1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết nửa chừng xuân của khái hưng

63 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 539,34 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ********** TRẦN THANH HUYỀN NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NỬA CHỪNG XUÂN CỦA KHÁI HƯNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuy

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

**********

TRẦN THANH HUYỀN

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

TRONG TIỂU THUYẾT NỬA CHỪNG

XUÂN CỦA KHÁI HƯNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2010

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

**********

TRẦN THANH HUYỀN

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

TRONG TIỂU THUYẾT NỬA CHỪNG

XUÂN CỦA KHÁI HƯNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học

ThS: THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG

HÀ NỘI - 2010

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian cố gắng làm việc, dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Thành Đức Bảo Thắng, khoá luận tốt nghiệp Đại học của tôi đã hoàn thành Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Thành Đức Bảo Thắng - người đã giúp

đỡ, hướng dẫn tôi tận tình trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, các thầy cô giáo Khoa Ngữ văn, các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, cùng người thân và các bạn sinh viên đã ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi trong thời gian viết khoá luận

Hà Nội, tháng 5 năm 2010

Sinh viên

Trần Thanh Huyền

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Viết về Khái Hưng và tiểu thuyết Nửa chừng xuân đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, đề tài của tôi có kế thừa một số ý kiến của các tác giả

đi trước Song, tôi khẳng định khoá luận là kết quả riêng của cá nhân tôi Đề tài tôi lựa chọn không trùng với công trình nghiên cứu của các tác giả khác

Hà Nội, tháng 5 năm 2010

Sinh viên

Trần Thanh Huyền

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4 Mục đích nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Đóng góp của khóa luận 7

7 Bố cục khóa luận 8

NỘI DUNG 9

Chương 1: Những vấn đề chung 9

1.1 Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Khái Hưng 9

1.1.1 Cuộc đời 9

1.1.2 Sự nghiệp sáng tác của Khái Hưng 10

1.2 Nhân vật và vai trò của nhân vật trong thể loại tiểu thuyết 12

1.2.1 Khái niệm nhân vật 12

1.2.2 Vai trò của nhân vật trong thể loại tiểu thuyết 13

Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân của Khái Hưng 20

2.1 Quan niệm nghệ thuật về con người của Khái Hưng 20

2.2 Nghệ thuật miêu tả nhân vật 26

2.2.1 Miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật 26

2.2.2 Miêu tả tâm trạng của nhân vật 34

2.3 Ngôn ngữ nghệ thuật 42

2.3.1 Ngôn ngữ nhân vật 42

2.3.2 Ngôn ngữ đối thoại 45

Trang 6

2.3.3 Ngôn ngữ độc thoại 50 KẾT LUẬN 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Tự lực văn đoàn là một tổ chức văn học đã từng có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại, có ảnh hưởng sâu rộng, đã từng “làm mưa, làm gió trên văn đàn” làm thay đổi được thị hiếu văn học vào những năm 30 của thế kỉ XX, vì vậy khi nghiên cứu văn học Việt Nam, không thể

bỏ qua hiện tượng văn học này Như Hoàng Xuân Hãn đã từng khẳng định

“nhóm Tự lực văn đoàn không phải là nhóm duy nhất nhưng là nhóm quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học hiện đại” [9, 74] Cùng với Nhất Linh, Khái Hưng được coi là cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn Bởi vậy, việc đánh giá Khái Hưng cũng nằm trong tình hình đánh giá Tự lực văn đoàn như đã nói trên Do đó, đề tài luận văn này cũng sẽ là tiếng nói góp thêm vào việc nghiên cứu tiểu thuyết của Khái Hưng

Trong sự nghiệp tiểu thuyết của Khái Hưng, Nửa chừng xuân (1934) là một trong số những tiểu thuyết sáng giá nhất của Khái Hưng Với tác phẩm này, thực tế đã được nghiên cứu, đánh giá với nhiều điều đáng trân trọng Khác với một số tác giả cùng thời, Khái Hưng không đi vào tìm hiểu diện mạo xã hội Việt Nam ở thành thị hay nông thôn mà nhà văn đi vào tìm hiểu, khám phá đời sống tinh thần của con người Việt Nam với ý thức bứt phá quyết liệt, không thỏa hiệp Chế độ phong kiến ngự trị lâu dài ở Việt Nam, ý thức hệ phong kiến thấm sâu trong tâm khảm của người Việt và ăn sâu vào mỗi gia đình hết sức nặng nề, ngột ngạt Sang đến đầu thế kỉ XX, nền văn hoá Việt được mở rộng, giao lưu, hội nhập với nền văn hoá Pháp và các nước phương Tây khác, đời sống văn hoá ở Việt Nam nhất là ở thành thị có

sự chuyển biến rõ rệt Một số trí thức trẻ “Tây học” muốn tự khẳng định cái tôi, muốn tự do trong hôn nhân luyến ái đã lên tiếng chống lại chế độ đại gia

Trang 8

đình phong kiến nên cuộc đấu tranh giữa tư tưởng cũ và mới diễn ra mạnh

mẽ và trở thành một bi kịch lớn trong xã hội lúc bấy giờ Khái Hưng là một trí trức “Tây học” có tư tưởng tiến bộ, mới mẻ, ông dứt khoát chống lại chế

độ phong kiến hà khắc, kìm hãm ghì chặt cuộc sống cá nhân Vì vậy, nhà văn trụ cột của Tự lực văn đoàn đã dùng ngòi bút của mình để đấu tranh đòi giải phóng cá nhân, phê phán đại gia đình phong kiến với một thái độ hết sức quyết liệt và trở thành “kẻ thù số một của lễ giáo phong kiến” (Phan Cự Đệ - Bạch Năng Thi)

1.2 Nửa chừng xuân là tác phẩm khẳng định tài năng nghệ thuật của Khái Hưng trong thể loại tiểu thuyết hiện đại ở thời kì đầu phát triển, đánh dấu bước tiến mới trong sáng tác của Khái Hưng Nửa chừng xuân là một tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn

Vì vậy có rất nhiều công trình khi nghiên cứu, đánh giá về văn chương Tự lực văn đoàn, các tác giả đã bàn đến Nửa chừng xuân trên nhiều khía cạnh

khác nhau Tuy nhiên: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân chưa được nghiên cứu một cách toàn diện trong các công trình

nghiên cứu trước đây Đó là khoảng trống cho chúng tôi và những người đi sau tiếp tục khai thác

1.3 Chọn đề tài này, chúng tôi không có tham vọng đưa ra được những ý kiến hoàn toàn mới và quan trọng Song với ý thức tập làm khoa học, hy vọng rằng sẽ đóng góp được một chút gì đó có ích trong việc tìm hiểu về Khái Hưng và tác phẩm của ông

2 Lịch sử vấn đề

Là một tác giả có vị thế quan trọng trong nền văn học Việt Nam, nhất

là trong bút nhóm Tự lực văn đoàn, Khái Hưng đã được không ít nhà nghiên cứu, nhà phê bình khám phá, tìm hiểu từ nhiều góc độ khác nhau Qua khảo sát chúng tôi thấy có một số công trình sau:

Trang 9

Trong lời tựa cho Nửa chừng xuân, Nhất Linh đã chỉ ra những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật chính: “Cô Mai trong Nửa chừng xuân cũng thất vọng nhưng cô khẳng khái không chịu khuất phục bằng cách trở về cái cũ, việc mà cô có thể làm được Cô cứ cứng cỏi mà sống yên lặng, không than vãn, vui lòng hi sinh hạnh phúc ở đời Tuy vì đời chịu mang một vết thương không bao giờ mất tuy đã thấy hạnh phúc của mình tan như một cánh hoa tơi bời trước gió Mai vẫn tỏ ra là một người yêu đời một cách tha thiết… Mai biết lấy cái thú vị chua chát của sự hy sinh để an ủi dỗ dành mình những ngày thất vọng và để khuyến khích mình dù sao cũng vui vẻ hạnh phúc mà sống”

Trương Chính trong Dưới mắt tôi dù cho rằng Nửa chừng xuân

“xếp đặt không chặt chẽ” song vẫn thừa nhận tài năng của Khái Hưng khi xây dựng nhân vật Mai: “vì tác giả đã thành công lúc tả Mai, nên được ta dành cho một chỗ danh dự trong văn học nước nhà” (Dưới mắt tôi - Xuất bản 1939) Với bài “Vấn đề đánh giá Tự lực văn đoàn” ông nhắc đến Nửa chừng xuân với một ý là: “Trong cuốn Nửa chừng xuân (1934) Khái Hưng dành khá nhiều trang tả nhân vật hàn Thanh, tiêu biểu cho bọn cường hào gian ác ở nông thôn” [3, 5]

Khi viết về Hồn bướm mơ tiên và Nửa chừng xuân Vũ Ngọc Phan đã đưa ra những nhận xét có cơ sở khi cho rằng: “Cả hai cuốn tiểu thuyết… đều được rất nhiều phụ nữ trí thức Việt Nam hoan nghênh… Trong đó người ta thấy những tính tình cảnh vật đầy thơ mộng, đẹp đẽ và êm ái rất hợp với tâm hồn người ta, rồi lại những cử chỉ ngôn ngữ của nhân vật về phái đẹp bao giờ tác giả cũng tả rất tinh tế” (dẫn theo Hà Minh Đức)

Nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm chú ý nhiều đến yếu tố miêu tả nhân vật: “Trong cuốn Nửa chừng xuân tác giả cũng chú ý giãi bày cuộc xung đột của hai phe mới - cũ về vấn đề tự do kết hôn” và tinh tế khi cho rằng:

Trang 10

“Ông Khái Hưng có một cách tả người, tả cảnh tuy xác thực mà có vẻ nhẹ nhàng thanh tú, khiến cho người đọc thấy cảm…” [11, 402 - 416]

Phan Cự Đệ khẳng định tài năng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của ông: “Những lúc Khái Hưng phê phán lễ giáo và những tên trọc phú phong kiến thì ngòi bút sắc sảo của ông có khả năng dựng nên được những bức chân dung sinh động gần với cuộc sống thực”, và ông cũng rất thành công trong việc diễn tả “tâm lý của phụ nữ, của các bà mẹ chồng phong kiến, nhất

là của lớp thanh niên tiểu tư sản” (Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại - tập 1) Các tác giả trong giáo trình Văn học Việt Nam 1930 - 1945 đã đưa ra nhận định khái quát về tiểu thuyết Nửa chừng xuân: “Nửa chừng xuân tuy

có tiến xa hơn Tố tâm nhưng cuộc đấu tranh giữa cá nhân và đại gia đình phong kiến vẫn chưa quyết liệt như sau này trong Đoạn tuyệt” Tiếp đó

“Cho hay rằng trong văn học, cái gì lâu quên chẳng những có nghệ thuật mà phải có cơ sở hiện thực” [6, 13]

Giáo sư Hà Minh Đức trong lời giới thiệu Nửa chừng xuân, xuất bản năm 1988 đã chú ý nhiều tới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật Ông cho rằng: “Khái Hưng với nghệ thuật tiểu thuyết khá vững vàng đã dẫn dắt mạch chuyện uyển chuyển linh hoạt, khi đi vào chiều sâu tâm lý nhân vật, khi đối thoại sắc sảo, khi gợi những cảm giác tinh vi ở người đọc” Khi nói

về bà án, về Mai ông chỉ ra nét thành công của Khái Hưng: “Khái Hưng đã miêu tả nhân vật bà án không sơ lược, đơn giản Nhân vật này có đôi lúc đáng thương, nhưng bản chất là ích kỷ, tàn nhẫn biểu thị cho những quan niệm luân lý cũ, đã cạn tình người, xa lạ với con người” Khi nói về nhân vật Mai, ông cho rằng: “Mai kết hợp được những nét truyền thống với chất tiên tiến của người phụ nữ mới… Những trang đối thoại của Mai với bà án… là những trang viết sắc sảo của Khái Hưng và làm bộc lộ được rõ tính cách nhân vật” Và ông khẳng định bước tiến vượt bậc của Khái Hưng trong nghệ

Trang 11

thuật tiểu thuyết Từ kết cấu, tổ chức cốt truyện với nhiều tình huống éo le, giàu kịch tính được sắp xếp chặt chẽ hợp lý, đặc biệt là sự sắc sảo trong miêu

tả tâm lý nhân vật Từ đó ông kết luận: “Nửa chừng xuân năm 1934 mang nhiều tính chất lãng mạn của một tình yêu lý tưởng, là tác phẩm chống lễ giáo phong kiến khá mạnh và bảo vệ tự do hôn nhân”, hơn thế “Nửa chừng xuân là cuốn tiểu thuyết có nhiều yếu tố hiện thực tiến bộ và có giá trị nghệ thuật góp phần vào sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại trong thời

kì đầu phát triển” [8, 16 - 12]

Trong một bài nghiên cứu của mình, Giáo sư Nguyền Hoành Khung cũng nhận định: “Người đọc đương thời đã coi Khái Hưng là nhà văn gần gũi nhất của phụ nữ Ông đặc biệt thành công trong các nhân vật phụ nữ, chẳng những ở những nhân vật “gái mới” thông minh duyên dáng, mà cả những nhân vật phụ nữ phái cũ tiêu biểu cho tâm lý, lối sống gia đình cũ, với vai trò chi phối của gia đình họ Những bà án (Nửa chừng xuân), Nga (Gia đình) và

bà Ba (Thừa tự), bà Phán Trinh (Thoát ly) đều rất thật, rất sống, đó là những hình tượng chủ nghĩa hiện thực” (Nguyễn Hoành Khung - Văn xuôi lãng mạn Việt Nam tập 1)

Nhà nghiên cứu Bàng Bá Lân trong cuốn Việt văn bình giảng, gặp gỡ Dương Quảng Hàm khi cho rằng Khái Hưng: “chú ý trình bày cuộc xung đột của hai phe mới và cũ về vấn đề tự do kết hôn”, và nhấn mạnh “tác giả muốn

đề cao một lý tưởng về hạnh phúc của con người, của những tâm hồn cao thượng thường thấy ở thế hệ đã qua, ở thế hệ còn tôn trọng tinh thần hơn vật chất” [15, 332 - 333]

Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (Quốc học tùng thư - Sài Gòn 1965), Phạm Thế Ngũ nhận định: “Chuyện cô Mai hy sinh hạnh phúc xum họp giữa lúc còn xuân để giúp người yêu vì chính mình vươn lên

sự cao cả là ái tình với nhiệm vụ xã hội Đây là một giai đoạn ái tình cao

Trang 12

thượng dưới ngòi bút còn trinh thơ của tác giả và ái tình lành mạnh theo chủ trương chống buồn, chống thất vọng, sống vui và hạnh phúc của Văn Đoàn” Nhóm Lê Quý Đôn trong cuốn Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (Nhà xuất bản Xây dựng 1957) đưa ra ý kiến đánh giá tác phẩm Nửa chừng xuân: “Với Nửa chừng xuân, ông bênh vực cho thanh niên nam, nữ lập gia đình (…), nhưng đọc Nửa chừng xuân người ta dễ buồn hơn là phấn khởi, bởi vì những nhân vật chính diện của ông đều là những nạn nhân giỏi chịu đựng hơn là đấu tranh cho sự thay đổi ”

Lê Dục Tú trong bài “Quan niệm con người cá nhân trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn” Tạp chí văn học số 4/94 viết: “Khẳng định ý thức cá nhân bằng việc phủ định những ràng buộc phong kiến trong cuộc xung đột của cá nhân với xã hội, truyền thống được thể hiện trong các tác phẩm Nửa chừng

xuân và Đoạn tuyệt ” [22, 51]

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả trực tiếp hoặc gián tiếp đều có bàn về nghệ thuật xây dựng nhân vật và cho rằng Khái Hưng đã thành công về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Nửa chừng xuân Tuy nhiên, họ mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát nhất, chưa thành hệ thống, chưa có công trình nghiên cứu nào bàn rõ, đầy đủ về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Nửa chừng xuân

Bởi vậy, ở đề tài này, chúng tôi tiếp thu thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để hoàn thiện đề tài

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tập trung vào nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt là trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân (Khái Hưng)

Trang 13

4 Mục đích nghiên cứu

Trong không khí nghiên cứu văn học hiện nay, Tự lực văn đoàn là một trong những tổ chức sáng tác đang được nghiên cứu, đánh giá, xem xét lại với mục đích xác định một cách đúng đắn, khách quan vị trí của nó trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam Bằng một góc độ nghiên cứu có phần nhỏ bé, khiêm tốn - nghệ thuật xây dựng nhân vật, qua tác giả tiêu biểu là Khái Hưng, chúng tôi muốn đóng góp một chút công sức của mình để thực hiện mục đích đó

Nghiên cứu: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân của Khái Hưng tuy không phải là vấn đề mới nhưng đây thực sự là

mảng đề tài có vai trò quan trọng, là một trong những hướng đi cần thiết để đánh giá quan điểm, tư tưởng cũng như tài năng của Khái Hưng trong nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát, thống kê

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp tổng hợp

6 Đóng góp của khóa luận

Khoá luận là công trình khoa học đầu tiên tìm hiểu một cách hệ thống

về: Nghệ thuật xây dựng nhân vật Thông qua tiểu thuyết Nửa chừng xuân,

người viết chỉ ra được những đóng góp của Khái Hưng trong thể loại này, và khẳng định được vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam hiện đại

Đồng thời, luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho giảng dạy, nghiên cứu về Khái Hưng và phần nào về trào lưu lãng mạn 1930 - 1945

Trang 14

7 Bố cục khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Mục lục, khoá luận

được triển khai với 2 chương chính

Chương 1: Những vấn đề chung

Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân của Khái Hưng

Trang 15

Khái Hưng học ở trường Anbe Xarô tại Hà Nội Sau đó, có một thời gian học ở trường Tư thục Thăng Long (Hà Nội); nhưng rồi chuyển sang nghề làm báo và viết văn Ông kết bạn thân với Nhất Linh (tức Nguyễn Tường Tam), cùng Nhất Linh chủ trương tuần báo Phong hoá có khuynh hướng cải cách xã hội với nội dung đả kích giáo lý phong kiến cổ hủ, cổ động “Âu hoá”, lối sống văn minh tư sản phương Tây

Từ năm 1930, cùng với sự phát triển của đời sống tư sản hoá ở thành thị

và sự xuất hiện một thế hệ thanh niên trí thức Tây học khá đông đảo, ý thức

hệ tư sản đã nảy nở mạnh mẽ Bên cạnh đó, sau cơn khủng bố trắng 1930 -

1931 của thực dân Pháp, tầng lớp tư sản Việt Nam không dám đấu tranh bằng chính trị và quân sự, chuyển sang đấu tranh bằng văn hoá và chĩa mũi nhọn vào giai cấp phong kiến Bối cảnh đó đã thúc đẩy sự ra đời của những nhà văn

có khuynh hướng cải lương tư sản Nhóm nhà văn này do Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) đứng đầu, xuất hiện trên văn đàn công khai từ năm 1932 Đến đầu năm 1933 Khái Hưng lại cùng Nhất Linh, Hoàng Đạo sáng lập văn phái mang tên Tự lực văn đoàn và trở thành một cây bút chủ lực của nhóm này

cùng với tờ báo Ngày nay

Trang 16

Đến đại chiến thế giới thứ hai, Khái Hưng tham gia hoạt động chính trị, ra nhập Đảng đại việt dân chính thân Nhật nên bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam tại nhà lao Vụ Bản thuộc tỉnh Hoà Bình Sau ngày 9 tháng 3 năm

1945, Nhật đảo chính Pháp, ông được thả ra, và cùng Nguyễn Tường Bách, Hoàng Đạo ra báo Ngày nay - Kỷ nguyên mới với khuynh hướng ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim và chống phong trào cách mạng do Việt Minh lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thành công, Khái Hưng vẫn theo Quốc dân Đảng, chống đối chính quyền cách mạng Ông mất ở huyện Xuân Trường thuộc tỉnh Nam Định ở tuổi 51

1.1.2 Sự nghiệp sáng tác của Khái Hưng

Nhìn vào khối lượng tác phẩm mà Khái Hưng để lại, chúng ta thừa nhận rằng ông “xứng đáng được gọi là cây bút dồi dào, tài hoa hơn cả của nhóm

Tự lực văn đoàn” (Nguyễn Hoành Khung - Lời giới thiệu bộ văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945) Chỉ trong một thời gian ngắn so với cuộc đời của người cầm bút (10 năm), Khái Hưng đã để lại một văn nghiệp khá bề thế

với nhiều thể loại

Tiểu thuyết: Hồn bướm mơ tiên (1933); Gánh hàng hoa (viết chung

với Nhất Linh năm 1934); Nửa chừng xuân (1934); Trống mái (1936); Gia đình (1936); Thoát li (1937); Thừa tự (1940); Đẹp (1941); Thanh Đức;

Băn khoăn (1943)

Truyện ngắn: Anh phải sống (viết chung với Nhất Linh năm 1937); Dọc đường gió bụi (1936); Tiếng suối gieo (1937); Đợi chờ (1939); Đội mũ lệch (1941); Cái ấm đất (1940); Cái ve (1944)…

Kịch: Tục luỵ (1937); Cóc tía (1940); Đồng bệnh (1942) đó là chưa kể những vở hài kịch ngắn đăng trên báo Phong hoá và Ngày nay

Ngoài những thể loại đã kể trên, Khái Hưng còn một số truyện ngắn dành cho thiếu nhi và ông cũng là một dịch giả có tài Nhưng sự nghiệp của ông

Trang 17

chủ yếu gặt hái ở mảng tiểu thuyết Lật lại những trang báo Phong hoá, Ngày nay người ta thường thấy tuần nào ông cũng có một truyện không kể tiểu thuyết ngắn kỳ Điều đó chứng tỏ Khái Hưng là một cây bút dồi dào Ông xứng đáng ở vị trí “trụ đồng của nhóm Tự lực văn đoàn’’ như lời Vu Gia nhận xét trong cuốn: Khái Hưng - nhà tiểu thuyết

Qua một loạt những sáng tác của Khái Hưng, chúng ta không chỉ thấy một khối lượng tác phẩm đồ sộ mà còn đa dạng về đề tài, khuynh hướng Ông không chỉ là cây bút sung sức mà ông còn có cái tâm của người nghệ sĩ, luôn có ý thức trách nhiệm với công việc của mình Khái Hưng đã nhìn nhận được vị trí của mình trong văn đàn nói riêng và trong nghề văn nói chung, ông còn thể hiện là một người gương mẫu trong khi thực hiện tôn chỉ của văn đàn và luôn luôn theo sát những tiêu chí mà Tự lực văn đoàn đề ra Khái Hưng luôn tự tạo cho mình những cuộc thử nghiệm: viết tiểu thuyết truyện ngắn, kịch thơ, truyện thiếu nhi… ở mỗi đề tài ông đều tìm ra cho mình một hướng đi mới để thích ứng với từng thể loại Cũng như các nhà văn cùng thời, Khái Hưng chịu tác động mạnh mẽ từ hai phía: xã hội và văn học Những mâu thuẫn về tư tưởng đã làm cho tầng lớp tri thức tiểu tư sản rơi vào thế chông chênh mất phương hướng Bên cạnh đó chủ nghĩa lãng mạn Việt Nam ra đời sau chủ nghĩa lãng mạn Pháp một thế kỉ Và mang trong mình nhiều trường phái khác nhau: chủ nghĩa lãng mạn đầu thế kỉ XIX, nhóm Thi sơn, trường phái tượng trưng siêu thực… không những thế còn tiếp thu một cách tự nhiên và khá xô bồ những ảnh hưởng của triết học và những trường phái hiện đại khác Chính vì vậy, trong thế giới quan của những nhà văn thời bấy giờ, nhất là nhóm Tự lực văn đoàn - Khái Hưng cũng là một người chứa đựng khá nhiều mâu thuẫn phức tạp

Vũ Ngọc Phan trong Khái Hưng - nhà tiểu thuyết xuất sắc cho rằng:

“Đọc tiểu thuyết Khái Hưng, người ta thấy lúc đầu ông là một nhà tiểu

Trang 18

thuyết có lý tưởng dần ngả về phong tục là loại ông có nhiều đặc sắc nhất, rồi đến khi viết Hạnh ông bắt đầu khuynh hướng về tâm lý”

Giáo sư Hà Minh Đức khi nhận xét về quá trình sáng tác của Khái Hưng

đã viết: “Giầu chất lãng mạn trong thời kì đầu, giá trị hiện thực được gia tăng nhiều ở chặng giữa và giai đoạn cuối pha tạp với chủ nghĩa hiện đại”

Nhìn lại chặng đường 10 năm cầm bút của Khái Hưng, ta thấy ông đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam một khối lượng lớn những tác phẩm với nhiều thể loại Trong đó thể loại tiểu thuyết đã giúp ông một lần nữa khẳng định được tài năng của mình, một “cây bút trụ cột”, “cây bút xuất sắc” trong nhóm Tự lực văn đoàn và đây được coi là mảng sáng tác có giá trị hơn cả, đóng góp vào dòng chảy của văn xuôi Việt Nam hiện đại

1.2 Nhân vật và vai trò của nhân vật trong thể loại tiểu thuyết

1.2.1 Khái niệm nhân vật

Bàn về nhân vật văn học, từ trước tới nay xuất hiện nhiều định nghĩa, khái niệm của các nhà nghiên cứu Mỗi một khái niệm ra đời là cả một quá trình nghiên cứu công phu, khoa học và thể hiện được sự phong phú trong quan niệm, tiêu chí, cách đánh giá của các nhà nghiên cứu Chúng tôi xin liệt kê một số khái niệm về nhân vật đã và đang được vận dụng để tìm hiểu

về nhân vật:

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì nhân vật văn học là: “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học”, là “Đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống ” [10, 235]

Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề và tư tưởng chủ đề, và đến lượt mình nó lại được các các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm

Trang 19

tập trung khắc hoạ Nhân vật, do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm văn học” [20, 109]

“Nhân vật là phương tiện khái quát những quy luật của cuộc sống, thể hiện những ước ao, những kỳ vọng về con người: …Nói cách khác, nhân vật

là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm

1.2.2 Vai trò của nhân vật trong thể loại tiểu thuyết

Tiểu thuyết với những đặc trưng riêng về thể loại đã tạo ra các nhân vật phù hợp với nó, đặc biệt là tiểu thuyết hiện đại, luôn hướng tới miêu tả cuộc sống dưới góc độ đời tư và “hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn ngang

bề bộn của cuộc đời, bao gồm cái cao cả lẫn tầm thường, nghiêm túc và buồn cười, bi và hài, cái lớn lẫn cái nhỏ” Vì vậy, tiểu thuyết nhìn cuộc sống, phản ánh và chiếm lĩnh nó từ góc độ đời tư, đi sâu vào phản ánh số phận con nguời; do đó nhân vật của tiểu thuyết khác với các nhân vật ở nhiều thể loại khác Cụ thể khi đối sánh với nhân vật sử thi, thì đó là những nhân vật luôn đơn giản trong mọi hoàn cảnh, và chẳng có gì phải tìm tòi, ước đoán, nhân vật này hoàn toàn không chủ động trong tư tưởng, trong ngôn ngữ, con người trong sử thi tạo ra vẻ đẹp vô song, trong sáng như pha lê và không có một chút tỳ vết

Trang 20

Nhưng nhân vật tiểu thuyết lại khác Truớc tiên, đây được xem là những con người bình thường của đời sống hàng ngày với những quan hệ cụ thể Tiểu thuyết hiện đại từ chối loại nhân vật một chiều, phiến diện, mà ở đó mỗi nhân vật là cả một thế giới hết sức phong phú và sâu sắc Nhân vật là linh hồn, là yếu tố cơ bản trong tác phẩm văn học, là “công cụ khái quát hiện thực

và phương tiện để tác giả hiện thực hoá quan niệm nghệ thuật về con nguời dưới một hình thức biểu hiện tương ứng ” [21, 365]

Theo đó, trong tiểu thuyết, con người được hiện lên phong phú nhất, đa dạng nhất, “vì đó là hình thức cơ bản nhất để qua đó tiểu thuyết mô tả thế giới một cách hình tượng” [12, 188]

Tiểu thuyết phản ánh cuộc sống hiện thực một cách đa chiều, phức tạp với dung lượng lớn, có sức chứa được nhiều đặc điểm, nhiều biện pháp nghệ thuật Đến với tiểu thuyết, con người được khám phá một cách đầy đủ, phong phú, toàn diện nhất trong tất cả các mối quan hệ xã hội Để có sức sống lâu bền đòi hỏi người viết phải xây dựng được những chân dung nhân vật vừa sinh động, vừa có ý nghĩa khái quát, điển hình Do vậy, nhà văn thường xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết bằng sự miêu tả trên nhiều bình diện khác nhau như: ngoại hình, nội tâm, tính cách, hành động Nhân vật trong tiểu thuyết là những con người bình thường trong cuộc sống hàng ngày, trải qua nhiều cảnh ngộ, nhân vật này luôn có thế giới nội tâm phong phú, phức tạp, không đơn giản Đồng thời, nhân vật trong tiểu thuyết còn là

sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người Tiểu thuyết ngoài khả năng tái hiện bức tranh toàn cảnh của đời sống xã hội còn có khả năng đi sâu khám phá số phận con người Quan niệm nghệ thuật về con người gắn với đời sống văn học cụ thể của mỗi một giai đoạn lịch sử nhất định Khi khái quát về tiểu thuyết, Vũ Bằng đã khẳng định: “Họ cũng là những người như chúng ta, không hơn không kém, có một tấm lòng quảng

Trang 21

đại nhưng lại rất có thể có những điểm kém hèn, có một khối óc thông minh nhưng lại rất có thể sa vào hầm tội lỗi Một “nhân vật sống” là thế, một

“nhân vật sống” là một nhân vật phản chiểu cái hình ảnh của đời, là một nhân vật như chúng ta đây, một nhân vật rất gần, rất thân thiết chúng ta, một nhân vật mà nhìn vào lòng như thấy nhìn vào ta vậy ”[1, 73]

Qua đó ta thấy, trong tiểu thuyết hiện đại, nhân vật được đặt ở vị trí trung tâm “nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” hay theo quan niệm của Nguyễn Đình Thi cũng cho rằng: “vấn

đề trung tâm của nghệ thuật tiểu thuyết theo tôi, là miêu tả những con người

và tìm hiểu con đường đi của họ trong xã hội, người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề đều phải thông qua các nhân vật, xuất phát từ nhân vật hơn là từ sự việc”

Có thể thấy, nhân vật tiểu thuyết của Khái Hưng hiện lên rất cụ thể, sinh động Để làm được điều đó, đòi hỏi nhà văn phải có một quá trình quan sát, tìm hiểu và suy ngẫm, kết hợp với vốn hiểu biết sâu rộng của mình Vì vậy, nhân vật trong tiểu thuyết của ông từ diện mạo, hành động, lời nói, đều rất sống động Đọc Nửa chừng xuân, ta khó có thể quên đi được những nhân vật như: Mai, Huy, Lộc, ông Hạnh, bà án, hàn Thanh… Đây không phải là những con người kì vĩ, khổng lồ, thánh nhân, mà họ chính là những con người thật mà chúng ta có thể bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày, và trong

số những con người bình thường ấy lại có những người tiềm tàng một sức mạnh, dám vượt qua mọi trở ngại khó khăn để đi đến tận cùng cuộc sống của mình

Tóm lại, làm thế nào để hiểu về nhân vật tiểu thuyết và biết từ chối vị trí

cố định của mình mà hoà nhập vào nhân vật, biết làm cho người đọc say mê, yêu thích, giận hờn với những nhân vật mà tác giả đã tạo dựng nên trong tác phấm, thậm chí có lúc nào đó, người đọc cũng cảm thấy nhân vật tiểu thuyết

Trang 22

có chút gì đó giống bản thân mình, giống người đã gặp, đã quen Đây chính

là tài năng của một cây bút viết tiểu thuyết - Khái Hưng Dựa vào tiêu chí tư tưởng, chúng tôi chia làm 3 loại nhân vật để tìm hiểu

Nhân vật tích cực: Như đã tìm hiểu ở trên, ta thấy cuốn Nửa chừng

xuân là tiểu thuyết luận đề mang trong mình những đặc trưng riêng của thể loại này Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi thì nhân vật tích cực: “Là nhân vật thể hiện những giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ, những hành vi cao cả của con người được nhà văn miêu tả, khẳng định, đề cao trong tác phẩm theo một quan điểm tư tưởng, một lý tưởng xã hội - thẩm mỹ nhất định” [10, 227]

Nhân vật tích cực trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân đó là nhân vật Mai:

Mai là cô gái có vẻ đẹp hình thức bề ngoài, nên ngay từ khi xuất hiện Mai được giới thiệu với nhiều đường nét quen thuộc của một cô gái chân quê, nổi bật trên khuôn mặt của người con gái này là sức quyến rũ của đôi mắt Vẻ đẹp đó càng ngày càng phù hợp với xu hướng cải cách theo hướng tân thời, phù hợp với cuộc sống của Mai khi ở thành thị: “Ở quê ra tỉnh mới hơn một năm, nàng đã phục sức được hệt một thiếu nữ tân thời”

Đằng sau vẻ đẹp bề ngoài đó là một con người nhạy cảm, sống có chiều hướng nội tâm Mai được sinh gia trong một gia đình nề nếp nho giáo, ngay

từ nhỏ Mai đã được học, được rèn luyện bằng giáo lý Khổng Mạnh từ người cha của mình làm nghề dạy học, tinh thần Nho học đã ăn sâu vào trong máu của cô Nhưng chính cô lại đi ngược lại với quan điểm của lễ giáo phong kiến là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, Mai đã dám đứng lên chống lại những cuộc hôn nhân sắp đặt theo kiểu “môn đăng hậu đối”, với cảnh không chịu chấp nhận làm lẽ mọn và dám nói lên tiếng nói của cá nhân mình Đằng sau

vẻ đẹp bề ngoài đó là một con người nhạy cảm, sống có chiều hướng nội tâm Trong cách cư xử với mọi người, Mai cũng tỏ ra là người có trước sau

Trang 23

và thông hiểu đạo nghĩa Trong tình yêu, cô yêu Lộc tha thiết và mãnh liệt, trong đó có cả sự biết ơn lẫn nể phục, nên khi yêu cô đã giành tất cả trái tim

và thể xác cho người mình yêu

Có thể nói, Mai được xem là nhân vật đặc sắc, kết tinh bút lực của nhà văn Đây cũng được coi là nhân vật tích cực nhất chống lễ giáo phong kiến trong các sáng tác của Khái Hưng

Bên cạnh nhân vật Mai, Lộc cũng được xem là người có tư tưởng tiến bộ,

được giáo dục và trưởng thành qua nền giáo dục Tây Âu Chính vì vậy mà Lộc cũng như Mai, Lộc đề cao hạnh phúc cá nhân, không chịu khuất phục trước những lễ nghi xưa, không có sự phân biệt đẳng cấp

Trong Nửa chừng xuân một nhân vật nữa cũng cần phải nói đến là Huy,

mặc dù nhân vật này không được đề cập tới nhiều, nhưng chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy đây là một chàng trai trẻ, sống có nghị lực, ham hiểu biết, trọng tình nghĩa với những người xung quanh Đi liền với tính cách ấy, Huy còn là người học rộng biết nhiều, có tư tưởng mới tân thời, nên chàng đã dám nói thẳng quan điểm của mình với bà án: “… cụ tức là cái biểu hiện, tức

là một người đại diện cho nền luân lý cũ Mà tâm trí chúng cháu thì đã trót nhiễm những tư tưởng mới Hiểu nhau khó lắm, thưa cụ Cụ với bọn hậu sinh chúng cháu như hai con sông cùng một nguồn, cùng chảy ra bể, nhưng mỗi đằng chảy theo một phía dốc bên sườn núi, gặp nhau sao được” [13, 262]

Có thể thấy những nhân vật tích cực trong Nửa chừng xuân đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp Họ là những thanh niên có tư tưởng tiến bộ, luôn chống lại những hủ tục lạc hậu của lễ giáo phong kiến đang bủa vây cuộc sống của con người Qua đó, nhà văn muốn đề cao quan điểm chống lễ giáo phong kiến, đây là điều mà các nhà văn Tự lực văn đoàn đang theo đuổi

Trang 24

Nhân vật tiêu cực: Nhân vật tiêu cực là nhân vật đối lập với nhân vật

tích cực Loại nhân vật này “mang những phẩm chất xấu xa trái với đạo lý và

lý tưởng của con người, được nhà văn miêu tả trong tác phẩm với thái độ chế giễu, lên án, phủ định” [10, 230] Đây là biểu hiện của cái ác, cái phi nhân tính Do vậy, nó thường đi đôi với nhân vật chính diện tạo ra sự đối kháng trong đời sống xã hội, đối kháng giai cấp

Nhân vật bà án được xem là nhân vật tiêu cực, điển hình, được Khái

Hưng điểm qua một vài nét về ngoại hình, nhưng tô đậm được tính cách nhân vật Ngôn ngữ của bà phát ra toàn những lời lẽ giáo huấn của chế độ phong kiến “… song tôi nhất định cho rằng ngoài vòng lễ nghi, vượt hẳn quyền thúc bá thì dầu sao người con gái cũng không thể là người con gái có đức được”, hay “… tôi đây vẫn hủ lậu, vẫn tưởng sự quý nhất của ta là lễ nghi, là ngũ luân, ngũ thường, là cái đức tam tòng của người đàn bà” Khi đối thoại, bà luôn tự chủ và nắm được điểm yếu của đối phương, bà hiểu tính Lộc là người đa nghi nên gieo vào lòng con về sự ngờ vực với Mai Bên cạnh đó bà còn là người coi trọng tiền bạc hơn tình cảm, theo bà tất cả đều

có thể giải quyết được bằng tiền

Với tính cách đa dạng, bà án quả là một điển hình của nhân vật tiêu cực, bằng nhiều thủ đoạn thâm độc, bà đã đang tâm phá hoại hạnh phúc hôn nhân của con trai mình Đây là một bà mẹ nhỏ nhen, giảo quyệt, không từ thủ đoạn nào để đạt được mục đích của mình

Khái Hưng đã đi sâu vào nhân vật để lột trần bản chất xấu xa của bà mẹ này, đồng thời tác giả cũng đả phá mạnh mẽ vào thành trì của đại gia đình phong kiến đang còn tồn tại

Nhân vật hàn Thanh được tác giả xây dựng là một nhân vật điển hình đại

diện cho bọn cường hào, ác bá ở nông thôn Việt Nam Bản chất của nhân vật này cũng hết sức thâm độc, khi giao tiếp, đối thoại với Mai, hàn Thanh khi

Trang 25

thì: thân mật, sửng sốt, cười tình, lúc vui sướng cười ha hả, lúc đắc thắng cười ngặt nghẹo… Cử chỉ thì trơ trẽn, sỗ sàng: lúc ghé lại gần, ngồi sát vào, túm lôi lại…

Cùng với bà án, hàn Thanh là những nhân vật được tác giả khắc hoạ đậm nét, tiêu biểu cho giai cấp thống trị bóc lột, sống cuộc đời sung túc là nhờ vào mồ hôi và nước mắt của kẻ nghèo khó Qua đây, tác giả đã phần nào

tố cáo được bản chất của giai cấp phong kiến nói chung và địa chủ, cường hào ở nông thôn, đó cũng là dụng ý nghệ thuật của Khái Hưng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật tiêu cực

Nhân vật lưỡng phân: Nhân vật lưỡng phân là loại nhân vật văn học

mang trong mình những phẩm chất tốt xấu lẫn lộn, được nhà văn miêu tả với

thái độ đồng cảm, chia sẻ như: Cô Diên, hoạ sỹ Bạch Hải, ông đốc tờ Minh

Mặc dù, họ không phải là những nhân vật chính và được đề cập nhiều trong tác phẩm, nhưng những nhân vật lưỡng phân này lại là điểm nhấn, làm nổi bật tính cách của Mai và làm rõ thêm luận đề của tác giả

Như vậy, nhân vật lưỡng phân trong Nửa chừng xuân là những con người có sự đan xen giữa hai phẩm chất Tuy nhiên, họ chính là những người

đã giúp đỡ Mai rất nhiều trong suốt một đoạn đường đầy gian nan của cô Tóm lại, nhân vật tiểu thuyết có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo cảm hứng cho người nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật, qua đó thể hiện được ngòi bút tài năng của nhà văn

Trang 26

CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

TRONG TIỂU THUYẾT NỬA CHỪNG XUÂN CỦA KHÁI HƯNG

2.1 Quan niệm nghệ thuật về con người của Khái Hưng

Từ trong thực tiễn sáng tạo nghệ thuật, nhiều nhà văn đều khơi nguồn cảm hứng và lựa chọn con người làm vị trí trung tâm trong các sáng tác của mình Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ, một loại hình văn hóa đặc biệt Văn học nghệ thuật không phải đem lại những lợi ích vật chất,

mà là những lợi ích tinh thần lớn lao cho con người Nghệ thuật là vấn đề về tình cảm, tâm hồn của con người để vươn tới cái đẹp Đây là hình thái ý thức

có nhiệm vụ và khả năng để chuẩn bị một cách toàn diện nhất, nhằm xây dựng nên quan niệm nghệ thuật về con người của một nhà văn Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu để xây dựng lên quan niệm nghệ thuật về con người, các nhà văn đã ý thức được rằng: Nhân vật (con người) không phải là bản sao chép hoàn toàn hiện thực khách quan, nên thường có những nét ước

lệ, nhưng khi đưa vào tác phẩm, nhà văn chỉ sử dụng những “tư liệu” quý giá

ấy như một nguyên liệu, chứ không phải là sao chép máy móc như những gì

nó vốn có Vì vậy, con người trong văn học luôn đồng hành và gắn liền với sự sáng tạo, hoạt động hư cấu, tưởng tượng của người nghệ sĩ Bởi thế, ta không thể áp đặt, quy chiếu dưới một góc độ cụ thể nào, mà phải có cái nhìn khách quan từ mọi phía khi đánh giá quan niệm nghệ thuật của một nhà văn

Qua quá trình vận động, thay đổi của các trào lưu văn học, ta thấy mỗi nhà văn trong từng thời điểm lịch sử đều xây dựng cho mình những quan điểm nghệ thuật khác nhau Với tư cách là một cây bút xuất sắc trong nhóm

Tự lực văn đoàn, Khái Hưng đã hình thành và cho ra đời quan niệm nghệ thuật của riêng mình, điều đó đã thể hiện được tư duy nghệ thuật trong các sáng tác của ông

Trang 27

Nhìn nhận quan niệm ấy trong mối tương quan nhiều chiều, ở nhiều cấp

độ khác nhau như triết học, mĩ học… ta thấy sự đánh giá trong nghệ thuật là đánh giá về con người và xã hội Đó có thể là sự phủ định, ngợi ca, khẳng định, phê phán, song nhiều khi còn mang tính đa diện Điều này phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng thẩm mĩ, cách nhìn nhận của nhà văn và trình độ nghệ thuật của thời đại Vì thế trong cuốn “Quan niệm con người cá nhân trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn”, tác giả Lê Thị Dục Tú đã xác định được

ba cấp độ biểu hiện của con người cá nhân và chỉ ra trên ba phương diện như sau:

Thứ nhất: Xung đột giữa con người cá nhân với gia đình và truyền thống

(hay là sự phá tung những ràng buộc phong kiến để khẳng định con người cá nhân)

Thứ hai: Con người cá nhân tìm sự giải thoát trong tình yêu, trong thế

giới nội tâm hoặc trong những ước mơ về cải cách xã hội

Thứ ba: Ý thức cá nhân cực đoan đòi hỏi bản năng tự do đứng trên hoặc

bất chấp các quan hệ xã hội

Từ những phương diện đã được nêu, quan niệm nghệ thuật về con người của Khái Hưng được tìm hiểu trên cơ sở ấy Song song với việc xem xét quan niệm về con người là một sản phẩm của lịch sử trong mối tương quan với xã hội, thì quan niệm nghệ thuật về con người cũng chịu sự chi phối bởi cá tính sáng tạo của nhà văn Cùng với những yếu tố chung nhất hợp thành về quan niệm nghệ thuật của Tự lực văn đoàn, thì yếu tố con người trong văn học cũng cần phải chú ý tới những biểu hiện cụ thể, đặc trưng cho cá tính sáng tạo của Khái Hưng Bởi quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn sẽ chi phối rộng rãi đến toàn bộ sáng tác của nhà văn ấy và tạo thành những cá tính riêng trong sáng tạo nghệ thuật, là linh hồn của nghệ thuật Bên cạnh đó, nhà văn còn phải là người đi sâu, đi sát vào tình hình cụ thể để có những chiêm

Trang 28

nghiệm riêng cho bản thân mình Nếu không “tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu

nó không miêu tả đời sống chỉ để miêu tả, nếu nó không có sự thôi thúc chủ quan mạnh mẽ nào đó của nhà văn, bắt nguồn trong tư tưởng bao trùm thời đại Nếu nó không là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan Nếu nó không đặt ra câu hỏi và trả lời cho câu hỏi đó” (Dẫn theo Bêlinxki) Ở đây, chúng tôi tập trung tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của Khái Hưng về con người cũng trên cái nền chung đó Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân của Khái Hưng được thể hiện với một số quan điểm sau:

Con người cá nhân ý thức đặc biệt về quyền tự do trong tình yêu và hôn nhân

Trở về với cội nguồn văn học của những giai đoạn trước, ta thấy ngay từ thời xa xưa trong văn học cổ trung đại đã có sự xuất hiện của con người cá nhân Trải qua nhiều quá trình hình thành và phát triển, cái tôi cá nhân của con người dần được san bằng và có ý thức nhất định về sự tồn tại của mình Chỉ có điều, trong một quãng thời gian khá dài, dù có cố gắng đến đâu nó cũng không thoát ra khỏi những trói buộc và quan niệm nặng nề, khắt khe của

lễ giáo phong kiến Suy rộng ra, những con người ấy chính là sản phẩm của một thời đại đang còn chìm đắm trong mông muội của nhiều hủ tục lạc hậu

Bởi thế, ở những giai đoạn đầu, nó mới chỉ hình thành ở giai đoạn

“chớm nở”, chứ chưa có sự bứt phá mạnh mẽ Thời kì đầu, do chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ về tư tưởng lẫn chính trị, nên con người cá nhân ở thời kì này

đã có nhiều biểu hiện khác nhau, nhưng tựu trung lại, đó đều là những khao khát, ước vọng được khẳng định bản thân, muốn hướng tới cõi siêu nhiên để tìm thấy sự trong trẻo, thuần khiết của cuộc sống mới, tha thiết hi sinh một cách tự nguyện cho lí tưởng xã hội mà họ tôn thờ để thoát ly, trốn tránh hiện thực

Trang 29

Nhìn lại chặng đường sáng tác của các nhà văn Tự lực văn đoàn, ta thấy cái Tôi cá nhân của con người được phô bày một cách rõ nét, đó là sự tự ý

thức của Loan (Đoạn tuyệt), Mai (Nửa chừng xuân), Hồng (Thoát ly) hay

Nhung (Lạnh lùng): ở những nhân vật này đều có sự gặp gỡ qua tiếng nói đòi

quyền bình đẳng trong hôn nhân, quyền bảo vệ danh dự và nhân phẩm khi bị người khác xúc phạm Đây cũng là sự trăn trở, nhọc nhằn của nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật Với nhiều cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn của Khái Hưng, ta thấy hầu hết những nhân vật của ông đều tìm đến tình yêu một cách hồn nhiên, trong trẻo tựa hồ như muốn phá tung những lề lối chật hẹp của lễ giáo phong kiến Chính họ đã tìm thấy sự đồng điệu trong tình yêu, mặc dù hoàn cảnh không cho phép, nhưng làm sao có thể cưỡng lại được những con tim đang thổn thức hướng về nhau, bởi lẽ tình yêu thật khó có thể

lí giải và cắt nghĩa: đứng trước ngưỡng cửa Phật, trái tim nhạy cảm của Lan

đã dành cho Ngọc sau bao lần gạt nước mắt và bắt mình “nhất định phải quên” (Hồn bướm mơ tiên); Mai – Lộc đã cùng nắm tay bước qua ranh giới của sự sang – hèn để cùng nhau hưởng hạnh phúc ái ân cho dù là ngắn ngủi ( Nửa chừng xuân); rồi như Nam và Lan (Đẹp) yêu nhau không có sự phân biệt của tuổi tác, địa vị và tất nhiên, sẽ không có nhà văn nào lại đi suy xét tới tận cùng của những mối tình như thế, cho dù biết rằng những mối tình trên

có lúc thực sự là vô lí Bởi vậy, trong tác phẩm Nửa chừng xuân: Mai, Lộc luôn có tư tưởng chống phá lễ giáo phong kiến, đề cao tự do và kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình về tình yêu – hôn nhân Mai không bằng lòng với lối sống thực tại là chấp nhận làm phận lẽ mọn, không chấp nhận cuộc sống

đã có sự dàn xếp, sắp đặt trước với một hôn nhân không có tình yêu Vượt lên trên tất cả là tiếng nói của cá nhân mình, không thoả hiệp với những tư tưởng lạc hậu, lỗi thời

Trang 30

Nếu chỉ bằng lòng với quan điểm “trình độ ý thức về con người đánh dấu trình độ phát triển của văn học” thì quan niệm của Khái Hưng không chỉ đánh dấu trong văn học mà còn tạo ra một bước tiến mới trong ý thức xã hội Với những gì chúng ta chứng kiến và cảm nhận trong các nhân vật của Khái Hưng

đã cho phép chúng ta khẳng định rằng: con người thời đại Khái Hưng đã thực

sự trưởng thành hơn

Con người đời thường với những nét cao cả và thấp hèn

Đồng nhất với quan niệm nghệ thuật về con người như ta đã biết, đây vừa là sản phẩm của văn hóa, tư tưởng lại vừa là sản phẩm của lịch sử Cho nên nó không chỉ phản ánh quá trình phát triển của văn học, mà còn thể hiện

sự tiến bộ trong lịch sử phát triển của xã hội loài người Chúng ta có thể thấy:

ở thời nguyên thủy khi cuộc sống của con người chủ yếu sống thành bầy đàn

để săn bắt, hái lượm, con người chưa chinh phục được thiên nhiên, chưa tìm

ra lửa để nấu chín thức ăn Họ đã tưởng tượng và sáng tạo ra nhiều công cụ,

vũ khí nhằm phục vụ cho cuộc sống của mình Bắt đầu từ thời trung đại, quan niệm con người cá nhân mới bắt đầu được hình thành, phản ánh sự phát triển trong quá trình nhận thức của con người Tuy nhiên ở thời kì này, do chịu sự chi phối của ý thức xã hội phong kiến tồn tại từ lâu đời, nên con người trong văn học trung đại chỉ được xem là những con người cá nhân, biết mượn vũ trụ, tự nhiên để gửi gắm ước mơ của mình Chỉ đến khi ý thức hệ tư sản được hình thành ở những giai đoạn sau, thì con người cá nhân mới có sự thay đổi

và có những bước tiến mới trong quá trình nhận thức

Theo quan điểm của Mac: “Bản chất con người không phải là một sự trừu tượng hoá gắn liền với cá nhân riêng lẻ Trong thực tế của nó, bản chất con người là một sự tổng hoà các quan hệ xã hội” Vì thế, Khái Hưng đã biết vận dụng khái niệm này và đưa vào trong sáng tác của mình, ông đã khắc phục được những nhược điểm của các nhà văn đi trước để bồi đắp cho “tác

Trang 31

phẩm nghệ thuật đích thực, nhất là tác phẩm ngôn từ, bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung” Nhân vật của tiểu thuyết Khái Hưng đã tránh khỏi lối mòn trong văn chương là chỉ khai thác được nhân vật một chiều, đơn tuyến Ngược lại, nhân vật của ông thường có cuộc sống nhiều chiều, rất gần gũi với cuộc sống đời thường, nên khi đọc xong tiểu thuyết, bạn đọc ngỡ như mình đã từng gặp nhân vật ấy ở đâu đó rồi Xét trên bình diện nghệ thuật này, Khái Hưng đã chứng minh một ý kiến cho rằng: “Quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh tuy trên giấy trắng mực đen đoàn (Tự lực văn đoàn) không nêu trong tôn chỉ nhưng trên thực tế anh em đã hành động theo quan điểm đó” (theo Vu Gia) Quy chiếu vào trong sáng tác của các anh em trong Tự lực văn đoàn, ta nhận thấy sáng tác của Thạch Lam với hình ảnh của: mẹ Lê (Nhà mẹ Lê); Dung (Hai lần chết); Huệ, Liên (Tối

ba mươi) và những kiếp người sống quẩn quanh, bế tắc nơi phố huyện nghèo (Hai đứa trẻ) Hay trong những tiểu thuyết hiện thực của Trần Tiêu:

Con trâu, Chồng con, Năm hạn (truyện ngắn), Sau luỹ tre (truyện

vừa) Cuối cùng là những tiểu thuyết giàu chất lãng mạn như: Nửa chừng xuân, cùng nhiều tác phẩm khác của Khái Hưng như Thoát l y, Thừa tự đều cho thấy Khái Hưng đã lựa chọn và tìm cho mình một mảnh đất, một lối

đi riêng khi khai thác về khía cạnh này Đó là những nhân vật đại diện cho chế độ phong kiến: bà án, mang trong mình tư tưởng đầy cổ hủ, lạc hậu của

xã hội đương thời; hay đại diện cho tầng lớp quan lại tiêu biểu là hàn Thanh - đây là một tên quan không biết chăm lo đến đời sống của người dân, mà chỉ muốn trục lợi cho bản thân mình, muốn hưởng hạnh phúc trên mồ hôi nước mắt của người khác Cho đến những con người mang trong mình tư tưởng cải cách xã hội đầy cao cả tiêu biểu như Mai, Lộc, Huy… Hay những người phụ

nữ biết trọng tình nghĩa, và biết sống vì người khác như Diên Tất cả làm nên thế giới nghệ thuật của nhân vật hết sức phong phú và đa dạng, đó không chỉ

Ngày đăng: 31/10/2015, 10:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w