưới dạng nhật kí thì người đọc đều hiểu Qua thời gian tâm lí nội tâm nhân vật bộc lộ một cách kín đáo cũng không kém phần phức tạp

“28/11 vô ích Nếu phải khó nhọc Thu mới yêu mình thì tình yêu ấy không phải do duyên trời Chắc sau mình khó chịu.” [13, 396] Đây là thời gian

được Trương ghi lại trong cuốn nhật kí, chàng bộc lộ quan điểm, suy nghĩ

về tinh yêu với Thu Trương nghĩ, nếu phải mất thời gian mà Thu mới yêu thì sau sẽ làm cho Trương rất không hài lòng về chuyện đó, cho thấy sự bất

Trang 34

mãn, hời hợt của anh Thời gian được ghi lại dưới dạng nhật kí trở nên cụ thể hơn Dòng tâm tư của Trương được hiện lên một cách tự nhiên vì bản thân nhân vật có một tâm trạng hết sức an toàn khi thổ lộ Nhân vật nghĩ rằng sẽ không một ai biết được những điều mình đang nghĩ, đang thổ lộ Chính nhờ thời gian tâm lí, tác giả cho thấy sự phát triển trong tình cảm của Trương và Thu

Lúc đầu Trương băn khoăn nghĩ, nếu phải yêu Thu khó nhọc là không phải do duyên trời, thì ở những dòng nhật kí về sau này thấy rõ sự lập luận lôgic trong tư duy của Trương khi nghĩ về tình cảm của Thu

Thông qua đó thời gian hiện lên không kém phần cụ thể “30 tết, Thu không dám đương nhiên nói một câu mời rất tự nhiên một chứng cứ là Thu yêu mình Tại sao Thu lại thấy chiều 30 tết là buồn hai chứng cứ là Thu yêu mình Chàng rút bút máy biên thêm Trương, Thu bắt đầu yêu nhau.” [13,

397] Đặc biệt là những đoạn diễn tả cảm xúc vui sướng của Trương trong

buổi đầu tình yêu nảy nở: “Mồng sáu tháng mười hai Hai con mắt đẹp Sao mình vui thế Có lẽ mình đã tìm thấy ngươi yêu Thu! Không biết rồi sẽ

ra sao?” [13, 395] Qua thời gian tâm lí ta thấy sự vận động trong tình cảm

của nhân vật, đặc biệt là những đoạn diễn tả tình yêu của Trương với Thu

Thời gian tâm lí trong Bướm trắng là dòng thời gian diễn ra trong

đầu nhân vật, diễn ra dưới dạng nhật kí Kiểu thời gian này tuy là giả định nhưng lại cho thấy sự cụ thể của thời gian Đây là kiểu tư duy được vật chất hóa dưới dạng văn bản mà chỉ riêng nhân vật biết Hình thức nghệ thuật này ta sẽ bắt gặp tiếp theo (ở biện pháp nghệ thuật độc thoại nội tâm qua hình thức viết thư) Nhờ thời gian tâm lí đã soi rọi vào góc khuất tâm hồn của nhân vật thấy được những suy nghĩ thầm kín nhất vừa chân thành

Trang 35

nhưng cũng không kém phần ích kỉ Đặc biệt là mặt trái của lòng ích kỉ con

người được thấu rõ Ngoài ra trong Bướm trắng còn xuất hiện kiểu thời

gian không xác định, thời gian chậm chạp ít biến cố, nhân vật chỉ xác định được thời gian khi biết biến cố của nội tâm Tất cả những kiểu thời gian ấy đều nhằm góp phần tạo điều kiện cho nhân vật bộc lộ nội tâm rõ nhất

Trong Bướm trắng còn xuất hiện kiểu thời gian không tách bạch,

trong một giây một phút có cả quá khứ xa quá khứ gần kề và tương lai đồng hiện Đi đưa đám tang Quang về trong bóng tối buổi chiều, Trương nhớ tới cảm giác lúc cầm tay Thu, lần đầu tiên được hôn Thu tới khi đi chơi

Chùa Thầy giờ chỉ còn là “hương vị gay gắt của tình yêu ngang trái Và cùng lúc Trương nhìn ra xa, lòng dịu lại cần một thứ gì để an ủi mình, một thứ mà Trương cho là êm dịu không điều gì khác lúc này chàng cho đó chỉ

có thể là cái chết Trương nghĩ tới cái chết và Trương đoán, những người

tự tử chắc lúc sắp chết đã có tâm hồn như tâm hồn của chàng lúc đó.” [13,

511]

Quá khứ tươi đẹp khi những ngày xưa Trương chưa bị bệnh, anh là một thanh niên trường luật, tràn đầy nhiệt huyết, sống vui vẻ bên những người bạn, giờ đây tâm trạng nặng nề u uất vì bệnh tật Thêm vào đó Quang bạn của Trương trước kia sống rất phóng khoáng luôn ở tư thế của người được hưởng lạc, cái tư thế của người được “ăn quả” Quang có phong cách rất trải đời, nhưng không ngờ anh ta lại chết trước Trương Điều đó làm Trương càng tuyệt vọng mất niềm tin vào cuộc sống Từ hiện tại Trương nghĩ về quá khứ xa xưa Trước kia, khi tình yêu của Trương và Thu mới nảy nở, hai người đã có những giây phút hạnh phúc bên nhau Cùng lúc nội tâm nhân vật xuất hiện sự giằng xé giữa cái chết và tình yêu Từ thời gian

Ngày đăng: 30/11/2015, 21:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (1999): 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia
Năm: 1999
2. Phan Cự Đệ (1998), Tự lực Văn Đoàn con người và tác phẩm, NXB Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự lực Văn Đoàn con người và tác phẩm
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: NXB Văn hóa
Năm: 1998
3. Hà Minh Đức (2007), Tự lực Văn đoàn trào lưu và tác giả, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự lực Văn đoàn trào lưu và tác giả
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
4. Đỗ Đức Hiểu (1993), Đổi mới phong cách văn học, NXB Khoa học xã hội, NXB Cà Mau Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phong cách văn học
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1993
5. Đỗ Đức Hiểu (2000), Nhất Linh cây bút trụ cột, NXB Văn hóa thông tin Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhất Linh cây bút trụ cột
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin Hà Nội
Năm: 2000
6. Khái Hưng (1989), Đẹp, Trường Đại học tổng hợp Hà Nội, Sở văn hóa thông tin Thái Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẹp
Tác giả: Khái Hưng
Năm: 1989
7. Thạch Lam (1941), Theo giòng, NXB Đời nay, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theo giòng
Tác giả: Thạch Lam
Nhà XB: NXB Đời nay
Năm: 1941
8. Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt Nam quyển hạ, NXB Trình bày Sài Gòn, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảng lược đồ văn học Việt Nam quyển hạ
Tác giả: Thanh Lãng
Nhà XB: NXB Trình bày Sài Gòn
Năm: 1967
9. Nhất Linh (1989), Nắng thu – văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930- 1945), tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nắng thu – văn xuôi lãng mạn Việt Nam
Tác giả: Nhất Linh
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1989
10. Phạm Thế Ngũ (1965), Việt Nam văn học sử giản ước Tân biên, tập 3, Quốc học tùng thư, NXB Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử giản ước Tân biên
Tác giả: Phạm Thế Ngũ
Nhà XB: NXB Sài Gòn
Năm: 1965
11. Nhiều tác giả (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
12. Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2004
13. Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (2001), Văn chương Tự lực Văn đoàn, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn chương Tự lực Văn đoàn, tập 1
Tác giả: Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w