1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bút pháp lãng mạn trong tiểu thuyết nhà thờ đức bà pari của v hugo luận văn tốt nghiệp đại học

66 5,2K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 329 KB

Nội dung

Trờng Đại học Vinh Khoa ngữ văn ====*****==== võ thị hiền ly Bút pháp lãng mạn trong tiểu thuyết nhà thờ đức pari của v.hugo Khoá luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: văn học nớc ngoài Vinh 2011– 2 Trờng Đại học Vinh Khoa ngữ văn ====*****==== Bút pháp lãng mạn trong tiểu thuyết nhà thờ đức pari của v.hugo Khoá luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: văn học nớc ngoài Giáo viên hớng dẫn: ths. Nguyễn thị thanh hiếu Sinh viên thực hiện: võ thị hiền ly Lớp: 48B - Văn Mã số sinh viên: 0756041728 Vinh 2011– 4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận này bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hiếu. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với sự quan tâm của cô đã dành cho tôi. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo trong khoa, người thân, bạn bè đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt khoá luận này! Vinh, ngày 05 tháng 5 năm 2011 Sinh viên Võ Thị Hiền Ly MỤC LỤC Trang Khoa ng÷ v¨n .1 Vinh – 2011 .2 Khoa ng÷ v¨n .3 Vinh – 2011 .4 MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Văn học phương Tây thế kỉ XIX xuất hiện hàng loạt khuynh hướng, trào lưu với nhiều tác giả nổi tiếng thế giới. Trong đó nổi lên hai trào lưu văn học chính là chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực. Trong giới hạn “văn học phương Tây” văn học nước Pháp đạt được nhiều thành tựu có tính chất tiêu biểu hơn cả, nhất là với trào lưu văn học lãng mạn. “Cây đại thụ” của dòng văn học lãng mạnnhà văn V.Hugo (1802- 1885) - người được mệnh danh là “truyền kì của thế kỉ”. Cho đến nay trên văn đàn thế giới nói chung và văn đàn Pháp nói riêng, “cây sồi già xanh ngắt cho đến lúc chết” [6, 475] - V.Hugo - vẫn luôn sừng sững. Là nhà văn lãng mạn lớn nhất nước Pháp thế kỷ XIX, qua thời gian tên tuổi và sự nghiệp văn học đồ sộ của V.Hugo càng được khẳng định. Nếu như Engels từng đánh giá H.Balzac là “bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực” thì có thể xem V.Hugo là “hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn”, là “tiếng vọng âm vang của thời đại” [6, 473]. Dù trào lưu lãng mạn đã qua thời vàng son thì bản thân V.Hugo vẫn làm mờ nhạt tài năng của nhiều “chủ nghĩa” đang nở ra và tàn đi nhanh chóng ở cuối thế kỉ. Là lãnh tụ của phái lãng mạn, V.Hugo luôn trung thành với những tư tưởng lãng mạn tích cực, chống đối lại xu hướng lãng mạn tiêu cực, thoát ly. V.Hugo đề ra nhiệm vụ của nghệ thuật là phải phục vụ lợi ích của nhân dân, sức mạnh của văn chương chính là ở mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân. Sáng tác của ông bao trùm toàn bộ thế kỷ XIX. Đó hầu hết là những bài ca đầy niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai. Vì thế ông còn được coi là “nhà tiên tri của hoà bình trên thế giới” [6, 473]. V.Hugo đã để lại khối lượng các tác phẩm đồ sộ và đa dạng. Tài năng của ông thể hiện trên nhiều phương diện, thể loại nào ông cũng thành công 7 và để lại nhiều dấu ấn lớn. Ông chủ yếu sáng tác trên ba thể loại: thơ, kịch, tiểu thuyết. Ông đã đóng góp cho văn học nhân loại 15 tập thơ, 20 vở kịch và 10 cuốn tiểu thuyết. Đã hơn một thế kỷ trôi qua, nhưng những tác phẩm của V.Hugo vẫn luôn căng tràn sức hấp dẫn, làm rung động con tim của biết bao thế hệ độc giả. Dù ông sáng tác ở thể loại nào thơ, kịch hay tiểu thuyết thì ông luôn luôn đạt được những thành công lớn. Khi mới hai mươi tuổi, V.Hugo đã đạt được nhiều điều mà biết bao tài năng trẻ hồi ấy hằng khát vọng. Nhắc tới ông, người ta sẽ nghĩ ngay tới những tác phẩm vô cùng tiêu biểu. Những tập thơ: Những bài thơ phương Đông (1829), Lá thu (1831), Trừng phạt (1853) . những vở kịch: Cromoen (1827), Marion Đơlormơ (1829), Hecnani (1830) . những cuốn tiểu thuyết: Những người khốn khổ (1862 ), Chín mươi ba (1874) . Và chắc chắn người ta sẽ không thể quên kiệt tác tiểu thuyết Nhà thờ Đức Pari. Là một nhà văn lãng mạn, V.Hugo lại được coi là đã có nhiều sáng tạo độc đáo trong lĩnh vực văn xuôi nhất là trong thể loại tiểu thuyết. Ở thể loại này, V.Hugo đã thể hiện được những dự định sáng tạo táo bạo, mới mẻ, thầm kín mà ông chưa thể đưa được vào thể loại thơ. Với ông, tiểu thuyết là thể loại có thể thực hiện được tối đa “điều không thể có”, là mảnh đất tự do có thể đồng thời chung sống cái thực và cái mộng, quá khứ và hiện tại, cái lịch sử và cái riêng tư. Ngòi bút của ông đã thoả sức xây dựng nên những bức tranh tuyệt đẹp về cuộc sống, tình yêu, về những số phận bất hạnh, “những người khốn khổ” trong xã hội . Đặc biệt với cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức Pari, một lần nữa V.Hugo dạo lên những bản đàn tuyệt diệu ca ngợi tình yêu sáng trong, đẹp đẽ. Đó là bản tình ca bất diệt của anh chàng lưng gù, kéo chuông nhà thờ - Quasimodo với cô gái Bohémiens - Esméralda xinh đẹp, có tâm hồn trong sạch. Mặc dù nổi tiếng với hình thức tiểu thuyết lịch sử, phục 8 dựng “bức tranh về Pari vào thế kỉ XV và thế kỉ XV đối với Pari” nhưng trước hết nó vẫn là cuốn tiểu thuyết lãng mạn, trữ tình, đầy lôi cuốn! Cuốn tiểu thuyết khép lại bằng những cái chết của nhân vật chính và đám cưới của Quasimodo ở thiên đường bên cạnh Esméralda nhưng đồng thời mở ra cho người đọc bao nhiêu suy nghĩ về những tư tưởng mà V.Hugo đã gửi gắm trong đó. Hơn nữa với bút pháp lãng mạn, trí tưởng tượng phong phú tác giả đã khoác lên tác phẩm một màn sương hư ảo, huyễn hoặc, ngập tràn không khí thần thoại. Cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức Pari được coi là “bản giao hưởng bằng đá”! Như vậy, trước nhân cách lớn của “chủ suý” văn học lãng mạn cùng những thành công, sức hấp dẫn, lôi cuốn của cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức Pari đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu, có giá trị trên nhiều phương diện theo các hướng tiếp cận khác nhau. Và hậu thế mỗi lần tiếp cận tác phẩm lại thêm một lần bàng hoàng về sức chứa đựng không cùng của nó. Bản thân tôi là một độc giả say mê những sáng tác của V.Hugo, cùng thổn thức theo từng trang viết, việc đi tìm hiểu “Bút pháp lãng mạn trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Pari” cũng là một điều dễ hiểu. Hơn nữa khi nghiên cứu, tìm hiểu bút pháp lãng mạn của “hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn” sẽ tạo điều kiện cho chúng tôi hiểu sâu hơn về cuộc đời, tác phẩm, sự nghiệp sáng tác. Nhận thức được những đóng góp của V.Hugo trong văn học lãng mạn Pháp nói riêng và văn học thế giới nói chung. Đồng thời việc nghiên cứu này sẽ góp phần làm tư liệu mới, quý báu để cung cấp thêm vốn hiểu biết phục vụ việc học tập của chúng tôi sau này. Đề tài này cũng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc giảng dạy, học tập của thầy và trò về tác phẩm của V.Hugo trong nhà trường. II. Lịch sử vấn đề V.Hugo là “tiếng vọng âm vang của thời đại”, tên tuổi và sự nghiệp sáng tác văn học của ông trải dài không chỉ suốt thế kỉ XIX mà còn ảnh 9 hưởng lớn đối với cả văn học nhân loại. Chính vì thế những tác phẩm văn học của ông luôn luôn là trung tâm của những sự tìm hiểu và nghiên cứu. Đặc biệt là cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức Pari. Lẽ dĩ nhiên một tác giả vĩ đại như V.Hugo sẽ có nhiều công trình nghiên cứu nhưng do hạn chế về mặt ngôn ngữ và cũng do khuôn khổ của một khoá luận, chúng tôi chỉ dựa vào những tài liệu bằng tiếng Việt. Nhà thờ Đức Pari là một cuốn tiểu thuyết độc đáo, hấp dẫn biết bao trái tim bạn đọc và nó cũng được giành nhiều sự quan tâm, nghiên cứu. Đã có nhiều vấn đề được bàn một cách thấu đáo nhưng vẫn còn những vấn đề mới chỉ bắt đầu. Trong các vấn đề được đề cập và nghiên cứu thì vấn đề khảo sát các yếu tố lãng mạn trong tác phẩm rất được quan tâm. Tuy nhiên để nhận thấy một cách tổng thể nó như thế nào thì chưa được quan tâm đúng mức. Các tài liệu viết về tiểu thuyết Nhà thờ Đức Pari cũng như về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của V.Hugo rất nhiều. Nhưng ở đây chúng tôi chỉ đưa ra một số cuốn sách đề cập đến những yếu tố lãng mạn trong cuốn tiểu thuyết. 1. Các giáo trình 1.1. Cuốn Văn học phương Tây, các tác giả: Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính, Phùng Văn Tửu, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001. Những tác giả cuốn giáo trình trên thừa nhận rằng Nhà thờ Đức Pari và Những người khốn khổ từ “tiểu thuyết lịch sử đến tiểu thuyết sử thi” tức đó là hai cái mốc tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của V.Hugo. Và Nhà thờ Đức Pari mang tính chất của tiểu thuyết sử thi - phục dựng lại Pari ở thế kỉ XV, nhưng trên hết họ cũng thừa nhận rằng nó là một tác phẩm văn học lãng mạn điển hình và có giá trị: “Những nhân vật của V.Hugo không phải hoàn toàn chết cứng, trừu tượng mà đã có sự sống sinh động và phức 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 14:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 1999
2. Nguyễn Ngọc Ban, Đỗ Đức Hiểu (1970), Lịch sử văn học phương Tây, (tập 2), Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học phương Tây
Tác giả: Nguyễn Ngọc Ban, Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1970
3. Nhị Ca (2002), Nhà thờ Đức bà Pari (bản dịch), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà thờ Đức bà Pari
Tác giả: Nhị Ca
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học
Năm: 2002
4. Nhị Ca (2008), Lời giới thiệu Nhà thờ Đức bà Paris, Nhà xuất bản Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà thờ Đức bà Paris
Tác giả: Nhị Ca
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học
Năm: 2008
5. Đỗ Đức Dục (2002), Hônôrê Đơ Banzăc Một bậc thầy của chủ nghĩa lãng mạn, Nhà xuất bản Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hônôrê Đơ Banzăc Một bậc thầy của chủ nghĩa lãngmạn
Tác giả: Đỗ Đức Dục
Nhà XB: Nhà xuất bản Hải Phòng
Năm: 2002
6. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung... (2007), Văn học phương Tây, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học phương Tây
Tác giả: Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2007
7. Đặng Thị Hạnh (2001), Tiểu thuyết Hugo, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Hugo
Tác giả: Đặng Thị Hạnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2001
8. Đặng Thị Hạnh (1978), Vichto Hugo, Nhà xuất bản Văn hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vichto Hugo
Tác giả: Đặng Thị Hạnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hoá
Năm: 1978
9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2007
10. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp hiện đại
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: Nhà xuất bản Hội nhà văn
Năm: 2000
11. Hoàng Nhân, Nguyễn Minh Thông, Lộc Phương Thuý (1997), Tuyển tập văn học thế giới Văn học Pháp tập II (thế kỉ XIX, XX), Nhà xuất bản trẻ Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tậpvăn học thế giới Văn học Pháp tập II (thế kỉ XIX, XX)
Tác giả: Hoàng Nhân, Nguyễn Minh Thông, Lộc Phương Thuý
Nhà XB: Nhà xuất bản trẻ Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1997
12. Lưu Đức Trung (chủ biên) (2003), Tác gia tác phẩm nước ngoài trong nhà trường, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác gia tác phẩm nước ngoài trong nhà trường
Tác giả: Lưu Đức Trung (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2003
13. Phùng Văn Tửu (1978), V.Hugo, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: V.Hugo
Tác giả: Phùng Văn Tửu
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1978
14. Lê Hồng Sâm (1990), Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XIX, Nhà xuất bản ngoại văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XIX
Tác giả: Lê Hồng Sâm
Nhà XB: Nhà xuất bản ngoại văn Hà Nội
Năm: 1990

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w