So sánh lớp từ miêu tả không gian trong từ ấy và việt bắc của tố hữu luận văn tốt nghiệp đại học

78 3.5K 4
So sánh lớp từ miêu tả không gian trong từ ấy và việt bắc của tố hữu luận văn tốt nghiệp đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trêng ®¹i häc vinh Khoa Ng v nữ ă ===  === HỒ THỊ HƯƠNG SO SÁNH LỚP TỪ NGỮ MIÊU TẢ KHÔNG GIAN TRONG ‘‘TỪ ẤY’’ ‘‘VIỆT BẮC’’ CỦA TỐ HỮU khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Ngµnh cö nh©n khoa häc NGỮ VĂN Vinh, 2011 Trêng ®¹i häc vinh Khoa Ng v nữ ă ===  === SO SÁNH LỚP TỪ NGỮ MIÊU TẢ KHÔNG GIAN TRONG ‘‘TỪ ẤY’’ ‘‘VIỆT BẮC’’ CỦA TỐ HỮU khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Ngµnh cö nh©n khoa häc NGỮ VĂN Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Sao Chi Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Hương Líp: 48A Ng– ữ văn Vinh, 2011 2 LỜI MỞ ĐẦU Đề tài “So sánh lớp từ ngữ miêu tả không gian trong “Từ ấy” “Việt Bắc” của Tố Hữu” được hoàn thành nhờ tham khảo nhiều nguồn tài liệu, công trình nghiên cứu học kinh nghiệm quý báu của các bậc thầy đi trước. Đặc biệt, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình, chu đáo của TS. Lê Thị Sao Chi, giảng viên khoa Ngữ Văn, trường Đại học Vinh, cùng với sự góp ý chân thành của nhiều thầy cô trong tổ Ngôn Ngữ, cùng gia đình bạn bè. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các thầy cô giáo cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó. Chúng tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn này nhưng chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết cần được góp ý sửa chữa. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô bạn đọc để luận văn này được hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn ! Vinh, tháng 5/2011 Người thực hiện Hồ Thị Hương 3 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .1 1. Lý do chọn đề tài .1 2. Lịch sử vấn đề .2 3. Đối tượng nhiệm vụ nghiên cứu .5 3.1. Đối tượng nghiên cứu .5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .5 4. Phương pháp nghiên cứu .5 4.1. Phương pháp thống kê, phân loại .5 4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu .6 4.3. Phương pháp miêu tả, phân tích, tổng hợp 6 5. Cái mới của đề tài 6 6. Cấu trúc của luận văn 6 Chương 1 NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7 1.1.Tố Hữu thơ Tố Hữu 7 1.1.1.Tố Hữu- cuộc đời sự nghiệp sáng tác 7 1.1.2. Đặc điểm nội dung nghệ thuật thơ Tố Hữu 10 1.1.3. Vị trí của thơ Tố Hữu trong thơ ca Việt Nam hiện đại thơ ca cách mạng 14 1.2.Thơ đặc trưng ngôn ngữ của thơ .15 1.2.1.Thơ là gì 15 1.2.2. Đặc trưng của Ngôn ngữ thơ .17 1.3. Vấn đề không gian 20 1.3.1. Khái niệm không gian .20 1.3.2. Từ biểu thị không gian trong ngôn ngữ .21 1.3.3. Khái niệm không gian nghệ thuật 22 Chương 2 PHÂN LOẠI LỚP TỪ NGỮ MIÊU TẢ KHÔNG GIAN TRONG TỪ ẤY VIỆT BẮC .27 2.1. Về cấu tạo từ loại của lớp từ ngữ miêu tả không gian 27 2.1.1. Kết quả thống kê, phân loại cấu tạo lớp từ không gian trong tập thơ Từ ấy Việt Bắc 27 4 2.1.2 Nhận xét. 27 2.2. Về chức năng từ loại của lớp từ miêu tả không gian 30 2.2.1. Kết quả thống kê, phân loại từ loại 30 2.2.2. Nhận xét .31 2.3. Về nguồn gốc từ loại của lớp từ ngữ miêu tả không gian 33 2.3.1. Kết quả thống kê, phân loại nguồn gốc từ .33 2.3.2. Nhận xét .33 2.4. Về đặc điểm kết hợp của lớp từ ngữ miêu tả không gian .35 2.4.1.Từ chỉ không gian kết hợp với từ chỉ thời gian 35 2.4.2. Từ chỉ không gian kết hợp với từ chỉ tính chất, trạng thái của sự vật .38 2.4.3. Từ chỉ không gian kết hợp với từ chỉ cảm giác, tâm trạng con người .40 2.5. Tiểu kết .42 Chương 3 CÁC KHÔNG GIAN TIÊU BIỂU TRONG TỪ ẤY VIỆT BẮC 43 3.1. Kết quả thống kê, phân loại 43 3.2. Nhận xét 43 3.2.1. Giống nhau 43 3.2.2. Khác nhau 44 3.3. Ý nghĩa của các không gian tiêu biểu .7. 3.3.1. Không gian mở rộng về biên giới, lãnh thổ .48 3.3.2. Không gian tươi sáng, ấm áp .54 3.3.3. Không gian vận động, thay đổi .57 3.4. Sự vận động không gian từ Từ ấy đến Việt Bắc 61 3.4.1. Sự vận động từ không gian hẹp đến không gian rộng .61 3.4.2. Sự vận động từ không gian tối đến không gian sáng 63 3.4.3. Sự vận động từ không gian tĩnh tại đến không gian hoạt động .64 3.4.4. Sự vận động từ không gian trừu tượng đến không gian xác thực .65 3.4.5. Sự vận động từ không gian quá khứ đến không gian hiện tại tương lai . .67 3.5. Tiểu kết .68 KẾT LUẬN .69 TÀI LIỆU THAM KHẢO. .71 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Trên sáu thập kỷ qua, thơ Tố Hữu gắn bó với hành trình đầy cam go thử thách của cách mạng Việt Nam như một cái duyên riêng, các chặng đường thơ ông cũng song hành với các giai đoạn của cuộc cách mạng. Ông là con chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Chất trữ tình cảm xúc về cái đẹp trong thơ ông đồng hành với cảm xúc chính trị. Người Việt Nam yêu thơ Tố Hữu bởi thơ ông đã kết hợp được một cách nhuần nhuyễn giữa men say lý tưởng tinh thần độc lập dân tộc đậm đà trong cả nội dung lẫn hình thức. Thơ Tố Hữu tuy đã được nghiên cứu, đánh giá trên nhiều mặt nhưng chưa có tác giả nào chuyên sâu vào nghiên cứu về: “So sánh lớp từ ngữ miêu tả không gian trong Từ ấy Việt Bắc”. Vì vậy luận văn của chúng tôi góp phần nghiên cứu về vấn đề trên từ góc độ ngôn ngữ. 1.2. Không gian là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Đó là một phạm trù thẫm mỹ, không đồng nhất với không gian khách quan. Không có hình tượng nghệ thuật nào không tồn tại trong không gian của chủ thể sáng tác. Nó gắn liền với quan niệm nghệ thuật của nhà thơ về con người, thế giới thời đại, nhưng mỗi nhà thơ lại có cách riêng trong thể hiện không gian nghệ thuật. Khi nhắc đến thành công của thơ Tố Hữu không thể không nhắc đến sự thành công về việc tái hiện một không gian rộng lớn, đậm chất sử thi gắn với mỗi chặng đường lịch sử cách mạng của dân tộc . 1.3. Thơ Tố Hữu không chỉ là đối tượng nghiên cứu của các nhà lý luận phê bình mà còn là đối tượng dạy, học trong trường Phổ thông Đại học. Bởi vậy việc nghiên cứu không gian trong thơ Tố Hữu từ góc độ ngôn ngữ sẽ góp phần giúp giáo viên, học sinh, sinh viên dạy, học thơ Tố Hữu có hiệu quả hơn. 1.4. Nhà thơ Tố Hữu đã đi xa nhưng thi phẩm của ông còn mãi với thời gian như một lời nhắn nhủ ân tình, đằm thắm, thiết tha. Tiếp tục nghiên cứu về thơ ông chính là nén tấm hương thành kính nhất dâng nhà thơ- chiến sĩ. Đồng 1 thời, đó cũng là phần trách nhiệm khẳng định giá trị tinh thần cao đẹp của thơ Tố Hữu trong cuộc sống hôm nay. Từ những vấn đề lý luận thực tiễn nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài :“So sánh lớp từ ngữ miêu tả không gian trong “Từ ấy” “Việt Bắc” của Tố Hữu”. 2. Lịch sử vấn đề. Song hành với con đường sáng tác của Tố Hữu hơn 50 năm qua, lịch sử nghiên cứu phê bình về thơ Tố Hữu đã trãi qua nhiều giai đoạn đã có nhiều công trình của các nhà nghiên cứu phê bình như : Trần Minh Tước, Trần Huy Liệu, Đặng Thai Mai, Phan Cự Đệ, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử… các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông…Ở mỗi góc độ khác nhau, các tác giả đã chỉ ra những đóng góp nghệ thuật mới mẻ, phong phú, khác biệt cùng các giá trị nhân văn sâu sắc của thơ Tố Hữu. Xuất hiện trong những năm cuối của thời kỳ mặt trận dân chủ Đông Dương, thơ Tố Hữu được đăng rãi rác trên một số tờ báo cách mạng đã thực sự đem lại một tiếng nói mới cho dòng thơ cách mạng. Bài viết đầu tiên của K T trong Tố Hữu- nhà thơ của tương lai (Báo Mới số 1-1/5/1939) có viết : “Tố Hữu là một chàng thanh niên của tương lai, chàng thanh niên ấy ham sống sống một cách dồi dào. Chàng đeo đuổi một lý tưởng. Thơ chàng là cả một nguồn sinh lực phục vụ cho lý tưởng, với Tố Hữu chúng ta đã có một nhà thơ cách mạng có tài. Nhà thi sỹ ấy còn trẻ lắm. Cuộc chiến đấu sẽ làm dày dạn tâm hồn anh sẽ đem kinh nghiệm lại cho anh” [13, tr.560]. Nhận định trên rất đáng được ghi nhận về nhà thơ Tố Hữu trong thời kỳ đầu đến với cách mạng. Cuốn “Thi pháp thơ Tố Hữu của tác giả Trần Đình Sử (tái bản năm 2001, Nxb VH-TT) đã cung cấp một mô hình của thế giới nghệ thuật làm nền tảng cho nghiên cứu thi pháp. Bắt đầu từ con người, mở ra với thế giới không gian, thời gian, thể tài, chất thơ phương thức thể hiện. Tác giả cũng đã nghiên cứu đặc 2 điểm tổ chức lời thơ của Tố Hữu như đặc điểm cú pháp, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, cách ngắt nhịp, ngắt dòng. Cuốn “Tố Hữu- về tác gia tác phẩm” của tác giả Phong Lan (Nxb Giáo dục, 2003) tập hợp khá nhiều những bài viết tiêu biểu về thơ Tố Hữu. Các bài viết tập trung phân tích một số nét đặc sắc trong một số bài thơ, tập thơ của Tố Hữu. Cuốn “Tố Hữu- cách mạng thơ” của Hà Minh Đức (Nxb Đại học Quốc gia, HN, 2004) là công trình tập hợp những bài viết của tác giả về nhà thơ Tố Hữu khoảng 20 năm qua. Đó là những cuộc trò chuyện ghi chép về thơ giữa tác giả với nhà thơ Tố Hữu, là sự đánh giá, bình luận, cảm nhận về thơ Tố Hữu qua các chặng đường thơ cũng như chặng đường hoạt động cách mạng. Cuốn “Nghiên cứu bình luận thơ Tố Hữu” của Đỗ Quang Lưu (tuyển chọn) Nxb văn hóa, TT, HN, 2006) đã nói về những câu chuyện về thơ của nhà thơ đối với đồng nghiệp, hay với giáo viên của các trường. Ở đây ta thấy lý tưởng của người cộng sản, của người thanh niên đầy sức trẻ, với niềm tin của một con người lần đầu tiên bắt gặp lý tưởng cách mạng. Cũng trong cuốn sách này ta đã phần nào thấy rõ phong cách sáng tác thơ Tố Hữu. Cuốn “Tố Hữu về tác gia tác phẩm” của tác giả Phong Lan Mai Hương (Nxb Giáo dục, HN , 2007) công trình này đã cung cấp một cái nhìn vừa cụ thể, vừa đa dạng về giá trị tưởng, giá trị giáo dục giá trị nội dung tác phẩm thơ Tố Hữu trong những thời điểm khác nhau. Cuốn sách tập trung nói về quan niệm của Tố Hữu về văn học nghệ thuật sáng tạo thơ ca, về con đường thơ Tố Hữu, người mở đầu cho nền thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại, nhà thơ của tương lai. Cuốn sách đã khẳng định được đầy đủ những giá trị chủ yếu phong cách sáng tạo của tác giả. Cuốn “Tố Hữu- thơ cách mạng” của tác giả Phong Lê (chủ biên), Nxb Trẻ, Hội nghiên cứu giảng dạy Văn học thành phố Hồ Chí Minh, 2007) đã tập trung phân tích mối quan hệ giữa tham gia hoạt động sáng tạo thơ ca trong 3 suốt cuộc đời của nhà thơ Tố Hữu. Công trình có những quan điểm khoa học về thơ Tố Hữu. Theo hướng khai phá trên, đã có một số luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ tiến hành khảo sát thế giới nghệ thuật của thơ Tố Hữu như : Đoàn Thị Tiến với Tìm hiểu các từ ngữ chỉ địa danh trong thơ Tố Hữu, Nguyễn Thị Ánh Tuyết với luận văn tốt nghiệp Khảo sát cách sử dụng từ địa phương trong thơ Tố Hữu. Nói tóm lại, thơ Tố Hữu đã được phân tích đánh giá trên nhiều mặt : nội dung, tưởng, hình thức, chủ đề, đề tài, thể loại. Thư mục các bài viết, các chuyên luận, các công trình nghiên cứu về Tố Hữu ngày càng dài ra. Theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, hiện nay có khoảng hơn 200 bài viết, chuyên luận, công trình nghiên cứu biên soạn về thơ Tố Hữu của các tác giả trong ngoài nước. Điều này chứng tỏ vị trí đặc biệt của Tố Hữu trên thi đàn dân tộc. Nhìn chung, các tác giả tập trung vào một số vấn đề sau: - Ở Tố Hữu, con người chính trị con người nhà thơ là sự thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ ca gắn liền với sự nghiệp cách mạng của tác giả, trở thành một bộ phận của sự nghiệp ấy. - Về nội dung tưởng, thơ Tố Hữu là tiếng nói của lý tưởng cộng sản. Lý tưởng ấy vừa là ngọn nguồn cảm hứng, là nơi xuất phát điểm quy chiếu mọi cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ về con người đời sống. Sức mạnh điểm tựa vững vàng cho đời cho thơ Tố Hữu chính là nhân dân. Thơ ông trở thành nguồn cảm xúc trữ tình tiêu biểu cả thời đại. Đất nước, nhân dân liên tiếp được tôn vinh qua những chặng đường đấu tranh gian khổ vinh quang của Tổ quốc. Tố Hữu là người đánh dấu một bước phát triển mới của thơ ca dân tộc. - Về phong cách nghệ thuật, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho thơ trữ tình chính trị, giàu khuynh hướng sử thi cảm hứng lãng mạn. Giọng điệu riêng trong thơ ông là giọng tâm tình ngọt ngào, tha thiết. Tố Hữu là nhà thơ giàu tính dân tộc, thể hiện nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc, cách biểu đạt, so sánh ví von, sử dụng hình ảnh ví von, sử dụng hình ảnh gần gũi, quen thuộc với tâm hồn người 4 Việt. Chiều sâu của tính dân tộc trong thơ ông là nhạc điệu, đặc biệt phong phú về vần phối âm trầm bổng, nhịp nhàng nên dễ ngâm, dễ thuộc. Song cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào thống kê đầy đủ, chi tiết, số liệu cụ thể về lớp từ ngữ miêu tả không gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu. Trong giới hạn của một luận văn tốt nghiệp, chúng tôi chỉ tập trung vào việc khảo sát lớp từ chỉ không gian trong hai tập thơ Từ ấy Việt Bắc. 3. Đối tượng nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Trong đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát lớp từ ngữ chỉ không gian trong 73 bài thơ của Tố Hữu ở hai tập thơ : - Từ ấy (1937-1946), chúng tôi khảo sát 51 bài thơ. - Việt Bắc (1946-1954), chúng tôi khảo sát 22 bài thơ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Nhiệm vụ của chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này nhằm : - Thống kê, phân loại, miêu tả so sánh các lớp từ miêu tả không gian trong hai tập thơ Từ ấy Việt Bắc . - Chỉ ra các không gian tiêu biểu trong Từ ấy Việt Bắc. - Nhận xét về sự giống nhau khác nhau trong việc sử dụng lớp từ ngữ miêu tả không gian trong hai tập thơ Từ ấy Việt Bắc để thấy rõ những đặc điểm phong cách ngôn ngữ của thơ Tố Hữu. 4. Phương pháp nghiên cứu. 4.1. Phương pháp thống kê, phân loại. Phương pháp này được sử dụng để thống kê, phân loại các từ loại của lớp từ ngữ miêu tả không gian theo cấu tạo, chức năng, nguồn gốc, đặc điểm kết hợp, các không gian tiêu biểu, khi phân tích, xử lý ngữ liệu. 5

Ngày đăng: 22/12/2013, 12:54

Hình ảnh liên quan

Qua thống kờ và khảo sỏt hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc chỳng tụi cú bảng tổng hợp sau. - So sánh lớp từ miêu tả không gian trong từ ấy và việt bắc của tố hữu luận văn tốt nghiệp đại học

ua.

thống kờ và khảo sỏt hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc chỳng tụi cú bảng tổng hợp sau Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 4: Bảng phõn loại nguồn gốc từ chỉ khụng gian. - So sánh lớp từ miêu tả không gian trong từ ấy và việt bắc của tố hữu luận văn tốt nghiệp đại học

Bảng 4.

Bảng phõn loại nguồn gốc từ chỉ khụng gian Xem tại trang 38 của tài liệu.
Qua thống kờ và khảo sỏt hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc chỳng tụi cú bảng tổng hợp sau : - So sánh lớp từ miêu tả không gian trong từ ấy và việt bắc của tố hữu luận văn tốt nghiệp đại học

ua.

thống kờ và khảo sỏt hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc chỳng tụi cú bảng tổng hợp sau : Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 6: Bảng thống kờ từ chỉ khụng gian kết hợp với từ chỉ tớnh chất, trạng thỏi của sự vật. - So sánh lớp từ miêu tả không gian trong từ ấy và việt bắc của tố hữu luận văn tốt nghiệp đại học

Bảng 6.

Bảng thống kờ từ chỉ khụng gian kết hợp với từ chỉ tớnh chất, trạng thỏi của sự vật Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 8: Bảng thống kờ, phõn loại cỏc khụng gian tiờu biểu. - So sánh lớp từ miêu tả không gian trong từ ấy và việt bắc của tố hữu luận văn tốt nghiệp đại học

Bảng 8.

Bảng thống kờ, phõn loại cỏc khụng gian tiờu biểu Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 10 : Nhúm chỉ danh từ chỉ địa danh trong tập thơ Việt Bắc. - So sánh lớp từ miêu tả không gian trong từ ấy và việt bắc của tố hữu luận văn tốt nghiệp đại học

Bảng 10.

Nhúm chỉ danh từ chỉ địa danh trong tập thơ Việt Bắc Xem tại trang 50 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan