Tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari tuy không được giảng dạy trong chương trình phổ thông nhưng việc tìm hiểu tác phẩm này sẽ giúp chúng tôi mở rộng thêm hiểu biết về tác giả Huygô và nghệ
Trang 12 Lịch sử vấn đề 2
Nội dung Chương 1 Một số khía cạnh của nghệ thuật nghịch
dị trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari
2.1.1 Nhà thờ Đức bà: Cái nôi và mồ chôn 32
2.1.2 Cadimôđô: Dị dạng và hoàn hảo 36
2.1.3 Clôđơ Phrôlô: Thánh thiện và ác tà 42 2.1.4 Exmêranđa: Cái đẹp và sự đầy ải 45
Trang 2mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
“Tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá
nhân hoặc tập thể sáng tạo, nhằm khái quát bằng hình tượng về cuộc sống, con
người Qua đó thể hiện tâm tư, thái độ, tình cảm của chủ thể trước thực tại”
(05tr.290) Tác phẩm văn học ở bất cứ thời kỳ nào cũng là một di sản văn hoá
không những của dân tộc mà còn của nhân loại Vì vậy đối với người học tập
và nghiên cứu văn học không chỉ giới hạn ở việc tiếp thu những giá trị của nền
văn học trong nước mà cần hướng tới chân trời tri thức - những tinh hoa văn
học thế giới
ở phương Tây vào thế kỷ XIX, Pháp được coi là “cường quốc” số một
trên thế giới về tiểu thuyết trong đó Victo Huygô (1802 - 1885) là một trong
những cây bút xuất sắc ở lĩnh vực này Ông “xuất hiện như một ngôi sao mọc
sớm và lặn rất muộn ở chân trời thế kỷ” (Đặng Anh Đào) “Cuộc đời và sự
nghiệp sáng tác của ông bao trùm thế kỷ XIX của Pháp” (Phùng Văn Tửu) bởi
ông là người chứng kiến những cơn bão táp của lịch sử làm rung chuyển đất
nước trong suốt thế kỷ, đồng thời ông cũng là người trực tiếp tham gia cách
mạng Có thể nói rằng Huygô và thời đại có mối liên hệ chặt chẽ Những hoài
bão, ước mơ hay băn khoăn day dứt của thế kỷ XIX để lại nhiều bóng dáng
trong tác phẩm của Huygô trên tất cả các lĩnh vực bởi ông là con người tài
năng Có thể thấy điều này qua số lượng tác phẩm đồ sộ của ông: 20 vở kịch,
10 tiểu thuyết lớn và truyện vừa, 15 tập thơ và hàng trăm bài chính luận, lý
luận văn chương… Huygô quả là người có sức sáng tạo vĩ đại
Huygô được coi là nhà văn có nhiều sáng tạo độc đáo đặc biệt là ở lĩnh
vực tiểu thuyết ở lĩnh vực này sáng tạo của ông chính là việc khắc hoạ hình
tượng nhân vật theo hướng xây dựng cái phi thường Nhà thờ Đức bà Pari là
Trang 3một bộ tiểu thuyết lớn của ông cũng đi theo hướng ấy và đã đạt được những thành tựu đáng kể Nên tìm hiểu nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết trên sẽ giúp cho việc khám phá những giá trị của tác phẩm một cách sâu sắc hơn Cho đến nay, trên văn đàn thế giới tên tuổi của Huygô vẫn đang toả sáng rực rỡ Và ở Việt Nam các tác phẩm của ông được bạn đọc biết đến khá nhiều, hơn nữa có một số tác phẩm còn được đưa vào chương trình giảng dạy
ở phổ thông Tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari tuy không được giảng dạy
trong chương trình phổ thông nhưng việc tìm hiểu tác phẩm này sẽ giúp chúng tôi mở rộng thêm hiểu biết về tác giả Huygô và nghệ thuật viết văn của ông để
hỗ trợ cho việc giảng dạy sau này
2 Lịch sử vấn đề
Thế kỷ XIX là thế kỷ mà nước Pháp xuất hiện rất nhiều các tài năng trong số đó Huygô vẫn chiếm vị trí hàng đầu bởi sự vô song mà ông tạo ra
Ông thử sức trong mọi thể loại, lý giải mọi vấn đề, nghiên cứu và quan tâm
đến mọi phương diện nghệ thuật Ông xứng đáng với cách gọi: “Huygô đại dương, Huygô khổng lồ,…, Huygô trái núi, Huygô núi lửa đang hoạt động, Huygô cây sồi, Huygô chim đại bàng, Huygô kỵ sĩ của Hoà Bình, sứ giả của nền cộng hoà… Còn bao nhiêu hình dung từ, bao nhiêu ẩn dụ, bao nhiêu truyền kỳ xung quanh cuộc đời Huygô và sự nghiệp văn chương của ông” (14tr.146) Điều đó chứng tỏ Huygô là con người tài năng hay nói như Xuân Diệu: “Chưa bao giờ có một nghệ sĩ sống cuộc sống của thời đại mình một cách sâu sắc hơn Huygô”
Ông đi nhiều, hiểu biết nhiều và người ta ví cuộc đời ông giống như một
“tấm gương phản ánh cách mạng Pháp” Chính sự trải nghiệm đó đã tạo điều kiện rất nhiều trong quá trình sáng tác của ông đặc biệt là sáng tác tiểu thuyết
Tác giả Đặng Anh Đào trong cuốn Văn học phương Tây nói rằng tiểu thuyết
là nơi mà Huygô có thể thể hiện tối đa những “điều không thể có” Vì vậy, hệ thống tiểu thuyết của ông được đông đảo bạn đọc ưa thích
Trang 4Là nhà văn lãng mạn nhưng Huygô lại luôn khẳng định văn học phải phản ánh “chân thực” cuộc sống Ông “đặc biệt chú ý lý thuyết về cái thô kệch và phê phán các nhà văn cổ điển không phản ánh những mặt tương phản trong thiên nhiên, xã hội, con người mà chỉ chạy theo “cái đẹp vĩnh cửu” (06tr.338) Cho nên cống hiến to lớn của Huygô là mở toang cánh cửa sáng tạo nghệ thuật Ông đã đề xuất “tất cả cái gì tồn tại trong tự nhiên đều tồn tại trong nghệ thuật”
Trước khi đưa ra những ý kiến đánh giá về vấn đề nghịch dị trong sáng tác của Huygô, ta hãy xem những ý kiến đánh giá về tiểu thuyết Huygô Qua
đó thấy được giá trị tác phẩm của Huygô
2.1 Những ý kiến đánh giá về tiểu thuyết Huygô
Chúng ta biết rằng, thơ là sự nghiệp suốt đời của Huygô và ông được
đánh giá là một nhà thơ lớn (tài năng ấy được nảy nở từ rất sớm), nhưng cái để lại tiếng tăm hơn cả lại là những bộ tiểu thuyết ông viết vào những năm cuối
đời Có thể nói rằng ông thử bút ở lĩnh vực nào thì lĩnh vực đó xuất hiện kiệt
tác Riêng cuốn Nhà thờ Đức bà Pari mang vinh quang tới cho tác giả còn
hơn tất cả các tập thơ mà ông đã có” (12tr.7) Nó khiến cho Bandắc, Misơlê, Nervan và cả Lamáctin “đều kinh ngạc và khâm phục chất tưởng tượng của tác phẩm”
Tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari này ra mắt bạn đọc ngày 13.02.1831
thì 4 năm sau đó (1835), Têôphin Gôchiê, một đệ tử cuồng nhiệt của chủ nghĩa lãng mạn đã nói về tác phẩm này như sau: “Cuốn tiểu thuyết này là một thiên anh hùng ca Iliat thực sự, ngay từ bây giờ nó đã trở thành một tác phẩm kinh điển” (12tr.7)
Cùng với ý kiến ấy, Đỗ Đức Hiểu trong bài Tầm vóc nhà thờ Pari in trong Vic to Huygô với chúng ta (Nxb tác phẩm - Hội nhà văn Việt Nam -
1985) cho rằng: đó là một bản anh hùng ca Chính bản anh hùng ca này đã ca ngợi tình yêu và trái tim con người Đồng thời nó còn là niềm tin sắt đá vào
Trang 5sức vươn lên của dân chúng đến những đỉnh cao của lương tâm trong sáng
Nó ra đời gây chấn động mạnh trong dư luận Độc giả tiếp nhận với niềm hoan nghênh nồng nhiệt trong đó có cả quận công Ôlêăng làm cho Huygô rất sung sướng và tự hào
Còn ơgien Xuy, tác giả Bí mật thành Pari viết cho Huygô: “… Ngoài
chất thơ cùng tất cả sự phong phú của tư tưởng và kịch tính, tôi xin nói thêm cuốn truyện của ông còn có gì đó làm tôi vô cùng xúc động…” (12tr.6) Có nghĩa là tác phẩm được coi là một bài thơ hùng tráng và trữ tình Đó là sự tổng hợp của thơ, lịch sử, kịch, triết học… một sự tổng hợp bao la khiến cho người
đọc ngạc nhiên và say mê
Nhà sử học Giuyn Misơlê nhận xét vào năm 1833: “Cạnh ngôi nhà thờ lớn cổ kính, Huygô xây dựng một toà nhà thờ lớn khác bằng thi ca, cũng vững chắc như nền móng, cũng ngất cao như dãy tháp của toà nhà nọ” (12tr.6)
Đấy là những nhận xét, đánh giá chung về tiểu thuyết này Còn về phương diện nghệ thuật nó được nhìn nhận ra sao?
Phương pháp sáng tác lãng mạn vốn ưa dựng cốt truyện ly kỳ, mà Huygô lại “ưa miêu tả cái cao cả cạnh cái tầm thường” nên ông đã sử dụng thành công bút pháp nghệ thuật tương phản khi miêu tả nhân vật của tác phẩm
Tác giả Đặng Anh Đào trong cuốn Văn học phương Tây cho rằng
những hình tượng nhân vật ở đây rất gần với mẫu gốc của văn học dân gian
Và Nhà thờ Đức bà Pari - cuốn sách bằng đá là chị em sinh đôi với những
khúc dân ca Đó chính là nét đặc sắc của Huygô trong việc xây dựng chân dung và tính cách nhân vật của mình
Còn theo tác giả Nguyễn Ngọc Thi trong Chân dung các nhà văn thế
giới thì “Huygô lựa chọn sự kết hợp giữa các trác tuyệt và cái thô kệch Nhân
vật của Huygô có cái “phi thường”, cái “quá kích cỡ” Những hình thái tu từ trong nghệ thuật miêu tả của Huygô như ẩn dụ, ngoa dụ, tương phản tạo nên
Trang 6những bức chân dung mang tính lãng mạn”
Đó là những ý kiến đánh giá đúng đắn về tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà
Pari Bên cạnh việc đồng tình, tán thành, khen ngợi thì cũng có những ý kiến
phủ định khi bàn về tác phẩm này Chẳng hạn, Lamactin - nhà thơ lãng mạn thời kỳ đó đã có ý trách Huygô rằng: trong ngôi nhà thờ của ông “có tất cả nhưng chỉ thiếu một ít tôn giáo” bởi lẽ ở đó người ta không thấy thượng đế
đâu cả
Với tác giả Đặng Thị Hạnh trong Tiểu thuyết Huygô thì lại cho rằng:
nhân vật trong tiểu thuyết của Huygô chỉ mang “tâm lý một phiến”
Mặc dù có những ý kiến trái ngược nhau khi bàn về tác phẩm nhưng nó vẫn được coi là cuốn tiểu thuyết lớn duy nhất của nhà văn trong nửa đầu thế
kỷ XIX Ông xứng đáng là “hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn” và là “tiếng vọng âm vang của thời đại”
Qua việc tổng hợp các ý kiến đánh giá về tác phẩm này chúng tôi chưa thấy có bài nghiên cứu đánh giá nào riêng về nhân vật trung tâm, cũng như chưa thấy mối quan hệ sâu sắc giữa nhân vật trung tâm đó với các nhân vật khác của tác phẩm ở nhiều góc độ khác nhau Với việc tìm hiểu nghệ thuật
nghịch dị trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari chúng tôi muốn đóng góp
một vài ý kiến về cái độc đáo, đặc sắc ở ngòi bút lãng mạn Huygô
2.2 Những ý kiến đánh giá về vấn đề nghịch dị (grôtexcơ) trong sáng tác của Huygô
Nhìn chung các giai đoạn lịch sử văn học phương Tây (trừ thời kỳ cổ
điển chủ nghĩa) các nhà văn lớn đều hứng thú với grôtexcơ như Rabơle, Sêcxpia, Phlôbe, Đickinx, Brêcht, Iônexcô, Kafka và nguồn gốc của nghệ thuật grôtexcơ được M.Bakhtin truy tới tận những hội hè cacnavan của công chúng Còn với Huygô thì sao?
Theo tác giả Đặng Anh Đào trong cuốn Lịch sử văn học Pháp thế kỷ
XIX (Lê Hồng Sâm - chủ biên) thì “Trong lời tựa Crômoen, Huygô cũng xuất
Trang 7phát từ phản ứng với chủ nghĩa cổ điển đề cao nghệ thuật grôtexcơ mà ông coi như là một yếu tố mới mẻ Tinh thần dân chủ hoá nghệ thuật thấm đượm trong từng trang, từng chữ ông viết về grôtexcơ Ông tìm ra một hình thức sân khấu
có thể thể hiện nghệ thuật grôtexcơ, đó là đram” Ngoài ra cái grôtexcơ còn
được thể hiện trong thơ và tiểu thuyết của Huygô
Tác giả Đỗ Đức Hiểu trong Tạp chí văn học số 6 - 1985 chỉ ra rằng: cái
grôtexcơ (cái nghịch dị, thô kệch) là nguồn cảm hứng không hề vơi cạn trong các sáng tác của Huygô Nhờ nó mà Huygô sáng tạo ra một thế kỷ thơ, kịch,
tiểu thuyết Và từ Nhà thờ Đức bà Pari (1831) đến Chín mươi ba (1874) cái
grôtexcơ bao giờ cũng là linh hồn của tiểu thuyết Huygô
Trong cuốn Victo - Huygô (tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong
nhà trường) tác giả Lê Nguyên Cẩn có nói về cái grôtexcơ (cái nghịch dị, thô kệch) nhưng không đi nghiên cứu sâu mà chỉ khẳng định đề cao quan điểm về cái thô kệch (grôtexcơ) mà Huygô đề xuất: “Cái xấu tồn tại bên cạnh cái đẹp, cái ác bên cạnh cái thiện, cái xấu xí bên cạnh cái tao nhã, bóng tối bên cạnh
ánh sáng…”
Còn trong cuốn Văn học phương Tây tác giả Đặng Anh Đào chỉ ra rằng
các nhà nghiên cứu ở thế kỷ XX đặc biệt chú ý tới yếu tố grôtexcơ trong kịch
đram của Huygô và cho biết cái grôtexcơ ám ảnh Huygô trong nhiều sáng tác của ông và “với Huygô, cái grôtexcơ xuất hiện như một phản đề, là đối cực giữa cái bụng, xác thịt, con vật với cái đầu, tinh thần, con người Ông chưa thấy được chất lưỡng tính của cái grôtexcơ, chưa thấy được đầy đủ mối liên hệ biện chứng giữa hai đối cực…” Trong bài nghiên cứu của mình, Đặng Anh
Đào mới chỉ điểm qua cái grôtexcơ (cái nghịch dị) ở những nét tiêu biểu nhất trong một vài tác phẩm điển hình của Huygô chứ chưa đi sâu nghiên cứu về vấn đề này thành một hệ thống cụ thể trong đó tác giả có nhắc đến tính chất
grôtexcơ trong Nhà thờ Đức bà Pari - đó là sự đan chéo những yếu tố bi hài,
cái đẹp và dị dạng…
Trang 8Như vậy, tìm hiểu cái nghịch dị (grôtexcơ) không phải là một điều mới
mẻ nhưng tìm hiểu nó ở một phạm vi hẹp (từng nhân vật trong tác phẩm cụ thể) thì có lẽ chưa có bài nghiên cứu nào đi sâu về vấn đề này Và những ý kiến đánh giá trong các bài nghiên cứu sẽ là cơ sở, là cứ liệu để chúng tôi tìm
hiểu “Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari của Victo
Huygô” một cách cụ thể và sâu sắc hơn
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu khái niệm “Nghịch dị” và sơ lược về sự phát triển của khái niệm này trong lịch sử phát triển văn học, khoá luận nghiên cứu một
số khía cạnh của nghệ thuật nghịch dị và những hình tượng nghịch dị trong
tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Nhà thờ
Trang 9Nội dung
Chương 1 Một số khía cạnh của nghệ thuật nghịch dị
trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari
1.1 Tìm hiểu chung về khái niệm “Nghịch dị”
1.1.1 Khái niệm “Nghịch dị”
Theo tài liệu nghiên cứu của M.Bakhtin trong Tiếng cười Rabelais và
văn hoá trào tiếu dân gian thuật ngữ “nghịch dị” (grôtexcơ) được xuất hiện
lần đầu tiên vào thời đại Phục Hưng, nhưng lúc đầu nó chỉ được dùng theo
một nghĩa hẹp Vào cuối thế kỷ XV, tại La Mã sau những cuộc khai quật,
người ta phát hiện ra một kiểu hoa văn chưa từng biết đến Kiểu hoa văn đó
gọi bằng tiếng ý là “la grottesco”, bắt nguồn từ chữ “grotta” trong tiếng ý có
nghĩa là “hang”, “động”, “hầm dưới đất” Sang thế kỷ XVI thuật ngữ “nghịch
dị” được phổ cập
[ơ
Bản chất của kiểu hoa văn ấy là phong cách đùa nghịch phi thường kết
hợp kỳ lạ và tự do những hình ảnh thực vật, động vật và con người - chúng
chuyển hoá lẫn nhau, cứ như cái này sinh nở ra cái kia… Cho nên nghĩa ban
đầu của thuật ngữ “nghịch dị” rất hẹp - một biến tướng hoa văn La Mã mới
được phát hiện Đó là một từ mới để chỉ một hiện tượng mới Dần dần thuật
ngữ này được mở rộng về nội dung và được định nghĩa như sau: “Nghịch dị là
một kiểu tổ chức hình tượng nghệ thuật (hình tượng, phong cách, thể loại) dựa
vào huyễn tưởng, tiếng cười, sự phóng đại, lối kết hợp và tương phản một cách
kỳ quặc cái huyễn hoặc với cái thực, cái đẹp với cái xấu, cái bi với cái hài, cái
giống thực với cái biếm hoạ” (05tr.203)
Nếu xét tận cùng nguồn gốc cái nghịch dị đó là một hình thức cổ xưa
nhất của trí tưởng tượng con người và bản chất của nó “là sự pha tạp kỳ lạ
Trang 10những yếu tố dị loại của hiện thực, sự phá vỡ cái trật tự và thể chế thông thường của thế giới, là chất hoang tưởng tự do ở các hình tượng và “sự thay thế lẫn nhau giữa bầu nhiệt huyết và óc mỉa mai” (02tr 210)
Thuật ngữ “nghịch dị” dịch từ tiếng Italia: Grottesco và tiếng Pháp: grotesque, cũng có cách dịch khác là lố bịch, thô kệch hoặc kỳ quặc ở đề tài nghiên cứu về nghệ thuật viết văn của Huygô thì chúng tôi chọn sử dụng thuật ngữ dịch “nghịch dị” Vì nếu dùng “lố bịch” hay “thô kệch”, “kỳ quặc” thì chỉ làm nổi bật hình tượng được một chiều, nghiêng về phê phán, chế nhạo (Lố bịch: không hợp với lẽ thường của người đời một cách quá đáng đến mức đáng chế nhạo, cười chê Ví dụ: Điệu bộ lố bịch; Thô kệch: quá thô, không thanh, không nhã Ví dụ: Dáng người thô kệch; Kỳ quặc: khác thường một cách lố bịch) Trong khi đó “nghịch dị” thể hiện được hai mặt của vấn đề, có sử dụng biện pháp đối lập, tương phản phù hợp với phong cách nghệ thuật của Huygô (nghịch: phản lại, không thuận, ngược lại với thuận, dị: khác lạ)
“Nghịch dị” khác với “kì ảo” và “châm biếm” mặc dù có sự gần gũi và
có sử dụng các yếu tố này
Tóm lại “Trong tiến trình vận động của văn hoá, nghệ thuật, cái nghịch
dị có xuất nguồn trào tiếu dân gian đó đã biến dạng, đã vỡ thành “chi chít các mảnh vụn” mà theo M.Bakhtin, “những mảnh ấy đôi khi hoá ra không chỉ là mảnh vỡ, mà còn biểu lộ năng lực sống một kiếp sống mới” (13tr38 - 39) Vậy chúng ta cùng tìm hiểu đời sống của cái “nghịch dị” qua từng thời kỳ
1.1.2 Sơ lược về sự phát triển của khái niệm “Nghịch dị” trong tiến trình lịch sử văn học
1.1.2.1 Nghịch dị trong văn học cổ đại
Nghịch dị là kiểu hình tượng (phương pháp xây dựng hình tượng) đã có
từ xa xưa Nó đã có trong các hệ thần thoại, trong cổ ngữ của mọi dân tộc, nhưng chỉ trong sáng tác của một số nhà văn cổ đại ở văn học châu Âu và trong văn học dân gian nó mới trở thành thủ pháp
Trang 11Trong nền nghệ thuật nghịch dị cổ đại có ba giai đoạn phát triển của nó: Nghệ thuật nghịch dị cổ sơ, nghệ thuật nghịch dị cổ điển và nghệ thuật nghịch
dị thời cổ đại hậu kỳ Kiểu hình tượng nghệ thuật này tất nhiên có cả trong nghệ thuật của những người Hy Lạp và La Mã cổ
Theo M.Bakhtin trong Tiếng cười Rabelais và văn hoá trào tiếu dân
gian: Ngay trong giai đoạn cổ điển, kiểu hình tượng nghịch dị vẫn không tiêu
vong, nhưng bị đẩy lùi ra ngoài nền nghệ thuật lớn, chính thống, nó tiếp tục sống và phát triển trong một số lĩnh vực nghệ thuật “hạ đẳng”, phi quy phạm: trong nghệ thuật điêu khắc, trào tiếu, trong lĩnh vực hội hoạ trào tiếu và cả trong lĩnh vực văn học trào tiếu… Đến thời cổ đại Hy - La hậu kỳ, kiểu hình tượng nghịch dị bước vào giai đoạn phát triển nở rộ, đổi mới và xâm chiếm hầu hết trong lĩnh vực nghệ thuật và văn học Tuy nhiên tư tưởng mỹ học và nghiên cứu nghệ thuật thời cổ đại vẫn phát triển theo dòng truyền thống cổ
điển và vì thế hình tượng nghịch dị không ai đặt cho một tên gọi khái quát cố
định tức là một thuật ngữ và cũng không được lý luận thừa nhận và biện giải
1.1.2.2 Nghịch dị trong văn học Phục Hưng
Văn học thời Phục Hưng được coi là thịnh thời của nghệ thuật hình tượng nghịch dị - đó là hệ thống hình tượng của văn hoá trào tiếu dân gian Chính ở đây, ở thời đại Phục Hưng lần đầu tiên xuất hiện thuật ngữ “nghịch dị” (grotesque) Cái grotesque được định nghĩa ngắn gọn như cái cacnavan, tức là tinh thần và diễn biến của hội hoá trang Hội này diễn ra vào thời Trung
cổ và thời Phục Hưng ở phương Tây Lúc đó, toàn thể xã hội hoá trang “Người
ta thay thế cái xã hội giả hàng ngày, bằng xã hội thật, xã hội công bằng và
tự do”
Theo cuốn 150 thuật ngữ văn học của tác giả Lại Nguyên Ân: “Các
nguyên tắc quy định cấu trúc hình tượng của nghịch dị thời Phục Hưng là: Thái độ đối với thời gian, đối với sự hình thành và gắn với hai nguyên tắc trên
là tính lưỡng trị, là việc miêu tả một cách chỉnh thể, không tách biệt cả hai cực
Trang 12của sự hình thành: cả cái mới lẫn cái cũ, cả cái chết chóc lẫn cái sinh thành Tiếng cười do hình tượng nghịch dị gây nên cũng mang tính hai chiều: nó vừa phủ định vừa khẳng định Chất nghịch dị thời Phục Hưng, gắn với cảm quan hội cải trang, diễn đạt cảm quan về tính tương đối đầy vui nhộn và tính
“không hoàn tất” vĩnh vửu của tồn tại Nó cũng thấm nhuần sự phục hồi cho thân xác thấm nhuần tinh thần chống khổ hạnh một cách ngạo ngược…” Như vậy có thể thấy nghệ thuật nghịch dị thời Phục Hưng trực tiếp gắn
bó với nền văn hoá dân gian, mang tính chất quảng trường và tính hội hè toàn dân Hình thức nghịch dị theo phong cách hội hè cải trang có chức năng như sau: “Nó hợp lệ hoá tính hư cấu tự do, cho phép kết hợp cái trái nghịch và nhích lại gần nhau cái xa cách, giúp giải phóng ý thức con người khỏi quan
điểm chính thống về thế giới, khỏi mọi sự ước lệ, mọi chân lý khuôn sáo, khỏi tất cả những gì là thường tình, quen thuộc, được mọi người thừa nhận; nó cho phép nhìn thế giới bằng con mắt mới, nhận thấy được tính tương đối của mọi thực tại hiện hữu và khả năng có thể có một trật tự thế giới hoàn toàn khác” (02tr.199)
Chính nhờ những chức năng này mà trong các ngày hội vui đó con
người trở thành chính nó
1.1.2.3 Nghịch dị trong văn học thế kỉ XVII – XVIII
Văn học những thế kỷ này hầu như không còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của nền văn hoá hội hè - dân gian Bởi trong thời đại này dần dần xuất hiện một cục diện mới: các hình thức hội hè cải trang Các lễ thức - diễn trò của nền văn hoá dân gian dần dần bị thu hẹp phạm vi và trở nên nghèo nàn nông cạn Cái cảm quan thế giới hội hè đặc thù với tính toàn dân, tính tự do, tính không tưởng và hướng vào tương lai của nó biến thành một khí sắc hội hè đơn thuần và hầu như không còn là cuộc sống thứ hai, không còn là sự hồi sinh và
đổi mới nhất thời của nhân dân nữa Và do đó “truyền thống văn hoá cười dân gian mất đi, nghịch dị cũng đánh mất xu hướng và khả năng biểu hiện một
Trang 13cách lưỡng trị toàn vẹn những mâu thuẫn chính yếu của tồn tại” (01.tr 212) Lúc này tiếng cười nghịch dị trở nên đơn điệu, nghiêng về sự sợ hãi, tố cáo một cách tiêu cực
độc ác, tức là nhân tố tiếng cười tổ chức hình tượng nghịch dị đã bị biến chất
so với thời trung cổ và Phục Hưng
ở Pháp nghệ thuật nghịch dị được xem như một truyền thống dân tộc nên có rất nhiều tác giả lãng mạn Pháp quan tâm đến cái nghịch dị trong đó không thể không kể đến Huygô Theo Huygô thì “các nhà lãng mạn dùng nghịch dị để nhấn mạnh rằng không thể nào thanh toán được những đối kháng
có cơ sở thế giới quan, nhất là đối kháng giữa cái thẩm mĩ và cái đạo đức” (01.tr 212) Nói như vậy nghĩa là ông chưa thấy được chất lưỡng tính của cái nghịch dị
Nhìn chung cái nghịch dị trong văn học lãng mạn tính hai chiều của nó (giữa cái cao cả và thấp hèn, cái sống và cái chết, cái đẹp và cái quái gở…) trở thành nghịch âm đối chọi, tách rời nhau đến mức đối lập, tuy nhiên nó cũng
có một “ý nghĩa tích cực vô cùng to lớn, đó là sự phát hiện ra con người nội tâm, con người chủ quan với chiều sâu, tính phức tạp và phong phú vô tận của nó” (02.tr 214)
Trang 14Sang đến nửa sau thế kỷ XIX, nghịch dị không được quan tâm nhiều, có chăng người ta chỉ coi nó như một trong những hình thức pha trò hạ đẳng, dung tục, hoặc như là một hình thức nghệ thuật trào phúng đả phá những hình tượng tiêu cực thuần tuý và riêng lẻ Cho nên nghịch dị thời kỳ này có tính cụ thể, tính định hướng xã hội triệt để và sâu sắc
1.1.2.5 Nghịch dị trong văn học thế kỷ XX
ở thế kỷ XX, nghịch dị trở thành một hình thức tiêu biểu của nghệ thuật Tuy nhiên bức tranh phát triển của nghệ thuật nghịch dị hiện đại khá phức tạp và mâu thuẫn Nó có thể chia làm hai tuyến như sau: Tuyến thứ nhất
là tuyến nghịch dị “hiện đại chủ nghĩa” và tuyến thứ hai là tuyến nghịch dị
“hiện thực chủ nghĩa” ở tuyến thứ hai này văn học hiện thực thế giới tiếp nhận những yếu tố của chủ nghĩa hiện thực nghịch dị, gắn kết nó với cái nghịch dị của văn hoá dân gian, đôi khi chịu ảnh hưởng trực tiếp của các hình thức hội cải trang Còn ở tuyến nghịch dị “hiện đại chủ nghĩa” (các tác giả của chủ nghĩa ấn tượng, chủ nghĩa siêu thực, kịch phi lý…) thì “văn học hiện đại chủ nghĩa” tiếp thu cái nghịch dị lãng mạn, song ở đây cái nghịch dị mất hẳn thuộc tính tái sinh hồn nhiên, khoẻ khoắn ban đầu của mình, lúc này “cái nghịch dị là hình thức biểu hiện cái “vô ngã” (13.tr 40)
Như vậy, qua việc tìm hiểu sơ lược về sự phát triển của khái niệm
“nghịch dị” trong tiến trình lịch sử văn học ta thấy ở mỗi giai đoạn của lịch sử văn học thì cái nghịch dị mang những sắc thái biểu hiện khác nhau và đem lại hiệu quả nhất định trong các sáng tác của các nhà văn
1.2 Một số khía cạnh của nghệ thuật nghịch dị trong tiểu
thuyết Nhà thờ Đức bà Pari
Tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari là cuốn tiểu thuyết lớn duy nhất của
nhà văn trong nửa đầu thế kỷ XIX Câu chuyện được đặt trong khung cảnh Pari thời trung cổ ở đề tài này, với những tác giả thuộc trào lưu lãng mạn tiêu cực thì tác phẩm của họ tập trung đi sâu vào việc miêu tả những cảnh hoang
Trang 15tàn, những lâu đài phong kiến và tầng lớp kỵ sĩ Còn đối với Huygô, ông đã hướng hẳn về nền Trung cổ của nhân dân qua việc miêu tả những sắc thái của nền văn hoá thời đó “từ sinh hoạt đến phong tục, tập quán, tín ngưỡng, kiến thức v.v… đều gắn với nhân dân và làm toát lên sức mạnh vô tận của quần chúng” (08tr.68)
Bối cảnh làm nền cho câu chuyện ở đây là một bối cảnh hiện thực và chính phẩm chất hiện thực này tạo ra sức sống mãnh liệt cho sáng tác của Huygô Đây cũng là điều phân biệt Huygô với những nhà lãng mạn khác: Ông không thoát ly hiện thực để đi tìm những chốn mộng mơ mà ông đứng vững trên mảnh đất hiện thực để từ đó kiến giải theo cách riêng của ông, theo cảm quan lãng mạn của ông Với ông “cái bình thường là cái giết chết nghệ thuật”
Và văn chương kỳ diệu ở chỗ phát hiện được cái khác lạ trong những cái vốn
là bình thường, quen thuộc
Soi vào tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari Huygô đã đưa cái nghịch dị
vào tác phẩm như là đối tượng phản ánh chính của tác phẩm Cái nghịch dị hay chính là tinh thần và diễn biến của hội cải trang, nó có nhiều biểu hiện khác nhau Sau đây chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu một số khía cạnh của
nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari để qua đó làm nổi
bật giá trị nghệ thuật cũng như tư tưởng của tác phẩm Các khía cạnh đó là: cái hài, cái khủng khiếp, dị hình; cái huyền ảo, kỳ quái
1.2.1 Cái hài
Cái hài là một trong những phạm trù của mỹ học Nó xác định giá trị thẩm mĩ thông qua việc phát hiện tính mâu thuẫn có ý nghĩa xã hội của thực tại Cái hài là cái cười cao cả, phù hợp với những phẩm chất đa dạng của thực tại, là các sắc thái khác nhau của tiếng cười Mà một trong những sản phẩm vô giá của con người là tiếng cười Cái cười không tồn tại bên ngoài xã hội loài người Bản thân tiếng cười được sinh ra từ sự mâu thuẫn giữa nội dung được phản ánh và hình thức phản ánh, nảy sinh khi cái ti tiện tự làm ra vẻ vĩ đại, cái
Trang 16ngu ngốc làm ra vẻ thông thái
Mở đầu tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari là không khí của lễ hội thời
Trung cổ Toàn thể dân chúng Pari lúc đó “thức dậy theo tiếng chuông âm vang khắp nơi” (12tr.28) Họ xúc động, hăm hở, hăng hái trước ngày lễ lớn đó cho nên các đường phố nô nức dòng người đổ về khu trung tâm để “xem diễn mixterơ và bầu Cuồng đãng giáo hoàng” (12tr 30) Theo như lời của tác giả ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là “Ngày hội Cuồng đãng, ngày hội phóng dật, ngày chè chén say sưa hàng năm của giới luật sư và trường học Hôm nay tha hồ mà bậy bạ, không ai cấm đoán và chẳng có gì là thiêng liêng hết” (12 tr.61) Đó là một hình thức biểu hiện của văn hoá trào tiếu dân gian
Nó dựa trên nguyên tắc gây cười theo cách lên ngôi - truất ngôi, qua đó phản
ánh khát vọng đổi đời của người nghèo Những ngày lễ vui vẻ này là những ngày quần chúng có được tự do thật sự Vào ngày này “dù sao ít nhất cũng
được chửi đổng và được văng tục dăm ba câu” Chính vào thời điểm hội hè Cacnavan, tại quảng trường, ở không gian ấy, vào những giây phút đảo lộn trật
tự thông thường ấy, anh hề, gã làm trò mới có sự đảo lộn vai, đặc biệt Cađimôđô trở thành giáo hoàng Cuồng đãng và Exmêranđa trở thành ánh sáng, thành ngọn lửa, thành nàng tiên kỳ ảo Huygô rất thành công trong việc miêu tả lễ hội Có thể nói rằng ở quyển 1 này Huygô đã tạo ra một thế giới đối lập với thế giới hiện hành, cũng như thế giới vui nhộn của cacnavan, khoẻ mạnh, phong phú với những màu sắc sặc sỡ, những đảo lộn hùng tráng mà tiêu biểu nhất là tiếng lóng - cái thế giới ngôn từ kỳ quặc nhưng lại có sức sống mãnh liệt “ngoài vòng pháp luật” Đó là những lời mắng rủa, những câu chửi
đôi khi dài và phức tạp Và những câu ấy “thường được biệt lập về ngữ pháp
và ngữ nghĩa trong lời nói và được tiếp thụ như những chỉnh thể hoàn bị giống như những ngạn ngữ” (02tr.168) Vì sao lại có những “đảo lộn” ấy? Đơn giản
là do phong tục tập quán, cho nên trước những lời công kích, những tiếng mắng chửi, tiếng hét kinh người, những lời văng tục “của tất cả các miệng lưỡi
Trang 17tháo khoán, miệng lưỡi giáo sinh và học trò cả năm bị kìm giữ vì sợ thanh sắt nung của Xanh Luy” (12tr.61) tạo thành một sự nổi loạn, phá phách mà các nhà chức trách có thẩm quyền chẳng thèm để ý và bận tâm Đó chính là tiếng nói của cacnavan; nó cũng hoá trang lộng lẫy và dị dạng, uyên bác và tục tằn,
đa nghĩa và vô nghĩa; từ đáy xã hội nó vùng lên đòi “không gian sinh tồn” của
nó Có thể nói tiếng nói ấy là ngôn ngữ bị tha hoá hay ngôn ngữ grotesque Chính điều đó tạo cho người đọc cái cười thành thực vì người đọc nhận ra rằng trong xã hội ấy người dân phải sống dưới một chế độ cực kỳ hà khắc của lý thuyết của nhà thờ Thiên chúa giáo nhưng họ đã biết “lợi dụng này của mình”
để làm những điều họ muốn Chính vì thế họ đã thực sự “nổi loạn” khi tham gia bầu Cuồng đãng giáo hoàng Cái trò này đã làm cho họ say mê đến cuồng loạn “bao nhiêu khuôn mặt quái gở lần lượt tới nhe răng há miệng ở lỗ cửa hoa thị giống như bấy nhiêu bùi nhùi rơm vứt thêm vào đống lửa” (12tr.77) Cách so sánh của Huygô thật độc đáo và chính xác khiến cho người đọc tuy không tham dự vào trò vui đó nhưng cũng có thể tưởng tượng được diễn biến của nó Có lẽ bất kỳ ai chứng kiến cảnh đó cũng phải bật cười, đó là “tiếng cười giữa nhân gian” khiến cho Gringoa - người thất vọng, chán nản trước sản phẩm tinh thần của mình cũng có lúc “nảy ra ý định chơi ngông, dù chỉ để có cái thích thú là nhăn mặt” nhưng vì lòng tự trọng của mình mà anh ta không dám làm Sự mâu thuẫn này cũng tạo nên một hiệu quả nhất định trong việc tạo ra tiếng cười
Cái thế giới nghịch dị của Huygô còn là tiếng cười mỉa mai, châm biếm chống lại sự nghiêm trang chính thống Quả là thiếu sót khi nói đến cái hài
trong Nhà thờ Đức bà Pari mà bỏ qua cảnh khảo đả Cadimôđô, vụ tra tấn
Exmêranđa, các phiên toà của pháp đình và giáo hội Tất cả diễn ra như một trò hề
Trước hết ta thấy rằng tiếng cười mỉa mai, châm biếm chống lại sự nghiêm trang, nghiêng về thái độ phủ định (chế giễu) đối tượng và đồng thời
Trang 18là tiếng cười lật tẩy, tố cáo mà đối tượng của nó là những thói hư tật xấu Điển hình là ông thẩm phán Phloriăng Bácbơ điên ở Satơlê - đại diện của toà án
điếc Khuôn mặt của ông ta được miêu tả đã chứa đựng đầy sự lố bịch và kệch cỡm: Với cặp lông mày như sắp rời ra, mặt đỏ nhừ, quàu quạu, mắt híp, hai má núng nính đầy mỡ, chảy dài xuống cằm thế mà còn bị điếc nhưng ông ta lại không muốn người ta biết mình bị điếc, thành thử cuộc xử án diễn ra trong tiếng cười ầm ĩ, điên cuồng của tất cả mọi người có mặt ở đấy trừ hai gã điếc không hề biết mình là đối tượng để cười Cụ thể như sau: Với người cầm cán cân công lý đáng lẽ phải là người sáng suốt, hoàn hảo về mặt tri thức cũng như trong mọi tình huống cần giải quyết vậy mà lão thẩm phán ở đây “ngả đầu ra sau ghế và lim dim đôi mắt… thành ra lúc đó lão vừa điếc lại vừa mù Nếu không có hai điều kiện này, lão đã chẳng thành một thẩm phán hoàn hảo” (12tr.255) Thì ra làm thẩm phán thời đó cũng không khó chỉ “cần ra vẻ lắng nghe là đủ” sau đó ký vào bản án và cứ thế mà thi hành Người đọc có lẽ không quên chi tiết viên lục sự thấy thương hại gã tội nhân khốn khổ, y có ý muốn xin giảm nhẹ tội cho nó “nên ghé sát tai viên thẩm phán rồi chỉ Cadimôđô và bảo: Anh ta điếc” thì lập tức thầy Phloriăng ra vẻ nghe rõ và
đáp: “Ra thế à? Nếu vậy lại khác Nào tôi có biết đâu Trong trường hợp này, phạt thêm nó một giờ bêu tù nữa” (12tr.259) Đúng là sự ngu ngốc làm ra vẻ thông thái, vĩ đại đã làm hại một con người Chính điều này tạo ra sự mâu thuẫn và gây nên tiếng cười châm biếm, mỉa mai không chỉ đối với riêng một cá nhân mà cả một chế độ xã hội đương thời: Một thầy thẩm phán điếc - đại diện cho pháp luật xử án một kẻ điếc bị buộc về tội đáng lẽ anh ta không phải chịu Các tội mà anh ta bị buộc phải nhận trước toà là: Làm náo động ban
đêm, có hành động bất chính với một người đàn bà điên, chống đối và gian manh đối với các cung thủ ngự lâm quân Nếu tìm hiểu rõ nguyên nhân, nếu pháp luật công minh thì có lẽ anh ta chỉ bị “cảnh cáo” mà thôi
Trang 19Hình ảnh Cadimôđô trong chi tiết xử án này cũng thật đáng cười: Khi Phloriăng hỏi thì Cadimôđô không trả lời mà ngơ ngác với vẻ mặt nghiêm trang vì thực sự anh ta không biết là câu hỏi dành cho mình đến lúc hiểu đôi chút thì trả lời lại chẳng ăn nhập gì khiến cho tội trạng của anh ta tăng lên Lúc này Cadimôđô đáng thương hơn đáng trách
Như vậy ta thấy Huygô đã cười một cách thâm thuý, sâu cay vào sự hợm hĩnh, nghễnh ngãng của những người có vị trí trong xã hội lúc bấy giờ Chính họ mới là người phá vỡ không khí trang nghiêm của buổi xử án và tạo
ra tiếng cười nhiều cung bậc Tiếng cười ấy nhằm vào mọi đối tượng, ngay cả những người cười
Với vụ xử án Cađimôđô thì như vậy, còn với Exmêranđa thì sao? Chắc chắn cũng lại như một trò hề bởi ta thấy rằng công lý thời đó rất ít quan tâm tới sự rõ ràng và minh bạch trong các vụ hình sự tố tụng Cho nên các vị thẩm phán muốn xử vụ Exmêranđa một cách nhanh chóng để họ còn được ăn tối
Họ không coi trọng mạng sống của con người mà chỉ cần biết bị cáo bị treo
cổ, thế là đủ lắm rồi Pháp luật thời đó thật bất công nên mới có những án lệnh tuỳ tiện như vậy Vì thế hỏi cung Exmêranđa không được họ liền dùng cực hình ép cô nhận tội có hành vi phù thuỷ: nào là có tham dự các bữa tiệc, dạ hội
và trò ma quái âm phủ, nào là thường xuyên gặp gỡ ma quỷ dưới dạng con dê nuôi trong nhà, nào là nhờ sự giúp đỡ của con ma đội lốt thầy tu để sát hại đại
uý Phêbuýt “Tội nghiệp cô bé đến nay toàn sống cuộc đời vui vẻ, ngọt ngào,
êm dịu, chỉ cần đau đớn đầu tiên là chịu khuất phục” (12tr.393) Và để tội trạng của cô được rõ ràng hơn họ đã tiến hành hỏi cung con dê Thật lực cười, con dê nào có biết gì, những phản ứng của nó trước toà chỉ là những hành
động vô thức mà thôi Bởi các trò đó được chủ của nó dậy để biểu diễn vậy mà
họ lại cho đó là con vật yêu quái, là quỷ Xa tăng hiện hình Những kết luận của toà án thật vô lý và không có căn cứ thế nhưng họ vẫn kết án Exmêranđa
và con dê của cô phải chịu tội treo cổ, hơn nữa cô còn phải nộp tiền để “chuộc
Trang 20những tội mình đã phạm và thú nhận” Vụ án kết thúc bằng một giọng nói lạnh lùng của viên lục sự: cô sẽ bị treo cổ tại quảng trường Grevơ vào lúc giữa trưa nhưng chưa biết cụ thể vào ngày nào vì còn phải tuỳ thuộc vào đức hoàng thượng định đoạt Nhưng may thay vào ngày cuối cùng của đời cô, cô đã được cứu sống Người cứu cô thoát khỏi giá treo cổ đã bất chấp nguy hiểm và cái chết không ai khác chính là Cadimôđô - gã kéo chuông Nhà thờ Đức bà Hành
động này đã được dân chúng hò reo, tán thưởng và hô vang “Nôen! Nôen!”,
nó khác nào quái vật cứu tiên nữ khiến cho tiếng cười ở đây bật ra thật đau
1.2.2 Cái khủng khiếp, dị hình
Khía cạnh thứ hai của nghệ thuật nghịch dị đó là cái khủng khiếp dị hình, đây là nét nghĩa quan trọng của nghịch dị ở Huygô, nó có quan hệ với cái hài và cái xấu
Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, các văn nghệ sĩ chân chính đều có niềm khao khát cháy bỏng thể hiện chân thực cuộc sống, nhưng không ai muốn biến tác phẩm của mình thành bản sao chép cuộc sống mà muốn phản
ánh nó một cách có nghệ thuật Do đó ta thấy giữa tác phẩm và đối tượng miêu tả cần có một “khoảng cách” nào đó, một độ “chênh” và một sự “biến dạng” nhất định, nhưng khoảng cách đó phải có tác dụng trở lại phục vụ giá trị tác phẩm đầy đủ và sâu sắc hơn Trên quan điểm ấy Huygô đi theo hướng xây
Trang 21dựng cái phi thường Ông đẩy tất cả đến mức tuyệt đối, đã xấu thì xấu kinh khủng, đã đẹp thì đẹp tuyệt vời, đã khủng khiếp thì cũng rùng rợn không kém, tức là ở đây tính hai chiều của cái nghịch dị không còn nữa mà nó trở thành nghịch âm đối chọi, nó bị đẩy về hai phía của đầu mút, diễn đạt sự không trùng khớp giữa lý tưởng và hiện thực
Trước hết ta tìm hiểu cái dị hình trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari
Dị hình tức là hình hài có sự khác thường, quái dị Với nhân vật Cadimôđô, ấn tượng đầu tiên mà tác giả vẽ ra cho độc giả là dáng đi nửa người nửa thú Tại sao lại có dáng đi như vậy? Ta hãy xem về nguồn gốc xuất thân của nó Nó là
đứa trẻ bị bỏ rơi, vào một ngày đẹp trời người ta đặt nó “trên tấm dát giường thường đặt đứa trẻ vô thừa nhận, để tuỳ mọi kẻ từ thiện ai thích cứ việc đem về nuôi” (12 tr.187) Và tất nhiên là cũng có người mủi lòng trước tình cảnh đó
mà nhận về nuôi Song đáng thương và độc ác thay cho Cadimôđô, hắn đã không được tạo hoá ưu ái ban phát cho một hình hài tử tế mà hắn được nhào nặn một cách vụng về tới mức tác giả miêu tả: “Loài sinh vật nằm trên tấm ván… gợi thú tò mò đến cao độ cho một nhóm khá đông đang tụ tập xung quanh” (12tr.187) Họ bàn tán với nhau về nó như một quái vật gớm ghiếc Họ bảo đó là “thằng nhóc quái vật” không phải là trẻ sơ sinh và thậm tệ hơn họ bảo nó giống “một con thú, một con vật, sản phẩm của một tên Do Thái với một mụ lợn xề… cần vứt xuống sông hoặc quẳng vào lửa” (12tr.189) Quả
đúng là hắn có hình hài thật đáng sợ “Đó là một khối nhỏ rất gồ ghề và quẫy rất mạnh… Cái đầu hình thù cũng méo mó, chỉ thấy một rừng tóc đỏ hoe, một con mắt, một cái mồm và hàm răng…” Thử hỏi với bề ngoài như thế thì ai dám nhận về nuôi cơ chứ cho nên thay vì nhận nó, họ muốn nó phải chết Họ ghê tởm nó tới mức có người nói “ta tưởng ở đây chỉ bày trẻ con” và quay mặt
đi biểu hiện sự miệt thị, nghĩa là họ không coi nó là người, là một đứa trẻ (So với Chí phèo của Nam Cao thì Cadimôđô đáng thương hơn nhiều Tuy đã có lúc Chí Phèo bị coi là con quỷ dữ của làng Vũ Đại và bị loại khỏi cộng đồng
Trang 22xã hội loài người nhưng ít ra hắn cũng đã từng được coi là con người còn Cadimôđô thì chưa một lần vả lại còn bị hắt hủi) Cuối cùng nó cũng được một linh mục trẻ (sau này trở thành phó chủ giáo) Clôđơ Phrôlô nhận về nuôi Nó lớn lên trong nhà thờ, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, trở thành người kéo chuông trong nhà thờ Đức bà Thời gian trôi đi, Cadimôđô đã trưởng thành và hắn cực kỳ xấu Hãy xem tác giả miêu tả: “Cả người hắn là một khối nhăn Một cái đầu to tướng lởm chởm tóc đỏ quạch; giữa đôi vai là cái bướu kếch xù làm đằng trước ngực như nhô ra… chân vòng kiềng bẻ queo rất kỳ tài, chỉ có thể chạm nhau ở đầu gối… hai bàn chân to bè, hai bàn tay lớn khủng khiếp, và cùng với cả hình thù quái dị này, còn là một dáng đi đáng
sợ, rất mạnh mẽ, nhanh nhẹn và quả cảm (…) Có thể nói đây là một gã khổng
lồ bị tháo dời từng mảnh và được hàn lại vụng về (12tr.80) Và nhìn môt cách tổng thể hắn là một thằng gù, một thằng khoèo, một thằng điếc và một thằng chột Tóm lại là bao nhiêu cái xấu dồn về nó hết Chính cái hình dáng này đã
ám ảnh, đe doạ và cướp đi toàn bộ cuộc sống trong mối liên hệ cộng đồng của Cadimôđô Có thể thấy nhà văn phóng đại tới mức lạ hoá về ngoại hình nhân vật Đây là một bút pháp thường gặp ở Huygô Ông thường ưa thích cái phi thường, “cái quá khổ” với các biện pháp cường điệu, ngoa dụ nhưng người đọc vẫn chấp nhận nó một cách vui vẻ và tự nhiên chứ không gò ép miễn cưỡng Hình dáng của Cadimôđô đã đạt tới đỉnh cao của sự xấu xí Trong ngày hội Cuồng đãng, khuôn mặt của hắn làm sửng sốt dân chúng Pari Một khuôn mặt xấu “tự nhiên” vượt xa các kiểu làm trò cố tình khác Nó làm cho những người
đàn bà run sợ, khiếp đảm, còn đám đàn ông thì vui sướng thích thú Chính cái dáng không bình thường ấy cộng với sức mạnh phi thường mà Cađimôđô đã tạo cho mình cái “quyền uy” trước đám đông trong ngày hội Cuồng đãng và hắn đã “trúng cử” nhờ sự dị dạng ấy
Cảnh đám lưu manh tung hô ông vua của ngày hội từ phố này sang phố khác là chi tiết sáng tạo của Huygô đây có thể được coi là cái nghịch dị khủng
Trang 23khiếp Bởi cảnh rước giáo hoàng Cađimôđô diễn ra thật kinh khủng, kệch cỡm Lúc đầu họ vây quanh, vận dụng các giác quan để đánh giá chiêm ngưỡng Cadimôđô “Cha mẹ ơi! Suốt đời tao chưa thấy ai xấu xí tuyệt diệu như mày!” (12tr.82) Sau đó chúng cho Cuồng đãng giáo hoàng ăn mặc lố lăng và ngồi trên chiếc kiệu sặc sỡ diễu qua hành lang bên trong toà pháp
đình, ra phố và ngã tư trong tiếng nhạc, tiếng cười nói ầm ĩ, huyên náo, cái kệch cỡm ở chi tiết này còn ở chỗ “khi thấy tất cả những người tuấn tú, hiên ngang và cân xứng đều dưới đôi chân dị hình” của Cadimôđô
Sự khủng khiếp của nhân vật này còn được tác giả khắc hoạ rõ nét qua khuôn mặt người chẳng ra người, quỷ chẳng ra quỷ của Cadimôđô Sức ghê rợn khủng khiếp của bộ mặt làm cho đàn bà chửa xảy thai, hay đẻ ra thứ con hai đầu ngay từ cái nhìn đầu tiên Không những thế có lúc nó được miêu tả mang màu sắc ma quái, “nó thét lên nghiến răng kèn kẹt, mái tóc đỏ hoe dựng
đứng, ngực thở phì phò như bể lò rèn, mắt toé lửa…” Như vậy với bút pháp cường điệu, ngoa dụ tác giả đã đẩy nhân vật tới tầm phi cuộc sống, xa rời hiện thực Và có thể nói rằng với cách miêu tả như vậy Cadimôđô chỉ là một thứ gần đủ, thiếu sự hài hoà để giống người và thiếu chi tiết để thành quỷ Có lẽ cha mẹ hắn bỏ hắn cũng vì hắn nửa người nửa thú như vậy
Hình hài dị dạng của Cadimôđô đã gây cho hắn bao nhiêu là phiền toái hắn không được hưởng cái hạnh phúc đời thường của nhân loại Hắn yêu say
đắm Exmêranđa nhưng không hề được nàng đáp lại dù chỉ là bằng cái nhìn có chăng cũng chỉ là lòng thương hại mà thôi Exmêranđa khiếp sợ mỗi khi nhìn thấy hắn Vì thế hắn chỉ đến gần nàng khi nàng đã đi ngủ Có lần hắn đã nói với nàng: “Tôi là cái gì gớm ghiếc, chẳng phải người, chẳng phải vật, một thứ gì đó còn cứng rắn hơn, bị dày xéo dưới chân và bị dị dạng hơn một hòn sỏi (12tr.459) Như vậy là hắn tự ý thức được sự dị dạng của mình Ta có cảm giác
đây là nỗi đau ứa máu đầy căm giận mà Cadimôđô đành câm nín Dụng ý của nhà văn khi ông đẩy nhân vật của mình tới mức cực đoan về ngoại hình như
Trang 24vậy cũng không hoàn toàn là để tạo dựng bút pháp tương phản giữa ngoại hình
và tính cách mà còn phản ánh thời kỳ mông muội của con ngnười Do đó mà
Nhà thờ Đức bà Pari gần với các sáng tác dân gian Đây là môtíp kế thừa
truyền thống dân gian: người mang lốt - xấu xí - biến dạng nhưng ở đây Cadimôđô sẽ không thể lột xác để trở thành chàng hoàng tử của Exmêranđa
mà sự biến dạng, cái làm cho ta bất ngờ chính là tâm hồn của gã Tâm hồn là nguồn dưỡng đã bù đắp lại những thiệt thòi về dáng vẻ cho Cadimôđô
Còn đối với Exmêranđa, cô đã từng qua nhiều vùng đất nhưng chưa nơi nào để lại trong cô nhiều nỗi kinh hoàng như chốn thành thị này Sự dị dạng của Cadimôđô làm cô khiếp sợ đã đành, nhưng một người hoàn toàn bình thường cũng làm cô khiếp sợ không kém đó là Clôđơ Phrôlô, ông ta luôn là nỗi kinh hoàng đối với Exmêranđa khiến cho mỗi lần giọng nói ấy vang lên
đều làm cho cô giật mình và run sợ Cô đã từng nhiều lần giáp mặt với ông ta nhưng chưa lần nào lại khủng khiếp như lần cô bị giam trong ngục Ông ta đến mang một luồng hơi lạnh giống như tử thần đến để cướp đi sinh mạng cô Khi bàn tay ấy cầm lấy cánh tay cô, cô có cảm giác “Đây là bàn tay lạnh giá của
tử thần” (12tr.404) rồi cô nhận ra “bộ mặt rùng rợn lâu nay vẫn theo đuổi cô, cái đầu quỷ dữ cô thấy xuất hiện ở nhà mụ Phaluốcđen” (12tr.404) khiến cô càng kinh sợ Và tại đây cô biết được sự thật chính ông là kẻ đã đâm người yêu mình cho nên không có gì mà cô lại không khinh ghét ông ta Cô gọi ông
ta là “con quỷ hút máu người” Chính ông ta đã từng thổ lộ với cô “Khi đã làm
điều xấu, phải làm tới cùng Có hoạ điên mới dừng lại nửa chừng trong công việc tàn ác” (12tr.410) Lúc này Phrôlô đã nói là làm và quả thật là ông ta đã làm tới cùng, bằng cớ là khi không có được Exmêranđa ông ta đã bắt cô phải chết để không ai có được cô nữa Chính ông đã đẩy cô tới đài treo cổ ở quảng trường Grevơ Và hình ảnh giáo đài này được trở đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm, nó ám ảnh nhân vật của Huygô như là một định mệnh Cho nên dường như nó cũng gây nên một nỗi kinh hoàng nào đó cho con người
Trang 25Đoạ đầy Exmêranđa không chỉ có như vậy mà cô còn luôn bị nguyền rủa, mắng chửi thậm tệ bởi mụ tu kín ở tháp Rôlăng Mụ vốn ghét người Ai Cập nên ghét lây sang cả cô vì tưởng cô cũng trong nhóm bọn họ Mụ gào lên bằng một giọng the thé, xua đuổi cô như đuổi một vật gì đáng ghê tởm khiến cho cô ghê sợ mỗi lần qua nơi ở của mụ Mụ trở thành con người khủng khiếp, hoá điên, hoá dại như vậy cũng chỉ vì đứa con đứt ruột đẻ ra của mình bị bọn người Ai Cập bắt đi, đánh tráo
Ta thấy rằng thành phố Pari đã đi vào nhiều tác phẩm văn học với vẻ
đẹp tráng lệ, nguy nga nhưng trong tiểu thuyết này nó “xuất hiện trước mắt
độc giả với một diện mạo mới mẻ” Đó không còn là cung điện nguy nga và cuộc sống ăn chơi phè phỡn nữa mà là những phố đen tối tăm, với những cuộc tấn công của những kẻ ăn mày vào nhà thờ Đức bà; là nơi ở của cô gái nghèo khổ Exmêranđa và người kéo chuông nhà thờ tàn tật Cađimôđô Đó là còn là nơi của những thân tàn ma dại, què cụt, bẩn thỉu Càng vào sâu trong thành phố ta sẽ thấy “Nào què hai chân, nào mù loà, thọt cẳng cứ nhung nhúc vây quanh… lại thêm bọn cụt tay, chột mắt, bọn hủi, lở loét,… chúng gào thét, gầm rú, run rẩy, tất cả đều bước thấp, bước cao, láo nháo, kéo ùa về phía ánh sáng và lội bì bõm trong bùn như ốc sên sau cơn mưa…” (12tr.115) Quả thật
đây là thế giới của những người kinh dị, nơi đó “ranh giới giữa các loài vật và các giống hình như bị xoá bỏ giữa khu phố này như ở dưới thủ đô âm phủ Thật đúng là một thế giới mới, xa lạ, khác thường, cổ quái, lê lết, nhung nhúc,
kỳ dị” (12tr.118) Và tác giả ví nơi đó giống như “cái mụn cóc ghê tởm giữa khuôn mặt Pari” Nhưng nó lại được đặt với cái tên rất kêu, rất lãng mạn -
“cung điện thần kỳ” Chứng tỏ thế giới ấy cũng không khiếp đảm như ta tưởng
mà theo như tác giả giải thích nó được đặt ra để chế giễu bọn ăn mày, chúng giả vờ què cụt, đui loà để xin ăn nhưng khi về tụ tập ở đó lập tức trở thành lành lặn, vui vẻ như có phép thần kỳ Pie Gringoa là người may mắn được chứng kiến cảnh đó nên đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và tưởng
Trang 26mình đang ở trong mơ
Điều đáng sợ hơn cả, khủng khiếp hơn cả là cuộc tấn công của đám ăn mày vào nhà thờ để cứu Exmêranđa và sự chống cự bất ngờ, quyết liệt của Cadimôđô Hai bên đều có một mục đích cuối cùng là bảo vệ Exmêranđa nhưng vì không hiểu nhau nên đã gây ra những cái chết vô ích và hãi hùng Nào là bị đè bẹp om xương bởi cây xà gồ lớn, nào là những trận “mưa đá” dẫn
đến cái chết bi thương của nhiều người và đặc biệt khi đám hành khất dồn hết sức lực vào “miếng đòn quyết định” thì hai dòng chì lỏng từ phía trên nhà thờ rót xuống cùng vô vàn các giọt xung quanh hai dòng chì đó đang vung vãi trên
đám người công hãm đã làm cho nhiều người giãy giụa, rên la đau đớn; có những kẻ thì ngắc ngoải gần cháy thành than Họ thét lên thật thê thảm và bỏ chạy toán loạn Cảnh tượng đó thật hãi hùng Nhưng có lẽ cái chết làm người
đọc ám ảnh và sợ hãi hơn cả là cái chết của Giăng - em trai của phó chủ giáo Phrôlô Trong cảnh tranh tối tranh sáng bập bùng lửa đuốc mọi người thoáng thấy tay trái Cadimôđô nắm chặt lấy hai cánh tay Giăng, tay phải y tước bỏ lần lượt thứ vũ khí có trên người Giăng và mọi người thấy Cađimônô “chỉ độc một tay nắm cả hai chân cậu học trò, vung tròn trên vực thẳm như chiếc súng cao su, rồi nghe như thấy tiếng hộp xương đập vào tường…” (12tr.525) xác chết lủng lẳng mắc vào gờ kiến trúc nhô ra và bị “gập làm đôi, sống lưng gãy rập, sọ não rỗng không” thật không còn gì khủng khiếp và tàn bạo hơn Chính cái chết của cậu học trò này đã làm đám đông hăng hái điên cuồng và tấn công một cách mạnh mẽ, ồ ạt với sức mạnh của cơn phẫn nộ và cảnh tượng đó
được tác giả miêu tả rất hình ảnh “trông như lớp quái vật sống bao phủ lên lớp quái vật bằng đá trên mặt tiền giáo đường” (12tr.526)
Tóm lại, cái xấu cái dị dạng khủng khiếp là thuộc tính không thể thiếu
được của cái nghịch dị dân gian, song ở đây bằng ngòi bút tài năng của mình Huygô đã có sự sáng tạo trong việc sử dụng chúng để biến chúng trở thành công cụ phục vụ cho mục đích của mình đó là việc muốn làm sống lại thời đại
Trang 27trung cổ bằng những chi tiết hình ảnh mang đặc tính của thời đó (hoang sơ, man dại, có chút kỳ quái)
1.2.3 Cái huyền ảo, kỳ quái
Tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari bên cạnh việc miêu tả bức tranh hiện
thực Pari thì nó cũng thấm đượm không ít những vấn đề siêu hình Huygô giải thích rằng cần phải tin vào một bậc thượng đế khác với thế gian để tìm cách giải quyết điều bí mật của số phận cho nên ở tiểu thuyết này ta bắt gặp rất nhiều chi tiết thể hiện sự huyền ảo, kỳ quái Hai cụm từ “huyền ảo, kỳ quái” ít nhiều đã gợi cho ta thấy màu sắc thần bí Theo từ điển tiếng Việt: “Huyền ảo”
là có vẻ như vừa thực, vừa hư, thường tạo nên vẻ đẹp kỳ lạ và bí ẩn, còn “kỳ quái” tức là điều khác lạ, quái đản và cũng đầy bí ẩn Đây chẳng phải là điều gì mới lạ trong văn học Từ xa xưa, những yếu tố này đã xuất hiện trong các kho thần thoại, truyện cổ dân gian trên thế giới rồi dần dần xuất hiện ở thể truyền kỳ… nói chung nó đều là sản phẩm của trí tưởng tượng của người sáng tác Thể loại này tìm cách chỉ ra những điều bất ngờ trong thế giới quen thuộc của chúng ta
Đối với Huygô, thế giới vật thể có một tầm quan trọng đặc biệt trong
cảm hứng sáng tác của ông Và tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari được viết
trên sự gặp gỡ giữa suy tưởng của nhà văn với một vật cụ thể Đó là từ “AN”- AGKH mà tác giả đã tìm thấy “đen nhẻm màu hoang phế và khắc khá sâu vào
đá trên một bức tường của nhà thờ Đức bà Pari” Để viết được tiểu thuyết này ngoài từ ngữ đó còn do “những ngày cùng bạn bè dạo chơi trên các đường phố Pari, khi leo lên toà vọng lâu cao vút của nhà thờ Đức bà, Huygô phát hiện thấy vẻ đẹp, sự sinh động của từng tượng đá và sự kỳ diệu của nó Ngôi nhà thờ kỳ vĩ và thành Pari huyền ảo trong ánh hoàng hôn in đậm nét trong tâm trí Huygô” (09tr.339) Bằng ngòi bút tài hoa của mình ông đã làm ngôi nhà thờ
cổ kính hiện lên thật sống động và lung linh pha chút kỳ bí và nó bị chi phối bởi hai chủ “Định mệnh” (“AN”AGKH)
Trang 28Các nhân vật trong Nhà thờ Đức bà Pari cũng chìm trong ám thị của
“Định mệnh” Trước hết, đó là việc hai đứa trẻ định mệnh đã bị đánh tráo, hoán đổi cho nhau từ nhỏ: Cadimôđô đặt vào chỗ của Exmêranđa và để rồi cả hai đứa đều trôi nổi trong dòng đời cho tới khi gặp nhau cũng là do định mệnh Rồi khi Phôrôlô nhìn thấy Exmêranđa thì kiếp tu hành cũng chấm dứt
Ông khổ sở, đau đớn khi mỗi lần nghĩ đến cái tên Exmêranđa Định mệnh đã khiến họ phải gặp nhau nhưng cũng chỉ vì định mệnh mà họ phải kết thúc cuộc đời mình khi sức sống đang dào dạt Dịch giả Nhị Ca đã từng nhận xét “ở cuốn truyện u ám màu trung cổ này, các nhân vật dày xéo, đè bẹp, nghiền nát nhau vì một lực lượng tối thượng vô hình, tàn bạo (12tr.8)
Trong ngôi nhà thờ này có một căn phòng kín trên tháp - căn phòng dành riêng cho phó chủ giáo Clôđơ Phôlô Điều này đã gây sự tò mò cho Giăng - em ruột của phó chủ giáo Anh ta kiên quyết phải xem bằng được căn phòng và tự nhủ thầm “căn phòng đó chắc kỳ lạ lắm, nên ông anh đáng kính của mình mới dấu kín như vậy!” Và quả thật đây là căn phòng chứa nhiều điều bí ẩn với những đồ vật gợi cho ta cảm giác ghê rợn nào là “sọ người hình tròn, nồi cất, công - pa, da dê ghi chữ tượng hình, những chữ ma quái chói lọi trên bức tường cuối phòng, một bếp lò rộng, trên bếp lò chất bừa bãi đủ thứ chai lọ, hũ sành, nồi nấu bằng thuỷ tinh, mặt nạ thuỷ tinh… thoạt đầu ta thấy nó giống như một phòng thí nghiệm của các nhà khoa học nhưng nếu khám phá tiếp ta lại thấy nó giống như như phòng của những mụ phù thuỷ trong những câu truyện cổ tích
“Sọ người đặt trên trang giấy chi chít hình vẽ và chữ, từng tập sách viết tay dày cộp, mở sẵn…” Còn miệng của Phrôlô thì đọc những câu thần chú sau đó ông khắc lên tường những chữ cái Latinh đầy bí ẩn
Qua những sự việc trên ta thấy đây quả là một căn phòng kỳ quái và rùng rợn với những thứ ánh sáng bí ẩn của mặt trời huyền ảo tạo cho ta một cảm giác mơ hồ khi nghĩ đến căn phòng này Đó mới chỉ là một phần bí ẩn của toà nhà đồ sộ đó Ngôi nhà thờ còn được ví như một thực thể sống trong
Trang 29đó Cadimôđô chính là linh hồn của toà nhà, vì thế sau khi Cadimôđô chết
“thân xác đồ sộ này trống rỗng chỉ còn bộ xương; linh hồn rời đi rồi, chỉ còn lại vị trí cũ của nó, có thế thôi Như chiếc sọ người, trên đó vẫn còn hai lỗ của
đôi mắt nhưng đã mất vẻ nhìn” (06tr.36)
Cái huyền ảo kỳ quái trong tác phẩm đã đưa những sự kiện huyền bí khác thường vào trong cuộc đời hoàn toàn hiện thực Nhiều khi cái kỳ quái gây sự tò mò cho mọi người hơn là làm cho họ sợ hãi Chẳng hạn trong tác phẩm đó là chi tiết “đồng tiền biến thành chiếc lá khô”, thoạt nghe ta tưởng có phép thuật trong đó Cách đặt tiêu đề như vậy đã kích thích sự chú ý của độc giả buộc độc giả phải tìm hiểu thực hư câu chuyện ra sao Thực chất ở đây chẳng có phép thuật gì mà chỉ do sự tưởng tượng của mấy vị quan toà để kết tội cô gái nghèo tội nghiệp mà thôi Họ đưa ra những câu hỏi mang tính chất hoang đường, đại loại là việc cô có dính đến dạ hội ma quỷ và “thường xuyên gặp ma quỷ dưới hình dáng con dê nuôi trong nhà” hay chi tiết Phrôlô nhìn thấy Exmêranđa trong bộ đồ trắng, đầu phủ khăn trắng dưới ánh trăng chiếu yếu ớt, ông cứ ngỡ là ma Lúc đó “ông thấy mình như hoá đá nặng trĩu đến không chạy trốn nổi… ông lạnh toát người nếu cô bước vào, ông sẽ sợ đến chết ngất” (12tr.452) Thực ra việc đưa những chi tiết huyền ảo này vào chỉ có mục đích là tạo sự ly kỳ hấp dẫn cho câu chuyện mà thôi
Tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari còn được dựng với nhiều chi tiết kỳ
quái khác đó là những phong tục kỳ quặc, những tục lệ man rợ ít nhiều còn bị
ảnh hưởngcủa văn hoá dân gian (Ngày hội Cuồng đãng), đặc biệt ở “Cung
điện thần kỳ” ta thấy xuất hiện nhiều hình ảnh quái đản, kỳ quặc “đây đó suốt ngõ có những hình khối mơ hồ dị dạng đang bò …” (12tr.111) tạo cho ta một bức tranh vừa hư vừa thực về những cảnh đời đau khổ của những thân tàn
ma dại
Thế giới của họ tồn tại những điều “không thể có” ở một xã hội bình thường Ngoài những chi tiết đã nói trên thì cần phải nói thêm về lễ kết hôn
Trang 30giữa Gringoa và Exmêranđa Đó là một “cuộc phiêu lưu xảy ra cứ như truyện thần thông” đến với anh chàng Gringoa khiến cho anh ta đi từ ngạc nhiên này
đến ngạc nhiên khác Anh không ngờ sau khi đập vỡ vò đất sét lại được làm chồng của một người đẹp - người mà bao lần làm khách qua đường mê mẩn vì
vẻ duyên dáng Anh thấy mình như đang sống trong mơ vì mọi việc xảy đến với anh và quá bất ngờ - một kiểu kết hôn mà ngay bản thân người trong cuộc còn cho nó là kỳ lạ và khó hiểu Anh ta thực sự quay về với hiện tại từ lúc đối thoại với Exmêranđa và biết rằng Exmêranđa lấy mình chẳng qua cũng chỉ vì không muốn mình bị treo cổ Cho nên Gringoa là chồng trên danh nghĩa mà thôi Còn một lý do nữa khiến Gringoa là chồng nhưng không phải là chồng của Exmêranđa bởi cô có một lá bùa, nếu anh ta “làm điều gì đó không phải” với cô thì bùa ngải sẽ mất tác dụng, cô sẽ không tìm được cha mẹ Đối với Gringoa anh không buồn vì chuyện này mà còn cảm thấy thích thú với đêm tân hôn kỳ lạ Sau đó họ trở thành bạn của nhau ở đây lại xuất hiện mô típ kế thừa truyền thống dân gian đó là yếu tố ma thuật (bùa ngải) được yểm vào di vật và ở đây là chiếc giày và kết thúc câu chuyện sẽ tới màn nhận mặt và
đoàn tụ
Tóm lại, cái nghịch dị ở khía cạnh huyền ảo, kỳ quái đã thể hiện sự đảo lộn mạnh những “hình thức của bản thân đời sống”, chống lại cái thông thường hàng ngày Điều này đúng với bản chất của cái nghịch dị
Qua việc tìm hiểu trên ta thấy ngay từ đầu Huygô đã đưa ra một mô hình thế giới nghịch dị Hình thức này giống như trong nhiều tác phẩm của Kafka, Gogol… và họ coi đó là thế giới của “những điều bình thường” Bởi với người thời đó có lẽ họ đã quá quen với cái lệ ấy Ta hãy xem sự việc G.Samsa biến thành con gián, dưới ngòi bút của Kafka điều đó chỉ gây sự tò
mò hơn là sự sợ hãi Biểu hiện là “khi anh biến thành con gián, những người thân trong gia đình anh chẳng ai lấy làm ngạc nhiên, chẳng ai băn khoăn, có lẽ chỉ trừ những giây phút ban đầu! Kể cả bản thân G.Samsa có vẻ cũng không
Trang 31thắc mắc gì về sự biến dạng ghê tởm của mình” (16tr.53) Còn với Gogol, ông cũng đã dựng lên một bức tranh toàn cảnh về nước Nga nông nô, một thế giới
“Những linh hồn chết” “quái đản, khủng khiếp” (13tr.40)… Và qua đó phản
ánh hiện thực xã hội lúc bấy giờ
Như vậy có thể nói các nhà văn này đã thể hiện những “kiếp sống mới” của cái nghịch dị là khác nhau nhưng nhìn chung họ đều gặp nhau ở một điểm
là hầu như không còn giữ được những thuộc tính cơ bản khởi nguyên của nó
mà thay vào đó là thế giới nghịch dị mang màu sắc huyễn hoặc, kì ảo (Kafka),
ảm đạm, đen tối, ghê sợ, xa lạ và phi nhân tính (Gogol), với Huygô thì sự tổng hợp của nhiều yếu tố cả hài lẫn cái bi, cái ảm đạm, đen tối và cái xa lạ, huyễn hoặc, kì ảo tạo nên một màu sắc riêng không lẫn với ai
Trang 32Chương 2 Các hình tượng nghịch dị trong tiểu thuyết
Nhà thờ Đức bà Pari
Khrapchencô từng nói: Một hình tượng nghệ thuật xuất sắc bao giờ cũng là một sự khái quát, khái quát những quá trình của hiện thực, những khát vọng, những cảm xúc của con người… cho nên cuộc sống là một hình tượng rộng lớn hơn nhiều chứ không như đôi khi ta quan niệm Nó không chỉ bao hàm những quá trình “nhìn thấy được” trong hiện thực vật chất xung quanh, những quan hệ xã hội, chính trị, sinh hoạt… mà còn bao hàm cả cuộc sống tinh thần con người nữa Vì vậy các văn nghệ sĩ chân chính không ai muốn biến tác phẩm của mình thành bảo sao chép cuộc sống, đặc biệt các nhà văn lãng mạn họ luôn có một “khoảng cách” nhất định gữa tác phẩm và đối tượng miêu tả để tác phẩm của mình vừa có sức khái quát, lại vừa gần gũi với công chúng Với Huygô, cống hiến to lớn của ông chính là việc mở toang cánh cửa sáng tạo nghệ thuật, điển hình là quan điểm về cái thô kệch, nghịch dị mà Huygô đề xuất Ông đi theo hướng xây dựng cái phi thường nghĩa là tất cả đều
được đẩy đến mức tuyệt đối, cái xấu, cái đẹp về hình thức và trong nội tâm đã xấu thì xấu kinh khủng, đã đẹp thì đẹp tuyệt vời ở đây, cái độc đáo mà Huygô tạo ra đó là việc xây dựng được những hình tượng nghịch dị “mang tính chất lưỡng tính, dị hình, dị loại nhưng nó mang cảm xúc phóng khoáng,
tự do, hài hước, vui tươi, ngộ nghĩnh rất phù hợp với tư duy lãng mạn, kiểu tư duy nghệ thuật nghiêng về cái khác thường, phi thường” (03tr.26) mà theo L.E.Pinxki, ông định nghĩa về hình tượng nghịch dị như sau: “Trong hình tượng nghịch dị, cuộc sống trải qua mọi bậc phát triển - từ những bậc thấp nhất, bất động và thô sơ đến những bậc cao nhất, uyển chuyển và giàu tinh thần nhất và qua chuỗi những hình thái thiên hình vạn trạng ấy nói lên sự thống nhất của mình Nhích lại gần nhau cái xa cách, kết hợp cái loại trừ lẫn