Các nhóm nhân vật nghịch dị

Một phần của tài liệu Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà pari của victo huygô (Trang 51)

Ta thấy rằng, hầu hết các nhân vật trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà

Pari của Huygô đều có nét nghịch dị và các nhân vật ấy kết hợp với nhau tạo

thành những nhóm nhân vật nghịch dị. Qua sự kết hợp đó ta càng hiểu thêm về tính cách nhân vật. Theo Arixtôt: Nhân vật được coi là có tính cách khi trong

lời nói và hành động bộc lộ khuynh hướng ý chí nào đó, bất kể nó tốt hay xấu. Đối chiếu vào tiểu thuyết này ta thấy mỗi nhân vật có một tính cách riêng rất độc đáo, sinh động tạo sự hấp dẫn cho người đọc. Chẳng thế mà “dù trào lưu lãng mạn đã qua, thời trung cổ của phương Tây càng trở nên xa xôi hơn bao

giờ hết đối với độc giả nhiều nước, nhưng Nhà thờ Đức bà Pari vẫn là một

cuốn truyện được dịch và đọc nhiều trên thế giới” (04tr.497). Có thể xét một số nhóm nhân vật nghịch dị như sau: Cadimôđô - Exmêranđa, Cadimôđô - Clôđơ Phrôlô - Phêbuýt, Pie Gringoa - Phêbuýt, Pie Gringoa - Cadimôđô, Exmêranđa - bà tu kín dòng Túi Guyđuylơ...

2.2.1. Cadimôđô - Exmêranđa: “Con đom đóm yêu một vì tinh tú”

Đề tài tình yêu là một đề tài quán xuyến trong nhiều tác phẩm của Huygô. Nhưng là tình yêu khác thường, với mô típ “con đom đóm yêu một vì

tinh tú”. Chẳng hạn như trong vở kịch Ruy Blax: một anh hầu, một anh đầy tớ

yêu hoàng hậu Tây Ban Nha và được nàng chấp nhận. Với tình yêu đó Ruy Blax tự hào rằng: “Hoàng hậu yêu ta! (...) Ta lớn hơn vua bởi mối tình này”.

Còn trong tiểu thuyết, đây cũng là một mô típ quen thuộc, với Bug Jargal

(1818) thì đó là câu chuyện tình yêu cháy bỏng, đơn phương của một nô lệ da đen với cô chủ da trắng. Tiêu biểu hơn cả cho mô típ này là mối tình của Cadimôđô - gã kéo chuông nhà thờ nghèo khổ có hình thức vô cùng kỳ quái

với nàng Exmêranđa xinh đẹp trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari. Với bút

pháp lãng mạn thuần tuý, Huygô đã cho độc giả thấy được diễn biến của một thiên tình sử vừa bi đát vừa hài hước.

Trong ngày Cadimôđô bị xử nhục hình, do thành kiến xã hội quá đè nặng lên tâm lý mỗi con người mà tiếng thét kêu cứu “Cho tôi ngụm nước” của Cadimôđô không được ai đáp lại mà tệ hại hơn rất nhiều người trong đám quần chúng u mê đó còn cười cợt, chế giễu sự lố bịch và ghê tởm của hắn, chỉ riêng một người là có đủ dũng khí dám vượt qua bức tường thành định kiến đó bước lên giàn bêu tù lấy nước cho nó uống. ở thời đó đây là một cảnh tượng

siêu phàm khiến cả đám dân chúng phải xúc động và vỗ tay reo hò “Nôen! Nôen!”. Chính hành động này đã khơi gợi lên trong lòng của kẻ tật nguyền một tình cảm thiêng liêng. Đó là tình yêu. Tình huống này đặt nhân vật vào hoàn cảnh thật trớ trêu: con cú lại sánh cùng sơn ca, nó trở thành bức biếm hoạ đầy chất nghịch dị.

Cadimôđô cũng ý thức được sự xấu xí của mình. Hắn đã nói với cô: tôi chỉ là con quái vật khốn khổ đáng thương, dị dạng hơn cả hòn sỏi còn cô, cô là tia nắng, là giọt sương, là tiếng chim... Hắn xấu xí là thế còn Exmêranđa lại là một thiên thần. Vẻ đẹp của cô được cả thành Pari công nhận. Biểu hiện: cô đi đến đâu, là đám đông có mặt ở đấy. Họ đến không chỉ xem cô biểu diễn mà còn chiêm ngưỡng sắc đẹp của cô. Vậy mà một gã dốt nát, xấu xí nhất trần gian lại đem lòng yêu say đắm. Chi tiết này thể hiện tính chất nghịch dị đạt tới sự hoàn chỉnh. Liệu trong thực tế có tồn tại một tình yêu như vậy không? Có lẽ chỉ trong cổ tích, mối tình ấy mới được mãn nguyện, còn trong tiểu thuyết, nó tạo ra bi kịch về phía kẻ yêu lẫn kẻ được yêu.

Cadimôđô biết mình chẳng thể nào có được tình cảm của Exmêranđa nên chỉ mong cô không xua đuổi mình, thế là quá đủ cho cuộc đời của kẻ khổ ải, cổ quái và độc ác như Cadimôđô lắm rồi. Hắn đau khổ vì không được Exmêranđa ban cho dù chỉ là cái nhìn âu yếm nhưng hắn không cầu xin tình yêu. Hắn đã từng có lỗi với cô, nay lại mang ơn cô (hành động Exmêranđa cho hắn uống nước) nên hắn đã nguyện suốt đời bảo vệ cô và có thể hy sinh tất cả chỉ vì cô. Hắn yêu Exmêranđa, sẵn sàng làm mọi việc để cô vui lòng kể cả việc làm đó gây đau khổ cho hắn. Trong tình yêu hắn chỉ toàn cho chứ chưa được nhận bao giờ. Huygô thật tài tình khi miêu tả một con người đơn côi lại thương một kẻ đơn côi khác. Nhà văn đã đặt niềm tin vào nhân vật của mình với bút pháp lãng mạn tác giả đã tạo ra sức sống bất diệt cho nhân vật. ấn tượng của độc giả về Cadimôđô là một người đội lốt quỷ nhưng lại có một tâm hồn của thiên thần. Hắn yêu bằng cả trái tim và khối óc của mình nhưng hắn

chỉ tìm được hạnh phúc trong nấm mồ mà thôi. Đó là một tình yêu lý tưởng mà Huygô đã xây dựng lên và tình yêu của Cadimôđô với Exmêranđa cũng chỉ là thứ tình yêu của “một loại đom đóm yêu vì tinh tú”. Nó chỉ có được trong ước mơ, trong tưởng tượng mà thôi bởi “sự thiếu hài hoà của anh chẳng những khiến người đàn bà mà cả những con người trần thế này chẳng thể chấp nhận được” (04tr.497).

ở đây cặp sóng đôi Cadimôđô - Exmêranđa là sự kết hợp cái đẹp với cái xấu. Đặt cái xấu cạnh cái đẹp - là một trong những biểu hiện của nghệ thuật nghịch dị.

2.2.2. Cadimôđô - Clôđơ Phrôlô - Phêbuýt: “Ba trái tim đàn ông cấu tạo khác nhau”

Mỗi con người là một thế giới riêng, một nhu cầu, một khao khát riêng không ai giống ai cho nên mỗi người cũng có cách thể hiện khác nhau trong tình yêu. Và ở đây với Clôđơ Phrôlô yêu là chiếm hữu làm của riêng, với Phêbuýt yêu là một trò giải khuây, còn với Cadimôđô yêu là dâng hiến, là quên mình vì người.

Clôđơ Phrôlô trong tiểu thuyết được giới thiệu là người vừa có quyền lực chính trị, vừa có quyền lực tôn giáo. Hắn xuất thân từ tầng lớp quý tộc, làm phó giáo chủ nhà thờ Đức bà và có khả năng chi phối người khác cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong tình yêu, hắn trở thành nô lệ của tình yêu nhưng không chịu an phận, hắn muốn làm chủ người mình yêu. Nét nghịch dị này tạo nên bi kịch cuộc đời hắn. Hắn không có được tình yêu của Exmêranđa nên tìm đủ mọi cách ép nàng phải đồng ý yêu hắn, thậm chí có lúc hắn hạ mình xuống để năn nỉ, van xin nàng hãy ban phát cho mình chút yêu. Hắn yêu một cách cuồng si “ta sẽ hôn, không phải bàn chân, vì em chẳng muốn, mà hôn mảnh đất dưới chân” (12tr.580). Tình yêu của Phrôlô thật mãnh liệt nhưng không được đền đáp vì vậy hắn trở nên tàn ác. Quyền lực trong tay, hắn trở thành ông chủ định đoạt số phận người yêu. Lúc này vị thế của hai nhân vật luân phiên

thay đổi. Điều này được thể hiện qua câu nói của Phrôlô với Exmêranđa: “Em không muốn ta làm nô lệ, ta sẽ là chủ nhân của em. Ta sẽ chiếm đoạt em” (12tr.583). Sự sống của Exmêranđa nằm trong tầm tay hắn, chỉ cần Exmêranđa nói yêu hắn, thậm chí “chỉ cần nói em vui lòng tha thứ, thế là đủ, tôi sẽ cứu em” (12tr.582) nhưng đáp lại lời cầu khẩn đó là một câu nói tàn nhẫn: “Ông là đồ sát nhân” (12tr.583) làm cho tia hy vọng cuối cùng trong ông bị dập tắt. Trong suy nghĩ của Phrôlô, hoặc Exmêranđa sẽ thuộc về ông ta hoặc nàng sẽ chẳng là của ai hết. Có thể thấy sự luân phiên nghịch đảo vị thế xã hội và vị thế tình yêu tạo nên kết cấu truyện phức tạp, ly kỳ, giàu tính nghịch dị: do không được toại nguyện nên phó chủ giáo đã dùng quyền lực, bày ra những âm mưu để hãm hại cô gái đẹp.

Khác với Phrôlô, Phêbuýt lại có được tình yêu của Exmêranđa bởi đây chính là người tình trong mộng của nàng nên ngay từ lần gặp đầu tiên Phêbuýt xuất hiện trong bộ trang phục của một viên đại uý cung thủ ngự lâm đã làm cho Exmêranđa say đắm và nguyện suốt đời yêu hắn. Phêbuýt là tên khác của Apôlông - vị thần mặt trời, cái tên ấy trùng khít với mã ngoài đẹp trai lồng lộng của Đại uý Satôpe và những chiến công trên “tình trường” của hắn. Nhưng ẩn đằng sau cái tên ấy là một tính cách hèn nhát, một tâm hồn đen tối. Thực chất hắn là một kẻ phóng túng, chơi bời trác táng, một kẻ si tình ban phát ái tình khắp nơi, một gã Sở Khanh... Như vậy trong con người hắn cũng toát lên tính nghịch dị giữa vẻ bề ngoài với tính cách bên trong.

Đối lập với hai nhân vật trên, Cadimôđô xuất hiện trong một bộ dạng quái dị, đáng ghê tởm “nửa người nửa ngợm” nhưng người đọc lại có thể nhìn thấu trái tim toàn vẹn của kẻ tật nguyền đó. Hy sinh tất cả cho những gì cho người mình yêu quý mà không hề cần đền đáp. Tình yêu ấy thật lớn lao và cao cả biết bao, nó tỷ lệ nghịch với hình hài của Cadimôđô. Sự đối nghịch này càng khắc sâu hơn vẻ đẹp tâm hồn của Cadimôđô và tính chất nghịch dị cũng

thể hiện một cách rõ nét hơn khi tác giả đặt cái xấu về hình hài bên cạnh cái đẹp về tâm hồn.

Cadimôđô ý thức được sự dị dạng của mình nhưng sâu thẳm trong trái tim vẫn khao khát có một tình yêu, một hạnh phúc:

“Đừng nhìn khuôn mặt

Hỡi cô gái, hãy nhìn vào trái tim

Trái tim chàng trai đẹp lại thường méo mó Có những trái tim người chẳng giữ mãi tình yêu Cô gái ơi, cây thông không đẹp,

Không đẹp bằng cây bạch dương

Nhưng nó giữ nguyên cành lá mùa đông” (12tr.471). Lời hát mà Cadimôđô ngân lên cũng chính là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến cho bạn đọc. Huygô muốn thức tỉnh con người, thức tỉnh nhân dân nhìn thấy chân lý của cuộc sống trong vẻ đẹp tâm hồn cao quý ở một con người cụ thể - mà không bình thường như Cadimôđô.

Như vậy có thể thấy, dưới con mắt của Exmêranđa, phó chủ giáo vừa già, vừa xấu, là “đồ quỷ sứ”, “đồ quái vật”. Nhưng so với vẻ dị hình của Cadimôđô thì Clôđơ Phrôlô vẫn rất hoàn mỹ. Còn Phêbuýt lại là thiên thần trong mắt nàng. Dường như ở chương “Sành và pha lê” tác giả đưa ra hai hình ảnh: một chiếc bình pha lê rất đẹp nhưng rạn nứt và một chiếc lọ sành, thô kệch, tầm thường nhưng nguyên vẹn như ngụ ý nói với bạn đọc đó là hai hình ảnh về hai con người hoàn toàn đối lập nhau cả về hình thức lẫn tâm hồn. Nhưng Exmêranđa lại chọn hoa héo trong bình pha lê. Điều đó có nghĩa là cô quyết định chọn Phêbuýt cho đời mình chứ không phải là Cadimôđô. Sự lựa chọn này như một định mệnh, một thứ định mệnh rất cổ xưa là định mệnh trái tim.

2.2.3. Một số nhóm nhân vật nghịch dị khác: Pie Gringoa - Phêbuýt, Pie Gringoa - Cadimôđô, Exmêranđa - bà tu kín dòng Túi Guyđuylơ...

Ngoài những nhóm nhân vật nghịch dị trên thì tiểu thuyết Nhà thờ

Đức bà Pari còn có một số nhóm nhân vật nghịch dị khác. Đó là: Pie Gringoa

- Phêbuýt, Pie Gringoa - Cadimôđô, Exmêranđa - bà tu kín dòng Túi Guyđuylơ...

Nếu như Phêbuýt là một kẻ si tình thì Gringoa lại là một kẻ vô tình, vô tâm. Sự vô tình, vô tâm ấy được thể hiện rất rõ trong cuộc đối thoại với phó chủ giáo Phrôlô. Mặc dù chàng biết cô vợ mới cưới của mình theo tập tục đập vỡ vò đang trốn tránh trong nhà thờ Đức bà nhưng chàng chưa bao giờ có ý định đến thăm và thỉnh thoảng có nhớ thì chàng chỉ nhớ tới con dê mà thôi. Chàng không hề quan tâm đến cuộc sống của Exmêranđa hiện nay ra sao và chưa bao giờ nghĩ tới việc mình phải trả món nợ cho Exmêranđa. Chính vì vậy khi nghe tin Exmêranđa bị treo cổ chàng không hề mảy may xúc động, không hề có ý định đến cứu nàng. Lúc nào chàng cũng nghĩ đến bản thân mình trước rồi sau mới nghĩ đến người khác. Chàng từng nói: “Tôi không hiểu tại sao mình lại chịu treo cổ thay cho kẻ khác” (12tr.488) mà kẻ khác chính là Exmêranđa - người từng cứu chàng, cho chàng sự sống ngày hôm nay. Mối quan tâm lớn nhất của chàng lúc này là công việc: ban ngày “chàng phải làm trò để kiếm ăn, còn ban đêm lại miệt mài viết cuốn hồi ký để chống lại giám mục thành Pari” (12tr.479) và niềm say mê đối với chàng lúc này là gạch đá: chàng say sưa ngắm các tảng đá được cắt xén, các bức phù điêu được trạm trổ một cách tinh vi... tóm lại là chàng thích chiêm ngưỡng các kiến trúc đẹp của thành Pari. Chàng quả là con người kỳ lạ, yêu người không bằng yêu dê, yêu dê không bằng yêu tượng đá, yêu ai cũng không bằng yêu chính mình. Trong khi đó Phêbuýt lại là người ưa cuộc sống phóng túng, thích la cà trong các quán rượu giữa đám ăn tục nói nhảm, thích chơi bời kiểu lính tráng, thích đàn bà dễ tính và thích thành công dễ dàng. Tính cách này hình thành từ rất sớm vì

Phêbuýt vốn “sống lang bạt từ nhỏ, quá trẻ đã tòng quân và hàng ngày lớp sơn quý tộc cứ mờ dần vì cọ sát mạnh với bao súng cảnh binh” (12tr.306). Tóm lại Phêbuýt là một người đẹp trai, hào hoa nhưng lại là một kẻ phong tình “ban phát ái tình khắp nơi khắp chốn”. Điều này trái ngược hẳn với nhân vật Pie Gringoa.

Pie quả là con người sống vô tình, vô nghĩa, con người vị kỷ,cá nhân và tầm thường. Anh ta là chồng của Exmêranđa (mặc dù chỉ trên danh nghĩa) nhưng chưa bao giờ quan tâm, chăm sóc đến Exmêranđa thậm chí khi Exmêranđa mất tích anh ta cũng chẳng lo lắng đi tìm và khi Phrôlô hỏi về tình hình của Exmêranđa thì Pie trả lời bằng một câu hết sức vô trách nhiệm “Hình như họ đã treo cổ cô ta”. Anh ta còn hèn kém hết mức không dám hi sinh cuộc đời mình vì ân nhân (Exmêranđa). Đối lập với Pie Gringoa là hình ảnh Cadimôđô. Cadimôđô tuy là một kẻ tật nguyền, một con người dị dạng nhưng lại có trái tim biết yêu. Hắn sẵn sàng làm tất cả cho người mình yêu kể cả cái chết miễn là Exmêranđa được vui, được hạnh phúc. Hắn bất chấp nguy hiểm để cứu Exmêranđa khỏi giá treo cổ và nhường cho cô tất cả những gì mình có: nào là phòng ở, nào là đệm nằm, nào là bánh ăn... và nó còn nằm ngang cửa phòng cô để bảo vệ cô khi đêm xuống. Một việc nữa có lẽ không mấy ai làm được đó là tìm người yêu cho người mình yêu. Còn gì đau đớn hơn.

Qua những việc làm đó chứng tỏ Cadimôđô là một con người biết yêu thương và có tấm lòng cao cả. Còn những con người như Pie hay Phêbuýt tuy là hoàn hảo về hình dạng bên ngoài nhưng lại khiếm khuyết ở bên trong về mặt tâm hồn. Họ sống luôn luôn vụ lợi, tính toán và ích kỷ, không biết hy sinh vì người khác kể cả đối với người mình từng yêu quý. Nét nghịch dị ở đây chính là sự đối lập, tương phản giữa cái bên trong với cái bên ngoài, giữa lòng vị tha với tính vị kỷ...

Nhóm nhân vật nghịch dị tiếp theo đó chính là Exmêranđa và bà tu kín dòng Túi Guyđuylơ. Trước hết ta thấy cả hai đều là phụ nữ và trước đây

Guyđuylơ cũng xinh đẹp như Exmêranđa còn nay thì giữa hai người có sự đối lập lớn. Nếu Exmêranđa trẻ trung, xinh đẹp, hoạt bát (suốt ngày ca hát, nhảy múa) và tự do thì bà Guyđuylơ lại là một bà già khó tính, tóc tai bù xù, hay

Một phần của tài liệu Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà pari của victo huygô (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)