1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chất thơ trong tiểu thuyết bác sĩ zhivago của boris pasternak luận văn tốt nghiệp đại học

64 2K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 333 KB

Nội dung

Trờng Đại học Vinh Khoa ng v n ====*****==== bùi thị lan phơng Chất thơ trong tiểu thuyết bác zhivago của boris pasternak Khoá luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: văn học nớc ngoài Vinh 2011 Trờng Đại học Vinh Khoa ng v n ====*****==== Chất thơ trong tiểu thuyết bác zhivago của boris pasternak Khoá luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: văn học nớc ngoài Giáo viên hớng dẫn: ThS. Nguyễn thị quỳnh trang Sinh viên thực hiện: bùi thị lan phơng Lớp: 48B - Văn MSSV: 0756041702 Vinh 2011 Lời Cảm ơn Để hoàn thành khóa luận này chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Trang - ngời đã rất tận tình giúp đỡ, h- ớng dẫn chúng tôi kể từ khi nhận đề tài cho đến khi khóa luận đợc hoàn thành. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ văn Trờng Đại học Vinh đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập. Cuối cùng chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các bạn bè, gia đình và những ngời thân thiết đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong quá trình học tập. Vinh, tháng 5 năm 2011 Tác giả Bùi Thị Lan Phơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Giả thuyết khái niệm 5 7. Cấu trúc khóa luận 7 NỘI DUNG .8 Chương 1. Chất thơ thể hiện ở phương diện nội dung 8 1.1 . Chất thơ thể hiện ở cách lựa chọn đề tài, chủ đề .8 1.1.1. Về phương diện đề tài .8 1.1.2. Về phương diện chủ đề .12 1.2 Chất thơ bộc lộ qua hệ thống hình tượng của tác phẩm .12 1.2.1. Hình tượng Iuri Zhivago .13 1.2.2. Hình tượng Lara 24 1.2.3. Hình tượng người kể chuyện .26 1.3 . Chất thơ thấm đẫm trong thế giới thiên nhiên – sự vật .29 Chương 2. Chất thơ thể hiện ở phương diện nghệ thuật .35 2.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện .35 2.1.1. Cốt truyện men theo dòng tâm lý nhân vật .35 2.1.2. Cốt truyện phân chia theo từng tuyến nhân vật .36 2.1.3. Phần thơ trong cốt truyện 38 2.2. Xây dựng hình tượng nhân vật .39 2.2.1. Xây dựng nhân vật thiên về nội tâm và ngôn ngữ, không có ngoại hình 39 2.2.2. Chú trọng đời sống tâm lý, các bước phát triển tình cảm 41 2.2.3. Thủ pháp độc thoại nội tâm .43 5 2.3. Các biện pháp nghệ thuật tu từ trong lời văn .45 2.3.1. So sánh 45 2.3.2. Hình thức điệp .47 2.3.3. Nhân hóa 48 2.3.4. Ẩn dụ .49 2.3.5. Câu hỏi tu từ 50 2.4. Nghệ thuật kể chuyện đa phương thức 51 2.4.1. Giấc mơ .51 2.4.2. Viết thư 52 2.4.3. Thơ ca 54 KẾT LUẬN 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài B.Pasternak một trong những cây bút xuất sắc có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học Nga và văn chương thế giới. Đến với B.Pasternak là đến với “lục địa văn hoá bất tận”. Liên tục miệt mài sáng tác, ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ thuộc nhiều thể loại khác nhau: thơ, văn xuôi, dịch thuật. Thế nhưng B.Pasternak được công chúng biết đến trước hết bởi ông “là một nhà thơ trữ tình danh tiếng nhất của thời đại”, “là nhà thơ giàu âm hưởng nhất, gần với âm nhạc nhất, một nhà thơ đầy hấp dẫn”. Bên cạnh đó, B.Pasternak đã để lại cho đời một tác phẩm văn xuôi vĩ đại: Bác Zhivago. Đó là thiên tiểu thuyết duy nhất, đứa con muộn mằn đem lại cho ông cùng một lúc vinh quang và cay đắng “niềm hạnh phúc điên cuồng cùng với nỗi đau ghê gớm”. Với tác phẩm độc đáo này giải Nobel văn học năm 1958 đã được trao cho ông. Kể từ khi tác phẩm ra mắt công chúng cho đến tận ngày nay, những đánh giá, trao đổi mang tính học thuật và chính trị liên tiếp xuất hiện mang đến cho độc giả nhận thức đa chiều về nước Nga trong thời đại cách mạng Tháng Mười. Bác sỹ Zhivago là tác phẩm bàn luận sâu sắc về những vấn đề muôn thủa của con người như: cái chết, sự bất tử, tôn giáo, ảnh hưởng của con người đối với văn hóa và lịch sử, vai trò của văn hóa và thiên nhiên trong những vấn nạn của thế giới và con người như cái chết, chiến tranh, cách mạng … v.v ở nước Nga suốt bốn thập niên đầu tiên của thế kỷ XX. Điều đặc biệt làm nên sức hút mãnh liệt ở tác phẩm chính là cách viết của nhà văn rất đậm “chất thơ” trước những vấn đề vốn dĩ không phải là thơ. Tiểu thuyết là sự kết hợp hoàn hảo giữa phương thức tự sự và phương thức trữ tình. Điều này đã được hội đồng nghệ thuật trao giải Nobel khẳng định: “Một trong những yếu tố tạo nên sự độc đáo của tư tưởng này chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa phương thức tự sự và phương thức trữ tình”. Khám phá tiểu thuyết từ góc độ 7 chất thơ, chúng tôi hi vọng sẽ khơi mở, bình luận sâu sắc về cả hai phương diện nội dung và hình thức của sáng tác nghệ thuật này. Tiểu thuyết Bác Zhivago đã thu nhận nhiều luồng ý kiến đối lập. Bên cạnh những ý kiến khen ngợi tác phẩm còn có ý kiến cho rằng nó là cuốn sách chống Xô Viết, chống Cộng. Vì vậy, B.Pasternak cũng như tác phẩm của mình chịu một số phận khá chìm nối. Với khóa luận này, chúng tôi mong muốn đưa đến một cái nhìn khách quan, mang ý nghĩa học thuật để thẩm định giá trị văn chương của tiểu thuyết. Từ đó, góp thêm một tiếng nói khẳng định thiên tài văn học của B.Pasternak cũng như quy luật và đời sống riêng của tác phẩm văn chương. 2.Lịch sử vấn đề 2.1. Bác Zhivago được B.Pasternak khởi thảo từ năm 1946, hoàn thành năm 1956, nhưng tác giả không tìm được nơi xuất bản. Đầu năm 1958, tác phẩm ra mắt độc giả ở Ý và thế là cuốn tiểu thuuyết rơi vào hai làn hỏa đạn.Ở Liên Xô, tác phậm bị xem là cuốn sách chống Xô Viết, chống Cộng. Ngọn lửa thù địch bốc lên cao khi ông được viện Hàn lâm Thụy Điển công bố quyết định trao giải Nobel cho ông vào ngày 23- 10- 1958. Sau đó ông đã bị khai trừ khỏi hội nhà văn Liên Xô, đuổi ông ra khỏi nước.Để ở lại đất nước ông đã phải từ chối nhận giải. Sau này trong trào lưu cải tổ và dân chủ hóa, danh dự và tác phẩm của ông được phục hồi. Các tác phẩm của ông lần lượt được ra mắt độc giả Nga và thế giới. Ông đã vinh dự được nhận giải Nobel cho tác phẩm này. Tính đến nay đã hơn 4 lần Bác Zhivago được xuất bản ở Việt Nam. Ngay sau khi được Hàn Lâm Viện Thuỵ Điển quyết định trao giải Nobel cho B.Pasternak vì “đóng góp thành tựu lớn trong thi ca đương đại cũng như kế tục xuất sắc truyền thống văn chương mang tính sử thi của Nga” thì ở Sài Gòn, tạp chí Bách khoa số 46/1958, tạp chí Phổ thông số 2 lập tức có bài về nhà văn mới đạt giải Nobel. (Thời điểm đó tạp chí Văn chưa ra đời). Ở đây cũng đã có ngay bản dịch toàn văn tiểu thuyết Bác Zhivago. Đặc biệt hơn, năm 1960 tác phẩm tái xuất hiện thông qua bản dịch tiếng Ý – là ngôn 8 ngữ đầu tiên công bố văn bản Bác Zhivago. Bản dịch thứ ba được trình diện năm 1973 dưới cái tên Vĩnh biệt tình em. Ngoài ra, năm 1967 còn có thêm bản dịch cuốn Thời nhỏ trong gia đình ở Luvers mà Văn số 83 trích đăng một số đoạn. Nhà văn B.Pasternak và các tác phẩm nghệ thuật của ông đã được giới thiệu ở các trường Đại học Việt Nam nhưng cho tới nay chưa có một cuốn giáo trình nào (dành cho sinh viên chuyên ngành Ngữ văn) đề cập một cách hoàn thiện và sâu sắc: từ cuốn Văn học Xô - Viết của Nguyễn Hải Hà - Đỗ Xuân Hà đến cuốn giáo trình Lịch sử văn học Nga của các tác giả Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến. Một số cuốn sách có viết về B.Pasternak chủ yếu trên các khía cạnh: tiểu sử, mỹ học, thi pháp . Đáng kể nhất trong các tài liệu dịch thuật và nghiên cứu về ông chính là luận án tiến Ngữ văn của tác giả Hà Thị Hoà bàn về Cái ngẫu nhiên trong “Bác Zhivago”. Tiếp nối thành công của luận án, một số khóa luận đại học, luận văn thạc và khoảng 30 bài báo và tạp chí, cùng các bài giới thiệu trên một số Websies điện tử đã làm đầy đặn thêm chân dung và phong cách của B.Pasternak. Tuy nhiên, những bài viết trên các tạp chí phần lớn chỉ dừng lại ở việc giới thiệu tiểu sử nhà văn và tóm tắt tiểu thuyết hoàn toàn chưa thỏa mãn nhu cầu của độc giả. 2.2. Nhạy cảm với thành công xuất sắc của tác phẩm chính là sự gắn quyện giữa phương thức tự sự và trữ tình, qua nhiều bài viết và công trình, chúng tôi đã nhận rõ những bản thảo đa dạng về chất thơ của tác phẩm. Tiêu biểu là một số đánh giá sau đây: Tác giả Vũ Đình Lưu đã nhìn thấy trong cuốn tiểu thuyết của Pasternak rất nhiều ẩn dụ, tượng trưng (vốn dĩ là phương thức biểu đạt quen thuộc của loại trữ tình): “Biến cố lịch sử xẩy ra như những phát hiện của cái lý tuần hoàn. Qua những biến cố với những vấn đề Đảng, chính phủ, ái tình, hạnh phúc, B.Pasternak muốn đạt tới cái gì là vĩnh cửu và phổ biến của con người, tức là cái lý tuần hoàn, triết lý tin tưởng ở con người, ở cái gì là liên tục trong 9 con người, mặc dù con người phải trải qua những lao lung thê thảm của biến cố” [8, 17]. Đây là cách diễn đạt gián tiếp về chất thơ trong tác phẩm. Nhà nghiên cứu Hoàng Văn Chí đã trực tiếp ca ngợi chất thơ trong tiểu thuyết Bác Zhivago: “Tuy viết bằng văn xuôi, cuốn sách chứa đựng rất nhiều ý thơ. Chắc chắn trong bản dịch, phần nào cũng hao hụt mất nhiều. Tuy nhiên người đọc vẫn nhận thấy tác giả là một thi sĩ. Nhiều đoạn tả cảnh thiên nhiên, cảnh rừng núi, lúc mưa sa, lúc tuyết phủ, cảnh hoàng hôn, lúc đêm khuya thanh vắng, có thể nói là tuyệt diệu” [2, 15]. Rõ ràng, đây là sự đánh giá rất xác đáng về giá trị của tác phẩm, mang tính định hướng tiếp cận cho người đọc. Trong luận án Tiến Ngữ văn của tác giả Hà Thị Hoà - Cái ngẫu nhiên trong “Bác Zhivago” của B.Pasternak, (ĐHSPHN, 1996), nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng “Phạm trù cái ngẫu nhiên như một phương thức trong xây dựng nhân vật đã đem lại cho hình tượng nhân vật của ông một sắc điệu thẩm mỹ độc đáo đồng thời đáp ứng việc thực hiện ý đồ nghệ thuật lớn lao của tiểu thuyết” [5, 35]. Đây cũng là một khái niệm thuộc phạm trù chất thơ. Công trình đã mang đến những lí giải xác đáng về những mối liên hệ ziczac của hệ thống nhân vật và cốt truyện tiểu thuyết. Cơ sở lí luận của đề tài đã sử dụng rất nhiều những thuộc tính của phương thức phản ánh của loại trữ tình. Đề tài khoa học mà chúng tôi đang thực hiện thu nhận nhiều gợi ý quý từ công trình này. Đồng thời, chúng tôi hi vọng sẽ làm hoàn thiện hơn các luận điểm mang tính khái quát của luận án. Luận văn thạc của Chu Khánh Ly – Thế giới nhân vật trong Bác Zhivago của B.Pasternak đã hệ thống rất chi tiết về các kiểu loại nhân vật. Thông qua việc phân tích, lí giải vai trò và hiệu quả của các nhân vật, người viết cũng đã phân tích sâu sắc tâm hồn thi của nhân vật Zhivagô cùng hình tượng nàng thơ Lara. Đây cũng chính là một biểu hiện rất độc đáo của chất thơ trong tác phẩm. Từ các tài liệu đã khảo sát trong phạm vi bao quát được, chúng tôi khẳng định: chất thơ (hay còn gọi là tính trữ tình) là một hiện tượng độc đáo 10 . Trờng Đại học Vinh Khoa ng v n ====*****==== bùi thị lan phơng Chất thơ trong tiểu thuyết bác sĩ zhivago của boris pasternak Khoá luận tốt nghiệp đại học. ngành: văn học nớc ngoài Vinh 2011 Trờng Đại học Vinh Khoa ng v n ====*****==== Chất thơ trong tiểu thuyết bác sĩ zhivago của boris pasternak Khoá luận tốt

Ngày đăng: 18/12/2013, 15:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ala Alova (Lê Khánh Trường dịch), Cuốn tiểu thuyết bay tới đoạn kết, http://vietnamcayda.com2. Hoàng Văn Chí, tlđd Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuốn tiểu thuyết bay tới đoạn kết
3. Hà Minh Đức, Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại
Nhà XB: NXB Giáo dục
4. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
5. Hà Thị Hòa, Cái ngẫu nhiên trong tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” của Boris Pasternak, luận án tiến sĩ Ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái ngẫu nhiên trong tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” của Boris Pasternak
6. Trần Lê (dịch và giới thiệu), Một số tư liệu về Boris Pasternak, http://handung107-vanhoc.blogsppot.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số tư liệu về Boris Pasternak
7. Chu Khánh Ly, Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” của B.Pasternak, http://binhson.edu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” của B.Pasternak
8. Vũ Đình Lưu, “Thân thế và sự nghiệp sáng tác của Pasternak”, Văn, số 83/1967 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thân thế và sự nghiệp sáng tác của Pasternak”
9. Phương Lựu (chủ biên), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: NXB Giáo dục
10. Lê Trung Ngân, B.Pasternak – Thơ – Tác phẩm Doctor Zhivago, http://bacsiletrungngan.wordpress.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: B.Pasternak – Thơ – Tác phẩm Doctor Zhivago
11. Nhiều tác giả, Từ điển thuật ngữ văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Thế giới
13. B.Pasternak, Bác sĩ Zhivago, Lê Khánh Trường dịch, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bác sĩ Zhivago
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
14. Boris Pasternak, http://wikipedia.org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Boris Pasternak
15. Hoàng Hoài Sơn, Mở hộp đen giải nôben của Boris Pasternak, http://thethaovanhoa.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mở hộp đen giải nôben của Boris Pasternak
16. Trần Đình Sử, Tự sự học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự sự học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
12. Đỗ Minh Tuấn, Ngày văn học lên ngôi (tiểu luận – phê bình), NXB Văn học, 1996 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w