************** LƯƠNG THỊ LĨNH NGHỆ THUẬT TƯƠNG PHẢN TRONG TỔ CHỨC NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS CỦA VICTOR HUYGO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nước
Trang 1**************
LƯƠNG THỊ LĨNH
NGHỆ THUẬT TƯƠNG PHẢN TRONG
TỔ CHỨC NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT
NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS CỦA VICTOR
HUYGO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Người hướng dẫn khoa học Th.S TRỊNH MẠNH CHIẾN
HÀ NỘI - 2011
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4
5 Đóng góp của khóa luận 4
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Cấu trúc luận văn 5
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 7
1.1 Thuật ngữ “tiểu thuyết” 7
1.1.1 Khái niệm “tiểu thuyết” 7
1.1.2 Tiểu thuyết lãng mạn 7
1.1.3 Tiểu thuyết “Nhà thờ Đức bà Paris” (Notre Dame de Paris) 9
1.2 Thuật ngữ “nhân vật” 15
1.2.1 Khái niệm “nhân vật” 15
1.2.2 Hình tượng nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn 15
1.3 Thuật ngữ “nghệ thuật tương phản” 18
CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT TƯƠNG PHẢN TRONG TỔ CHỨC NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT “NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS” 21
2.1 Sự tương phản trong bản thân nhân vật 21
2.1.1 Sự tương phản giữa hình thức và nội tâm 23
2.1.2 Sự tương phản giữa thánh tâm với dục vọng cuồng loạn 39
2.1.3 Sự tương phản giữa địa vị và cách xử thế 45
2.2 Sự tương phản giữa các nhân vật 46
2.2.1 Sự tương phản về hình thức của Cadimodo với Esmeranda “quái vật - người đẹp” 46 2.2.2 Sự tương phản trong cách yêu của Cadimodo - Phrolo
Trang 3– Phebuyt 47
2.2.3 Sự tương phản giữa các nhân vật khác 53
2.3 Sự tương phản của con người với định mệnh 56
2.3.1 Một số vấn đề về “Định mệnh” 56
2.3.2 Vấn đề định mệnh trong “Nhà thờ Đức bà Paris” 61
2.3.3 Sự tương phản của định mệnh với con người trong “Nhà thờ Đức bà Paris” 65
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè Em xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo Trịnh Mạnh Chiến – người đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này
Em xin được chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Ngữ văn đã giảng dạy, chỉ bảo em trong suốt thời gian qua
Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên đã góp ý và ủng hộ tôi hoàn thành khóa luận này
Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Lương Thị Lĩnh
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của ThS Trịnh Mạnh Chiến Các kết quả nghiên cứu trong khoá
luận là trung thực và không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Lương Thị Lĩnh
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Nói đến chủ nghĩa Lãng mạn, ta không thể không nhắc đến cây đại thụ
tỏa bóng rợp thế kỉ XIX - Victor Huygo Người ta thường gọi ông là “con
người đại dương” bởi sự vĩ đại của tư tưởng và sự mênh mông trong tình
cảm mà Huygo đối với nhân dân và nhân loại, bởi sự nghiệp đồ sộ bao hàm mọi thể loại văn học và phi văn học, bởi sự đa dạng của những tài năng của ông in dấu ấn trong mọi lĩnh vực hơn hai thế kỷ qua trong nền văn học và văn hóa Pháp Đến độ có nhà nghiên cứu cho rằng: Tất cả những vấn đề lớn
của nhân loại đều hàm chứa trong các tác phẩm của Huygo như “tất cả được
lồng vào tất cả” “Đại dương” ở đây không chỉ là sự rộng lớn, mênh mông,
kỳ vĩ mà nó còn là sự bí ẩn chưa thể dò tới Sáng tác của Huygo gợi mở những chân trời vô tận ở bình diện xã hội - lịch sử, cũng như bình diện “cái
bên kia”: “Phía mà con người linh giác rùng mình, ghê sợ và kinh hãi trước
những thực tại và điều bí ẩn của vũ trụ” (Jean Massin, lời tựa toàn tập
Victor Huygo) Georges Piroué nhận xét: “V Huygo không bằng lòng với
việc sử dụng tiểu thuyết để soi sáng một thời điểm lịch sử mà còn để vượt lên bên trên nó nối kết với lãnh vực truyền thuyết của kinh nghiệm nhân sinh( ) tạo nên một huyền thoại siêu hình và đạo đức, tính chất của một niềm tin( ) Tiểu thuyết của ông mở ra một cuộc du hành vào cái vô tận lớn, với kích thước khổng lồ của kính viễn vọng ”
Khi tìm hiểu về tiểu thuyết của Victor Huygo nói riêng, những tác phẩm của ông nói chung, các nhà nghiên cứu và đông đảo bạn đọc thường chú
ý nhiều đến mặt nội dung mà xem nhẹ mặt hình thức Lí luận văn học đã chỉ
ra rằng: “Tác phẩm văn chương là một chỉnh thể thống nhất giữa nội dung và
hình thức” Đại thi hào Đức Johamn Wolfgang Goeth cũng nói: “Chất liệu
Trang 7nghệ thuật ai cũng thấy còn hình thức vẫn là điều bí ẩn với phần đông”
Chính vì sức hấp dẫn của “điều bí ẩn”, đặc biệt là sức hấp dẫn của tác phẩm
do “đứa con thiên tài của thời đại” sáng tạo, nên tôi muốn tìm hiểu nghệ
thuật mà V Huygo sử dụng Vì không có đủ điều kiện để tìm hiểu hết những yếu tố nghệ thuật trong sáng tác của ông, cho nên ở khóa luận này tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu biện pháp “Nghệ thuật tương phản trong tổ chức nhân vật tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris”
Mặc dù kiến thức và tài liệu tham khảo còn hạn chế, nhưng với niềm yêu thích văn chương, cùng với sự yêu mến con người Victor Huygo, tôi mạnh dạn chọn đề tài này với mong muốn tìm hiểu thấu đáo, cặn kẽ hơn về nghệ thuật tương phản trong tổ chức nhân vật tiểu thuyết nói chung, và trong tác phẩm Nhà thờ Đức bà Paris nói riêng Trên cơ sở đó sẽ giúp cho việc giảng dạy văn học nước ngoài ở THPT của tôi sau này được tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn
2 Lịch sử vấn đề
Với những thành tựu chói lọi trên văn đàn thế giới Victor Huygo cũng như các tác phẩm của ông đã tốn nhiều tâm trí của các nhà phê bình nghiên cứu trong và ngoài nước
Ở Việt Nam, sự phổ biến và mức độ nổi tiếng của Victor Huygo là khá mạnh mẽ Do đó các công trình nghiên cứu về tác giả, tác phẩm của ông xuất hiện khá nhiều Điển hình như :
Phùng Văn Tửu với “Victor Huygo” - NXBGD 1978
Đặng Anh Đào với “Cuộc đời và tác phẩm Victor Huygo” – NXBGD
Đỗ Đức Hiểu, Tầm vóc Nhà thờ Đức bà Paris, NXB tác phẩm - Hội
nhà văn Việt Nam 1985
Vũ Tiến Quỳnh, Phê bình bình luận văn học Balzac và Huygo, NXB
Tổng hợp Khánh Hòa 1991
Trang 8Đặng Thị Hạnh với “Văn học Lãng mạn và văn học hiện thực phê phán
thế kỉ XIX” - NXB ĐH THCN 1985
Minh Chính với “Văn học phương Tây giản yếu” - NXB ĐHQG
TPHCM 2002
Lưu Đức Trung với “Văn học thế giới tập 2” - NXBĐHSP
Nhìn chung các công trình này đã giới thiệu khá đầy đủ về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của ông Tuy nhiên từ trước đến nay, việc đi vào tìm hiểu nghệ thuật tương phản trong tổ chức nhân vật của tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà
Paris thì hầu như chưa có một công trình cụ thể, chuyên biệt
Nghiên cứu về nghệ thuật tương phản trong tổ chức nhân vật của tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris là một đề tài khá lí thú, mới mẻ và cũng không đơn giản Vì vậy, với vốn kiến thức ít ỏi của một sinh viên năm tư chắc chắn
sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện Để hoàn thành luận văn này tôi dựa vào tài liệu của một số tác giả được liệt kê ở phần tài liệu tham khảo
3 Mục đích nghiên cứu
Như chúng ta đã biết, một tác phẩm văn học có giá trị sẽ bao gồm cả giá trị về mặt nội dung và giá trị về mặt hình thức Vì vậy, bất cứ nội dung nào cũng chứa đựng hình thức và bất cứ hình thức nào cũng chứa đựng nội
dung Do đó, “công việc tìm ra cái hình thức mang quan niệm” - tức là cái
phương thức tư duy nghệ thuật của văn nghệ sĩ đã ngưng kết thành cái hình thức nghệ thuật của tác phẩm nghệ thuật là công việc hết sức phức tạp, đòi hỏi
sự tìm tòi, phát hiện Nhất là với thiên tài văn học V Huygo thì việc nghiên cứu phương thức nghệ thuật để nhà văn chuyển tải quan niệm là điều không
dễ dàng chút nào Nhưng với tinh thần ham học hỏi, qua luận văn này tôi mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc, thấu đáo biện pháp nghệ thuật tiêu biểu mà ông sử dụng trong tổ chức nhân vật tiểu thuyết “Nhà thờ Đức bà
Trang 9Paris”, đó là nghệ thuật tương phản, để có thể lý giải vì sao các nhân vật trong tác phẩm này lại có sức mạnh bất diệt, trở nên bất tử trong lòng độc giả bao thế hệ Từ việc nghiên cứu đề tài này, tôi hy vọng nó sẽ là chiếc chìa khóa giúp bạn đọc mở ra cánh cửa bước vào tìm hiểu một phần thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris Và cũng qua đó, ta có thể nắm bắt được những tư tưởng, những quan niệm độc đáo tác giả đã gửi gắm vào trong đó,
mà con người hôm nay cần phải trân trọng, học hỏi và kế thừa
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là: “Nghệ thuật tương phản
trong tổ chức nhân vật tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris của V.Huygo”
Do điều kiện có hạn cho nên tôi chỉ khảo sát trong tiểu thuyết Nhà thờ
Đức bà Paris căn cứ vào bản dịch tiếng Việt của Nhị Ca - nhà xuất bản văn
học Hà Nội năm 2008
5 Đóng góp của khóa luận
Khi tiếp nhận tác phẩm văn học, chúng ta không chỉ tiếp cận ở bề mặt câu chữ thông qua câu chữ ta phải thấy được những tầng ý nghĩa sâu xa mà tác giả gửi gắm vào nó Để phát hiện ra được điều đó, người đọc phải có cái nhìn trực diện và chiều sâu suy nghĩ Đặc biệt, việc đánh giá và tiếp cận văn học nước ngoài là vô cùng khó khăn, bởi sự cách ngăn của hàng rào ngôn ngữ
và những khác biệt về văn hóa Chúng ta chỉ được tiếp xúc với nó thông qua bản dịch chứ không ở nguyên tác Do đó, việc tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật
để khám phá được nội dung là điều hết sức cần thiết Victor Huygo, “con
người của thành phố Paris hoa lệ”, tuy cách chúng ta nửa vòng trái đất nhưng
tư tưởng của ông lại rất gần gũi, phù hợp với truyền thống của dân tộc ta Với cuộc sống xô bồ, bận rộn, thời gian được tính bằng vàng như ngày hôm nay thì mấy ai trong chúng ta bỏ ra một ít thì giờ để đọc lại “Nhà thờ Đức Bà Paris”, lắng lòng mình lại trước những câu, chữ và chiêm nghiệm nó Nếu làm
Trang 10được điều đó, tôi tin chắc rằng bạn phải thốt lên rằng: “Ôi! V Huygo, thật là
kì diệu” Sống giữa xã hội tư bản thối nát, đang trên đường suy thoái lúc bấy
giờ, V Huygo có được tinh thần nhân bản quá tuyệt vời Ông là con người của chủ nghĩa nhân đạo cao cả, của tình thương yêu nhân loại bao la Ông không lúc nào không nghĩ đến, không bênh vực, không đấu tranh cho quyền sống, quyền tự do, quyền hạnh phúc của con người cần lao với mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp bằng giải pháp tình thương Tôi hy vọng rằng khóa luận sẽ góp một phần nhỏ vào việc tiếp cận tác phẩm văn học nước ngoài, nó sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn đồng môn trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy sau này Và tôi tin rằng, những tư tưởng, ý niệm tốt đẹp mà V Huygo hoài vọng sẽ mãi là hành trang cho mỗi người chúng ta vững bước vào đời với sự tin yêu, tin tưởng cuộc sống này hãy còn tươi đẹp biết bao! Có được sự đồng cảm, sự thương yêu và tin cậy lẫn nhau thì con người sẽ sống và làm việc với tinh thần thái độ hăng say hơn, góp phần làm cho xã hội ngày càng phồn vinh hơn
6 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu khóa luận đạt hiệu quả tốt nhất, tôi phối hợp sử dụng nhiều phương pháp: tổng hợp, liệt kê, phân tích, so sánh tất cả chỉ với một nguyện vọng là làm sao nghiên cứu khóa luận đạt kết quả tốt nhất
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận gồm hai chương:
Chương 1 Những vấn đề lí luận chung
Chương 2 Nghệ thuật tương phản trong tổ chức nhân vật tiểu thuyết
“Nhà thờ Đức bà Paris”
Trang 11NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
1.1 Thuật ngữ “tiểu thuyết”
1.1.1 Khái niệm “tiểu thuyết”
“Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định”[1,326]
Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: "tiểu thuyết là sử thi
của đời tư" chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần
thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó Sự trần thuật ở đây được khai triển trong khoông gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách
Trong văn học phương Đông, danh từ tiểu thuyết xuất hiện khá sớm nhằm phân biệt với hai thể loại cơ bản khác là đại thuyết và trung thuyết Đại thuyết là kinh sách của các thánh nhân viết như Kinh thư, Kinh dịch của Khổng Tử, đó là loại sách mang nặng tính triết học, gần như chân lý, kiểu khuôn vàng thước ngọc và rất khó đọc Trung thuyết do các hiền sư, sử gia thực hiện như Sử kí của Tư Mã Thiên Còn tiểu thuyết, vốn chỉ những chuyện vụn vặt, đời thường Những chuyện ấy cùng với cổ tích,ngụ ngôn là những mầm mống của tiểu thuyết phương Đông Theo quan niệm trước đây, đặc biệt
là quan niệm của Trung quốc và Nhật Bản, tiểu thuyết bao gồm có hai loại
chính là tiểu thuyết đoản thiên hay truyện ngắn, thậm chí là “vi hình tiểu
thuyết” (truyện cực ngắn, truyện siêu ngắn) hay “truyện trong lòng bàn tay”
Trang 12và “tiểu thuyết trường thiên” (truyện dài) Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam,
khi nói đến tiểu thuyết, độc giả thường hiểu đó là tác phẩm truyện dài
Ở một số ngôn ngữ phương Tây, từ tiểu thuyết có nguồn gốc từ tiếng
Latinh, mang nghĩa chuyện mới (novel)
Song song với tiến trình này, văn học hiện đại thế giới cũng cho thấy những nguyên lý của tiểu thuyết chi phối hầu hết các tác phẩm tự sự khác nên
sự phân biệt bản chất thể loại ở các truyện cụ thể trở nên ngày càng khó khăn
1.1.2 Tiểu thuyết lãng mạn
Tiểu thuyết lãng mạn cũng tuân thủ những đặc thù của tiểu thuyết nói chung, nhưng do văn chương lãng mạn có khuynh hướng nghiêng về diễn tả thế giới của khát vọng chủ quan, nên về thi pháp, chủ nghĩa lãng mạn cũng có những nét đặc thù riêng: đó là chất trữ tình tha thiết, là thế giới nội tâm được khai thác một cách tinh vi, là thế giới thiên nhiên thơ mộng, là tình yêu lứa đôi muôn màu, muôn vẻ Văn xuôi lãng mạn do đó giàu chất thơ, đầy hấp dẫn, làm say đắm lòng người Văn xuôi lãng mạn kết hợp trong mình nó nhiều hình thức thể hiện đa dạng khác nhau: kể và tả, triết lí và bình luận, độc thoại và độc thoại nội tâm Đặc biệt, hình thức độc thoại nội tâm được sử dụng rộng rãi và đạt hiệu quả cao trong khả năng diễn tả thế giới nội tâm Nó
có khả năng đi sâu kích thích những rung động thẩm mỹ sâu xa trong lòng người đọc
Với tiểu thuyết lãng mạn, yếu tố truyện đã không còn giữ vai trò trung tâm như tiểu thuyết cổ điển truyền thống, thay vào đó là yếu tố xây dựng nhân vật, nhất là xây dựng tâm lý nhân vật Tuy nhiên, tiểu thuyết lãng mạn chưa quan tâm đến những chi tiết chân thật của đời sống, những cảnh ngộ đời thường Các tiểu thuyết lãng mạn có khuynh hướng xây dựng những nhân vật
ở trong những cảnh ngộ phi thường, siêu phàm, để trên đó, nhân vật bộc lộ những tính cách phi thường, trác tuyệt Để xây dựng nhân vật như thế, các
Trang 13tiểu thuyết gia thường sử dụng các biện pháp tương phản, cường điệu, lý tưởng hóa… Trong đó, nghệ thuật tương phản như một biện pháp nghệ thuật chính yếu, hệ thống và nhất quán trên nhiều phương diện của tác phẩm Tương phản giữa tính cách và hoàn cảnh, tương phản giữa các nhân vật với nhau, tương phản ngay trong một nhân vật… Ví dụ như trong “Nhà thờ Đức
Bà Paris” đó là sự tương phản giữa cái phần bên ngoài tật nguyền, xấu xí với trái tim cao thượng của gã kéo chuông nhà thờ Đức bà Paris Cadimôđô, hay tương phản giữa ánh sáng chiếu rọi từ trái tim Jean với cái cống ngầm Paris đen ngòm đầy bóng tối khủng khiếp trong “Những người khốn khổ” Cái tương phản được gắn liền với thủ pháp cường điệu, phóng đại, của các yếu tố phi thường trong tính cách và hoàn cảnh để đẩy nhân vật tới mức siêu phàm, trác tuyệt trong chủ nghĩa lãng mạn trở thành một hệ thống thi pháp được chủ nghĩa lãng mạn xem như nguyên tắc trong sáng tạo nghệ thuật
Chủ nghĩa lãng mạn quan niệm: “Cái bình thường là cái chết của nghệ
thuật”
1.1.3 Tiểu thuyết “Nhà thờ Đức bà Paris” (Notre Dame de Paris)
Là một nhà thơ lãng mạn, Huygo còn nhiều sáng tạo độc đáo ở lĩnh vực văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết, thành công chẳng kém gì thơ ca Hơn thế nữa, bộ phận này còn là một sự bổ sung thể hiện những dự định sáng tạo táo bạo, mới mẻ và thầm kín nhất mà Huygo chưa thể kí thác vào thi ca Bởi thế ngày nay người ta coi bộ phận tiểu thuyết này là một tựa đề soi sáng toàn bộ sáng tác của Huygo
Từ sau 1843, khi thể nghiệm với các vở kịch, Huygo đã nhận ra rằng sân khấu không thể là mảnh đất tự do đồng thời cho cả cái thực và cái mộng, quá khứ và hiện tại, cái lịch sử và cái riêng tư… Huygo đã chuyển
hướng sang tiểu thuyết, nơi tin rằng có thể thực hiện được tối đa “điều không
thể có” Thiên tài của Huygo chính là ở chỗ, trên lĩnh vực tư tưởng và nghệ
Trang 14thuật, ông vừa là hiện thân của thời đại, vừa phản ứng lại thời đại Tiểu thuyết
của Huygo chứa chất nhiều yếu tố quen thuộc của tiểu thuyết trước và sau giai đoạn lãng mạn Với tư cách là một cá tính sáng tạo, ông đã giữ khoảng cách với những mẫu mã cũ kĩ của thị hiếu, những lối mòn sáo trong thị hiếu độc giả Những nét ấy đã ăn sâu trong tiểu thuyết thế kỉ XIX ở phương Tây đồng thời cũng khá phổ biến ở phương Đông Bởi thế, vượt lên trên cả thơ ca tiểu thuyết của Huygo đặc biệt là “Nhà thờ Đức bà Paris” (Notre Dame de Paris)
và “Những người khốn khổ” (Les Miserables) được bạn đọc ngày nay trên toàn thế giới yêu thích mà ít có tác phẩm nào sánh kịp
Cũng như bà De Stan, Huygo đã viết trong một tiểu luận về nhà
văn nước Anh Walter Scott: “Tiểu thuyết là một thể loại ưu việt” Do sự tinh
tế của tâm hồn, do tính sâu xa phức tạp của tư tưởng và triết lí, do mối dày vò
và băn khoăn trước một thực tế hai mặt đang biến động, và nhất là trước số phận của con người, Huygo vừa tận dụng sức hấp dẫn của kịch tính, những cái ngẫu nhiên bất ngờ và những tình tiết li kì để dẫn tới đỉnh điểm kết thúc, đồng thời đưa bất ngờ và những tình tiết li kì để dẫn tới đỉnh điểm kết thúc , đồng thời đưa vào đó đóng góp của một thiên tài lãng mạn Đó là những nhân
vật không hoàn toàn rạch ròi giữa ba tuyến “nạn nhân - kẻ hung bạo - vị cứu
tinh” mà hoàn toàn đã mang tính phức tạp, không nguyên phiến
Nét thứ hai là chọn một kết thúc gần với tiểu thuyết hiện đại theo đúng nghĩa của nó, là một kết thúc không rạch ròi, không có hậu như truyền thống
Nét thứ ba, là một chất thơ, chất suy tư sâu thẳm nằm trong những hình tượng nhân vật gần với biểu tượng hơn là điển hình, nằm trong một thứ
văn xuôi mọc cánh và nằm trong những chương bình luận ngoại đề
Với những kích thước khác nhau và ngăn cách bởi một khoảng thời gian khá dài và đầy biến động, hai cuốn “Nhà thờ Đức bà Paris” và “Những
Trang 15người khốn khổ” là hai cột mốc tiêu biểu cho hai giai đoạn trước và sau những năm 1848 - 1852
Trước khi lưu đày, tiểu thuyết Huygo đặc biệt nổi tiếng với kiểu tiểu thuyết lịch sử, trước hết là cuốn “Nhà thờ Đức bà Paris” (1831) Tóm tắt cốt truyện như sau :
Câu chuyện được đặt trong khung cảnh Paris thời Trung cổ Exmêranđa là một cô gái dân tộc Bôhêmiêng xinh đẹp, không cha không mẹ, làm nghề nhảy múa rong và bói toán để kiếm sống Đi theo cô lang thang khắp nơi là một con dê nhỏ thông minh tên Djaly Clôđơ Phrôlô là phó giáo chủ Nhà thờ Đức bà say sưa ngắm nhìn cô giá Exmêranđa biểu diễn trên quảng trường trước cửa nhà thờ và nuôi ham muốn tội lỗi Hắn ra lệnh cho Cadimôđô – gã kéo chuông nhà thờ, vốn xấu xí dị dạng có sức khoẻ kì lạ đi bắt cô vũ nữ lang thang Sự việc bất thành vì tình cờ viên đại uý đội cận vệ là Phêbuýt De Japtope giải thoát kịp thời cho cô vũ nữ Sau tai nạn Exmêranđa đem lòng yêu viên đại uý quí tộc Phêbuýt, còn y đến với cô như một tình yêu trăng gió (…) Còn gã kéo chuông nhà thờ thì bị kết tội, chịu đựng hình phạt đưa lên đài bêu Anh xin mọi người đứng xem một ngụm nước nhưng ai cũng dửng dưng Chỉ có Exmêranđa thương hại con người khốn khổ - dù gã đã từng bắt cóc hụt nàng – cô trèo lên chỗ anh bị hành hình cho anh uống nước
Từ đó, anh Cadimôđô không còn say mê mấy cái gác chuông của mình nữa, nhiều lúc thẫn thờ đứng trên lầu cao hướng con mắt buồn rầu, âu yếm theo dõi cô vũ nữ ngoài quảng trường Phó giáo chủ rắp tâm theo dõi để trả thù Exmêranđa Dò biết cô có hẹn hò với Phêbuýt ở một quán rượu, Phrôlô đến chỗ hẹn đâm trọng thương Phêbuyt rồi bỏ trốn Exmêranđa bị bắt, rồi bị kết tội “giết người và làm trò phù thuỷ” Phrôlô vào nhà giam đề nghị cô trốn theo hắn nhưng bị cự tuyệt Giữa lúc Exmêranđa đang bị lên giá treo cổ giữa quảng trường, chàng gù Cadimôđô xông lên đoạt cô trong tay đao phủ, vác
Trang 16chạy vào nhà thờ đưa vào phòng riêng cuả mình Cadimôđô săn sóc cô bằng tấm lòng yêu thương và tâm hồn cao thượng Anh bảo vệ cô vũ nữ chống lại đám quần chúng nghèo khổ vì hiểu lầm kéo đến bao vây nhà thờ hòng giải vây cho cô vũ nữ Anh lại phải che chở cô thoát khỏi bàn tay ghê tởm của tên phó giáo chủ Vẫn bị nàng vũ nữ cự tuyệt, phó giáo chủ liền tìm cách đẩy cô vào tay một mụ tu sĩ ở ẩn khốn khổ vốn căm thù người Bôhêmiêng trước đây
đã ăn cắp đứa con gái của mụ cũng trạc tuổi Exmêranđa bây giờ May mắn thay, người mẹ khốn khổ ấy đã kịp nhận ra cô vũ nữ chính là con mình Lính tráng theo sự chỉ dẫn của Phó giáo chủ kéo đến bắt cô vũ nữ đưa đi giá treo
cổ Phrôlô đứng trên gác chuông nhà thờ theo dõi cuộc hành hình Nhìn thấy tên đại uý quí tộc Phêbuýt đứng bên một phu nhân nhìn nàng mà cười, Exmêranđa cảm thấy đau đớn tuyệt vọng Cadimôđô theo sát phó giáo chủ, khi thấy y nở nụ cười ma quái, anh nổ cơn giận dữ điên cuồng đẩy y nhào xuống qủang trường, kết liễu đời tên gian ác Từ hôm đó, không ai thấy Cadimôđô đâu nữa Hai năm sau, người ta tìm thấy trong hầm mộ bộ xương người kéo chuông nằm ôm chặt bộ xương của nàng vũ nữ Exmêranđa
Cuốn tiểu thuyết này không hẳn là một tiểu thuyết lịch sử nếu xét
kĩ, nhưng cho tới nay mọi người đều thừa nhận rằng Walter Scott (nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử Anh) đã để lại một ảnh hưởng lớn đối với các nhà lãng mạn khi đề xướng khuynh hướng lịch sử cho tiểu thuyết thế kỉ XIX, và biến
nó thành một ẩn dụ, một phỏng đoán về cuộc sống hiện tại, trong khi những người như Huygo chưa đủ điều kiện khách quan để lí giải những bí ẩn của hiện tại Bởi thế, dù Huygo đã rất tốn công sức trong việc sưu tầm những tài liệu lưu trữ về thế kỉ XV (tài liệu về Nhà thờ Đức bà Paris thời đó) dù những hiểu biết về nghệ thuật, văn hoá quá khứ của ông thực sự uyên bác thì cũng không ai đánh giá cao về sự chính xác của tư liệu lịch sử của tiểu thuyết Hơn thế nữa, nhà nghiên cứu văn học Lukacs còn cho rằng tính lịch sử bị thiếu hụt
Trang 17là do chỗ Huygo sử dụng lịch sử để hoá trang những suy nghĩ chủ quan về đương thời
Trước hết là những suy nghĩ về quần chúng như một sức mạnh huyền bí và nhà lãng mạn những năm 30 liền cảm thấy ngay giới hạn của họ:
mù quáng và ít nhiều thụ động trước một lực lượng còn tối tăm và mù quáng hơn họ, đó là Janarkh (định mệnh) Quần chúng, đó là Cadimôđô dị dạng, câm lặng, không thể nào diễn đạt được ý nghĩ của mình, đó là những người ăn mày lở loét què cụt, là những lưu manh, là cô gái Bôhêmiêng lang thang không tên tuổi (Exmêranđa chưa phải là một tên tuổi), đó là nhân loại còn ở
“giai đoạn ấu trĩ”, đầy bản năng, hung hãn nhưng bỗng chốc có thể hé ra vẻ
đẹp sáng ngời dưới lần vỏ xù xì xấu xí của mình không phải chỉ vì muốn phục hồi lại quang cảnh của quá khứ mà Nhà thờ Đức bà Paris bị ám ảnh bởi mô típ đám đông Họ đặc biệt xuất hiện ở cảnh “Ngày hội những người điên” với những trò vui của hội hóa trang, cảnh công chúng chứng kiến Cadimôđô bị đưa lên đài chịu cực hình và cảnh đám lưu manh tấn công nhà thờ Đức bà Trên quảng trường, vào thời điểm hội hè Cacnavan, vào những giây phút đảo lộn trật tự thông thường ấy, anh Hề - gã làm trò mới có sự chuyển vai đặc biệt: Cadimôđô trở thành Giáo hoàng và Exmêranđa trở thành Ánh Sáng, thành Ngọn lửa, thành nàng tiên kì ảo Vào những phút giây chịu cực hình, Cadimôđô và Exmêranđa, dù vẫn ít nhiều mù quáng và ấu trĩ như công chúng, cũng đã biến đổi chính mình và có khả năng thức tỉnh cả công chúng nữa Giọt nước mắt lần đầu tiên chảy trên gò má nứt nẻ của Cadimôđô và giọt nước mắt đầy tình thương mát lành của Exmêranđa đã khiến công chúng hét
lên : Noel ! Noel ! Đài giảo hình dựng cho anh gù và Exmêranđa chẳng phải
chỉ là hình ảnh của thời trung cổ mà còn là một biểu tượng về sự hi sinh của quần chúng trong một cuộc cách mạng chỉ vừa mới xảy ra mà thôi Nhà thờ Đức bà Paris - cuốn sách bằng đá, chị em sinh đôi của những khúc dân ca - sẽ
Trang 18dần dần bị thay thế bằng cuốn sách bằng giấy: “Cái này sẽ giết chết cái kia
Báo chí sẽ giết chết nhà thờ… Mọi nền văn minh đều bắt từ thần trị và kết thúc bằng dân chủ” Đó chính là kinh nghiệm xương máu của những thế kỉ đã
qua và của thời đại Huygo Quần chúng vẫn còn đi đến những kết thúc bi đát, nhưng sức mạnh của họ tiềm tàng và bí ẩn cùng với thời gian, họ là kiến trúc
và thợ nề của tất cả
Những hình tượng ở đây gần với những siêu mẫu (archétype) của văn học dân gian hơn là gần với biểu tượng Chúng ta người Việt Nam thấy phảng phất trong bóng dáng Cadimôđô, và kết thúc câu chuyện, hình ảnh mối tình mà cái chết cũng không thể chia rẽ (khi người ta muốn kéo gỡ bộ xương Cadimôđô ra khỏi bộ xương y ôm, thì nó vụn ra thành bụi, vừa gần với
chuyện tình dân gian Pháp “Tristan và Yseult” vừa gần gũivới huyền thoại
Trương Chi và truyện Trầu Cau) Sự đan chéo những yếu tố bi - hài, cái đẹp - cái dị dạng cũng là một nét độc đáo Cái kết thúc của thiên tình sử vừa bi đát,
vừa hài hước, bên cạnh đám cưới của Phêbuýt đại uý quí tộc là “đám cưới”
của Cadimôđô và Exmêranđa, họ chỉ có thể gặp nhau dưới nấm mồ Mỗi nhân vật là một sự hài hước bi đát Nhân vật hoạ sĩ Pie Gringoa là sự thất bại của
ảo mộng trước nhu cầu vặt vãnh của đời sống Cadimôđô cũng là một loại đom đóm yêu một vì tinh tú, sự thiếu hài hoà của anh chẳng những khiến người đàn bà mà cả những con người trần thế chẳng thể chấp nhận được Lão linh mục Phrôlô là sự bất hoà giữa khổ hạnh và thèm khát Phêbuýt gã sĩ quan quí tộc là sự đối lập giữa vẻ đẹp bên ngoài và sự xấu xa, trống rỗng bên trong
Mỗi nhân vật ấy lại là biểu tượng về những giới hạn mà bản thân Huygo đã thể nghiệm về cá nhân mình và con người nói chung, bởi thế, những nhân vật của Huygo không phải hoàn toàn chết cứng, trừu tượng mà đã
có được sự sống và phức tạp trong đó Nhờ đó mà cho tới nay, dù trào lưu lãng mạn đã qua, thời Trung cổ của phương Tây càng trở nên xa xôi hơn bao
Trang 19giờ hết đối với độc giả nhiều nước, “Nhà thờ Đức bà Paris” vẫn là một cuốn truyện được dịch và đọc nhiều nhất trên thế giới với tất cả vẻ ngây thơ, tươi mát và tình yêu con người tràn ngập trong đó
Tất cả những tính chất trên đây của “Nhà thờ Đức bà Paris” cùng với nhiều cuốn tiểu thuyết khác của Huygo được bộc lộ trọn vẹn và đặc sắc nhất trong kiệt tác “Những người khốn khổ” (Les Miserables)
1.2 Thuật ngữ “nhân vật”
1.2.1 Khái niệm “nhân vật”
Khái niệm nhân vật được các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau:
Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật
ngữ văn học, NXBĐHQG: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu
tả trong tác phẩm văn học”
Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Huệ Chi - Phùng Văn Tửu (1984), Từ điển văn
học tập 2, NXBKHXH: “Nhân vật văn học là yếu tố cơ bản trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn học”
Hà Minh Đức (2000), Lí luận văn học, NXBHN: “Nhân vật văn học
không chỉ là con người có tên mà còn là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng tính cách của con người được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người”
Nhân vật văn học là hình thức thể hiện định hướng giá trị đời sống Đọc tác phẩm, cần khám phá các nội dung đời sống và giá trị tư tưởng thể hiện qua nhân vật
1.2.2 Hình tượng nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn
Trang 20Nhân vật lãng mạn là những nhân vật mới không phải là cá nhân hài hòa với tập thể như con người trong thời đại Ánh Sáng Nhân vật lãng mạn là
những nhân vật “nổi loạn” chống đối với thực tại tư sản tầm thường Họ là
những người thực hiện các suy tưởng lãng mạn, các phản kháng lãng mạn Các thái độ lãng mạn thường giống nhau: nặng chất suy tưởng, thiên về đời sống tình cảm, cô đơn và u sầu, xa cách và nổi loạn, không thỏa hiệp được với thực tại cuộc đời, thường có kết thúc mang tính bi kịch, dù họ là nhân vật lãng mạn hướng nội hay lãng mạn hướng ngoại, tiêu cực hay tích cực
Vì hướng tới biểu hiện hiện thực xã hội lí tưởng nên hình tượng nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn cũng là hình tượng nhân vật lí tưởng Ví dụ như Cadimôđô lương thiện, cao thượng dưới ngòi bút của V.Huygo, Jean Valjean
vì lương tâm nhân tính mà bao lần không quản hiểm nguy cứu người, bao lần sáng tạo nên kì tích biến nguy thành an, Tôn Ngộ Không dưới ngòi bút của Ngô Thừa Ân có thể lên trời xuống biển, nhìn thấu ma quỷ, đối đầu với thần, truy đuổi yêu tinh, hô mưa gọi gió, làm theo ý mình, thượng đế long vương không biết phải làm như thế nào… tất cả đều là những hình tượng nhân vật lí tưởng Van Tieghem nói về hình tượng nhân vật lí tưởng của chủ nghĩa lãng
mạn như sau: “Không nắm bắt tình huống nhiều hơn, đem so sánh loại hình
tượng văn học này với hình tượng văn học xưa kia và đương thời trên vũ đài văn học là không chính xác Nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn và những điều nó nói là một điển phạm nhưng không như nói là một điển hình, nó
hướng tới thức dậy sự tán thành, hứng thú của độc giả chứ không phải là đưa
ra đối tượng cần mô phỏng”[16, 26]
Cuộc sống lí tưởng mà chủ nghĩa lãng mạn hướng đến, truy tìm
và nhân vật lí tưởng trong hiện thực cuộc sống đương thời là không tồn tại, nó
đều xuất phát từ tâm hồn chủ quan của nhà văn Bielinxki đã nói: “Trên ý
nghĩa bản chất nhất, hẹp nhất, chủ nghĩa lãng mạn chính là thế giới nội tâm
Trang 21chủ quan của con người, là cuộc sống bí mật của tâm hồn anh ta Trong trái tim và tâm lí con người tiềm ẩn ngọn nguồn bí mật của chủ nghĩa lãng mạn”
[28,153] Marilyn Butler – nhà lịch sử văn học người Anh nói: “Nghệ thuật
nhìn từ trường phái lãng mạn chủ nghĩa là một ngọn đèn, hình tượng mà nó phát sáng không phải có nguồn gốc từ thế giới mà có nguồn gốc từ nhà thơ Nghệ thuật trở thành nghệ thuật của chủ quan phi khách quan, xuất phát từ cảm ứng trực giác chứ không phải là từ quy hoạch lí tính” [3,153] Người mở
đầu cho thơ ca trường phái hiện đại Pháp Baudelare nói: “Chủ nghĩa lãng
mạn vừa không phải là đề tài tuyển chọn vừa không phải là chân thực chuẩn xác mà là phương thức cảm nhận”, “Họ tìm kiếm ở bên ngoài, nhưng thực chất chỉ có ở trong mới có thể tìm kiếm được” [22,184] Vì thế, giống như
Chu Quang Tiềm chỉ ra: “Cái nổi bật nhất, đặc trưng bản chất nhất của chủ
nghĩa lãng mạn là tính chủ quan” [27,727] Chủ nghĩa lãng mạn mang sắc
thái chủ quan sâu sắc, tập trung vào lí tưởng của chủ thể, chú trọng truyền đạt cảm nhận chủ quan, biểu hiện tâm hồn chủ quan, thể hiện tình cảm chủ quan
của cá nhân Nhà viết lịch sử văn học người Pháp Ranson nói: “Chân lí phổ
biến về trật tự lí tính và trí tuệ của tài năng suy lí, suy tư sâu sắc là hai thứ
mà chủ nghĩa lãng mạn không quan tâm Tâm lí học và khoa học, nghệ thuật suy xét, nghệ thuật suy lí, phương pháp chính xác, logic chặt chẽ đều không phải là cái mà chủ nghĩa lãng mạn quan tâm” [23,240] Belinski khi bàn về
“Cường đạo” của Schiller đã chỉ ra “Cường đạo” giống như “tụng ca thô
kệch về ngọn lửa dung nham phun ra từ tâm hồn đầy sinh lực của thanh niên”, “trong câu nói này không phải là nhân vật mà là tác giả, trong toàn bộ tác phẩm không hề có sự chân thực của cuộc sống, nhưng lại có sự chân thực của cảm nhận, không có hiện thực, không có kịch nhưng lại có thơ vô tận, tình thế là không có thật, tình tiết là không tự nhiên, nhưng tình cảm là chân thực, tư tưởng là sâu sắc, tóm lại, vấn đề nằm ở: chúng ta tất yếu không coi
Trang 22Cường đạo của Schiller là kịch, là sự biểu hiện cuộc sống, mà là thơ trữ tình trường thiên mang hình thức kịch, là thơ trường thiên hừng hực, sục sôi”
[2,157] Vì nhấn mạnh tính chủ quan nên chủ nghĩa lãng mạn khi miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật thường vượt lên trên sự phản ánh thế giới khách quan, sự dồi dào tình cảm trở thành hạt nhân, chủ thể của một tác phẩm, sự kiện, nhân vật và hành động nhân vật, ngôn ngữ và kết cấu tác phẩm… đều có thể tổ chức, sắp xếp vì sự biểu hiện tình cảm, tình điệu cảm thương, sầu
muộn, kích động, vội vã thậm chí bao phủ toàn bộ câu chữ của tác phẩm
1.3 Thuật ngữ “nghệ thuật tương phản”
Theo “Từ điển tiếng Việt” (NXB Đà Nẵng-Trung tâm từ điển
Văn học Hà Nội - Đà Nẵng, 1994), thì “tương phản” được định nghĩa như sau: “Tương phản có nghĩa là có tính chất trái ngược, đối chọi nhau rõ rệt
Đen và trắng là những màu tương phản, thế tương phản để đối chiếu”
Trong cuộc sống cũng như trong nghệ thuật, chúng ta thường bắt gặp
những yếu tố tương phản như: ngày - đêm, sáng - tối, nóng - lạnh… xét về
một góc độ nào đó thì các yếu tố này có thể triệt tiêu lẫn nhau, nhưng trong nghệ thuật thì những yếu tố đối lập này đôi khi lại rất cần thiết, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng, thích hợp với qui luật cấu thành tự nhiên cũng như sáng tạo của nghệ thuật Cái gọi là tương phản được xây dựng dưa trên sự cảm nhận về trạng thái cân bằng Nói một cách khác, cân bằng chính là hệ quả tất yếu của tác dụng tương phản Người ta dễ nhận thấy lưỡng cực và nhị nguyên là hai mặt đối cực Nhất nguyên là một từ gốc mà ra cho nên đồng nhất và hoà đồng tạo thành một cặp, còn thống nhất với bất hoà trở thành hai đối cực
Nghệ thuật tương phản là biện pháp nghệ thuật quen thuộc mà ta thường gặp trong các sáng tác Tương phản để làm tăng kịch tính và làm nổi bật phẩm chất, nhấn mạnh các đặc tính của người, sự vật…
Trang 23Chẳng hạn: Trong nghệ thuật hội họa hình thành sự tương phản biểu thị
sự đón nhận, chứa đựng giao hoà, âm dương không nằm ngoài sự tương phản
Để đạt được hiệu quả của sự tương phản có năm cặp tái hiện được trật
tự của thiên nhiên trên mặt phẳng: “Vế thực - vế hư, sáng - tối, lồi - lõm, gần -
xa, hiện - ẩn, tĩnh - động”
Trong thực hành thường xuất hiện: “Giữa trơn tru và thô giáp” (thuộc
về thể trạng), “giữa cứng và mềm” (thuộc về tính), “giữa khô và ướt” (thuộc
về cảm giác), “giữa cong và thẳng” (thuộc về dáng vẻ), “giữa rộng và hẹp” (về khoảng cách), “giữa sắc và nhoè” ( thuộc về thực hư)
Tương phản của âm dương chính là tương phản của thực và hư Xét ra một người hoạ sĩ nói tới tương phản chỉ là điều chỉnh âm dương theo lí luận mang tính triết học Âm là mềm đi xuống và hư ảo Ngược lại, Dương là phát triển cứng rắn định hình và đi lên Trong hội hoạ: dương là cụ thể và định hình, âm là chỉ một cái không cụ thể ( không gian khoảng trống khoảng lõm)
sự thể hiện của âm dương thiên hình vạn trạng Ví dụ : Trên cơ thể con người những gì nhìn tthấy được gọi là dương, những cái không thâý được gọi là âm Trong tương phản này chỉ có một cặp duy nhất là thực và hư, mọi thứ còn lại được thể hiện trên bề mặt tranh chỉ là biểu hiện
Trong qui luật tạo hình của mặt phẳng những định luật của thị giác giữ vai trò quyết định Định luật của sự tương phản là định luật đuợc các hoạ
sĩ hay kiến trúc sư hay sử dụng nhất
Trang 24Sự tương phản có thể phân biệt qua sự đối lập của bản thân và hình dạng của màu sắc Mặt khác sự tương phản còn được bộc lộ ở mối quan
hệ hình thể với môi trường xung quanh: Giữa hình với hình, hình với không gian, tương phản giữa mầu nóng và lạnh
Định luật của sự tương phản đồng thời cũng là định luật của sự tương quan Nó giúp ta phân biệt được các vật thể trong không gian, được qui theo nhóm, theo mặt phẳng hay theo khối Mà mặt phẳng và khối hòan toàn được bố cục và sắp xếp theo trật tự của các định luật thị giác.Các hoạ sĩ cần phải khai thác và làm chủ được nó Một họa sĩ khi vẽ một bức tranh họ muốn làm nổi bật lên một phần nào đó thì người họa sĩ sẽ dùng gam màu sáng để tô nét và tất nhiên phần còn lại sẽ dùng gam màu tối để làm nền Hai màu ấy là hai màu đối lập nhau
Như vậy, hiểu một cách đơn giản nhất tương phản là sự đối lập giữa cái bên trong và cái bên ngoài, cái đẹp và cái xấu, cái khủng khiếp dị hình với cái cao cả… Trong sáng tạo nghệ thuật, sự tương phản là rất cần thiết, nó góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng thích hợp với quy luật cấu thành tự nhiên cũng như sự sáng tạo nghệ thuật
Còn khi nói đến nghệ thuật tương phản trong tổ chức nhân vật tiểu thuyết, tức là nói đến bút pháp xây dựng nhân vật về mặt hình thức, qua hình thức làm nổi bật nội dung mà nhà văn cần nhấn mạnh Tương phản tuy là trái ngược, là đối lập nhưng cùng nằm trên một bình diện, cùng thống nhất với nhau để nhấn mạnh một ý nào đó, nhằm khái quát bản chất của cái mà người viết có dụng ý hướng tới
Trang 25CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT TƯƠNG PHẢN TRONG TỔ CHỨC NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT “NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS”
2.1 Sự tương phản trong bản thân nhân vật
“Nhắc tới Huygo, trước hết ta nhớ ông là một nhà thơ, thơ trong thơ và thơ trong kịch Nhưng riêng phần văn xuôi trong kịch và nhất là trong tiểu thuyết, cũng thừa đủ làm nên tên tuổi vĩ đại cho bất cứ nhà văn nào khác không phải nhà thơ Thời đại cắt nghĩa con người, con người cắt nghĩa tác phẩm Trong văn, trong kịch, trong thơ, nghệ thuật của Victor Huygo đã cải biến, mở đường và phát triển cùng với gần hết thế kỷ XIX mà ông chung sống, đang đi lên ở nước Pháp Thoạt đầu, ông dựa vào kinh nghiệm của người đồng thời, và cuối cùng ông vượt xa họ Tham gia hết sức nồng nhiệt vào mọi niềm say mê, quan điểm, khát vọng của thời đại, trong đó không thiếu các khắc khoải, lầm lạc, tác giả đã đau buồn, vui sướng như một con người thực
sự trần thế Bằng tác phẩm của mình, trong đó có cuốn “Nhà thờ Đức bà Paris” bất hủ, ông đã đem nỗi vui buồn đó thấm sâu vào tư tưởng và tình cảm của mọi người, từ đó cống hiến vẻ vang vào sự nghiệp văn học tiến bộ của nhân loại” (Nhị Ca) [4,17]
Nhân vật của tiểu thuyết Huygo thường mang dáng dấp một bán thần hoặc các vị thần trong một phút đột biến nào đó Chúng được biểu hiện bằng phương thức anh hùng ca: Tức ở đó cái thiện có gương mặt xấu xí và ngược lại cái dễ ưa bên ngoài lại mang mùi thối rữa, còn những kẻ lớn là bé và chiến công thành ra bại trận Những tương phản thu hút nhau ở đó và nếu chúng kết hợp, thì chúng chỉ có thể là một lưỡng thể nghịch lý ( ) Ở đây, bình diện hữu hình kết hợp với bình diện siêu hình, cái có thể thấy được kết hợp với cái không thể biết được ở trong nhân vật, cái ở dưới thấp mời gọi cái
bên kia [7] Còn Pie Albouy cho rằng “Tâm lý học của Huygo có tính chất
Trang 26vũ trụ và huyền thoại”, “Mỹ học chi phối việc xây dựng các nhân vật là mỹ học của sự tương phản và đảo nghịch”, các nhân vật được phân bố theo liều
lượng giữa ánh sáng và bóng tối, ở “đáy tối tăm” và “đỉnh ánh sáng” (Tập
san Europe, số 3-4, năm 1962) Trong “Nhà thờ Đức bà Paris” khi xây dựng nhân vật V Huygo đã sử dụng nghệ thuật tương phản để làm nổi bật cái cao
cả (le sublime), cái nhân phẩm tuyệt vời bị che lấp, ẩn náu trong bản thân những con người bị xã hội bất công tước đoạt quyền sống làm cho họ trở lên xấu xí, tha hóa thô kệch Đây chính là một thủ pháp sáng tạo độc đáo gây ấn tượng sâu sắc về tính nhân đạo, có đóng góp đáng kể vào bước phát triển của nghệ thuật tiểu thuyết Pháp ở thế kỉ XIX và tạo nên tính thời đại trong cuốn tiểu thuyết này Huygo đã xây dựng một câu chuyện dài với nhiều cốt truyện được lồng ghép đan cài hết sức tài tình, trong đó có những tuyến truyện chính như: chuyện thằng gù Nhà Thờ Đức Bà và người chủ của nó, chuyện nữ tu sĩ dòng Túi, bà Guyduylo - cô gái điếm bị xã hội trung cổ chà đạp, lúc thanh xuân phai nhạt thì chỉ còn lại con đường tăm tối, bị cướp mất đứa con gái Thứ nữa là câu chuyện cô vũ nữ xinh đẹp người Bôhêmiêng Exmêranda với những xung đột hoàn cảnh và nhất là những xung đột tâm lý được biện giải bởi đam mê ái tình Mỗi nhân vật, từ khi xuất hiện đến lúc tác phẩm kết thúc đều trải qua những cuộc vật lộn gay gắt để vươn lên, để làm người, nhưng cũng có kẻ sa đọa đến mức mất hết nhân tính Có lẽ, không nên coi tình yêu là
bi kịch duy nhất, thậm chí không phải là bi kịch trung tâm của truyện Những xung đột trong bản chất người còn quyết liệt, sâu sắc, cam go, đau đớn hơn nhiều, vì nó là nhân tính là sắc phẩm, là thể cách Các nhân vật trong truyện
“không hoàn toàn rạch ròi giữa ba tuyến (nạn nhân - kẻ hung bạo - vị cứu tinh) mà đã mang tính chất phức tạp, không nhất thể, không nguyên phiến” (Đặng Anh Đào) Có thể nói, chỉ có một con người chung nhất với những thể cách khác nhau, những phần đỏ - đen, thiện - ác, chân - giả, con - người cùng
Trang 27thống nhất, đấu tranh: là Cadimôđô xấu xí dị hình nhưng lại có tấm lòng vàng, là Exmêranda đẹp cả hình thể và tâm hồn, là Clôđơ Phrôlô có vẻ ngoài đẹp nhưng lại che giấu một tâm hồn bỉ ổi và những dục vọng thấp hèn, cao thượng rồi tha hóa, là Guyduylo yêu thương con tới mức cay nghiệt với con
người…Con người đều có thể là những thể cách ấy Mỗi nhân vật là một “sự
hài hước bi đát”, đều rơi vào những bi kịch, những xung khắc không thể điều
hòa được
2.1.1 Sự tương phản giữa hình thức và nội tâm
Nhà Văn hào Đức W.Goethe có nói : “ Con người là điều thú vị nhất
đối với con người, và con người cũng chỉ hứng thú với con người” Con người
là nội dung quan trọng nhất của văn học, bởi vì nó là hình thức cơ bản để qua
đó văn học miêu tả thế giới con người một cách hình tượng Việc xây dựng nhân vật vì vậy mà trở thành một trong những thao tác cực kì quan trọng, đòi hỏi nhà văn sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo Trong khi đó các phương thức để nhà văn thể hiện nhân vật rất đa dạng, phong phú Văn học nhiều màu sắc đến đâu thì các phương thức, phương tiện thể hiện nhân vật đa dạng đến đó Trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris, Victor Huygo đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tương phản để xây dựng lên hình tượng các nhân vật một cách rõ nét
Trí tưởng tượng phong phú và quan niệm về cái tầm thường của V Huygo đạt tới mức có thể thành xấu xí trong phương pháp lãng mạn, khiến cho ta thấy xuất hiện trong “Nhà thờ Đức bà Paris” một thằng gù Cadimôđô tập trung đủ mọi tật nguyền trong thân thể đến độ thành ra kì quặc, quái dị Trong cái vẻ ngoài bị thiên nhiên bạc đãi hết mức lại chứa đựng một tấm lòng vàng, có vẻ đẹp tâm hồn hoàn hảo, thánh thiện, anh kéo chuông khốn khổ cũng có một tình yêu sâu sắc chung thủy và cao đẹp trong thiên tình sử bi thảm: Bộ xương dị dạng của anh quấn chặt bộ xương cô vũ nữ kiều diễm
Trang 28Exmêranda chôn trong khu mộ chung của nhà thờ, sau khi cô bị hành hình một cách tàn bạo
Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, các văn nghệ sĩ chân chính đều có niềm khao khát cháy bỏng muốn thể hiện chân thực cuộc sống, nhưng không
ai muốn biến tác phẩm của mình thành bản sao chép y nguyên hiện thực cuộc sống Hiện thực ở trong tác phẩm và hiện thực trong cuộc sống thực, bao giờ cũng có một khoảng cách, một độ chệch, một sự biến dạng nào đó, nhưng khoảng cách đó lại phải có tác dụng trở lại phục vụ giá trị của tác phẩm Giá trị thẩm mĩ của tác phẩm nằm ở chỗ đó, cũng từ đây mà làm nảy sinh những hình tượng nhân vật độc đáo, những phong cách riêng biệt của người cầm bút, những trào lưu, trường phái nghệ thuật khác nhau Có những khuynh hướng
ưa thích nhân vật siêu nhiên, lại có những khuynh hướng thông qua thế giới động vật để bầy tỏ quan niệm về thế giới loài người Đidro phân biệt cái thật trong tự nhiên với cái thật trong chốn kịch trường, nhiều người lại đi phân biệt cái thật trong cuộc đời với cái gần giống như thật trong nghệ thuật Victor Huygo đi theo hướng xây dựng cái phi thường Ông đẩy tất cả đến mức tuyệt đối: cái xấu, cái đẹp tương phản, đối lập nhau một cách gay gắt và đều bị đẩy lên tới đỉnh điểm, xấu thì xấu kinh khủng còn đẹp thì lại đẹp tuyệt vời Nhưng điều đáng nói ở đây chính là sự đối lập đó lại kết hợp được với nhau một cách hài hòa Chính vì thế, Cadimôđô là nhân vật có một không hai trong thế giới nghệ thuật và là nhân vật không bao giờ xuất hiện trong cuộc sống thực
Cadimôđô là hình tượng con người – nói theo thuật ngữ ở dạng đầy đủ với toàn bộ những đặc điểm ngoại hình, nội tâm, hành động, thế giới tinh thần Song khi đọc xong cuốn tiểu thuyết, trong mỗi người đọc lại nhận ra
rằng: Cadimôđô không “đầy đủ” một cách đơn giản hay bình thường như vậy
Cái dáng đi nửa người nửa thú của Cadimôđô là ấn tượng sâu đậm về hình thức bên ngoài mà tác giả đã vẽ ra cho bạn đọc của mình nhận thấy Đây
Trang 29chính là đặc điểm chưa đầy đủ của nhân vật về ngoại hình Chính vì sự không đầy đủ này mà Cadimôđô không được xã hội công nhận là người về phương diện hình thức Dường như để bù đắp cho sự khiếm khuyết này, thế giới tâm hồn, nội tâm của Cadimôđô lại vô cùng trong sáng, đẹp thanh khiết, bề ngoài càng xấu bao nhiêu thì tâm hồn càng đẹp bấy nhiêu Từ đó mà Victor Huygo
đã thể hiện Cadimôđô không “chỉ là sự khái quát về thân phận con người nói
chung, nó cũng tạo nên không khí huyền thoại cho tác phẩm”
Trong một số câu chuyện cổ tích của Việt Nam, ta bắt gặp rất nhiều các nhân vật có hình hài xấu xí như: Sọ Dừa, nàng Cóc… nhưng đằng sau cái lốt
dị hình ấy ẩn giấu những tài nghệ cao siêu, những phẩm chất tâm hồn đẹp không gì sánh được khiến cho mọi người xung quanh phải ngợi ca, trân trọng
và cảm phục Còn ở đây Cadimôđô là đại diện cho quần chúng nhân dân lao động nhưng là quần chúng dị dạng, câm lặng không thể nào diễn đạt được ý nghĩa tồn tại của chính bản thân mình Đó là những người ăn mày lở loét, què cụt, những kẻ lưu manh, là cô gái Bôhêmiêng lang thang… đó là nhân loại
còn ở “giai đoạn ấu trĩ” đầy bản năng hung hãn Nhưng ở họ - những con
người không bình thường ấy bỗng chốc có thể hé ra vẻ đẹp sáng ngời, càng đi sâu vào tìm hiểu thì vẻ đẹp ấy càng hiện rõ, để cuối cùng ta nhận ra rằng đằng sau lớp vỏ xù xì là tâm hồn thanh khiết
Victor Huygo đã xây dựng Cadimôđô từ một góc nhìn nhất định như một nhân vật lí tưởng, hắn có ngoại hình xấu đến ma chê quỷ hờn nhưng tâm hồn lại cao thượng trong sáng Ta thấy như phảng phất bóng dáng của Trương
Chi qua Cadimôđô “người thì thật xấu, hát thì thật hay” Đó chính là sự tương phản giữa hình thức bên ngoài với tâm hồn Victor Huygo đã từng nói: “Cái
tầm thường là cái chết của nghệ thuật” và Cadimôđô là thành công đặc sắc
của ngòi bút lãng mạn bậc thầy này Tác giả đã hướng tới cái phi thường, trác việt trong tâm hồn con người, thể hiện nhân vật như một cá tính khổng lồ, bộc
Trang 30lộ khát vọng lớn lao, mục đích cao cả Chính vì vậy, có thể thấy trong suốt chiều dài của cuốn tiểu thuyết vẻ ngoài của Cadimôđô khiến cho ta kinh sợ và khinh bỉ, nhưng phẩm chất của hắn lại khiến cho ta trân trọng, và đây chính là mục đích mà tác giả “Nhà thờ Đức bà Paris” hướng tới
Trước hết ta nói về nguồn gốc xuất thân của Cadimôđô Hắn cũng giống như Chí Phèo của Nam Cao bị bỏ rơi, vào một ngày đẹp trời, người ta
đặt nó “trên tấm dát giường luôn đặt trẻ vô thừa nhận, để tùy mọi kẻ từ thiện
ai thích cứ việc đem về nuôi”[4,174] Cũng dễ có người mủi lòng trước tình
cảnh đáng thương này mà nhận đứa trẻ về nuôi lắm chứ Nhưng độc ác và
khốn nạn thay cho Cadimôđô, hắn dị hợm và xấu xí tới mức: “Đúng thế,
thằng nhóc quái vật không phải là một đứa bé sơ sinh Đó là một đống ngọ nguậy không ngừng, bị nhốt trong một cái túi, đầu thò ra ngoài Cái đầu ấy khá dị dạng Chỉ thấy một đám tóc hung, một con mắt, cái mồm và những cái răng”[4,176] “Mắt ướt nhoèn nước mắt Mồm kêu gào Răng thì như muốn cắn ai Cả đống giãy giụa trong cái túi trước sự kinh ngạc của đám đông cứ mỗi lúc một đông thêm và thay đổi liên tục… Nó quả là dị dạng Đứa bé có một mụn cóc phía dưới trán, đầu rụt dưới vai, xương sống cong vẹo, xương óc nhô ra, chân khoèo”[4,183] Họ bàn tán với nhau về quái vật gớm ghiếc trước
mặt, họ bảo nó giống “một con thú, một con vật, sản phẩm của một tên Do
Thái với một con mẹ lợn xề…cần vất xuống sông và quẳng vào lửa”[4,176]
Vậy là, thay vì nhận nuôi nó, họ muốn nó phải chết, họ xua đuổi và ghê tởm
nó ngay khi nó chỉ là một đứa trẻ bởi vì nó xấu quá Cuối cùng nó được vị linh mục trẻ sau này trở thành phó giáo chủ Clôđơ Phrôlô nhận về nuôi Cadimôđô lớn lên trong nhà thờ, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, trở thành người kéo chuông trong Nhà thờ Cadimôđô đã trưởng thành và hắn vẫn cực kì xấu Khi tả Cadimôđô, Victor Huygo đã khái quát về nhân vật chỉ
trong vài câu: “Tên Cadimôđô thằng chột, Cadimôđô thằng khèo chân”[4,73]
Trang 31Qua cái nhìn của những nhân vật khác trong tác phẩm thì: “Nó xuất hiện nó là
thằng gù Nó bước đi nó là thằng khèo Nó nhìn ta nó là thằng chột Ta nói với nó nó là thằng điếc”[4,75] Từ vóc dáng đến khuôn mặt, vẻ nhìn của hắn
đều khuyết tật, dị dạng
Hình dáng của Cadimôđô đã đạt tới đỉnh cao của sự xấu xí Trong ngày hội cuồng đãng khuôn mặt của hắn làm sửng sốt dân chúng Paris Một khuôn
mặt xấu “tự nhiên” vượt xa các kiểu làm trò cố tình khác Hắn làm cho những
người đàn bà run sợ, khiếp đảm, còn đám đàn ông thì vui sướng thích thú Cadimôđô được bầu làm giáo hoàng của ngày hội cuồng đãng Cảnh đám lưu manh tung hô ông vua của ngày hội từ phố này sang phố khác là chi tiết sáng tạo của Victor Huygo Bút pháp cường điệu ngoa dụ đã đẩy nhân vật tới tầm phi cuộc sống, xa vời hiện thực
Con người thường chế giễu những gì không bằng mình và kém xa mình, đó là tật xấu của họ Đám người nhộn nhạo Paris đang vận dụng đủ các
giác quan để đánh giá, chiêm ngưỡng Cadimôđô: “Lạy chúa! Cha mẹ ơi! Suốt
đời tao chưa thấy ai xấu xí tuyệt diệu như mày Mày xứng đáng ngôi giáo hoàng ở Rome cũng như ở Paris”[4,74] Hãy xem tác giả tạo dựng nhân vật
của mình như thế nào: “Bộ mặt hắn đã vươn tới đỉnh cao của sự xấu xí, cái
mũi bè bè thành ba mặt tam giác, cái mồm vành móng ngựa, con mắt trái ti
hí, che lấp bởi chùm lông mày đỏ quạch rậm rì trong khi con mắt phải hoàn toàn biến mất dưới cái mụn cóc to tướng, hàm răng khấp khểnh như lỗ châu mai pháo đài, cặp môi sần chai có chiếc răng mọc đâm ra như ngà voi, cái cằm vênh váo, và nhất là cái vẻ mặt toát ra từ mọi cái đó, một thứ hỗn hợp tinh quái kinh ngạc và buồn rầu Nếu có thể xin cứ tưởng tượng về cái toàn thể đó”[4,72] Nhà văn muốn người đọc tưởng tượng cụ thể về khuôn mặt này
ư? Liệu có được hay không khi hình hài đó không phải của người cũng không phải của quỷ, sức ghê rợn của bộ mặt làm cho đàn bà chửa sảy thai hay đẻ ra
Trang 32thứ con hai đầu ngay từ cái nhìn đầu tiên thì chỉ có ở trong ý nghĩ mà thôi
Cadimôđô xấu thế chưa đủ, tác giả tiếp tục miêu tả: “Cả người hắn là một
khối nhăn Một cái đầu to tướng lởm chởm tóc đỏ quạch, giữa đôi vai là cái bướu kếch sù làm đằng trước ngực như nhô ra, hệ thống đùi và chân vòng kiềng bẻ quẹo rất kì quái, chỉ có thể chạm nhau ở hai đầu gối và nhìn thẳng đằng trước giống như hai lưỡi hái kề nhau chỗ tay cầm, hai bàn chân to bè, hai bàn tay lớn khủng khiếp và cùng với cả hình thù quái dị này còn là một dáng đi đáng sợ Có thể nói, đây là một lão khổng lồ bị tháo rời từng mảnh và được hàn lại một cách vụng về”[4,73] Cadimôđô chỉ là một thứ gần đủ, thiếu
sự hài hòa để giống người và thiếu chi tiết để thành quỷ Có lẽ cha mẹ hắn bỏ hắn cũng vì hắn nửa người nửa thú như vậy
Ở đây, Victor Huygo đã phóng đại tới mức lạ hóa về ngoại hình nhân vật Song dụng ý của nhà văn ở đây là gì? Không cớ gì mà ông lại đẩy nhân vật của mình tới mức cực đoan về ngoại hình như thế Lí do duy nhất để giải thích cho câu hỏi này chỉ có thể là để tạo dựng sự tương phản, khiến cho ngoại hình làm nền cho tâm hồn bên trong tỏa sáng
Cadimôđô bị tạo hóa tước mất hình dáng của con người nhưng hắn lại được Chúa ưu ái rất nhiều về mặt sức khỏe cũng như những nét đẹp trong tính cách Cadimôđô rất mạnh mẽ, nhanh nhẹn và quả cảm - một ngoại lệ kì lạ khác với quan niệm muôn đời cho rằng sức mạnh cũng như vẻ đẹp tâm hồn chỉ có thể tồn tại trong một hình thể đẹp đẽ Cadimôđô tiềm ẩn sức lực phi thường, và có thể nói sức lực ấy góp phần bù đắp cho những thiếu sót về ngoại hình của hắn Hắn dùng sức để khám phá mọi ngõ ngách của ngôi nhà thờ, chinh phục đỉnh cao của các ngọn tháp Tuyệt vời hơn, với sức mạnh ấy hắn có thể bảo vệ được những người mà hắn yêu quý và kính trọng như phó giáo chủ Phrôlô và Exmêranda
Trang 33Thế giới lưu manh của vua Truiophu thất bại thảm hại dưới tay của Cadimôđô Phải công nhận rằng, dân tình Paris đễ căm giận và cũng dễ làm lành Họ muốn hành hạ, thậm chí muốn treo cổ Cadimôđô vì hắn có ngoại
hình quỷ nhưng lại tung hô “Noel! Noel” khi hắn cứu thoát cô gái Bôhêmiêng
Exmêranda xinh đẹp Sức mạnh của Cadimôđô là biểu tượng sức mạnh của quần chúng Sức mạnh ấy nảy sinh từ ý thức bị áp bức và thái độ bất bình trước cái ác Quần chúng đã nổi dậy chống lại cường quyền, đòi quyền sống cho mình Cadimôđô đúng là ngoại lệ khác lạ, hắn không có ngoại hình giống như quần chúng xung quanh hắn, nhưng hắn lại là biểu tượng cho sức mạnh của họ
Với ngoại hình xấu xí, Cadimôđô lại tự cân bằng cuộc sống của mình bằng vẻ đẹp tâm hồn Hội tụ trong con người hắn là một tình yêu thương bao
la đối với những gì thân thuộc với hắn
Trước tiên là tình yêu đối với ngôi nhà thờ - nơi mà hắn sinh sống với công việc kéo chuông Cadimôđô sống trong thế giới riêng của mình, tách biệt hẳn với lớp người nhốn nháo và phức tạp ở bên ngoài ngôi nhà thờ Vì yêu quý nơi dung nạp mình mà hắn đã bỏ sức ra để khám phá, chăm sóc ngôi nhà thờ Không còn có một ngõ ngách nào mà hắn chưa tới, không một đỉnh cao nào mà hắn chưa chinh phục Đặc biệt hơn, Cadimôđô tìm thấy niềm vui, nguồn hạnh phúc trong công việc, hắn không lười biếng mà ngược lại rất chăm chỉ trong công việc kéo chuông của mình Những giàn chuông chính là hậu cung của vua Cadimôđô Hắn thuộc tên cũng như thuộc tính của từng giàn chuông, mỗi lần tiếng chuông vang lên thì tâm hồn hắn lại ngân nga xao động Hắn yêu ngôi nhà thờ và yêu những giàn chuông thân thương của hắn:
“Nó yêu mến, vuốt ve, trò chuyện, thông cảm với chúng Nó yêu thương tất
cả, từ chuông nhỏ trên tháp nhọn tới chuông lớn trên cổng chính…Mặc dù chính các chuông đó đã làm nó điếc, nhưng bà mẹ thường lại yêu hơn đứa
Trang 34con nào từng làm khổ mình nhất”[4,188] Ngôi nhà thờ đồ sộ với dáng vẻ bên
ngoài trông cực kì lạnh lẽo, hoang vắng Cadimôđô đã giúp cho nó trở nên sinh động hẳn lên nhờ bàn tay và bước chân, hơi thở của mình Cadimôđô trở thành phần hồn của cái xác từ lâu bất động và giá lạnh Ta có thể khẳng định cái linh thiêng của nhà thờ Đức bà Paris là do Cadimôđô mang lại Hắn cứ thế sống tự nhiên, đầy bản năng trong lãnh thổ của mình, không so bì, tính toán làm hại ai cả Vả lại cũng chẳng có ai muốn so bì với hắn, và hắn cũng đã quen chỉ tiếp xúc với những bức tượng, vì chúng nhìn hắn bằng con mắt thân
thiện chứ không hằn học, đầy khinh bỉ như khi con người nhìn hắn: “Tòa nhà
thờ là đủ với nó rồi Nhà thờ đầy rẫy tượng đá, nào vua chúa, thần thánh, giám mục, ít nhất cũng không cười vào mũi nó và chỉ nhìn nó bằng ánh mắt bình thản và ân cần Các tượng khác, tượng quái vật và quỷ sứ cũng chẳng thù hằn gì Cadimôđô”[4,188] Cho nên, Cadimôđô yêu chúng, yêu ngôi nhà
thờ này: “Nó thấy nhà thờ không chỉ là xã hội, mà còn là vũ trụ, là toàn bộ
thiên nhiên”[4,188] Lamactin từng nhận xét: “Trong ngôi nhà thờ của anh
có tất cả, chỉ thiếu một ít tôn giáo Linh hồn của nhà thờ chính là Cadimôđô, người đánh chuông nghèo khổ” Và Victor Huygo đã khái quát lại rằng: “Đến
độ mà những ai từng biết có Cadimôđô sống trong đó, sẽ thấy Nhà thờ Đức
bà Paris giờ đây sao mà hoang vắng, thê lương, chết chóc, như có một cái gì
đó đã tiêu vong Thân xác đồ sộ này trống rỗng, chỉ còn bộ xương, linh hồn rời đi rồi, chỉ còn lại vị trí cũ của nó, có thế thôi Như chiếc sọ người trên đó vẫn còn hai lỗ con mắt, nhưng đã mất vẻ nhìn”[4,191]
Cadimôđô không chỉ yêu quý nơi mà hắn sống, con người tật nguyền này còn có một tình cảm hết sức cao quý đối với người cứu giúp hắn - vị phó giáo chủ nhà thờ Đức bà Paris - Clôđơ Phrôlô Victor Huygo gọi mối quan hệ
giữa Cadimôđô với Phrôlô là mối quan hệ giữa “con chó và chủ của nó” Với
ngôi nhà thờ Cadimôđô gắn bó và yêu mến, còn với vị chủ nhân này thì hắn
Trang 35vừa yêu mến, cảm phục và còn trung thành tuyệt đối Có thể nói, Clôđơ Phrôlô là người duy nhất trong đám nhân loại ngày nào không khinh miệt và hắt hủi nó Ông đã mang nó về đây, nhận nó làm con nuôi Vì thế, Phrôlô vừa
là người thân, vừa là người mà nó phải mang ơn suốt đời Hơn nữa, vị giáo chủ này còn dạy nó học và viết chữ, cho nó kéo chuông vào những ngày lễ, ông làm tất cả giúp nó, cho nó có thể có một cuộc sống gần giống với con người Vì vậy, đối với đứa trẻ mà mọi người muốn giết ngay từ lúc nhỏ này, Phrôlô là người quan trọng nhất, đáng tôn kính nhất Vì luôn bị mọi người bỏ rơi, hắt hủi, khinh miệt cho nên Cadimôđô phải sống xa rời với cộng đồng, có
lẽ không được tiếp xúc, đón nhận tình đồng loại mà hắn đã trở nên: “ Nó trở
thành độc ác…Độc ác vốn không phải bẩm sinh ở nó Từ bước chân đầu tiên
đi vào giữa mọi người, nó đã cảm thấy, rồi nó nhìn thấy, mình bị chửi mắng, hành hạ, xua đuổi Lời nói của người đời đối với nó bao giờ cũng chỉ là chế giễu hoặc nguyền rủa Nó thu thập sự độc ác của mọi người Nó nhặt lấy thứ
vũ khí mà họ đã đả thương nó”[4,187]
Đối xử với người tốt với mình, Cadimôđô rất chân thành Hắn đã đặt Clôđơ Phrôlô ra ngoài mối thù hận và sự độc ác của nó Bên trong con người
có vẻ ngoài xấu xí ấy hiểu rằng hắn được sống trên đời là nhờ có vị cha nuôi
này Vì vậy, đối với Phrôlô: “Cadimôđô là tên nô lệ phục tùng nhất, gã đầy tớ
ngoan ngoãn nhất và là con chó tinh ranh nhất”[4,192] Cuộc sống của hắn vì
thế mà luôn gắn liền với chủ, phục tùng vô điêu kiện mọi mệnh lệnh Ở đây ta nhận thấy Victor Huygo đã thành công lớn trong việc phát hiện ra vẻ đẹp tâm
hồn trong hình hài xấu xí, góp phần vào: “Công lao to lớn của văn học Lãng
mạn chủ nghĩa đó là sự khám phá một cách sâu sắc cuộc sống nội tâm của con người”
Phrôlô là hiện thân duy nhất của loài người, vì vậy được phục tùng y có nghĩa là Cadimôđô được vị chủ nhân này coi là con người Đây là niềm hạnh
Trang 36phúc lớn lao mà hắn được hưởng cho nên hắn cảm thấy vui và có phần tự hào nữa Cadimôđô lúc nào cũng kính trọng cúi đầu nghe lời Phrôlô mà không xét
nét, phán đoán Phải nói rằng hắn có: “Lòng tận tâm của người con và tình
quyến luyến của đầy tớ, cả sự mê hoặc một linh hồn bởi một linh hồn khác
Đó là một thể chất hèn kém, vụng về và ngượng ngập đang cúi đầu, ngước mắt van lơn trước một trí tuệ sâu sắc, mãnh liệt và siêu việt Sau hết và trên hết là lòng biết ơn- một lòng biết ơn được đẩy đến tột cùng, khiến cho người
ta không biết phải so sánh với cái gì Đức tính này không phải thường xuyên
và dễ bắt gặp nơi con người Cho nên, có thể nói Cadimôđô yêu phó giáo chủ hơn bất cứ con chó, con ngựa, con voi nào từng yêu chủ của nó”[4,193] Chỉ
bấy nhiêu lời, tác giả đã lí giải đầy đủ tại sao Cadimôđô lại làm tất cả, kể cả
để: “Vừa lòng ông ta là nó sẵn sàng nhảy ngay từ ngọn tháp nhà thờ Đức bà
Paris xuống đất”[4,192]
Cadimôđô không quan tâm đến tâm địa xấu xa, độc ác của Phrôlô Hắn
đã nghe lời chủ của mình đi bắt cóc nàng Bôhêmiêng Exmêranda xinh đẹp,
mà không hề suy nghĩ Ngay cả khi hắn đã giữ trong tay mình vận mệnh của Exmêranda, đứng trước Phrôlô hắn vẫn phải lùi bước, cúi đầu Khi chủ của hắn định cưỡng bức người con gái hắn thương yêu, Cadimôđô đã có hành động ngăn chặn kịp thời Lúc này hắn chưa biết đó là Phrôlô Nếu không có ánh trăng mờ tỏ, không có ý nghĩ vô cùng cao quý là không làm vấy máu lên người Exmêranda thì vị giáo chủ kia đã phải chết trong tay hắn Sau hành động này, Cadimôđô đã run sợ khi nhận ra kẻ vừa bị mình đả thương Khi đứng trước hai con người mà mình mang ơn, Cadimôđô không muốn làm hại
ai trong hai người, mà hắn đã chấp nhận hi sinh về mình Không dám cãi lời chủ, lại càng không muốn tổn hại đến Exmêranda, muốn bảo vệ cô, vì thế cái chết là sự chọn lựa duy nhất của hắn nếu muốn vẹn cả đôi bề Cadimôđô đã đưa con dao cho phó giao chủ, trong tình thế ấy hoặc giả Exmêranda đã nhanh
Trang 37tay hơn cướp được con dao, hoặc giả vì tự cao Phrôlô không để lộ mình đang ghen với Cadimôđô nên hắn đã không chết Cho đến lúc này, Cadimôđô vẫn một lòng trước sau như một trung thành với vị cha nuôi của mình
Cadimôđô chịu ơn của Phrôlô, hắn cũng mang ơn cả Exmêranda Hắn kính trọng vị phó giáo chủ và cũng đồng thời yêu thương cô gái nhân hậu,
xinh đẹp người Bôhêmiêng Khi chứng kiến cảnh Exmêranda bị treo cổ:
khi không còn là con người, bật ra trên khuôn mặt tái xám của linh mục Cadimôđô không nghe tiếng cười, nhưng nó trông thấy Gã kéo chuông lùi lại vài bước sau lưng phó chủ giáo rồi bất thình lình nó điên cuồng lao tới, xô hai bàn tay to lớn vào lưng ông, đẩy ngã xuống cái vực thẳm ông đang cúi nhìn Linh mục hét lên: Chết tôi rồi! Và rơi xuống Ống máng ngay bên dưới cản ông lại Ông bám ngay vào bằng đôi bàn tay tuyệt vọng và lúc mở mồm định kêu tiếng thứ hai, ông thấy ngay trên đầu, nơi thành lan can, khuôn mặt ghê gớm và hằn thù của Cadimôđô Ông liền nín bặt Vực thắm ở ngay dưới chân Sẽ từ trên cao hơn hai trăm bộ rơi xuống mặt đường Trong hoàn cảnh khủng khiếp này, phó chủ giáo không nói một lời, không kêu một tiếng Ông chỉ cố gắng phi thường để bấu víu lấy ống máng mà leo lên Nhưng tay ông bám được vào đá, còn chân đạp vào vách tường xám xịt cứ trượt đi Những ai
đã trèo lên cái tháp nhà thờ Đức bà đều biết ngay dưới dãy lan can có một gờ
đá lồi ra Ông phó chủ giáo khốn nạn vùng vẫy cố sức bám lấy cái góc lõm vào đó Ông không vật lộn với một bức tường thẳng đứng, mà là bức tường đốc chéo hụt chân Chỉ cần chìa tay, Cadimôđô kéo ông lên khỏi vực ngay, nhưng nó cũng chẳng thèm nhìn ông nữa Nó đang mải nhìn quảng trường Grevơ Nhìn đài treo cổ Nhìn cô gái Ai Cập Tì khuỷu tay lên thành lan can, đúng chỗ phó giáo chủ vừa đứng khi nãy, gã điếc đứng đó, không rời mắt khỏi vật duy nhất hiện có trên đời lúc này đối với nó, nó bất động và câm lặng
Trang 38như kẻ bị sét đánh và một suối nước mắt dài lặng lẽ chảy ra từ con mắt cho đến nay mới nhỏ một giọt lệ duy nhất”[4,583] Vì không có được tình yêu của
Exmêranda nên Phrôlô cũng không muốn ai có được nàng, điều này cũng đồng nghĩa với việc nàng phải chết Hành động bột phát xô ngã Phrôlô của Cadimôđô không phải là do hắn không còn yêu quý chủ nhân của hắn nữa, đây cũng không phải là hành động trả thù cho người con gái hắn yêu Hành động đó chứng tỏ sự mâu thuẫn giằng xé bên trong con người tật nguyền này
đã diễn ra từ rất lâu rồi, và lúc này nó lên đến đỉnh điểm nên khiến cho hắn không tự kiểm soát được mình Cadimôđô nhận biết được nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Exmêranda, nhưng hắn lại không thể hiểu được sự thay đổi của Phrôlô, tại sao ông ta lại trở lên độc ác như vậy Đồng thời hắn cũng không hiểu tại sao Chúa lại quá tàn nhẫn với hắn như thế Chúa đã không cho hắn hình dạng Người, và giờ đây Chúa cũng cướp luôn cuộc sống Người đang dần đến với hắn Nếu có thể được chắc chắn hắn sẽ mong muốn người đang lủng lẳng trên giá, và người đang nằm bất động dưới đất kia là hắn Đối với con người giàu tình yêu thương thì không còn có gì đau đớn hơn khi phải chứng kiến cái chết của người mình yêu quý Nỗi đau ấy đau hơn gấp nghìn lần nỗi đau mà bản thân phải chịu đựng Chắc chắn phải cố gắng lắm Cadimôđô mới không nhìn xuống, có lẽ hắn sợ ánh mắt của ông chủ sẽ lay động hắn Trước tất cả những cảnh đang diễn ra trước mắt, Cadimôđô đã khóc Hắn chỉ dám nhìn xuống khi Phrôlô đã ngã và khi tấm thân của Exmêranda đã ngừng giãy giụa Cả hai người mà hắn tôn trọng và yêu thương
đều đã chết, hắn khóc nấc lên làm cho lồng ngực như nhô cao hơn: “Ôi! Đó là
tất cả những gì ta yêu quý”[4,585] Khi mà điểm tựa, động lực để sống không
còn, Cadimôđô đau đớn đến cùng cực, điều này cũng có nghĩa là hắn không còn lí do để sống tiếp nữa Bởi từ trước đến giờ hắn chưa bao giờ tự làm chủ được cuộc đời mình, hắn sống vì người khác, cho người khác Cuộc đời hắn
Trang 39vốn bất hạnh, Phrôlô và Exmêranda là ngọn lửa nhỏ sưởi ấm và dẫn dắt hắn đến gần với cuộc sống của con người, giúp cho con vật dị dạng có được chút Người Giờ đây ngọn lửa ấy đã tắt thì hắn có thể tiếp tục tồn tại trên con
đường đến với con người hay không?
Để thấy được rõ hơn sự đối lập trong con người Cadimôđô, ta hãy xem xét kĩ hơn tình yêu mà hắn dành cho Exmêranda Tình yêu nơi con người tật nguyền ấy không xuất phát từ sự ham muốn, cũng như sự ngưỡng mộ trước
vẻ đẹp hình thể của cô Nó được bắt rễ từ tình thương, cũng có thể nói là lòng thương hại mà Exmêranda dành cho hắn Trong khi Cadimôđô bị hành hạ, cổ họng khát cháy, khi mà lời cầu xin được uống nước của hắn không được ai đoái hoài tới, ngay cả vị chủ nhân của hắn nữa, thì thật bất ngờ khi Exmêranda xuất hiện để giúp hắn Con người quả thật quá độc ác, lợi dụng lúc hắn bị trói để mà lăng nhục, cười cợt hắn, và do Exmêranda không giống với đám người độc ác xung quanh hắn, cho nên đã khiến Cadimôđô không thể nào tin được Ở đây không phải là người con gái bị dở hơi, xấu xí lại có dòng dõi mả hủi như Thị Nở, mà lại là một cô vũ nữ đẹp tuyệt trần - là mục tiêu theo đuổi của không biết bao nhiêu người đàn ông bình thường, tử tế Giá như người con gái đó xấu thậm tệ thì có lẽ hắn không ngạc nhiên đến vậy, bởi ngay từ khi còn bé hắn đã quen bị bỏ rơi, bị coi thường, bị xa lánh rồi Sự ngạc nhiên nhiều hơn nữa khi hắn phát hiện ra nàng chính là người mà hắn định bắt cóc hôm trước, nàng không đến để trả thù mà lại đến để giúp hắn ư? Lòng thương hại mà Exmêranda dành cho hắn đã vô tình khiến cho hắn khóc:
“Lúc đó, trong con mắt đến nay vẫn khô khốc, cháy bỏng, mọi người thấy một giọt lệ lớn, từ từ lăn trên khuôn mặt méo mó và bấy lâu răn rúm vì thất vọng
Có lẽ đó là giọt nước mắt đầu tiên của một kẻ bất hạnh chưa lần nào rỏ lệ”[4,278] Vì giọt nước đầy tình thương mát lành của Exmêranda đã khiến
công chúng hô lên: “Noel! Noel” Từ đây, trong cuộc đời của Cadimôđô lại