1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà paris của v huygô

73 1,6K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 663,05 KB

Nội dung

Mong muốn thì nhiều, song khả năng có hạn nên người viết đề tài này chưa thể đi sâu khám phá mọi yếu tố thuộc hình thức của tác phẩm mà chỉ đi vào tìm hiểu “Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Trang 1

do, bình đẳng, bác ái, đề cập sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm, nỗi đau khổ của con người, đến vai trò của quần chúng trong đời sống chính trị – xã hội, đặc biệt với tầng lớp những người khốn khổ Ông đã bày tỏ một niềm cảm thông vô bờ, một lòng nhân ái bao la Nguồn cảm hứng sâu xa gắn liền với xã hội và nhân loại, đã làm cho sự nghiệp văn học của ông có ảnh hưởng rất lớn với thời đại ông đang sống

V Huygô xuất hiện như một ngôi sao mọc sớm và lặn muộn ở chân trời của thế kỷ Mãnh liệt và cường tráng, thiên tài ấy đã để lại cho lịch sử văn học Pháp và thế giới một khối lượng tác phẩm đồ sộ: trên 20 vở kịch, 10 tiểu thuyết lớn , 15 tập thơ và hàng trăm bài chính luận, lý luận văn chương… Ở thể loại nào V Huygô cũng gặt hái được những thành công nhất định Nhưng thể loại đưa ông tới đỉnh cao

vinh quang chính là tiểu thuyết Và khi cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris

(1931) ra đời, lập tức tài năng viết tiểu thuyết của V Huygô được công nhận

Cho đến nay, trên văn đàn thế giới cũng như Việt Nam, mặc dù số lượng các công trình nghiên cứu, các bài viết về V Huygô, về sự nghiệp sáng tác của ông rất nhiều song chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các tác giả chỉ chú ý đến nội dung mà chưa đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật – một phương diện thuộc

về hình thức tác phẩm Johmn Wolfgang (Đức) cho rằng: “chất liệu nghệ thuật thì

ai cũng thấy… còn hình thức vẫn là điều bí ẩn với phần đông”

Vậy “điều bí ẩn với phần đông” đấy là gì? Chính là khoảng trống để chúng ta

đào sâu, tìm tòi, khám phá tìm ra cái hay, cái độc đáo của nhà văn này so với các nhà văn khác Qua đó chúng ta sẽ thấy được ngòi bút tài hoa của nhà văn Vì vậy, chúng tôi thiết nghĩ rằng phải tìm hiểu nhiều hơn nữa về mặt hình thức của tác phẩm văn học nói chung và hình thức trong tác phẩm của V Huygô nói riêng

Trang 2

Mong muốn thì nhiều, song khả năng có hạn nên người viết đề tài này chưa thể đi sâu khám phá mọi yếu tố thuộc hình thức của tác phẩm mà chỉ đi vào tìm hiểu

“Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris” ở

những nét khái quát nhất Hi vọng rằng với bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tìm ra một con đường bước vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, đóng góp tiếng nói dù nhỏ bé vào công cuộc nghiên cứu sự nghiệp văn học của thiên tài vĩ đại này

1.2 Lý do sư phạm

Là một sinh viên Ngữ văn, là người dạy văn tương lai nên việc tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của các nhà thơ, nhà văn lớn là việc làm thiết thực và có ý nghĩa Đó vừa là nhiệm vụ học tập, vừa là nhu cầu tất yếu của chúng tôi trên con đường khám phá tri thức và qua đó góp phần làm cho hiểu biết của mình ngày càng phong phú hơn

Cần nhận thấy rằng, hiện nay trên văn đàn thế giới tên tuổi của V Huygô vẫn đang tỏa sáng rực rỡ Và ở Việt Nam các tác phẩm của ông được bạn đọc biết đến khá nhiều Trong đó có một số tác phẩm được chọn hoặc trích giảng trong chương

trình ở phổ thông Tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris tuy không được giảng dạy

trong chương trình phổ thông nhưng việc tìm hiểu tác phẩm này sẽ giúp chúng tôi hiểu thêm về tác giả V Huygô và nghệ thuật viết văn của ông để hỗ trợ cho việc giảng dạy sau này

2 Lịch sử vấn đề

V Huygô được đánh giá như “thiên tài sáng tạo huyền thoại” Thiên tài của

V Huygô là ở chỗ trên lĩnh vực tư tưởng cũng như nghệ thuật, ông đã vừa là hiện thân của thời đại, vừa phản ứng lại thời đại Bước vào văn đàn từ khi còn trẻ, với cuộc đời kéo dài trên 80 năm từ 1802 – 1885, V Huygô đã chứng kiến và trải qua mọi sự kiện chính trị – xã hội của thế kỉ XIX ở Pháp Trong thế kỷ đầy biến động

ấy, V Huygô đã có mãnh lực đặc biệt thu hút đông đảo bạn đọc trên nhiều lĩnh vực khác nhau với một cường độ sáng tạo hiếm hoi trong lịch sử văn học xưa nay

Trước khi đưa ra những ý kiến đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sáng tác của V Huygô, ta hãy xem những ý kiến đánh giá về tác giả và sự nghiệp văn chương của nhà văn này

Trang 3

2.1 Đánh giá chung về tác giả và sự nghiệp văn chương của Victo Huygô

V Huygô là một thiên tài vĩ đại Ông đã thử sức mình ở nhiều thể loại Dù ở thể loại nào V Huygô đều đạt được thành công và có những đóng góp quan trọng

Tác giả Đặng Anh Đào trong cuốn Văn học phương Tây đánh giá rất cao vai trò của V Huygô, coi ông là “nhà văn đã kết hợp được qua một sự nghiệp đồ sộ

gồm thơ và văn xuôi những tình cảm phổ biến nhất, những khát vọng bình dị và sâu

xa nhất của con người” và được coi là “hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn”, “là tiếng vọng âm vang của thời đại” đồng thời là “nhà tiên tri của hoà bình thế giới”

Cũng trong cuốn sách trên có nói tiểu thuyết là nơi mà ông có thể thể hiện được tối

đa “những điều không thể có” Vì vậy hệ thống tiểu thuyết của ông được đông đảo

bạn đọc yêu thích

Đỗ Quang Lưu và Lê Văn Khoa trong cuốn Victo Huygô, NXB Giáo dục,

1978 cũng khẳng định: “Victo Huygô đã trở thành ngọn cờ đầu của trường phái lãng

Vì vậy mà V Huygô đã “khuấy lên bão tố từ dưới đáy lọ mực” [15, 122] Trong

cuốn sách này, tác giả đã đánh giá V Huygô ở nhiều mặt Và qua đó khẳng định,

V Huygô là một tài năng và ông chủ bút ở lĩnh vực nào thì lĩnh vực đó xuất hiện kiệt tác…

Trên đây chỉ là một số ý kiến tiêu biểu đánh giá về tác giả V Huygô Trên thực tế vẫn còn nhiều ý kiến khác đánh giá cao con người, tài năng, sự nghiệp văn

chương của ông Đúng như Jean Masin đã nhận định: “Huygô là một nhà văn lớn,

Trang 4

ông hơn ai hết bởi thiên tài mênh mông hiển nhiên của mình đã khuất phục giới văn chương” (kể cả những nhà phê bình ác ý nhất) và đồng thời sánh mình ngang tầm với hàng triệu con người bình thường đã từng đến với tác phẩm của ông dễ dàng để rồi trái tim và trí tuệ họ sẽ khắc sâu hoài về ấn tượng đó” [15, 123]

2.2 Những ý kiến đánh giá về tiểu thuyết V Huygô và Nhà thờ Đức bà Paris

Trước khi đến với tiểu thuyết và đạt được thành công rực rỡ ở thể loại này,

V Hugô đã thử bút và nhanh chóng bước lên đài vinh quang ở lĩnh vực thơ Năm

1831, cuốn tiểu thuyết lãng mạn đầu tay ra đời gây nên một sự kiện lớn, ngay lập tức nó được hoan nghênh nhiệt liệt trong mọi tầng lớp độc giả Gần hai thế kỷ qua,

loài người đón chào “Tòa nhà vĩ đại bằng thơ ca này” [8, 157] với một niềm say mê

lớn

Năm 1835, Têôphin Gôchiê, một đệ tự cuồng nhiệt của chủ nghĩa lãng mạn

đã nói về tác phẩm này như sau: “cuốn tiểu thuyết này là một thiên anh hùng ca

Iliat thực sự, ngay từ bây giờ nó đã trở thành một tác phẩm kinh điển” [10, 6] theo

đúng nghĩa của nó

Cùng với ý kiến ấy Đỗ Đức Hiểu trong bài “Tầm vóc nhà thờ Paris” in trong

Victo Huygô với chúng ta (NXB Tác phẩm – Hội Nhà văn Việt Nam – 1985) cho

rằng: đó là bản anh hùng ca Chính bản anh hùng ca này đã ca ngợi tình yêu và trái tim con người Đồng thời nó còn là niềm tin sắt đá vào sức vươn lên của dân chúng đến những đỉnh cao của lương tâm trong sáng

Còn Ơgien Xuy, tác giả Bí mật thành Paris, viết cho V Huygô:

“…Ngoài chất thơ cùng tất cả sự phong phú của tư tưởng và kịch tính, tôi xin nói

thêm cuốn truyện của ông còn có gì làm tôi vô cùng xúc động…” [10, 6] Có nghĩa

là tác phẩm được coi là một bài thơ hùng tráng và trữ tình Đó là sự tổng hợp của thơ lịch sử, kịch, triết học… một sự tổng hợp bao la khiến cho người đọc ngạc nhiên

và say mê

Nhà sử học Giuyn Misơlê nhận xét vào năm 1833: “Cạnh ngôi nhà thờ lớn

cổ kính, V Huygô xây dựng một tòa nhà thờ lớn bằng thi ca, cũng vững chắc như nền móng, cũng ngất cao dãy tháp của tòa nhà nọ” [10, 6]

Trang 5

Đó là những ý kiến đánh giá đúng đắn về tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris

Bên cạnh việc đồng tình, ngợi ca thì cũng có những ý kiến phủ định khi bàn về tác phẩm này Chẳng hạn, A Lamactin – nhà thơ lãng mạn thế kỷ XIX có ý trách

V Huygô rằng trong ngôi nhà thờ của ông “có tất cả nhưng chỉ thiếu một ít tôn

giáo” bởi lẽ ở đó người ta không thấy thượng đế đâu cả

Với tác giả Đặng Thị Hạnh trong Tiểu thuyết V Huygô thì lại cho rằng: Nhân vật trong tiểu thuyết của V Huygô chỉ mang “tâm lý một phiến”

Mặc dù có những ý kiến trái ngược nhau khi bàn về tác phẩm nhưng nó vẫn được coi là tiểu thuyết lớn duy nhất của nhà văn trong nửa đầu thế kỷ XIX Ông

xứng đáng là “hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn” và “là tiếng vọng của thời đại”

Như vậy, có thể thấy rằng có rất nhiều các công trình nghiên cứu về tác giả

V Huygô cũng như sự nghiệp văn chương của ông nhưng hầu hết các công trình này đều đi vào khai thác tìm hiểu những khía cạnh khác nhau về mặt nội dung của tác phẩm mà chưa đi sâu vào khai thác, tìm hiểu về hệ thống nhân vật, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết này

Bằng kinh nghiệm còn hạn chế cũng như vốn hiểu biết còn hạn hẹp, chúng

tôi xin tiếp cận đề tài “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nhà thờ

Đức bà Paris ” Qua đó thấy được sự đa dạng trong hệ thống nhân vật, thấy được

hoàn cảnh sống cũng như tình cảm của từng nhân vật, đặc biệt là nghệ thuật của tác giả khi xây dựng lên hệ thống những nhân vật này

2.3 Những ý kiến đánh giá về nghệ thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sáng tác của Huygô

Tác giả Đặng Anh Đào trong cuốn Văn học Phương Tây, NXB Giáo dục,

2003, đã đưa ra những nhận xét đánh giá nghệ thuật của Nhà thờ Đức bà Paris như

việc sử dụng môtip đám đông, việc xây dựng hình tượng nhân vật gắn với nguyên mẫu của văn học dân gian Từ đó tác giả khẳng định thế giới nhân vật trong cuốn tiểu thuyết không hoàn toàn chết cứng, trừu tượng mà đã có sự sống tức là các nhân

vật đã được nhà văn thổi hồn vào đó để mỗi nhân vật “có một tinh lực riêng, một

sức sống riêng” [3, 496 - 497]

Trang 6

Còn Đỗ Đức Hiểu trong Victo Huygô với chúng ta với bài “Tầm vóc nhà thờ

Đức bà Paris”, NXB Tác phẩm – Hội Nhà văn Việt Nam, 1985 đã đưa ra ý kiến

đánh giá về các nhân vật chính, ông cho rằng Cadimôđô - Exmêranđa là “nhân vật

huyền thoại” còn Pie Gringoa là “nhân vật Carnaval” [8, 160 - 161]

Đặng Thị Hạnh trong Tiểu thuyết V Huygô, NXB ĐH và THCN, 1987, với

bài “Nhà thờ Đức bà Paris”: Thể nghiệm đầu tiên của một cuốn tiểu thuyết viết về đám đông, đã đưa ra những nhận xét khái quát về mối quan hệ của ba yếu tố nghệ thuật: Kể chuyện, miêu tả và ngoại đề tham gia vào truyện kể Khi phân tích các yếu

tố nghệ thuật đó, tác giả đưa ra các số liệu thống kê chứng minh khá rõ cho luận

điểm của mình, nhằm giúp bạn đọc nhận ra rằng thành công của Nhà thờ Đức bà

Paris là kết quả của sự vận dụng và kết hợp tài tình các yếu tố nghệ thuật nói trên

Còn theo Nguyễn Ngọc Thi trong Chân dung các nhà văn thế giới thì “

V Huygô lựa chọn sự kết hợp giữa cái trác tuyệt và cái thô kệch Nhân vật của

V Huygô có cái phi thường, cái “quá kích cỡ” Những hình thái tu từ trong nghệ thuật miêu tả của V Huygô như ẩn dụ, ngoa dụ, tương phản tạo nên những bức chân dung mang tính lãng mạn”

Tóm lại, nghiên cứu phần lịch sử vấn đề chung, chúng tôi thấy hầu hết các công trình nghiên cứu đều đi vào khảo sát những đề tài rộng lớn mang tầm bao quát như: hệ thống nhân vật, kết cấu truyện cũng có đi vào nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật nhưng không đi vào cụ thể Vì vậy chúng tôi sẽ đi sâu khảo sát đề tài

“Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris” để thấy

được bút pháp nghệ thuật tiêu biểu của nhà văn trong việc xây dựng lên hệ thống những nhân vật này

3 Mục đích nghiên cứu

Góp phần nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống về thế giới nhân

vật và nghệ thuật xây dựng trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris Qua đó, hiểu rõ

hơn phong cách nghệ thuật của tác giả

Góp phần bổ sung, hỗ trợ kiến thức cho việc giảng dạy và học tập tác phẩm, tác giả V Huygô trong nhà trường

Trang 7

Người viết tập tìm hiểu, nghiên cứu khoa học

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Chúng tôi đi vào tìm hiểu làm rõ về nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng như

những nét độc đáo của nghệ thuật này trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

V Huygô là nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học lãng mạn thế kỷ XIX Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông là một kho vô tận nguồn cảm hứng, đề tài nghiên cứu cho những ai muốn khám phá về con người thiên tài này Hiện các công trình nghiên cứu về V Huygô cũng như sự nghiệp sáng tác của ông vô cùng phong phú Tuy nhiên, trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp và do trình độ ngoại ngữ có hạn, chúng tôi chỉ nghiên cứu về: “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu

thuyết Nhà thờ Đức bà Paris ” trên cơ sở xử lý các văn bản, tài liệu bằng tiếng Việt Cụ thể: V Huygô (2008), Nhà thờ Đức bà Paris, Nhị Ca dịch, NXB Văn học

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp chính sau :

- Phương pháp thống kê, phân loại

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

Để khóa luận đạt kết quả cao nhất, chúng tôi chủ trương sử dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp nói trên

7 Đóng góp của khóa luận

Về mặt lý luận với khóa luận này, người viết sẽ nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống về thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu

thuyết Nhà thờ Đức bà Paris của V Huygô Đồng thời khóa luận sẽ khẳng định

thêm sự đúng đắn tin cậy của con đường nghiên cứu văn học hiện nay

Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu nhà văn

V Huygô để hiểu sâu hơn về phong cách văn chương cũng như tác phẩm của ông Thông qua đó góp phần khẳng định tài năng và vị trí của V Huygô trong nền văn

Trang 8

học Pháp thế kỷ XIX Đồng thời sẽ giúp người đọc có những kiến giải sâu sắc về nhà văn này

8 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, khóa luận được khai triển theo 2 chương như sau:

Chương 1: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris của

V Huygô

Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris của V Huygô

Trang 9

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT

NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS CỦA V HUYGÔ

1.1 Khái niệm

1.1.1 Nhân vật văn học

Với nhà văn sáng tác nhân vật là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu Đây là phương diện chính yếu thể hiện khả năng chiếm lĩnh thế giới một cách nghệ thuật

và tư tưởng thẩm mĩ của nhà văn trong tác phẩm văn học

Theo 150 thuật ngữ văn học thì “Nhân vật văn học là đơn vị nghệ thuật, nó

mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét gần gũi như nguyên mẫu Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người Nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có được trong

hệ thống một tác phẩm cụ thể” [1, 242] Có thể thấy nhân vật văn học là khái niệm

dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo và thể hiện bằng các phương diện riêng của văn học nghệ thuật ngôn từ

Trong Từ điển văn học, (1984), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội trang 168:

“Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, là tiêu điểm để bộc lộ chủ

đề, tư tưởng và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học”

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “nhân vật văn học là con người cụ thể

được miêu tả trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học có thể là tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha…) Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm… Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật mang tính ước

lệ, không thể đồng nhất nó với với con người có thật trong đời sống” [6, 235]

Trang 10

Mặc dù từ trước đến nay có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm nhân vật văn học, song tựu trung lại, có thể hiểu một cách phổ biến và đúng đắn nhất về vấn

đề này như sau: “Nhân vật văn học là một đối tượng được miêu tả một cách tập

trung đến mức có sức sống riêng nào đó ở bên trong theo nhiệm vụ nghệ thuật mà tác giả trao cho nó”

Như vậy, với cách hiểu này, khái niệm nhân vật không bị bó hẹp trong phạm

vi “con người” mà được mở rộng thành “đối tượng” với những đặc tính hết sức

phong phú và đa dạng của nó Ở đây, đối tượng được miêu tả có thể là con người nhưng cũng có thể là đồ vật, loài vật, thiên nhiên, thần thánh hoặc cũng có khi một hiện tượng nổi bật nào đó của đời sống… nhưng tất cả chúng đều được đặt trong mối quan hệ với con người

Một điều đáng lưu ý là, khái niệm nhân vật văn học đôi khi bị dùng lẫn lộn,

bị đồng nhất với các khái niệm như “vai” hay “tính cách” Thực ra “vai” có nội hàm hẹp hơn nhân vật vì thường dùng để chỉ loại “nhân vật hoạt động” hay “nhân vật

suy tư trên sân khấu” Còn việc đồng nhất nhân vật với “tính cách” xuất phát từ một

nhận thức đúng đắn là tác phẩm văn học nhìn chung có chức năng thể hiện tính cách

xã hội thông qua tính cách nhân vật Tuy nhiên việc đồng nhất hai khái niệm này sẽ làm chúng ta không thấy được mức độ thể hiện nhân vật xuất hiện khác nhau của nhà văn trong tác phẩm

Trong tác phẩm văn học số lượng nhân vật là không giới hạn Nó có thể có một vài, hàng chục nhân vật trong truyện ngắn, truyện vừa đến hàng trăm nhân vật trong các tiểu thuyết

Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng, các nhân vật thành công thường là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại Tuy nhiên trong các nhân vật, xét

về nội dung, cấu trúc, chức năng có thể thấy nhiều hiện tượng lặp lại tạo thành các loại nhân vật

Căn cứ vào nội dung tư tưởng có thể chia nhân vật thành hai loại: Nhân vật

phản diện (nhân vật tiêu cực) và nhân vật chính diện (nhân vật tích cực)

Trang 11

Xét từ góc độ kết cấu và cốt truyện lại có thể chia nhân vật thành nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm

Xét từ góc độ thể loại có thể chia nhân vật thành nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch

Xét từ góc độ chất lượng nghệ thuật tổng hợp, khám phá khái quát, biểu hiện thì có thể phân loại nhân vật thành ba cấp độ: Nhân vật chưa có tính cách, nhân vật tính cách và nhân vật điển hình

Nhân vật góp phần quan trọng vào sự thành công của tác phẩm Văn học phản ánh đời sống bằng hình tượng, bằng những nhân vật cụ thể Do đó chức năng đầu tiên, trọng yếu nhất của nhân vật thể hiện ở chỗ nó chính là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực Tác phẩm văn học không thể thiếu được nhân vật Bởi chỉ thông qua nó, nhà văn mới thể hiện được nhận thức của mình về xã hội, con người với những đặc điểm về số phận và tính cách của nó, mới có thể khái quát được những vấn đề có tính quy luật của đời sống

Nhân vật còn là phương tiện tất yếu và quan trọng nhất để thể hiện tư tưởng của tác phẩm Nó có nhiệm vụ cụ thể hóa sự thực hiện của chủ đề tư tưởng tác phẩm, tức thông qua sự hoạt động và mối liên hệ giữa các tính cách, người đọc sẽ đi đến một sự khái quát hóa về một nhận thức, tư tưởng

Đối với hình thức của tác phẩm văn học, nhân vật là yếu tố quyết định phần lớn đến kết cấu cốt truyện, ngôn ngữ nghệ thuật, sự lựa chọn các chi tiết nghệ thuật… trong tác phẩm

Tóm lại, nhân vật là hình thức của văn học để phản ánh hiện thực Hình thức

ấy rất đa dạng, thể hiện các khía cạnh vô cùng phong phú của đời sống Việc nhận thức các đặc điểm, vai trò và chức năng của nhân vật là rất cần thiết nhằm đi sâu tìm tòi những nội dung phong phú đó trong di sản văn học nhân loại

1.1.2 Thế giới nhân vật

Khái niệm “thế giới nhân vật” là một phạm trù rất rộng “Thế giới nhân vật”

là một tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể

Trang 12

trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức và sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác phẩm văn học, trong sáng tác nghệ thuật Đó là một mô hình nghệ thuật, có cấu trúc riêng, có quy luật riêng thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lý, không gian, thời gian xã hội… gắn liền với một

quan niệm nhất định của chúng về tác giả “Thế giới nhân vật” là cảm nhận một

cách trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật trong

xã hội, trong tác phẩm, mối quan hệ, môi trường, hoạt động của họ, ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu xã hội, với gia

đình… “Thế giới nhân vật” vì thế bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật Con

người trong văn học chẳng những không giống với con người thực tại về tâm lý, hoạt động mà còn có ý nghĩa khái quát, tượng trưng

Trong “Thế giới nhân vật” người ta có thể chia thành các kiểu loại nhân vật nhỏ hơn (nhóm nhân vật) dựa vào những căn cứ tiêu chí nhất định Nhiệm vụ của

người tiếp nhận văn học là phải tìm ra chìa khoá để bước qua cánh cửa và bước vào khám phá thế giới nhân vật đó Trong lịch sử văn học, có thể nói, mỗi tác giả lớn

đều có thế giới nhân vật riêng Mỗi thể loại văn học cũng có “thế giới nhân vật” với

quy luật riêng của nó

1.2 Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nhà thờ đức bà Paris của

V Huygô

Trong Nhà thờ Đức bà Paris người đọc bắt gặp những nhân vật khác nhau

về hình thức, nội tâm về số phận Người đọc cũng bắt gặp ở đó thế giới nhân vật với

sự phong phú về số lượng và đa dạng về giới tính, lứa tuổi và tầng lớp (người già, thanh niên, trẻ em, vua, quan, tu sĩ, ăn mày…)

Với ngòi bút tài hoa của mình V Huygô đã cố gắng đem đến cho bạn đọc một bức tranh toàn diện về cuộc sống sinh hoạt của nhân dân Paris thế kỷ XV trong

một giai đoạn lịch sử còn ấu trĩ Tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris là bức tranh về

cuộc sống và con người của Paris thời Trung Cổ Trên nền bức tranh ấy lại xuất hiện những số phận tiêu biểu, cụ thể mang ước mơ, tư tưởng của nhà văn Để làm được điều đó nhà văn phải quan sát và đưa vào tác phẩm với một số lượng nhân vật

Trang 13

đông đảo thuộc các tầng lớp khác nhau Điều này sẽ được cụ thể hóa qua bảng thống kê

1.2.1.Bảng thống kê phân loại

STT

/ trang

Có tên

Không tên

Tầng lớp

Pháp quyền

Thần quyền

Bình dân và những người khốn khổ

1 Giôan Phrôlô đờ Môlăngđinô

(em trai Clôđơ Phrôlô)

3 Một bà già trong đám đông ở

gian đại sảnh

4 Thầy Gin Lơbơconuy

(lái bào lông thú của đức vua)

Trang 14

14 Thầy Giắc Côppơnôlơ (lái quần

chẽn, ở hiệu Ba dây chuyền, tại

16 Rơnôn Satô, quan chấp ấn của

toà Satơlê ở Paris

17 Bà thứ nhất Nhận xét về

Cadimôđô khi anh ta xuất hiện

Trang 15

31 Chị Tuyacăng 2/97 x x

33 Một hiến binh trong đám ngự

43 Belơvinhơ đờ Lêtoan Ba tên

trong đám ăn mày

Ba mụ ăn mày trong đám đông

xem Pie Gringoa

2/123

49 Một người trong đám đông khi

Exmêranđa xuất hiện

Trang 16

50 Anhe La Hecmơ Bốn bà

tu dòng

ở nhà nguyện Echiên Hôđri

56 Thầy Rôbe Mixtricon

(đệ nhất bí thư của nhà vua )

57 Bà Ghiơmet La Marét (vợ Rôbe) 4/177 x x

60 Quan ngự y Giắc Côchiê

(bạn của Clôđơ Phrôlô)

Trang 17

69 Misen Noarê, viên thổi kèn

tuyên thệ của hoàng thượng

70 Pie Joóctơruy, đao phủ tuyên thệ

của toà án Satalê

Trang 18

90 Thầy Philíp Lơliê, tham tụng đặc

biệt hoàng gia

91 Piera Toocrơruy, khảo đả viên

tuyên thệ

92 Viên lục sự ở phòng tra khảo 8/371 x x

94 Một đứa bé trai đi qua ngang căn

buồng của bà tu kín 8/395

95 Một người trong đám đông xem

Exmêranđa tạ tội trước Chúa 8/404

Trang 19

106 Hai gã trong đám ăn mày đến

giải cứu Exmêranđa

111 Một gã tinh quái tóc hoa râm

(trong đám ăn mày)

112 Một mụ ăn mày trong đám đông

giải cứu Exmêranđa

124 Một người trong nhóm người tò

mò đứng trước quảng trường

Sự phân chia như trên chỉ là tương đối Bởi vì dựa vào bảng thống kê chúng

tôi nhận thấy rằng nhân vật trong Nhà thờ Đức bà Paris có thể thuộc các tầng lớp

Trang 20

khác nhau trong xã hội từ những người có chức, có quyền đến những con người khốn khổ Từ trẻ thơ, phụ nữ đến những người đàn ông… nghĩa là ta bắt gặp trong tác phẩm này đủ mọi lứa tuổi khác nhau Cũng nhìn vào bảng thống kê có thể nhận thấy không có sự chênh lệch nhiều về tỉ lệ giữa các nhân vật có tên và không tên Nhưng do trong tác phẩm này nhân vật đám đông xuất hiện khá nhiều nên rất khó trong việc xác định nhân vật cũng như khó xác định nhân vật thuộc tầng lớp nào Nhân vật trong tiểu thuyết của V Huygô hầu hết là những người thuộc tầng lớp khốn khổ Vì thế mà loại nhân vật thuộc tầng lớp này chiếm một tỷ lệ khá lớn Tất

cả họ đã tạo nên một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng trong tiểu thuyết của

V Huygô

1.2.2 Các loại nhân vật tiêu biểu

Những nhân vật trong Nhà thờ Đức bà Paris ít nhiều đều mang các nét đặc

biệt, xuất chúng, đều tiêu biểu cho một phẩm chất vĩnh cửu Mỗi nhân vật lại mang một tính cách, số phận, ngoại hình khác nhau Vì thế người viết khái quát các nhân vật trong tác phẩm thành ba loại tiêu biểu đại diện cho ba tầng lớp trong xã hội lúc bấy giờ: thần quyền, pháp quyền, bình dân và những con người khốn khổ Tuy nhiên, nhân vật không chỉ là các cá thể người mà nhân vật còn có thể là các đồ vật Cho nên, ngôi nhà thờ trong truyện có thể xem là một loại nhân vật sống động trong tiểu thuyết Bởi lẽ đây là một nhân vật bao trùm lên tất cả, các nhân vật chính phụ của cốt truyện Nhân vật là tiếng nói của nhà văn, thể hiện tư tưởng của người nghệ

sĩ nên mỗi nhân vật sẽ chứa ý đồ nghệ thuật riêng của nhà văn mà chúng ta cần khám phá và tìm hiểu

1.2.2.1 Thần quyền

Bối cảnh, bức tranh của truyện được vẽ lên hay kể lại bằng nét cụ thể với những sự kiện biến cố có thực của lịch sử đã tạo nên cả một không khí của thời đại: một đô thành Paris cuối Trung Cổ và sắp chuyển qua Phục Hưng Nổi bật trên đó những nhân vật của trí tưởng tượng bay lượn trong một câu chuyện kỳ lạ, bi thương, hài hước, khủng khiếp Sự xen kẽ giữa các nhân vật lịch sử (vua Luy XI…) và các nhân vật hư cấu, trong đó nhân vật hư cấu nổi lên bình diện đầu càng làm nổi rõ

Trang 21

cảm giác thực – hư này Sự khái quát các nhân vật hư cấu theo kiểu biểu trưng hoá một nét của tính chất thời đại (Clôđơ Phrôlô đại diện cho Paris thần quyền, cho lớp

tu sĩ uyên bác sắp chuyển từ Trung Cổ sang Phục Hưng; mụ tu kín cùng loại trên; Phêbuýt cho đẳng cấp kỵ sĩ; Giăng Phrôlô Cối Xay cho sinh đồ phóng đãng, Exmêranđa, Cadimôđô, Pie Gringoa cho lớp người dưới đáy…) Điều này làm tăng thêm cảm giác hư thật cho tác phẩm

Tôn giáo thế kỷ XV có vị trí độc tôn chi phối các lĩnh vực khác, đặc biệt nó

giống như lực lượng vô hình kìm hãm con người Trong Nhà thờ Đức bà Paris –

người đại diện cho quyền lực chính trị, quyền lực tôn giáo chính là Clôđơ Phrôlô Đây là nhân vật tiêu biểu cho loại nhân vật thần quyền

Thâu tóm trong tay rất nhiều tri thức đương thời, Phrôlô quả có một trí tuệ phi thường Tuổi trẻ của ông qua đi trong say mê học tập, nghiên cứu, tin tưởng rồi thất vọng, đau khổ rồi sướng vui, trên suốt dọc đường chiếm lĩnh các bộ môn khoa học Dù không tự giác, trong chừng mực nào đó, chính vị phó chủ giáo đã dày công nghiên cứu giáo lý, lại tự huỷ hoại, gặm mòn lòng tin vào Chúa, vào lực lượng thánh thần, bằng chính kiến thức khách quan của các môn khoa học Do quen cô đơn từ nhỏ, thiếu thốn tình thương gia đình, Phrôlô đã trở thành một thầy tu chuyên sống ép xác, khô khan, lạnh lùng Nhưng tình yêu với Exmêranđa đã biến Phrôlô từ một con người của Chúa thành một con người trần tục với tất cả nét nghĩa của nó Đây chính là nghiệp chướng của cuộc đời một vị linh mục - người cha linh hồn trở thành nạn nhân của chính mình, một tội nhân

Phrôlô là người nắm quyền lực về tôn giáo có lòng tin vào Chúa vào lực lượng thần thánh nhưng tính vị kỉ đã biến vị thầy tu này thành con quỷ dữ Y quằn quại vì những ham muốn trần thế và trở nên điên loạn Y tự phá phách và trở thành tên giết người Vì quá yêu Exmêanđa, Phrôlô đã trở nên tàn ác và mất hết tính người Chính Phrôlô đã đẩy Giăng - đứa em trai yêu quý của mình đến cái chết thảm thương; cũng chính Phrôlô đưa Exmêranđa tới giá treo cổ để bất cứ ai cũng không có được nàng

Trang 22

Phrôlô như một lực lượng vô hình bám riết cuộc đời Exmêranđa Ông luôn

ngắm nhìn cô từ xa, lúc thì nhìn cô đang nhảy múa ở quảng trường Grevơ “giữa

hàng nghìn khuôn mặt nhuộm ánh lửa đỏ hồng, có một khuôn mặt hình như còn ngắm cô vũ nữ say mê hơn cả mọi người… Đôi mắt không rời cô Bôhêmiêng”

[10, 86 - 87], lúc thì nhìn cô từ căn phòng nhỏ – gian phòng bí mật của Phrôlô trong

nhà thờ để “nhìn xuống quảng trường sân nhà thờ; trước tất cả đám đông này, ông

chỉ thấy một khuôn mặt: cô Bôhêmiêng” [10, 298] Có thể nói rằng ánh mắt của

Phrôlô luôn dõi theo Exmêanđa mọi lúc mọi nơi và chính Phrôlô như một thứ Định

mệnh quyết định cuộc đời cô: “Em có bằng lòng yêu ta không? Ta vẫn có thể cứu

được em? [10, 410]; “Ta sẽ chiếm đoạt em… Ta sẽ là chủ nhân của em Ta chiếm đoạt em, Ta có nơi ẩn náu… Em sẽ theo ta nhất định phải theo ta, nếu không ta sẽ nộp em cho chúng! Hỡi người đẹp, hoặc chết, hoặc thuộc về ta! Thuộc về linh mục! Thuộc về kẻ bội giáo! Thuộc về sát nhân!” [10, 554]

Như vậy, một phó chủ giáo – kẻ đại diện cho quyền lực (người của tôn giáo

có vị trí cao) đã không chiến thắng được khổ hạnh mà kiếp tu hành cần có để rồi cuối cùng dẫn đến cái chết bi thảm là chết dưới bàn tay của con người từng tôn thờ mình

Cũng giống như Phrôlô, nhân vật bà tu kín dòng Túi Guyđuylơ là nhân vật đại diện cho thứ lực lượng vô hình – loại nhân vật thần quyền Nhưng điều đó chỉ được thể hiện ở quãng đời sau của nhân vật này Bởi lẽ, trước kia bà vốn là một cô gái xinh đẹp, thích sống nhàn hạ Một người dịu dàng luôn vui vẻ ca hát Bà có một đứa con gái và hết lòng yêu quý nó Nhưng bất hạnh đã đến với người mẹ tội nghiệp, những người Ai Cập đã đánh tráo đứa con xinh đẹp của bà bằng một đứa trẻ

dị dạng Nỗi đau mất con đã hình thành trong bà với những người dân Ai Cập và Exmêranđa là nạn nhân của lòng hận thù đó Bà như một cái bóng, một nỗi ám ảnh theo đuổi cô Những lúc Exmêranđa nhảy múa thì bà luôn xuất hiện chỉ trích, quát

tháo với những tiếng thét rùng rợn khiến cô gái phải khiếp sợ “Con cào cào Ai Cập

kia, mày có cút đi không?” [10, 89], “Con ve sầu âm phủ kia, mày có câm mồm ngay đi không” [10, 91] Thậm chí khi biết tin cô bị treo cổ bà sung sướng cười

Trang 23

sằng sặc: “Ha! Ha! Ha!” [10, 555] Do hoàn cảnh xô đẩy mà bà đã biến thành một

kẻ hung dữ với thân hình tiều tuỵ trông đến khiếp đảm

Với loại nhân vật thần quyền, V Huygô đã cho chúng ta thấy những mảnh đời, những số phận khác nhau: đó là số phận của những con người ép xác ở chốn tu hành đến những con người khốn khổ trong xã hội mà Phrôlô và Guyđuylơ là hai nhân vật tiêu biểu Tuy nhiên họ đều giống nhau ở chỗ: đều phải chịu đau đớn, đày đoạ giày vò trong những ý nghĩ của riêng mình Qua đây, ta thấy nhà văn không chỉ thương cảm mà còn lên án qua hình tượng Phrôlô

1.2.2.2 Pháp quyền

Nhà thờ Đức bà Paris là kiệt tác của loại tiểu thuyết lịch sử thời kỳ lãng

mạn chủ nghĩa Lúc đang viết, V Huygô nhận định về cuốn truyện như sau: “…Đây

là bức tranh về Paris vào thế kỷ XV và về thế kỷ XV đối với Paris Vua Luy XI sẽ có mặt trong một chương Chính ông ta quyết định phần kết thúc” Điều đó chứng tỏ

vai trò và quyền lực của nhà vua lúc bấy giờ Chỉ xuất hiện trong một chương nhưng toàn bộ quyền uy và sự tôn nghiêm của vị vua này hiện lên sinh động Nhà vua Luy được V Huygô miêu tả ở quyển mười, chương V gắn với gian phòng nhỏ

Nên nơi đây được mệnh danh là “Nơi tư thất mà ngài Luy pháp quốc tới cầu kinh”

[10, 501] Luy hiện lên là một vị vua khéo léo thông minh trong việc xử lý các tình huống, các vấn đề lớn Với các quan đại thần ngài vừa cương lại vừa nhu nhưng khi

cần thì “giọng cương quyết và nhát gừng”, “nghiêm khắc”, “bình thản” cộng với một khuôn mặt “nghiêm nghị co rúm” khiến cho những quan đại thần phải nể sợ

Thời Trung Cổ, quyền lực nằm trong tay nhà vua, nên số phận của người dân đều do nhà vua quyết định Vua Luy đã tha cho Pie Gringoa được sống sau một bài diễn văn dài thay cho cái án treo cổ Và chính vị vua này đã sai đội quân đi tiêu diệt đám dân ăn mày và lục soát khắp mọi nơi để tìm bắt Exmêranđa dẫn đến cái chết bi thảm của nàng

Bên cạnh vua Luy - đại diện cho quyền lực cao nhất còn có toà án Toà án trong bất kỳ chế độ xã hội nào cũng luôn là nơi thể hiện quyền uy và sự nghiêm minh của pháp luật Thế nhưng, V Huygô lại tái hiện nơi đó thành một bức tranh

Trang 24

hài hước và ẩn sau nó là ngụ ý phê phán, chế giễu sâu cay về một nền pháp chế đã

bắt đầu mục ruỗng Các vị quan toà xuất hiện trong Nhà thờ đức bà Paris được nhà

văn tập trung miêu tả qua hai cảnh xét xử tiêu biểu là cảnh xét xử Cadimôđô và cảnh xét xử Exmêranđa

1 - Cảnh xét xử Cadimôđô: Nhà văn dành hơn chục trang để miêu tả quang

cảnh và diễn biến buổi xét xử Cadimôđô trong vụ tổ chức bắt cóc cô gái Bôhêmiêng bất thành Vị quan toà ở đây được V Huygô miêu tả giống như một thằng hề Hội đồng xét xử được tổ chức có vẻ rất quy củ với thẩm phán, lục sự và rất đông cảnh

vệ để áp giải tội phạm, thế nhưng vị chủ toạ này vừa điếc, vừa dốt lại luôn tỏ ra oai

nghiêm bằng đôi mắt lúc nào cũng “lim dim” hỏi cung phạm nhân mà thở “hổn hển”

mồ hôi “rỏ từng giọt lớn như nước mắt trên trán làm ướt cả tập hồ sơ trước mặt”

[10, 240] Tuy vừa điếc, vừa dốt nhưng vị quan toà này vẫn nắm giữ trong tay vận mệnh của Cadimôđô Chẳng thế mà Cadimôđô bị phạt tiền, bị bỏ tù, bị phạt roi ở quảng trường

Rõ ràng, cảnh xét xử của toà án chẳng khác gì một gánh xiếc mà chủ trò lại

là người đại diện cho pháp luật, cho công lý

2 - Cảnh xét xử Exmêranđa: Toà án lẽ ra phải là nơi tỏ rõ uy quyền của luật

pháp thì trong con mắt của nhân vật Pie Gringoa những vị thẩm phán, quan toà chỉ

là đàn cừu, là con lợn lòi, là con cá sấu, mèo đen… Trong buổi xét xử Exmêranđa, quan toà ra sức buộc tội phạm nhân và dùng nhục hình để buộc cô phải thừa nhận tội lỗi mà không do mình gây nên Cảnh ép cung Exmêranđa tại phòng tra khảo là lời tố cáo đanh thép đối với xã hội bất công Trong xã hội đó luật pháp không phải

để bênh vực quyền của con người mà là công cụ để bức tử họ

Như vậy, Qua hai cảnh xét xử tiêu biểu trên nhà văn giúp người đọc hiểu và cảm nhận được thân phận nhỏ bé của những người dân nghèo, thấp cổ bé họng trước pháp luật

Cùng đại diện cho luật pháp còn có Phêbuýt và đội ngự lâm quân Trong đó Phêbuýt là nhân vật tiêu biểu – người đại diện cho giới qúy tộc xa hoa phóng túng

Là người bảo vệ công lý nhưng viên đại uý cung thủ ngự lâm lại chơi bời trác táng,

Trang 25

một kẻ si tình ban phát ái tình khắp nơi… chính Phêbuýt đã lừa gạt tình cảm của Exmêranđa Và chính Phêbuýt đã khiến Exmêranđa gặp bất hạnh vì một tội lỗi không phải do mình gây ra Rõ ràng người nắm luật pháp lại không dùng nó để bảo

vệ con người mà lợi dụng nó để đạt được những mục đích, dục vọng của mình

Vậy là cả pháp quyền lẫn thần quyền đều hợp sức tạo ra một nền pháp chế thô sơ mà dã man, tự tố cáo thói tàn bạo đêm dài Trung Cổ Vì thế, đây là một nền pháp chế có nhiều điều cần lên án

1.2.2.3 Bình dân và những con người khốn khổ

Hình tượng những con người khốn khổ là loại nhân vật xuất hiện khá nhiều

trong sáng tác của V Huygô Đặc biệt là trong Những người khốn khổ mà nhà văn viết sau này thì loại nhân vật này xuất hiện càng nhiều Trong Nhà thờ Đức bà

Paris những con người khốn khổ là: Cadimôđô, Exmêranđa, Guyđuylơ, đám dân ăn

mày, Pie Gringoa, Giăng Phrôlô Mỗi nhân vật là một mảnh đời, một số phân riêng: Cadimôđô - nhân vật khốn khổ vì tự nhiên; Exmêranđa – nhân vật khốn khổ vì thiên kiến xã hội; Guyđuylơ - nhân vật khốn khổ vì mất đứa con gái; Gringoa – hình ảnh biếm hoạ một cá tính nhu nhược thích sống bằng ảo mộng hão huyền… Tất cả đã góp phần tạo nên sự đa dạng trong thế giới nhân vật của V Huygô

Nhân vật Cadimôđô là một trong những hình tượng độc đáo trong sáng tạo

nghệ thuật của thiên tài V Huygô Nhân vật này được xem là “nhân vật khởi đầu” cho một hệ thống hình tượng nhân vật trung tâm: “những con người khốn khổ”

Cadimôđô trong toàn bộ tác phẩm là biểu tượng cho đám quần chúng: dị dạng, câm lặng không thể nào diễn đạt được ý nghĩ của mình, đó là những người ăn mày

lở loét, què quặt, là những người lưu manh, là cô gái Bôhêmiêng lang thang, không

tên tuổi, đó là nhân loại còn ở “giai đoạn ấu trĩ”, đầy bản năng hung hãn nhưng

bỗng chốc có thể hé ra vẻ đẹp sáng ngời dưới lớp vỏ xấu xí của mình

Cadimôđô giống như một di chuyển ngẫu nhiên của hình tượng Trương Chi sang phương Tây, hoặc ngược lại Trí tưởng tượng phong phú và quan niệm về cái tầm thường tới mức có thể thành xấu xí trong phương pháp lãng mạn, khiến

V Huygô xây dựng lên thằng gù tập trung đủ mọi tật nguyền trong thân thể đến độ

Trang 26

thành ra kỳ quặc, quái dị Thiên nhiên đã bạc đãi cái vỏ ngoài của Cadimôđô, cái dáng đi nửa người nửa thú của Cadimôđô là ấn tượng sâu đậm về hình thức bên ngoài mà tác giả vẽ ra cho độc giả của mình Bao nhiêu người nhìn thấy Cadimôđô đều mỉa mai, châm chọc thậm chí ghê sợ, hắt hủi Đây chính là cái chưa đầy đủ của nhân vật nên ngay từ lúc sinh ra nó đã không được thừa nhận là con người về phương

diện hình thức mà bị coi là “thằng nhóc quái vật”

Hình thức bên ngoài là cái khách quan mang lại, con người ta sinh ra không thể chọn cho mình một hình hài như mong muốn Và Cadimôđô không phải là ngoại lệ Ngay từ khi sinh ra, Cadimôđô đã khốn khổ với vẻ ngoài xấu xí của mình Anh bị hắt hủi, bị bỏ rơi được phó chủ giáo Phrôlô nhận nuôi Sau này khi gặp Exmêranđa, Cadimôđô dành cho nàng một tình yêu đặc biệt Nhưng Cadimôđô chỉ

có thể yêu đơn phương và chỉ có thể nhìn nàng từ xa Nỗi khổ ấy càng khiến anh

đau đớn hơn mỗi khi đối diện với Exmêranđa “chưa bao giờ tôi thấy xấu xí như bây

giờ Đem so sánh với cô, tôi rất thương hại cho thân tôi, tôi chỉ là con quái vật khốn khổ đáng thương… Tôi là cái gì ghê tởm, chẳng phải người, chẳng phải thú, một thứ gì đó còn cứng rắn hơn, bị giày xéo dưới chân và dị dạng hơn cả hòn sỏi!”

xé bỏ vỏ ngoài dị dạng, chính điều này đã làm cho Cadimôđô trở thành con người khốn khổ, bất hạnh, sống một cuộc đời cô độc tách biệt với cộng đồng xã hội loài người Qua những bất hạnh tột cùng đó, ngòi bút tác giả đã dấy lên tấm lòng xót thương con người

Trang 27

Nếu như nhân vật Cadimôđô khốn khổ vì tự nhiên đó là vỏ bề ngoài của mình thì Exmêranđa lại khốn khổ vì định kiến xã hội Bất hạnh đến với Exmêranđa không chỉ trong tình yêu mà ngay từ khi còn nhỏ cô đã phải chịu bao đau khổ Cuộc đời cô là một sự đánh tráo hoán đổi Lẽ ra cô cũng có một mái ấm gia đình, có một người mẹ để vỗ về yêu thương nhưng trớ trêu thay cô bị bắt cóc từ thủa còn ấu thơ

và sống một cuộc sống “tự do như khí trời, song gần như man dại cuộc đời

Bôhêmiêng” nay đây mai đó Trong hành trình đi tìm mẹ, bước chân Exmêranđa trải

qua nhiều vùng đất khác nhau với bao mối nguy hiểm luôn rình rập, đe doạ cuộc

sống của cô Điển hình nhất là sự xuất hiện của vị linh mục Phrôlô “khuôn mặt quỷ

dữ” ấy luôn ám ảnh cô, theo sát cô trên mọi nẻo đường phố Paris và chính ông ta là

người đưa cô tới giá treo cổ Rồi đến cả bà tu kín dòng Túi Guyđuylơ - mẹ của cô khi chưa nhận ra đứa con của mình, người đàn bà ấy cũng là một nỗi ám ảnh, một cái bóng luôn nguyền rủa, chỉ trích cô Thậm chí bà ta còn muốn cô chết để trả thù cho đứa con gái của mình Và chính bà là người đã mừng rỡ với điệu cuời rùng rợn khi nghe tin cô bị treo cổ

“Định kiến xã hội” đủ khiến cho cô gái trẻ trung, xinh đẹp, ngây thơ, trong

trắng phải gặp nhiều nỗi bất hạnh Và có lẽ, bất hạnh lớn nhất và đau đớn nhất với

cô là khi tìm được và nhận ra bà tu kín là mẹ của mình cũng là lúc cô từ biệt sự sống để đến với cái chết

Exmêranđa được xây dựng là nhân vật biểu trưng cho cái đẹp cả về hình thức lẫn tâm hồn Sự bất hạnh về số phận của cô khiến ta liên tưởng đến số phận của những cô gái trong xã hội phong kiến ở các nước phương Đông: tài hoa nhưng bạc

mệnh hay nói như Nguyễn Du: “chữ tài đi với chữ tai một phần”

Trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris bên cạnh những nhân vật trung tâm

mà chúng ta vừa phân tích ở trên, tiểu thuyết còn có một số nhân vật khác là Pie Gringoa, bà tu kín dòng Túi, những đám dân ăn mày… Tuy họ xuất hiện trong tác phẩm không nhiều nhưng cũng để lại những ấn tượng không thể nào phai mờ

Với nhân vật Guyđuylơ - bà tu kín dòng Túi thì sự khốn khổ của bà chính là

để mất đứa con gái Có thể nói cuộc đời của bà đã gắn bó với nhà mồ gần mười lăm

Trang 28

năm Dưới ngòi bút của nhà văn sự bất hạnh của nhân vật này nhiều hơn vui sướng Món kỷ vật duy nhất mà bà còn lại là chiếc giày xinh xắn của đứa con Nhưng nó giờ chỉ còn là một dụng cụ tra tấn vĩnh cửu, nghiền nát trái tim bà mẹ Nó nhắc nhở

bà về những điều đã qua còn nỗi đau thì không bao giờ tan được Nỗi đau ấy tựa hồ còn mãnh liệt hơn theo từng ngày và người ta nghe thấy rên rỉ một giọng nói to, đều đều, buồn đến não lòng

Đối với người mẹ khốn khổ ấy, chiếc giày là nỗi an ủi và cũng là nỗi thất

vọng của bà từ bao năm “Nỗi đau đó không già đi Áo tang cứ việc cũ mòn, phai

bạc: trái tim vẫn đen màu tang tóc” [10, 394]

Tưởng rằng khi nhận ra đứa con của mình thì nỗi khổ của bà sẽ chấm dứt Niềm hạnh phúc trong chốc lát mà sao quá mong manh đối với một người mẹ đã gửi thân ép xác chốn tu hành suốt mười lăm năm trời Khó có thể có lời nào diễn tả

nỗi vui mừng của người mẹ khi tìm lại được đứa con: “Người mẹ khốn khổ dốc đầm

đìa lên bàn tay yêu quý cả một giếng đen ngòm và sâu thẳm nước mắt có sẵn trong người, mà từ mười lăm năm nay bao nhiêu đau khổ đã từng giọt từng giọt ngấm đọng lại” [10, 559] Đau đớn thay khi bà tìm được đứa con của mình cũng là lúc hai

mẹ con phải lìa xa mãi mãi, đó là một kết cục bi thảm: hai mẹ con cùng chết

Qua đây ta thấy người mẹ do hoàn cảnh xô đẩy mà biến thành một kẻ hung

dữ với thân hình tiều tuỵ trông đến khiếp đảm Nhưng trên hết ta thấy được tình mẫu tử, lòng yêu thương và sự chở che của người mẹ Bởi vậy, với nhân vật này

V Huygô đã làm lay động lòng người…

Với nhân vật Pie Gringoa, đây là một hình ảnh biếm họa một cá tính nhu nhược thích sống bằng ảo mộng hão huyền Chỉ cốt yên thân gặp đâu hay đó, chàng luôn lạc quan bất đắc dĩ như Canđiđơ của Vonte, chàng yêu người không bằng yêu

dê, yêu dê không bằng yêu tượng đá, yêu ai cũng không bằng yêu mình Gringoa là người sống lơ lửng theo chủ nghĩa lãng mạn thuần tuý viển vông không sát thực tế

và đã từng ngộ nhận mình là người nổi tiếng với vai trò là tác giả của vở thánh kịch được công diễn trong buổi lễ ở đại sảnh Toà pháp đình trong khi dân tình sẵn sàng

bỏ xem kịch để đi xem một thứ khác Nhưng chàng cũng đủ thông minh để nhận ra,

Trang 29

cuối cùng, miếng cơm manh áo hàng ngày vẫn lôi chàng trở về thực tế, vẫn phải ban ngày dùng hàm răng cắn chồng ghế làm trò để buổi tối có cái cho vào hàm răng mà nhai

Nhà thờ đức bà Paris là “Thể nghiệm đầu tiên của một cuốn tiểu thuyết viết

về đám đông” [7, 25] Đám đông trong truyện xuất hiện với số lượng lớn, ồn ào, lộn

xộn không có tổ chức và rất cuồng nhiệt… Trong đó đáng chú ý là đám ăn mày

(dân tiếng lóng) Đứng đầu trong đám ăn mày là Clôpanh Truiơphu mang phù hiệu

đức vua Trong xã hội lúc bấy giờ đây là tầng lớp khốn khổ nhất, nghèo đói, rách rưới, không việc làm, ăn xin… Chọn đối tượng miêu tả là quần chúng cặn bã của

một trong những đô thị lớn nhất Châu Âu thế kỷ XV để biểu đạt “cái thế giới xa lạ,

kỳ quái, méo mó, nhộn nhạo, hoang đường” ấy, V Huygô đã mở rộng thế giới quan

của mình, ông đã nhìn vào tận đáy của xã hội để mà viết mà phản ảnh những cuộc đời, số phận của những người ăn mày, lang thang, những trẻ em không nơi nương tựa Phải chăng qua đây ta thấy được niềm thương cảm, tấm lòng nhân đạo của nhà văn trước số phận con người nhỏ bé

Tóm lại, với những hình tượng nhân vật này, V Huygô đã phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống của con người thời Trung Cổ ở mọi tầng lớp khác nhau

từ vua, quan, triều thần đến những con người khốn khổ Ở mọi độ tuổi, mọi giới từ người già đến thanh niên, từ trẻ thơ, phụ nữ đến những người đàn ông… Những hình tượng này hiện lên không chỉ đem lại cho ta tiếng cười hóm hỉnh mà ẩn sâu trong đó là sự đau đớn xót xa, là sự cảm thông, chia sẻ… là niềm tin, hy vọng vào tương lai

1.2.2.4 Nhà thờ Đức bà – một nhân vật sống động trong tiểu thuyết

Khái niệm “nhân vật văn học” không chỉ hiểu là những con người có tên

hoặc không có tên mà còn có thể là những sự vật, hiện tượng nổi bật trong tác phẩm hay những loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng tính cách của con người Chẳng

hạn “nhân dân” là nhân vật chính của Chiến tranh và hoà bình, “Dế mèn” là nhân vật chính trong Dế mèn phiêu lưu ký… Nhân vật cũng có thể là đồ vật như: cái chổi,

Trang 30

cái bếp, nồi đồng trong Cái tết của mèo con… Cho nên ta có thể xác định nhà thờ Đức

bà trong truyện là một nhân vật

Thực vậy, bao trùm lên tất cả, các nhân vật chính phụ của cuốn truyện là toà nhà thờ Đức bà Mọi tình tiết của câu chuyện đều xoay quanh ngôi nhà thờ khiến cho nhiều nhà nghiên cứu nhận xét rằng ngôi nhà thờ ấy mới là nhân vật trung tâm thực sự có một linh hồn trong tiểu thuyết

Ta thấy rằng, bối cảnh của cuốn truyện là Paris thời Trung Cổ được tái hiện qua sức mạnh của định mệnh đè nặng lên các nhân vật, hiện hình qua dòng chữ

“AN” NGKH (định mệnh) tạo thành một thế giới kỳ ảo Trung tâm của thế giới kỳ

ảo này là ngôi nhà thờ Đức bà nổi tiếng, tạo ra một ngã tư đường cho những cuộc gặp mặt đối đầu định mệnh Trong tác phẩm này, ngôi nhà thờ được soi rọi từ nhiều kiểu, lúc thì là một toàn cảnh y nghi với khuôn mặt bằng đá cùng trăm ngàn điêu khắc dị kỳ, dựng lên sừng sững, trầm mặc, lúc thì là tia phản chiếu quái dị của ông thần bếp ám ảnh và ngự trị khắp ngôi nhà, lúc thì hoang đường dữ dội, dưới ánh lửa

mà Cadimôđô đã đốt lên để đun nóng chì, bảo vệ Exmêranđa chống lại cuộc tấn công của những người du đãng Nhưng trước hết ta thấy toà nhà thờ Đức bà có một mối quan hệ mật thiết với nhân vật Cadimôđô Đó là người anh em sinh đôi của

Cadimôđô “mà chỗ lồi lõm như khớp với thân hình nó” Sinh ra là một đứa trẻ vô

thừa nhận với hình thù quái dị, Cadimôđô được phó chủ giáo nhận nuôi và cho làm công việc kéo chuông trong nhà thờ Công việc ấy đã đem lại niềm vui, nguồn hạnh phúc cho anh Những giàn chuông chính là hậu cung của vua Cadimôđô Anh thuộc tên, đặc tính của từng giàn chuông, mỗi lần tiếng chuông vang lên là tâm hồn Cadimôđô lại ngân nga xao động Ngôi nhà thờ đồ sộ dáng vẻ bên ngoài và bên trong cực kỳ lạnh lẽo, hoang vắng Nó như sinh động và có sức sống hẳn lên nhờ bàn tay, bước chân và hơi thở của Cadimôđô Có thể nói, Cadimôđô trở thành phần

hồn của cái xác từ lâu bất động và giá lạnh ấy Như vậy, V Huygô đã “nhích lại

gần nhau cái xa cách”, cái tưởng chừng như loại trừ nhau thành một thể thống nhất

“đến độ mà có ai đã từng biết có Cadimôđô đã sống ở đó, sẽ thấy nhà thờ Đức bà

giờ đây sao mà hoang vắng, thê lương, chết chóc Như có cái gì đó tiêu vong Thân

Trang 31

xác đồ sộ này trống rỗng, chỉ còn là bộ xương, linh hồn rời đi rồi, chỉ còn lại vị trí

cũ của nó, có thế thôi Như chiếc sọ người trên đó vẫn còn hai lỗ của đôi mắt, nhưng đã mất vẻ nhìn” [10, 205]

Vẻ sống động, linh thiêng của ngôi nhà thờ là do Cadimôđô mang lại

Lamactin từng nói: “Trong ngôi nhà thờ của anh có tất cả, chỉ thiếu một ít tôn giáo

Linh hồn của nhà thờ chính là Cadimôđô, người đánh chuông nghèo khổ” [2, 166]

Không chỉ tạo ra mối quan hệ mật thiết với nhân vật Cadimôđô, ngôi nhà thờ với đặc tính vừa bao dung, chở che (Cadimôđô, Exmêranđa) vừa là mồ chôn vùi (Phrôlô)

Với Cadimôđô, tùy theo mỗi tuổi anh lớn lên và trưởng thành, nhà thờ Đức

bà lần lượt là “vỏ trứng, cái tổ, căn nhà, tổ quốc, vũ trụ” [10, 184] Toà nhà thờ

giống như một thế giới riêng của anh Nó tách biệt anh với thế giới bên ngoài, nhốn nháo, phức tạp Giờ đây ngôi nhà thờ không còn xa lạ gì nữa mà trở nên thân thiết

lạ kỳ Đó là “nơi trú ẩn”, “cái hang lỗ”, “cái vỏ” của anh Dường như giữa anh và

nó “có một mối đồng cảm tự nhiên rất sâu sắc” khiến anh “dính chặt vào nhà thờ

như con rùa dính chặt vào mai” [10, 185] Cũng giống như Cadimôđô, nhà thờ là

nơi che chở cho Exmêranđa Tại đây, cô gái Bôhêmiêng đã được cứu thoát khỏi bàn tay của đao phủ

Có thể nhận thấy rằng, hình tượng nhân vật nhà thờ Đức bà hiện lên không chỉ là nơi cưu mang Cadimôđô hay Exmêranđa mà còn là mồ chôn của Phrôlô Thực thế, tuổi trẻ của Phrôlô bị chôn vùi, bị gò ép trong khuôn khổ của những cuốn sách lễ và bộ từ điển để rồi tình yêu trở thành định mệnh dẫn đến cái chết bi thảm của Phrôlô Như thế có nghĩa là nhà thờ Đức bà vừa là nơi đưa Phrôlô lên đỉnh cao của vinh quang nhưng cũng lại là nơi tiêu diệt cuộc sống nơi trần thế của nhân vật này

Vậy là, toà nhà thờ với khuôn mặt bằng đá cùng trăm ngàn điêu khắc dị kỳ, dựng lên sừng sững uy nghiêm, trầm mặc như được chiếu rọi bằng ánh đuốc tranh tối tranh sáng trong bức hoạ tuần đêm của Rămbrăng, như thấm đượm tâm tình khắc khoải trong các vở kịch của Sêcxpia, như âm vang của tiếng chuông sớm kinh

Trang 32

chiều tung bay khắp không gian thành giàn đồng ca của Henđen Châu tuần chung quanh nhà thờ lớn là Toà pháp đình, Quảng trường Grevơ, Cung điện thần kỳ, là toàn bộ Paris dưới tầm chim bay với tường thành, cổng ô, phố xá, cầu cống, tu viện, trường học, nhà thương, trại hủi, giáo đài, toà án, công viên, lâu đài, chợ búa, hàng quán… tất cả công trình gỗ đá này, dưới ngòi bút tràn đầy sinh khí sáng tạo bằng nhân quan thấu thị, liền hiển hiện như linh hồn sáng

Như vậy, với cảm quan nghệ thuật riêng của mình, cùng với tâm hồn của người nghệ sĩ chân chính luôn trân trọng và yêu cái đẹp, V Huygô đã thả hồn vào

đó khiến ngôi nhà thờ Đức bà trở thành một nhân vật sống động trong tiểu thuyết

Thế giới nhân vật mà V Huygô xây dựng trong Nhà thờ Đức bà Paris

không chỉ phản ánh được cuộc sống sinh hoạt của Paris thời Trung Cổ mà còn phát hiện được những mặt phổ biến thuộc bản chất của nhân vật biểu hiện trong những hoàn cảnh đặc biệt cụ thể Chính nhờ biết dựa vào bối cảnh Paris thế kỷ XV cùng với mong muốn phục hồi lại không khí cổ xưa, nhà văn V Huygô đã xây dựng được những hình tượng sống động hiện lên giữa dòng chữ và trang giấy Vì thế, trong thế giới nhân vật của V Huygô chúng ta dễ dàng xác định được nhân vật đó đại diện cho tầng lớp nào thuộc bước đường lịch sử nào

Trang 33

CHƯƠNG 2

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NHÀ

THỜ ĐỨC BÀ PARIS CỦA V HUYGÔ

2.1 Nghệ thuật kể trong quá trình xây dựng nhân vật

Theo từ điển Tiếng Việt “Kể là nói có đầu có đuôi cho người khác biết”

(Hoàng Phê (chủ biên) (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.485)

Kể là một phương diện cơ bản của phương thức tự sự Thuật ngữ “kể” có khi còn được dùng thay thế bởi các thuật ngữ “trần thuật” hay “kể chuyện” tuỳ theo các

hoàn cảnh khác nhau

Thực chất kể là một hoạt động sáng tạo của nhà văn, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cái nhìn của nhà văn Qua biện pháp kể, các sự kiện biến cố xảy ra trong quá trình phát triển của đối tượng trở thành một dòng chảy, quan hệ giữa các nhân vật được xâu chuỗi kết nối một cách lô gíc nhau

Vậy nghệ thuật kể chuyện là gì?

Theo cuốn Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo loại thể thì nghệ thuật kể chuyện

được hiểu là sự biết chọn lọc và sắp xếp Người biết kể chuyện khéo thì biết dừng lại ở chỗ nào, biết cái gì là chính, cái gì là phụ, biết cái gì nói trước, cái gì nói sau sao cho câu chuyện có đầu có cuối, lôi kéo được sự chú ý của người nghe và làm nổi rõ được ý nghĩa của sự việc

Như vậy, nghệ thuật kể chuyện chính là cách thức mà người kể đã lựa chọn, sắp xếp và diễn tả bằng cả tài năng của mình từ đó tạo ra được sự hấp dẫn kì diệu và thu hút người khác vào câu chuyện mình kể, cũng như những ý nghĩa hàm ẩn mà mình muốn diễn đạt và bộc lộ Điều đó chứng tỏ rằng, để có thể kể được một câu chuyện hấp dẫn, thu hút người khác đọc là cả một nghệ thuật Chính L.Tônxtôi – nhà văn viết tiểu thuyết bậc thầy, từ kinh nghiệm của một người lao động nghiêm túc, miệt mài trong nhiều năm đã đúc ra nhận xét dùng lời để diễn tả điều mình hiểu sao cho người khác cũng hiểu như mình là việc khó khăn

Trang 34

Hơn nữa, trong khi kể chuyện vai trò của người kể chuyện là không thể thay đổi Người kể chuyện dù có mặt dưới bất kì hình thức nào vẫn luôn là thành tố quan trọng tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm tự sự Việc xác định vai trò của người

kể chuyện gắn chặt với việc tìm tòi giọng điệu cơ bản của tác phẩm và điểm nhìn của nhà văn

2.1.1 Lựa chọn điểm nhìn để quan sát, phân tích, bình luận và làm sáng

tỏ mối quan hệ phức tạp giữa nhân vật với nhân vật, giữa nhân vật với hoàn cảnh

Những cuộc dạo chơi lang thang qua các con phố ở Paris cùng bè bạn “khi

ánh mặt trời chiếu qua hàng rào kì lạ của các mái nhà nhọn hoắt, những vọng lâu, những gác chuông không thể nhớ hết đã bao lần V Huygô ngước mắt đăm đăm nhìn những toà vọng lâu cao vút của nhà thờ Đức Mẹ, mỏng manh như những đường ăng ten bằng đá in trên nền trời”… đã trở thành nguồn cảm hứng để

V Huygô viết nên tác phẩm Nhà thờ Đức bà Paris

Câu chuyện lấy bối cảnh là Paris vào thế kỷ XV, với những thói tục kì quặc, những luật lệ man rợ, như hội hè ngày lễ thánh, nghi thức phong kiến và sinh hoạt dân gian theo tập quán phóng túng đôi lúc quá trớn, rồi hình thức tu hành đạo giáo…

Vậy là Nhà thờ Đức bà Paris đã phục hồi không khí xa xưa một thời Trung

Cổ đen tối Trong đó có cuộc sống sinh hoạt của người Paris thời Trung Cổ với đủ mặt vua chúa, triều thần, quan chức, lính tráng, học sinh, thầy tu, lái buôn, hát rong,

ăn mày, trộm cắp, gái đĩ… tất cả sống “nhung nhúc” trong một thành phố mạng nhện chằng chịt phố xá, ngõ hẻm, làm đủ mọi nghề thủ công, nhan nhản pháo đài, nhà thờ, dinh thự, cột treo cổ, giàn bêu tù… Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tất cả các yếu tố đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một câu chuyện, một bức tranh Paris thời Trung Cổ vừa thực, vừa hư thật sống động, hấp dẫn người đọc Điều

đó thách thức tài năng kể chuyện của V Huygô và sau khi tiếp cận với tác phẩm chúng ta nhận thấy rằng nhà văn đã thành công

Trang 35

Để có điều kiện quan sát, phân tích bình luận và làm sáng tỏ mối quan hệ phức tạp giữa nhân vật với nhân vật, giữa nhân vật với hoàn cảnh sống, tác giả phải lựa chọn cho mình một điểm nhìn mang tính chủ động xuyên suốt tác phẩm, đó là

điểm nhìn tác giả (điểm nhìn người trần thuật) Việc nhà văn có thể tham gia một

cách trực tiếp vào sự kiện, cốt truyện sẽ tạo nên mối tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật hay nói cách khác là điểm nhìn của người trần thuật với những gì anh ta miêu tả Việc xác định điểm nhìn để kể không chỉ đảm bảo tính hợp

lý trong nguyên tắc trần thuật mà còn thể hiện tài năng sáng tạo độc đáo và quan điểm của tác giả về con người, cuộc sống

Trong Nhà thờ Đức bà Paris tác giả đã chọn cho mình là điểm nhìn tác giả

Với điểm nhìn này, theo M Goorki, nó có thể mách cho người đọc những ý nghĩa thầm kín, những động cơ bí ẩn phía sau những hành động của các nhân vật được miêu tả, tô đậm thêm tâm trạng của họ bằng những đoạn mô tả thiên nhiên, trình bày hoàn cảnh và nói chung là luôn giật dây cho họ thực hiện mục đích của mình, điều khiển một cách tự do và nhiều khi rất khéo léo và võ đoán Sử dụng điểm nhìn tác giả, V Huygô có quyền thả cho trí tưởng tượng bay bổng của mình hướng người đọc vui buồn cùng những trang viết, tạo cho câu chuyện một chất thơ bàng bạc khắp không gian và thời gian Đồng thời thể hiện được tư tưởng phê phán và bênh vực của V Huygô đối với các nhân vật trong tác phẩm của mình Hơn nữa, với việc sử dụng điểm nhìn này, tác giả có thể lách vào những ngõ ngách sâu kín trong tâm tư tình cảm của nhân vật Đó là những vi mạch huyền diệu trong nội tâm con người Mặt khác, sử dụng hình thức tác giả kể chuyện sẽ giúp nhà văn chủ động trong việc kết nối các sự kiện, diễn biến tình tiết của câu chuyện làm cho nó có một mối dây ràng buộc và đặc biệt là làm rõ mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật với nhau, giữa nhân vật với hoàn cảnh sống Chẳng hạn, người kể chuyện với cách dẫn dắt đan xen quá khứ – hiện tại đã làm sáng tỏ mối quan hệ phức tạp giữa hai nhân vật là Guyđuylơ và Exmêranđa Ấn tượng ban đầu mà nhân vật Guyđuylơ đem lại cho độc giả là bà xuất hiện như một cái bóng, một nỗi ám ảnh với Exmêranđa Nhưng khi người kể chuyện kể lại những kỷ niệm thân thương giữa bà và đứa con gái bé bỏng,

Trang 36

ta lại thấy đây là một người mẹ giàu tình thương Những kỷ niệm ấy là quãng thời gian hạnh phúc mà bà có được bên đứa con thơ Đó là quá khứ Còn hiện tại? Hiện tại đối với bà chỉ là sự ân hận, tiếc nuối, là nỗi đau không gì có thể khỏa lấp Nỗi đau ấy như được tăng lên theo thời gian Vì thế, bà căm ghét tất cả những người Ai Cập (vì họ đã đánh tráo con bà) và Exmêranđa không phải là một ngoại lệ Lắng nghe người kể chuyện kể lại những dòng kỷ niệm ấy để rồi khép lại câu chuyện bằng cuộc hội ngộ ngắn ngủi Nhà văn đã làm lay động trái tim của bao bạn đọc bởi câu chuyện đầy bi thương về tình mẫu tử

Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng thuần tuý một điểm nhìn thì tác phẩm sẽ mất đi tính khách quan và hoàn toàn mang tính chủ quan của nhà văn Vì vậy, bên cạnh điểm nhìn là tác giả đóng vai trò chủ đạo V Huygô đã khéo léo đan xen kết hợp với

hệ thống điểm nhìn nhân vật Không tham gia trực tiếp vào câu chuyện nên nhà văn

sẽ có điều kiện để quan sát, dẫn dắt người đọc đi từ sự kiện này đến sự kiện khác; từ nhân vật này đến nhân vật khác; miêu tả nhân vật ở những thời điểm khác nhau với những biến thái tinh vi trong đời sống nội tâm Với hệ thống điểm nhìn nhân vật, cuộc đời, số phận của các nhân vật sẽ lần lượt hiện ra

Đó là cuộc đời bà tu kín dòng Túi hiện lên cụ thể qua lời kể và sự đánh giá của nhân vật Mahiét Trước kia bà vốn là một cô gái xinh đẹp, thích cuộc sống nhàn

hạ, phóng túng nên đã ăn chơi sa đọa Ít lâu sau cô trở nên tiều tụy bị mọi người coi

thường “Trải năm năm sa đọa, Săngtơphlơri đã trở thành con người khốn khổ Cô

ta sống trơ trọi, trơ trọi giữa cuộc đời bị dè bỉu bêu riếu ngoài phố, bị cảnh binh đánh đập, trẻ con rách rưới chế giễu” [10, 254] Thậm chí, chẳng còn một ai thèm

đoái hoài đến cô, kể cả tên ăn cắp cũng khinh rẻ cô “Đối với loại gái giang hồ, chỉ

có tình nhân hoặc đứa con mới lấp đầy trái tim họ” [10, 255] Cuối cùng cô cũng có

một đứa con gái và hết lòng yêu quý nó Nhưng bất hạnh thay, đứa bé ấy bị bọn người Ai Cập đánh tráo thành một đứa trẻ dị dạng Và cô phát điên từ đó Trông cô rất thảm hại: Tay lúc nào cũng ghì chặt lấy ngực, ngồi co quắp, mình khoác bao tải nâu, tóc tai bù xù Cảnh tượng đó trông thật buồn thảm khiến cho cả ba nhân vật là

Mahiét, Uđácđơ, Giécve phải “xúc động”, “rớm lệ” Họ “rón rén lại gần”, “im lìm”,

Ngày đăng: 31/10/2015, 10:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w